1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT- ĐỨC VĨNH PHÚC
I. Phương hướng đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên ở trường cao đẳng
nghề Việt- Đức đến năm 2015.
Với lưu lượng trung bình 8000 học sinh, sinh viên, dự kiến đến
năm 2015 tổng số giáo viên là 320 người, trong đó:
- Trình độ thạc sỹ trở lên: 96 người
- Trình độ đại học: 194 người
- Thợ bậc cao: 10 người
Để đạt mục tiêu trên, Nhà trường đã xây dựng kế hoạch kinh phí
đào tạo bồi dưỡng giáo viên với tổng số 48.310 triệu đồng tập trung
vào một số biện pháp sau:
- Có cơ chế thu hút các đối tượng có trình độ thạc sỹ trở lên có
chuyên ngành phù hợp với các ngành nghề nhà trường đang đào tạo.
- Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên trong trường đi học cao học.
- Tiếp tục cử giáo viên theo học các lớp tập huấn theo chương
trình của dự án hỗ trợ kỹ thuật do GTZ tài trợ, mở các lớp đào tạo bồi
dưỡng chung cho toàn bộ giáo viên như: tiếng anh, tin học, đổi mới
phương pháp giảng dạy…
- Cử giáo viên đi đào tạo ở nước ngoài.
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Thuê chuyên gia hỗ trợ nhà trường đối với các chuyên ngành kỹ
thuật cao và các lớp liên kết đào tạo với nước ngoài.
- Phấn đấu đến năm 2015 có trên 90% giáo viên đạt trình độ đại
học trở lên (phần còn lại là số ít thợ bậc cao ở các chuyên ngành
hẹp), trong đó có 30% giáo viên có trình độ thạc sỹ trở lên.
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội
ngũ giáo viên ở trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc.
2.1 Những căn cứ để đề ra giải pháp.
Việc đề xuất giải pháp quản lý công tác đào tạo phát triển đội ngũ
giáo viên dạy nghề dựa trên một số các căn cứ sau:
- Định hướng phát triển đào tạo nghề chung của tỉnh Vĩnh
Phúc.
- Nhiệm vụ, kế hoạch dạy nghề của trường cao đẳng nghề
Việt- Đức đến năm 2015.
- Mục tiêu, chương trình phát triển đội ngũ giáo viên dạy
nghề của trường đến năm 2015.
- Thực trạng quy mô và cơ cấu đội ngũ giáo viên của trường.
- Thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo phát triển
đội ngũ giáo viên.
- Môi trường kinh tế, công nghệ- kỹ thuật, văn hóa xã hội…
trong và ngoài ngành dạy nghề ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động đào tạo phát triển năng lực cho đội ngũ giáo viên.
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo phát triển đội ngũ giáo viên
trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc.
2.2.1 Nâng cao nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng của công tác đào
tạo phát triển đội ngũ giáo viên cho bản thân các giáo viên dạy nghề.
Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào
tạo phát triển năng lực cho giáo viên là cơ sở để hình thành ý chí
quyết tâm, sự nhiệt tình, tự giác, thống nhất trong tập thể sư phạm.
Xây dựng động cơ phấn đấu không ngừng hoàn thiện kiến thức, kỹ
năng, kỹ xảo nghề, thái độ trong hoạt động lao động sư phạm của
người giáo viên dạy nghề.
Trước yêu cầu đổi mới của lĩnh vực dạy nghề, việc nâng cao trình
độ là nghĩa vụ, là trách nhiệm của người giáo viên dạy nghề. Người
giáo viên dạy nghề tâm huyết trước hết phải là người thường xuyên
nỗ lực hoạt động hiệu quả trong công tác đào tạo phát triển nâng cao
trình độ. Xác định học tập là nhiệm vụ suốt đời không mệt mỏi.
- Phòng đào tạo, phòng hành chính- tổ chức lập kế hoạch, báo
cáo ban giám hiệu nhà trường phê duyệt và tổ chức thực hiện kế
hoạch giáo dục hàng năm. Nội dung giáo dục tập trung nâng cao nhận
thức về vai trò trách nhiệm, yêu cầu cấp thiết của việc học tập nâng
cao trình độ. Khơi dậy lòng say mê sáng tạo, cầu tiến bộ. Khắc phục
tư tưởng thụ động, thỏa mãn, ngại phấn đấu học tập rèn luyện.
- Thực hiện đồng bộ có hiệu quả các biện pháp giáo dục nâng
cao nhận thức: học tâp, hội thảo, tuyên truyền, thông tin tư liệu… Đổi
mới công tác tuyên truyền giáo dục tổng kết đúc rút kinh nghiệm. Khắc
phục bệnh hình thức, thành tích trong tổ chức thực hiện.
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Tổ chức các phong trào thi đua thiết thực trong từng khoa, bộ
môn. Thực hiện tốt quy chế khen thưởng, khuyến khích động viên kịp
thời các tập thể, cá nhân điển hình đã nỗ lực vươn lên trong học tập,
giảng dạy…
Để công tác nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của
đào tạo phát triển năng lực đội ngũ giáo viên đạt kết quả cao, đòi hỏi
các cán bộ quản lý, các phòng, khoa, bộ môn trong nhà trường phải
làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức thực hiện giáo
dục tìm hiểu nâng cao nhận thức, tạo không khí dân chủ, cởi mở, thúc
đẩy ý chí quyết tâm của giáo viên dạy nghề. Bên cạnh đó cần đầu tư
cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo và
giảng dạy.
2.2.2 Tăng cường quản lý công tác đào tạo phát triển giáo viên dạy nghề
ở trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc.
* Kế hoạch hóa công tác đào tạo phát triển:
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lập kế hoạch là khâu rất quan trọng khuyến khích các hành vi
quản lý mang tính chủ động đón đầu hơn là bị động phản ứng, dự
đoán sự phát triển của tổ chức và họ sẽ đào tạo và sử dụng nguồn
nhân lực đến đâu, như thế nào để đạt được mục tiêu đã đặt ra của tổ
chức. Mặt khác, lập kế hoạch nguồn nhân lực còn giúp nhà quản lý tổ
chức kiểm tra có tính phê phán và quyết định xem các hoạt động,
chương trình đào tạo trong tổ chức có nên tiếp tục thực hiện hay
không?. Tuy vậy, điều này có thể đạt được khi kế hoạch là một quá
trình liên tục và linh hoạt hơn là một thủ tục cứng nhắc. Lập kế hoạch
giúp xác định được các cơ hội và các hạn chế của nguồn nhân lực,
khoảng cách giữa hoàn cảnh hiện tại và viễn cảnh tương lai về nguồn
nhân lực của tổ chức.
- Hiệu trưởng cần xem xét, phân tích đặc điểm của nhà trường,
hoàn cảnh điều kiện và khả năng của giáo viên để xây dựng kế hoạch
đào tạo phát triển giáo viên trong từng giai đoạn, trong cả năm, tỏng
từng học kỳ, từng quý. Hiệu trưởng cần xây dựng một kế hoạch tổng
thể tầm vĩ mô để đáp ứng nhu cầu về nguồn lực giáo viên có năng lực
cho một trường cao đẳng nghề. Đặc biệt phải quan tâm xây dựng đào
tạo phát triển đội ngũ giáo viên đầu đàn cho các tổ bộ môn vừa có
trình độ chuyên môn cao, vừa có năng lực sư phạm kỹ thuật giỏi và
phẩm chất tốt, nhiều kinh nghiệm làm nòng cốt cho quá trình đào tạo
phát triển đội ngũ giáo viên của trường.
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Trưởng khoa căn cứ vào kế hoạch đào tạo phát triển đội ngũ
giáo viên của trường trong từng giai đoạn, căn cứ vào đặc điểm tình
hình cụ thể của từng khoa để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên
của khoa mình. Cùng với các tổ bộ môn xem xét đánh giá một cách
chi tiết những điểm mạnh, điểm yếu về năng lực chuyên môn của từng
giáo viên để có kế hoạch đào tạo thích hợp với từng người. Kế hoạch
đào tạo giáo viên của từng khoa cần phải chi tiết cụ thể cả về thời
gian, nội dung và hình thức tiến hành.
- Tổ trưởng bộ môn là người gần gũi, trực tiếp và sâu sát, nắm
chắc được các nắn lực của giáo viên, các nhu cầu cần phải đào tạo từ
đó để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của tổ bộ môn, tư vấn, hướng
dẫn cho giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch tự học, tự đào tạo của
từng cá nhân thiết thực với nhu cầu hoàn cảnh của họ. Kế hoạch đào
tạo được xây dựng từ tổ bộ môn là một kế hoạch theo hướng “ nội
dung cần đào tạo thì nhiều nhưng phải chọn theo đúng thứ tự ưu tiên
cái gì giáo viên cần thiết thực hiện.”
Kế hoạch đào tạo phát triển giáo viên phải đáp ứng được những
đòi hỏi khách quan và chủ quan của giáo viên, đồng thời phải đảm
bảo những nguyên tắc và đạt được chỉ tiêu đã định trong từng giai
đoạn. Việc xây dựn kế hoạch cần tiến hành theo những bước:
Bước 1: Căn cứ vào nội dung chương trình, chỉ tiêu đào tạo do
Tổng cục dạy nghề hướng dẫn và thực tế đào tạo, nhà trường định ra
những nội dung và số lượng giáo viên cần đào tạo trong từng năm
học.
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bước 2: Từng giáo viên xây dựng kế hoạch đào tạo và tự đào tạo,
đăng kí nội dung, thời gian, hình thức đào tạo thích hợp, sao cho
không ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo của nhà trường và hoàn
thành sớm nhất những nội dung đào tạo đã quy định.
Bước 3: Nhà trường căn cứ vào kết quả đăng ký bồi dưỡng của
từng giáo viên, xây dựng kế hoạch đào tạo thực tế chung cho toàn
trường. Căn cứ vào đó dự trù ngân sách và các điều kiện đảm bảo để
triển khai các lớp bồi dưỡng.
* Tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đào tạo giáo
viên dạy nghề.
- Khoa và các tổ bộ môn: cần giao nội dung tự học có kiểm tra
cho từng giáo viên. Căn cứ vào mức độ đáp ứng của giáo viên đối với
chương trình bồi dưỡng của khoa, tổ để thống nhất về nôi dung theo
hình thức sinh hoạt chuyên đề.
+ Lập các nhóm để giúp nhau: hình thành các nhóm tự học bao
gồm vài ba giáo viên có cùng nhu cầu, hứng thú về vấn đề gì đó. Thực
hiện phân công theo dõi, giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm giúp đỡ hỗ
trợ cho nhóm mình hoặc nhóm khác. Cùng nhau chia sẻ công việc,
hợp tác cùng giải quyết vấn đề.
+ Tổ chức mạng lưới cốt cán đào tạo của trường: