Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

LỊCH SƯ NGÀ NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.41 KB, 7 trang )

1
LỊCH SỬ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM - 20/11
Kính thưa quý vị đại biểu! Thưa các Thầy giáo, Cô giáo!
Ngày 20/11 là một trong những ngày vinh dự nhất của đội ngũ những
người làm công tác Giáo dục. Đây là dịp để các thầy cô giáo chúng ta có cơ
hội gặp gỡ, trao đổi, sẻ chia những kinh nghiệm trong công tác ươm mầm
tương lai, phát triển nhân tài cho đất nước. Đồng thời, cũng là dịp để chúng
ta suy ngẫm tôn vinh về vị trí của người Thầy trong XH. Đó là một việc
làm phát huy bản sắc truyền thống tôn sư trọng đạo của người dân VN. Kỷ
niệm 28 năm ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 năm nay, tôi thay mặt BCH
CĐ xin ôn lại những truyền thống tốt đẹp của Nhà giáo Việt Nam, để từ đó
chúng ta thấy được niềm tự hào, niềm vinh dự của người Thầy chúng ta
trong thời đại đổi mới đất nước, thấy được những cố gắng, những thành
tích mà chúng ta đã đạt được. Trên cơ sở đó, tập thể CB-GV-CNV trường
ta sẽ tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa cho sự nghiệp vinh quang mà Đảng
và nhân dân đã giao phó. Lời đầu tiên cho phép tôi được thay mặt BCH
CĐ, xin gửi đến quý vị đại biểu, các vị phụ huynh, các Thầy giáo, Cô giáo
lời chúc sức khoẻ và thành đạt nhất.
Kính thưa quý vị đại biểu! Thưa các Thầy giáo, Cô giáo.
Vào tháng 7/1946, xuất hiện 1 tổ chức các nhà giáo tiến bộ trên thế
giới được thành lập ở Pari thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (liên hiệp quốc
tế các công đoàn GD). Năm 1949 tổ chức FISE họp Hội nghị tại Vacxava
thủ đô Ba Lan, xây dựng 1 bản “Hiến chương Nhà giáo” gồm 15 chương
với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền GD tư sản, phong kiến lạc
hậu, xây dựng 1 nền GD tiến bộ, bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh
thàn chính đáng của nghề dạy học, của người Thầy giáo, đề cao vị trí nghề
dạy học và nhà giáo.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nước ta,
công đoàn GD Việt Nam sau khi được thành lập, đã đặt quan hệ với tổ
chức FISE, tranh thủ diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu và tội ác của bọn đế
quốc xâm lược đối với nhân dân cũng như đối với GV, HS nước ta, giới


thiệu những thành tựu của nền GD Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ của giáo
giới trên toàn thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân
ta. Tháng 2 năm1953, Công đoàn GD Việt Nam đã được gia nhập vào tổ
chức FISE, được mời dự Hội nghị FISE tại Viên- Thủ đô nước Áo. Năm
1957, Hội nghị FISE họp tại thủ đô Vacxava từ ngày 26/ 8/ 1957 gồm có
57 nước tham gia, trong đó có cả Công đoàn GD Việt Nam. Hội nghị đã
2
quyết định lấy ngày 20/ 11 hàng năm là ngày “Quốc tế hiến chương các
nhà giáo”. Thực hiện Nghị quyết đó, ngày 20/11/1958, ngày Quốc tế hiến
chương các nhà giáo lần đầu tiên được tổ chức trên toàn cõi miền Bắc nước
ta. Khắp mọi nơi từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến miền xuôi, từ
vùng sâu đến vùng xa và Hải đảo, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính
quyền địa phương, ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo” được tuyên
truyền, cổ động rầm rộ và tổ chức mít tinh trọng thể tại các trường học, các
tỉnh, thành phố.
Truyền thống tôn sư trọng đạo, quý mến Thầy giáo và vị trí của
ngành GD đã được khơi dậy trong mọi tầng lớp nhân ta. Những năm tiếp
sau được tổ chức đến các vùng giải phóng ở miền Nam, tràn vào vùng địch
tạm chiếm, cổ vũ, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ, đấu tranh chống
kẻ thù của giáo giới miền Nam.
Sau ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông thu
về 1 mối, nền GD của cả nước được thống nhất, giáo giới VN đoàn kết
nhất trí quyết tâm xây dựng nền GD theo đường lối của Đảng cộng sản VN
đã được ghi trong các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ. Ý nghĩa ngày
“Quốc tế hiến chương và các nhà giáo” đã được toàn thể giáo giới Việt
Nam hưởng ứng nhiệt liệt và đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó.
Song ngày 20/11 đã ăn sâu vào lòng người Thầy và trò và đã trở
thành truyền thống tốt đẹp của ngành GD và của nhân ta. Trước tình hình
mới, đòi hỏi giáo giới VN phải có những nội dung hoạt động mới đáp ứng
yêu cầu xây dựng đất nước. Chính vì thế thế, theo đề nghị của ngành GD

ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành
Quyết định số 167/HĐBT, hàng năm lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt
Nam.
Nội dung quyết định số 167-HĐBT
Điều 1: Từ nay hàng nǎm sẽ lấy ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam.
Điều 2: Để ngày 20-11 có ý nghĩa thiết thực hàng nǎm từ tháng 10 các cấp
chính quyền và toàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt
động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã
làm và đề ra những việc cấp tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo
viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm
chất và nǎng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên,
cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự
3
và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó
mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình.
Điều 3: Việc tổ chức ngày 20-11 hàng nǎm do Uỷ ban Nhân dân và Hội
đồng các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể
nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thǎm hỏi
giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này
có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích. Việc tổ chức này
nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình
thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Điều 4: Trong ngày 20-11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và
giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và
địa phương.
Quyết định có ý nghĩa đặc biệt thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà
nước về vị trí, vai trò quan trọng của Nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo thế
hệ trẻ. Đặc biệt là Nghị quyết của BCH TW Đảng khoá VIII đã khẳng định
GD và Khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Tạo mọi điều kiện để
ngành GD, các cấp, các ngành và toàn XH quán triệt quan điểm đúng đắn

của Đảng và Nhà nước đối với vai trò trách nhiệm, vị trí XH của Nhà giáo,
chăm lo đời sống vật chất, tinh thần các Thầy, Cô giáo
Bởi vậy mà chúng ta luôn tự hào về nền Giáo dục nước nhà với đội
ngũ Thầy cô giáo đầy tâm huyết đã đào tạo ra những Kỹ sư, Bác sĩ, , Cử
nhân … có trình độ cao, có đạo đức trong sáng, có lòng tự tôn, tự hào dân
tộc, sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát
triển kinh tế – xã hội của đất nước
Kính thưa các Thầy giáo, Cô giáo.
Được xã hội tôn vinh bao nhiêu, trách nhiệm của chúng ta càng to lớn
bấy nhiêu. Hàng loạt công việc đòi hỏi sự đổi mới của chúng ta. Chặng
đường tiếp theo, mỗi cá nhân phải có sự nổ lực phấn đấu rất lớn cả về trí
tuệ, tài năng và sức lực. Phải nâng cao phẩm chất đạo đức của người giáo
viên, hết lòng phục vụ nhân dân và tất cả vì học sinh thân yêu bằng cái tâm
và cái tầm của chúng ta. Có như vậy, chúng ta mới làm tròn sứ mệnh nặng
nề, vẻ vang mà Tổ quốc và nhân giao phó.
4
Kính thưa các Thầy giáo, Cô giáo.
Với mục tiêu: “Vì tương lai con em”, chúng ta hãy cùng nhau kề vai
sát cánh để phụng sự cho sự nghiệp giáo dục của xã nhà nói riêng và đất
nước nói chung ngày một nở hoa tươi thắm. Như lời dạy của Bác Hồ “Vì
lợi ích mười năm trồng cây; vì lợi ích trăm năm trồng người”. Một lần nữa
cho phép tôi được thay mặt BCH CĐ chúc quý vị đại biểu, các bậc phụ
huynh, các thầy, cô giáo một lời chúc nồng nhiệt và thân ái.
Xin chân thành cám ơn!
TỔNG KẾT PHONG TRÀO THI ĐUA CHÀO MỪNG 28 NĂM KỶ
NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11)
Năm học: 2010– 2011
Kính thưa quý vị đại biểu! kính thưa các Thầy giáo, Cô giáo.
Có ai đó đã nói: “Những ai đã mang vào thân nghề dạy học phải thấy
đấy không phải là công việc chỉ mang tính đời mà nó còn thể hiện cả tính

đạo nữa. Chuyện đời chuyện đạo hòa quyện vào nhau trong một công việc
đâu dễ nghề nào cũng có. Tự suy ngẫm tôi nhận ra mỗi thầy cô giáo tuy có
một tính cách khác biệt, mỗi người đều mang những yếu tố tâm sinh lý
khác nhau, khi lên lớp có thể vận dụng nhiều phương pháp dạy học khác
nhau nhưng mục tiêu giáo dục mọi người hướng tới thì chỉ một. Xét cho
cùng để hoàn thành bổn phận người thầy, người giáo viên lúc nào cũng
phải nhớ và hướng về chữ TÂM để không rời xa trách nhiệm. Khi làm tròn,
bản thân mỗi người sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng, những kỷ
niệm có giá trị như hành trang sẽ mãi mang theo trong cuộc sống làm
người”.
Trải qua bao năm tháng, biết bao thế hệ Nhà giáo đã đóng góp sức
mình cho sự nghiệp GD, góp phần tạo ra nguồn nhân lực dồi dào phục vụ
quá trình CNH-HĐH đất nước. Công lao và công trạng của nhà giáo rất
lớn. Nhưng trước những diễn biến nhanh của cuộc sống, chúng ta phải cố
gắng rèn luyện thật nhiều để giữ vững thanh danh của người Thầy trong
mọi tầng lớp nhân dân, xứng đáng là hình ảnh người Thầy cao đẹp trong
mắt bộ phận nhân dân. Thay mặt BCH CĐ, tôi xin đánh giá lại đợt phát
động thi đua chào mừng ngày Nhà giáo VN 20/11 của CĐ nhà trường:
5
1. Kết quả vận động ĐV thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với cuộc vận động " Mỗi
thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo":
- Dựa vào kế hoạch của Chi bộ, của nhà trường CĐ xây dựng kế
hoạch để phát động mỗi CĐ tự lựa chọn những việc làm cụ thể, thiết thực
thực hiện cuộc vận động. Tập trung xây dựng môi trường sư phạm lành
mạnh; tập thể đoàn kết; triển khai quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
về chuẩn đạo đức nhà giáo, qui tắc ứng xử của nhà giáo. Có thể khẳng
định: Cuộc vận động đã tác động tích cực, toàn diện đến việc nâng cao đạo
đức nghề nghiệp và năng lực của đội ngũ giáo viên, tận tuỵ, trách nhiệm và
đóng góp thực sự có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển GD&ĐT trên địa

bàn xã nhà.
+ Kết quả:
- CĐ không có giáo viên nào vi phạm đạo đức nhà giáo. Nhiều giáo
viên đã vận dụng việc học tập để điều chỉnh nâng cao hiệu quả công việc.
- CĐ đã phối kết hợp với nhà trường, Liên đội đã tổ chức thành công
các hội thi Sân chơi Chiếm lĩnh tri thức, thi “Kể chuyện về Bác Hồ”, thi
đọc diễn cảm,
- Đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo theo tinh thần của Chỉ thị
40/CT-TW.
2 Kết quả vận động ĐV thực hiện cuộc vận động " hai không” và
điểm nhấn của SGD gắn với việc nâng cao chất lượng dạy học:
- CĐ đã triển khai giáo viên ký cam kết không vi phạm cuộc vận
động “Hai không”, thực hiện tốt điểm “nhấn của SGD”.
- Vận động ĐV dạy thật, kiểm tra đánh giá thật, có những biện pháp
phụ đạo để nâng chất lượng thực của HS. Chú trọng việc chấm ra chấm,
chữa ra chữa; tuyệt đối không bỏ qua lỗi của HS.
- Vận động ĐV làm tốt công tác kiểm tra khảo sát đầu năm, kiểm tra
chất lượng giữa kỳ I: thực hiện đúng tinh thần của điểm “nhấn" từ khâu
coi, chấm bài, báo cáo kết quả.
- Vận động ĐV hưởng ứng tích cực phong trào thi đua “Dạy tốt -
Học tốt”.
- Vận động ĐV nhận khoán chất lượng, trên cơ sở chất lượng năm
trước, mỗi một GV đứng lớp tự tìm tòi nghiên cứu để đổi mới PP giảng
dạy nhằm nâng cao chất lượng.
* Kết quả:

×