Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU CHÈ Ở CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.02 KB, 24 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU CHÈ Ở CÁC DOANH
NGHIỆP KINH DOANH XUẤT KHẨU
1.1. Chè và sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu chè đối với Việt Nam nói chung và
các doanh nghiệp xuất khẩu chè nói riêng
1.1.1. Chè và khái niệm xuất khẩu chè
1.1.1.1. Khái niệm chè
Từ xa xưa, chè đã được biết đến không chỉ như một thứ nước giải khát
thông dụng, bồi bổ sức khỏe mà còn có tác dụng chữa và ngăn ngừa một số lọai
bệnh. Thú uống chè vào mỗi sớm mai (thậm chí, có người còn thưởng thức chè
vào buổi tối mà không sợ mất ngủ) là thói quen của nhiều người Việt Nam. Có
người thích độc ẩm, một bình chè, một chén tống. Cạn bình, hết nước một là có
thể bắt đầu một ngày mới. Nếu có bạn tâm giao thì sẽ thành “đối ẩm”, “song
ẩm”, “tứ ẩm” hoặc “quần ẩm”. Có bình chè ngon, gọi bạn hiền đến cùng thưởng
thức, đó là nét văn hóa từ lâu đời của cha ông ta. Khi đã đưa lên thành nghệ
thuật thì ngoài mục đích giải khát, uống chè còn có ý nghĩa nhân văn, thể hiện
tâm hồn, tình cảm và nhân cách của con người. Nghệ thuật uống chè và thưởng
thức chè là sự thể hiện nét vǎn hoá rất riêng của từng đất nước, dân tộc. Mỗi nơi
có cách thưởng thức chè của riêng mình.
Cây chè xuất hiện từ lúc nào trên quà địa cầu này chưa ai xác định được,
theo như các bảng thống kê việc sản xuất chè trên thế giới và kho dữ liệu về chè
của Trung Hoa đã làm cho người ta lầm tưởng rằng quê hương của cây chè là
Trung Quốc hay Ấn Ðộ. Nhưng theo các tài liệu xưa cổ và kết quả nghiên cứu
gần đây của những nhà khoa học và hiệp hội chè thì chè không xuất xứ từ Trung
Hoa hay Ấn Ðộ (người ta không tìm thấy cây chè thiên nhiên hay cây chè hoang
mọc ở các vùng châu thổ sông Hoàng Hà hay sông Hằng Hà).Quê hương thật sự
của cây chè ở tận mãi phương Nam. Mặc dù người Trung Hoa đã biết đến cây
chè từ thời nhà Châu (1134 -770 BC) nhưng mãi đến đời nhà Tuỳ (581 - 618
AC) chè mới được du nhập vào Trung Quốc từ hai nước Nam Chiếu và Nam
Việt. Ðến đất Tàu chè được chăm sóc kỹ lưỡng và tinh vi, sau khoảng thời gian
dài, chè được đưa lên hàng nghệ thuật. Hiện nay trên thế giới có trên 40 dân tộc
có thói quen dùng chè làm thức uống. Người Nhật biết uống chè vào khoảng


năm 600 sau Tây lịch. Năm 1610 những thuyền buôn người Ðức nhập cảng chè
lần đầu tiên vào Âu châu từ hai nước Tàu và Nhật. Năm 1650, các thuyền buôn
người Ðức nhập cảng chè vào lãnh địa Mỹ Châu.
Cùng với sự phát triển và hội nhập rộng rãi kinh tế xã hội, ngành chế biến
chè trong nước và thế giới cũng bung ra với những bước tiến ào ạt về số lượng
và chất lượng. Khái niệm về chè hiện nay không còn bó hẹp trong phạm vi các
lọai chè chế biến từ cây chè. Nhiều loài thảo dược được trưng dụng để bổ sung
vào danh sách các lọai chè đang có mặt trên thị trường. Có thể ai đó phàn nàn
rằng, mấy thứ cây cỏ đó làm lệch khái niệm tinh khiết của chè; rằng, đã là chè
thì chỉ có thể được chế biến từ cây chè. Song, với định nghĩa, chè là thứ sản
phẩm dùng để giải khát và chữa bệnh thì bất cứ thứ gì na ná đều có thể gọi là
chè. Do vậy, thị trường chè đang nở rộ với vô số loại chè thảo dược uống liền :
chè Atiso, chè khổ qua, chè cỏ ngọt, chè trái nhàu, chè linh chi, chè dây, chè
đắng v.v…
1.1.1.2. Khái niệm xuất khẩu chè
Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa, dịch vụ từ quốc gia này sang quốc
gia khác trên cơ sở tiền tệ làm phương tiện thanh toán trên nguyên tắc ngang
giá. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế so sánh của mỗi
quốc gia khi có sự phân công lao động quốc tế.
Theo nghị định 57/1998/NĐ-CP(ban hành 31/7/1998) hướng dẫn về thi
hành luật thương mại đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thì “Hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá là hoạt động mua, bán hàng hoá của thương
nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng
hoá , bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu
hàng hoá”.
Xuất khẩu chè là hoạt động ngoại thương mà trong đó hàng hóa xuất khẩu
là chè. Hoạt động xuất khẩu chè nói riêng và các hàng nông sản nói chung là
một trong những hoạt động thương mại quan trọng của các nước nông nghiệp
như Việt Nam, đó là việc đưa các sản phẩm chè, nông sản bán trên thị trường
thế giới, thu ngoại tệ, góp phần tăng thu nhập người nông dân, tạo công ăn việc

làm cho người lao động, tăng GDP của đất nước…
Chè là mặt hàng nông sản do đó xuất khẩu chè mang những đặc điểm của
xuất khẩu hàng nông sản, đó là:
• Giá cả chè xuất khẩu phụ thuộc vào tính thời vụ của việc sản xuất chè nên
sẽ khác nhau trong từng khoảng thời gian khác nhau cùng một năm.
• Mặt hàng chè có cầu co giãn theo giá thấp do chè không phải là mặt hàng
thiết yếu hay xa xỉ.
• Chất lượng thường không được đồng đều do việc thu mua nhỏ lẻ, phân tán
và phụ thuộc nhiều vào đặc điểm khí hậu thổ nhưỡng nơi trồng.
• Việc xuất khẩu thường gặp phải các rào cản kỹ thuật về mức độ an toàn vệ
sinh, hàm lượng chất bảo vệ thực vật…
1.1.2. Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu chè
1.1.2.1. Nhu cầu về chè trên thế giới và khả năng xuất khẩu chè của Việt Nam
a) Nhu cầu về chè trên thế giới
Cầu về sản phẩm chè chịu tác động của các nhân tố sau:
- Sức mua hay nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng, đây là yếu tố
quyết định đến quy mô và dung lượng thị trường, ở một mức độ nhất định đóng
vai trò điều tiết sản xuất.
- Giá cả sản phẩm chè trên thị trường, chủng loại và chất lượng của chè xuất khẩu
- Giá cả của những hàng hóa có liên quan, đặc biệt là hàng hóa thay thế như: cà
phê, nước khoáng, nước giải khát…
- Các yếu tố thuộc về khẩu vị sở thích của người tiêu dùng đối với từng sản phẩm
chè
- Yếu tố văn hóa chè ở từng quốc gia
Bảng 01: Tình hình tiêu thụ chè của một số quốc gia chính
Đơn vị: nghìn tấn
Nước 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Argentina
259.3
7

282.25 257.78 247.57 254.07 264.89 278.13
Brazil
511.8
4
481.73 575.91 476.89 414.51 359.02 370.23
China
482.1
8
483.22 465.39 531.37 614.57 553.44 594.75
India
658.3
9
667.68 675.44 681.66 685.8 688.48 698.4
Kazakhstan 16.43 18.31 8.99 9.89 3.25 8.09 7.34
Iran,Islami
c
Rep
66.36 64.09 61.66 56.93 48.41 40.52 36,82
Pakistan
109.9
8
105.89 102.26 106.6 111.93 119.21 121.12
Russian
Federation
166.3
1
168.16 167.94 168.5 171.23 175.32 179.5
SyrianArab
Republic
37.24 37.64 40.15 43.23 45.01 38.17 43.33

USA
102.2
7
104.58 106.25 108.31 111.01 114.05 120.24
England
134.4
4
133.64 131.29 126.79 124.62 124.01 123.79
(Nguồn: Số liệu FAO, 2009)
Theo dự báo nhu cầu chè trên thế giới sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
Trung đông, nhất là các nước xuất khẩu dầu mỏ vẫn là một trong những thị
trường tiêu thụ chè mạnh nhất. Nhu cầu ở Iran, Ai Cập, và Pakixtan cũng sẽ
tăng nhiều. Mặc dù liên tục giảm trong các năm 2005, 2006, 2007 nhưng mức
tiêu thụ chè ở các nước Châu Âu sẽ tăng trong vài năm tới. Phần lớn các nước
xuất khẩu chè và một số nước nhập khẩu chè như Pakixtan và Iran đang tích cực
khuyến khích sản xuất chè thông qua việc mở rộng và trẻ hóa các vùng trồng
chè. Mới đây nhất, chính phủ Ấn Độ đã thông báo một chương trình rộng lớn về
khôi phục sản xuất chè thông qua giảm thuế cho nông dân.
b) Khả năng xuất khẩu chè của Việt Nam
Theo tính toán của hiệp hội chè thì hiện nay nước ta đã có khoảng 110
nghìn ha trồng chè, với năng xuất khoảng hơn 80 nghìn tấn/năm. Nếu như đến
năm 2015 có thể mở rộng diện tích trồng chè đến 135 nghìn ha thì lượng cung
sẽ thừa cho nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Khả năng cung thực tế của sản phẩm chè cũng phụ thuộc vào một số yếu tố
cơ bản như:
- Giá cả các yếu tố đầu vào
- Giá cả của hàng hóa chè trên thị trường
- Giá cả của các sản phẩm cạnh tranh
- Trình độ chuyên môn hóa và tập trung hóa trong sản xuất nông nghiệp
- Các nhân tố thuộc về cơ chế chính sách của chính phủ trong việc lưu

thông, xuất khẩu sản phẩm chè trong từng thời kỳ.
- Các yếu tố thuộc về môi trường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng…
Ngành chè Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và một điều quan
ngại là giá chè xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng ngày càng giảm trên thị trường thế
giới. Đứng đầu danh sách nhập khẩu chè Việt Nam là Iraq, Pakistan, Đài Loan,
Nga, Ấn Độ, Ba Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Bỉ, chiếm 90,86% khối lượng và
89,9% trị giá. Tuy nhiên, thị phần chè Việt Nam tại những nước này vẫn còn
nhỏ bé và đang bị cạnh tranh gay gắt. Khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam
hiện nay mới chỉ chiếm 3-4% tổng lượng chè xuất khẩu của thế giới.
Tại châu Á, Việt Nam có 2 khách hàng lớn là Nhật Bản và Đài Loan.
Trong đó, Nhật là một thị trường đầy triển vọng với tổng nhu cầu 136.000
tấn/năm và sản xuất trong nước của Nhật chỉ có thể đáp ứng khoảng 90.000
tấn/năm. Mặt hàng chè đen đang đặc biệt được ưa chuộng trên thị trường này.
Chè Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6,5% tỷ trọng và giá thành chỉ bằng 35% so
với giá 3.400 USD/tấn nhập khẩu từ các nước khác.
Với EU, nhu cầu chè của khối này chủ yếu đều được đáp ứng bằng nhập
khẩu với gần 300.000 tấn/năm. Nhưng chè Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1-1,5%
tổng kim ngạch. Giá chè của Việt Nam tại đây chỉ bằng 40% so với mặt bằng
giá 2.500 USD/tấn nhập khẩu từ các nước khác.
Nga là thị trường truyền thống giàu tiềm năng với sức tiêu thụ khoảng
147.000-162.000 tấn/năm mà sản xuất chỉ đáp ứng 1% nhu cầu. Tuy nhiên, giá
chè Việt Nam vào Nga cũng mới chỉ bằng 75% so với giá 1.330 USD/tấn nhập
khẩu từ các nước khác. Thêm vào đó, chè Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh gay
gắt của Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc và Indonesia.
Hoa Kỳ, nước tiêu thụ chè lớn thứ 8 thế giới với tổng lượng nhập
hàng/năm khoảng 149.000 tấn (chè đen chiếm 84%). Năm 2008, chè Việt Nam
xuất khẩu vào đây là 2.420 tấn (chiếm 3% thị trường chè chiết xuất tại Hoa Kỳ),
trong đó, chè đen OPA chiếm 80% tổng giá trị xuất khẩu vào thị trường này.
Giá chè xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ thấp hơn nhiều so với giá chè của
các nước khác. Giá chè đen nhập khẩu vào Hoa Kỳ năm 2008 bình quân là

1.320 USD/tấn (giá FAS ở cảng xếp hàng nước xuất khẩu) trong khi đó, giá
nhập từ Việt Nam chỉ là 740 USD/tấn, bằng 56% giá bình quân nói trên. Đây
cũng là một thị trường chè có đòi hỏi rất khắt khe với sự kiểm soát chặt chẽ của
Cơ quan Quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Pakistan: Dự báo, đến năm 2015, Pakistan sẽ là nước nhập khẩu chè lớn
nhất thế giới. Nước này có nhu cầu thị trường hàng năm khoảng 150.000 tấn.
Trong đó, chỉ có 5% chè xanh, còn lại là chè đen. Năm 2008, Việt Nam xuất
14.260 tấn vào nước này nhưng chủ yếu lại là chè xanh. Tuy nhiên, thuế nhập
khẩu chè của Pakistan cao hơn so với các nước khác.
1.1.2.2. Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu chè
Văn hoá chè có một vai trò nổi bật trong di sản văn hoá Việt Nam, là đồ
uống phổ biến nhất, "quốc thuỷ", là chỗ dựa tâm linh của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam. Hiếm có một nơi nào trên thế giới lại được thiên nhiên ưu đãi, hầu
như cho phép trồng chè ở khắp nơi. Về phân bố địa lý hành chính, 32/61 tỉnh
thành trong cả nước có chè, từ Trung du - Miền núi phía Bắc, đồng bằng Bắc
Bộ, Bắc Trung Bộ đến Duyên hải miền Trung, 4 tỉnh Tây Nguyên và 3 đô thị
lớn nhất là Hà Nội, Hải Phòng và TP.HCM. Có những nơi như ở Đài Loan, phải
cậy từng viên đá, mua hoặc vận chuyển đất từ nơi khác đến nhưng ở nước ta,
những vùng trồng chè lớn như Trung du - Miền núi phía Bắc và Lâm Đồng
thường tập trung liền đồi, liền khoảnh. Việt Nam có đủ các loại chè nguyên sản,
núi cao trên mực nước biển > 1.000m có hương thơm tự nhiên, những cây chè
cổ thụ hầu như còn nguyên vẹn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Có những
giống chè địa phương trồng ngay ở trong vườn riêng của gia đình và cách pha
chế hết sức đặc biệt. Việc sản xuất chế biến chè đảm bảo nhu cầu tiêu dùng
trong nước, có dư thừa dẫn đến nhu cầu xuất khẩu sản phẩm chè. Những thuận
lợi đó chính là tiền đề quan trọng tạo lợi thế cho sản phẩm chè Việt Nam trên thị
trường thế giới.
Xuất khẩu chè là hoạt động tất yếu vì nó mang lại lợi ích to lớn cho quốc
gia thể hiện qua vai trò của nó:
- Xuất khẩu chè làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách, tạo nguồn vốn

ngoại tệ cho nhập khẩu, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước.
- Xuất khẩu chè góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
nông thôn, cải thiện đời sống người nông dân, tạo công ăn việc, làm tăng
thu nhập. Cây chè gắn liền với đời sống hàng chục vạn người nông dân
miền núi và trung du, hàng năm xuất khẩu chè giải quyết việc làm cho
hàng chục vạn lao động
- Xuất khẩu chè phát triển thúc đẩy sản xuất chè phát triển từ đó góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, cân bằng sinh thái. Cây chè
giúp tận dụng được lượng đất trống đồi trọc ở các vùng núi và trung du,
giúp chống xói mòn giảm thiên tai, điều hoà khí hậu và cân bằng môi
trường sinh thái.
- Xuất khẩu chè góp phần vào việc mở rộng quan hệ buôn bán với các nước
trên thế giới, tạo dựng mối quan hệ và xây dựng hình ảnh Việt Nam trên
trường quốc tế.
- Xuất khẩu chè cũng góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
mở rộng thị trường hàng hóa tiêu thụ trong nước, tạo điều kiện cho sản
xuất phát triển. Là cơ sở để tạo thêm vốn, đưa khoa học kỹ thuật công
nghệ tiên tiến của nước ngoài vào sản xuất.
Xuất khẩu chè nói riêng và xuất khẩu hàng hóa nói chung có nghĩa vô cùng
to lớn, mang lại lợi ích mọi mặt cho quốc gia. Đẩy mạnh xuất khẩu chè là hoạt
động cần thiết vì lợi ích của người nông dân trồng chè, lợi ích của các doanh
nghiệp sản xuất chế biến chè và lợi ích của quốc gia.
1.2. Nội dung xuất khẩu chè
1.2.1. Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm chè xuất khẩu
Là một quốc gia có truyền thống uống chè lâu đời, Việt Nam sản xuất và
tiêu thụ rất nhiều chủng loại chè, từ các loại chè truyền thống cho đến các loại
chè được du nhập từ nước ngoài. Việt Nam cũng là 1 trong những nước là quê
hương của cây chè (miền núi trung du Bắc Bộ) cùng với Trung Quốc, Ấn Độ...
Ngoài việc là thị trường tiêu thụ chè lớn, Việt Nam còn là nước xuất khẩu

chè đứng thứ 6 thế giới. Hiện nước ta có 150 đầu mối xuất khẩu chè và đã thâm
nhập thị trường của khoảng 60 nước trong đó chủ yếu là Irac, Pakixtan,
Apganixtan, Nga…ngay cả những nước xuất khẩu chè lớn như Trung Quốc, Ấn
Độ cũng nhập khẩu chè của Việt Nam. Các mặt hang chè xuất khẩu có thể kể
đến đó là:
Chè đen: chiếm phần trăm lớn nhất trên thị trường buôn bán chè thế giới,
theo quy trình công nghệ OTD: chè nguyên liệu tươi→ làm héo→ vò →lên men
→sấy khô→ sàng phân loại. Nước chè đen có màu nâu đỏ tươi, vị dịu, hương
thơm nhẹ. Sau khi sàng sẩy, phân loại (trong quá trình tinh chế) chia ra nhiều
loại như: OP, P, BOP, BP, FBOP, PS, F, D chất lượng từ cao đến thấp theo kích
thước của cánh chè.
Chè xanh (xưa gọi là chè lục): Sản xuất nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan, Việt Nam theo quy trình: chè nguyên liệu tươi → diệt men → làm nguội
→ vò →sấy khô→ sàng phân loại thành phẩm. Nước xanh vàng, tươi sáng, vị
chát mạnh, có hậu, hương thơm nồng mùi cốm. Diệt men bằng sao chảo gang
hoặc máy diệt men có nhiệt độ 230 đến 250oC (chè sao), hấp hơi nước nóng hay
hơi nước nóng (chè hấp), hay nhúng nhanh vào nước sôi (chè chần). Sấy khô
bằng hơi nóng, sao chảo (sao suốt), sấy than hoa , sấy lửa củi (chè lửa), hay
phơi nắng kết hợp sấy than (chè nắng) chất lượng rất khác.
Trong thời kỳ chiến tranh thống nhất đất nước, với sự giúp đỡ của Liên
Xô, Trung Quốc chè đen và chè xanh tăng nhanh về sản lượng, chủ yếu để xuất
khẩu, nhất là chè đen OTD. Thị trường trong nước có thêm các loại chè gói ướp
hương (Thanh Tâm, Thanh hương, Liên Hoa, Hồng Đào, Ba Đình, Đồng
Tâm…), chè ướp hoa, chè tiết kiệm (chè lá già, cẫng hương…), ngoài các chủng
loại truyền thống của thời kỳ trước.

×