Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MAY THĂNG LONG TRONG NHỮNG NĂM QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.15 KB, 27 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MAY THĂNG LONG TRONG NHỮNG
NĂM QUA
1. Tổng quan về Công ty may Thăng Long
1.1 Sơ lược quá trình hình thành và nhiệm vụ
Với chủ trương thành lập một số doanh nghiệp xuất khẩu tại Hà Nội trong hoàn cảnh
thực tế của nền kinh tế nước ta những năm 1950, Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công
nghiệp) quyết định thành lập Xí nghiệp may mặc xuất khẩu, trực thuộc Tổng công ty xuất
khẩu tạp phẩm. Xí nghiệp may mặc xuất khẩu được quyết định thành lập ngày 8/5/1958, là
tiền thân của Công ty may Thăng Long.
Việc thành lập Xí nghiệp may mặc xuất khẩu khi đó mang một ý nghĩa to lớn vì đây là
đơn vị may mặc xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam, lần đầu tiên đưa hàng may mặc Việt Nam
ra thị trường thế giới. Ngoài ra, sự ra đời của Xí nghiệp cũng đã góp sức mình vào công cuộc
cải tạo nền kinh tế thông qua việc hình thành những tổ sản xuất của hợp tác xã may mặc đi
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến ngày 4/3/1993, Bộ Công nghiệp quyết định đổi tên Xí
nghiệp may mặc xuất khẩu thành Công ty may Thăng Long, trực thuộc Tổng công ty Dệt
may Việt Nam. Theo chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước, Công ty
đã được tiến hành cổ phần hoá vào đầu năm 2004, trong đó Nhà nước nắm giữ 51%.
Một số thông tin về Công ty may Thăng Long:
Tên đơn vị: Công ty may Thăng Long.
Tên giao dịch: Thăng Long Garment Company (THALOGA).
Trụ sở chính: 250 Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội – Việt Nam.
Loại hình doanh nghiệp: Trước năm 2004, thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước.
Từ năm 2004, thuộc loại hình Công ty cổ phần.
Ngành nghề kinh doanh: May mặc – Sản xuất, gia công may mặc, kinh doanh kho
ngoại quan.
Số điện thoại: 04.8 623372 / 8 622142
1
1
Fax: 84.4 623374
Website:
Nhiệm vụ: Bên cạnh nhiệm vụ chính của Công ty là gia công hàng may mặc xuất


khẩu, Công ty còn gia công hàng thêu mài cho các tập thể, cá nhân, cung cấp phục vụ một
phần nhu cầu trong nước, nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ, đãi ngộ đúng mức đối với người
lao động. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp có nhiều quyền định đoạt và trách
nhiệm hơn, nhiệm vụ cơ bản của Công ty là sản xuất kinh doanh có lãi, thực hiện đúng chế
độ sổ sách của Nhà nước, nộp ngân sách đầy đủ.
Hiện nay hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu là xuất khẩu với doanh thu
xuất khẩu hàng năm chiếm tới trên 80% tổng doanh thu. Hoạt động xuất khẩu của Công ty
được chia thành hai hình thức: hình thức gia công và hình thức bán đứt. Hình thức gia công
là hình thức mà Công ty nhận đơn đặt hàng của khách, bao gồm cả mẫu mã đã được thiết kế,
một phần hoặc tất cả nguyên phụ liệu để sản xuất sản phẩm. Trong trường hợp này Công ty
chỉ được nhận công gia công. Thực tế hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty, xuất khẩu
theo hình thức này chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 80%.
Với hình thức bán đứt, doanh nghiệp tự nghiên cứu thị trường, thiết kế mẫu mã và
mua sắm các yếu tố đầu vào, sản xuất sản phẩm và bán. Trong trường hợp này doanh nghiệp
nhận được toàn bộ số tiền bán sản phẩm. Hoạt động xuất khẩu theo hình thức này còn chiếm
tỷ lệ khiêm tốn, với khoảng 20%.
Với hai hình thức xuất khẩu như vậy, trong các báo cáo của Công ty thường có hai
loại số liệu. Một là giá trị của toàn bộ số hàng cả gia công và bán đứt, trong đó hàng gia công
bao gồm cả tiền công gia công và giá trị nguyên phụ liệu mà người đặt hàng cung cấp. Hai là
giá trị của tiền gia công đối với đơn hàng gia công và doanh thu của những lô hàng mà Công
ty tự thiết kế, mua sắm các yếu tố đầu vào, sản xuất và bán. Để đơn giản trong việc phân tích
số liệu, trong chuyên đề này sẽ sử dụng thuật ngữ “trị giá FOB” theo cách quy định của Công
ty với số liệu thứ nhất, tức giá trị của toàn bộ hàng xuất ra bao gồm cả nguyên phụ liệu do
người đặt hàng cung cấp; “doanh thu” với số liệu thứ hai, tức tiền công gia công của những
lô hàng gia công cộng với phần doanh thu của những lô hàng mà Công ty tự thiết kế, sản xuất
và bán.
2
2
Cụ thể, trị giá FOB được tính theo công thức:
Trị giá FOB

=
=
Tiền công
gia công
+
Giá trị những lô hàng
do Công ty tự thiết kế
mẫu, sản xuất và bán
+
Giá trị nguyên phụ
liệu khách hàng
cung cấp
Doanh thu được tính theo công thức:
Doanh thu
=
=
Tiền công
gia công
+
Giá trị những lô hàng
do Công ty tự thiết kế
mẫu, sản xuất và bán
Với các số liệu được tính và quy định như trên, ta nhận thấy số liệu trị giá FOB sẽ lớn
hơn số liệu doanh thu, đặc biệt ở Công ty may Thăng Long hoạt động gia công là chính thì số
liệu FOB lớn hơn số liệu doanh thu rất nhiều. Sự khác nhau giữa các số liệu sẽ được phân
tích cụ thể ở Phần II – Phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty may Thăng Long trong
những năm qua.
1.2. Bộ máy hoạt động của Công ty may Thăng Long
Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp tổ chức quản trị theo kiểu “Trực tuyến
– Chức năng”. Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Công ty may Thăng Long gồm có:

- Tổng giám đốc.
- Ba phó Tổng giám đốc.
- Hệ thống các phòng ban và các xí nghiệp sản xuất.
3
3
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Công ty:
TỔNG GIÁM ĐỐC
Xí nghiệp 1
Văn phòng (tổ chức lao động)
Xí nghiệp phụ trợ
Xí nghiệp 2
Xí nghiệp 3
Xí nghiệp may Nam Hải
Xí nghiệp khác
Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật
Phòng chuẩn bị sản xuất
Phòng kế toán tài vụ
Xưởng thời trang
Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất
Phòng kế hoạch thị trường
Phòng kỹ thuật chất lượng
4
Phó tổng giám
đốc điều hành
nội chính
4
Chú thích: Mối quan hệ trực tuyến
Mối quan hệ chức năng
Tổng giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy công ty, thay mặt công ty chịu trách
nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của công ty mình, đồng thời lãnh đạo công ty từ

bộ máy quản trị cho tới các phòng ban chức năng.
Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng
giám đốc. Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về
việc tổ chức nghiên cứu mẫu hàng và các loại máy móc kỹ thuật, thiết lập mối quan hệ bạn
hàng, các cơ quan quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, triển khai các nghiệp vụ xuất nhập
khẩu như: tham mưu ký kết các hợp đồng gia công, xin giấy phép xuất nhập khẩu, tiếp nhận
phụ liệu, mở tờ khai hải quan, giao hàng cho khách…
Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho tổng
giám đốc. Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về
việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó tổng giám đốc điều hành nội chính: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho
Tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc điều hành nội chính chịu trách nhiệm trước Tổng giám
đốc về sắp xếp các công việc của Công ty, có nhiệm vụ trực tiếp điều hành công tác lao động,
tiền lương, y tế, tuyển dụng lao động, đào tạo cán bộ, chăm lo đời sống cán bộ công nhân
viên.
Phòng kỹ thuật chất lượng: Là bộ phận tham mưu cho Phó tổng giám đốc điều hành
kỹ thuật về kế hoạch và chiến lược kinh doanh. Phòng kỹ thuật chất lượng thực hiện các
công việc như: may các mẫu chào hàng, thiết kế các mẫu mã sản phẩm, lên định mức nguyên
phụ liệu. Phòng này cũng đồng thời có nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cho các xí
nghiệp may.
5
5
Phòng kế hoạch thị trường: Có chức năng tham mưu cho Phó tổng giám đốc điều
hành sản xuất của công ty, điều hành và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh của công ty. Phòng này có nhiệm vụ nắm vững các yếu tố vật tư, năng lực của thiết bị,
năng suất lao động, lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiến hành điều độ sản xuất cho
linh hoạt và kịp thời, phối hợp các đơn vị, các nguồn lực trong công ty có hiệu quả nhất; thực
hiện các công việc nghiên cứu thị trường, ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu, thực hiện các
nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
Phòng kế toán tài vụ: Có chức năng quản lý nguồn tài chính vào và ra của Công ty,

chuẩn bị và quản lý nguồn tài chính phục vụ cho sản xuất kinh doanh cũng như các khoản
lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Phòng kế toán tài vụ quản lý và cung cấp các
thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh, về tài sản của Công ty trong từng thời kỳ, từng năm
kế hoạch. Phòng này cũng có nhiệm vụ hoạch toán chi phí, tính giá thành từng sản phẩm,
thực hiện chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước.
Văn phòng công ty: Có nhiệm vụ chức năng tham mưu cho Phó tổng giám đốc nội
chính về tổ chức nhân sự, đồng thời chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc. Phòng có
nhiệm vụ tuyển dụng lao động, bố trí lao động, bố trí đào tạo cán bộ công nhân viên, thực
hiện các công tác tiền lương, bảo hiểm xã hội cho công nhân viên. Văn phòng đang rất chú ý
công tác quản trị nhân lực, đặc biệt chú ý quản lý chặt chẽ định mức lao động từng công
nhân.
Phòng chuẩn bị sản xuất: Có nhiệm vụ quản lý và cấp phát nguyên vật liệu cho sản
xuất. Phòng chuẩn bị sản xuất quản lý và bảo quản các thành phẩm do các xí nghiệp sản xuất
ra và chờ thời gian giao cho khách hàng.
Các xí nghiệp may trong công ty: Hiện nay Công ty may Thăng Long có 6 xí nghiệp
may và một xí nghiệp phụ trợ chuyên trách việc bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị. 3
trong 6 xí nghiệp may đặt tại trụ sở 250 Minh Khai, 1 xí nghiệp tại Hà Nam, 1 xí nghiệp tại
Nam Định và 1 xí nghiệp tại Hoà Lạc (Hà Tây). Các xí nghiệp được trang bị máy may hiện
đại theo quy trình công nghệ đồng bộ, khép kín, đảm bảo từ khâu đầu tiên đến khâu cuối
cùng của quá trình sản xuất sản phẩm. Các xí nghiệp may thực hiện quá trình sản xuất hàng
may mặc bao gồm các công đoạn: cắt, thêu, may, tẩy, là, đóng gói sản phẩm.
6
6
Mạng lưới đại lý và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty: Công ty có
mạng lưới cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm rộng khắp trong nước. Các sản phẩm của
công ty được giới thiệu rộng rãi như: áo jacket các loại, áo sơ mi, quần áo Jean nữ, quần áo
trẻ em… Cũng tại đây công ty giới thiệu và bán nhiều hàng tiêu chuẩn xuất khẩu cho người
tiêu dùng. Bên cạnh đó, Công ty còn có hệ thống văn phòng đại diện giới thiệu và bán sản
phẩm trên thị trường nhiều nước, thông qua mạng Internet…
Chi nhánh và cơ sở khác: Ngoài các phòng ban bộ phận, xí nghiệp nêu trên, Công ty

còn có một xưởng thời trang chuyên đảm nhiệm công tác nghiên cứu, thiết kế mẫu mã mới,
hệ thống kho ngoại quan tại Hải Phòng, hệ thống phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm
trong và ngoài nước.
1.3. Quản lý chất lượng
Chất lượng sản phẩm luôn là một yếu tố được Công ty coi trọng trong các chiến lược
và kế hoạch sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, công tác quản lý chất lượng sản phẩm luôn
được coi trọng. Hiện nay Công ty đã đưa vào áp dụng bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO
9001 phiên bản 2000 trên toàn Công ty, tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm toàn
diện. Bên cạnh đó, Công ty đang triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000
và tiêu chuẩn SA 8000. Việc đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn trên có ý nghĩa rất lớn đối với
hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao uy
tín và khả năng xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
1.4. Tình hình vốn kinh doanh của Công ty
Là một doanh nghiệp Nhà nước nên nguồn vốn của Công ty chủ yếu là do Nhà nước
cấp, luôn chiếm khoảng 70% tổng số vốn hàng năm , nguồn vốn cố định của Công ty luôn ổn
định qua các năm. Nguồn vốn lưu động của Công ty tăng do có sự đầu tư hàng năm từ ngân
sách Nhà nước và bổ sung từ các quỹ, các nguồn khác trong và ngoài Công ty, huy động nội
lực, vay ngân hàng, vay từ các tổ chức kinh tế. Việc nhận vốn từ Ngân sách còn đặt ra trách
nhiệm cho Công ty phải tìm mọi biện pháp trong khả năng có thể để đảm bảo nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao.
Bảng 1: Báo cáo tình hình vốn kinh doanh của công ty
7
7
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu
2001 2002 2003 2004
Số tiền
Tỷ
lệ %
Số tiền

Tỷ
lệ %
Số tiền
Tỷ
lệ %
Số tiền
Tỷ lệ
%
Tổng số vốn 17365 17642 18081.3 19.425
Phân theo tài
sản
1.Vốn cố định 12393 71 12948 73 13.535,9 74,9 14.971 77,07
2.Vốn lưu động 4972 29 4694 27 4.545,4 25,1 4.454 22,93
Phân theo nguồn
hình thành
1.Ngân sách cấp 12744 73 12790 72 12.970,0 71,7 13.903 71,57
2.Tự bổ sung 4621 27 4852 28 5.111,3 28,3 5.523 28,43
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ – Công ty may Thăng Long
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Công ty đã chủ động mua sắm tài sản cố định để
tăng năng lực sản xuất, thực hiện đầu tư theo chiều sâu. Việc đầu tư mua sắm tài sản cố định
để tăng năng lực sản xuất là một việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực
xuất khẩu của Công ty.
2. Một số đặc điểm kinh tế – kỹ thuật ảnh hưởng hoạt động xuất khẩu của Công ty
2.1 Lao động
Lao động là một yếu tố quan trọng trong các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp, đặc
biệt đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như trong ngành may mặc. Số
lượng và chất lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng sản phẩm, đến
thực hiện các kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh. Chính vì vậy các nội dung của công tác nhân sự như tuyển mộ, tuyển chọn, đào tạo,
phát triển, đãi ngộ người lao động… luôn được ban lãnh đạo Công ty quan tâm đúng mức.

Trải qua quá trình phát triển hơn 40 năm, cơ cấu lao động, số lượng lao động của
Công ty đã có những biến đổi rõ rệt, đặc biệt trong những năm gần đây khi Công ty luôn chú
trọng đầu tư hiện đại hoá công nghệ, đầu tư mở rộng sản xuất. Số lượng lao động liên tục
8
8
tăng do quy mô sản xuất mở rộng, cùng với nó là chất lượng lao động cũng không ngừng
được nâng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất.
Bảng 2: Số lao động làm việc qua các năm
Năm 2001 2002 2003 2004 KH 2005
Số lao động(người) 2165 2300 2517 3166 4000
Nguồn: Công ty may Thăng Long - Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu năm 2001,
2002, 2003, 2004
Qua bảng trên ta thấy số lượng lao động của Công ty luôn tăng với tốc độ khá nhanh
trong những năm gần đây. Số lao động năm 2002 so với năm 2001 tăng 135 lao động, hay
tăng 6,24%. Số lao động năm 2003 so với năm 2002 là 109,44%, tăng tuyệt đối 217 lao
động. Năm 2004 so với 2003 là 125,79%, tăng tuyệt đối là 649 lao động. Tốc độ tăng bình
quân của 4 năm từ 2001 đến 2004 là 13,51%/năm. Kế hoạch năm 2005 so với thực hiện 2003
là 126,34%, tăng tuyệt đối là 834 lao động. Trong những năm gần đây, việc tiêu thụ sản
phẩm của Công ty luôn tăng với tốc độ nhanh, số khách hàng của Công ty ngày càng nhiều,
các thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng, đặc biệt là thị trường Mỹ sau khi Hiệp
định thương mại Việt – Mỹ được ký kết. Để đáp ứng yêu cầu lớn của thị trường, Công ty đã
đầu tư xây dựng nhiều cơ sở sản xuất mới như tại Hoà Lạc, liên tục tuyển dụng và đào tạo
lao động, bổ sung vào lực lượng lao động của Công ty qua các năm.
Nhìn chung, lao động nữ chiếm tỷ lệ cao. Theo số liệu thống kê những năm trước kia,
lao động nữ luôn chiếm khoảng 80% trong tổng số cán bộ công nhân viên. Tuỳ theo đơn
hàng và thời vụ sản xuất, Công ty luôn có kế hoach tuyển lao động theo hợp đồng, lao động
mùa vụ nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, lực lượng lao động học
may, thử việc cũng rất đáng kể.
Cùng với việc đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, lực lượng lao động của
Công ty luôn biến động, không chỉ về số lượng mà cả chất lượng. Số lượng lao động bậc cao

ngày càng tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng số lao động của Công ty. Đó là kết
quả của việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, trẻ hoá lao động, chiến lược nâng cao chất
lượng sản phẩm. Phần lớn lao động đều còn trẻ, được đào tạo qua trường lớp, có khả năng
tiếp thu khoa học kỹ thuật mới.
9
9
Bảng 3: Công nhân sản xuất theo bậc trong một số năm gần đây
Bậc
thợ
Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Sl
(người)
%
Sl
(người
)
%
Sl
(người)
%
Sl
(người
)
%
Sl
(người)
%
Sl
(người)
%

1 995 56,9 1020 57 1113 55,9 1158 54,9 1272 55 1813 61,
1
2 251 14,3 261 15 288 14,5 345 16,4 419 18 478 16,
1
3 174 9,94 163 9,2 201 10,1 202 9,57 205 8,8 219 7,3
8
4 179 10,2 192 11 197 9,9 203 9,62 211 9,1 226 7,6
2
5 145 8,29 140 7,9 185 9,3 192 9,1 201 8,6 215 7,2
3
6 6 0,34 4 0,2 6 0,3 10 0,47 16,7 0,7 16,8 0,5
6
Tổng
1750 100 1780 10
0
1990 100 2110 100 2325 10
0
2968 10
0
Nguồn: Phòng kế hoạch – thị trường – Công ty may Thăng Long
Với phương châm tinh giảm lao động gián tiếp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, trong những năm qua số cán bộ của Công ty chỉ duy trì ở mức 160 – 180 người.
Trong số này có khoảng 130 người có trình độ đại học, 40 người nắm giữ các vị trí chủ chốt
của Công ty. Số cán bộ 180 người tức khoảng 8% tổng số lao động là một tỷ lệ khá hợp lý
trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay của Công ty. Nhiều cán bộ của Công ty có tuổi
đời còn rất trẻ, có kiến thức rất tốt về chuyên môn, có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực
kinh doanh xuất nhập khẩu, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, một số có trình độ ngoại
ngữ tốt.
Bảng 4: Cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng trong một số năm gần đây
Năm 2000 2001 2002 2003

Số lượng(Người) 175 190 192 198
Nguồn: Phòng nhân sự – Công ty may Thăng Long
10
10

×