Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Nhập Của Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU
SỐ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.S NGUYỄN QUỐC NGHI

LÂM THỊ MỦI KIM
MSSV: 4077555
Lớp: Kinh tế nông nghiệp 3-K33

Cần Thơ -2010


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này trước hết em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô
đã tận tình truyền dạy cho em những tri thức khoa học. Đặc biệt em xin được gửi
lời cám ơn đến thầy NGUYỄN QUỐC NGHI đã tạo cơ hội và hết lòng hướng
dẫn em trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng em xin được gửi đến quý
thầy cô lời chúc sức khỏe và thành công trong công tác.
Em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày



tháng năm

Sinh viên thực hiện

LÂM THỊ MỦI KIM

i


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện

LÂM THỊ MỦI KIM

ii


MỤC LỤC

Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU.................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .........................................................................1
1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................1
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.......2
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định ...................................................................2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................2
1.4.1 Về không gian..........................................................................................2
1.4.2 Về thời gian ............................................................................................ 2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................2
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..............................................................................2
1.5.1 Các nghiên cứu nước ngoài................................................................... .2
1.5.2 Các nghiên cứu trong nước ................................................................... .4
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .6
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................. .6
2.1.1 Một số khái niệm .................................................................................. .6
2.1.2 khung sinh kế..........................................................................................8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 10
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin............................................................. 10
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu............................................................... 11
2.2.3 Khung nghiên cứu................................................................................. 14
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................................... 15
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ..... 15
3.2 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI CHĂM Ở AN
GIANG VÀ KHMER Ở TRÀ VINH................................................................. 16
3.2.1 Giới thiệu khái quát về địa bàn cưu trú của người Chăm ....................... 16
3.2.2 Giới thiệu khái quát về địa bàn cưu trú của người Khmer...................... 19
iii


3.3 GIỚI THIỆU VỀ CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC CHĂM Ở AN GIANG VÀ

KHMER Ở TRÀ VINH .................................................................................... 26
3.3.1 Một vài đặc điểm về cộng đồng người Chăm tỉnh An Giang .............. 26
3.3.2 Một vài đặc điểm về cộng đồng người Khmer tỉnh Trà Vinh ............... 28
Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA NGƯỜI CHĂM Ở AN GIANG VÀ KHMER Ở TRÀ VINH............... 34
4.1 PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC SẴN CÓ CỦA NGƯỜI CHĂM VÀ NGƯỜI
KHMER ........................................................................................................... 34
4.1.1 Nguồn nhân lực ................................................................................... 34
4.1.2 Nguồn lực tài chính .............................................................................. 38
4.1.3 Nguồn vật lực ....................................................................................... 41
4.1.4 Nguồn lực xã hội và nguồn lực tự nhiên................................................ 45
4.1.5 Cơ sở hạ tầng địa phương ..................................................................... 46
4.2 THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI CHĂM VÀ NGƯỜI KHMER .....
......... .......................................................................................................... 47
4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA DÂN
TỘC CHĂM Ở AN GIANG VÀ KHMER TRÀ VINH .................................... 50
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI
CHĂM Ở TỈNH AN GIANG VÀ KHMER TỈNH TRÀ VINH..................... 57
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP................................................................... 57
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO CẢ NGƯỜI CHĂM TỈNH AN
GIANG VÀ KHMER Ở TỈNH TRÀ VINH....................................................... 59

5.2.1 Giải pháp nâng cao nét truyền thống ở mỗi dân tộc ..................... 59
5.2.2 Giải pháp về nguồn nhân lực ........................................................ 59
5.2.3 Giải pháp về tín dụng .......................................................................... 60
5.2.4 Giải pháp phát triển sản xuất ............................................................... 61
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 63
6.1 KẾT LUẬN................................................................................................. 63
6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 63
6.2.1 Đối với người Chăm và người Khmer ................................................... 64

6.2.2 Đối với tổ chức tín dụng ....................................................................... 64
iv


6.2.3 Đối với cấp chính quyền địa phương ở An Giang và Trà Vinh ............. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 66
PHỤ LỤC 1...................................................................................................... 67
PHỤ LỤC 2...................................................................................................... 74
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................... 78

v


DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang
Bảng 1: Tuổi trung bình của chủ hộ và người lao động ở người Chăm và người
Khmer .............................................................................................................. 36
Bảng 2: Tỷ lệ trình độ học vấn của chủ hộ và người lao động ở người Chăm và
người Khmer ..................................................................................................... 36
Bảng 3: Số thành viên trong gia đình của người Chăm và Khmer...................... 38
Bảng 4: Diện tích đất sản xuất của người Chăm và người Khmer ...................... 43
Bảng 5: Số lượng phương tiện phục vụ sản xuất của người Chăm và Khmer.... 44
Bảng 6: Tình hình kinh tế hộ người Chăm và Khmer......................................... 49
Bảng 7: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính ................ 53
Bảng 8: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính .................................................... 54

vi



DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 1: Sơ đồ khung sinh kế bền vững .............................................................. 10
Hình 2: Khung nghiên cứu ................................................................................ 14
Hình 3: Giới tính của chủ hộ người Chăm và người Khmer............................... 34
Hình 4: Tỷ lệ vay vốn của người Chăm và người Khmer .................................. 39
Hình 5: Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu tín dụng của hộ người Chăm và người Khmer
vay vốn ............................................................................................................. 39
Hình 6: Tỷ lệ vay vốn của hộ người Chăm và Khmer theo tổ chức.................... 40
Hình 7: Nguyên nhân không vay vốn của người Chăm và người Khmer ........... 41
Hình 8: Tỷ lệ hộ người Chăm và người Khmer có đất sản xuất.......................... 42
Hình 9: Tỷ lệ tham gia các tổ chức xã hội của người Chăm và người Khmer..... 46
Hình 10: Tỷ lệ loại nhà ở của người Chăm và Khmer........................................ 47
Hình 11: Tỷ lệ loại hộ của người Chăm và Khmer............................................. 48
Hình 12: Tỷ lệ tham gia hoạt động sản xuất tạo thu nhập của người Chăm và
Khmer .............................................................................................................. 51
Hình 13: Thu nhập trung bình của từng nhóm hộ của người Chăm và người
Khmer ............................................................................................................... 52

vii


Luận văn tốt nghiệp

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta có 54 dân tộc cùng sinh sống trong đó người Kinh chiếm hơn 90%.

Các dân tộc còn lại có tỷ lệ dân số thấp nên gọi là dân tộc thiểu số (hay dân tộc ít
người). Các dân tộc thiểu số sống rải rác khắp mọi miền đất nước. Nhưng tập trung
nhiều ở một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và miền núi. Tuy nhiên, đại bộ
phận dân tộc thiểu số sống ở vùng nông thôn là chủ yếu. Cuộc sống của họ còn
gặp nhiều khó khăn do những điều kiện khách quan lẫn chủ quan. Do đó, thu nhập
của họ còn thấp. Vì vậy, việc cải thiện đời sống kinh tế nhằm nâng cao thu nhập
cho các đồng bào thiểu số là vấn đề cần giải quyết. Và là mục tiêu chiến lược trong
kế hoạch phát triển nền kinh tế đất nước.
Đối với Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có nhiều dân tộc cùng sinh sống
như: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm. Trong đó, đời sống kinh tế và thu nhập của người
Chăm và người Khmer còn thấp so với các dân tộc còn lại. Nhằm cải thiện thu
nhập của họ, Đảng bộ, chính quyền các cấp trong vùng tổ chức các chương trình
hỗ trợ như chương trình 134, 135,… Nhưng việc tiếp cận những lợi ích từ các
chương trình đó còn nhiều bất cập. Do đó, những hộ nơi đây gặp những khó khăn
về vốn, đất sản xuất, phương tiện sản xuất, trình độ học vấn… Nên đời sống và thu
nhập của họ chưa được cao. Trước những khó khăn trên, tác giả thiết nghĩ việc
thực hiện đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các dân
tộc thiểu số Đồng bằng Sông Cửu Long” là rất cần và thiết thực trong bối cảnh
cả nước chung tay chăm lo nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh xã hội cho các
người thiểu số trên cả nước.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập của dân tộc thiểu số Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, đưa ra một số giải
pháp nâng cao thu nhập cho dân tộc thiểu số.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu tập trung phân tích một số nội dung chính:
-1-



Luận văn tốt nghiệp
(1) Phân tích các nguồn lực sẵn có của đồng bào dân tộc thiểu số Đồng
bằng sông Cửu Long;
(2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của đồng bào dân tộc
thiểu số Đồng bằng sông Cửu Long;
(3) Trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao thu nhập cho
đồng bào dân tộc thiểu số Đồng bằng sông Cửu Long.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
Các nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn vật lực sẽ ảnh hưởng đến
thu nhập của hộ gia đình của người dân tộc thiểu số ở Đồng bằng sông Cửu Long
1.3.2

Câu hỏi nghiên cứu

(1) Các nguồn lực sẵn có của hộ gia đình người dân tộc thiểu số hiện có như
thế nào?
(2) Những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình người dân
tộc thiểu số?
(3) Những giải pháp nào để nâng cao thu nhập của hộ gia đình người dân tộc
thiểu số?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Về không gian: Đề tài được thực hiện thông qua cuộc khảo sát thực
tế trên địa bàn tỉnh An Giang và Trà Vinh. Việc phân tích đề tài được thực hiện
tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ.
1.4.2 Về thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 9 đến tháng 11/2010
trong đó số liệu sơ cấp được lấy từ tháng 26/02/2010 đến ngày 15/3/2010.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu: Trong dân tộc Kinh, Hoa, Chăm và Khmer ở
Đồng bằng sông Cửu Long, thì thu nhập của người Chăm và Khmer tương đối bất
ổn so với các dân tộc còn lại. Vì thế, tác giả chọn đối tượng nghiên cứu là người

Chăm và Khmer. Cụ thể, người Chăm ở thị xã Tân Châu tỉnh An Giang và người
Khmer ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.5.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Mona Haidar (2009), “Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững khuôn khổ,
bài học rút ra từ kinh nghiệm và sự giới thiệu chính sách”. Nghiên cứu trên cho
-2-


Luận văn tốt nghiệp
thấy rằng một loạt một loạt các đánh giá được thực hiện chủ yếu là do DFID năm
1999, 2002 và 2008 dựa trên kinh nghiệm từ việc sử dụng phương pháp tiếp cận
sinh kế cho nông thôn. Cách tiếp cận này đã được sử dụng thành công tại quốc tế,
quốc gia, khu vực và địa phương các cấp. Nghiên cứu này cũng giúp ích cho việc
nghiên cứu, lập kế hoạch, giám sát, đánh giá, và đề ra chính sách phát triển ở các
quốc gia trên thế giới. Hơn thế nữa kết quả nghiên cứu còn giúp cho việc xác
định phát triển ưu tiên các hoạt động mới và xem xét các hoạt động hiện tại
(không được thiết kế với SLA), cung cấp một khuôn khổ cho sự hiểu biết gần
đây cuộc khủng hoảng thực phẩm, làm thế nào và tại sao nó ảnh hưởng đến các
nhóm khác nhau theo những cách khác nhau.
Ngân hàng phát triển Châu Á (2005), “Kế hoạch phát triển người thiểu
số”. Sử dụng phương pháp tiếp cận điều tra đối với những hộ gia đình di dời. Kết
quả dự án nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến nước đói nghèo ở sáu của
mười bốn tỉnh ven biển ở miền Trung Việt Nam. Là một phần của sự chuẩn bị,
phân tích một xã hội được thực hiện trong mỗi dự án sáu lĩnh vực cốt lõi. Các
phân tích xã hội xác định rằng một kế hoạch phát triển người thiểu số (EMDP)
cần được chuẩn bị cho các dự án ở Trà Cầu tại tỉnh Quảng Ngãi. Hơn nữa dự án,
kế hoạch phát triển các người thiểu số (EMDP) dành cho tất cả các dự án mà có
thể tác động đến các cộng đồng bản địa.
Lasse Krants (2001), “Các phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững để

giảm nghèo”. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có ba cái nhìn sâu vào đói nghèo
mà nền tảng này là cách tiếp cận mới. Đầu tiên là việc nhận thức rằng trong khi
tăng trưởng kinh tế có thể là cần thiết cho xoá đói giảm nghèo, không có một mối
quan hệ tự động giữa hai vấn đề trên vì nó phụ thuộc vào khả năng của nghèo tận
dụng cơ hội mở rộng sinh kế. Thứ hai là thể hiện rằng đói nghèo - là hình thành
bởi người nghèo - không chỉ là một câu hỏi thu nhập thấp, nhưng cũng bao gồm
khác kích thước như sức khỏe xấu, mù chữ, thiếu dịch vụ xã hội như là một tiểu
bang dễ bị tổn thương và cảm xúc nói chung. Cuối cùng, nó được công nhận rằng
bản thân người nghèo thường biết được tình hình và nhu cầu tốt nhất mà họ cần
có do đó phải được tham gia vào việc thiết kế các các chính sách và các dự án dự
định của mình tốt hơn rất nhiều. Nghiên cứu này giúp đưa ra một số vấn đề cần
được thảo luận thêm là: Làm thế nào để các phương pháp tiếp cận SL (hoặc
-3-


Luận văn tốt nghiệp
khung) liên kết với các chính sách, phương pháp, và phân tích hiện tại đang được
sử dụng bởi Sida, Các phương pháp tiếp cận SL có thể được đưa vào làm việc
bình thường đối với các thủ tục của Sida, như lập kế hoạch chiến lược quốc gia
và LFA hay không?
1.5.2 Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Ngọc Đệ và Trần Thanh Bé (2003), “Người Khmer đồng bằng
sông Cửu Long: Những điều kiện để thoát nghèo”, sử dụng các công cụ PRA để
thu thập ý kiến, dữ liệu được thu thập phân tích xử lý, tổng hợp và tổ chức thông
tin phản hồi tại 3 tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh. Kết quả nghiên cứu
thấy được các khó khăn của cộng đồng người Khmer về trình độ học vấn, tay
nghề chưa cao, ít đất,…Những khó khăn khách quan mà họ gặp phải là thiếu cơ
hội học hành, đào tạo, khả năng tiếp cận tín dụng và cơ sở hạ tần thấp kém. Để
cải thiện kinh tế người dân Khmer phải nâng cao trình độ học vấn kỹ thuật, tay
nghề, phát triển kinh tế tạo công ăn việc làm, phát triển dự án theo hướng xoá đói

giảm nghèo, đa dạng hoá và liên kết nhiều loại hình giảm nghèo.
Bob Baulch , Phạm Thái Hưng, Nguyễn Thị Thu Phương (2008) , “Sự
phát triển kinh tế của các người thiểu số ở Việt Nam”, số liệu được điều tra mức
sống hộ gia đình trên cơ sở phân tích định lượng. Kết quả nghiên cứu này nhằm
giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội có liên quan đến sự phát triển của người
thiểu số và hướng vào thực hiện nhiều mục tiêu giúp tăng hiệu quả thu nhập từ
các nguồn lực của đồng bào người thiểu số.
Bùi Văn Trịnh và nhóm cộng sự (2007), “Người thiểu số vùng đồng bằng
sông Cửu Long”. Đề tài phản ánh thực trạng một số đặc điểm văn hóa – xã hội
của các người thiểu số vùng đồng bằng sông Cửu Long, tìm hiểu những chính
sách có liên quan đến người thiểu số ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng
thời đề xuất một số giải pháp khái quát nhằm góp phần nâng cao đời sống kinh tế
- xã hội của các người thiểu số ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nguyễn Xuân Cương, Trịnh Quang Tú, Phạm Thị Minh Tâm, Võ
Thanh Bình (2002), “Phân tích sinh kế bền vững của người nghèo tại các cộng
đồng người miền núi phía Bắc, Việt Nam”. Nghiên cứu này nhằm tăng thêm hiểu
biết và cung cấp các thông tin về sinh kế bền vững của người nghèo, xác định vai
trò và cơ hội phát triển nuôi trồng thủy sản phục vụ mục tiêu xóa đói giảm nghèo,
-4-


Luận văn tốt nghiệp
đa dạng hóa sinh kế và an ninh lương thực các các cộng đồng người miền núi
Việt Nam. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng là nguồn thông tin, số liệu hữu ích cho
các đối tượng có liên quan, các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý, cơ quan
phát triển và tổ chức quốc tế liên quan đế sinh kế bền vững cho người nghèo.
Mai Văn Xuân, Hồ Văn Minh (2008), “Sinh kế người dân thị trấn Lao
Bảo, tỉnh Quảng Trị trong quá trình phát triển khu kinh tế- thương mại Lao
Bảo”, nguồn số liệu sơ cấp từ đó sử dụng các phương pháp phân tích cơ bản như
phương pháp so sánh, phân tích nhân tố, phân tích phương sai (ANOVA).

Nghiên cứu này nhằm chỉ ra rằng để cải thiện sinh kế của người dân tốt, cần thực
hiện một số vấn đề cơ bản như sau: (i) Đào tạo nâng cao kĩ năng nghề nghiệp,
khả năng tiếp cận thông tin cho người lao động địa phương, đặc biệt đối với
người dân tộc Vân Kiều để giúp họ có cơ hội tìm được việc làm tại các cơ sở
kinh doanh ở khu kinh tế thương mại Lao Bảo; (ii) Kết hợp chặt chẽ giữa sản
xuất nông nghiệp và các hoạt động phi nông nghiệp nhằm đa dạng hóa nguồn thu
và giảm thiểu rủi roc ho các hộ dân; (iii) Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động gây ô
nhiễm môi trường, nâng cao nhận thức của người dân đặc biệt là thanh niên
nhằm hạn chế các tệ nạn xã hội trên địa bàn.

-5-


Luận văn tốt nghiệp

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Người thiểu số
Người có thể hiểu theo nhiều nghĩa nhưng trong đó có thể hiểu theo hai
nghĩa phổ biến nhất:
Người là một cộng đồng người có mối quan hệ chặt chẽ và bền vững được
hình thành trong quá trình lịch sử trên cơ sở có chung phương thức sinh hoạt kinh
tế, có ngôn ngữ riêng có tâm lý và ý thức riêng kết tinh trong nền văn hóa của
người và cư trú trên một vùng lãnh thổ nhất định. Với định nghĩa này thì người là
một bộ phận của quốc gia, ví dụ: người Kinh, người Hoa, người Chăm, người Khmer…
Người chỉ một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có
lãnh thổ quốc gia có nền kinh tế thống nhất, có ngôn ngữ chung và có ý thức về

sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi về kinh tế, chính trị,
truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch
sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Với định nghĩa này người là toàn bộ nhân dân
của quốc gia hay còn gọi là quốc gia người. Ví dụ: người Việt Nam, người Lào,
người Campuchia…
Từ hai định nghĩa trên ta đưa đến định nghĩa về người thiểu số: Người thiểu
số là một cộng đồng người với dân số nhỏ cùng có chung phương thức sinh hoạt
kinh tế, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa...
2.1.1.2 Lao động
Lao động là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra, nó cũng được xem
như là một loại hàng hóa hay dịch vụ nên cũng chịu ảnh hưởng bởi quy luật cung
cầu. Người có nhu cầu về hàng hóa lao động này là nhà sản xuất, người cung ứng
hàng hóa này là người lao động. Cũng như những hàng hóa khác lao động cũng
được trao đổi mua bán trên thị trường, gọi là thị trường lao động. Thị trường lao
động là nơi mà cung cầu về lao động gặp nhau và giá cả lao động là tiền công
thực tế mà người sử dụng lao động trả cho người lao động.

-6-


Luận văn tốt nghiệp
Mặc dù mức giá lao động có phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có điều
kiện lao động và giới tính..., song trong cách nhìn của kinh tế học, lao động là
một loại hàng hóa được trao đổi trên thị trường lao động, nên giá cả của nó còn
phụ thuộc vào cả lượng cầu lẫn lượng cung. Điều này giải thích tại sao lao động
trong nghề này lại được trả tiền công cao hơn lao động trong nghề nghiệp khác.
2.1.1.3 Việc làm
Theo điều 13 chương 3 Bộ luật lao động nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1994 định nghĩa về việc làm : “Mọi hành động lao động tạo ra thu
nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.

2.1.1.4 Thu nhập
Là phần chênh lệch giữa khoản thu về và khoản chi phí đã bỏ ra. Loại thu
nhập này lại gồm thu nhập từ lao động (tiền công, tiền lương bao gồm cả lương
hưu, các khoản trợ cấp bao gồm cả học bổng) và thu nhập tài chính (lãi tiết kiệm,
lãi mua bán chứng khoán, thu từ cho thuê bất động sản) và các thu nhập khác
(tiền thưởng,...).
2.1.1.5 Sinh kế
Ý tưởng về sinh kế được đề cập tới trong các tập phẩm nghiên cứu của
R.Chamber những năn 1980. Về sau, khái niệm này xuất hiện nhiều hơn trong
các nghiên cứu của F.Ellis, Barrett và Readon, Morrison, Dorward…Có nhiều
cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế, tuy nhiên có sự nhất trí rằng
khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sống của mỗi
cá nhân hay hộ gia đình. Về căn bản, các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân
hay hộ gia đình tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ, đồng thời
chịu sự tác động của các thể chế , chính sách và những quan hệ xã hội mà những
cá nhân hoặc hộ gia đình thiết lập trong cộng đồng.
Trong nhiều nghiên cứu của mình, F.Ellis cho rằng một sinh kế bao gồm
những tài sản ( tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn
xã hội), những hoạt động và cơ hội được tiếp cận đến các tài sản và hoạt động đó
(đạt được thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó các quyết định về
sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông hộ ( Ellis, 2000).
Theo R.Chamber(1989); T.Reardon, and J.E.Taylor,(1996), một sinh kế
được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước tác động của
-7-


Luận văn tốt nghiệp
những áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài
sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài
nguyên thiên nhiên.

Các chính sách để xác định sinh kế cho người dân theo hướng bền vững
được xác định liên quan chặt chẽ đến bối cảnh kinh tế vĩ mô và tác động của các
yếu tố bên ngoài. Tiêu biểu cho các nghiên cứu này là Ellis ( 2004, 2005), Barrett
và Reardon (2000). Các nghiên cứu này đã chỉ ra mối quan hệ giữa mối quan hệ
tăng trưởng kinh tế, cơ hội sinh kế và cải thiện đói nghèo của người dân. Đồng
thời nhấn mạnh vai trò của thể chế, chính sách cũng như các mối quan hệ và hỗ
trợ xã hội đối với cải thiện sinh kế, xóa đói giảm nghèo. Sự bền vững trong các
hoạt động sinh kế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khả năng trang bị nguồn
vốn, trình độ của lao động, các mối quan hệ trong cộng đồng, các chính sách phát
triển…Tuy vậy, sự bền vững của tài nguyên thiên nhiên là các yếu tố nền tảng
trong việc quyết định một sinh kế có bền vững hay không.
Hiện nay sinh kế bền vững đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà
nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên
thế giới. Mục tiêu cao nhất của quá trính phát triển kinh tế ở các quốc gia là cải
thiện được sinh kế và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng dân cư, đồng thời
phải luôn luôn đặt nó trong mối quan hệ với phát triển bền vững. Các nghiên cứu
về sinh kế hiện nay về cơ bản đã xây dựng khung phân tích sinh kế bền vững trên
cơ sở các nguồn lực của hộ gia đình bao gồm nhiều nguồn lực như vật chất, tự
nhiên, tài chính, xã hội và nhân lực.
2.1.2 Khung sinh kế
Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét những yếu tố
khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người, đặc biệt là những yếu tố gây
khó khăn hoặc tạo cơ hội trong sinh kế. Đồng thời, khung sinh kế cũng nhằm
mục đích tìm hiểu xem những yếu tố này liên quan với nhau như thế nào trong
bối cảnh cụ thể. Các Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững (SLA) được phát
triển bởi DFID (tổ chức phát triển toàn cầu của vương quốc Anh) là một cách suy
nghĩ về các mục tiêu, phạm vi và mức độ ưu tiên cho phát triển, để xóa dói giảm
nghèo (Ashley và Carney, 1999). Nó hoạt động trên một sự hiểu biết rằng những
người hoạt động trong hệ thống: hệ thống gia đình, các hệ thống cộng đồng, xã
-8-



Luận văn tốt nghiệp
hội, cụ thể, các hệ thống sinh kế. Bắt đầu với người dân và cách sống của họ,
SLA tìm kiếm thực hiện những cách để điều tra tiến bộ của cá nhân, tập thể xã
hội và kinh tế, tổ chức thông tin liên quan đến sự tiến bộ đó vào sự tham gia của
người nghèo trong toàn bộ quá trình của việc tạo ra của cải. SLA là chìa khóa để
xóa đói giảm nghèo, tạo sự giàu có và phát triển bền vững. Đời sống nhân dân,
bao gồm khả năng của mình, tài sản vật chất (bao gồm cả thực phẩm và thu
nhập), xã hội, tài sản và các hoạt động cần thiết cho một phương tiện sinh sống
(Ashley và Carney, 1999; Chambers và Conway, 1992) ghi nhận rằng một sinh
kế bền vững là khi nó có thể đối phó và phục hồi từ căng thẳng và những chấn
động và duy trì hoặc tăng cường khả năng của mình và tài sản cả bây giờ và
trong trong tương lai, trong khi không phá hoại cơ sở tài nguyên thiên nhiên.
Các Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững (SLA) được phát triển bởi
DFID là một cách suy nghĩ về các mục tiêu, phạm vi và mức độ ưu tiên cho phát
triển, để xóa đói giảm nghèo (Ashley và Carney, 1999). Nó hoạt động trên một
sự hiểu biết rằng những người hoạt động trong hệ thống: hệ thống gia đình, các
hệ thống cộng đồng, xã hội, cụ thể, các hệ thống sinh kế. Bắt đầu với người dân
và cách sống của họ, SLA tìm kiếm thực hiện những cách để điều tra tiến bộ của
cá nhân, tập thể xã hội và kinh tế, tổ chức thông tin liên quan đến sự tiến bộ đó
vào sự tham gia của người nghèo trong toàn bộ quá trình của việc tạo ra của cải.
SLA là chìa khóa để xóa đói giảm nghèo, tạo sự giàu có và phát triển bền vững.
Phân tích tài sản là một thực tế quan trọng trong SLA. Tài sản được bất cứ
điều gì, ví dụ, kỹ năng, năng lực, và xã hội thu xếp cho một người có thể có.
Thông thường, tài sản được chia thành năm loại: con người, xã hội, tài chính, vật
chất và tự nhiên (Carney, 1998; De Gruchy, 2004; Nicol 2000
( />Khung sinh kế được trình bày dưới dạng giản đồ dưới đây và cho thấy các
thành phần chính của nó và cách chúng được liên kết. Nó không hoạt động một
cách tuyến tính và không cố gắng cung cấp một đại diện chính xác của thực tế.

Thay vào đó, nó tìm kiếm để cung cấp một cách để suy nghĩ về sinh kế của người
nghèo mà sẽ kích thích và phản ánh cuộc tranh luận về nhiều yếu tố có ảnh
hưởng đến sinh kế, cách chúng tương tác và tầm quan trọng tương đối của nó
trong một vòng thiết lập cụ thể. Điều này giúp cho việc xác định được những
-9-


Luận văn tốt nghiệp
cách hiệu quả hơn để hỗ trợ sinh kế và giảm nghèo. Nguyên tắc xuyên suốt của
khung phân tích sinh kế bền vững là lấy con người làm trung tâm. Con người với
5 nguồn vốn cơ bản là: vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn tự nhiên
và vốn xã hội. Các nguồn vốn này được gắng trong khung cảnh môi trường chính
sách, thể chế, luật lệ,..và có sự tương tác chọn lọc tạo ra các sinh kế bền vững của
con người, nhất là nhóm người nghèo trong hoàn cảnh cụ thể của họ.

Hình 1: Sơ đồ khung sinh kế bền vững
(Nguồn: DFID, 2001)

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
- Dữ liệu sơ cấp: Thu thập số liệu sơ cấp trực tiếp thông qua các phiếu điều
tra được soạn trước. Đối tượng được chọn phỏng vấn trực tiếp là người Chăm ở
An Giang và Khmer ở Trà Vinh. Những nội dung được phỏng vấn liên quan đến
mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên
với cỡ mẫu là 119. Trong đó, người Chăm ở An Giang là 60 mẫu và Khmer Trà
Vinh là 59 mẫu.
- Dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ các báo cáo, tài liệu khoa học, niêm giám
thống kê, các nghiên cứu trước đây cũng như tham khảo các nhận định, đánh giá
của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.


- 10 -


Luận văn tốt nghiệp
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu 1: Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả với các tiêu
chí như tần suất, tỷ lệ, trung bình để phân tích các nguồn lực sẵn có của người
Chăm ở An Giang và Khmer ở Trà Vinh.
- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để phân tích
các nhân tố ảnh hưởng thu nhập người Chăm ở An Giang và Khmer ở Trà Vinh.
- Đối với mục tiêu 3: Phương pháp phân tích ma trận SWOT được sử dụng
để xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho người Chăm ở An Giang
và Khmer Trà Vinh.
Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp mô tả dữ liệu bằng các phép
tính và chỉ số thống kê như: số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch
chuẩn…là quá trình xử lý các số liệu thu thập nhằm đạt được các mục tiêu
nghiên cứu. Bước đầu tiên để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một
mẫu số liệu thô là lập bảng phân phối tần số.
Bảng phân phối tần số: Bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu
được sắp xếp thành từng tổ khác nhau. Để lập một bảng phân phối tần số trước hết
ta phải sắp xếp dữ liệu theo một thứ tự nào đó tăng dần hoặc giảm dần. Sau đó
thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xác định số tổ của dãy phân phối
Số tổ= [(2)* Số quan sát (n)]0.3333
Bước 2: Xác định khoảng cách tổ (k)
k= Xmax – Xmin/ số tổ
Xmax: Lượng biến lớn nhất của dãy phân phối
Xmin: Lượng biến nhỏ nhất của dãy phân phối
Bước 3: Xác định giới hạn trên và dưới của mỗi tổ.

Một cách tổng quát, giới hạn dưới của tổ đầu tiên sẽ là lượng biến nhỏ nhất
của dãy số phân phối, sau đó lấy giới hạn dưới cộng với khoảng cách tổ (k) sẽ
được giá trị cuả giới hạn trên, lần lượt cho đến tổ cuối cùng. Giới hạn trên của tổ
cuối cùng thường là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối.
Bước 4: Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào
giới hạn của tổ đó. Cuối cùng trình bày kết quả trên biểu bảng và sơ đồ.
- 11 -


Luận văn tốt nghiệp
Phân phối tần số tích lũy: Phân phối tần số tích lũy (hay tần số cộng dồn)
đáp ứng mục đích khác của phân tích thống kê là khi thông tin được đòi hỏi
muốn biết tổng số quan sát mà giá trị của nó thì ít hơn một giá trị cho sẵn nào đó.
Một số khái niệm:
- Giá trị trung bình: Mean, Average: bằng tổng tất cả các giá trị biến quan
sát chia cho số quan sát.
- Số trung vị (Median, kí hiệu: Me) là giá trị của biến đứng ở giữa của một
dãy số đã được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần. Số trung vị chia dãy số
làm 2 phần, mỗi phần có số quan sát bằng nhau.
- Mode (kí hiệu: Mo): là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số
hay trong một dãy số phân phối.
- Phương sai: là trung bình giữ bình phương các độ lệch giữa các biến và
trung bình của các biến đó.
- Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai.
Mô hình hồi quy đa biến
Hồi quy đa biến là thủ tục ước lượng các hệ số trong một phương trình hồi
quy, khi kết quả dự báo phụ thuộc một cách tuyến tính vào các biến mô tả.
Phương trình hồi quy tuyến tính tốt nhất được xác định thông qua sai số bình
phương tối thiểu.
Mô hình hồi quy đa biến có biến phụ thuộc là Y, phụ thuộc vào nhiều biến

độc lập X khác nhau. Do đó mô hình có dạng như sau:
Yi = βo + β1X1i + β2X2i +...... +βpXpi+ ei
Trong đó:
Ký hiệu Xpi biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ p tại quan sát thứ i.
βo: Hệ số tự do (hệ số chặn), nó là giá trị trung bình của biến Y khi βp = 0.
Các hệ số βp được gọi là hệ số hồi qui riêng phần.
Thành phần ei là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung
bình là 0 và phương sai không đổi σ2.
Độ phù hợp của mô hình:
- Đánh giá độ phù hợp của mô hình: Hệ số xác định R2 và R2 hiệu chỉnh
(Adjusted R square) được dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình. Vì R2 sẽ
tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình nên dùng R2 hiệu chỉnh sẽ an toàn
- 12 -


Luận văn tốt nghiệp
hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình, R2 hiệu chỉnh càng lớn thể hiện độ
phù hợp của mô hình càng cao.
- Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Để kiểm định độ phù hợp của mô
hình hồi quy đa biến ta dùng giá trị F ở bảng phân tích ANOVA. Giả thuyết H0:
β1 = β2 = …. = βp = 0. Nếu Sig F < α (α là mức ý nghĩa) thì bác bỏ giả thuyết H0,
khi đó mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho toàn tổng thể.
Nếu Sig F ≥ α thì chấp nhận giả thuyết H0, khi đó mô hình không phù hợp với tập
dữ liệu và không thể suy rộng ra cho toàn tổng thể (trong đó, mức ý nghĩa α được
sử dụng phổ biến là 1%, 5% và 10%).
- Ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình: βp đo lường sự thay
đổi giá trị trung bình Y khi Xp thay đổi 1 đơn vị, khi các biến độc lập còn lại
không đổi. Ngoài ra, đôi khi dùng hệ số Beta để so sánh khi các biến độc lập
không cùng đơn vị đo lường.
Ma trận SWOT

Phân tích SWOT là đưa các cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu ảnh
hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của của dịch vụ trong mối quan hệ tương
tác lẫn nhau, sau đó phân tích xác định vị thế chiến lược của dịch vụ.
S (Strengths)

W (Weaknesses)

SO

WO

ST

WT

O (Opportunities)
T (Threats)

Các bước lập ma trận SWOT:
- Liệt kê các cơ hội trong môi trường kinh tế xã hội, tự nhiên trong cộng
đồng người Chăm và Khmer để phát triển thu nhập.
- Liệt kê các mối đe dọa trong môi trường kinh tế, xã hội, tự nhiên ảnh
hưởng đến đồng bào người Chăm và Khmer.
- Liệt kê điểm mạnh chủ yếu của đồng bào người Chăm và Khmer để phát triển.
- Liệt kê các điểm yếu bên trong của đồng bào người Chăm và Khmer.
Trong đó:

- 13 -



Luận văn tốt nghiệp
- Chiến lược SO: Sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng những
cơ hội bên ngoài.
- Chiến lược WO: nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận
dụng những cơ hội bên ngoài.
- Chiến lược ST: sử dụng các điểm mạnh để tránh khỏi hay giảm đi những
ảnh hưởng đe dọa của bên ngoài.
- Chiến lược WT: là chiến thuật phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm
yếu bên trong và tránh những mối đe doạ của môi trường bên ngoài.
2.2.3 Khung nghiên cứu

Hình 2: Khung nghiên cứu

- 14 -


Luận văn tốt nghiệp

Chương 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Việt Nam là một quốc gia đa người với tổng số 54 dân tộc. Người Việt
(Kinh) chiếm hơn 90% dân số cả nước, sống tập trung chủ yếu trong vùng châu
thổ sông Hồng, các đồng bằng ven biển miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long
và các thành phố lớn. 53 người khác, tổng cộng hơn 8 triệu người, phân bổ chủ
yếu trên các vùng núi (chiếm 2/3 lãnh thổ) trải dài từ Bắc vào Nam. Trong số các
người thiểu số, đông nhất là Tày, Thái, Mường, Hoa, Chăm, Khơ-me, Nùng...
mỗi dân tộc trên dưới một triệu người. Người Việt ngay từ thế kỷ thứ 10 đã thiết
lập được một nền quân chủ tập trung. Người Chăm đã từng sớm có một nền văn

hoá rực rỡ. Người Tày, Nùng và Khơ-me đã đạt đến một giai đoạn phát triển cao
với sự xuất hiện các tầng lớp xã hội khác nhau. Nhiều dân tộc còn chia thành
đẳng cấp, đặc biệt là các bộ tộc sống trên các vùng núi.
Một số dân tộc ít người đã biết các kỹ thuật canh tác khá thành thục. Họ đã
sớm canh tác lúa trên ruộng ngập nước và tiến hành tưới tiêu. Số khác tiến hành
săn bắn, đánh cá, hái lượm và sống bán du mục. Mỗi nhóm người đều có nền văn
hoá riêng biệt, giàu có và độc đáo. Tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc cũng
hết sức khác biệt. Tuy nhiên, bên trên của sự khác biệt này đã hình thành sự đoàn
kết căn bản giữa các dân tộc, kết quả của một quá trình hợp tác qua nhiều thế kỷ
trên cùng mảnh đất Việt Nam.
Ngay từ thế kỷ đầu tiên của thời kỳ lịch sử, đã hình thành quá trình bổ sung
lẫn nhau trong quan hệ kinh tế giữa nhân dân đồng bằng và các người miền núi.
Tình đoàn kết này không ngừng được củng cố qua các cuộc đấu tranh chống
ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc. Thông qua cuộc đấu tranh chung để bảo vệ và xây
dựng đất nước và quá trình hỗ trợ lẫn nhau để tồn tại và phát triển, một cộng
đồng chung giữa người Việt và các dân tộc ít người đã hình thành và không
ngừng được củng cố và phát triển. Tuy vậy, trên thực tế còn tồn tại một khoảng
cách rõ rệt về đời sống vật chất và tinh thần giữa các dân tộc vùng đồng bằng và
miền núi cũng như giữa các dân tộc ít người. Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều
- 15 -


Luận văn tốt nghiệp
chính sách cụ thể và những ưu đãi đặc biệt để giúp đỡ đồng bào miền núi đuổi
kịp miền xuôi, đồng thời cố gắng phát triển và gìn giữ bản sắc văn hoá truyền
thống của mỗi dân tộc. Hiện nay, các chương trình hỗ trợ cho dân tộc thiểu số:
chương trình cung cấp trang bị các trạm y tế - vệ sinh trong mỗi làng; chương
trình chống sốt rét; chương trình xây dựng các trường học miễn phí cho trẻ em
các dân tộc ít người; chương trình định canh định cư; các dự án nghiên cứu tạo
chữ viết cho các dân tộc, tìm hiểu và phát triển văn hoá truyền thống của mỗi dân

tộc... đã thu được những kết quả tốt.
3.2 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI CHĂM Ở AN
GIANG VÀ KHMER Ở TRÀ VINH
3.2.1 Giới thiệu khái quát về địa bàn cưu trú của người Chăm tỉnh An Giang
Đồng bào người chăm ở An Giang sống tập chung chủ yếu ở các huyện: An
Phú, Châu Phú, Châu Thành, Tân Châu.
3.2.1.1 An Phú
An Phú là một huyện thuộc tỉnh An Giang, nằm ở đỉnh cực Tây của vùng
Tây Nam Bộ, ăn sâu vào lãnh thổ Camphuchia. Đây cũng là nơi tiếp nhận dòng
chảy đầu tiên của sông Hậu từ Campuchia vào Việt Nam.
Địa lí


Phía Tây và Bắc giáp Campuchia, đường biên giới dài khoảng 40,5 km.



Phía Đông giáp thị xã Tân Châu.



Phía Nam giáp ngã ba sông Hậu ở Châu Đốc.
Huyện có địa thế chia làm 3 phần, sông Hậu chạy xuyên ở giữa chia đôi

mảnh đất, đồng thời sau nhiều năm phù sa tích tụ tạo nên cù lao An Phú nổi lên
giữa sông chia thành 2 nhánh nhỏ: nhánh bên bờ tây rộng chừng 300m (gọi là
sông Bình Di), nhánh bên bờ Đông hơi rộng hơn.
Hầu hết diện tích huyện An Phú đều là đồng bằng, có nhiều nơi bị ngập
úng thường xuyên. Đất đai chủ yếu là đất phù sa. Hàng năm, An Phú chịu ảnh
hưởng của mùa lũ hay còn gọi là mùa nước nổi. Thời gian ngập lụt kéo dài khá

lâu, thường là khoảng 6 tháng nên có ảnh hưởng rất lớn đến tập quán sinh hoạt,
sản xuất của người dân.
Địa thế của An Phú khá thuận lợi, án ngữ nơi đầu nguồn của sông Mê Kông
khi từ Campuchia vào Việt Nam, nằm trên tuyến đường giao thông thủy nối liền
- 16 -


Luận văn tốt nghiệp
các tỉnh miền Tây ven sông Hậu Việt Nam với thủ đô Phnôm Pênh của
Campuchia. Trước đây việc giao thông ở An Phú với Châu Đốc khá bất tiện vì
phải qua phà, hiện nay cầu Cồn Tiên đã hoàn thành tạo sự thông suốt giao thông.
Hành chính
An Phú có hai thị trấn là An Phú và Long Bình với 12 xã là: Khánh An,
Phú Hữu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu, Nhơn Hội, Phú Hội, Vĩnh Hội Đông, Khánh
Bình, Quốc Thái, Phước Hưng, Đa Phước, Vĩnh Trường.
Trước năm 1975 An Phú là một bộ phận của tỉnh Long Châu Tiền, rồi tách
thành quận An Phú; sau 1975 thì sáp nhập với huyện Tân Châu thành huyện Phú
Châu. Đến năm 1992 thì lại tách ra thành huyện An Phú như hiện nay.
Giáo dục
Toàn bộ các xã, thị trấn đều có trường học từ cấp mẫu giáo đến trung học
cơ sở, huyện có 4 trường trung học phổ thông là: THPT An Phú, THPT Quốc
Thái, THPT bán công An Phú, THPT Vĩnh Lộc. Ngoài ra còn có 1 trung tâm
giáo dục thường xuyên.
3.2.1.2 Châu Phú
Huyện Châu Phú cách thành phố Long Xuyên 20km về phía Nam và cách
thị xã Châu Đốc 20km về phía Bắc.
Huyện gồm 12 xã và 1 thị trấn: xã Khánh Hòa, Mỹ Đức, Mỹ Phú, Ô Long
Vĩ, Vĩnh Thạnh Trung, Thạnh Mỹ Tây, Bình Long, Đào Hữu Cảnh, Bình Phú,
Bình Chánh, Bình Mỹ, thị trấn Cái Dầu và xã cù lao Bình Thủy.
Huyện giáp với con sông Hậu hai mùa mưa nắng, trong xanh khi mùa nắng,

đục ngầu khi mùa mưa. Dọc theo sông Hậu có những kênh rạch dẫn nước vào
đồng như Kênh Thầy Phó, Kênh Bình Mỹ, kênh xáng Cây Dương, Phù Dật, Chữ
S, kênh xáng Vịnh Tre, Cần Thảo, kênh Đào... Trước năm 1968 huyện Châu Phú
rất rộng lớn, con sông Hậu hầu như chảy gọn qua giữa lòng của huyện Châu Phú
bởi vì có 4 xã của huyện Phú Tân hiện giờ tiếp giáp với sông Hậu thuộc Châu
Phú ngày xưa là: Hòa Lạc, Hưng Nhơn, Hiệp Xương, Bình Thạnh Đông.
3.2.1.3 Châu Thành
Huyện Châu Thành nằm tiếp giáp thành phố Long Xuyên, với tổng diện
tích tự nhiên 34.682 ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 29.252ha, dân số
171.480 người với 34.018 hộ, huyện Châu Thành có 13 xã - thị trấn với 63 ấp;
- 17 -


×