Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚI VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.31 KB, 63 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH VỚI VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG
CÔNG TY SÔNG ĐÀ
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích
tình hình tài chính tại Tổng công ty Sông Đà
Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp lớn trực thuộc Bộ xây dựng
chính vì vậy việc thông tin về tình hình tài chính của Tổng công ty ảnh hưởng lớn
đến nhiều đối tượng sử dụng thông tin. Hiện nay, báo cáo tài chính của Tổng công
ty phần lớn đã cung cấp được những thông tin nhất định cho người sử dụng tuy
nhiên những thông tin này chưa thực sựđáp ứng được đầy đủ yêu cầu của người sử
dụng. Các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính chưa được phù hợp với các chuẩn mực
mới đặc biệt là Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC . Báo cáo kết quả kinh doanh ghi
nhận doanh thu và chi phí chưa phù hợp về thời điểm phát sinh và kết thúc. Bảng
cân đối kế toán hợp nhất là sự tổng cộng các bảng cân đối kế toán của các đơn vị
thành viên có loại trừ các khoản thu nội bộ, phải trả nội bộ, đầu tư nội bộ… nên
làm tăng lên cả bên tài sản và nguồn vốn…
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính nhằm thỏa mãn các nhu cầu về cung
cấp thông tin chính xác cho người sử dụng phục vụ cho công tác phân tích tình
hình tài chính doanh nghiệp. Đây là một đòi hỏi tất yếu và xuất phát từ nhu cầu
thực tiễn và cũng là chức năng cơ bản của kế toán. Từ các đối tượng bên ngoài
doanh nghiệp như các cơ quan chức năng của Nhà Nước, ngân hàng, tổ chức tín
dụng, khách hàng, nhà cung cấp, các nhàđầu tư, các cổđông… đến các đối tượng
bên trong doanh nghiệp như Hội đồng quản trị, giám đốc điều hành… cần đến
thông tin từ báo cáo tài chính để phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh
nghiệp nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc bảo vệ lợi ích chính đáng,
hợp pháp của mình, đồng thời đưa ra những quyết định phân bổ nguồn lực một
cách tối ưu nhất. Do vậy, yêu cầu đòi hỏi phải từng bước hoàn thiện hệ thống báo
cáo tài chính về cả nội dung lẫn hình thức là tất yếu đểđảm bảo các chỉ tiêu dựa
trên các báo cáo tài chính sẽ phản ánh đầy đủ tình trạng tài chính của doanh
nghiệp. Nếu không tiến hành hoàn thiện, bổ sung cho hệ thống báo cáo tài chính
kịp thời với những thay đổi của nền kinh tế thì người sử dụng thông tin chỉ dựa vào


các báo cáo tài chính sẽ rất khó nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp,
thậm chí có thể sử dụng thông tin sai lệch để phân tích hoạt động tài chính vàđưa
ra các quyết định sai lầm.
3.2. Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống báo cáo
tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty
3.2.1. Các yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc
phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty
- Hệ thống báo cáo tài chính cung cấp thông tin kế toán hữu ích: Theo chuẩn
mực quốc tế, thông tin kế toán là hữu ích đối với người sử dụng khi nó cóđược 4
tính chất cơ bản là dễ hiểu, phù hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh được.
- Hệ thống báo cáo tài chính phải phù hợp với tính đa dạng của các loại hình
doanh nghiệp nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước
cũng như yêu cầu chỉđạo điều hành của Tổng công ty.
- Hệ thống báo cáo tài chính phải được công khai: Điều 36 quy chế quản lý
tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước (ban hành kèm
theo NĐ 59/CP có nêu: “ kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp Nhà nước phải công
bố công khai kết quả kinh doanh, tài sản, vốn, công nợ của doanh nghiệp. Bộ tài
chính hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện công khai số liệu và báo cáo tài
chính”.
Như vậy, việc công khai báo cáo tài chính của doanh nghiệp Nhà nước là rất
cần thiết trong tình hình hiện nay, thực hiện đúng mục tiêu của báo cáo tài chính.
- Hệ thống báo cáo tài chính phải tuân thủ theo pháp luật và chếđộ
Theo quan điểm này thì các báo cáo tài chính được soạn thảo theo các quy
định của pháp luật định sẵn, đòi hỏi khách quan từ công tác quản lý kinh tế của
doanh nghiệp trên thực tế hay không. Vì quan điểm tuân thủ pháp luật chú trọng
nhiều đến việc bảo vệ quyền lợi của chủ nợ và những tổ chức ngân hàng, tín dụng,
cơ quan thuế… cao hơn quyền lợi của các nhàđầu tư. Từ việc xác định các khoản
thuế mà doanh nghiệp phải đóng góp, trên cơ sởđó dẫn đến đưa ra các quy định về
pháp luật rất chi tiết vềđo lường thu nhập, đánh giá lại tài sản và cách ghi chép các
yếu tố và khoản mục trên các báo cáo tài chín. Điều này có nghĩa là báo cáo tài

chính phải được soạn thảo và sử dụng vì lợi ích của các cơ quan tài chính hơn là
cho những người sử dụng khác.
- Hệ thống báo cáo tài chính phải dựa trên quan điểm đảm bảo có một ngôn
ngữ kế toán chung. Nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới đã, đang và sẽ tiếp
tục có những thay đổi to lớn với xu hướng nổi bật là tự do hóa thương mại. Trong
bối cảnh đóđã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức về khả năng trong
việc huy động mọi nguồn lực như thị trường vốn trong và ngoài nước cho sự phát
triển. Trước tình hình đó, dù muốn hay không thì Việt Nam cũng phải hội nhập vào
dòng chảy của thời đại. Hiện nay, Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh
tế thế giới, hiện đang là thành viên của các khối ASIAN, APEC và vừa qua đã là
thành viên thứ 150 của WTO. Đểđáp ứng yêu cầu hội nhập, nền kinh tế Việt Nam
đang tích cực chủđộng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Vì thế các công cụ quản lý
kinh tế tài chính, trong đó có kế toán cũng đòi hỏi phải đổi mới sao cho thích hợp
với các chuẩn mực, thông lệ kế toán của các nước trên thế giới, nhằm giúp thu hẹp
những khoảng cách khác biệt về hệ thống báo cáo tài chính, tăng cường tính so
sánh của hệ thống báo cáo tài chính giữa các nước với nhau, từđó từng bước tạo ra
một ngôn ngữ chung về kế toán.
- Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và chuẩn mực số 21 “Trình bày báo
cáo tài chính”, báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình
hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp.
Đểđảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và
trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chếđộ kế toán và các quy định
có liên quan hiện hành.
- Doanh nghiệp cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là báo
cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chếđộ kế toán Việt
Nam. Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và
chếđộ kế toán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng
chuẩn mực và chếđộ kế toán hiện hành hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán
Việt Nam của Bộ tài chính.
Để lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, doanh nghiệp

phải:
a) Lựa chọn vàáp dụng các chính sách kế toán phù hợp với chuẩn mực kế
toán Việt Nam và thông lệ kế toán quốc tế.
b) Trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm cung cấp
thông tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu.
c) Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán
không đủđể giúp cho người sử dụng hiểu được các tác động của những
giao dịch hoặc những sự kiện cụ thểđến tình hình tài chính, tình hình kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chuẩn mực số 21 của Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC cũng quy định:
Doanh nghiệp phảI lựa chọn vàáp dụng các chính sách kế toán cho việc lập và trình
bày báo cáo tài chính phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán. Chính
sách kế toán bao gồm những nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ
thểđược doanh nghiệp áp dụng trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính.
Trường hợp chưa có quy định ở chuẩn mực kế toán và chếđộ kế toán hiện hành, thì
doanh nghiệp phải căn cứ vào chuẩn mực chung để xây dựng các phương pháp kế
toán hợp lý nhằm đảm bảo báo cáo tài chính cung cấp được các thông tin đáp ứng
các yêu cầu sau:
+ Thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng;
+ Đáng tin cậy khi:
• Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp;
• Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉđơn
thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;
• Trình bày khách quan;
• Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;
• Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
- Hệ thống các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phải được
thống nhất, đảm bảo tính dễ hiểu, dễ phân tích vàđánh giáđểđưa ra được những
nhận xét xác thực về thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính tại Tổng công ty Sông
Đà
Để các báo cáo tài chính được lập và trình bày một cách trung thực và khách
quan nhằm đáp ứng nhu cầu phân tích, sử dụng cho công tác quản lý và ra quyết
định, hệ thống báo cáo tài chính tại Tổng công ty Sông đà ngoài việc tuân theo các
nguyên tắc kế toán như: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc giá phí, nguyên tắc
công khai, nguyên tắc hoạt động liên tục, nguyên tắc cơ sở dồn tích, nguyên tắc
nhất quán, nguyên tắc trọng yếu, nguyên tắc bù trừ và nguyên tắc có thể so sánh
thì Tổng công ty cần phảI hoàn thiện nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc đầy đủ.
- Nguyên tắc phù hợp: theo nguyên tắc này tất cả các chi phí phảI được ghi
nhận vào báo cáo mà nó tạo ra doanh thu, bất kể là chi phí xuất hiện ở kỳ
báo cáo nào.
- Nguyên tắc đầy đủ: theo nguyên tắc này mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong kỳđều được phản ánh trên sổ sách của kỳđó
3.3. Nội dung hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình
hình tài chính tại Tổng công ty Sông Đà
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính
3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu trên báo cáo tài chính
* Hoàn thiện các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán nhằm cung cấp một bức tranh tổng thể về tình hình tài
chính của doanh nghiệp cho người sử dụng có thểđọc, phân tích vàđánh giá về quy
mô, cơ cấu tài sản, năng lực sản xuất, trình độ tổ chức , quay vòng và sử dụng tài
sản, tình hình về cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán, rủi ro kinh doanh, rủi ro
tài chính của doanh nghiệp.
Đểđạt được những ý nghĩa trên đây, các yếu tố trên bảng cân đối kế toán
phải được ghi nhận theo đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn, việc trình bày các yếu tố
phải đảm bảo khoa học, hợp lý. Do đó cách trình bày các khoản mục trên bảng cân
đối kế toán nên được sắp xếp lại một cách nhất quán nhằm cung cấp thông tin cho
người sử dụng trong việc phân tích báo cáo tài chính, cụ thể như sau:
- Các khoản mục tài sản nên được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

Như vậy khoản mục “Các khoản Đầu tư tài chính dài hạn” nên được sắp xếp lên
trên mục “ Tài sản cốđịnh”. Khoản mục này phản ánh giá trị hiện có và tình hình
biến động các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
Trong chỉ tiêu “Tài sản ngắn hạn khác” có khoản tạm ứng của CBVNV, thực
chất đây là khoản phải thu vì thế, khoản tạm ứng này sẽđược chuyển lên ở mục “
Các khoản phải thu khác”
- Các đơn vị thành viên trong Tổng công ty Sông Đà hoạt động sản xuất
kinh doanh trong một chu kỳ kinh doanh có thể xác định được, do đó việc phân
loại tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn trong Bảng cân đối kế toán sẽ cung cấp
những thông tin hữu ích thông qua việc phân biệt giữa các tài sản thuần luân
chuyển liên tục như vốn lưu dộng với các tài sản thuần được sử dụng cho hoạt
động dài hạn của Tổng công ty.
Trên thực tế, Tổng công ty đã sắp xếp các chỉ tiêu tài sản, nợ phải thu, nợ
phải trả theo tính thanh khoản giảm dần vàđã tách riêng các tài sản, nợ phải thu, nợ
phải trả thành ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, việc tách ra này chỉ mang tính
tương đối và phân loại chưa chính xác. Tương tự như vậy, chỉ tiêu “ Chi phí phải
trả” cũng được phân loại thành “Chi phí phải trả ngắn hạn” xếp vào mục “Nợ ngắn
hạn” và chỉ tiêu “Chi phí phải trả dài hạn” được xếp vào mục “Nợ dài hạn”. Chi
tiết sẽđược trình bày cụ thể trong phần hoàn thiện phương pháp lập báo cáo tài
chính.
- Các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán hiện nay thực chất làđể giải thích
thêm tình hình tài chính của Tổng công ty, do đó nên đưa các chỉ tiêu này vào nội
dung của thuyết minh báo cáo tài chính.
*Hoàn thiện các chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Việc phân định các hoạt động cần được thực hiện một cách nhất quán.
BCLCTT phải trình bày các luồng tiền theo 3 hoạt động: hoạt động kinh doanh,
hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo quy định của chuẩn mực “Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ”.
- Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt
động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phảI

là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính.
- Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động
mua sắm, xây dựng thanh lý nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư
khác không thuộc các khoản tương đương tiền.
- Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động
tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh
nghiệp.
Về phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp, ngoài
việc căn cứ vào các tài khoản đối ứng với tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,
Tổng công ty cần phải căn cứ vào các sổ chi tiết như sổ chi tiết 331 – Phải trả
người bán hoặc tài khoản 131 – Phải thu khách hàng để phân loại luồng tiền của
từng hoạt động được chính xác.
* Hoàn thiện các chỉ tiêu trên Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính cần bổ sung thêm các thông tin về báo cáo lưu
chuyển tiền tệ.
3.3.1.2. Hoàn thiện phương pháp và nguyên tắc lập các chỉ tiêu trên báo cáo tài
chính
Những nội dung hoàn thiện ở các phần trên đã hình thành tư tưởng và bộ
khung cho báo cáo tài chính có chất lượng đểđáp ứng nhu cầu thông tin cho phân
tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng bản chất của báo cáo
tài chính thể hiện sự kết hợp giữa khoa học xử lý thông tin với các nguyên tắc,
chuẩn mực và chếđộ kế toán đãđược quy định. Do vậy, một báo cáo tài chính có
chất lượng, ngoài những nội dung hoàn thiện trên đây còn tùy thuộc rất lớn vào các
nguyên tắc, chuẩn mực, chếđộ kế toán có thông suốt và có góp phần thực hiện các
mục tiêu của báo cáo tài chính đãđược xác định hay không và các phương pháp kế
toán có tiến bộ hay không.
Nhìn chung, việc lập các báo cáo tài chính của Tổng công ty đã cơ bản tuân
thủ những nguyên tắc trong trình bày trong báo cáo tài chính như: ngyên tắc hoạt
động liên tục, tính nhất quán trong việc trình bày các chỉ tiêu trên báo cáo tài
chính. Tuy nhiên, nhưđã trình bày ở trên, nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc đầy đủ

chưa được Tổng công ty thực hiện triệt để.
Theo đó, tại thời điểm cuối năm tài chính, Tổng công ty phải quán triệt các
đơn vị thành viên phải ghi nhận doanh thu tương ứng với những chi phíđã bỏ ra
như rà soát lại các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành để lên hóa đơn
thu khách hàng để ghi nhận doanh thu kịp thời trong kỳ.
Về phương pháp lập các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, cần phải sử dụng
nhiều phương pháp kế toán khác nhau theo các đối tượng cụ thể khác nhau của kế
toán. Một cách tổng quát, phương pháp kế toán được hiểu là những cách thức, thủ
thuật xử lý và tổng hợp thông tin kế toán nhằm đạt được những mục tiêu của thông
tin đãđược xác định.
Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty là sự tổng hợp báo cáo tài
chính của các đơn vị thành viên và các đơn vị trực thuộc. Để cung cấp được thông
tin trung thực vàđáng tin cậy cho người sử dụng, báo cáo tài chính hợp nhất của
Tổng công ty nên thực hiện một sốđiều chỉnh sau trong quá trình hợp nhất:
Đối với Bảng cân đối kế toán hợp nhất:
- Bảng cân đối kế toán hợp nhất được lập bằng cách công theo dòng và cột
trên bảng cân đối kế toán của từng đơn vịở từng khoản mục. Riêng đối với các
khoản phải thu, phải trả nội bộ về mặt nguyên tắc, số liệu nội bộđược phép có số
vãng lai giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên và số liệu này sẽđược hợp
nhất khử trùng trên báo cáo tài chính của Tổng công ty.
Nhưng trên thực tế nhưđã trình bày ở trên, số liệu nội bộ trên báo cáo tài chính
toàn Tổng công ty chưa được khửđi do đóđã làm tăng cả bên tài sản và nguồn vốn
trên bảng cân đối kế toán. Phương pháp để giải quyết sự trùng lặp này là:
+Tổng công ty quy định các đơn vị thành viên, tất cả các khoản vãng lai
trong nội bộ Tổng công ty đều phải hạch toán qua tài khoản 136,336 ( chi tiết theo
tiểu khoản) và mở sổ theo dõi chi tiết.Các khoản vãng lai trong nội bộđơn vị phải
được khử hết trước khi lập báo cáo nộp lên Tổng công ty.
+ Trên Tổng công ty, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất phải loại trừ cả chỉ
tiêu phải thu nội bộ và phải trả nội bộ trên 02 tài khoản tương ứng khi lập báo cáo
tài chính hợp nhất để loại số liệu này ở cả hai bên tài sản và nguồn vốn.

Do đó, trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất sẽđược điều chỉnh số liệu như
sau: số dư trên tài khoản 136 và tài khoản 336 sau khi triệt tiêu sẽ bằng không.
- Như phần trên đãđề cập, các khoản phải thu và các khoản phải trả mặc dù
trên Bảng cân đối kế toán hợp đã có sự phân loại thành ngắn hạn và dài hạn. Tuy
nhiên số liệu này cũng chưa được chính xác, do các đơn vị thành viên cũng như tại
Tổng công ty chưa thực hiện nhất quán việc phân loại tài sản và nợ phải trả thành
ngắn hạn và dài hạn.
Tài sản ngắn hạn, dài hạn
Một tài sản đựoc xếp vào loại tài sản ngắn hạn, khi tài sản này:
a) Được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh
bình thường của doanh nghiệp, hoặc:
b) Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn
hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết
thúc niên độ, hoặc:
c) Là tiền hoặc tài sản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn
chế nào.
Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại dài hạn. Tài
sản dài hạn gồm tài sản cốđịnh hữu hình, tài sản cốđịnh vô hình, tài sản đầu tư tài
chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.
Chu kỳ hoạt động của một doanh nghiệp là khoảng thời gian từ khi mua
nguyên vật liệu tham gia vào một quy trình sản xuất đến khi chuyển đổi thành tiền
hoặc tài sản dễ chuyển đổi thành tiền. Tài sản ngắn hạn bao gồm cả hàng tồn kho
và các khoản phảI thu thương mại được bán,sử dụng vàđược thực hiện trong khuôn
khổ của chu kỳ hoạt động bình thường kể cả khi chúng không được dự tính thực
hiện trong 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ. Các loại chứng khoán có thị
trường giao dịch được dự tính thực hiện trong 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên
độ sẽđược xếp vào loại tài snả ngắn hạn, các chứng khoán không đáp ứng được
điều kiện này được xếp vào loại tài sản dài hạn.
Nợ phải trả ngắn hạn, dài hạn
Một khoản nợ phải trảđược xếp vào loại nợ ngắn hạn khi khoản nợ này:

a) Được dự kiến thanh toán trong một chu kỳ kinh doanh bình thường của
doanh nghiệp hoặc:
b) Được thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Tất cả các khoản nợ phải trả khác ngoài nợ ngắn hạn được xếp vào loại nợ phải trả
dài hạn.
Các khoản nợ phải trả ngắn hạn có thểđược phân loại giống như cách phân
loại các tài sản ngắn hạn. Một số các khoản nợ phải trả ngắn hạn như các khoản
phải trả thương mại và các khoản nợ phảI trả phát sinh từ các khoản phải trả công
nhân viên và chi phí sản xuất kinh doanh phả trả là những yếu tố cấu thành nguồn
vốn lưu động được sử dụng trong một chu kỳ hoạt động bình thường của doanh
nghiệp. Các khoản nợ này được xếp vào loại nợ phải trả ngắn hạn kể cả khi chúng
được thanh toán sau 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ.
Các khoản nợ phải trả ngắn hạn khác không được thanh toán trong một chu
kỳ hoạt động bình thường nhưng phải được thanh toán trong 12 tháng tới kể từ
ngày kết thúc niên độ. Chẳng hạn khoản nợ chịu lãi ngắn hạn, khoản thấu chi ngân
hàng, thuế phải nộp và các khoản phải trả phi thương mại khác. Các khoản nợ chịu
lãi để tạo nguồn vốn lưu động trên cơ sở dài hạn và không phảI thanh toán trong
vòng 12 tháng tới đều là nợ phải trả dài hạn.
Như vậy, phương pháp để xác định và phân loại nợ phải thu và nợ phải trả
thành dài hạn và ngắn hạn tại Tổng công ty như sau: quy định triệt để thống nhất
các đơn vị thành viên trong toàn Tổng công ty, tại thời điểm lập báo cáo tài chính,
căn cứ vào sổ chi tiết tài các tài khoản công nợ phải thu và tài khoản phải
trảđểđánh giá, phân loại thành ngắn hạn và dài hạn. Có như vậy thì các chỉ tiêu trên
bảng cân đối kế toán cũng như các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính mới được
chính xác vàđáng tin cậy.
Do thời gian hạn chế nên tác giả chỉ phân loại được một số các khoản như
sau:
Phải thu khách hàng ngắn hạn: 1.575.785.688.754 đồng
Phải thu khách hàng dài hạn: 11.732.441.185 đồng
Phải trả người bán ngắn hạn: 1.967.130.968.865 đồng

Phải trả người bán dài hạn: 85.131.092.914 đồng
Ngoài ra, ở chỉ tiêu “Tài sản ngắn hạn khác” sẽđưa phần tạm ứng của CBCNV lên
cộng chung với chỉ tiêu “ Các khoản phải thu khác” ở mục “Tài sản ngắn hạn”, với
số tiền điều chỉnh tương ứng là: 2.560.189.207 đồng
Phần nguồn vốn:
- Chỉ tiêu “Chi phí phải trả” sẽđược phân loại thành “Chi phí phải trả”
ngắn hạn và “Chi phí phải trả” dài hạn với số liệu điều chỉnh như sau:
+ “Chi phí phải trả” ngắn hạn: 207.638.675.382 đồng
+ “Chi phí phải trả” dài hạn: 89.163.250.367 đồng
- Chỉ tiêu “Các khoản phải trả phải nộp khác” cũng sẽđược phân loại thành
“Các khoản phải trả phải nộp khác” ngắn hạn và “Các khoản phải trả phải
nộp khác” dài hạn với số liệu điều chỉnh như sau:
+ “Các khoản phải trả phải nộp khác” ngắn hạn: 406.046.716.056 đồng
+ “Các khoản phải trả phải nộp khác” dài hạn: 91.931.044.387 đồng
Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất:
Như phần trên đã trình bày, các đơn vị trong Tổng công ty đã không trừ
doanh thu nội bộ nên khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất chỉ
tiêu “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán”
được phản ánh cao hơn thực tế. Tương tựđối với chỉ tiêu “ Doanh thu hoạt động tài
chính” và “Chi phí hoạt động tài chính” khi đơn vị này đầu tư vào đơn vị khác
trong nội bộ Tổng công ty.
Số liệu điều chỉnh trên các chỉ tiêu trên như sau:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 5.755.032.814.822 đồng
+ Giá vốn hàng bán: 4.627.913.828.182 đồng
+ Doanh thu hoạt động tài chính: 174.270.244.636 đồng
+ Chi phí hoạt động tài chính: 425.460.705.399 đồng
Đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp nên được lập theo nguyên
tắc sau:
Về nguyên tắc, thông tin về các dòng tiền vào, các dòng tiền ra phải được

phân loại xác định và trình bày phù hợp theo tính chất của 3 loại hoạt động nêu
trên. Các dòng tiền vào, ra phải được trình bày tách biệt theo những nội dung chủ
yếu, không bù trừ trên cơ sở thuần ngoại trừ một số trường hợp:
+ Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng như tiền thuế thu hộ, chi hộ và trả
lại cho chủ sở hữu tài sản;
+ Thu tiền và chi tiền đối với khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn
ngắn như: mua, bán ngoại tệ; mua, bán các khoản đầu tư; các khoản đi vay hoặc
cho vay ngắn hạn khác có thời hạn thanh toán không quá 3 tháng.
Thông tin về các số tiền đã trả lãi vay, số tiền đã nộp thuế và các khoản cho
Nhà nước là những thông tin được nhiều người quan tâm sử dụng trong nhiều nội
dung phân tích. Để phù hợp với thông lệ chung, những thông tin này cũng nên
được trình bày thành những chỉ tiêu riêng biệt trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Do
đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệđược thiết kế lại theo hướng:
+ Các khoản tiền thu được từ c ác khoản phải thu khách hàng về tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa dịch vụđểở hoạt động kinh doanh, các khoản tiền thu được từ các
khoản phải thu về bán tài sản cốđịnh, thu lãi đầu tưđược đưa về hoạt động đầu tư.
+ Các khoản tiền trả nợ người cung cấp về mua vật tư hàng hóa dịch vụ phục
vụ hoạt động kinh doanh đểở hoạt động kinh doanh, các khoản tiền trả nợ về mua
tài sản cốđịnh, vật tư, dịch vụ phục vụ xây dựng cơ bản được phản ánh ở dòng tiền
từ hoạt động đầu tư.
+ Các khoản tiền trả nợ, vay dài hạn đến hạn trả phải được phản ánh ở hoạt
động tài chính.
+ Các khoản tiền chi tạm ứng, thu tạm ứng bằng tiền, các khoản tiền ký quỹ,
ký cược thực chất chưa làm phát sinh dòng tiền ra hay vào doanh nghiệp, do vậy
các khoản phát sinh này không được xác định cho dòng tiền của hoạt động nào mà
vẫn coi như khoản tồn quỹ.
+ Các thông tin về tiền đã nộp thuế, tiền đã trả lãi vay cần được trình bày
thành các chỉ tiêu riêng, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái cũng cần phải chỉ
rõđể có sơ sởđối chiếu với số lượng tiền tại các thời điểm đầu và cuối kỳ.
Với báo cáo được lập như quy định trong chuẩn mực kế toán, giúp cho Tổng

công ty đánh giá, dựđoán được các luồng tiền, khả năng sinh lời với lượng lưu
chuyển tiền thuần và những tác động thay đổi của giá cả, qua đóđánh giáđược khả
năng tài chính về lưu chuyển tiền, vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Đối với Thuyết minh báo cáo tài chính:
Như trên đãđề cập, phần thuyết minh báo cáo tài chính của Tổng công ty đã lập và
thuyết minh cho các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh nhưng phần thuyết minh cho các chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ thì không có.Vì vậy, Tổng công ty nên đưa ra những thuyết minh cho các
chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệđể những người sử dụng thông tin có thể
nắm được tình hình luân chuyển các dòng tiền của Tổng công ty.
3.3.2. Sử dụng hệ thống báo cáo tài chính trong việc phân tích tình hình tài chính
của Tổng công ty Sông Đà
Trên cở sở nội dung hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính trên, thông tin về
tình hình tài chính của Tổng công ty được phản ánh chính xác và rõ ràng hơn. Đặc
biệt việc phân tích tình hình tài chính dựa trên hệ thống báo cáo tài chính để cung
cấp thông tin cho Ban lãnh đạo Tổng công ty và các đối tượng quan tâm đáng tin
cậy hơn.
Qua hệ thống báo cáo tài chính đãđược hoàn thiện, ngoài các chỉ tiêu phân
tích ở chương I, thông qua các báo cáo tài chính, Tổng công ty nên phân tích thêm
một số chỉ tiêu sau:
3.3.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính tại Tổng công ty Sông Đà
Tình hình tài chính được thể hiện thông qua việc phân tích kết cấu tài sản và
nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán và các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh.
Đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu trên Bảng
cân đối kế toán
Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong Bảng cân đối kế toán ngoài việc
so sánh sốđầu kỳ và số cuối kỳ về số tuyệt đối và tương đối còn phảI so sánh, đánh
giá tỷ trọng của từng loại tài sản và nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng
biến động của chúng. Từ bảng cân đối ta lập bảng sau:

Bảng 02: Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn
Đơn vị tính: VND
TT Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Tăng/Giảm
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ

A Tài sản ngắn hạn 5,178,251,970,088 48.29 6,200,250,818,322 46.60 1,021,998,848,234 19.74
1 Tiền và các khoản tơng
đơng tiền
680,550,787,854 6.35 865,431,867,551 6.50 184,881,079,697 27.17
2 Các khoản đầu t tài
chính ngắn hạn
4,187,000,000 0.04 62,023,875,531 0.47 57,836,875,531 1381.34
3 Các khoản phải thu ngắn
hạn
2,287,775,087,085 21.34 2,524,686,923,795 18.97 236,911,836,710 10.36
4 Hàng tồn kho 2,096,779,410,419 19.56 2,546,171,830,506 19.14 449,392,420,087 21.43
5 Tài sản ngắn hạn khác 108,959,684,730 1.02 201,936,320,939 1.52 92,976,636,209 85.33
B Tài sản dài hạn 5,544,203,721,958 51.71 7,105,193,768,383 53.40 1,560,990,046,425 28.16
1 Các khoản phải thu dài
hạn
12,086,528,766 0.11 11,927,625,875 0.09 -158,902,891 -1.31
2 Tài sản cốđịnh 5,361,458,885,991 50.00 6,401,057,778,124 48.11 1,039,598,892,133 19.39
7 Các khoản đầu t tài
chính dài hạn
138,100,867,738 1.29 546,472,117,490 4.11 408,371,249,752 295.71
8 V. Tài sản dài hạn khác 32,557,439,463 0.30 145,736,246,894 1.10 113,178,807,431 347.63
Tổng cộng tài sản 10,722,455,692,046 100.00 13,305,444,586,705 100.00 2,582,988,894,659 24.09
A Nợ phải trả 8,530,790,354,841 79.56 10,639,816,235,863 79.97 2,109,025,881,022 24.72

1 Nợ ngắn hạn 4,701,901,036,821 43.85 4,991,087,279,246 37.51 289,186,242,425 6.15
2 Nợ dài hạn 3,828,889,318,020 35.71 5,648,728,956,617 42.45 1,819,839,638,597 47.53
B Vốn chủ sở hữu 2,191,665,337,205 20.44 2,665,628,350,842 20.03 473,963,013,637 21.63
1 Vốn chủ sở hữu 2,135,906,360,536 19.92 2,619,008,955,794 19.68 483,102,595,258 22.62
2 Nguồn kinh phí và quỹ
khác
55,758,976,669 0.52 46,619,395,048 0.35 -9,139,581,621 -16.39
Tổng cộng nguồn vốn 10,722,455,692,046 100.00 13,305,444,586,705 100.00 2,582,988,894,659 24.09
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Tổng công ty Sông Đà năm 2007)
Qua bảng trên ta thấy, hệ số tự tài trợ năm 2006 là 20,44% và năm nay giảm
xuống là 20,03% tương ứng với tỷ suất đầu tư năm 2006 là 51,65% tăng lên 53,4%
trong năm 2007. Sở dĩ như vậy là do trong năm 2007 Tổng công ty đã huy động
vốn vay dài hạn từ bên ngoài đểđầu tư, mua sắm máy móc, thiết bị.
Tỷ suất đầu tư lớn hơn 50% là hoàn toàn hợp lý với ngành nghề kinh doanh
của Tổng công ty, các trang thiết bịđều có giá trị rất lớn, do đố giá trị tài sản
cốđịnh luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
Cơ cấu vốn kinh doanh của Tổng công ty nhìn chung còn chưa được vững
mạnh. Tài sản dài hạn của Tổng công ty phần lớn còn phụ thuộc vào nguồn vốn
vay dài hạn từ bên ngoài. Do đó, Tổng công ty chưa chủđộng được mà phải phụ
thuộc và chịu ảnh hưởng chi phối từ bên ngoài.
*Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
Ta lập bảng so sánh sau:
Bảng 03:Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
Đơn
vịtính
Năm trước Năm nay
1. Tổng tài sản đồng 10.722.455.692.04
6
13.305.444.586.705

2. Tổng số nợ phảI trả đồng 8.530.790.354.841 10.639.816.235.863
3. Tài sản ngắn hạn đồng 5.178.251.970.088 6.200.250.818.322
4. Tổng số nợ ngắn hạn đồng 4.701.901.036.821 4.991.087.279.246
5. Tiền và các khoản tương đương tiền đồng 680.550.787.854 865.431.867.551
6. Khả năng thanh toán hiện hành(1/2) lần 1.
26
1.
25
7. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn(3/4) lần 1.
10
1.
24
8. Khả năng thanh toán nhanh(5/4) lần 0.
14
0.
17
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Tổng công ty Sông Đà năm 2007)
Qua bảng trên ta thấy các chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán năm 2007 đều
tăng so với năm 2006, cụ thể:
- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành cả hai năm đều lớn hơn 1 cho thấy
Tổng công ty có khả năng thanh toán tốt các khoản nợ phảI trả.
- Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn đều tăng và lớn hơn 1, chứng tỏ khả năng
thanh toán của Tổng công ty là khá tốt vàổn định, Tổng công ty có khả năng và có
thể chủđộng trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Tuy nhiên hệ số thanh toán nhanh của cả hai năm đều ở mức thấp (nhỏ hơn
0,5) điều này cho thấy Tổng công ty còn đang gặp khó khăn trong việc thanh toán
các khoản nợđến hạn trả. Vì vậy, Tổng công ty cần phảI có chính sách cảI thiện
tình hình này bằng cách tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu dộng hoặc thay đổi cơ
cấu công nợ.
* Phân tích khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn

Bảng 04: Hệ số vòng quay tài sản và hệ số quay vòng các khoản phải thu
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính

1. Doanh thu thuần đồng 6.235.032.814.822
2. Số dư bình quân các khoản phải thu đồng 2.417.207.988.157
3.Giá trị tài sản bình quân đồng 12.013.950.139.376
Hệ số quay vòng của tài sản(1/3) lần

0.52
Hệ số quay vòng các khoản phảI thu(1/2) lần

2.58
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Tổng công ty Sông Đà năm 2007)
Qua bảng tính toán trên ta thấy hệ số vòng quay các khoản phải thu là khá
cao, điều này chứng tỏ tốđộ thu hồi các khỏan phải thu nhanh, việc thu hồi công nợ
là có hiệu quả và Tổng công ty ít bị chiếm dụng vốn mặc dù sản phẩm của Tổng
công ty là thiết kế, xây lắp các công trình mà các công trình này đều có thời gian
xây lắp kéo dài, việc thanh quyết toán chậm nên tốc độ thu hồi các khoản phải thu
là chậm.
Hệ số quay vòng của tài sản là 0,52 có nghĩa là cứ 1đồng tài sản thì tạo ra
được 0,52đồng doanh thu thuần. Tại Tổng công ty, giá trị tài sản cốđịnh lớn và
chiếm tỷ trọng vốn và doanh thu được tạo ra như vậy là tương đối cao. Nhìn chung,
việc sử dụng tài sản tại Tổng công ty là khá hiệu quả.
Để việc quản lý và sử dụng tài snả có hiệu quả hơn, Tổng công ty có thểáp
dụng một số giải pháp sau:
+ Lập kế hoạch cung ứng, dự trữ vật tư hợp lý nhằm đảm bảo sản xuất kinh
doanh được liên tục nhưng không gây ứđọng vốn.
+ Tăng hiệu quả trong quá trình sản xuất để giảm thiểu giá trị dở dang.

+ Tăng cường hệ thống kiểm soát các khoản nợ phải thu
+ Lập báo cáo phân tích định kỳ tình hình nợ phải thu…
Bảng 05: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
1. Doanh thu thuần đồng 6.235.032.814.822
2.Tổng lợi nhuận trước thuế đồng 456.365.828.541
3.Tổng lợi nhuận sau thuế đồng 443.055.801.736
4.Tổng tài sản bình quân đồng 12.013.950.139.37
6
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần %

7.11
Tỷ suất doanh thu thuần/Tài sản bình quân % 5
1.90
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản %

3.69
(Nguồn: Báo cáo tài chính tại Tổng công ty Sông Đà năm 2007)
Qua bảng tính toán trên ta thấy, 1 đồng tài sản tạo ra được 0,037 đồng lợi
nhuận sau thuế cho cả chủ sở hữu và chủ nợ. Để tăng tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản
bình quân tức là tăng khả năng lợi nhuận được tạo ra từ tài sản được sử dụng, Tổng
công ty cần phảI sử dụng tối đa năng lực của các tài sản hiện có, tăng hệ số quay
vòng của tài sản.
Tóm lại, qua việc phân tích khái quát tình hình tài chính, tình hình công nợ
và khả năng thanh toán, tình hình đầu tư và cơ cấu vốn kinh doanh, hiệu quả sinh
lời của hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà, tình hình tài chính của
Tổng công ty được đánh giá là tốt, cơ cấu vốn và tài sản là khá hợp lý, thực lực tài
chính mạnh, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãI vàđạt được các mục tiêu phát

triển. Tuy nhiên, để cải thiện hơn nữa tình hình tài chính của Tổng công ty thì cần
phải cải thiện hơn nữa trong việc đẩy nhanh tiến độ thu hồi công nợ… để hiệu quả
sử dụng vốn và tài sản được tốt hơn…
Những phân tích ở phần trên cũng chỉ dừng lại ở những đánh giá chung nhất và
những nét cơ bản nhất về tình hình tài chính của đơn vị mà thôi. Do vậy, những
kiến nghị mang tính đề xuất dưới đây cũng chỉ cóỹ nghĩa trong một giới hạn nhất
định nào đó.
3.4. Điều kiện thực hiện nội dung hoàn thiện
3.4.1. Điều kiện vĩ mô
Trong điều kiện cụ thể của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, Nhà nước có vai
trò và tham gia vào tất cả các khâu, các giai đoạn của quá trình cung cấp và sử
dụng các báo cáo tài chính, từ việc cải thiện môi trường pháp lý chung, cải cách hệ
thống pháp lý về kế toán đến việc thẩm định các báo cáo tài chính và sử dụng các
thông tin trên báo cáo tài chính. Vì luật Kế toán mới được ban hành, nên trong quá
trình thực hiện, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến các nội dung sau:
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán:
Hiện nay, tình trạng vi phạm luật pháp về lĩnh vực kinh tếđang diễn ra phổ
biến và nghiêm trọng đã gây khó khăn cho sự phát triển kế toán nói riêng và sự
phát triển của nền kinh tế nói chung. Hệ thống pháp luật kế toán hoàn thiện chính
làđiều kiện cần thiết để cho hệ thống kế toán phát triển lành mạnh: các pháp nhân
và các thể nhân tuân thủ các chếđộ kế toán, báo cáo trung thực tình hình tài chính
của doanh nghiệp mình. Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp về kế toán cần thực
hiện theo các hướng sau:
Thứ nhất, cần hệ thống lại các văn bản kế toán đã ban hành một cách khoa
học, hợp lýđể phát hiện được những mâu thuẫn giữa nội dung của một số văn bản,
từđóđưa ra phương hướng khắc phục.
Thứ hai, cần ban hành quy định sử phạt thật nghiêm minh đối với các trường
hợp vi phạm pháp luật về kế toán.
- Vấn đề về kiểm toán báo cáo tài chính: kiểm toán báo cáo tài chính sẽ góp
phần nâng cao chất lượng của báo cáo tài chính làm cho thông tin kế toán được

cung cấp trở nên đáng tin cậy hơn, hữu ích trong việc ra quyết định kinh tế.
Hiện nay báo cáo tài chính của doanh nghiệp có thểđược kiểm toán bởi 03
loại hình kiểm toán: Kiểm toán Nhà Nước, Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ.
Tuy nhiên việc sử dụng 03 loại hình này vào việc kiểm toán báo cáo tài chính còn
có những tồn tại cần phải giải quyết. Ví dụ như hiện nay ngoài Kiểm toán Nhà
Nước các doanh nghiệp Nhà Nước còn chịu sự quản lý của các ngành chức năng
như Cục thuế… mà các ngành chức năng này cũng thực hiện các công việc như
Kiểm toán Nhà nước. Do vậy, việc cơ quan quản lý Nhà Nước thực hiện kiểm toán
đối với các doanh nghiệp đôi khi còn có sự chồng chéo về chức năng gây mất thời
gian và lãng phí cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan kiểm tra.
- Nhà Nước và các cơ quan chức năng, nhất làđối với Bộ tài chính nên ban
hành một số nội dung, chỉ tiêu và phương pháp phân tích tài chính có thể có tính
chất bắt buộc hoặc có tính chất tham khảo cho các doanh nghiệp áp dụng phù hợp
với từng loại hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Hiện nay, một số văn bản chếđộ ban hành còn chậm giữa các ngành có liên
quan như chếđộ tài chính, chếđộ thuế, chếđộ kế toán… dẫn tới các doanh nghiệp
còn lúng túng trong vấn đề thực hiện đặc biệt là trong việc lập báo cáo tài chính. Vì
vậy kiến nghị với các ngành các cấp cần ban hành các chếđộ, chính sách cần kịp
thời, đồng bộ, rõ ràng và thống nhất giữa các ngành chức năng để các doanh
nghiệp có cơ sở thực hiện.
Và cuối cùng cần nghiên cứu và khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký bổ
sung các mẫu báo cáo tài chính mở trong khuôn khổ pháp luật và chuẩn mực. Nhà
nước nên chấp nhận những mẫu báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhưng phải
đảm bảo những tiêu chuẩn như: phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành, trình
bày đầy đủ thông tin bắt buộc, trình bày những thông tin phù hợp với yêu cầu quản
lý của công ty. Ngoài ra cũng cần tiếp thu những ý kiến phản hồi từ phía doanh
nghiệp trong quá trình hoàn thiện chếđộ kế toán và các chuẩn mực kế toán mới.
3.4.2. Điều kiện vi mô
- Tổng công ty cần quy định các mẫu biểu và chỉ tiêu phân tích đánh giá tình
hình tài chính trong toàn Tổng công ty và yêu cầu các đơn vị thành viên phải thực

hiện hàng năm.
- Thực hiện chương trình kế toán thống nhất trong toàn Tổng công ty
- Nâng cao năng lực của các cán bộ kế toán đểđảm bảo chất lượng của báo
cáo tài chính. Để kết quả phân tích cóđộ tin cậy cao thì cán bộ chuyên trách không
chỉ phải am hiểu về nghiệp vụ tài chính mà còn phảI am hiểu nghiệp vụ kinh doanh
vàđặc thù của công ty mình. Hiện nay, thực trạng phân tích tài chính là kiêm nhiệm
bởi bộ phận tài chính – kế toán kiêm nhiệm. Trong khi đó, nhân viên phân tích tài
chính là những người có liên quan đến việc thu thập và phân tích những thông tin
tài chính, phân tích xu hướng vàđưa ra các dự báo kinh tế. Tuy nhiên , Tổng công
ty vẫn còn coi nhẹ việc này.
Công việc của các nhân viên phân tích tài chính là vô cùng quan trọng vì các
đề xuất của họ hỗ trọ cho Nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định tài chính.
Điều đóđòi hỏi nhân viên phân tích phải đọc nhiều để nắm bắt được các thông tin
liên quan, các vấn đề về pháp luật, biến động thị trường, các tình hình hoạt động
được tăng tảI trên tạp chí, sách báo. Vì vậy, Tổng công ty cần phải chú trọng đến
các vấn đề như: chọn lọc những nhân viên cho bộ phận tài chính phải có trình độ
cơ bản về tài chính và có kinh nghiệm và thâm niên trong công tác tài chính của
Tổng công ty; không ngừng đào tạo các cán bộ chuyên trách thông qua các khóa
đào tạo, tập huấn của Bộ tài chính, thuế; kịp thời tiếp nhận những thay đổi về chính
sách kế toán và những chuẩn mực kế toán mới; bổ sung những kiến thức mới về
pháp luật và các chính sách tài chính thông qua các thông tin trên báo, công báo,
các trang Web liên quan; khuyến khích tìm hiểu thông tin kinh tế trong và ngoài
nước từ mọi nguồn đăng tải…
Ngoài ra nên thành lập một bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ phân
tích tình hình tài chính trên cơ sở phân tích có thểđề ra các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Mặt khác, để cóđược những thông tin kế toán có giá trị thì Tổng công
ty nên có những biện pháp kiểm tra bằng chính nội bộ hoặc kiểm toán. Không
những thế, công tác kế toán phải tuân thủ theo chếđộ kế toán mới và những chuẩn
mực kế toán, kiểm toán Việt Nam.

KẾTLUẬN
Cùng với tiến trình phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam, hệ thống báo
cáo tài chính cũng không ngừng được đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với các
chuẩn mực chung của kế toán quốc tế, thu hẹp sự khác nhau giữa kế toán Việt Nam
với các chuẩn mực chung của kế toán quốc tế. Tuy nhiên, do môI trưởng kinh tế
luôn biến động nên hệ thống báo cáo tài chính cần thiết phảI không ngừng được
đổi mới và hoàn thiện phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế vàđáp ứng được
nhu cầu cảu công tác quản lý trong doanh nghiệp và của những người sử dụng
thông tin khác.
Trên cơ tìm hiểu thực tế tại Tổng công ty Sông Đà, tác giảđã hoàn thành đề
tài “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại
Tổng Công ty Sông Đà” với những nội dung cơ bản được đề cập như sau:
Khái quát vai trò, đặc điểm và xu hướng phát triển của Tổng công ty. Đề tài
cũng khảo sát công tác lập báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính tại
Tổng công ty.
Bên cạnh đó tác giả cũng đề xuất thêm một số phương hướng và giải pháp
nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính
phù hợp với chếđộ hiện hành và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành.
DANHMỤCTÀILIỆUTHAMKHẢO
Tiếng Việt
1. Đọc, lập, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Ngô Thế Chi
(2001). NXB Thống kê
2. Kế toán quản trị và Phân tích kinh doanh – TS. Phạm Văn Dược (2000).
NXB Thống kê
3. Phân tích hoạt động kinh doanh - TS. Phạm Văn Dược (1999). NXB Thống

4. Lý thuyết hạch toán kế toán – TS. Nguyễn ThịĐông (1999), NXB Thống kê
5. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh – PGS.TS. Phạm Thị Gái (2001),
NXB Thống kê
6. Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp – PGS.TS. Đặng Thị Loan (2001),

NXB Giáo dục
7. Tài chính doanh nghiệp – PGS.TS. Nguyễn Đăng Hạc (2001), NXB Xây
dựng
8. Phân tích hoạt động doanh nghiệp – Nguyễn Tấn Bình (2003), NXB Thống

9. Phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp – Bộ Xây Dựng (2001),
NXB Xây dựng
10.Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính – TS. Nguyễn Văn Công
(2001), NXB Tài chính
11.Chếđộ kế toán doanh nghiệp (2006) – Quyển 1 – NXB Tài chính
12.Chếđộ kế toán doanh nghiệp (2006) – Quyển 2 – NXB Tài chính
13.Kế toán quản trị (dùng cho đào tạo cao học) - PGS.TS Nguyễn Minh
Phương (2000)
14.Lý thuyết kiểm toán - GS.TS. Nguyễn Quang Quynh (2001) – NXB Tài
chính
15.Kiểm toán báo cáo tài chính - GS.TS. Nguyễn Quang Quynh (2001) – NXB
Tài chính

×