Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Nợ công bền vững kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 184 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN TRỌNG NGHĨA

NỢ CÔNG BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VÀ MỘT SỐ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN TRỌNG NGHĨA

NỢ CÔNG BỀN VỮNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VÀ MỘT SỐ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9310106.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1: PGS. TS. Nguyễn Xuân Thiên
2: TS. Nguyễn Cẩm Nhung

Hà Nội - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận án “Nợ công bền vững: kinh nghiệm quốc tế và
một số gợi ý đối với Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các tài liệu, số liệu trích dẫn
trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nêu trong Luận án chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận án

Nguyễn Trọng Nghĩa


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ....................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................13
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................13
1.1. Nội dung tổng quan ............................................................................................13
1.1.1. Về sự hình thành nợ công và mối quan hệ giữa nợ công với các chỉ tiêu kinh
tế vĩ mô ......................................................................................................................13
1.1.2. Về giới hạn an toàn nợ công, vay nợ nước ngoài và khủng hoảng nợ công ...17
1.1.3. Về quản lý nợ công .........................................................................................21
1.1.4. Các nghiên cứu liên quan đến nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam .......28
1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu ...................................................................36
1.2.1. Đánh giá tổng quát các kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu về
nợ công và quản lý nợ công bền vững ......................................................................36
1.2.2. Xác định khoảng trống nghiên cứu .................................................................36
Chƣơng 2 CƠ CỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ CÔNG BỀN VỮNG ................................38

2.1. Một số khái niệm có liên quan đến nợ công ......................................................38
2.1.1. Khái niệm về nợ công và xác định phạm vi nợ công ......................................38
2.1.2. Nợ trong nước và nợ nước ngoài ....................................................................46
2.1.3. Thâm hụt ngân sách ........................................................................................47
2.2. Nợ công bền vững và khả năng trả nợ ...............................................................49
2.2.1. Nợ công bền vững ...........................................................................................49
2.2.2. Khả năng trả nợ, thanh khoản và rủi ro đối với nợ công bền vững ...............49
2.3. Tiêu chí định lượng và xác định yếu tố tác động đến nợ công bền vững ..........51
2.3.1. Tiêu chí định lượng đánh giá nợ công bền vững ............................................51
2.3.2. Về sự hình thành nợ công và mối quan hệ với thâm hụt ngân sách ...............55


2.3.3. Mối quan hệ cân bằng động về yếu tố tác động đến nợ công .........................57
2.4. Các nhân tố định tính về công tác quản lý tác động đến nợ công bền vững ......71
2.4.1. Nhóm các tiêu chí về quản lý và xây dựng chiến lược nợ công .....................73
2.4.2. Nhóm các tiêu chí đánh giá chất lượng phối hợp chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ với công tác quản lý nợ công. ................................................................74
2.4.3. Nhóm các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác huy động vốn .....................74
2.4.4. Chất lượng dự báo dòng tiền và quản lý tiền mặt ...........................................75
2.4.5. Ghi chép nợ và quản lý rủi ro hoạt động .........................................................75
2.5. Một số mô hình phân tích định lượng về nợ công bền vững .............................75
2.5.1. Phân tích theo mô hình cây nhị phân ..............................................................76
2.5.2. Phương pháp định lượng kiểm tra tính dừng theo chuỗi thời gian và giới hạn
ngân sách ...................................................................................................................77
2.5.3. Mô hình đánh giá bền vững nợ theo kịch bản và yếu tố tác động (DSA - Debt
Sustainability Analysis) ............................................................................................78
Chƣơng 3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NỢ CÔNG BỀN VỮNG................80
3.1. Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả từ các cuộc khủng hoảng nợ .........................80
3.1.1. Khủng hoảng nợ công những năm 1980 ở các nước Mỹ Latin ......................81
3.1.2. Khủng hoảng nợ và khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Á ....................87

3.1.3. Khủng khoảng nợ công ở Châu Âu .................................................................92
3.2. Nợ công và quản lý nợ công ở một số nước ......................................................97
3.2.1. Nợ công của Nhật Bản ....................................................................................97
3.2.2. Nợ công của Indonesia ..................................................................................106
3.2.3. Nợ công của Phillipines ................................................................................115
3.2.4. Nợ công của Hi Lạp ......................................................................................121
3.3. Khái quát những bài học kinh nghiệm quốc tế về nợ công bền vững ..............123
3.3.1. Về chính sách kinh tế vĩ mô và đảm bảo tăng trưởng bền vững ...................123
3.3.2. Về quy mô, cơ cấu nợ công và thực thi chính sách vay nợ...........................124
3.3.3. Đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và đa dạng hóa nguồn vay nợ ..........124
3.3.4. Nâng cao chất lượng công tác quản lý nợ công ............................................125


Chƣơng 4 NỢ CÔNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM: MỘT SỐ GỢI Ý .............126
4.1. Tổng quan về nợ công ở Việt Nam ..................................................................126
4.1.1. Sự hình thành và diễn biến nợ công ở Việt Nam ..........................................126
4.1.2. Nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam hiện nay .......................................133
4.2. Phân tích nợ công bền vững ở Việt Nam theo mô hình DSA ..........................146
4.2.1. Phạm vi đánh giá ...........................................................................................146
4.2.2. Một số giả định vĩ mô và giả định cơ sở .......................................................147
4.2.3. Tóm tắt một số kết quả đánh giá ...................................................................148
4.2.4. Một số yếu tố ngoài mô hình phân tích cần lưu ý .........................................155
4.3. Một số gợi ý về bền vững nợ công và quản lý nợ công bền vững ở Việt Nam ....... 157
4.3.1. Đối với các yếu tố vĩ mô tác động đến bền vững nợ công ............................157
4.3.2. Một số gợi ý về quản lý nợ công ở Việt Nam ...............................................163
KẾT LUẬN ............................................................................................................165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................167
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..............174



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

STT

Nguyên nghĩa

1

ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

2

ATR

Thời gian bình quân đến khi định lại lãi suất

3

DeMPA

Khuôn khổ phân tích chất lượng nợ

4

DMO

Cơ quan quản lý nợ


5

DSA

Phân tích bền vững nợ

6

DPI

Chỉ số đánh giá chất lượng quản lý nợ

7

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

8

EU

Liên minh Châu Âu

9

EUROZONE

Khu vực đồng tiền chung Châu Âu


10

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

11

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân

12

FILP

Quỹ chương trình khoản vay tài khóa

13

FSN

Mạng an toàn tài chính

14

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


15

HIPC

Các nước nghèo, nặng nợ

16

IBRA

Cơ quan tái cấu trúc ngân hàng

17

IDA

Hiệp hội Phát triển quốc tế

18

IFC

Công ty Tài chính quốc tế

19

IMF

Quỹ Tiền tệ quốc tế


20

MTDS

Chiến lược nợ trung hạn

21

ODA

Viện trợ phát triển chính thức

22

OECD

Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế

23

PB

Thâm hụt ngân sách cơ bản

24

PDMC

Ủy ban quản lý nợ công


25

TPCP

Trái phiếu chính phủ

26

UN

Liên hợp quốc

27

UNCTAD

Diễn đàn Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển

28

WB

Ngân hàng Thế giới

i


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT


Bảng

1

Bảng 1.1

2

Bảng 2.1

3

Nội dung
Tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý nợ công

Trang
27

So sánh phạm vi nợ công với quy định của IMF, WB,
OECD

43

Bảng 2.2

So sánh phạm vi nợ của một số quốc gia

45


4

Bảng 3.1

Tổng đầu tư của các nước Mỹ Latin qua một số giai đoạn

84

7

Bảng 4.1

Huy động nợ công giai đoạn 2010 - 2018

130

8

Bảng 4.2

Cơ cấu nguồn vốn vay nợ công (%)

131

9

Bảng 4.3

Tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng quản lý nợ công


142

10

Bảng 4.4

Các chỉ tiêu nợ, kinh tế vĩ mô và thị trường

148

11

Bảng 4.5

Các yếu tố góp phần làm tăng nợ công

148

ii


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

STT

Hình,

Nội dung

biểu đồ


Trang

1

Hình 1.1

Đường cong Laffer về ngưỡng nợ tối ưu

34

2

Hình 2.1

Sơ đồ phạm vi nợ công theo quan điểm của IMF

42

3

Hình 2.2

Vận động của nợ công ổn định (ф < 1)

61

4

Hình 2.3


Vận động của nợ công đột biến (ф > 1)

61

5

Biểu đồ 3.1

GDP và cán cân thương mại ở Mỹ Latin 1961 - 2009

83

6

Biểu đồ 3.2

7

Biểu đồ 3.3

Nợ Chính phủ của khu vực EU (bình quân, % GDP)

93

8

Biểu đồ 3.4

Những quốc gia có tỷ lệ nợ công/GDP cao nhất thế giới


94

9

Biểu đồ 3.5

Xu hướng nợ công/GDP

94

10

Biểu đồ 3.6

Nợ công của Nhật Bản 2008 - 2018

98

11

Biểu đồ 3.7

Tổng nợ và nợ ròng của Nhật Bản 1990 - 2023

103

12

Biểu đồ 3.8


13

Biểu đồ 3.9

Nợ nước ngoài của Indonesia 1990 - 2017

109

14

Biểu đồ 3.10

Diễn biến cơ cấu nợ công Indonesia

113

15

Biểu đồ 3.11

Tăng trưởng kinh tế hằng năm của Phillipines

117

16

Biểu đồ 3.12

Nghĩa vụ trả nợ so với thu NSNN


118

17

Biểu đồ 3.13

Diễn biến xếp hạng tín nhiệm của Chính phủ Phillipines

120

18

Biểu đồ 3.14

Trả lãi vay so với tổng dư nợ của Phillipines

121

15

Biểu đồ 4.1

Dư nợ Chính phủ và nợ quá hạn giai đoạn 1993 - 2000

128

16

Biểu đồ 4.2


Dư nợ công giai đoạn 2001 - 2009

129

17

Biểu đồ 4.3

Cơ cấu phát hành trái phiếu Chính phủ theo kỳ hạn

132

18

Biểu đồ 4.4

Diễn biến thâm hụt ngân sách nhà nước 2011 - 2018

134

19

Biểu đồ 4.5

Diễn biến nợ công 2011 - 2018

135

20


Biểu đồ 4.6

Tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh Chính phủ 2011 - 2018

136

Nợ nước ngoài của một số nước Đông Nam Á giai đoạn
1970 - 2010 (%GDP)

Cơ cấu kỳ hạn của danh mục nợ công Nhật Bản 2009 2017

iii

88

105


STT

Hình,

Nội dung

biểu đồ

Trang

21


Biểu đồ 4.7

Diễn biến tỷ lệ nợ công so với GDP

137

22

Biểu đồ 4.8

Một số chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ 2011 - 2017

138

23

Biểu đồ 4.9

Cơ cấu nợ của Chính phủ

139

24

Biểu đồ 4.10

Cơ cấu nợ Chính phủ theo loại tiền

139


25

Biểu đồ 4.11

Cơ cấu lãi suất vay nước ngoài của Chính phủ

140

26

Biểu đồ 4.12

Diễn biến kỳ hạn và lãi suất TPCP 2011 - 2018

141

27

Biểu đồ 4.13

Các yếu tố tạo thành nợ công

149

28

Biểu đồ 4.14

Cơ cấu nợ công và các kịch bản


151

29

Biểu đồ 4.15

Một số bài tập thử sức chịu đựng

153

30

Biểu đồ 4.16

Phân tích rủi ro - bản đồ nhiệt

154

iv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong khoảng một thập kỷ vừa qua, khủng hoảng tài chính thế giới năm
2008 nối tiếp bởi khủng hoảng nợ công ở các nền kinh tế, chủ yếu là ở một số nước
thuộc OECD, là các quốc gia vốn được coi là có thông lệ quản lý nợ tốt và có “kỷ
luật tài chính” tốt hơn các nước đang phát triển đã tác động vô cùng nghiêm trọng
tới một số nền kinh tế, như: việc vỡ nợ của các chính phủ Ai Len, Hi Lạp; các nước
khác cũng từng gặp nhiều khó khăn như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy. Ngay

bản thân nước Mỹ cũng từng gặp không ít vấn đề liên quan đến bền vững của nợ
công, như những thảo luận vào các năm 2012 - 2013 về sự bế tắc chủ yếu trong việc
giải quyết mối quan hệ ngân sách - nợ công - đảm bảo ổn định hệ thống tài chính
trong nước, an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia. Các quốc gia khác không phải
miễn nhiễm với căn bệnh này. Nhật Bản, Trung Quốc cũng gặp những vấn đề nhất
định, là nguy cơ có thể dẫn đễn những cuộc khủng hoảng nợ công trong tương lai
như vấn đề tỷ lệ nợ công/GDP rất cao của Nhật Bản hay vấn đề nợ của chính quyền
các địa phương và nợ của khối doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc hiện nay vẫn
đang là những nguy cơ tiềm ẩn đối với tính bền vững nợ cũng như ổn định kinh tế
vĩ mô trong trung và dài hạn. Mới đây, vào tháng 9 năm 2018, Ủy ban Châu Âu lần
đầu tiên không thông qua ngân sách của Chính phủ một nước thành viên là Italy do
nợ công và thâm hụt ngân sách của nước này quá cao, tiềm ẩn rủi ro có thể dẫn đến
khủng hoảng và ảnh hướng đến an ninh tài khóa và nợ công của khối đồng tiền
chung Châu Âu.
Mặc dù vấn đề an toàn nợ công nói chung và mối quan hệ giữa nợ công với
các biến số kinh tế vĩ mô như: tiêu dùng và đầu tư; thâm hụt ngân sách; lãi suất, tỷ
giá hối đoái, lạm phát; các cán cân vãng lai, cán cân vốn, cán cân thanh toán không
phải là vấn đề mới, song những cuộc khủng hoảng nợ công và những diễn biến gần
đây về tình hình nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia trên toàn cầu đã và đang “làm
mới lại” các chủ đề nghiên cứu về tính an toàn và bền vững nợ công, nợ của chính

1


phủ. Với thực tế là các chính phủ, khu vực công ở tất cả các nước đều là những bên
tham gia có tầm quan trọng cả về quy mô cũng như về mặt định hướng đối với thị
trường tài chính thì việc đảm bảo an toàn nợ công luôn là vấn đề hệ trọng. Vấn đề
bền vững nợ công không mới. Các cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ
công gần đây cũng chỉ là sự tiếp nối của nhiều cuộc khủng hoảng trong lịch sử,
chúng chỉ là những sự lặp lại, nhưng dường như các quốc gia, thậm chí cả các quốc

gia có trình độ phát triển cao, trình độ quản lý được đánh giá tốt vẫn tiếp tục gặp
phải các cuộc khủng hoảng. Theo thống kê, phân loại các cuộc khủng hoảng tài
chính và khủng hoảng nợ của các quốc gia trên thế giới, dường như có một nhận
định chung là, các quốc gia không thực sự rút ra bài học về những nguyên nhân của
khủng hoảng hay những yếu tố tác động đến tính an toàn của hệ thống tài chính,
tiền tệ và nợ công và quên mất rằng các nguyên nhân khủng hoảng thường liên tục
tích tụ và nếu không nhận diện được chúng để có những hành động quản lý phù
hợp, phòng ngừa ngay khi manh nha các yếu tố tiềm ẩn thì bất kỳ quốc gia nào cũng
có thể xảy ra khủng hoảng nợ công.
Vấn đề đặt ra là, chúng ta đánh giá bền vững nợ công trong khuôn khổ nào,
hay nói cách khác, những yếu tố nào tác động đến tính bền vững nợ công để có
phương pháp luận có tính hệ thống khi xem xét về an toàn và bền vững nợ công.
Những kinh nghiệm nào có thể rút ra từ các cuộc khủng hoảng tài chính và khủng
hoảng nợ công trên thế giới trong nhiều năm qua nhằm đảm bảo nợ công bền vững.
Đối với Việt Nam, kể từ khi nền kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chế
thị trường, trong điều kiện đất nước mới ở giai đoạn đầu của thời kỳ cải cách, mở
cửa đầu những năm 90 của thế kỷ trước, tiết kiệm nội địa còn thấp trong khi nhu
cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật rất lớn, Chính phủ, các doanh nghiệp
của nhà nước đã phải huy động khối lượng vốn lớn cả trong nước và nước ngoài
(chủ yếu thông qua vay vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài).
Việc từng bước phát triển thị trường vốn trong nước đã giúp Chính phủ huy động
được khối lượng lớn nguồn vốn cho đầu tư. Tuy nhiên, cùng với đó, đặc biệt trong
khoảng 10 năm qua, nợ công của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh và đã ở mức

2


cao. Các cơ quan đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc tế cũng bắt đầu có quan ngại về
quy mô cũng như tốc độ tăng nợ công của Việt Nam được cho là cao so với chuẩn
chung của quốc tế và với điều kiện của Việt Nam kể cả về quy mô nợ và trong

tương quan với năng lực quản lý. Cùng với đó, trước bối cảnh Việt Nam đã trở
thành nước có thu nhập trung bình ở mức thấp, khả năng tiếp cận các nguồn vốn
vay nước ngoài có tính ưu đãi cao ngày càng ít đi trong khi nợ công đã ở mức cao
đã đặt ra câu hỏi về tính an toàn và bền vững của nợ công của Việt Nam cần giải
đáp.
Vấn đề đặt ra đối với Việt nam hiện nay trong công tác quản lý nợ công là
phải một mặt đảm bảo huy động được vốn vay nợ công đầy đủ đáp ứng nhu cầu đầu
tư và tài trợ cho thâm hụt ngân sách trong khi vẫn phải đảm bảo được nợ công bền
vững, tránh được những rủi ro đối với an toàn nợ công. Việt Nam ngày càng hội
nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ tài chính
quốc tế, cụ thể là trong hoạt động tài chính của nhà nước thông qua hoạt động vay
nợ viện trợ của Chính phủ. Với việc đạt ngưỡng quốc gia có thu nhập trung bình
thấp, Việt Nam đang dần phải tiếp cận với các nguồn vốn với điều kiện kém ưu đãi
hơn và tiến tới theo điều kiện và thông lệ trên thị trường.
Do đó, cần thiết phải tiên liệu được các nguy cơ tiềm ẩn đối với tính bền
vững nợ công của Việt Nam, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến bền vững nợ và các
biện pháp cần thực hiện để ngăn ngừa những nguy cơ đối với an toàn nợ trong điều
kiện hiện nay và trong trung, dài hạn ở Việt Nam. Từ những lý do chủ yếu nêu trên,
tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu của Luận án “Nợ công bền vững: Kinh nghiệm
quốc tế và một số gợi ý đối với Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về vấn đề bền
vững nợ công; lịch sử các cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công trên
thế giới; kinh nghiệm của một số quốc gia và vấn đề đặt ra đối với tính bền vững nợ
công, tác giả đặt mục tiêu nghiên cứu về bền vững của nợ công, trong đó tổng hợp

3



khuôn khổ lý thuyết, các yếu tố tác động đến bền vững nợ công; đối chiếu với
khuôn khổ bền vững nợ, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế thông qua đánh giá, phân
tích nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ gần đây
và nợ công và quản lý nợ công ở một số nước để rút ra các bài học kinh nghiệm về
quản lý nợ công bền vững. Đối với Việt Nam, căn cứ nghiên cứu về khuôn khổ bền
vững nợ công và quản lý nợ công bền vững, tác giả phân tích diễn biến, tình hình nợ
công hiện nay và đánh giá các yếu tố tác động đến nợ công và quản lý nợ công bền
vững trên 2 giác độ: (1) các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tác động đến nợ công và (2)
khuôn khổ đánh giá chất lượng công tác quản lý nợ công để từ đó đưa ra các khuyến
nghị nhằm đảm bảo nợ công bền vững; hạn chế và ngăn ngừa các nguy cơ mất an
toàn nợ, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ổn định và bền vững trong trung và dài
hạn..
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
- Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến nợ công bền vững cả trên phương
diện khuôn khổ lý thuyết đánh giá bền vững nợ công và khuôn khổ quản lý nợ công
và các nghiên cứu liên quan đến nợ công và quản lý nợ công ở Việt nam nhằm xác
định khoảng trống nghiên cứu của Luận án.
- Làm rõ các khái niệm có liên quan đến nợ công bền vững; đồng thời xây
dựng khuôn khổ đánh giá bền vững nợ công về mặt định lượng và khuôn khổ tiêu
chí đánh giá chất lượng quản lý nợ công trên giác độ ảnh hưởng đến bền vững nợ
công.
- Tổng hợp nguyên nhân, diễn biến hậu quả của các cuộc khủng hoảng tài
chính, khủng hoảng nợ điển hình gần đây; đồng thời nghiên cứu các tình huống
quản lý nợ công, gồm cả các tình huống được cho là thành công và tình huống thất
bại để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm có thể tham chiếu, gắn với khuôn khổ lý
thuyết và làm cơ sở liên hệ thực tiễn khi đánh giá nợ công bền vững đối với trường
hợp của Việt Nam.
- Đối với nợ công của Việt Nam, tổng hợp tình hình, diễn biến và thực trạng
nợ công của Việt Nam trong những năm qua cả trên giác độ định lượng về số liệu,


4


cơ cấu, quy mô nợ trong mối quan hệ với các biến số kinh tế vĩ mô và thông tin
định tính về quản lý có ảnh hưởng đến quản lý nợ công bền vững ở Việt Nam.
- Trên cơ sở khuôn khổ đánh giá bền vững nợ công, kinh nghiệm quốc tế và
phân tích thực tiễn về nợ công của Việt Nam, đề ra các gợi ý, cảnh báo những yếu
tố rủi ro tác động đến nợ công và đề xuất biện pháp đảm bảo nợ công bền vững ở
Việt Nam trong trung và dài hạn.
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, Luận án hướng đến trả lời một
số câu hỏi chủ yếu sau đây:
(1) Đánh giá nợ công bền vững trong khuôn khổ nào, cả về khung lý thuyết
các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến các chỉ tiêu nợ công và về khuôn khổ đánh giá
chất lượng quản lý nợ công?
(2) Những yếu tố kinh tế vĩ mô nào tác động làm hình thành, thay đổi và do
đó quyết định đến quy mô nợ công cũng như tính bền vững nợ công. Liệu có một
quy tắc chung nào để xác định ngưỡng nợ công bền vững hay không?
(3) Những yếu tố quản lý nào có ảnh hưởng đến nợ công bền vững?
(4) Thực tiễn kinh nghiệm quốc tế từ các cuộc khủng hoảng tài chính và
khủng hoảng nợ trên thế giới và kinh nghiệm quản lý nợ công ở một số quốc gia lựa
chọn, có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào đối với quản lý nợ công bền vững, gồm
cả những bài học kinh nghiệm cần học tập và bài học nên tránh?
(5) Trong trường hợp cụ thể của Việt Nam, đâu là những yếu tố tác động đến
nợ công bền vững và để đảm bảo nợ công bền vững trong trung và dài hạn, Việt
Nam cần phải lưu ý đến những vấn đề gì cả về quản lý kinh tế vĩ mô, nợ công và về
các vấn đề liên quan đến công tác quản lý nợ công?
(6) Với thực tế nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam như hiện nay, cần
thực hiện những biện pháp nào để đảm bảo nợ công bền vững trong trung và dài hạn
và điều kiện để thực hiện các biện pháp đó là gì?

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu

5


- Khuôn khổ lý thuyết về các vấn đề liên quan đến nợ công và tính bền vững
của nợ công:
+ Quan điểm truyền thống về nợ công và thâm hụt ngân sách đối với tăng
trưởng kinh tế và các biến số kinh tế vĩ mô chủ yếu;
+ Lý thuyết của trường phái Ricardo về nợ công, nợ chính phủ trong mối
quan hệ tổng quát về kinh tế vĩ mô và hiệu quả chính sách của chính phủ đối với
tăng trưởng;
+ Các yếu tố quyết định nợ công bền vững.
- Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quốc tế về nợ công và quản lý nợ công
bền vững, trong đó đăt trọng tâm đánh giá vào việc so sánh, kiểm chứng với khuôn
khổ lý thuyết đánh giá về nợ công bền vững.
- Nghiên cứu về thực trạng nợ công của Việt Nam trong điều kiện cụ thể của
nền kinh tế và dự báo xu hướng nợ công trong trung và dài hạn.
+ Thực tế và diễn biến nợ công trong thời gian qua.
+ Dự báo các chỉ tiêu về nợ công và bền vững nợ công trong thời gian tới.
+ Công tác quản lý nợ công ở Việt Nam gắn với nợ công bền vững.
- Đối chiếu khuôn khổ lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế và thực trạng cũng như
xu hướng của nợ công Việt Nam để:
+ Gợi ý tổng quát về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng của Việt Nam.
+ Những yếu tố về kinh tế vĩ mô cần quan tâm trong quản lý nợ công.
+ Đề xuất chính sách quản lý nợ công đảm bảo hài hòa giữa nợ công và mục
tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế tại Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu, gồm: (1) Các vấn đề lý thuyết về nợ công (2) thực

tiễn vẫn đề nợ công (chủ yếu kinh nghiệm từ các đợt khủng hoảng nợ công và
những vấn đề về quản lý nợ công bền vững) (3) thực trạng nợ công ở Việt Nam và
xu hướng nợ công trong trung và dài hạn.
Không gian nghiên cứu: Đối với khuôn khổ lý thuyết: không xác định không
gian nghiên cứu; đánh giá các khuôn khổ, trường phái lý thuyết về nợ - thâm hụt

6


ngân sách - đầu tư - tiêu dùng và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác. Đối với kinh
nghiệm quốc tế: lựa chọn một số quốc gia, theo nhóm vấn đề nghiên cứu, trong đó
phân thành các nhóm: các quốc gia đã gặp khủng hoảng tài chính và khủng hoảng
nợ công giai đoạn 1980, những năm 1990 và giai đoạn vừa qua; kinh nghiệm quản
lý nợ công ở một số nước điển hình nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, gồm cả các
nước phát triển với thông lệ quản lý nợ tốt và các nước đang phát triển. Đối với Việt
Nam: nợ công của Việt Nam và những biến số kinh tế vĩ mô có liên quan.
Thời gian nghiên cứu: Đối với Việt Nam, đề tài giới hạn thời gian nghiên
cứu về nợ công của Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến nay và dự
báo xu hướng trong trung hạn (2020) và dài hạn hơn. Đối với kinh nghiệm quốc tế:
lựa chọn 3 trường hợp điển hình của các đợt khủng hoảng nợ công và khủng hoảng
tài chính gắn với khủng hoảng nợ là khủng hoảng ở các nước Mỹ La tinh trong
những năm 1980, khủng hoảng tài chính Châu Á những năm 1990 và khủng hoảng
nợ công ở các nước Châu Âu gần đây từ năm 2008 cho đến nay.
Đối với phân tích tình huống, lựa chọn 02 quốc gia có kinh nghiệm quản lý
tốt gồm trường hợp của Nhật Bản với mức nợ công cao song vẫn đảm bảo nợ công
bền vững và Indonesia với trình độ phát triển tương đồng với Việt Nam nhưng trong
một số năm qua đã có những thay đổi rất tích cực trong quản lý nợ công và đảm bảo
nợ công bền vững và 02 quốc gia cần rút ra bài học nên tránh, gồm Hi Lạp là quốc
gia xảy ra khủng hoảng nợ từ 2008 đến nay và Phillipines là quốc gia có trình độ
phát triển tương đồng với Việt Nam song có những vấn đề cần tránh trong quản lý

nợ công có thể là bài học đối với Việt Nam.
4. Phƣơng pháp luận và khung nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp tiếp cận sau đây để thực
hiện nghiên cứu:
Phương pháp kế thừa: Luận án sử dụng số liệu thứ cấp, các kết quả nghiên
cứu của các công trình khoa học có liên quan đến nợ công, tính bền vững nợ công
cũng như các nghiên cứu đánh giá về các cuộc khủng hoảng nợ công cũng như kết

7


quả, quy định hoặc các chuẩn mực về quản lý nợ công bền vững được thống nhất
chung và áp dụng ở các quốc gia khác nhau.
So sánh, phân tích, tổng hợp: được sử dụng để phân tích đánh giá thực trạng
về nợ công ở một số nước hoặc các cuộc khủng hoảng nợ công ở một số nước lựa
chọn; so sánh với thực tế của nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu tình huống: Sử dụng phương pháp nghiên cứu tình
huống để tìm hiểu về nợ công và quản lý nợ công và kinh nghiệm ở một số nước cụ
thể theo lựa chọn trong quá trình nghiên cứu.
Mô hình lý thuyết được sử dụng trong Luận án: Luận án dự kiến sử dụng
mô hình “cổ điển” về nợ công, mô hình phân tích theo trường phái Ricardo và quan
điểm về giả thuyết ngân sách đa thời kỳ để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tính
bền vững nợ công cũng như mối quan hệ động giữa nợ công với các yếu tố kinh tế
vĩ mô và ngược lại.
Đối với khuôn khổ quản lý nợ công, tác giả sử dụng bộ tiêu chí đánh giá
chất lượng quản lý để xác định các yếu tố quản lý có ảnh hưởng đến chất lượng
công tác quản lý nợ công tác động đến bền vững nợ công do Ngân hàng Thế giới
xây dựng và được nhiều quốc gia ứng dụng trên thực tế.
Luận án sử dụng một mô hình bộ công cụ và phần mềm phân tích và tính

toán các kịch bản về các chỉ số nợ công với các giả định khác nhau (Analytical Tool
Kit) do Ngân hàng Thế giới phối hợp với Quỹ Tiền tệ quốc tế xây dựng đồng thời
đánh giá tính bền vững nợ thông qua bộ công cụ dự báo DSA (Debt Sustainability
Analysis) để đánh giá tính bền vững nợ dài hạn.
4.2 Khung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu

Phƣơng pháp

Mục tiêu và kết quả

nghiên cứu

cần đạt đƣợc

1. Nghiên cứu tổng quan lý - Kế thừa

Kế thừa các lý thuyết kinh tế vĩ mô về

thuyết về cân bằng kinh tế vĩ - Phân tích

sự hình thành nợ công nhằm khái quát

mô, sự hình thành nợ quốc - Tổng hợp

hóa mục tiêu nghiên cứu và đưa ra hệ

gia, nợ công

thống các khái niệm cơ bản đối với


8


Nội dung nghiên cứu

Phƣơng pháp

Mục tiêu và kết quả

nghiên cứu

cần đạt đƣợc
nghiên cứu của Luận án.

2. Nghiên cứu các trường - Kế thừa

- Tổng hợp lại các nghiên cứu trong

phái lý thuyết lý giải về tính - Phân tích

nước và nước ngoài về khuôn khổ lý

bền vững của nợ công

- Tổng hợp

thuyết đối với tính bền vững của nợ

- So sánh


công.
- Tìm ra và tổng hợp các yếu tố kinh
tế vĩ mô tác động đến tính bền vững
nợ công trong ngắn hạn và trong dài
hạn.
- Xác định khoảng trống lý thuyết
trong nghiên cứu về các yếu tố tác
động và quyết định tính bền vững nợ
công.

3. Kính nghiệm quốc tế trong Nghiên
quản lý nợ công bền vững

cứu - Tìm hiểu kinh nghiệm thực tiến để

tình huống.

xác định những nguyên nhân của các
cuộc khủng hoảng tài chính và nợ
công ở một số nước.
- So sánh, đối chiếu với khuôn khổ
pháp lý và các trường phái lý thuyết
về nợ công bền vững.

4. Khuôn khổ quản lý nợ - Kế thừa

- Nghiên cứu một số mô hình quản lý

công


nợ công gắn với quản lý nợ công bền

- Tổng hợp

- Nghiên cứu vững.
tình huống

- Khuôn khổ đánh giá các yếu tố quản
lý nợ công bền vững theo thông lệ tốt
của quốc tế.

5. Nợ công ở Việt Nam và - Phân tích

- Đánh giá thực trạng nợ công ở Việt

quản lý nợ công bền vững

- Tổng hợp

Nam và dự báo xu hướng dựa trên các

- Định lượng

giả định kinh tế vĩ mô.

9


Nội dung nghiên cứu


Phƣơng pháp

Mục tiêu và kết quả

nghiên cứu

cần đạt đƣợc

- Dự báo

- Công tác quản lý nợ công ở Việt
Nam.

6. Gợi ý đối với nợ công và - Phân tích

Từ khuôn khổ lý thuyết và kinh

quản lý nợ công bền vững ở - Tổng hợp

nghiệm ở các nước cũng như thực tiễn

Việt Nam.

tại Việt Nam, trên cơ sở xu hướng

- Kế thừa

diễn biến nợ công, gợi ý một số giải
pháp về chính sách và quản lý nhằm

đảm bảo nợ công của Việt Nam bền
vững trên 2 giác độ mức độ hay
ngưỡng nợ công bền vững và công tác
quản lý để đảm bảo nợ công an toàn
bền vững trong trung và dài hạn.

5. Những đóng góp mới của Luận án
5.1.Về lý luận: Luận án tổng hợp các trường phái lý thuyết cũng như phương
pháp đánh giá về an toàn, bền vững nợ công thông qua tổng hợp các nghiên cứu cho
đến nay cả trong nước và quốc tế để chỉ ra những phương pháp tiếp cận chủ yếu
trong việc nghiên cứu đánh giá về nợ công nói chung và an toàn, bền vững nợ công
nói riêng. Trên cơ sở đó, Luận án xây dựng được khuôn khổ xác định và cơ chế tác
động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến sự biến động nợ công, làm căn cứ và khuôn
khổ xác định nhân tố ảnh hưởng để từ đó có thể có được các biện pháp chính sách
đúng đắn nhằm kiểm soát nợ công trong giới hạn đảm bảo bền vững.
Luận án cũng khẳng định rằng không có câu trả lời chung nào về mức nợ an
toàn đối với tất cả các nước song có thể xác định được các yếu tố chủ yếu tác động
đến an toàn nợ và bền vững nợ công. Câu trả lời cụ thể về mức độ nợ công an toàn
là một câu trả lời tổng hợp, bao gồm cả yếu tố định lượng về mối quan hệ động giữa
các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô với ngân sách nhà nước và các chỉ tiêu an toàn nợ và cả

10


với các yếu tố liên quan đến thiết chế tổ chức và chính sách về quản lý nợ công và
tùy theo tình hình cụ thể của từng quốc gia.
5.2. Về thực tiễn: Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong quản lý
nợ công và các cuộc khủng hoảng nợ công gần đây, kinh nghiệm của một số nước
cũng như đi sâu phân tích diến biến, nguyên nhân, thực trạng nợ công ở Việt Nam,
Luận án rút ra một số bài học thực tiễn trong việc đảm bảo nợ công bền vững; Đồng

thời gợi ý một số vấn đề và các định hướng giải pháp nhằm đảm bảo nợ công bền
vững ở Việt Nam trong trung và dài hạn.
6. Bố cục của Luận án
Luận án được tổ chức thành 4 chương gắn kết, logic nhằm trả lời thấu đáo
nhất có thể các câu hỏi nghiên cứu đặt ra.
Chương 1 đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên quan
đến nợ công, nợ quốc gia, nợ nước ngoài của chính phủ, nợ nước ngoài của quốc
gia; các nghiên cứu trong và ngoài nước về nợ công và bền vững nợ công cũng như
khuôn khổ đánh giá công tác quản lý nợ công được chấp nhận phổ biến hiện nay.
Nhận định của tác giả là mặc dù các nghiên cứu liên quan đến nợ công và bền vững
nợ công cũng như về các cuộc khủng hoảng nợ là tương đối rộng song dường như
chưa có kết luận thấu đáo về bền vững nợ công và các yếu tố ảnh hưởng, hay nói
cách khác, tính bền vững nợ công và các yếu tố ảnh hưởng có chung một khuôn khổ
lý thuyết nhưng nó lại phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị và cơ chế quản lý
của từng quốc gia. Đối với Việt Nam, các nghiên cứu về an toàn bền vững nợ công
dường như thiếu vắng và chưa có câu trả lời nào về thực trạng cũng như đánh giá có
hệ thống về các yếu tố ảnh hưởng đến bền vững nợ. Về quản lý nợ công, ngoài các
báo cáo của cơ quan có thẩm quyền, chưa có nghiên cứu độc lập nào về quản lý nợ
công bền vững.
Chương 2 hệ thống hóa và chuẩn xác các khái niệm liên quan đến nội dung
phân tích về nợ công và bền vững nợ công; trên cơ sở đó, khái quát và tổng hợp
khuôn khổ lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến bền vững nợ công và khung khổ
đánh giá quản lý nợ công để tham khảo cho các phân tích tiếp theo của Luận án.

11


Chương 3 tổng kết kinh nghiệm quốc tế về nợ công bền vững thông qua đánh
giá một số cuộc khủng hoảng gần đây, cụ thể là: cuộc khủng hoảng tài chính và
khủng hoảng nợ ở các nước Nam Mỹ những năm 1980; cuộc khủng hoảng tài chính

Châu Á những năm cuối 1990 và; cuộc khủng hoảng nợ công mới đây ở các nước
Châu Âu. Chương này cũng nghiên cứu kinh nghiệm cụ thể của 4 quốc gia theo
hình thức nghiên cứu tình huống để đánh giá kinh nghiệm được và chưa được trong
quản lý nợ công bền vững ở các quốc gia cụ thể đó cùng với kinh nghiệm tổng quát
về các cuộc khủng hoảng nợ, khủng hoảng tài chính ở nhóm các quốc gia và ở các
thời kỳ khác nhau như trên.
Trên cơ sở đó, chương này rút ra những bài học kinh nghiệm có thể tham
khảo và những bài học nên tránh trong việc đảm bảo nợ công bền vững nói chung
và đối với Việt Nam nói riêng.
Chương 4 đánh giá nguồn gốc phát sinh, diễn biến nợ công của Việt Nam
trong khoảng 30 năm qua để thấy được vai trò của nợ công đồng hành với quá trình
cải cách, mở cửa và phát triển kinh tế của Việt Nam; đồng thời, trên cơ sở khuôn
khổ phân tích tại Chương 2 và kinh nghiệm quốc tế ở Chương 3, đánh giá các yếu
tố kinh tế vĩ mô tác động đến nợ công bền vững ở Việt Nam hiện nay thông qua mô
hình phân tích định lượng về mối quan hệ động về nợ bền vững (mô hình DSA Debt Sustainability Analysis). Trên phương diện quản lý, căn cứ các chỉ tiêu đánh
giá của Ngân hàng Thế giới theo khuôn khổ phân tích chất lượng quản lý nợ
(DeMPA - Debt Management Performance Analysis), trên phương diện những ảnh
hưởng đến bền vững nợ công của khuôn khổ tổ chức và pháp lý đối với quản lý nợ
công, tác giả đánh giá về khuôn khổ tổ chức và pháp lý của Việt Nam đối với công
tác này nhằm chỉ ra những bất cập.
Phần cuối của chương này và phần kết luận của Luận án khái quát các vấn đề
nghiên cứu của tác giả tại Luận án và đề xuất các ý kiến đối với việc đảm bảo nợ
công bền vững nói chung đối với các quốc gia và khuyến nghị cụ thể đối với Việt
Nam nhằm đảm bảo nợ công an toàn, bền vững trong trung và dài hạn.

12


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Nội dung tổng quan
1.1.1. Về sự hình thành nợ công và mối quan hệ giữa nợ công với các chỉ tiêu
kinh tế vĩ mô
Về nợ công và ngân sách: N. Gregory Mankiw, William Scarth (1995) và các
tác giả khác nghiên cứu về chủ đề kinh tế vĩ mô, nợ công đã khái quát hóa các quan
điểm kinh tế học về sự hình thành nợ công. Quan điểm truyền thống về nợ công cho
rằng việc Chính phủ vay nợ để tài trợ cho thâm hụt ngân sách sẽ làm tăng tổng cầu
trong ngắn hạn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chưa có đánh giá thấu
đáo về tác động dài hạn của việc vay nợ của chính phủ cũng như chưa đề cập được
đến khả năng vay nợ, thời hạn cũng như tác động lâu dài của việc vay nợ lên cán
cân thanh toán, lãi suất và xa hơn là sự an toàn nợ. Nhìn chung, lý thuyết cơ bản về
kinh tế vĩ mô chưa lý giải về tính bền vững nợ công trong trung và dài hạn: các
chính phủ có thể vay nợ đến bao giờ, ở quy mô, mức độ nào mà không làm ảnh
hưởng đáng kể đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác, đặc biệt là lãi suất và an toàn
của hệ thống kinh tế.
Quan điểm của những người theo Trường phái Ricardo về nợ công cho rằng,
mặc dù cùng thống nhất cơ bản về các vấn đề lý thuyết về sự hình thành nợ công,
mối quan hệ giữa cân đối ngân sách, thuế … nhưng trường phái Ricardo dựa trên
giả định chủ yếu về hành vi của người nộp thuế và người tiêu dùng và giả định về
“thu nhập dài hạn”, theo đó ngân sách của cá nhân gồm nhiều thời kỳ, các cá nhân
biết được chính sách của chính phủ tác động thế nào đến “thu nhập dài hạn” do đó
các chính sách tăng thuế hoặc vay nợ của chính phủ sẽ tác động đến tiêu dùng và
đầu tư của cá nhân và do đó của toàn xã hội.
Đi xa hơn, những người theo trường phái này đã lập luận về ngân sách nhiều
thời kỳ và chỉ ra rằng, việc vay nợ có giới hạn nhất định và rằng cuối cùng thì ngân

13



sách phải cân bằng, tức là việc vay nợ của thời kỳ này phải được bù đắp bằng thặng
dư ngân sách ở một thời kỳ nhất định.
Những phản biện: ngoài ra, các nhà kinh tế cũng đã phản biện cả đối với
quan điểm truyền thống về nợ công cũng như đối với các giả định của trường phái
Ricardo về nợ công như: các giả định về nhận thức dài hạn của người nộp thuế là
không thực tế; việc vay nợ của các chính phủ phục vụ đầu tư dài hạn; việc chưa tính
đếm đến các yếu tố vĩ mô khác như lãi suất, lạm phát, yếu tố kinh tế mở trong phân
tích về nợ chính phủ.
Có một lý thuyết về nợ công được xây dựng với giả định rằng theo giả thuyết
bất biến của Ricardo (Ricardian Invariance Theorem) là đúng, và là giả định trực
tiếp và trong đó sự phụ thuộc liên quan đến về gánh nặng thuế theo thời gian có
hàm ý rằng cần có một tiến trình phát hành nợ chính phủ theo thời gian một cách tối
ưu (optimal time path of debt issue). Giả thuyết trọng tâm ở đây là, thâm hụt ngân
sách sẽ biến thiên nhằm đảm bảo độ ổn định về các mức thuế suất. Ứng xử này hàm
ý rằng sẽ có tác động làm tăng phát hành nợ do tăng chi ngân sách ngắn hạn (chẳng
hạn trong thời chiến), do các biện pháp giải quyết các vấn đề về chu kỳ kinh tế dẫn
đến phải vay nợ trong giai đoạn có biến động về thu ngân sách và/hoặc tác động của
lạm phát (tương lai) lên tốc độ tăng nợ danh nghĩa. Việc phát hành nợ mới không
chịu ảnh hưởng về tỷ lệ nợ công hiện hành so với tổng thu ngân sách, ngoại trừ chịu
tác động không đáng kể từ mức chi tiêu của chính phủ. Các giả định của lý thuyết
này được kiểm chứng trên dữ liệu thực tế của nền kinh tế Mỹ giai đoạn sau Thế
chiến thứ nhất. Kết quả kiểm chứng về cơ bản tuân theo đúng giả định lý thuyết.
Kiểm chứng cũng cho kết quả là có một nhóm các biến số tác động đến dao động về
mức nợ công của Mỹ từ những năm 1920.
Robert Barro (1974) đã thảo luận lý thuyết tương đương theo trường phái
Ricardo về nợ công (Ricardian invariance theorem on public debt), tức là lý thuyết
cho rằng sự thay đổi giữa việc tăng thuế và phát hành nợ cho mục đích chi ngân
sách với một khối lượng nhất định nào đó sẽ không có ảnh hưởng tức thời (firstorder effect) đến lãi suất thực, đầu tư tư nhân và các yếu tố khác. Lý thuyết này tuy

14



còn gây tranh cãi mặc dù có vẻ như nó ngày càng chứng minh được sự đúng đắn.
Dù sao đi nữa, những người ủng hộ trường phái Ricardo, rằng việc lựa chọn giữa
vay nợ và thuế không quan trọng, do đó chưa thống nhất được lý thuyết về sự hình
thành nợ công.
Tại nghiên cứu này, Barro xây dựng một lý thuyết đơn giản về tài chính công
“tối ưu”, xác định ra một số nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn giữa tăng thuế và phát
hành nợ công. Mô hình ở đây chấp nhận Lý thuyết bất biến của Ricardo về giả định
tác động tức thời (first - order effects) tuy nhiên mô hình này cũng giới thiệu các tác
động thứ cấp (second-order effect) liên quan đến mức độ vượt quá về ghánh nặng
thuế nhằm tìm ra mức độ vay nợ tối ưu (optimal amount of debt creation). Nghiên
cứu này loại ra ngoài những đặc tính điển hình về phân tích tác động của của nợ
công như: chuyển ghánh nặng thuế sang thế hệ tương lai; giảm đầu tư tư nhân
(crowding out effect), với giả định rằng nhận định của Ricardo là đúng với ảnh
hưởng tức thời - nếu các tác động ảnh hưởng đó là có và thực tế gắn với lựa chọn
giữa thuế và nợ công.
Mô hình lý thuyết được sử dụng để đưa ra một số nhận định có thể kiểm
chứng liên quan đến những yếu tố quyết định việc phát hành nợ công. Một giả
thuyết chủ đạo liên quan đến tác động dương tới việc phát hành nợ cho mục đích bù
đắp gia tăng tạm thời chi tiêu của chính phủ (điều đó đặc biệt quan trọng trong giai
đoạn chiến tranh và thời kỳ hậu chiến); tác động giảm của việc tăng thu nhập quốc
dân tạm thời (tức là phản hồi của việc phát hành nợ đối với chu kỳ kinh tế) và; tác
động một-một (one-to-one) của tỷ lệ lạm phát kỳ vọng tới tốc độ tăng nợ cộng danh
nghĩa. Giả thuyết này cũng hàm ý rằng, tốc độ tăng của nợ công là độc lập với tỷ lệ
nợ/thu nhập quốc dân và cùng lắm thì cũng chỉ bị tác động theo các cách thứ yếu
bởi mức độ chi tiêu của chính phủ.
Các giả thuyết được thử nghiệm bằng dữ liệu thống kê theo chuỗi thời gian
về tình hình phát hành nợ công tại Mỹ kể từ sau Thế chiến thứ nhất. Các kết quả thử
nghiệm về cơ bản đúng với lý thuyết. Nói một cách cụ thể, mối quan hệ giữa việc

phát hành nợ và một tập nhỏ các biến giải thích (explanatory variables) là tương đối

15


×