Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

CHUẨN ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.7 KB, 50 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày
2013

tháng

năm

CHUẨN ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN
TỐT NGHIỆP NGÀNH DỊCH VỤ PHÁP LÝ
1. Ngành đào tạo:
Dịch vụ pháp lý
2. Tên chương trình đào tạo: Dịch vụ pháp lý
3. Tên chương trình đào tạo tiếng Anh: Legal Service
4. Bậc đào tạo:
Cao đẳng
5. Mã ngành đào tạo:
51380201
6. Mã tuyển sinh:
- Hà Nội: C380201
- Đà Nẵng: C 380201D
7. Hình thức đào tạo:
Chính quy tập trung, theo hệ thống niên chế
8. Thời gian đào tạo:
3 năm


9. Khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo: 168 đvht
(không tính học phần Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất)

- Kiến thức giáo dục đại cương:
40 đơn vị học trình
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 110 đơn vị học trình
+ Kiến thức cơ sở ngành:
27 đơn vị học trình
+ Kiến thức ngành:
83 đơn vị học trình
10. Bằng tốt nghiệp:
Cử nhân Dịch vụ pháp lý
11. Các Quy chế thực hiện trong quá trình đào tạo:
- Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy ban hành kèm theo Quyết
định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục & Đào tạo.
- Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng chính quy ban hành kèm theo Quyết
định số 469/QĐ-ĐHNV ngày 24 tháng 5 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội.
II. CHUẨN ĐẦU RA
1. Tiêu chuẩn chung

1


1.1. Nắm vững các Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, Đường
lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các
kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học Xã hội & Nhân văn.
1.2. Nắm vững kiến thức cơ bản, cơ sở và kiến thức ngành để tiếp thu
các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ở trình độ cao hơn.

1.3. Tích lũy đủ số học phần quy định của chương trình đào tạo, không
còn học phần bị điểm dưới 5,0.
1.4. Được xếp loại đạt ở kỳ thi tốt nghiệp các môn lý luận chính trị;
1.5. Điểm thi tốt nghiệp đạt từ 5,0 trở lên.
1.6. Có chứng chỉ GDQP-AN và GDTC.
2. Kiến thức chuyên môn
Phải nắm vững những kiến thức chuyên môn chính sau đây:
2.1 Về kiến thức cơ sở ngành:
- Hiểu và nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản về lý luận và lịch sử nhà
nước - pháp luật Việt Nam, tổ chức bộ máy nhà nước, hoạt động xây dựng văn
bản pháp luật.
- Hiểu và nắm vững quy định pháp luật của các ngành luật cơ bản trong
hệ thống pháp luật Việt như:
+ Ngành Luật nội dung: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự,
Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Thương mại, Luật Lao động,
Luật Môi trường, Luật Quốc tế, Luật Khiếu nại tố cáo;
+ Ngành Luật thủ tục: Luật Tố tụng hành chính, Luật Tố tụng hình sự, Luật
Tố tụng dân sự.
2.2. Về kiến thức chuyên ngành:
Áp dụng được những kiến thức chuyên ngành vào giải quyết các tình
huống phát sinh trong các lĩnh vực dịch vụ pháp lý như:
+ Dịch vụ hành chính công;
+ Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự, dân sự, thương mại.
3. Kiến thức bổ trợ
- Ngoại ngữ: Trình độ B Tiếng Anh;
- Tin học: Trình độ B về tin học ứng dụng.
4. Kỹ năng
4.1. Kỹ năng nghề nghiệp
- Kỹ năng vận dụng các quy định pháp luật vào giải quyết các tình huống
pháp lý phát sinh trong thực tiễn nghề nghiệp;

2


- Kỹ năng thực hiện đúng quy trình, thủ tục hành chính theo quy định
pháp luật;
- Kỹ năng tư vấn pháp lý cho hoạt động của cá nhân, tổ chức;
- Kỹ năng đánh giá các quy định của pháp luật để tham gia các hoạt động
nghiên cứu khoa học pháp lý.
4.2. Các kỹ năng khác có liên quan
- Kỹ năng phân tích, so sánh, thu thập và xử lý thông tin;
- Kỹ năng giao tiếp;
- Kỹ năng đàm phán, thương lượng;
- Kỹ năng làm việc nhóm.
5. Thái độ
- Có ý thức kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp;
- Có đạo đức và động cơ nghề nghiệp đúng đắn;
- Yêu nghề, biết chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp với đồng nghiệp;
- Năng động, sáng tạo trong công việc.
6. Sức khỏe
Đạt yêu cầu về sức khỏe để tham gia tuyển dụng công chức, viên chức.
7. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp
- Trong khu vực công: Làm việc trong hệ thống cơ quan nhà nước từ trung
ương đến địa phương; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội;
- Trong khu vực tư: Làm việc trong các công ty luật, văn phòng luật sư, các
tổ chức xã hội – nghề nghiệp khác, các loại hình doanh nghiệp Việt Nam, doanh
nghiệp nước ngoài; các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ;
- Tham gia nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo.
8. Các chương trình tài liệu chuẩn Quốc tế mà nhà trường tham khảo
- Chương trình khung giáo dục Đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
HIỆU TRƯỞNG


3


NGƯT.TS. Triệu Văn Cường

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày
2013

tháng

năm

CHUẨN ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN
TỐT NGHIỆP NGÀNH NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
A. BẬC ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC
1. Tên ngành đào tạo: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
2. Tên ngành tiếng Anh: Human resource Management
3. Trình độ đào tạo: Đại học chính quy
4. Mã ngành đào tạo: D52340404
5. Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học và tương
đương.
6. Thời gian đào tạo: 04 năm

7. Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo cử nhân đại học ngành quản trị nhân lực có bản lĩnh chính trị, phẩm
chất đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt; nắm vững kiến thức chuyên môn về
công tác quản trị nhân lực; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo giải quyết
những vấn đề thuộc chuyên ngành góp phần phát triển tổ chức, doanh nghiệp và
đất nước.
8. Chuẩn đầu ra

8.1. Chuẩn về kiến thức
- Cử nhân ngành Quản trị nhân lực được trang bị những khối kiến thức đại
cương, cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành về khoa học xã hội, khoa học quản
lý, quản lý nhà nước và quản trị nhân lực, như: Hoạch định nhân lực; Phân tích
4


công việc và xác định vị trí việc làm; Tuyển dụng, bố trí nhân lực; Lập kế hoạch
đào tạo và phát triển nhân lực; Tiền lương- Tiền công; Kỷ luật, khen thưởng và
cải thiện mối quan hệ lao động.
- Kiến thức về ngoại ngữ: Đạt trình độ B theo chuẩn Bộ Giáo dục và Đào
tạo quy định.
- Kiến thức về tin học: Đạt trình độ theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào
tạo; Sinh viên có khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng, các phần mềm
quản trị nhân lực và một số phần mềm khác tương đương.
8.2. Chuẩn về kỹ năng
Sinh viên tốt nghiệp có các kỹ năng phục vụ cho công việc như:
- Kỹ năng phân tích, đánh giá nhân lực;
- Kỹ năng tham mưu, tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động
quản lý;
- Kỹ năng giải quyết tình huống, xung đột;

- Kỹ năng đàm phán, giao tiếp;
- Kỹ năng ra quyết định quản lý;
- Kỹ năng lãnh đạo.
8.3. Chuẩn về thái độ
- Có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt; có nếp sống văn hóa lành mạnh, lập
trường tư tưởng vững vàng, chí công vô tư trong giải quyết công việc; có động
cơ lành mạnh, trong sáng, không vụ lợi bản thân; luôn vì lợi ích của tổ chức, xã
hội để phục vụ cống hiến. Luôn có tinh thần phục vụ cộng đồng, tổ chức, đồng
nghiệp.
8.4. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp đủ năng lực đảm nhận các vị trí công việc sau:
- Chuyên viên, quản lý phụ trách nhân lực tại các Phòng Tổ chức cán bộ,
Vụ tổ chức cán bộ thuộc các cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ; các Sở Nội vụ,
Phòng Nội vụ; cơ quan Đảng, các Tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp;
- Chuyên viên, quản lý trong các lĩnh vực: tuyển dụng, tiền lương - tiền
công, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng kỷ luật, quy hoạch phát triển cán bộ,
thanh tra cán bộ;
5


- Sinh viên tốt nghiệp có khả năng nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào
tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như các trường Đại học, Cao đẳng, các
Trung tâm, Viện nghiên cứu.
8.5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học tập ở các bậc học cao hơn như cao học,
nghiên cứu sinh trong các trường thuộc hệ thống giáo dục của Việt Nam và quốc
tế có công nhận hệ thống giáo dục của Việt Nam và liên kết với trường Đại học
Nội vụ Hà Nội./.
B. BẬC ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
1. Tên ngành đào tạo: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

2. Tên ngành tiếng anh: Human resource Management
3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng chính quy
4. Mã ngành đào tạo: C340404
5. Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học và tương đương.
6. Thời gian đào tạo: 03 năm
7. Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo cử nhân cao đẳng quản trị nhân lực có bản lĩnh chính trị, phẩm chất
đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt; nắm vững kiến thức chuyên môn về công
tác quản trị nhân lực; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo giải quyết những
vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo.
8. Chuẩn đầu ra
8.1. Chuẩn về kiến thức
- Cử nhân cao đẳng ngành Quản trị nhân lực được trang bị những khối kiến
thức đại cương, cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành về khoa học xã hội, khoa
học quản lý, quản lý nhà nước và quản trị nhân lực như: Hoạch định nhân lực;
Phân tích công việc và xác định vị trí việc làm; Tuyển dụng, bố trí nhân lực; Lập
kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực; Tiền lương -Tiền công; Kỷ luật, khen
thưởng và cải thiện mối quan hệ lao động.
- Kiến thức về ngoại ngữ: Đạt trình độ A theo quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo
- Kiến thức về tin học: Sinh viên sử dụng thành thạo tin học văn phòng.
6


8.2.Chuẩn về kỹ năng
Sau khóa học sinh viên có các kỹ năng phục vụ cho công tác quản lý trong
lĩnh vực ngành như:
- Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính;
- Kỹ năng phát triển quan hệ lao động;

- Kỹ năng xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân lực;
- Kỹ năng giao tiếp;
- Kỹ năng tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động quản lý;
8.3. Chuẩn về thái độ
- Có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, có nếp sống văn hóa lành mạnh, chí
công vô tư trong giải quyết công việc, có động cơ lành mạnh, trong sáng, không
vụ lợi bản thân luôn vì lợi ích của tổ chức, xã hội để phục vụ cống hiến. Luôn nỗ
lực, tự giác trong công việc; Có tinh thần phục vụ cộng đồng, tổ chức, đồng
nghiệp.
8.4. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp
Sinh viên có đủ năng lực đảm nhận các công việc:
- Chuyên viên, làm công tác nhân lực tại việc tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc chính phủ, các Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ và các tổ chức phi chính
phủ và tại các doanh nghiệp.
- Chuyên viên trong các lĩnh vực như: tuyển dụng, tiền lương - tiền công,
đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng kỷ luật, quy hoạch phát triển cán bộ, thanh tra
cán bộ;
8.5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội học tập ở bậc học Đại học trong các trường
thuộc hệ thống giáo dục của Việt Nam và quốc tế có công nhận hệ thống giáo
dục của Việt Nam và liên kết với trường Đại học Nội vụ Hà Nội./.
9. Các chương trình tài liệu chuẩn Quốc tế mà nhà trường tham khảo
- Chương trình khung giáo dục Đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

7


HIỆU TRƯỞNG

NGƯT.TS. Triệu Văn Cường


BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày
2013

tháng

năm

CHUẨN ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN
TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA
Mã ngành: C220342
Bậc đào tạo: Bậc Cao đẳng
Hệ: Chính quy
Chương trình giáo dục đại học ngành Quản lý văn hóa trình độ cao đẳng
nhằm đào tạo cử nhân ngành Quản lý văn hóa có trình độ lý luận và nghiệp vụ
về tổ chức các hoạt động trong ngành Văn hóa thông tin. Sau khi tốt nghiệp,
sinh viên ngành Quản lý văn hóa phải đạt được các yêu cầu sau:
1. Trình độ kiến thức
1.1. Kiến thức nền tảng
- Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
nhà nước về lĩnh vực văn hóa, có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, văn
thư lưu trữ; kiến thức cơ bản về kinh tế học văn hóa.
8



- Nắm được những kiến thức cơ bản, hệ thống về khoa học xã hội và nhân
văn, đặc biệt là lịch sử văn hóa dân tộc.
1.2. Kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu
- Nắm vững kiến thức về khoa học tổ chức quản lý, các phương pháp
quản lý điều hành chung và các phương pháp quản lý điều hành đặc thù trong
lĩnh vực văn hóa.
- Nắm vững những kiến thức về văn hóa nghệ thuật đủ để thưởng thức,
thẩm định và tổ chức hoạt động sáng tạo. Am hiểu về các hoạt động văn hóa
cộng đồng, đời sống văn hóa cơ sở, di sản văn hóa hóa dân tộc, các loại hình
dịch vụ văn hóa.
- Nắm được những kiến thức cơ bản về thông tin, truyền thông, tuyên
truyền, cổ động và marketing dịch vụ văn hóa.
2. Năng lực nhận thức, tư duy, kỹ năng thực hành
- Có kỹ năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và đề xuất xây dựng chính
sách văn hóa;
- Có kỹ năng tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật như
marketing văn hóa nghệ thuật, gây quĩ và thu hút tài trợ, giáo dục nghệ thuật,
quản lý các hoạt động mỹ thuật, quản lý nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật,
quản lý di sản gắn với phát triển du lịch, kỹ năng xây dựng và quản lý dự án văn
hóa, phát triển văn hóa cộng đồng; kỹ năng quản lý rủi ro.
- Các kỹ năng hỗ trợ như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,
làm việc độc lập, kỹ năng xử lý tình huống, phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ
năng giao tiếp;
- Quan sát, phân tích, đánh giá, bình luận sự kiện và các vấn đề văn hóa - xã hội;
- Viết bài, biên tập với nhiều thể loại báo chí dưới dạng: tin, bài, phỏng
vấn, phóng sự, tường thuật, nghị luận;
- Lập kế hoạch truyền thông, xây dựng chiến lược, chiến dịch truyền thông;
- Kỹ năng soạn thảo văn bản hướng dẫn, vận dụng pháp luật vào đời sống

phù hợp với địa phương;
- Kỹ năng tổ chức các dịch vụ văn hóa.

9


- Kỹ năng xây dựng thực hiện các chương trình du lịch, tham quan,
nghiên cứu tại các điểm văn hóa, di tích lịch sử tại địa phương.
3. Phẩm chất nhân văn
- Có lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống
lành mạnh;
- Có ý thức phục vụ có trách nhiệm công dân;
- Biết trân trọng giá trị của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa nghệ thuật,
các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể;
- Yêu nghề, tâm huyết say mê, với các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa
nghệ thuật, có tinh thần trách nhiệm và có đạo đức nghề nghiệp; có hoài bão về
nghề nghiệp
- Tác phong chuyên nghiệp; chủ động khẩn trương, tích cực, năng động,
sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ;
- Năng động, linh hoạt, tự tin, khiêm tốn, cầu tiến.
4. Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh cấp độ A1 Khung Châu Âu Chung
5. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
- Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công tác tại các
tổ chức văn hóa nghệ thuật thuộc khu vực nhà nước, tư nhân hay nước ngoài;
- Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại Phòng Văn hóa Thông tin, Sở
Văn hóa - Thể thao & Du lịch, các Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa, Ban quản
lý di tích, quản lý lễ hội, các cơ quan thuộc các Bộ, Ngành có chức năng xây
dựng chính sách văn hóa và tổ chức quản lý văn hóa, các tổ chức đoàn thể;
- Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí hướng dẫn viên,
phương pháp viên, thanh tra viên của ngành Văn hóa.

- Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty tổ chức sự kiện,
công ty truyền thông, du lịch, các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật, các điểm
vui chơi, giải trí, bộ phận Marketing và quan hệ công chúng của các tổ chức,
doanh nghiệp;
- Sinh viên tốt nghiệp có thể thành lập các công ty biểu diễn nghệ thuật, tổ
chức sự kiện, mở các phòng tranh (gallery) hoặc làm việc như những nhân viên độc
lập (freelance) cho các chương trình, sự kiện, hay dự án văn hóa nghệ thuật.
10


6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng ngành Quản lý văn hóa có thể học tiếp
chương trình đào tạo Liên thông từ cao đẳng lên đại học tại Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội hoặc một số trường đại học khác;
- Theo nguyện vọng sinh viên có thể học văn bằng 2 về các ngành khoa
học xã hội và nhân văn;
- Ngoài ra, với kiến thức và kỹ năng được trang bị, sinh viên tốt nghiệp
có thể tiếp tục quá trình tự học suốt đời để không ngừng cập nhật kiến thức và
đổi mới, nâng cao năng lực tác nghiệp.
7. Các chương trình tài liệu chuẩn Quốc tế mà nhà trường tham khảo
- Chương trình khung giáo dục Đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
HIỆU TRƯỞNG

NGƯT.TS. Triệu Văn Cường
BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2013

CHUẨN ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN
TỐT NGHIỆP NGÀNH TIN HỌC ỨNG DỤNG
1. Tên ngành đào tạo: Tin học ứng dụng
2. Tên ngành tiếng Anh: Applied Informatics
3. Trình độ đào tạo: Bậc Cao đẳng, hệ chính quy
4. Mã ngành đào tạo: C480202
5. Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT và tương đương
6. Thời gian đào tạo: 03 năm
7. Mục tiêu đào tạo:
Cử nhân cao đẳng Tin học ứng dụng có bản lĩnh chính trị và đạo đức
nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có kiến thức cơ bản về khoa học máy tính, công
nghệ phần mềm, mạng máy tính và hệ thống thông tin. Sau khi học xong chương
trình, sinh viên có khả năng nắm vững và vận dụng kiến thức đã học vào thực
11


tiễn như: thiết kế xây dựng, bảo trì Website, có khả năng lập trình cơ bản; có khả
năng tham gia tính toán, nâng cấp, lắp ráp, kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng
như cài đặt, vận hành, bảo trì phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và
mạng máy tính. Biết xây dựng và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào
việc giải quyết những vấn đề đặc thù thuộc ngành Nội vụ như công tác quản lý
văn bản, tài liệu lưu trữ, … cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh khác trong
mọi lĩnh vực đời sống, xã hội.

8. Yêu cầu:
8.1.

Kiến thức:
- Trang bị những kiến thức về lý luận chính trị, Giáo dục thể chất, Giáo
dục An ninh – Quốc phòng để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học tự nhiên để
đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập
ở trình độ cao hơn.
- Có trình độ tiếng Anh cơ bản tương đương trình độ B và có kiến thức
tiếng Anh về chuyên ngành khoa học máy tính.
- Có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông, về mạng
máy tính và quản trị mạng máy tính, kiến trúc máy tính, hệ điều hành, cấu trúc
dữ liệu và giải thuật, cơ sở dữ liệu, kỹ thuật lập trình và phân tích &thiết kế hệ
thống thông tin, Công nghệ phần mềm, ...
8.2.

Kỹ năng:

- Có khả năng khảo sát thực tế, thu thập thông tin, phân tích và thiết kế hệ
thống thông tin.
-Có khả năng thiết kế, lập trình, xây dựng và ứng dụng phần mềm để giải
quyết các bài toán trong quản lý.
-Có khả năng quản trị và khai thác mạng, quản lý và sử dụng các hệ thống
máy tính, sử dụng các phương tiện hiện đại trong lĩnh vực công nghệ thông tin
và truyền thông.
- Có kỹ năng viết phần mềm và triển khai dự án công nghệ thông tin.
- Có kỹ năng mềm như: Có kỹ năng giao tiếp, hợp tác làm việc với cộng
đồng, có khả năng thuyết trình, biết cách tổ chức và liên kết các hoạt động tập
thể.

8.3.

Thái độ:

Cử nhân ngành Tin học ứng dụng có đạo đức và lối sống lành mạnh, có ý
thức tổ chức kỷ luật cao, có thái độ trung thực, trách nhiệm với công việc được
giao; có lòng say mê yêu nghề, có phương pháp làm việc khoa học, có ý thức
12


trách nhiệm xã hội; có tinh thần học hỏi, ý chí vươn lên, có khả năng tự học để
nâng cao năng lực chuyên môn và để hoàn thiện bản thân.
8.4.

Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp:

Cử nhân Cao đẳng ngành Tin học ứng dụng có năng lực đảm nhiệm được
các vị trí sau:
- Quản trị hệ thống thông tin trong các cơ quan, tổ chức; tổ chức chính trịxã hội, đặc biệt trong ngành Nội vụ.
- Làm việc tại các cơ quan công quyền trong các lĩnh vực quản trị mạng và
truyền thông, quản lý và triển khai các dự án phần mềm, quản trị hệ thống.
- Làm việc tại các doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin trong
điều hành sản xuất, kinh doanh; các lĩnh vực cung ứng sản phẩm và dịch vụ tin
học.
8.5.

Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường:

- Tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và tiếp thu nhanh các công
nghệ mới.

- Có khả năng tiếp tục học liên thông lên đại học cùng chuyên ngành hoặc
nhóm ngành khác tương đương.
9. Các chương trình tài liệu chuẩn Quốc tế mà nhà trường tham khảo
- Chương trình khung giáo dục Đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
HIỆU TRƯỞNG

NGƯT.TS. Triệu Văn Cường

13


14


BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày
2013

tháng

năm

CHUẨN ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KHOA HỌC THƯ VIỆN

I. BẬC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
Mã ngành: 320202
Hệ: Chính quy
Chương trình giáo dục đại học ngành Khoa học thư viện trình độ đại học
nhằm đào tạo cử nhân ngành Khoa học thư viện có trình độ lý luận và nghiệp vụ
về tổ chức các hoạt động trong thư viện hoặc cơ quan thông tin. Sau khi tốt
nghiệp, sinh viên ngành Khoa học thư viện phải đạt được các yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Nắm vững kiến thức, tổ chức các hoạt động nghiệp vụ cơ bản của khoa
học thư viện: lựa chọn, thu thập, bổ sung nguồn tin, tổ chức xử lý, lưu giữ, phân
tích, tổng hợp, tạo dựng các sản phẩm, dịch vụ và phân phối thông tin theo
phương pháp truyền thống và hiện đại;

15


- Có kiến thức và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
thư viện, am hiểu các loại hình thư viện;
- Nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học của ngành;
- Nắm vững những nội dung cơ bản về ngành Nội vụ.
2. Kỹ năng:
- Có kỹ năng phân tích, đánh giá trong hoạt động thư viện.
- Có kỹ năng thiết kế và xây dựng các sản phẩm và dịch vụ thư viện truyền
thống và hiện đại.
- Có kỹ năng thực hành thành thạo các hoạt động nghiệp vụ thư viện.
- Biết cách triển khai nghiên cứu khoa học ngành Khoa học thư viện.
- Có kỹ năng viết và nói.
- Có kỹ năng hợp tác làm việc nhóm và thuyết trình, kỹ năng giao tiếp.
- Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
- Thành thạo tin học văn phòng và tin học trong hoạt động thư viện.

3. Thái độ:
Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của
Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực thư viện. Có lập trường tư tưởng vững vàng,
có đạo đức và lối sống lành mạnh, có lòng say mê, yêu nghề. Có đạo đức nghề
thư viện, tinh thần trách nhiệm với công việc được giao và với người sử dụng
thư viện.
4. Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh cấp độ A2 Khung Châu Âu Chung
5. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
Cử nhân Khoa học thư viện biết đánh giá thực trạng tình hình hoạt động
thông tin thư viện của đơn vị và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác:
- Có thể đảm nhiệm tốt các công việc tại các thư viện, công ty, doanh
nghiệp có hoạt động liên quan tới lĩnh vực thư viện;
- Có khả năng tổ chức, quản lý và cung cấp thông tin trong hoạt động của
các cơ quan, tổ chức

16


- Có khả năng triển khai và ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt
động thực tiễn nghề nghiệp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả
phục vụ người dùng tin của thư viện;
- Có khả năng định hướng hoạt động đối với tất cả các loại hình thư viện:
xác định được chức năng, nhiệm vụ và xây dựng cơ cấu tổ chức, quản lý cho
từng thư viện cụ thể theo hướng truyền thống và hiện đại.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
- Học thạc sỹ, tiến sỹ trong và ngoài nước;
- Có khả năng tự học và phát triển chuyên môn;
- Tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực thông tin thư viện
.


II. BẬC ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG
Mã ngành: C320202
Hệ: Chính quy
Chương trình giáo dục đại học ngành Khoa học thư viện trình độ cao đẳng
nhằm đào tạo cử nhân ngành Khoa học thư viện có trình độ lý luận và nghiệp vụ
về tổ chức các hoạt động trong thư viện hoặc cơ quan thông tin. Sau khi tốt
nghiệp, sinh viên ngành Khoa học thư viện phải đạt được các yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Nắm vững kiến thức, tổ chức các hoạt động nghiệp vụ cơ bản của khoa
học thư viện: lựa chọn, thu thập, bổ sung nguồn tin, tổ chức xử lý, lưu giữ, phân
tích, tổng hợp, tạo dựng các sản phẩm, dịch vụ và phân phối thông tin theo
phương pháp truyền thống và hiện đại;
- Có kiến thức và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
thư viện, am hiểu các loại hình thư viện;
- Nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học của ngành;
- Nắm vững những nội dung cơ bản về ngành Nội vụ.
2. Kỹ năng:
17


- Có kỹ năng thực hành thành thạo các hoạt động nghiệp vụ thư viện.
- Có kỹ năng thiết kế và xây dựng các sản phẩm và dịch vụ thư viện truyền
thống và hiện đại.
- Có kỹ năng phân tích, đánh giá trong hoạt động thư viện.
- Có kỹ năng viết và nói.
- Có kỹ năng hợp tác làm việc nhóm và thuyết trình, kỹ năng giao tiếp.
- Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
- Thành thạo tin học văn phòng và tin học trong hoạt động thư viện.
3. Thái độ:

Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của
Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực thư viện. Có lập trường tư tưởng vững vàng,
có đạo đức và lối sống lành mạnh, có lòng say mê, yêu nghề. Có đạo đức nghề
thư viện, tinh thần trách nhiệm với công việc được giao và với người sử dụng
thư viện.
4. Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh cấp độ A1 Khung Châu Âu Chung
5. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
Cử nhân Khoa học thư viện biết nắm bắt thực trạng tình hình hoạt động
thông tin thư viện của đơn vị và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác:
- Có thể đảm nhiệm tốt các công việc tại các thư viện, công ty, doanh
nghiệp có hoạt động liên quan tới lĩnh vực thư viện;
- Có khả năng tổ chức, quản lý và cung cấp thông tin trong hoạt động của
các cơ quan, tổ chức;
- Có khả năng triển khai và ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt
động thực tiễn nghề nghiệp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả
phục vụ người dùng tin của thư viện.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
- Học liên thông lên Đại học, học thạc sỹ, tiến sỹ trong và ngoài nước;
- Có khả năng tự học và phát triển chuyên môn.
III. BẬC ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG
Mã ngành: D320202
18


Hệ: Liên thông từ cao đẳng lên đại học
Chương trình giáo dục đại học ngành Khoa học thư viện trình độ Liên
thông từ Cao đẳng lên Đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Khoa học thư viện
có trình độ lý luận và nghiệp vụ về tổ chức các hoạt động trong thư viện hoặc cơ
quan thông tin. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Khoa học thư viện phải đạt

được các yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Bổ sung và hoàn thiện những kiến thức của trình độ Đại học;
- Nắm vững kiến thức, tổ chức các hoạt động nghiệp vụ cơ bản của khoa
học Thư viện: lựa chọn, thu thập, bổ sung nguồn tin, tổ chức xử lý, lưu giữ, phân
tích, tổng hợp, tạo dựng các sản phẩm, dịch vụ và phân phối thông tin theo
phương pháp truyền thống và hiện đại;
- Có kiến thức và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
thư viện, am hiểu các loại hình thư viện;
- Nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học của ngành;
- Nắm vững những nội dung cơ bản về ngành Nội vụ.
2. Kỹ năng:
- Có kỹ năng phân tích, đánh giá trong hoạt động thư viện.
- Có kỹ năng thiết kế và xây dựng các sản phẩm và dịch vụ thư viện truyền
thống và hiện đại.
- Có kỹ năng thực hành thành thạo các hoạt động nghiệp vụ thư viện.
- Biết cách triển khai nghiên cứu khoa học ngành Khoa học thư viện.
- Có kỹ năng viết và nói.
- Có kỹ năng hợp tác làm việc nhóm và thuyết trình, kỹ năng giao tiếp.
- Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
- Thành thạo tin học văn phòng và tin học trong hoạt động thư viện.
3. Thái độ:
Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của
Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực thư viện. Có lập trường tư tưởng vững vàng,
có đạo đức và lối sống lành mạnh, có lòng say mê, yêu nghề. Có đạo đức nghề
19


thư viện, tinh thần trách nhiệm với công việc được giao và với người sử dụng
thư viện.

4. Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh cấp độ A2 Khung Châu Âu Chung
5. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
Cử nhân Khoa học thư viện biết đánh giá thực trạng tình hình hoạt động
thông tin thư viện của đơn vị và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác:
- Có thể đảm nhiệm tốt các công việc tại các thư viện, công ty, doanh
nghiệp có hoạt động liên quan tới lĩnh vực thư viện;
- Có khả năng tổ chức, quản lý và cung cấp thông tin trong hoạt động của
các cơ quan, tổ chức;
- Có khả năng triển khai và ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt
động thực tiễn nghề nghiệp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả
phục vụ người dùng tin của thư viện;
- Có khả năng định hướng hoạt động đối với tất cả các loại hình thư viện:
xác định được chức năng, nhiệm vụ và xây dựng cơ cấu tổ chức, quản lý cho
từng thư viện cụ thể theo hướng truyền thống và hiện đại.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
- Học thạc sỹ, tiến sỹ trong và ngoài nước;
- Tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực thông tin thư viện;
- Có khả năng tự học và phát triển chuyên môn.
HIỆU TRƯỞNG

NGƯT.TS. Triệu Văn Cường

20


BỘ NỘI VỤ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày
2013

tháng

năm

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
A. BẬC ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC
1. Tên ngành đào tạo: QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
2. Tên ngành tiếng Anh: Office Management
3. Trình độ đào tạo: Đại học chính quy
4. Mã ngành đào tạo: D340406
5. Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT và tương đương
6. Thời gian đào tạo: 04 năm
7. Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo cử nhân đại học ngành Quản trị văn phòng có bản lĩnh chính trị,
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt; nắm vững và vận dụng kiến
thức chuyên môn về công tác quản trị văn phòng vào thực tế; biết nắm bắt cơ
hội, khả năng thích nghi tốt, có kỹ năng làm việc nhóm, chịu áp lực công việc,
21


có tư duy khoa học, sáng tạo giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được
đào tạo góp phần vào sự nghiệp phát triển tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và sự

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung.
8. Yêu cầu:
8.1. Về kiến thức
Cử nhân ngành Quản trị văn phòng được trang bị những kiến thức đại
cương, cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành về khoa học xã hội, khoa học quản
lí; kiến thức về quản lí nhà nước, tổ chức nhà nước và pháp luật; kiến thức lý
luận về công tác văn phòng, quản trị văn phòng. Ngoài ra, sinh viên còn được
trang bị những kiến thức về công tác văn thư, lưu trữ, thư ký văn phòng, kinh tế,
kế toán, ngoại ngữ, tin học.
8.2. Về kỹ năng:
- Sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức lý luận vào tổ chức hoạt động,
điều hành và quản lý văn phòng để giải quyết các công việc liên quan đến công
tác quản lý hành chính của các cơ quan, tổ chức.
- Thực hiện và hướng dẫn các nghiệp vụ hành chính như:
+ Kỹ năng tham mưu, tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt
động quản lý;
+ Kỹ năng đánh máy vi tính, soạn thảo văn bản hành chính;
+ Kỹ năng tổ chức bảo quản, quản lý, giải quyết văn bản và khai thác sử
dụng có hiệu quả các nguồn thông tin phục vụ cho cơ quan và lãnh đạo;
+ Kỹ năng tổ chức và điều hành các cuộc hội họp của văn phòng, cơ quan;
+ Kỹ năng tổ chức các hoạt động, bố trí sắp xếp công việc và cải tiến lề
lối làm việc trong văn phòng; hiện đại hóa văn phòng;
+ Kỹ năng kiểm tra, đánh giá, điều hành các hoạt động của cấp dưới thuộc
thẩm quyền;
+ Kỹ năng giao tiếp công sở.
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp.
- Ứng dụng và hướng dẫn sử dụng các thiết bị văn phòng hiện đại; các
chương trình phần mềm tin học thông dụng trong trao đổi thông tin nghiệp vụ,
quản lý văn bản, soạn thảo văn bản và bảo mật thông tin.
8.3. Về thái độ:

22


- Phẩm chất chính trị tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, yêu nghề và tác
phong của người cán bộ, công chức, viên chức văn phòng.
- Tinh thần trách nhiệm và luôn có ý thức phục vụ xã hội, cộng đồng, cơ
quan, tổ chức.
8.4. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị văn phòng đảm nhận được
các vị trí công việc sau:
- Chuyên viên văn phòng tại cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Đảng, tổ chức phi chính
phủ;
- Công chức văn phòng thống kê tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Nhân viên Hành chính - Văn thư, Hành chính văn phòng, lễ tân tại các
doanh nghiệp;
- Cán bộ quản lý văn phòng hoặc bộ phận thuộc văn phòng tại các cơ
quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương (Chánh, phó văn phòng; trưởng,
phó phòng hành chính...);
- Trợ lý lãnh đạo tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ trung ương đến
địa phương.
8.5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường:
Sau khi học xong, người học có thể tham gia các khóa học nâng cao trình
độ ở bậc đào tạo cao hơn (đào tạo sau đại học: thạc sĩ, tiến sĩ) trong nước và
nước ngoài
B. BẬC ĐÀO TẠO: CAO ĐẲNG
1. Tên ngành đào tạo: QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
2. Tên ngành tiếng Anh: Office Management
3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng chính quy
4. Mã ngành đào tạo: C340406

5. Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT và tương đương
6. Thời gian đào tạo: 03 năm
7. Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo cử nhân cao đẳng ngành Quản trị văn phòng có bản lĩnh chính trị,
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt; nắm vững và vận dụng kiến
thức chuyên môn về công tác quản trị văn phòng; có khả năng làm việc độc lập,
23


sáng tạo giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo góp phần
vào sự nghiệp phát triển tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước nói chung.
8. Yêu cầu:
8.1. Về kiến thức:
Trang bị cho sinh viên những kiến thức về lý luận chính trị, quản lí nhà
nước, tổ chức nhà nước và pháp luật, tin học, ngoại ngữ; hệ thống kiến thức cơ
bản và các nghiệp vụ về văn phòng, quản trị văn phòng, văn thư, lưu trữ, kế
toán.
8.2. Về kỹ năng:
Cử nhân cao đẳng Quản trị văn phòng được đào tạo một số kỹ năng sau:
- Giúp lãnh đạo trong công tác tổ chức quản lí văn phòng, cơ quan; tham
mưu tư vấn về các hoạt động liên quan đến lĩnh vực hành chính của các cơ quan,
tổ chức.
- Kỹ năng thực hiện các nghiệp vụ hành chính văn phòng như:
+ Trợ giúp lãnh đạo trong công tác tham mưu, tổng hợp và cung cấp
thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý;
+ Soạn thảo văn bản hành chính thông thường;
+ Quản lý và giải quyết văn bản;
+ Tổ chức công tác lập và lưu trữ hồ sơ, tài liệu;
+ Tổ chức sắp xếp phòng làm việc khoa học;

+ Giúp lãnh đạo kiểm tra, đánh giá, điều hành các hoạt động của các
phòng, ban, bộ phận và của văn phòng;
+ Giúp lãnh đạo tổ chức, điều hành các cuộc hội họp của cơ quan, văn
phòng;
+ Kỹ năng giao tiếp công sở.
- Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng hiện đại; các chương trình
phần mềm tin học thông dụng trong trao đổi thông tin nghiệp vụ, quản lý văn
bản, soạn thảo văn bản và bảo mật thông tin.
8.3. Về thái độ:
- Lập trường tư tưởng vững vàng, yêu nghề.
- Có tinh thần phấn đấu, trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ.
- Có trách nhiệm với bản thân, nghề nghiệp và xã hội.
24


- Chủ động, sáng tạo trong công việc của bản thân, cơ quan, tổ chức.
8.4. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng ngành Quản trị văn phòng có cơ hội làm
việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ trung ương đến địa phương với
các vị trí công việc sau:
- Nhân viên văn phòng tại cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Đảng, tổ chức phi chính phủ, tổ
chức chính trị- xã hội;
- Công chức văn phòng thống kê tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Nhân viên văn phòng tại các doanh nghiệp;
- Trợ lý lãnh đạo tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ trung ương đến
địa phương.
8.5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường:
Sau khi học xong, người học có thể học liên thông đại học tại Trường
hoặc các cơ sở đào tạo khác.


C. BẬC ĐÀO TẠO: Liên thông cao đẳng
1. Tên ngành đào tạo: QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
2. Tên ngành tiếng Anh: Office Management
3. Trình độ đào tạo: Cao đẳng liên thông chính quy
4. Mã ngành đào tạo: C340406
5. Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THCN ngành Hành chính văn
phòng và các ngành khác sau khi đã học chuyển đổi.
6. Thời gian đào tạo: 18 tháng
7. Mục tiêu đào tạo:
Chương trình cao đẳng liên thông Quản trị văn phòng đào tạo những cử
nhân có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt; nắm
vững và vận dụng thành thạo kiến thức chuyên môn về công tác quản trị văn
phòng vào thực tế; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo giải quyết những vấn

25


×