Tải bản đầy đủ (.doc) (180 trang)

TRỌN BỘ Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.63 KB, 180 trang )

/>
TN&XH LỚP 1 – TRỌN BỘ - KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG (PHƯƠNG)

CHỦ ĐỀ 1. GIA ĐÌNH
BÀI 1. KỂ VỀ GIA ĐÌNH (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.
- Nêu được một số việc mà các thành viên trong gia đình Hoa thường làm lúc
nghỉ và các hoạt động vui chơi của các thành viên trong gia đình Hoa.
2. Kĩ năng: Biết tham gia công việc nhà phù hợp.
3. Thái độ: Yêu quý, trân trọng, thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với
các thành viên trong gia đình.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Yêu quý người thân trong gia đình, chăm làm những công việc
nhà phù hợp.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có). Tranh ảnh các
thành viên cùng chia sẻ công việc nhà ở một số gia đình, bài hát về gia đình (Cả nhà
thương nhau...).
- HS: Tranh ảnh về gia đình mình.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng vai.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN



HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1. Khởi động (3 phút)
Cả lớp hát “Cả nhà thương nhau”.
Hoạt động 2. Khám phá (20 phút)
1


/>- Cho HS quan sát hình và hỏi để HS nhận
biết và kể về những thành viên trong gia
đình Hoa.
- HS quan sát, kể và rút ra kết luận:
Gia đình Hoa có ông, bà, bố, mẹ Hoa
và em trai. Mọi người đang quây
quần vui vẻ nghe Hoa kể về những
hoạt động ở trường.
- Ông bà, bố mẹ Hoa thường làm gì vào
- Ông bà, bố mẹ Hoa thường ngồi
lúc nghỉ ngơi?
uống nước, trò chuyện với nhau
những lúc nghỉ.
- Mọi người trong gia đình Hoa có vui vẻ
- Mọi người trong gia đình Hoa nói
không?
chuyện rất vui vẻ.
Hoạt động 3. Thực hành (10 phút)
- Hướng dẫn từng cặp đôi kể cho nhau về
gia đình mình.
- Một số HS kể trước lớp về những

thành viên trong gia đình mình.
- Mọi người trong gia đình em thường làm - Một số HS kể về gia đình mình.
gì vào thời gian nghỉ ngơi?
(có thể cho bạn xem ảnh gia đình
mình).
Kết luận: Ai sinh ra cũng có một gia đình. - Lắng nghe.
Ông bà, bố mẹ và anh chị em là những
người thân yêu nhất. mọi người trong gia
đình phải thương yêu, quan tâm, chăm sóc
lẫn nhau.
Hoạt động 4. Đánh giá (1 phút)
- Tình cảm của em với những người thân
- Yêu quý những người thân trong
trong gia đình.
gia đình.
Hoạt động 5. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
Chuẩn bị tranh, ảnh về những hoạt động
của các thành viên trong gia đình (nếu có).

BÀI 1. KỂ VỀ GIA ĐÌNH (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Kể được những việc em đã làm để giúp đỡ bố mẹ.
2


/>- Nêu được một số công việc nhà mà các thành viên thường làm và các hoạt
động vui chơi của các thành viên trong gia đình Hoa.
2. Kĩ năng: Biết tham gia công việc nhà phù hợp.

3. Thái độ: Yêu quý, trân trọng, thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với
các thành viên trong gia đình.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Yêu quý người thân trong gia đình, chăm làm những công việc
nhà phù hợp.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có). Tranh ảnh các
thành viên cùng chia sẻ công việc nhà ở một số gia đình, bài hát về gia đình (Cả nhà
thương nhau...).
- HS: Tranh ảnh về gia đình mình.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng vai.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1. Khởi động (3 phút)
Kể những việc em đã làm cùng ông bà, bố
mẹ, anh chị ở nhà.
Hoạt động 2. Khám phá (10 phút)
- Cho HS quan sát hình.
- Các thành viên trong gia đình Hoa cùng
nhau làm việc gì?


- Em thấy thái độ của từng thành viên như
thế nào?
Hoạt động 3. Thực hành (10 phút)
- Tổ chức cho HS vẽ tranh về gia đình (vẽ
các thành viên, vẽ một cảnh sinh hoạt của
gia đình).
3

Một số HS kể

- Quan sát, thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trả lời:
+ Các thành viên trong gia đình Hoa
cùng nhau chia sẻ công việc nhà như
cùng nhau chuẩn bị bữa ăn: mẹ nấu
thức ăn, Hoa rửa rau quả, bố lấy thức
ăn từ tủ lạnh, em trai Hoa xếp bát
đũa.
+ Mọi người làm việc rất vui vẻ.

- HS vẽ tranh


/>- Cho HS giới thiệu tranh của mình.
- Một số HS lên giới thiệu bức tranh
của mình.
- Cho HS bày tỏ cảm xúc của mình về các - Một số HS nêu cảm xúc của mình
thành viên trong gia đình hoặc mọi người
nên làm gì để gia đình là một tổ ấm.
Kết luận: Gia đình là tổ ấm của mọi người. - Lắng nghe.

Mọi người trong gia đình phải biết yêu
thương, quan tâm lẫn nhau và cùng biết
chia sẻ công việc trong gia đình.
Hoạt động 4. Vận dụng (5 phút)
Gợi ý để HS nêu ra các việc làm khác ở gia
đình mình.
- Ở nhà em thường tham gia vào những
công việc nào?
- Một số HS nêu: tưới cây cảnh, quét
nhà, trông em,…
- Khi tham gia vào công việc đó, em có vui - Em rất vui khi được tham gia các
không? Vì sao?
công việc đó.
- Em thích công việc nào nhất? Vì sao?
- HS nêu theo ý thích.
Hoạt động 5. Đánh giá (6 phút)
- Biết yêu quý, trân trọng các thành
viên trong gia đình.
* Định hướng phát triển năng lực, phẩm
chất: Tổ chức cho HS đóng vai theo gợi ý
của hình để nắm được kiến thức, kĩ năng,
thái độ thông qua bài học; đồng thời hình
thành, phát triển các kĩ năng cần thiết cho
- Thảo luận nhóm, phân chia vai theo
cuộc sống.
tranh cuối SGK.
- Một nhóm lên đóng vai trình bày
trước lớp.
Hoạt động 6. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Về hát những bài hát về gia đình cho ông - Lắng nghe.

bà, bố mẹ nghe.
- Tự giác thực hiện một số công việc nhà
phù hợp lứa tuổi như gấp quần áo, tự dọn
đồ chơi, góc học tập...

BÀI 2. NGÔI NHÀ CỦA EM (TIẾT 1)
4


/>I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Nêu được địa chỉ nhà, giới thiệu được một cách đơn giản về ngôi nhà của
mình.
Phát hiện được nhiều loại nhà ở khác nhau thông qua quan sát hình trong
SGK.
- Xác định được vị trí, đặc điểm các phòng trong nhà.
2. Kĩ năng: Nhận biết được chức năng của từng phòng trong ngôi nhà.
3. Thái độ: Yêu quý, biết cách sắp xếp phòng ở và ngôi nhà của mình.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Yêu quý ngôi nhà của mình, biết gọn gàng ngăn nắp.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có). Chuẩn bị một số
tranh ảnh về các loại nhà ở của gia đình ở miền núi, đồng bằng, của đồng bào các
dân tộc (Tây Nguyên, miền núi phía bắc).
- HS: Giấy màu, bút màu, kéo nhỏ, hồ dán. Sưu tầm một số tranh ảnh về nhà

ở, đồ vật (đồ chơi) về các loại đồ dùng trong gia đình.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng vai.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1. Khởi động (2 phút)
Cho biết nhà em ở thôn, xã nào?
Hoạt động 2. Khám phá (20 phút)
- Quan sát hình và trả lời câu hỏi:
+ Nhà bạn Minh ở đâu?

Một số HS trả lời.

+ Quang cảnh xung quanh có đặc điểm gì?
- Quan sát các loại nhà ở và thảo luận.

5

- HS quan sát và trả lời:
+ Nhà bạn Minh ở khu chung cư cao
tầng.
+ Xung quanh có nhà phố, đường
phố, sân chơi, bãi cỏ,...
- Quan sát, thảo luận nhóm 4, nêu
nội dung từng hình và nhận biết: Có
nhiều kiểu nhà khác nhau: nhà của

đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi
phía bắc; nhà ở nông thôn; nhà ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long,.. và


/>đặc điểm không gian xung quanh
từng loại nhà ở.
- Giải thích cho HS hiểu vì sao có các loại
nhà khác nhau.
- Giới thiệu một số tranh ảnh một số loại
- Chia sẻ với bạn tranh ảnh sưu tầm
nhà khác nhau.
được về các loại nhà khác nhau.
Kết luận: Nhà ở là nơi sống và làm việc
- Lắng nghe.
của mọi người, là tổ ấm của gia đình.
Hoạt động 3. Thực hành (5 phút)
- Hướng dẫn HS làm việc nhóm.
- Nói với nhau về địa chỉ, đặc điểm
và quang cảnh xung quanh ngôi nhà
của mình, so sánh được nhà mình
giống kiểu nhà nào trong SGK.
Hoạt động 4. Vận dụng (5 phút)
- Hướng dẫn HS vẽ thiệp mời sinh nhật,
- HS thực hành, nhớ địa chỉ nhà
trang trí và tô màu rồi gửi đến bạn của
mình để ghi trên thiệp mời.
mình, nói rõ địa chỉ nhà mình.
Hoạt động 5. Đánh giá (2 phút)
- Nêu được địa chỉ nhà ở và nhận

thức được nhà ở là không gian sống
của mọi người trong gia đình và có
nhiều loại nhà ở khác nhau.
Hoạt động 6. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Chuẩn bị tranh, ảnh, đồ vật(đồ chơi) về
các loại đồ dùng trong nhà.

BÀI 2. NGÔI NHÀ CỦA EM (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Nêu được các phòng trong ngôi nhà.
- Biết được những đồ dùng đặc trưng của từng phòng.
2. Kĩ năng: Nhận biết được chức năng của từng phòng trong ngôi nhà.
3. Thái độ: Yêu quý, biết cách sắp xếp phòng ở và ngôi nhà của mình.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Yêu quý ngôi nhà của mình, biết gọn gàng ngăn nắp.
6


/>II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có). Chuẩn bị một số
tranh ảnh về các loại nhà ở của gia đình ở miền núi, đồng bằng, của đồng bào các
dân tộc (Tây Nguyên, miền núi phía bắc).
- HS: Giấy màu, bút màu, kéo nhỏ, hồ dán. Sưu tầm một số tranh ảnh về
nhà ở, đồ vật (đồ chơi) về các loại đồ dùng trong gia đình.

2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng vai.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1. Khởi động (2 phút)
Đọc bài thơ “Em yêu nhà em”
Hoạt động 2. Khám phá (15 phút)
- Hướng dẫn HS quan sát hình, hỏi:
+ Nhà Minh có những phòng nào?

HS có thể đọc thay GV (nếu thuộc).
- Quan sát và trả lời:
Nhà Minh có 4 phòng là phòng
khách, phòng ngủ, phòng bếp và
phòng vệ sinh.
+ Phòng khách: Có bộ bàn ghế, quạt,
đồng hồ,…
Phòng ngủ: Có giường, tue quần áo,
giá sách, bàn học, đèn,…
Phòng bếp: Có bếp đun, bàn ăn, vòi
nước,…
Phòng tắm: Có máy giặt, chậu rửa
mặt,…

+ Kể tên đồ dùng trong mỗi phòng?


- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm và trả
lời:
Phòng khách để làm gì? Có những đồ dùng
nào? Phòng khách khác phòng bếp ở
những điểm nào?

- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trả lời: phòng khách
là nơi để tiếp khách, thường có bàn
ghế, quạt,… Phòng bếp là nơi nấu
ăn,…s
- Lắng nghe.

Kết luận: Nhà ở thường có nhiều phòng,
mỗi phòng có một chức năng khác nhau để
phục vụ sinh hoạt thường ngày của các
thành viên trong gia đình.
Hoạt động 3. Thực hành (7 phút)
- Cho HS quan sát hình, kể tên các đồ dùng - Quan sát hình, các đồ dùng có
7


/>có trong hình.
trong hình: gối, chảo, bàn chải đánh
răng, bộ ấm chén, chậu rửa rau, đèn
học, bộ bàn ghế, khăn mặt.
- Xếp các đồ dùng đó vào các phòng.
- HS xếp các đồ dùng vào từng
phòng.
Hoạt động 4. Vận dụng (5 phút)

- Liên hệ với nhà của mình (Nhà em có gì - HS liên hệ . Có thể giới thiệu về
khác với nhà Minh? Nhà em có mấy
căn phòng mà em thích nhất ở gia
phòng? Đó là những phòng nào? Có phòng đình mình và nêu được lí do, nói
nào khác không?).
được những việc làm để sắp xếp
phòng ngăn nắp, sạch sẽ.
Hoạt động 5. Đánh giá (5 phút)
Tình cảm của em với ngôi nhà của mình.
- Yêu quý ngôi nhà của mình và biết
giữ gìn các đồ dùng trong gia đình.
* Định hướng phát triển năng lực, phẩm
chất: Tổ chức cho HS thực hành vẽ ngôi
nhà ước mơ của mình.
- HS vẽ ngôi nhà ước mơ và thể hiện
được tình cảm với ngôi nhà của
mình.
Hoạt động 6. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
Vẽ bức tranh ngôi nhà ước mơ và dán vào
góc học tập của em.

BÀI 3. ĐỒ DÙNG TRONG NHÀ (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Biết cách đặt một số câu hỏi tìm hiểu về đồ dùng, thiết bị trong nhà.
- Nêu được công dụng, cách bảo quản một số đồ dùng và thiết bị đơn giản
trong nhà.
- Làm được một số việc phù hợp để giữ gìn, bảo vệ những đồ dùng, thiết bị
trong nhà.

2. Kĩ năng: Nêu được những việc làm cần thiết để giữ gìn nhà cửa gọn gàng, sạch
sẽ.
3. Thái độ: Yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
8


/>- Phẩm chất: Ý thức giữ gìn, bảo quản đồ dùng trong nhà.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có). Hai bộ đồ dùng
để tổ chức trò chơi
- HS: Tranh, ảnh một số đồ dùng khác nhau (nếu có thể).
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng vai.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1. Khởi động (3 phút)
Kể tên một số đồ dùng có trong nhà em.
Em thích đồ dùng nào nhất?
Hoạt động 2. Khám phá (20 phút)

* Cho HS quan sát hình 1, nêu nội dung
hình.

Một số HS trả lời.

- Kể một số đồ dùng trong gia đình, nói
được chức năng của đồ dùng đó.
Kết luận: Gia đình nào cũng có các đồ
dùng để sử dụng trong sinh hoạt hằng
ngày. Mỗi loại đồ dùng có chức năng khác
nhau.
* Cho HS quan sát hình 2, nêu nội dung
hình.
- Cách vệ sinh gối ngủ như thế nào?
- Cần làm gì để tủ lạnh sạch sẽ?
Hoạt động 3. Thực hành (5 phút)
Tổ chức trò chơi: chia lớp làm 2 đội

- Quan sát, nêu: Hình 1 là phòng bếp
nhà Minh với nhiều loại đồ dùng
khác nhau. Minh và mẹ đang trao đổi
cách sử dụng, bảo quản đồ dùng
trong nhà.
- Một số HS kể đồ dùng trong gia
đình và nêu chức năng của từng đồ
dùng đó.
- Lắng nghe.

Quan sát, nêu: Hình 2, Minh phơi vỏ
gối, mẹ hướng dẫn em Minh vệ sinh

tủ lạnh.
- Cần giặt vỏ gối thường xuyên và
phơi nắng cho khô.
- Lau chùi tủ lạnh sạch sẽ.
- Lần lượt từng đội giơ hình ảnh, đội
còn lại nói tên và chức năng, chất
liệu của đồ dùng đó.

- Đội nói đúng và ghi điểm nhiều hơn là
9


/>đội thắng cuộc.
Hoạt động 4. Vận dụng (5 phút)
- Cho HS quan sát hình 4

- GV hỏi thêm:
+ Gia đình em thường làm gì để giữ gìn đồ
dùng? Lợi ích của những việc làm đó? Em
đã làm những việc gì?

- Quan sát, nhận biết các việc làm
trong hình (bố hướng dẫn minh cách
lau quạt, mẹ hướng dẫn lau đáy nồi
cơm điện trước khi cắm điện.)

+ HS dựa vào hình SGK và thực tế
bản thân để trả lời.

Hoạt động 5. Đánh giá (1 phút)

Biết sử dụng một số đồ dùng phổ
biến và có ý thức giữ gìn, bảo quản
đồ dùng trong nhà.
Hoạt động 6. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
Tìm hiểu chất liệu một số đồ dùng trong
gia đình mình.

BÀI 3. ĐỒ DÙNG TRONG NHÀ (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Biết được các việc cần làm để sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết tham gia một số việc phù hợp để sắp xếp nhà cửa gọn gàng.
2. Kĩ năng: Biết sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp.
3. Thái độ: Yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Ý thức giữ gìn, bảo quản đồ dùng trong nhà.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có). Hai bộ đồ dùng
để tổ chức trò chơi
- HS: Tranh, ảnh một số đồ dùng khác nhau (nếu có thể).
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng vai.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
10



/>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1. Khởi động (3 phút)
Em đã làm những việc gì để nhà cửa gọn
gàng, ngăn nắp?
Hoạt động 2. Khám phá (15 phút)
- Cho HS quan sát hình và trả lời:
+ Minh và em Minh đang làm gì?
+ Minh nhắc nhở em như thế nào?
+ Những việc làm đó có tác dụng gì?
+ Em có thường làm những việc làm đó ở
nhà không?

Một số HS trả lời

- Quan sát, trả lời:
+ Minh và em đang sắp xếp sách vở,
đồ chơi ngăn nắp.
+ Minh nhắc nhở em xếp đúng chỗ.
+ Những việc làm đó giúp phòng
gọn gàng.
+ HS trả lời từ thực tế của bản thân
và kể những việc làm của mình để
sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp.
- Lắng nghe.


Kết luận: Ngoài giờ học, các em cần làm
những công việc phù hợp để nhà cửa gọn
gàng, sạch sẽ.
Hoạt động 3. Thực hành (8 phút)
- Cho HS quan sát hình , thảo luận: Hai
- HS quan sát, thảo luận, trả lời:
phòng đó khác nhau như thế nào? Em thích Hình 1 sách vở, đồ dùng bày khắp
căn phòng nào? Vì sao?
phòng, hình 2 đồ dùng được sắp gọn
gàng.
- Cho HS làm việc cặp đôi chia sẻ trải
- HS thảo luận nhóm đôi chia sẻ cho
nghiệm cá nhân để sắp xếp đồ dùng cho
nhau cách sắp xếp đồ dùng gọn
gọn gàng, sạch đẹp.
gàng, ngăn nắp.
Hoạt động 4. Vận dụng (5 phút)
Gợi ý để HS hiểu rõ hơn nội dung các hình
ở hoạt động 3
- HS chia sẻ theo cặp đôi những việc
các em đã làm ở nhà để nhà cửa gọn
gàng , sạch sẽ
Kết luận: Mọi người trong gia đình đều
- Lắng nghe.
phải có ý thức tham gia dọn dẹp, sắp xếp
đồ dùng trong nhà.
Hoạt động 5. Đánh giá (3 phút)
Có ý thức giữ nhà cửa gọn gàng,
sạch đẹp và tham gia những công
việc nhà phù hợp.

* Định hướng phát triển năng lực, phẩm
11


/>chất: Tổ chức cho HS thảo luận theo hình - HS thảo luận và đề xuất cách xử lí .
cuối bài, có thể đưa ra một số tình huống
khác; từ đó hình thành, phát triển các kĩ
năng cần thiết cho cuộc sống.
Hoạt động 6. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
HS tự giác tham gia công việc nhà phù
- Lắng nghe, thực hiện.
hợp với lứa tuổi và sắp xếp góc học tập
gòn gàng.

BÀI 4. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRONG NHÀ (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Kể tên được một số đồ dùng, thiết bị trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận
có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm.
- Nhận biết được một số tình huống thường gặp khi sử dụng đồ dùng, thiết bị
trong nhà có thể gây nguy hiểm cho mình hoặc những người thân và cách sử dụng
an toàn đồ dùng, thiết bị điện.
2. Kĩ năng:
- Biết cách xử lí đơn giản trong tình huống mình hoặc người khác bị thương.
- Nhớ số điện thoại trợ giúp về y tế (115).
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn an toàn cho bản thân và những người xung
quanh.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận

dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Ý thức giữ gìn, bảo quản đồ dùng trong nhà.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có). 2 – 3 bộ hình đồ
dùng, vật dụng trong nhà. Phích cắm điện.
- HS: Tranh ảnh về một số đồ dùng có thể gây nguy hiểm trong nhà.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng vai.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1
12


/>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1. Khởi động (3 phút)
- Em đã từng sử dụng dao, kéo chưa? Bố
mẹ thường nhắc nhở em điều gì khi sử
dụng chúng?
Hoạt động 2. Khám phá (15 phút)
- Cho HS quan sát hình.

- Nhấn mạnh lại một số đồ dùng sắc nhọn
thường có trong nhà và hướng dẫn cách sử

dụng an toàn những đồ dùng đó.
Hoạt động 3. Thực hành (6 phút)
- Cho HS quan sát hình.
- Cần lưu ý gì khi sử dụng dao và các đồ
dùng sắc nhọn.
- Kết luận: Khi dùng dao, kéo hoặc những
đồ dùng dễ vỡ và sắc nhọn,cần phải rất
cẩn thận để tránh bị đứt tay và mất an
toàn.
Hoạt động 4. Vận dụng (5 phút)
- Cho HS quan sát hình, hỏi: Khi bị đứt tay
do dao hoặc đồ dùng sắc nhọn em cần làm
gì?

Một số HS trả lời từ thực tế của
mình.

- Quan sát, nêu: Trong phòng bếp,
mẹ hướng dẫn Hoa cách cầm dao
đúng cách.
- Lắng nghe.

- Quan sát
Khi sử dụng cần phải cẩn thận, cầm
đúng cách.
- Lắng nghe

- HS quan sát, nêu cách xử lí: dùng
băng nhỏ băng chỗ đứt tay lại, quét
dọn những mảnh vở vào thùng rác,...


Hoạt động 5. Đánh giá (5 phút)
Kể tên được một số đồ dùng, vật
dụng trong nhà có thể làm cho bản
thân hoặc người khác bị thương và
cách sử dụng đồ dùng, vật dụng đó
đúng cách và an toàn, đồng thời biết
cách xử lí trong những tình huống
đơn giản.
Hoạt động 6. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
Chú ý sử dụng an toàn các đồ dùng sắc
nhọn.

13


/>BÀI 4. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRONG NHÀ (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Kể tên được một số đồ dùng có thể gây bỏng và những thiết bị sử dụng điện
trong nhà.
- Nhận biết được một số tình huống thường gặp khi sử dụng đồ dùng, thiết bị
trong nhà có thể gây bỏng.
2. Kĩ năng:
- Biết cách xử lí đơn giản trong tình huống mình hoặc người khác bị thương.
- Nhớ số điện thoại trợ giúp về y tế (115).
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn an toàn cho bản thân và những người xung
quanh.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Ý thức giữ gìn, bảo quản đồ dùng trong nhà.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có). 2 – 3 bộ hình đồ
dùng, vật dụng trong nhà. Phích cắm điện.
- HS: Tranh ảnh về một số đồ dùng có thể gây nguy hiểm trong nhà.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng vai.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1. Khởi động (3 phút)
Kể những tình huống nguy hiểm mà em đã
trải qua hoặc chứng kiến.

Hoạt động 2. Khám phá (15 phút)
- Cho HS quan sát hình, hỏi: Vì sao em
Hoa bị bỏng? Hoa làm gì trong tình huống
đó? Em thấy hoa xử lí như vậy có đúng
không?

- Có thể khuyến khích HS nêu cách xử lí
14


Một số HS chia sẻ: Nhớ lại tình
huống nguy hiểm mà các em đã trải
qua hoặc chứng kiến khi sử dụng đồ
dùng, vật dụng.

- Quan sát, trả lời: Em Hoa bị bỏng
do với phích nước nóng để trên bàn.
Hoa đã cho tay em dưới vòi nước
lạnh và gọi cho người lớn.


/>khác hợp lí mà em đã chứng kiến hoặc
thực hiện.
Hoạt động 3. Thực hành (5 phút)
- Cho HS quan sát hình, hỏi: Trong 3 cách
ở SGK, em thấy cách nào đúng? Vì sao?
- Quan sát, trả lời: cách 3 đúng.
- Hướng dẫn HS cách cầm cắm phích điện. - Một số HS thực hành.
Kết luận: Khi cầm phích cắm điện, các em - Lắng nghe.
phải lau tay thật khô và cầm đúng cách.
Hoạt động 4. Vận dụng (5 phút)
Quan sat tình huống trong SGK: Em sẽ làm Một số HS trả lời, có thể đưa ra cách
gì khi gặp tình huống đó?
xử lí phù hợp khi gặp những tình
huống không an toàn khác.
Hoạt động 5. Đánh giá (6 phút)
Biết cách sử dụng an toàn một số đồ
dùng, thiết bị trong gia đình và cách
xử lí phù hợp trong những tình
huống đơn giản.

* Định hướng phát triển năng lực, phẩm
chất: Tổ chức cho HS thảo luận tình huống HS thảo luận, đưa ra cách xử lí: nhắc
trong hình cuối bài, sau đó đưa ra một số
em không được cho vật sắc, nhọn
tình huống cụ thể khác. Thông qua đó, HS vào ổ điện.
nằm được kiến thức, phát triển kĩ năng cần
thiết cho cuộc sống.
Hoạt động 6. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Thực hành cắm phích điện đúng cách.
- Thực hành dưới sự giám sát của
người lớn.

BÀI 5. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Hệ thống được những kiến thức đã học về chủ đề Gia đình.
- Kể được với bạn bè, thầy cô về gia đình mình.
2. Kĩ năng: Nhận biết các tình huống có thể xảy ra trong gia đình và cách ứng xử
với những tình huống cụ thể.
3. Thái độ: Trân trọng, yêu quý mọi người trong gia đình, tự giác tham gia và biết
chia sẻ công việc nhà cùng nhau.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
15


/>- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Yêu quý người thân trong gia đình, chăm làm những công việc
nhà phù hợp, ý thức giữ gìn bảo quản đồ dùng trong nhà.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Chuẩn bị tranh ảnh về đồ dùng trong nhà.
- HS: Chuẩn bị các bức ảnh về các thành viên trong gia đình mình.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng vai.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1. Khởi động (5 phút)
Tổ chức cho HS thi hát các bài hát về gia
đình.
Hoạt động 2. Thực hành (25 phút)
* Kể các thành viên trong gia đình qua trò
chơi “Đóng vai”.
- Chia lớp thành từng nhóm, cho HS đóng
vai các thành viên trong gia đình.

- Kết luận:Gia đình là tổ ấm yêu thương
của mỗi người.
* Sắp xếp đồ dùng trong nhà vào các
phòng phù hợp.
- Chia lớp làm 2 đội


HS hát theo 2 đội nam, nữ; đội nào
hát được nhiều bài hơn là đội thắng.

- Đại diện nhóm giới thiệu về các
thành viên trong gia đình mình và
công việc mọi người thường làm ở
nhà. Có thể cho các bạn xem ảnh về
các thành viên trong gia đình
- Lắng nghe.

- Lần lượt từng đội giơ hình ảnh, đội
kia nói tên phòng mà đồ dùng
thường được sắp xếp ở đó.
- Đội nào nói không đúng sẽ không
ghi được điểm; đội nhiều điểm là đội
thắng cuộc.

Hoạt động 3. Đánh giá (3 phút)
Thể hiện được tình cảm với các
thành viên trong nhà. Yêu quý ngôi
nhà của mình và tự giác tham gia
16


/>công việc nhà.
Hoạt động 4. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
Tự giác tham gia công việc nhà.
BÀI 5. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:


1. Kiến thức:
- Biết quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình bằng những việc làm cụ
thể phù hợp với bản thân..
- Kể được với bạn bè, thầy cô về gia đình mình.
2. Kĩ năng: Nhận biết các tình huống có thể xảy ra trong gia đình và cách ứng xử
với những tình huống cụ thể.
3. Thái độ: Quan tâm, giúp đỡ người thân trong gia đình.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Yêu quý người thân trong gia đình, chăm làm những công việc
nhà phù hợp, ý thức giữ gìn bảo quản đồ dùng trong nhà.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Chuẩn bị tranh ảnh, nội dung các tình huống.
- HS: Chuẩn bị khăn nhỏ làm chăn, bông băng...
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng vai.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1. Khởi động (3 phút)
Cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”
Kể tên các bài thơ, hoặc bài hát về chủ đề
Gia đình.
Hoạt động 2. Vận dụng (25 phút)

- Quan sát tình huống 1
- Thảo luận nhóm, đóng vai tình huống:
Mẹ làm việc mệt nên ngủ quên trên mặt
bàn, Hoa lấy chăn đắp cho mẹ.

- Quan sát tình huống 2
17

Một HS kể sau đó chỉ định bạn kể
tiếp.

- HS quan sát

- Các nhóm thảo luận, phân chia vai
- Đại diện một số nhóm lên đóng vai
trước lớp.
- HS nhận xét các nhóm.
- HS quan sát


/>- Thảo luận nhóm, đóng vai tình huống:
Em của Hoa đứt tay, Hoa băng vết thương
và nhắc nhở em cẩn thận.
- Các nhóm thảo luận, phân chia vai
- Đại diện một số nhóm lên đóng vai
trước lớp.
- HS nhận xét các nhóm.
- Một số HS nói cảm xúc của mình
về tình huống và vai diễn.
- Quan sát tình huống 3

- HS quan sát
- Thảo luận nhóm, đóng vai tình huống: Bố - Các nhóm thảo luận, phân chia vai
rửa bát, Minh tự giác lau bát cùng bố.
- Đại diện một số nhóm lên đóng vai
trước lớp.
- HS nhận xét các nhóm.
- Một số HS nói cảm xúc của mình
về tình huống và vai diễn.
Hoạt động 3. Đánh giá (6 phút)
Ghi nhớ những kiến thức đã học về
chủ đề Gia đình, thể hiện được sự
quan tâm yêu quý đối với các thành
viên trong gia đình.
Hoạt động 4. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
Quan tâm, giúp đỡ người thân trong nhà.

BÀI 5. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Củng cố lại những kiến thức đã học về chủ đề Gia đình.
- Kể được với bạn bè, thầy cô về gia đình mình.
2. Kĩ năng: Tự đánh giá bản thân đã làm được những gì qua chủ đề Gia đình.
3. Thái độ: Trân trọng, yêu quý mọi người trong gia đình, tự giác tham gia và biết
chia sẻ công việc nhà cùng nhau.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Yêu quý người thân trong gia đình, chăm làm những công việc
nhà phù hợp, ý thức giữ gìn bảo quản đồ dùng trong nhà.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
18


/>- GV: Chuẩn bị tranh ảnh về đồ dùng trong nhà.
- HS: Giấy màu, bìa, hồ dán.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng vai.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động 1. Khởi động (3 phút)
Phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi học
xong những bài học về chủ đề Gia đình.
Hoạt động 2. Vận dụng (25 phút)
- Sau khi học xong chủ đề Gia đình, cho
HS tự đánh giá mình đã thực hiện được nội
dung nào sau đây:
+ Kể về các thành viên trong gia đình; biết
yêu thương và chăm sóc mọi người.
+ Nêu được địa chỉ nhà ở và đặc điểm
xung quanh ngôi nhà của mình.
+ Nói tên và nêu được cách sử dụng an
toàn một số đồ dùng, thiết bị trong nhà.
+ Tự sắp xếp đồ dùng cá nhân.

- Hướng dẫn HS dùng giấy màu, bìa,…
làm một sản phẩm học tập (xé dán ngôi
nhà; trang trí 1 phòng trong ngôi nhà,..).
- GV và HS nhận xét.
Hoạt động 3. Đánh giá (6 phút)
* Định hướng phát triển năng lực, phẩm
chất: Tổ chức cho HS thảo luận nội dung
hình cuối bài tự đánh giá cuối chủ đề.

Một số HS nêu cảm nghĩ.

- HS liên hệ bản thân và tự đánh giá
trước lớp.

- HS làm theo nhóm
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.

HS tự liên hệ và kể về những việc đã
làm được và tiếp tục làm gì sau khi
học chủ đề Gia đình (VD: chơi với
em, nói được địa chỉ nhà, sử dụng
Hoạt động 4. Hướng dẫn về nhà (1 phút) kéo thành thạo,…).
Kể với ông bà, bố mẹ điều em ấn tượng
sau khi học chủ đề Gia đình.

19


/>
TN&XH LỚP 1 – TIẾT 11 ĐẾN 20 - KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG (PHƯƠNG)


CHỦ ĐỀ 1. GIA ĐÌNH
BÀI 5. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Củng cố lại những kiến thức đã học về chủ đề Gia đình.
- Kể được với bạn bè, thầy cô về gia đình mình.
2. Kĩ năng:
- Tự đánh giá bản thân đã làm được những gì qua chủ đề Gia đình.
3. Thái độ:
- Trân trọng, yêu quý mọi người trong gia đình, tự giác tham gia và biết chia
sẻ công việc nhà cùng nhau.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Yêu quý người thân trong gia đình, chăm làm những công việc
nhà phù hợp, ý thức giữ gìn bảo quản đồ dùng trong nhà.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Chuẩn bị tranh ảnh về đồ dùng trong nhà.
20


/>- HS: Giấy màu, bìa, hồ dán.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng vai.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (3 phút)
- Phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi học
xong những bài học về chủ đề Gia đình.
- GV giới thiệu vào bài.
2. Vận dụng (25 phút)
- Sau khi học xong chủ đề Gia đình, cho
HS vận dụng:
+ Kể về các thành viên trong gia đình; biết
yêu thương và chăm sóc mọi người.

+ Nêu được địa chỉ nhà ở và đặc điểm
xung quanh ngôi nhà của mình.

- Một số HS nêu cảm nghĩ.
- Lắng nghe.

- HS vận dụng.
- Một số HS kể trước lớp về:
+ Các thành viên trong gia đình
mình, về sự yêu thương chăm sóc
của mọi người.
+ Nêu địa chỉ nhà ở và đặc điểm
xung quanh ngôi nhà của mình.

+ Nói tên và nêu được cách sử dụng an
toàn một số đồ dùng, thiết bị trong nhà.


+ Nói tên và nêu cách sử dụng an
toàn một số đồ dùng, thiết bị trong
nhà.
+ Mình đã sắp xếp đồ dùng cá nhân
như thế nào.

+ Tự sắp xếp đồ dùng cá nhân.
- Hướng dẫn HS dùng giấy màu, bìa, …
làm một sản phẩm học tập (xé dán ngôi
nhà; trang trí 1 phòng trong ngôi nhà, ...).
- GV và HS nhận xét.
3. Đánh giá (6 phút)
* Định hướng phát triển năng lực, phẩm
chất: Tổ chức cho HS thảo luận nội dung
hình cuối bài tự đánh giá cuối chủ đề.

21

- HS làm theo nhóm
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.

HS tự liên hệ và kể về những việc đã
làm được và tiếp tục làm gì sau khi
học chủ đề Gia đình (VD: chơi với
em, nói được địa chỉ nhà, sử dụng


/>kéo thành thạo, …).
4. Hướng dẫn về nhà (1 phút)

Kể với ông bà, bố mẹ điều em ấn tượng
sau khi học chủ đề Gia đình.
- Lắng nghe, thực hiện.

CHỦ ĐỀ 2. TRƯỜNG HỌC
BÀI 6. LỚP HỌC CỦA EM (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Nói được tên, địa chỉ trường học, lớp học, tên cô giáo chủ nhiệm và một số
bạn trong lớp học.
- Nói được tên một số đồ dùng, thiết bị có trong lớp học và công dụng của các
loại đồ dùng đó.
- Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng đúng cách đồ dùng, thiết bị trong
lớp học.
2. Kĩ năng:
- Kể được các hoạt động học tập và nhiệm vụ của các thành viên trong lớp.
3. Thái độ:
- Kính trọng thầy cô giáo, hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với các bạn trong lớp.
- Tích cực tham gia các hoạt động của lớp và biết ứng xử phù hợp với bạn bè,
thầy cô.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo; hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với
các bạn trong lớp.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có). Băng đĩa bài hát

“Chúng em là học sinh lớp 1” của phạm Tuyên.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động ở lớp; mỗi nhóm 1 quả chuông báo
lệnh.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng
vai.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

22


/>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (3 phút)
- Cho HS nghe hát bài “Chúng em là học
sinh lớp 1” của phạm Tuyên.
- Cả lớp nghe và hát theo.
- Giới thiệu vào bài.
- Lắng nghe.
2. Khám phá (20 phút)
Mục tiêu: Nói được tên lớp, địa chỉ lớp
học, xác định được vị trí lớp học, biết được
các đồ dùng có trong lớp học.
Cách tiến hành: Cá nhân, nhóm đôi
- Cho HS quan sát hình và cho HS thảo
luận để HS nhận biết được nội dung của
hình.

- Quan sát, thảo luận nhóm đôi.
- Một số HS trả lời:
+ Tên lớp học của Hoa và Minh là gì?
+ Tên lớp học của Hoa và Minh là
Lớp 1A.
+ Kể tên các đồ dùng, thiết bị có trong lớp
học?
+ Các đồ dùng, thiết bị có trong lớp
học: Bảng, bàn ghế, đồng hồ, … vị
trí góc học tập, góc sáng tạo của HS,
bảng nội quy lớp học, góc để bình
nước và cốc uống nước.
+ Chúng được sắp xếp và trang trí như thế
nào?
+ Chúng được sắp xếp và trang trí
gọn gàng, đẹp mắt.
- Khuyến khích HS kể ra những đồ dùng
khác như: ti vi, máy chiếu, đồ dùng trong
góc học tập, tủ đồ dùng, …
- Kết luận: Việc trang bị các thiết bị, đồ
dùng trong lớp học phụ thuộc vào điều
kiện cụ thể của từng trường.
- Lắng nghe.
3. Thực hành (5 phút)
Mục tiêu: HS nhận biết và kể tên được đồ
dùng, thiết bị trong lớp học.
Cách tiến hành: Nhóm
Tổ chức cho HS chơi trò chơi hỏi đáp về
đồ dùng trong lớp học.
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 1 quả

chuông bào lệnh.
- Các nhóm ổn định.
23


/>- Sau khi nghe câu hỏi từ GV, nhóm nào
- Nghe GV phổ biến cách chơi.
bấm chuông trước sẽ được quyền trả lời.
Nếu đúng được 10 điểm, nếu sai nhóm
khác được quyền trả lời. kết thúc trò chơi,
nhóm nào được nhiều điểm là thắng cuộc.
Cho HS chơi:
- Các nhóm chú ý nghe câu hỏi và
+ Kể tên 3 đồ dùng trong lớp học.
bấm chuông trả lời.
+ Kể tên 3 đồ dùng, thiết bị treo trên
tường.
+ HS thường trưng bày sản phẩm sáng tạo
của mình ở đâu trong lớp học?
- Tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm
thắng cuộc.
- Lắng nghe.
4. Vận dụng (5 phút)
Mục tiêu: HS kể được tên các đồ dùng,
thiết bị có trong lớp học của mình và công
dụng của các loại đồ dùng đó. HS thực
hiện giữ gìn cẩn thận đồ dùng, thiết bị có
trong lớp học.
Cách tiến hành: Cá nhân, cả lớp
- GV nêu câu hỏi:

- Một số HS trả lời:
+ Lớp học của Minh và Hoa có những
điểm gì khác với lớp của em?
+ Lớp học của Minh và Hoa có 5 bàn
một dãy, …
+ Đồ dùng trong lớp của Minh và Hoa có
khác lớp em không?
+ Đồ dùng trong lớp của Minh và
Hoa có khác lớp em.
+ Kể tên những đồ dùng khác đó.
+ Giá để cốc uống nước, …
- Khuyến khích HS phát biểu về những
điểm giống nhau, khác nhau đó.
- Các bạn khác theo dõi, bổ sung.
- Kết luận: Lớp học có thể được trang trí
khác nhau nhưng đảm bảo các đồ dùng
thiết bị để HS học tập. Các em phải thực
hiện việc giữ gìn cẩn thận các đồ dùng,
thiết bị đó.
5. Đánh giá (1 phút)
Đánh giá về thái độ của HS
HS yêu quý lớp học của mình.
6. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
Kể cho bố mẹ, anh chị về lớp học của
24


/>- Lắng nghe, về thực hiện.

mình.


BÀI 6. LỚP HỌC CỦA EM (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Nói được nhiệm vụ của GV, HS trong lớp học và mối quan hệ giữ GV với
HS, giữa các HS với nhau.
- Nói được những hoạt động ở lớp đã tham gia và cảm nhận khi tham gia
những hoạt động đó.
2. Kĩ năng:
- Kể được một số hoạt động ở lớp và nhiệm vụ của mọi người.
3. Thái độ:
- Yêu quý thầy cô giáo, gắn bó với bạn bè ở lớp học.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận
dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.
- Phẩm chất: Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo; hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với
các bạn trong lớp.
II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:
- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có). Nội dung bài
thơ Chuyện ở lớp của Tô Hà.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động ở lớp.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng
vai.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN


HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (3 phút)
- Đọc cho HS nghe bài thơ Chuyện ở lớp
của Tô Hà:
- Mẹ có biết ở lớp
Bạn Hoa không thuộc bài
Sáng nay cô giáo gọi
Đứng dậy đỏ bừng tai...
25

- Cả lớp nghe.


×