Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Giáo án Tiếng Việt 1_ Tuần 12_Kết nối tri thức với cuộc sống_Hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.34 KB, 27 trang )

/>
TIẾNG VIỆT 1 - TUẦN 12 - KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG (HƯƠNG)

TUẦN 12
BÀI 56: ep eep ip up
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nhận biết và đọc đúng vầm ep, êp, ip, up và đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu,
đoạn có các vần đó.
- Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng vần ep, êp, ip, up (cỡ chữ vừa) và các tiếng, từ ngữ chứa các vần
đó.
2. Kĩ năng:
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần ep, êp, ip, up có trong bài
học.
- Phát triển kĩ năng nói về cách ứng xử khi nhà có khách.
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về hoạt động
của con người và loài vật.
3. Thái độ:
- Cảm nhận được tình cảm âm áp của gia đình và những người thân quen
được thể hiện qua tranh và tình huống nói theo tranh, từ đó gắn bó hơn với gia đình
và người thân quen.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn
đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ
- Phẩm chất: Yêu thương gia đình và những người thân quen.
II. CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức Tiếng Việt và đời sống:
- Nắm vững đặc điểm phát âm, cấu tạo, quy trình và cách viết các vần ep, êp,
ip, up.
- Hiểu sự khác biệt về từ ngữ các vùng miền: cá chép (miền Bắc) và cá gáy


(một số vùng miền Trung và miền Nam); rán cá (miền Bắc) và chiên cá (miền Nam).
- Có hiểu biết về sự khác biệt giữa các vùng miền trong văn hóa ứng xử khi
tiếp khách ở nhà.
2. Đồ dùng:
- GV: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trong bài học, bộ chữ
- HS: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.
3. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
1


/>- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, đóng vai, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
1. Ôn và khởi động: (3 phút)
- Kiểm tra đọc nội dung trang 122.
- Gọi HS kể lại câu chuyện Mật ong
của gấu con
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài : ep, êp, ip, up
2. Bài mới:
HĐ1. Nhận biết: (5 phút)
- Cho HS quan sát tranh, hỏi
+ Em nhìn thấy gì trong tranh?
- GV giới thiệu nội dung tranh, vừa chỉ,
vừa đọc câu thuyết minh (nhận biết)
dưới tranh. "Trong bếp, lũ cún con múp
míp nép vào bên mẹ."
- GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc

theo.
- GV giới thiệu 4 vần mới: ep, êp, ip,
up . Chỉ vào các vần được tô màu đỏ.
HĐ2. Đọc:(20 phút)
a. Đọc vần
*So sánh các vần
- Yêu cầu HS quan sát 4 vần, nêu điểm
giống và khác nhau.
- GV nhận xét, KL điểm giống và khác
nhau giữa 4 vần.
* Đánh vần
- GV đánh vần mẫu các vần
+ ep: e- pờ - ép
+ ếp: ê - pờ - ếp
+ ip: i- pờ - íp
+ up: u - pờ - úp
- Gọi HS đánh vần cả 4 vần
* Đọc trơn:
- Yêu cầu HS đọc trơn các vần
* Ghép chữ tạo vần
- Yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ
chữ để ghép vần ep
- Gọi HS phân tích vần ep

Hoạt động của HS
- 2- 3 HS lên bảng đọc từ ngữ, đoạn.
- 1-2 HS lên bảng kể.
- Lớp nhận xét, đánh giá.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi

+ … trong bếp chó mẹ và mấy chú cún
con
- HS lắng nghe.
- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu.
"Trong bếp, / lũ cún con /múp míp /nép
vào bên mẹ."
- HS quan sát.
- HS quan sát, trả lời câu hỏi:
+ Giống: đều có âm p đứng cuối.
+ Khác: âm đứng trước âm p là e, ê, i, u

- Lắng nghe, quan sát khẩu hình.
- HS đánh vần (CN, nhóm, lớp).
- HS đọc trơn cả 4 vần ep, êp, ip, up
(CN, nhóm, lớp)
- HS thực hành ghép vần trên bảng cài.
- 1-2 em nhận xét.
+ Vần ep có 2 âm e đứng trước, âm p
đứng sau.
2


/>+ Đang có vần ep muốn có vần êp thì
+ Thay âm e bằng âm ê, để nguyên âm p
phải làm thế nào?
- Yêu cầu HS ghép vần êp
- HS ghép vần trên bảng cài vần êp.
- GV quan sát, nhắc nhở.
- Yêu cầu HS ghép vần ip, nêu cách
- HS ghép bảng cài, nêu cách ghép: thay

ghép.
âm ê bằng âm i giữ nguyên âm p
- Yêu cầu HS ghép vần up, nêu cách
- HS ghép bảng cài, nêu cách ghép: thay
ghép.
âm i bằng âm u giữ nguyên âm p
- GV nhận xét, đánh giá, củng cố điểm
giống và khác nhau của 4 vần.
* Đọc lại vần
- HS đọc trơn lại 4 vần (CN, lớp)
b. Đọc tiếng
* Đọc tiếng mẫu:
+ Có vần ep rồi, làm thế nào để có
+ ... thêm âm n trước vần ep, dấu sắc
tiếng nép?
trên âm e.
- GV đưa mô hình tiếng vẹt, yêu vầu
HS đánh vần, đọc trơn.
- HS đánh vần, đọc trơn: nờ - en - nep sắc - nép (CN, nhóm, lớp).
n ep

nép
* Đọc tiếng trong SGK
- GV đưa ra các tiếng mới trong SGK:
kẹp, nẹp, nếp, xếp, kịp, nhịp, búp, giúp
+ Tiếng nào chứa vần ep?
+ Tiếng nào chứa vần êp?
+ Tiếng nào chứa vần ip?
+ Tiếng nào chứa vần up?
- Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn từng

tiếng.
- Đọc trơn tất cả các tiếng.
* Ghép chữ cái tạo tiếng
- GV gợi ý: Muốn có tiếng nép ta thêm
chữ ghi âm n trước vần ep và dấu sắc
trên âm e . Hãy vận dụng cách này để
tạo ra các tiếng có vần ep, êp, ip, up.
- Yêu cầu HS tự ghép tiếng mới, đọc
cho bạn bên cạnh nghe.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá
bài của bạn.
+ Trong các tiếng các bạn ghép được
tiếng nào có vần ep (êp, ip, up)?
- Đọc đồng thanh các tiếng HS ghép
được.
* Vận động giữa giờ

- Quan sát, trả lời câu hỏi;
+ … kẹp, nẹp
+ …. nếp, xếp
+ … kịp, nhịp
+ …. búp, giúp
- HS nối tiếp đánh vần, đọc trơn lần lượt
từng tiếng (CN, nhóm, lớp).
- HS đọc (CN, lớp)

- HS tự tạo các tiếng có vần ep, êp, ip,
up trên bảng cài, đọc cho bạn nghe.
- 5-7 HS lên bảng trình bày bài làm, lớp
quan sát, nhận xét, phân tích, đánh vần,

đọc trơn các tiếng bạn ghép được.
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- Lớp đọc đồng thanh.
- HS vừa hát vừa vận động
3


/>c. Đọc từ ngữ
- GV đưa lần lượt từng tranh minh họa
cho các từ ngữ dưới tranh đôi dép, đầu
bếp, bìm bịp, búp sen đặt câu hỏi cho
HS nhận biết các sự vật trong tranh và
nói tên sự vật trong tranh, GV đưa từ
dưới tranh, HS nhận biết tiếng chứa
vần mới ep, êp, ip, up phân tích, đánh
vần tiếng có vần mới, đọc trơn từ.
VD: Đưa tranh 2, hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
- GV đưa từ đôi dép.
+ Từ đôi dép có tiếng nào chứa vần
mới đang học, đó là vần nào?
- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần
tiếng dép, đọc trơn từ đôi dép.
- Thực hiện tương tự với các từ đầu
bếp, bìm bịp, búp sen
- GV giải thích từ đầu bếp.
- Gọi HS đọc trơn các từ trên.
d. Đọc lại vần, tiếng, từ
- Cho HS đọc lại các vần, tiếng, từ
(phần 2 trang 124).

HĐ3. Viết
a. Viết bảng (7 phút)
* Viết vần ep, ep, ip, up
+ Các vần ep, êp, ip, up có gì giống và
khác nhau?
- GV viết mẫu vần ep, vừa viết vừa mô
tả quy trình viết: Đặt bút trên ĐK 1
một chút, viết chữ e, từ điểm dừng bút
con chữ e đưa bút viết tiếp chữ p . Ta
được vần ep.
+ Viết vần êp như thế nào?
- GV viết mẫu vần ip, vừa viết vừa mô
tả: Đặt bút trên ĐK2 viết chữ i. Từ
điểm dừng bút của con chữ i viết tiếp
con chữ p. Ta được vần ip.
- Yêu cầu HS viết bảng con vần ep,
êp, ip, up
- Tổ chức cho HS quan sát, nhận xét
chữ viết bảng con của các bạn, sửa cho
HS.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
+....đôi dép.
+ .... tiếng dép chứa vần ep
+ … tiếng dép có âm d đứng trước, vần
ep đứng sau, dấu sắc trên âm e. Dờ - ep
- dep - sắc - dép. Đôi dép. (CN , nhóm,
lớp)
- HS đọc (CN, lớp)
- HS đọc (CN, nhóm, lớp).


- HS quan sát, trả lời
+ … giống đều có âm p ở cuối, khác
nhau âm thứ nhất e, ê, i, u.
- Quan sát, lắng nghe.

+… viết vần ep trước rồi thêm dấu mũ
trên đầu con chữ e.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS viết bảng con vần ep, êp, ip, up
- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.

4


/>* Viết tiếng bếp, bịp, búp
- GV đưa tiếng bếp, yêu cầu HS phân
+ Tiếng bếp có âm b đứng trước, vần êp
tích, đánh vần.
đứng sau, dấu sắc trên âm ê. Bờ - êpbếp - sắc - bếp.
+ Khi viết tiếng bếp ta viết thế nào?
+ Viết âm b trước, vần êp sau, dấu sắc
- GV viết mẫu tiếng bếp, vừa viết vừa
trên âm ê.
mô tả cách viêt: Đặt bút trên ĐK 2 viết - Quan sát, lắng nghe.
âm b, viết nét xoắn sâu xuống một
chút. từ điểm dừng bút của con chữ b
đưa bút viết tiếp vần êp, đánh dấu sắc
trên âm ê. Ta được chữ bếp.
- GV đưa tiếng bịp, yêu cầu HS phân

+ Tiếng bịp có âm b đứng trước, vần ip
tích, đánh vần.
đứng sau, dấu nặng dưới âm i. Bờ - ip bip - nặng - bịp.
+ Khi viết tiếng bịp ta viết thế nào?
+ Viết âm b trước, vần ip sau, dấu nặng
dưới âm i.
- Yêu cầu HS nêu cách viết tiếng búp.
- HS nêu: Viết âm b trước, vần up sau,
dấu sắc trên âm u.
- Yêu cầu HS viết bảng con 3 tiếng
- HS viết bảng con tiếng bếp, bịp, búp
bếp, bịp, búp
dưới vần ep, êp, ip, up
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá,
- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.
sửa chữa chữ viết của bạn.
TIẾT 2
Hoạt động của GV
HĐ3. Viết (Tiếp)
b. Viết vở (10 phút)
- Yêu cầu HS mở vở tập viết nêu yêu
cầu bài viết.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở
và bút viết) , nhắc nhở HS tư thế ngồi
viết, để vở, cầm bút.
- GV nêu từng lệnh để HS tập trung
viết bài, GV quan sát, uốn nắn.
Lưu ý HS: con chữ p phải nối liền con
chữ e, ê, i, u.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá

bài viết của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
Vận động giữa tiết
HĐ4. Đọc đoạn:(10 phút)
- GV đưa đoạn đọc
+ Đoạn đọc có mấy câu?
+ Tìm những tiếng có chứa vần mới

Hoạt động của HS

- 1-2 HS nêu: viết 1 dòng vần ep, 1 dòng
vần êp, 1 dòng ip, 1 dòng up, 1 dòng
bếp, 1 dòng bìm bip, 1 dòng búp sen.
- HS viết bài

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết
của bạn.
- HS vận động.
- HS quan sát, trả lời
+ … 5 câu.
+ … dịp, chép, xếp, dẹp.
5


/>học ep (êp, ip, up).
- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần
những tiếng mới.
- Yêu cầu HS đọc trơn từng câu, cả
đoạn.
- Tổ chức cho HS thi đọc cả bài trước

lớp
* Tìm hiểu nội dung
- GV đặt câu hỏi, gọi HS trả lời:
+ Dịp nghỉ lễ, nhà hà có ai đến chơi?
+ Mẹ Hà nấu món gì?
+ Hà giúp mẹ làm gì?
+ Bố Hà làm gì?
HĐ5. Nói: (10 phút)
* Nói theo tranh:
- GV giới thiệu chủ đề: Khi nhà có
khách
- Cho HS quan sát tranh , hỏi:
+ Em nhìn thấy những ai trong tranh?
+ Mọi người đang làm gì?
+ Khi nhà có khách, em nên làm gì?
* Liên hệ, giáo dục
+ Nhà em hay có khách đến thăm
không? Đó là những ai?
+ Khi có khách đến, em thường làm
gì?
- Yêu cầu HS nói cho bạn nghe khi nhà
có khách em thường làm gì?
- GV nhận xét, đánh giá, giáo dục HS
biết tỏ thái độ lịch sự, lễ phép khi
khách đến nhà.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
+ Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Yêu cầu HS tìm từ có vần ep, ếp, ip,
up đặt câu với từ ngữ vừa tìm được.
- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4)

- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động
viên HS
- Nhắc HS thực hành giao tiếp ở nhà.

- HS phân tích, đánh vần (CN - nhóm lớp) các tiếng: dịp, chép, xếp, dẹp.
- Từng nhóm 5 HS đọc nối tiếp từng câu.
- Đọc cả đoạn (CN, nhóm, lớp)
- 4-5 HS thi đọc cả bài trước lớp.
- HS theo dõi, nhận xét, đánh giá.
- Quan sát tranh, kết hợp đọc hiểu, trả lời
câu hỏi.
+ …. chú Tư và cô Lan đến chơi.
+ … súp gà, cơm nếp và rán cá chép.
+ …. rửa rau quả và sắp xếp bát đĩa.
+ … dọn dẹp nhà cửa.

- Quan sát tranh , trả lời câu hỏi:
+ … Hà và bố mẹ Hà, cô lan và chú Tư.
+ … ăn cơm và nói chuyện vui vẻ.
+ …. chào hỏi khách, vui vẻ và niềm nở
với khách; giúp bố mẹ tiếp khách; ….

- HS nói trong nhóm.
- 2,3 HS nói trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe.
+ …. vần ep, ếp, ip, up
- 2-3 HS nêu từ và câu trước lớp.
- Lớp phỏng vấn, nhận xét, đánh giá.
- 2-3 HS đọc bài.

- Lắng nghe.

-------------------------------------------------------------------------------------------------6


/>BÀI 57: anh ênh inh
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nhận biết và đọc đúng vần anh, ênh, inh và đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu,
đoạn có các vần đó.
- Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng vần anh, ênh, inh (cỡ chữ vừa) và các tiếng, từ ngữ chứa các vần
đó.
2. Kĩ năng:
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần anh, ênh, inh có trong bài
học.
- Phát triển kĩ năng nói về hoạt động luyện tập để tăng cường sức khỏe của
con người.
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về cảnh vật
thiên nhiên và tranh về hoạt động của con người và loài vật.
3. Thái độ:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống hàng ngày.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn
đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ
- Phẩm chất: Yêu thiên nhiên và cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức Tiếng Việt và đời sống:
- Nắm vững đặc điểm phát âm, cấu tạo, quy trình và cách viết các vần anh,
ênh, inh

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những
từ ngữ này.
2. Đồ dùng:
- GV: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trong bài học, bộ chữ
- HS: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.
3. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, đóng vai, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
1. Ôn và khởi động: (3 phút)
- Kiểm tra đọc nội dung 2 và 4 trang
124, 125
- Kiểm tra viết vần ep, êp, ip, up, bếp,
búp, bịp.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài : Vần anh, ênh, inh
2. Bài mới:

Hoạt động của HS
- 2- 3 HS lên bảng đọc.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- Lớp nhận xét, đánh giá.

7


/>HĐ1. Nhận biết: (5 phút)
- Cho HS quan sát tranh, hỏi

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
+ Em nhìn thấy gì trong tranh?
+ … dòng sông, cánh đồng, hàng cây,
- GV tóm tắt nội dung, vừa chỉ vừa đọc …..
câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh. - HS lắng nghe.
"Con kênh xinh xinh chảy qua cánh
đồng."
- GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc - HS đọc theo từng cụm từ, cả câu. "Con
theo.
kênh xinh xinh /chảy qua cánh đồng."
- HS quan sát.
- GV giới thiệu 3 vần mới: anh, ênh,
inh. Chỉ vào các vần được tô màu đỏ.
HĐ2. Đọc:(20 phút)
a. Đọc vần
*So sánh các vần
- HS quan sát, trả lời câu hỏi:
- Yêu cầu HS quan sát 3 vần, nêu điểm + Giống: đều có âm nh đứng cuối.
giống và khác nhau.
+ Khác: âm đứng trước âm nh là a,ê, i
- GV nhận xét, KL điểm giống và khác
nhau giữa 3 vần.
* Đánh vần
- GV đánh vần mẫu các vần anh, ênh,
inh yêu cầu HS quan sát khẩu hình.
- Lắng nghe, quan sát khẩu hình.
anh: a - nhờ - anh
ênh: ê - nhờ - ênh
inh: I - nhờ - inh
- Gọi HS đánh vần cả 3 vần

- HS đánh vần (CN, nhóm, lớp).
* Đọc trơn:
- Yêu cầu HS đọc trơn các vần
- HS đọc trơn cả 3 vần anh, ênh, inh
(CN, nhóm, lớp)
* Ghép chữ tạo vần
- Yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ
- HS thực hành ghép vần trên bảng cài.
chữ để ghép vần anh
- 1-2 em nhận xét.
- Gọi HS phân tích vần anh
+ Vần anh có 2 âm a đứng trước, âm nh
đứng sau.
+ Đang có vần anh muốn có vần ênh
+ Thay âm a bằng âm ê, để nguyên âm
thì phải làm thế nào?
nh
- Yêu cầu HS ghép vần ênh
- HS ghép vần trên bảng cài vần ênh.
- GV quan sát, nhắc nhở.
- Yêu cầu HS ghép vần inh, nêu cách
- HS ghép bảng cài, nêu cách ghép: thay
ghép.
âm ê bằng âm i giữ nguyên âm nh
- GV nhận xét, đánh giá, củng cố điểm
giống và khác nhau của 3 vần.
* Đọc lại vần
- HS đọc trơn lại 3 vần (CN, lớp)
b. Đọc tiếng
* Đọc tiếng mẫu:

8


/>+ Có vần anh rồi, làm thế nào để có
+ ... thêm âm c trước vẫn anh, dấu sắc
tiếng cánh?
trên âm a
- GV đưa mô hình tiếng cánh, yêu vầu
HS đánh vần, đọc trơn.
- HS đánh vần, đọc trơn: Cờ - anh canh - sắc - cánh (CN, nhóm, lớp).
c anh

cánh
* Đọc tiếng trong SGK
- GV đưa ra các tiếng mới trong SGK:
chanh, mảnh, cạnh, kênh, ghềnh, lệnh,
kính, chỉnh, thịnh
+ Tiếng nào chứa vần anh?
+ Tiếng nào chứa vần ênh?
+ Tiếng nào chứa vần inh?
- Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn từng
tiếng.
- Đọc trơn tất cả các tiếng.
* Ghép chữ cái tạo tiếng
- GV gợi ý: Muốn có tiếng cánh ta
thêm chữ ghi âm c trước vần anh và
dấu sắc trên âm a . Hãy vận dụng cách
này để tạo ra các tiếng có vần anh, ênh,
inh.
- Yêu cầu HS tự ghép tiếng mới, đọc

cho bạn bên cạnh nghe.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá
bài của bạn.
+ Trong các tiếng các bạn ghép được
tiếng nào có vần anh (ênh, inh)?
- Đọc đồng thanh các tiếng HS ghép
được.
* Vận động giữa giờ
c. Đọc từ ngữ
- GV đưa lần lượt từng tranh minh họa
cho các từ ngữ dưới tranh quả chanh,
bờ kênh, kính râm đặt câu hỏi cho HS
nhận biết các sự vật trong tranh và nói
tên sự vật trong tranh, GV đưa từ dưới
tranh, HS nhận biết tiếng chứa vần mới
anh, ênh, inh phân tích, đánh vần tiếng
có vần mới, đọc trơn từ.
VD: Đưa tranh 1, hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
- GV đưa từ quả chanh.
+ Từ quả chanh có tiếng nào chứa vần

- Quan sát, trả lời câu hỏi;
+ … chanh, mảnh, cạnh.
+ … kênh, ghềnh, lệnh.
+ …. kính, chỉnh, thịnh
- HS nối tiếp đánh vần, đọc trơn lần lượt
từng tiếng (CN, nhóm, lớp).
- HS đọc (CN, lớp)


- HS tự tạo các tiếng có vần anh, ênh,
inhtrên bảng cài, đọc cho bạn nghe.
- 5-7 HS lên bảng trình bày bài làm, lớp
quan sát, nhận xét, phân tích, đánh vần,
đọc trơn các tiếng bạn ghép được.
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- Lớp đọc đồng thanh.
- HS vừa hát vừa vận động

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
+....quả chanh.
+ .... tiếng chanhchứa vần anh.
9


/>mới đang học, đó là vần nào?
- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần
+ … tiếng chanh có âm ch đứng trước,
tiếng chanh, đọc trơn từ quả chanh.
vần anh đứng sau.
- Thực hiện tương tự với các từ bờ
Chờ - anh - chanh. Quả chanh (CN ,
kênh, kính râm.
nhóm, lớp)
- Gọi HS đọc trơn các từ trên.
- HS đọc (CN, lớp)
d. Đọc lại vần, tiếng, từ
- Cho HS đọc lại các vần, tiếng, từ
- HS đọc (CN, nhóm, lớp).
(phần 2 trang 126).

HĐ3. Viết
a. Viết bảng (7 phút)
* Viết vần anh, ênh, inh
- HS quan sát, trả lời
+ Các vần anh, ênh, inh có gì giống
+ … giống đều có âm nh ở cuối, khác
và khác nhau?
nhau âm thứ nhất a, ê, i.
- GV viết mẫu vần anh, vừa viết vừa
mô tả quy trình viết: Đặt bút dưới ĐK
- Quan sát, lắng nghe.
3 một chút, viết chữ a, từ điểm dừng
bút con chữ a đưa bút viết tiếpcon chữ
n và con chữ h . Ta được vần anh.
+ Viết vần ênh như thế nào?
+… đặt bút trên ĐK 1 một chút, viết co
chữ ê , từ điểm dừng bút của con chữ ê
- GV viết mẫu vần ênh, vừa viết vừa
viết tiếp chữ nh.
mô tả quy trình viết.
- Viết vần inh tương tự.
- Yêu cầu HS viết bảng con vần anh,
- Quan sát, lắng nghe.
ênh, inh.
- Tổ chức cho HS quan sát, nhận xét
- HS viết bảng con vần anh, ênh, inh
chữ viết bảng con của các bạn, sửa cho
HS.
- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.
* Viết tiếng chanh, kênh, kính

- GV đưa tiếng chanh, yêu cầu HS
+ Tiếng chanh có âm ch đứng trước,
phân tích, đánh vần.
vần anh đứng sau.
+ Khi viết tiếng chanh ta viết thế nào? + Viết âm ch trước, vần anh sau.
- GV viết mẫu tiếng chanh vừa viết
- Quan sát, lắng nghe.
vừa mô tả cách viêt: Đặt bút dưới ĐK
3 một chút viết âm ch, từ điểm dừng
bút của con chữ h lia bút lên dưới ĐK
3 viết vần anh. Ta được chữ chanh.
- GV đưa tiếng kính, yêu cầu HS phân + Tiếng kính có âm k đứng trước, vần
tích, đánh vần.
inh đứng sau, dấu sắc trên âm i. Cờ inh - kinh - sắc - kính.
+ Khi viết tiếng kính ta viết thế nào?
+ Viết âm k trước, vần inh sau, dấu sắc
trên âm i.
- Hướng dẫn HS viết tiếng kênh tương
tự.
10


/>- Yêu cầu HS viết bảng con 2 tiếng
- HS viết bảng con tiếng chanh, kênh
chanh, kênh
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá,
- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.
sửa chữa chữ viết của bạn.
TIẾT 2
Hoạt động của GV

HĐ3. Viết (Tiếp)
b. Viết vở (10 phút)
- Yêu cầu HS mở vở tập viết nêu yêu
cầu bài viết.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở
và bút viết) , nhắc nhở HS tư thế ngồi
viết, để vở, cầm bút.
- GV nêu từng lệnh để HS tập trung
viết bài, GV quan sát, uốn nắn.
Lưu ý HS: con chữ nh phải nối liền con
chữ a, ê, i.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá
bài viết của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
Vận động giữa tiết
HĐ4. Đọc đoạn:(10 phút)
- GV đưa đoạn đọc
+ Đoạn đọc có mấy câu?
+ Tìm những tiếng có chứa vần mới
học anh (inh, ênh).
- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần
những tiếng mới.
- Yêu cầu HS đọc trơn từng câu, cả
đoạn.
- Tổ chức cho HS thi đọc cả bài trước
lớp
* Tìm hiểu nội dung
- GV đặt câu hỏi, gọi HS trả lời:

Hoạt động của HS


- 1-2 HS nêu: viết 1 dòng vần anh, 1
dòng vần ênh, 1 dòng inh, 1 dòng
chanh, 1 dòng kênh, 1 dòng kính.
- HS viết bài

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết
của bạn.
- HS vận động.
- HS quan sát, trả lời
+ … 5 câu.
+ … kênh, nhanh, đình.
- HS phân tích, đánh vần (CN - nhóm lớp) các tiếng: kênh, nhanh, đình.
- Từng nhóm 5 HS đọc nối tiếp từng câu.
- Đọc cả đoạn (CN, nhóm, lớp)
- 4-5 HS thi đọc cả bài trước lớp.
- HS theo dõi, nhận xét, đánh giá.

- Quan sát tranh, kết hợp đọc hiểu, trả lời
câu hỏi.
+ Nhà vịt ở đâu?
+ …. ở gần con kênh xinh xinh.
+ Bố mẹ cho vịt con ra kênh để làm gì? + … tập bơi.
+ Những câu nào nói lên gia đình vịt
+ …..bố mẹ vịt vui quá kêu cạp cạp.
rất vui?
Gia đình vịt làm xôn xao cả mặt kênh.
nằm im, mặt đen thẫm.
HĐ5. Nói: (10 phút)
* Nói theo tranh:

11


/>- GV giới thiệu chủ đề: Giữ gìn sức
khỏe
- Cho HS quan sát tranh , hỏi:
- Quan sát tranh , trả lời câu hỏi:
+ Tranh 1 vẽ hoạt động thể thao nào? + … bơi.
+ Tranh 2 vẽ hoạt động thể thao nào? + .. chạy.
+ Tranh 3 vẽ hoạt động thể thao nào? + … tập thể dục.
+ Trong các hoạt động thể dục thể
+ … tập thể dục.
thao trên, em đã tham gia hoạt động
nào?
+ Ngoài các hoạt động rèn luyện thân - HS nối tiếp nhau nói: đá bóng, đánh
thể trên, em còn biết những hoạt động bóng bàn, …
thể dục thể thao nào khác.
+ Thể dục thể thao có lợi ích gì?
+ … rèn luyện sức khỏe.
- GV nhận xét, đánh giá, tóm tắt nội
- Lắng nghe.
dung.
* Liên hệ, giáo dục
+ Ở trường, giữa mỗi buổi học các em
lại được tham gia hoạt động thể dục
- Lắng nghe.
thể thao để vận động, thư giãn sau
những giờ học căng thẳng. Vì vậy các
em phải tham gia nghiêm túc,….
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

+ Hôm nay chúng ta học bài gì?
+ …. vần anh, ênh, inh
- Yêu cầu HS tìm từ có vần anh, ênh,
- 2-3 HS nêu từ và câu trước lớp.
inh đặt câu với từ ngữ vừa tìm được.
- Lớp phỏng vấn, nhận xét, đánh giá.
- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4) - 2-3 HS đọc bài.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động
viên HS
- Lắng nghe.
- Nhắc HS thực hành giao tiếp ở nhà.
-------------------------------------------------------------------------------------------------BÀI 58: ach êch ich
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nhận biết và đọc đúng vần ach, êch, ich và đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu,
đoạn có các vần đó.
- Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng vần ach, êch, ich (cỡ chữ vừa) và các tiếng, từ ngữ chứa các vần
đó.
2. Kĩ năng:
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần ach, êch, ich có trong bài
học.
- Phát triển kĩ năng nói về chủ điểm lớp học.
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về hoạt động
của loài vật (được nhân hóa: ếch đọc sách, ếch đi học) và tranh vẽ hoạt động của con
người (trong lớp học).
12


/>3. Thái độ:

- Cảm nhận được những nét đáng yêu của đời sống con người và loài vật được
thể hiện qua tranh và phần thực hành nói.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn
đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ
- Phẩm chất: Yêu thiên nhiên và cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức Tiếng Việt và đời sống:
- Nắm vững đặc điểm phát âm, cấu tạo, quy trình và cách viết các vần ach,
êch, ich
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những
từ ngữ này.
2. Đồ dùng:
- GV: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trong bài học, bộ chữ
- HS: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.
3. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, đóng vai, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
1. Ôn và khởi động: (3 phút)
- Kiểm tra đọc nội dung 2 và 4 trang
126, 127
- Kiểm tra viết vần ep, êp, ip, up, bếp,
búp, bịp.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài : Vần ach, êch, ich
2. Bài mới:
HĐ1. Nhận biết: (5 phút)

- Cho HS quan sát tranh, hỏi
+ Em nhìn thấy gì trong tranh?
- GV tóm tắt nội dung, vừa chỉ vừa đọc
câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh.
"Ếch con thích đọc sách."
- GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc
theo.
- GV giới thiệu 3 vần mới: ach, êch,
ich. Chỉ vào các vần được tô màu đỏ.
HĐ2. Đọc:(20 phút)
a. Đọc vần
*So sánh các vần
- Yêu cầu HS quan sát 3 vần, nêu điểm

Hoạt động của HS
- 2- 3 HS lên bảng đọc.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- Lớp nhận xét, đánh giá.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
+ … ếch đang ngồi đọc sách.
- HS lắng nghe.
- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu. "Ếch
con /thích đọc sách."
- HS quan sát.

- HS quan sát, trả lời câu hỏi:
+ Giống: đều có âm ch đứng cuối.
13



/>giống và khác nhau.
+ Khác: âm đứng trước âm ch là a,ê, i
- GV nhận xét, KL điểm giống và khác
nhau giữa 3 vần.
* Đánh vần
- GV đánh vần mẫu các vần ach, êch,
ich yêu cầu HS quan sát khẩu hình.
- Lắng nghe, quan sát khẩu hình.
ach: a - chờ - ach
êch: ê - chờ - êch
ich: i - chờ - ich
- Gọi HS đánh vần cả 3 vần
- HS đánh vần (CN, nhóm, lớp).
* Đọc trơn:
- Yêu cầu HS đọc trơn các vần
- HS đọc trơn cả 3 vần ach, êch, ich
(CN, nhóm, lớp)
* Ghép chữ tạo vần
- Yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ
- HS thực hành ghép vần trên bảng cài.
chữ để ghép vần ach
- 1-2 em nhận xét.
- Gọi HS phân tích vần ach
+ Vần ach có 2 âm a đứng trước, âm ch
đứng sau.
+ Đang có vần ach muốn có vần êch
+ Thay âm a bằng âm ê, để nguyên âm
thì phải làm thế nào?
ch

- Yêu cầu HS ghép vần êch
- HS ghép vần trên bảng cài vần êch.
- GV quan sát, nhắc nhở.
- Yêu cầu HS ghép vần ich, nêu cách
- HS ghép bảng cài, nêu cách ghép: thay
ghép.
âm ê bằng âm i giữ nguyên âm ch
- GV nhận xét, đánh giá, củng cố điểm
giống và khác nhau của 3 vần.
* Đọc lại vần
- HS đọc trơn lại 3 vần (CN, lớp)
b. Đọc tiếng
* Đọc tiếng mẫu:
+ Có vần ach rồi, làm thế nào để có
+ ... thêm âm s trước vần ach, dấu sắc
tiếng sách?
trên âm a
- GV đưa mô hình tiếng sách, yêu vầu
HS đánh vần, đọc trơn.
- HS đánh vần, đọc trơn: Sờ - ach - sach
- sắc - sách (CN, nhóm, lớp).
s ach

sách
* Đọc tiếng trong SGK
- GV đưa ra các tiếng mới trong SGK:
vách, tách, sạch, chếch, mếch, lệch,
bích, xích, kịch.
+ Tiếng nào chứa vần ach?
+ Tiếng nào chứa vần êch?

+ Tiếng nào chứa vần ich?
- Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn từng
tiếng.

- Quan sát, trả lời câu hỏi;
+ … vách, tách, sạch.
+ …. chếch, mếch, lệch.
+ …. bích, xích, kịch.
- HS nối tiếp đánh vần, đọc trơn lần lượt
từng tiếng (CN, nhóm, lớp).
14


/>- Đọc trơn tất cả các tiếng.
- HS đọc (CN, lớp)
* Ghép chữ cái tạo tiếng
- GV gợi ý: Muốn có tiếng sách ta
thêm chữ ghi âm s trước vần ach và
dấu sắc trên âm a . Hãy vận dụng cách
này để tạo ra các tiếng có vần ach, êch,
ich.
- Yêu cầu HS tự ghép tiếng mới, đọc
- HS tự tạo các tiếng có vần ach, êch,
cho bạn bên cạnh nghe.
ich trên bảng cài, đọc cho bạn nghe.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá
- 5-7 HS lên bảng trình bày bài làm, lớp
bài của bạn.
quan sát, nhận xét, phân tích, đánh vần,
+ Trong các tiếng các bạn ghép được

đọc trơn các tiếng bạn ghép được.
tiếng nào có vần ach (êch, ich)?
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- Đọc đồng thanh các tiếng HS ghép
được.
- Lớp đọc đồng thanh.
* Vận động giữa giờ
- HS vừa hát vừa vận động
c. Đọc từ ngữ
- GV đưa lần lượt từng tranh minh họa
cho các từ ngữ dưới tranh sách vở,
chênh lệch, tờ lịch đặt câu hỏi cho HS
nhận biết các sự vật trong tranh và nói
tên sự vật trong tranh, GV đưa từ dưới
tranh, HS nhận biết tiếng chứa vần mới
ach, êch, ich phân tích, đánh vần tiếng
có vần mới, đọc trơn từ.
VD: Đưa tranh 3, hỏi:
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
+ Tranh vẽ gì?
+....tờ lịch
- GV đưa từ tờ lịch.
+ Từ tờ lịch có tiếng nào chứa vần mới + .... tiếng lịchchứa vần ich.
đang học, đó là vần nào?
- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần
+ … tiếng lịch có âm l đứng trước, vần
tiếng lịch, đọc trơn từ tờ lịch.
ich đứng sau. Lờ - ich - lich - nặng - Thực hiện tương tự với các từ chênh lịch. Tờ lịch (CN , nhóm, lớp)
lệch, sách vở.
- Gọi HS đọc trơn các từ trên.

- HS đọc (CN, lớp)
d. Đọc lại vần, tiếng, từ
- Cho HS đọc lại các vần, tiếng, từ
- HS đọc (CN, nhóm, lớp).
(phần 2 trang 126).
HĐ3. Viết
a. Viết bảng (7 phút)
* Viết vần ach, êch, ich
- HS quan sát, trả lời
+ Các vần ach, êch, ich có gì giống và + … giống đều có âm ch ở cuối, khác
khác nhau?
nhau âm thứ nhất a, ê, i.
- GV viết mẫu vần ach, vừa viết vừa
mô tả quy trình viết: Đặt bút dưới ĐK
- Quan sát, lắng nghe.
15


/>3 một chút, viết chữ a, từ điểm dừng
bút con chữ a lia bút lên dưới ĐK 3
một chút viết chữ ch. Ta được vần ach.
+ Viết vần êch như thế nào?
+… đặt bút trên ĐK 1 một chút, viết co
chữ ê , từ điểm dừng bút của con chữ ê
lia bút lên dưới ĐK 3 một chút viết chữ
ch. Ta được vần êch
- GV viết mẫu vần cnh, vừa viết vừa
mô tả quy trình viết.
- Quan sát, lắng nghe.
- Viết vần ich tương tự.

- Yêu cầu HS viết bảng con vần ach,
- HS viết bảng con vần ach, êch, ich
êch, ich.
- Tổ chức cho HS quan sát, nhận xét
- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.
chữ viết bảng con của các bạn, sửa cho
HS.
* Viết tiếng sách, lệch, lịch
- GV đưa tiếng sách, yêu cầu HS phân + Tiếng sách có âm s đứng trước, vần
tích, đánh vần.
ach đứng sau.
+ Khi viết tiếng sách ta viết thế nào?
+ Viết âm s trước, vần ach sau.
- GV viết mẫu tiếng sách vừa viết vừa - Quan sát, lắng nghe.
mô tả cách viêt: Đặt bút trên ĐK 1 viết
âm s, từ điểm dừng bút của con chữ s
lia bút lên dưới ĐK 3 viết vần ach. Từ
điểm dừng bút của con chữ h lia bút
lên dưới ĐK 4 viết dấu sắc. Ta được
chữ sách.
- GV đưa tiếng lệch, yêu cầu HS phân + Tiếng lệch có âm l đứng trước, vần
tích, đánh vần.
êch đứng sau, dấu nặng dưới âm ê. Lờ êch - lêch - nặng - lệch.
+ Khi viết tiếng lệch ta viết thế nào?
+ Viết âm l trước, vần êch sau, dấu
nặng dưới âm ê.
- Hướng dẫn HS viết tiếng lịch tương
tự.
- Yêu cầu HS viết bảng con 2 tiếng
- HS viết bảng con tiếng sách, lịch

sách, lịch
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá,
- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.
sửa chữa chữ viết của bạn.
TIẾT 2
Hoạt động của GV
HĐ3. Viết (Tiếp)
b. Viết vở (10 phút)
- Yêu cầu HS mở vở tập viết nêu yêu
cầu bài viết.

Hoạt động của HS

- 1-2 HS nêu: viết 1 dòng vần ach, 1
dòng vần êch, 1 dòng ich, 1 dòng sách,
16


/>- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở
1 dòng chênh lệch, 1 dòng lịch.
và bút viết) , nhắc nhở HS tư thế ngồi
viết, để vở, cầm bút.
- GV nêu từng lệnh để HS tập trung
- HS viết bài
viết bài, GV quan sát, uốn nắn.
Lưu ý HS: con chữ ch phải sát với
điểm dừng bút của nối liền con chữ a,
ê, i.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá
- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết

bài viết của bạn.
của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
Vận động giữa tiết
- HS vận động.
HĐ4. Đọc bài thơ:(10 phút)
- GV đưa đoạn đọc
- HS quan sát, trả lời
+ bài thơ có mấy dòng thơ?
+ … 8 dòng thơ.
+ Tìm những tiếng có chứa vần mới
+ … ếch, nghịch, sách.
học ach (ich, êch).
- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần
- HS phân tích, đánh vần (CN - nhóm những tiếng mới.
lớp) các tiếng: ếch, nghịch, sách.
- Yêu cầu HS đọc trơn từng câu, cả
- Từng nhóm 8 HS đọc nối tiếp từng câu.
đoạn.
- Đọc cả đoạn (CN, nhóm, lớp)
- 4-5 HS thi đọc cả bài trước lớp.
- Tổ chức cho HS thi đọc cả bài trước
- HS theo dõi, nhận xét, đánh giá.
lớp
* Tìm hiểu nội dung
- GV đặt câu hỏi, gọi HS trả lời:
- Quan sát tranh, kết hợp đọc hiểu, trả lời
câu hỏi.
+ Ếch cốm để quên sách ở đâu?
+ …. bờ cỏ.

+ Vì sao ếch cốm để quên sách?
+ .. tnh nghịch nấp bờ ao, bắt cào cào.
+ Ếch nói gì khi cô giáo hỏi sách của
+ … xin lỗi.
ếch đâu?
* Liên hệ, giáo dục
+ Em thấy ếch con thế nào?
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- GDHD cần chăm chỉ học, không nô
- Lắng nghe.
nghịch trong học tập
HĐ5. Nói: (10 phút)
* Nói theo tranh:
- GV giới thiệu chủ đề: Lớp học của
em
- Cho HS quan sát tranh , hỏi:
- Quan sát tranh , trả lời câu hỏi:
+ Tranh vè cảnh gì? Ở đâu?
+ … lớp học ở trong lớpi.
+ Các bạn đang làm gì?
+ .. Học theo nhóm.
- Yêu cầu HS nói cho nhau nghe lớp
- HS nói trong nhóm cho nhau nghe.
học của em.
- 2,3 HS nói trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá, tóm tắt nội
- Lắng nghe.
17



/>dung.
* Liên hệ, giáo dục
+ Khi ngồi học trong lớp em cần lưu ý + … giữ trật tự, hăng hái phát biểu ý
điều gì?
kiến xây dựng bài.
- GV nhận xét, nhắc nhở HS.
- Lắng nghe.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
+ Hôm nay chúng ta học bài gì?
+ …. vần ach, êch, ich
- Yêu cầu HS tìm từ có vần ach, êch,
- 2-3 HS nêu từ và câu trước lớp.
ich đặt câu với từ ngữ vừa tìm được.
- Lớp phỏng vấn, nhận xét, đánh giá.
- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4) - 2-3 HS đọc bài.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động
viên HS
- Lắng nghe.
- Nhắc HS thực hành giao tiếp ở nhà.
-------------------------------------------------------------------------------------------------BÀI 59: ang ăng âng
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nhận biết và đọc đúng vầm ang, ăng, âng và đọc đúng tiếng, từ ngữ,
câu, đoạn có các vần đó.
- Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng vần ang, ăng, âng (cỡ chữ vừa) và các tiếng, từ ngữ chứa các vần
đó.
2. Kĩ năng:
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần ang, ăng, âng có trong bài
học.

- Phát triển kĩ năng nói theo chủ điểm về thiên nhiên (mặt trăng và mặt trời).
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận xtes chi tiết trong tranh về cảnh vật thiên
nhiên (ánh trăng, mặt trăng và mặt trời) và tranh về hoạt động của loài vật (được
nhân hóa).
3. Thái độ:
- Cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn
đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ
- Phẩm chất: Yêu quý thiên nhiên và cảnh vật xung quanh mình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức Tiếng Việt và đời sống:
- Nắm vững đặc điểm phát âm, cấu tạo, quy trình và cách viết các vần ang,
ăng, âng
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những
từ ngữ này.
2. Đồ dùng:
- GV: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trong bài học, bộ chữ
- HS: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.
18


/>3. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, đóng vai, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
1. Ôn và khởi động: (3 phút)
- Kiểm tra đọc nội dung 2 và 4 trang

128, 129.
- Kiểm tra viết vần ach, êch, ich, sách,
lịch.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài : Vần ang, ăng, âng
2. Bài mới:
HĐ1. Nhận biết: (5 phút)
- Cho HS quan sát tranh, hỏi
+ Em nhìn thấy gì trong tranh?
- GV tóm tắt nội dung, vừa chỉ vừa đọc
câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh.
" Vầng trăng sáng lấp ló sau rặng tre."
- GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc
theo.
- GV giới thiệu 3 vần mới: ang, ăng,
âng. Chỉ vào các vần được tô màu đỏ.
HĐ2. Đọc:(20 phút)
a. Đọc vần
*So sánh các vần
- Yêu cầu HS quan sát 3 vần, nêu điểm
giống và khác nhau.
- GV nhận xét, KL điểm giống và khác
nhau giữa 3 vần.
* Đánh vần
- GV đánh vần mẫu các vần ang, ăng,
âng yêu cầu HS quan sát khẩu hình.
ang: a - ngờ - ang
ăng: ă - ngờ - ăng
âng: â- ngờ - âng.
- Gọi HS đánh vần cả 3 vần

* Đọc trơn:
- Yêu cầu HS đọc trơn các vần
* Ghép chữ tạo vần
- Yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ
chữ để ghép vần ang

Hoạt động của HS
- 2- 3 HS lên bảng đọc.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- Lớp nhận xét, đánh giá.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
+ … vầng trăng sáng lấp ló sau rặng
tre.
- HS lắng nghe.
- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu. "
Vầng trăng sáng /lấp ló /sau rặng tre."
- HS quan sát.

- HS quan sát, trả lời câu hỏi:
+ Giống: đều có âm ng đứng cuối.
+ Khác: âm đứng trước âm ng là a, ă, â

- Lắng nghe, quan sát khẩu hình.

- HS đánh vần (CN, nhóm, lớp).
- HS đọc trơn cả 3 vần ang, ăng, âng
(CN, nhóm, lớp)
- HS thực hành ghép vần trên bảng cài.
- 1-2 em nhận xét.

19


/>- Gọi HS phân tích vần ang
+ Vần ang có 2 âm a đứng trước, âm ng
đứng sau.
+ Đang có vần ang muốn có vần ăng
+ Thay âm a bằng âm ă, để nguyên âm
thì phải làm thế nào?
ng
- Yêu cầu HS ghép vần ăng
- HS ghép vần trên bảng cài vần ăng.
- GV quan sát, nhắc nhở.
- Yêu cầu HS ghép vần âng, nêu cách
- HS ghép bảng cài, nêu cách ghép: thay
ghép.
âm ă bằng âm â giữ nguyên âm ng
- GV nhận xét, đánh giá, củng cố điểm
giống và khác nhau của 3 vần.
* Đọc lại vần
- HS đọc trơn lại 3 vần (CN, lớp)
b. Đọc tiếng
* Đọc tiếng mẫu:
+ Có vần ang rồi, làm thế nào để có
+ ... thêm âm s trước vần ang, dấu sắc
tiếng sáng?
trên âm a
- GV đưa mô hình tiếng sáng, yêu vầu
HS đánh vần, đọc trơn.
- HS đánh vần, đọc trơn: Sờ - ang - sang

- sắc - sáng (CN, nhóm, lớp).
s sng

sáng
* Đọc tiếng trong SGK
- GV đưa ra các tiếng mới trong SGK:
làng, rạng, sáng, bằng, rặng, vẳng,
hẫng, tầng, vâng
+ Tiếng nào chứa vần ang?
+ Tiếng nào chứa vần ăng?
+ Tiếng nào chứa vần âng?
- Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn từng
tiếng.
- Đọc trơn tất cả các tiếng.
* Ghép chữ cái tạo tiếng
- GV gợi ý: Muốn có tiếng sáng ta
thêm chữ ghi âm s trước vần ang và
dấu sắc trên âm a . Hãy vận dụng cách
này để tạo ra các tiếng có vần ang,
ăng, âng.
- Yêu cầu HS tự ghép tiếng mới, đọc
cho bạn bên cạnh nghe.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá
bài của bạn.
+ Trong các tiếng các bạn ghép được
tiếng nào có vần ang (ăng, âng)?
- Đọc đồng thanh các tiếng HS ghép
được.

- Quan sát, trả lời câu hỏi;

+ … làng, rạng, sáng.
+ ….. bằng, rặng, vẳng.
+ …. hẫng, tầng, vâng
- HS nối tiếp đánh vần, đọc trơn lần lượt
từng tiếng (CN, nhóm, lớp).
- HS đọc (CN, lớp)

- HS tự tạo các tiếng có vần ang, ăng,
âng trên bảng cài, đọc cho bạn nghe.
- 5-7 HS lên bảng trình bày bài làm, lớp
quan sát, nhận xét, phân tích, đánh vần,
đọc trơn các tiếng bạn ghép được.
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- Lớp đọc đồng thanh.
20


/>- HS vừa hát vừa vận động

* Vận động giữa giờ
c. Đọc từ ngữ
- GV đưa lần lượt từng tranh minh họa
cho các từ ngữ dưới tranh cá vàng,
măng tre, nhà tầng đặt câu hỏi cho HS
nhận biết các sự vật trong tranh và nói
tên sự vật trong tranh, GV đưa từ dưới
tranh, HS nhận biết tiếng chứa vần mới
ang, ăng, âng phân tích, đánh vần tiếng
có vần mới, đọc trơn từ.
VD: Đưa tranh 1, hỏi:

+ Tranh vẽ gì?
- GV đưa từ cá vàng.
+ Từ cá vàng có tiếng nào chứa vần
mới đang học, đó là vần nào?
- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần
tiếng đạp, đọc trơn từ xe đạp.
- Thực hiện tương tự với các từ măng
tre, nhà tầng.
- Gọi HS đọc trơn các từ trên.
d. Đọc lại vần, tiếng, từ
- Cho HS đọc lại các vần, tiếng, từ
(phần 2 trang 130).
HĐ3. Viết
a. Viết bảng (7 phút)
* Viết vần ang, ăng, âng
+ Các vần ang, ăng, âng có gì giống
và khác nhau?
- GV viết mẫu vần ang, vừa viết vừa
mô tả quy trình viết: Đặt bút dưới ĐK
3 một chút, viết chữ a, từ điểm dừng
bút con chữ a đưa bút viết tiếp chữ n.
Từ điểm dừng bút của con chữ n lia
bút lên dưới ĐK 3 một chút viết con
chữ g. Ta được vần ang.
+ Viết vần ăng như thế nào?
+ Viết vần âng như thế nào?
- GV viết mẫu vần âng, vừa viết vừa
mô tả: Đặt bút dưới ĐK3 một chút viết
vần ang. Có vần ang rồi ta thêm dấu
mũ cho con chữ a. Ta được vần âng.

- Yêu cầu HS viết bảng con vần ang,
ăng, âng

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
+....cá vàng.
+ .... tiếng vàng chứa vần ang.
+ … tiếng vàng có âm v đứng trước, vần
ang đứng sau, dấu huyền trên âm a. Vờ
- ang - vang - huyền - vàng. Cá vàng
(CN , nhóm, lớp)
- HS đọc (CN, lớp)
- HS đọc (CN, nhóm, lớp).

- HS quan sát, trả lời
+ … giống đều có âm ng ở cuối, khác
nhau âm thứ nhất a, ă, â.
- Quan sát, lắng nghe.

+… viết vần ang trước rồi thêm nét
cong nhỏ trên đầu con chữ a.
+… viết vần ang trước rồi thêm dấu mũ
trên đầu con chữ a.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS viết bảng con vần ang, ăng, âng
21


/>- Tổ chức cho HS quan sát, nhận xét
- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.
chữ viết bảng con của các bạn, sửa cho

HS.
* Viết tiếng măng, tầng
- GV đưa tiếng măng, yêu cầu HS phân + Tiếng măng có âm m đứng trước, vần
tích, đánh vần.
ăng đứng sau. Mờ - ăng - măng.
+ Khi viết tiếng măng ta viết thế nào? + Viết âm m trước, vần ăng sau.
- GV viết mẫu tiếng măng vừa viết vừa
mô tả cách viêt: Đặt bút dưới ĐK 3 viết - Quan sát, lắng nghe.
âm m, từ điểm dừng bút của con chữ m
lia bút lên dưới ĐK 3 viết vần ăng. Ta
được chữ măng.
- GV đưa tiếng tầng, yêu cầu HS phân + Tiếng tầng có âm t đứng trước, vần
tích, đánh vần.
âng đứng sau, dấu huyền trên âm â. Tờ
- âng - tâng - huyền - tầng.
+ Khi viết tiếng tầng ta viết thế nào?
+ Viết âm t trước, vần âng sau, dấu
huyền trên âm â.
- Yêu cầu HS viết bảng con 2 tiếng
- HS viết bảng con tiếng măng, tầng
măng, tầng
dưới vần ang, ăng, âng
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá,
- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.
sửa chữa chữ viết của bạn.
TIẾT 2
Hoạt động của GV
HĐ3. Viết (Tiếp)
b. Viết vở (10 phút)
- Yêu cầu HS mở vở tập viết nêu yêu

cầu bài viết.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở
và bút viết) , nhắc nhở HS tư thế ngồi
viết, để vở, cầm bút.
- GV nêu từng lệnh để HS tập trung
viết bài, GV quan sát, uốn nắn.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá
bài viết của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
Vận động giữa tiết
HĐ4. Đọc bài thơ:(10 phút)
- GV đưa bài thơ
+ Có mấy dòng thơ?
+ Tìm những tiếng có chứa vần mới
học ang (ăng, âng).
- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần
những tiếng mới.

Hoạt động của HS

- 1-2 HS nêu: viết 1 dòng vần ang, 1
dòng vần ăng, 1 dòng âng, 1 dòng
măng tre, 1 dòng nhà tầng.
- HS viết bài
- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết
của bạn.
- HS vận động.
- HS quan sát, trả lời
+ … 4 câu.
+ … nắng, chang, chẳng, mang.

- HS phân tích, đánh vần (CN - nhóm lớp) các tiếng: nắng, chang, chẳng,
22


/>mang
- Yêu cầu HS đọc trơn từng câu, cả bài - Từng nhóm 4 HS đọc nối tiếp từng câu
thơ.
(HD đọc dòng đầu thì đọc cả đầu bài).
- Đọc cả đoạn (CN, nhóm, lớp)
- Tổ chức cho HS thi đọc cả bài trước
- 4-5 HS thi đọc cả bài trước lớp.
lớp
- HS theo dõi, nhận xét, đánh giá.
* Tìm hiểu nội dung
- GV đặt câu hỏi, gọi HS trả lời:
- Quan sát tranh, kết hợp đọc hiểu, trả lời
câu hỏi.
+ Bài thơ nói về nhân vật nào?
+ …. mèo con.
+ Thời tiết hôm nay thế nào?
+ …. nắng chang chang.
+ Mèo con đi học mang theo những
+ … một cái bút chì và mẩu bánh mì
gì?
con con.
* Liên hệ, giáo dục
+ Em hiểu trời nắng chang chang là
như thế nào?
+ Theo em, mèo con đi học khi trời
nắng cần phải mang những gì?

- GDHS mang trang phục phù hợp với
thời tiết để đảm bảo sức khỏe.
HĐ5. Nói: (10 phút)
* Nói theo tranh:
- GV giới thiệu chủ đề: Mặt trăng và
mặt trời
- Cho HS quan sát tranh , hỏi:
+ Tranh nào vẽ mặt trăng, tranh nào
vẽ mặt trời?
+ Mặt trăng xuất hiện khi nào?
+ Mặt trăng tròn vào những ngày nào
trong tháng?
+ Bầu trời dưới ánh trăng như thế
nào?
+ Mặt trời xuất hiện khi nào?
+ Em nhìn thấy mặt trời rõ nhất khi
nào?
+ Giữa trưa nắng em có nhìn thấy mặt
trời không?
- GV nhận xét, đánh giá, tóm tắt nội
dung.
* Liên hệ, giáo dục
- GDHS không nhìn mặt trời giữa trưa
nắng tránh ảnh hưởng mắt.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
+ Hôm nay chúng ta học bài gì?

+ ….rất nắng.
+ …ô, mũ che nắng.
- Lắng nghe


- Quan sát tranh , trả lời câu hỏi:
+ … tranh 1 vẽ mặt trăng, tranh 2 vẽ
mặt trời.
+ … vào các buổi tối.
+ … ngày giữa tháng.
+ …. sáng, mát mẻ.
+ … vào những ngày không có mưa.
+… buổi sáng.
+ …. không, chói mắt.

- Lắng nghe.
+ …. vần ang, ăng, âng.
23


/>- Yêu cầu HS tìm từ có vần ang, ăng,
- 2-3 HS nêu từ và câu trước lớp.
âng đặt câu với từ ngữ vừa tìm được.
- Lớp phỏng vấn, nhận xét, đánh giá.
- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4) - 2-3 HS đọc bài.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động
viên HS
- Lắng nghe.
- Nhắc HS thực hành giao tiếp ở nhà.
-------------------------------------------------------------------------------------------------BÀI 60. ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững cách đọc các vần ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh, ach,
êch, ich, ang, ăng, âng và cách đọc các tiếng , từ ngữ, câu, đoạn có các vần đó.

- Hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng viết thông qua viết câu có những từ ngữ chứa một số vần
đã học.
- Phát triển kĩ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyện Quạ
và đàn bồ câu, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn phẩm giá và không đánh mất mình vì những lợi ích vật
chất.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn
đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ
- Phẩm chất: Yêu quý bản thân và phẩm giá của mình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức Tiếng Việt và đời sống:
- Nắm vững đặc điểm phát âm, cấu tạo và cách viết các vần ep, êp, ip, up,
anh, ênh, inh, ach, êch, ich, ang, ăng, âng
- Hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của
những từ ngữ này.
2. Đồ dùng:
- GV: Máy tính, máy chiếu, bộ chữ, tranh ảnh trong bài học.
- HS: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.
3. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, đóng vai, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
1. Khởi động: (3 phút)
- Tổ chức trò chơi "truyền điện" HS nối

tiếp nhau nhắc lại những vần đã học
trong tuần.

Hoạt động của HS
- HS tham gia trò chơi, nhắc lại các vần
đã học ep, êp, ip, up, anh, ênh, inh,
ach, êch, ich, ang, ăng, âng
24


/>- GV nhận xét đánh giá, giới thiệu bài,
- Lắng nghe.
ghi bảng.
2. Bài mới:
HĐ1. Đọc: (20 phút)
* Đọc tiếng:
- GV đưa lần lượt từng tiếng, gọi HS đọc - Đọc trơn (CN, nhóm, lớp)
Đẹp, xếp, kịp, cúp, rãnh, ghềnh, đình,
- 3-5 HS thi đọc trơn trước lớp
vách, chếch, đích, sáng, thẳng, vâng
- Lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.
- GV đưa thêm các tiếng khác, gọi HS
đọc
* Đọc từ ngữ
- GV đưa lần lượt các từ trong sách giáo
khoa, gọi HS đọc: xinh đẹp, sách sẽ, kịp
thời, thếp giấy, nhanh nhẹn, thẳng hàng,
chênh chếch, thích thú, vâng lời, giúp
đỡ.
- Yêu cầu HS đọc trơn các từ ngữ trên.

- Đọc trơn (CN, nhóm, lớp)
phân tích một số tiếng có vần đã học.
- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.
- 3-5 HS thi đọc trơn trước lớp
- Lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.
- Hướng dẫn HS hiểu nghĩa từ: nhanh
- Lắng nghe.
nhẹn, thếp giấy
* Đọc đoạn
- GV đưa đoạn cần luyện đọc .
- HS đọc thầm, trả lời câu hỏi
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ …5 câu.
+ Tiếng nào có vần đã học trong tuần?
- HS nối tiếp nhau nêu: sáng, chẳng,
tỉnh, thích.
- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc
- HS đọc (CN, nhóm, lớp)
trơn các tiếng có vần mới.
- GV đọc mẫu cả đoạn
- Lắng nghe
- Gọi 5 HS đọc nối tiếp 5 câu.
- 5 HS đọc nối tiếp.
- Yêu cầu HS đọc trơn cả đoạn.
- HS đọc (CN, nhóm, lớp)
Lưu ý HS: Nghỉ hơi sau dấu chấm, ngắt
hơi sau dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp
- 3-5 HS thi đọc cả đoạn trước lớp
- Lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá, bình

chọn đạn đọc tốt nhất.
* Tìm hiểu nội dung:
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi
+ Hà dậy sớm làm gì?
+ .. . chờ gà gáy ò ó o.
+ Một hôm tỉnh giấc, Hà nghe thấy gì?
+ … nghe gà cục ta cục tác.
+ Vì sao con gà của Hà chẳng gáy?
+ … vì là gà mái.
- Tóm tắt nội dung đoạn đọc.
- HS lắng nghe.
* Liên hệ, giáo dục
+ Nhà em có nuôi gà không?
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
+ Gà nào gáy ò ó o?
+ … gà trống.
25


×