Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Sinh hoạt lớp tuần 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.06 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT HÒA AN
TỔ SỬ- ĐỊA- TD ANQP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NỘI DUNG SINH HOẠT LỚP 10A2
Tuần: 04 (từ ngày 28 tháng 09 đến ngày 3 tháng 10 năm 2020)
I. MỤC TIÊU.
- Củng cố, ổn định nề nếp học sinh trong thời gian qua.
- Giúp HS đánh giá được các hoạt động của lớp trong tuần qua và đề ra
phương hướng hoạt động cho tuần tới.
- Giúp HS có tinh thần phê và tự phê cao, nắm vững những nội quy của
trường, lớp.
- Có ý thức chấp hành tốt nội quy của lớp, trường đề ra, đặc biệt có ý
thức rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt, ý thức tự phê bình và biết nhận ra
những sai trái, thiếu sót, xây dựng tinh thần tập thể đoàn kết, thi đua lập
thành tích cao cho tập thể.
II. NỘI DUNG SINH HOẠT.
1. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số
2. Nội dung sinh hoạt
2.1. Đánh giá những hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Các tổ trưởng đã báo cáo tình hình của tổ trong tuần qua như sau:
Việc thực hiện
Việc thực hiện
Thực hiện
Điểm, Ghi chú
STT
đạo đức, tác
nhiệm vụ học
về vệ sinh


hạng
phong
tập
Thực hiện tốt,
Tích cực phát
còn đi trễ (Đức);
biểu xây dựng
305đ/H Tuyên
Tổ 1
bài, có 02 điểm
ạng 01 dương
tốt, nhiều điểm
Thực hiện
trước
cộng. 02 bạn
tốt.
lớp.
không thuộc bài
(Đức, Đầy)
Tích cực phát
biểu xây dựng
260/
Thực hiện tốt.
bài, có 03 điểm
Thực hiện
Hạng
Tổ 2
tốt, có nhiều
tốt.
02

điểm cộng. Còn
bạn Anh Thư
còn thụ động.
Tích cực phát
biểu xây dựng
180/
Trực
Thực hiện tốt
bài, có 03 điểm
Thực hiện
Hạng
nhật
Tổ 3
tốt, có nhiều
tốt.
04
tuần.
điểm cộng. Còn
một số bạn còn
thụ động (Ngọc,
Như, Luật)
Thực hiện khá
Thực hiện tốt,
Tổ 4
tốt. Còn HS xích
05điểm tốt.
Thực hiện
235/
mích với bạn lớp
tốt.

Hạng
khác (Khánh Duy)
03

1

1


- Lớp phó HT đã báo cáo tình hình học tập của lớp tuần qua:
Có tinh thần học tập, phát biểu xây dựng bài. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng
không thuộc bài.
- Lớp phó LĐ đã báo cáo tình hình lao động, trực vệ sinh của lớp tuần qua như
sau:
Thực hiện tốt. Các bạn đổ gác đúng nơi quy định.
- Lớp phó TT đã báo cáo tình hình trật tự của lớp tuần qua:
Thực hiện tốt, không có trường hợp bị thầy cô nhắc nhở.
- Lớp trưởng đã báo cáo tổng hợp các mặt hoạt động của lớp tuần qua như
sau:
+ Nhìn chung các bạn có tinh thần học tập tốt, đoàn kết tốt.
+ Nhiệt tình phát biểu xây dựng bài. Có nhiều bạn đạt điểm tốt, điểm cộng.
+ Vấn đề vệ sinh, đồng phục tác phong thực hiện tốt.
+ Còn tình trạng đi trễ và không thuộc bài. Một số bạn còn thụ động trong giờ
học (Không phát biểu).
+ Trong tuần qua còn có bạ Khánh Duy xảy ra xích mích với học sinh lớp khác.
* Kết quả các tiết học trong tuần qua
TS tiết: Tiết trống:
Tiết HT
Tiết A:
Tiết B:

Tiết C:
Tiết D:
(đạt)
00
00
00
Điểm thi đua:
Hạng của lớp:
- Thủ quỹ báo cáo: Số tiền còn lại: 199.000 đồng.
2.2. GVCN nhận xét hoạt động của lớp trong tuần và đưa ra phương hướng HĐ
tuần tới:
2.2.1. Ưu điểm và hạn chế:
- Ưu điểm:
+ Cả lớp có tinh thần đoàn kết vì tập thể, tương thân tương ái giúp đỡ nhau
trong học tập và trong cuộc sống.
+ Có tinh thần học tập, xây dựng bài tốt.
+ Vệ sinh trường lớp được đảm bảo.
- Hạn chế:
+ Còn trường hợp đi trễ và không thuộc bài.
+ Còn học sinh xích mích với lớp khác.
 Các biện pháp để khắc phục những hạn chế trong tuần vừa qua.
- Tăng cường nhắc nhở trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm.
- Phân công lớp phó học tập truy bài cũ trong thời gian 15 phút đầu giờ.
- Kết hợp với gia đình nhắc nhở thường xuyên trong vấn đề thực hiện giờ giấc
lên lớp.
- Kết hợp với Đoàn thanh niên và phụ huynh giải quyết triệt để.
2.2.2. Tuyên dương HS thực hiện tốt và phê bình, xử lí HS thực hiện chưa tốt.
- Tuyên dương HS thực hiện tốt: Có điểm tốt, điểm cộng và năng nổ phát
biểu xây dựng bài.
- Nguyễn Ngọc Trâm

- Nguyễn Thị Ngọc Ngà.
- Nguyễn Thị Lan Thanh.
- Nguyễn Thị Chà Mi
- Nguyễn Minh Tâm

2

2


- Võ Thị Anh Thư
- Phê bình, xử lí HS thực hiện chưa tốt: Còn không thuộc bài, vô lớp học
còn thụ động
- Lê Thanh Duy
- Đỗ Minh Đức
- Nguyễn Hữu Đầy.
2.2.3. Phương hướng cho tuần tới
- Tiếp tục phát huy những ưu điểm đạt được.
- Khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại.
- Kết hợp với Đoàn thanh niên giải quyết dứt điểm tình hình HS xích mích với
lớp khác.
- Giữ vững nền nếp, thực hiện đúng nội quy trường lớp.

2.3. Nội dung giáo dục.
2.3.1. Kể chuyện về Bác hoặc những mẫu chuyện phù hợp để giáo dục HS.
- Tổ 02 kể về câu chuyện về Bác: “Nước nóng, nước nguội”.
Câu chuyện nước nóng nước nguội đã cho ta thấy được sự quan tâm của Bác
đến cách quản lý con người, và cách ứng xử sâu sắc và khéo léo của Bác. Mặc
dù anh cán bộ trên nóng tính và có những cách cư xử không đúng mực tạo dư
luận không tốt. Thay vì khiển trách kỷ luật, Bác đã mượn hình ảnh ly nước

nóng để đồng chí trên tự nhận thấy khuyết điểm và nhận lỗi, sửa chửa.
Qua mẫu chuyện nước nóng nước nguội giúp cho HS rút ra được bài học kinh
nghiệm như sau:
- Trong mọi tình huống giao tiếp phải thật sự bình tĩnh và khéo léo, cho dù làm
việc, giao tiếp với đồng nghiệp, với đơn vị khác, hay người dân và người thân
thì không được nóng giận cáu gắt một cách mất kiểm soát. Có thể do áp lực
gia đình, áp lực công việc đôi lúc làm chúng ta bực dọc, nóng nảy. Nhưng nếu
mỗi người chúng ta không tự học cách kìm chế bản thân thì bầu không khí
xung quanh càng nặng nề và nó lại tiếp tục gây ra những hậu quả xấu hơn.
- Thứ hai, trong việc nhận xét, góp ý với người khác. Nhất là trong công tác
phê bình và tự phê bình trong Chi bộ cũng như trong các cuộc họp, thì nên
nhận xét, góp ý một cách khéo léo, không nên quá gay gắt. Giống như cách
Bác đã xử lý tình huống trong mẫu chuyện nước nóng nước nguội trên.
2.3.2. Văn nghệ hoặc trò chơi:
- Tổ chức trò chơi:
- Chủ đề: Đứng, ngồi, nằm, ngủ
Nội dung:
- Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:
+ Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.
+ Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang
mặt.
+ Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.
+ Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.

3

3


Cách chơi:

- Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.
- Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một
nẻo).
- Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của
quản trò.
Phạm luật:
- Những trường hợp sau phải chịu phạt:
+ Làm động tác sai với lời hô của quản trò.
+ Không nhìn vào quản trò.
+ Làm chậm, làm không rõ động tác.
Chú ý:
- Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
- Quản trò dùng những từ khác để "lừa" người chơi như tiến, lùi, khò... tạo
không khí.
- Ý nghĩa: Tạo không khí vui vẻ trong sinh hoạt, phát triển phản xạ, rèn
luyện trí nhớ.
2.3.3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh:
Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh với chủ đề: Sống hòa bình
- Giáo viên bắt bài hát: “ Chúng em cần hòa bình”
? Em thấy giai điệu của bài hát có hay có quyen thuộc với các em không?
? Em cảm nhận được điều gì sau khi nghe giai điệu của bài hát?
Tươi vui nhộn nhịp, hạnh phúc, một thế giới hòa bình
GV : Các em ạ! Mỗi con người khi sinh ra đều mong mình được sống trong một
đất nước hòa bình, hành phúc và tràn ngập niềm vui, tiếng cười. Đó là mong
ước của hàng triệu triệu người dân trên thế giới. Vậy làm thế nào chúng ta có
được điều đó. Hôm nay thầy cùng các em tìm hiểu giá trị sống hòa bình.
Phần 2: “Chia sẻ”
Tìm hiểu về hòa bình và ý nghĩa của hòa bình.
Các em đã hiểu một phần về hòa bình qua giai điệu của bài hát, qua việc các
em tìm hiểu, qua dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Vậy hôm nay các em hãy

chia sẻ với nhau về Hòa bình và có ý nghĩa của nó đối với con người.
Sau khi các em chia sẻ với các bạn trong nhóm xong. Các em về chỗ của
mình và ghi lại nội dung mà em chia sẻ ấy vào giấy và gắn lên bảng.
Như vậy sau một thời gian ngắn các em đã chia sẻ với nhau về hòa bình và ý
nghĩa của hòa bình các em đã có kết quả.
GV khái quát: Vậy chúng đã hiểu được: Hòa bình không đơn giản chỉ là vắng
bóng chiến tranh, mà là khi chúng ta đang sống hòa thuận và không có sự
tranh đấu với nhau.
Hòa bình còn có nghĩa là sống với sự tĩnh lặng và thư thái của nội tâm.
Hòa bình có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi con người
Gv truyền thông điệp ý nghĩa của hòa bình
- Mang lại sự bình an cho mình và cho mọi người.
- Đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc.
- Con người có cơ hội sinh sống và phát triển tốt nhất.
- Làm cho con người gần nhau hơn.
- Giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài
- Mang lại sự đoàn kết chiến thắng…
- Nâng cao hiểu biết về các mối quan hệ
Phần 3: Xử lý tình huống

4

4


Gv cho HS xem 1 tình huống do chính học sinh trong lớp đóng.
?Theo em em sẽ khuyên 2 bạn ấy như thế nào?
Là học sinh cùng trong 1 lớp chúng ta phải biết nhường nhịn nhau, vì chuyện
nhỏ ấy. Thầy đồng ý với cách giải quyết của hai bạn. Nếu trong cuộc sống ai
cũng biết nhường nhịn, tránh mâu thuẫn xung đột xảy ra thì hòa bình sẽ ở

mọi nơi.
Hòa bình không phải ở đâu xa lạ cả nó ngay ở trong lòng mỗi chúng ta,
rộng hơn nếu trong lòng ta cảm thấy hòa bình thì trong lớp ta sẽ hòa bình từ
đó cả xã hội sẽ có 1 cuộc sống hòa bình. đây là điều mong mỏi của toàn thế
giới.
Vậy mỗi các em ngồi đây có những hành động như thế nào để có được cuộc
sống hòa bình?
Sống hòa bình là một trong những kĩ năng quan trọng cùng với các kĩ năng
như sống tôn trọng, sống giản dị, sống khiêm tốn, sống hợp tác,v,v...giúp
chúng ta hoà nhập và phát triển toàn diện. Là học sinh các em không nên gây
mâu thuẫn, căng thẳng, chia bè phái gây mất đoàn kết tập thể mà hãy đoàn
kết, hòa bình "mình vì mọi người" trong học tập, rèn luyện đạo đức, lao động
vệ sinh và tham gia nhiệt tình các phong trào của Đoàn, Đội và nhà trường,
địa phương, gia đình và xã hội. Hãy loại bỏ, ngăn chặn những hành vi xung
đột , thiếu lành mạnh để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Hiểu được vấn đề
đó chắc chắn các em sẽ gặt hái được kết quả cao trong học tập và rèn luyện
đạo đức của năm học này.
Nhận xét tiết CN: Qua tiết sinh hoạt lớp tuần này, nhìn chung lớp chúng ta
vẫn giữ được thái độ học tập, lao động tích cực. Mỗi cá nhân biết đóng góp vì
lợi ích chung của tập thể. Tuy nhiên, còn một số bạn ý thức học còn kém, nghỉ
học còn nhiều và đặc biệt còn bạn xích mích với bạn lớp khác. Hy vọng tuần
này chúng ta sẽ tiến bộ nhiều hơn nữa.
Hòa An, ngày 28 tháng 09
năm 2020
GIÁO VIÊN CN

5

THƯ KÝ


DUYỆT CỦA TTCM/TPCM

5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×