Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.69 KB, 54 trang )

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ
I. Phân tích và đánh giá thực trạng lực lượng lao động trẻ
1. Quy mô
Tính đến năm 2007, lực lượng lao động cả nước là 46,7 triệu người, trong
đó dân số trong độ tuổi là 44,16 triệu người (chiếm 94,54%), lao động ở nhóm
tuổi 15 – 34 là 21,27 triệu người (chiếm 45,54% trong tổng lực lượng lao
động), là lợi thế lớn về nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, đồng thời cũng tạo nên sức ép lớn về nhu cầu việc làm của hơn 1 triệu
người bước vào tuổi lao động mỗi năm.
Bảng 2: Số thanh niên bước vào độ tuổi lao động hàng năm 2000 – 2007
Đơn vị : nghìn người
Năm Thành thị Nông thôn Cả nước
2000 499 1476 1975
2001 478 1478 1956
2002 450 1491 1941
2003 425 1463 1888
2004 391 1484 1875
2005 386 1478 1864
2006 380 1454 1834
2007 374 1466 1840
2008 (sơ bộ) 369 1457 1826
Nguồn: Tổng Cục thống kê
Theo kết quả điều tra của Tổng Cục thống kê , dân số trong độ tuổi lao
động năm 2000 là 55,36 triệu, chiếm 65 % dân số; năm 2005 là 45,10 triệu,
chiếm 54,3% dân số, đến năm 2007 là 44,16 triệu người, chiếm 51,85% dân
số. Điều này cho thấy, quá trình “trẻ hóa” ở Việt Nam đang chững lại nhường
chỗ cho quá trình “già hóa” của dân số, tỷ lệ người cao tuổi đang gia tăng trong
khi tỷ lệ người trẻ lại có xu hướng giảm xuống. Dự báo đến năm 2010, dân số
trong độ tuổi lao động là 57,4 triệu người, chiếm 64,65% dân số.
Thời kỳ 2006 – 2010 được dự báo là sẽ có những biến động nhỏ về dân


số trong độ tuổi lao động. Dân số trong độ tuổi gia tăng hàng năm với tốc độ
bình quân khoảng 2%/năm song mức gia tăng dự kiến sẽ giảm vào hai năm
cuối của thời kỳ. Dân số bước vào tuổi lao động tiếp tục gia tăng trong vài năm
đầu, bắt đầu có xu hướng giảm từ năm 2007 – 2008 trở đi, trong khi đó dân số
hết tuổi lao động lại gia tăng từ sau những năm đầu của thập niên này so với
các năm 1989 và 1999. Cụ thể, dân số trong độ tuổi gia tăng khoảng 1,1 triệu
người/năm trong giai đoạn từ năm 2006 – 2008, nhưng vào hai năm cuối 2009
– 2010, mức gia tăng được dự báo sẽ giảm xuống dưới 1triệu người/năm.
Biểu đồ 1 Dân số trong độ tuổi 15 -34 năm 2006 – 2010
Đơn vị: triệu người
Năm Dân số
Dân số trong độ tuổi 15
- 34
% trong tổng dân số
2006 84 20,98 24,976
2007 85,14 21,64 25,41
2008 86,92 23,15 26,63
Dự báo 2009 87,9 22,65 25,76
Dự báo 2010 88,8 21,45 24,15
Nguồn : Số liệu thống kê lao động việc làm các năm
Lực lượng lao động của cả nước đang có xu hướng già hóa và số lượng
thanh niên tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên tăng không đáng kể, từ 14
triệu người lên 14,9 triệu người, chiếm khoảng 60% trong tổng số thanh niên
cả nước. So với dân số hoạt động kinh tế cả nước thì lực lượng này có xu
hướng giảm dần : từ 35,6% năm 2001 giảm xuống còn 33,9% năm 2006 và
đến năm 2007, tỷ lệ này chỉ còn 32,1%.
Có nhiều lý do giải thích sự giảm dần tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của
lực lượng lao động trẻ so với tổng lực lượng xã hội, trong đó nguyên nhân chủ
yếu là do số lượng thanh niên đi học ngày càng tăng. Riêng số học đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp giai đoạn 2000 – 2006 tăng gấp 2,2 lần giai

đoạn 1995 – 2000.
2. Cơ cấu
Việc nghiên cứu cơ cấu (cấu trúc) dân số theo các tiêu chí khác nhau chính
là việc làm rõ các đặc trưng về dân số của nhóm dân số đó ở các khía cạnh khác
nhau. Các tiêu chí được dùng chủ yếu là giới, tuổi, ngành, thành phần kinh tế…
Lao động trẻ là một nhóm dân số thuộc lực lượng lao động được chia khi nghiên
cứu cơ cấu dân số theo tuổi – tức xem xét xem độ tuổi nào là lực lượng lao động
chính, chiếm phần đông trong lực lượng lao động. Tuy nhiên, để có thể hiểu sâu
hơn về cơ cấu lao động trẻ theo nhóm tuổi, việc nghiên cứu sẽ được lồng ghép
với các tiêu chí khác. Trong bài viết này, hai tiêu chí khác được sử dụng để làm rõ
thêm cơ cấu lao động trẻ là giới tính và vùng, lãnh thổ (hay khu vực thành thị và
khu vực nông thôn).
2.1. Cơ cấu theo giới tính
Cấu trúc của lực lượng lao động trẻ cho biết trong tổng số lao động trẻ thì
có bao nhiêu là nam, bao nhiêu là nữ.
Biểu đồ 2: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo độ tuổi năm 1996 và 2007
Đơn vị : %
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trẻ là khá cao
(chỉ trừ nhóm tuổi từ 15 – 19, đây là nhóm lao động vị thành niên), trung bình
đạt 90,69 % năm 1996, và 88,68% năm 2007 cao hơn tỷ lệ tham gia lực lượng
lao động ở các nhóm tuổi còn lại, năm 1996 là 70,71 %, năm 2007 là 73,27%.
Tuy nhiên tỷ lệ này lại có sự giảm sút theo thời gian, tỷ lệ tham gia lao động
của thanh niên từ 15 tuổi đến 24 tuổi năm 1996 cao hơn so với năm 2007, đặc
biệt là những lao động thuộc nhóm tuổi 15 – 19; năm 1996 có hơn 1/2
(55,51%) số lao động ở nhóm tuổi này tham gia lao động nhưng đến năm 2007
tỷ lệ này chỉ còn khoảng 1/3 (36,91%); ở nhóm tuổi từ 20 – 24 tỷ lệ tham gia
lực lượng lao động là 86,69 % năm 1996 giảm xuống còn 79,11 % năm 2007.
Sở dĩ có sự giảm sút này là do mức sống của người dân sau 10 năm có sự cải
thiện đáng kể làm gia tăng cơ hội học tập ở các trường cao đẳng, đại học và
dạy nghề cho thanh niên. Và cũng nhờ đó, tỷ lệ tham gia ở nhóm tuổi lớn hơn

lại tăng lên; nhóm tuổi 25 – 29 và 30 – 34 là hai nhóm tuổi có số người tham
gia lao động cao nhất cả nước lần lượt là: 91,5 5 và 93,43 % năm 1996, 93,27
và 93,67 % năm 2007.
Biểu đồ 3: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của lao động trẻ theo nhóm tuổi,
giới tính
Tỷ lệ tham gia lao động của nam thanh niên cũnh cao hơn nữ thanh niên
một phần là do cơ hội việc làm của nam giới thường cao hơn nữ giới, mặt
khác do lứa tuổi này là lứa tuổi kết hôn và sinh đẻ nên có một số lượng lớn phụ
nữ không thể tham gia vào lực lượng lao động để sinh con. Từ năm 1996 đến
năm 2007 cũng có sự thay đổi đáng kể về tỷ lệ tham gia lao động của lực
lượng lao động trẻ theo giới, số lao động nữ tham gia lao động đã cao hơn, do
tâm lý trọng nam khinh nữ đã được xóa bỏ nên có sự công bằng hơn trong cơ
hội cho nữ giới.
2.2. Cơ cấu theo vùng, lãnh thổ
Lực lượng lao động trẻ trong khu vực thành thị là 10.549 nghìn người,
chiếm 24,4 %; bình quân hàng năm tăng thêm 4,7% tương ứng với 495,803
nghìn người. Lực lượng lao động ở khu vực nông thôn có 32.706 nghìn người
(tương ứng với 75,6%), bình quân hàng năm tăng 2,6 % với quy mô tăng thêm
là 801,3 nghìn người.
Tại các địa bàn khác nhau, tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế cũng khác
nhau, tỷ lệ thanh niên nông thôn tham gia hoạt động kinh tế cao hơn thanh niên
đô thị. Theo kết quả điều tra về Lao động – Việc làm của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội năm 2007, tỷ lệ thanh niên nông thôn tham gia hoạt
động kinh tế là 66,3 %, tỷ lệ thanh niên đô thị tham gia hoạt động kinh tế là
55,2%. Có tình trạng trên là do một bộ phận thanh niên không có điều kiện
hoặc không có khả năng học tiếp trung học, cao đẳng, đại học nên phải đi làm
sớm. Khoảng cách về trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa thanh niên nông thôn
và thanh niên thành thị vẫn còn khá cao. Tổng điều tra dân số cho thấy, 70,5
thanh niên đô thị và 94,7 % thanh niên nông thôn không có chuyên môn nghiệp
vụ, 15% thanh niên đô thị có trình độ đại học và trên đại học, trong khi tỷ lệ

này ở thanh niên nông thôn chỉ là 1,9 %. Năm 2007, tỷ lệ thanh niên trong độ
tuổi lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật là 34,75%, chủ yếu là đào tạ
nghề không chứng chỉ.
3. Chất lượng lực lượng lao động trẻ
Chất lượng lao động là yếu tố hàng đầu, cực kỳ quan trọng, có vai trò
quyết định đến khả năng cạnh tranh của lao động trẻ trên thị trường lao động.
Chất lượng lao động thanh niên biểu hiện chủ yếu ở trình độ học vấn và
chuyên môn kỹ thuật. Chỉ tiêu này được xem xét ở phạm vi quốc gia và cấp
doanh nghiệp.
3.1. Trình độ học vấn
Một trong những chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá khả năng và hiệu quả sử
dụng các công nghệ tiên tiến của một nền kinh tế chính là trình độ học vấn.
Nó cũng phản ánh khả năng làm việc của người lao động nhằm đáp ứng nhu
cầu với nhu cầu và sự cạnh tranh ngày càng lớn trong thị trường lao động.
So với các nước trên thế giới có cùng mức phát triển, trình độ học vấn
của lao động Việt Nam tương đối cao. Theo kết quả điều tra Lao động – Việc
làm hàng năm từ năm 2000 đến năm 2007, số lao động trẻ không biết chữ
hoặc học hết tiểu học đã giảm liên tục, các cấp học cao hơn có xu hướng
tăng. Lao động trẻ có trình độ học vấn cao hơn mức chung của cả nước,
khoảng trên 50 % có trình độ hết THCS và THPT.
Bảng 3: Trình độ học vấn của lao động trẻ qua các năm 2000 – 2007
Đơn vị : %
Năm
Trình độ học vấn
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Chưa biết chữ 5,7 5,1 3,8 4,1 4 3,7 3,6
Chưa hết tiểu học 22,8 20,3 18,6 18,0 16,5 15,4 14,2
Đã tổt nghiệp tiểu học 26,9 28,1 29,4 28,9 29,3 28,6 26,6
Tôt nghiệp THCS 31,1 32,4 32,3 31,9 33 34,2 36,4
Tốt nghiệp THPT 13,5 14,1 15,9 17,1 17,2 18,1 19,2

Cộng 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Điều tra Lao động – Việc làm hàng năm 1996 – 2007
Số năm đi học bình quân của lao động thanh niên khá cao, bình quân là
7,8 năm, cao hơn mức chung của cả nước là 7,3 năm và không có sự khác
biệt lớn về giới. Điều này thể hiện rõ tính ưu việt của nền giáo dục xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, trình độ văn hóa của lao động trẻ nông thôn thấp
hơn nhiều so với lao động trẻ ở thành thị. Tính đến năm 2006, có trên một triệu
lao động nông thôn (tương đương với 89,5% tổng lực lượng lao động trẻ) bị
mù chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học.
Trình độ học vấn của lao động trẻ trong các doanh nghiệp khá cao so
với lao động trẻ cả nước. Kết quả Điều tra thị trường lao động năm 2007 của
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại 837 doanh nghiệp với 5078 lao động
cho thấy: lao động trẻ có trình độ tiểu học đã giảm hẳn và chiếm tỷ lệ rất nhỏ,
từ 3,6 % năm 2002 xuống còn 2,1 % năm 2007. Đại bộ phận lao động trẻ
trong doanh nghiệp đã tốt nghiệp THPT (72,6% năm 2003 và 87,2 % năm
2007).
Bảng 4: Trình độ học vấn của lao động trẻ trong các doanh nghiệp
năm 2001, 2003, 2007
Đơn vị : %
Trình độ học vấn 2001 2003 2007
Chưa tốt nghiệp tiểu học 0,5 0,4 0,2
Tốt nghiệp tiểu học 4,8 3,6 2,1
Tốt nghiệp THCS 24,8 23,8 10,5
Tốt nghiệp THPT 69,9 72,6 87,2
Tổng 100 100 100
Biểu đồ 4: Trình độ học vấn của lao động trẻ nói chung và trong các doanh
nghiệp năm 2007
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy, các doanh nghiệp đã góp phần tích cực
và có hiệu quả để nâng cao trình độ học vấn cho lực lượng lao động trẻ. Đây
cũng là điều kiện rất thuận lợi để lao động trẻ tiếp thu khoa học – kỹ thuật,

công nghệ; nâng cao trình độ nghề nghiệp, kỹ năng và dễ dàng hơn trong hội
nhập thị trường lao động.
3.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Ngoài chỉ tiêu trình độ học vấn, chất lượng lao động trẻ còn thể hiện rất
rõ trong cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Bảng 5: Tỷ lệ lao động phân theo nhóm tuổi và trình độ chuyên môn kỹ thuật
Nhóm tuổi Tổng số
Không có
trình độ
CMKT
Sơ cấp/
chứng chỉ
nghề
Công nhân
kĩ thuật
không có
bằng
Công nhân
kĩ thuật có
bằng
Trung học
chuyên
nghiệp
CĐ, ĐH
trở lên
Cả nước
15 – 19 100 91,4 2,9 2,4 3,3 - -
20 – 24 100 79,8 4,1 4,3 5,4 2,8 3,6
25 – 29 100 77,2 3,2 5,0 5,4 3,3 5,9
30 – 34 100 80,0 3,0 4,82 5,0 4,2 3,6

Chung 15 – 34 100 81,3 3,3 4,3 4,9 2,8 3,5
Cả nước 100 80,3 3,2 3,9 4,6 3,9 4,2
Thành thị
15 – 19 100 80,4 1,2 4,4 14,0 - -
20 – 24 100 57,2 2,9 6,6 15,2 6,5 11,6
25 – 29 100 51,4 2,9 7,5 14,2 6,8 17,2
30 – 34 100 56,2 2,8 6,3 15,2 6,3 15,5
Chung 15 – 34 100 57,3 2,8 7,0 15,0 6,1 11,9
Thành thị 100 56,0 3,2 6,5 13,5 8,3 12,6
Nông thôn
15 – 19 100 92,8 3,1 2,1 1,9 - -
20 – 24 100 85,4 4,4 3,7 3,0 1,9 1,6
25 – 29 100 85,6 3,3 4,2 2,5 2,2 2,2
30 – 34 100 83,1 4,3 3,9 2,6 1,7 1,5
Chung 15 – 34 100 87,7 3,5 3,5 2,2 2,0 1,3
Nông thôn 100 87,9 3,2 3,1 1,8 2,5 1,5
Nguồn: Số liệu thống kê Lao động – Việc làm năm 2007
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Số liệu thống kê Lao động – Việc làm các năm cho thấy chất lương lao
động trẻ đang được cải thiện rõ rệt, nhưng còn ở mức thấp. Đến năm 2007, tỷ
lệ lao động trẻ không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 81,3%, cao hơn
1% mức chung của cả nước (80,3%). Điều này có thể giải thích là do lao động
trẻ đang trong thời gian đào tạo nghề nên chưa thể tham gia thị trường lao
động. Đồng thời, số lao động tuyển mới vào doanh nghiệp đa số là lao động trẻ
và có một phần khá lớn là lao động phổ thông. Tuy nhiên, số công nhân kỹ
thuật có bằng hoặc không có bằng của lao động trẻ lại cao hơn mức chung của
cả nước chứng tỏ lao động trẻ đang có xu hướng lựa chọn nghề nghiệp thích
ứng với nhu cầu của thị trường lao động.
Khoảng cách về trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa lao động trẻ ở khu
vực nông thôn và lao động trẻ ở khu vực thành thị cũng còn khá cao. Qua cuộc

Tổng điều tra dân số năm 2007 cho thấy, 69,7% lao động trẻ ở khu vực đô thị
và 93,4% lao động trẻ ở khu vực nông thôn không có chuyên môn nghiệp vụ.
18% lao động trẻ ở đô thị có trình độ đại học và trên đại học, trong khi tỷ lệ này
ở lao động trẻ nông thôn chỉ là 1,9%. Năm 2006, tỷ lệ lao động trẻ trong độ tuổi
lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật là 32,9%, chủ yếu là đào tạo
nghề không có chứng chỉ.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trẻ trong các doanh nghiệp so
với trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trẻ chung của cả nước là khá
cao. Số công nhân kỹ thuật có bằng , trung cấp, cao đẳng và đại học từ gần
2/3 năm 2001 lên trên ¾ năm 2007. Số lao động trẻ có trình độ chuyên môn
kỹ thuật không có bằng chiếm khoảng ¼ đa số là lao động phổ thông mới
tuyển vào doanh nghiệp được đào tạo ngắn hạn và kèm cặp, tích lũy kinh
nghiệm ngay tại nơi làm việc. Đây cũng là hiện tượng phổ biến của các doanh
nghiệp hiện nay, nhất là các doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu (dày da, may mặc, lắp ráp
điện tử, chế biến thủy hải sản…) có nhu cầu tuyển nhiều lao động, trong khi lao
động qua đào tạo không đủ để cung cấp cho doanh nghiệp.
Bảng 6: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trẻ trong các doanh nghiệp
năm 2001, 2007
Đơn vị: %
Trình độ chuyên môn kỹ thuật Năm 2001 Năm 2007
Công nhân kỹ thuật không có bằng 36,6 24
Công nhân kỹ thuật có bằng 31,2 36,4
Trung cấp 26,6 30,7
Cao đẳng, đại học 5,6 8,9
Nguồn: Điều tra thị trường lao động 2007
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Qua việc nghiên cứu chất lượng lao động trẻ ta có thể thấy:
- Tỷ lệ lao động trẻ qua đào tạo, nhất là đào tạo nghề thấp, kỷ luật
lao động, tác phong làm việc công nghiệp cơ bản đã có nhưng mới

ở giai đoạn hình thành nên còn kém, nhất là đa phần lao động trẻ
tuyển mới cho các doanh nghiệp mới thành lập, các khu công
nghiệp, khu chế xuất, sản xuất hàng xuất khẩu và lao động nông
thôn chưa qua đào tạo.
- Cơ cấu ngành, nghề đào tạo lao động trẻ về chuyên môn kỹ thuật
còn nhiều bất cập so với yêu cầu của nền kinh tế và yêu cầu của thị
trường lao động. Năm 2007, tỷ lệ đào tạo (chủ yếu của nhóm lao
động trẻ) giữa Cao đẳng, Đại học và trên Đại học – Trung học
chuyên nghiệp – Công nhân kỹ thuật là 1: 0,9: 2,8; trong khi các
nước đang phát triển khác là 1:4:10 nên thiếu trầm trọng lao động
có trình độ kỹ thuật cao, nhiều nghề và công việc phải thuê lao động
nước ngoài, xuất khẩu lao động chủ yếu là lao động thanh niên ở
khu vực nông thôn có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc chỉ
qua giáo dục định hướng.
- Sự chênh lệch về chất lượng lao động trẻ ở khu vực đô thị và khu
vực nông thôn còn cao chứng tỏ sự yếu kém và mất công bằng
trong hệ thống đào tạo nghề giữa hai khu vực này.
II. Phân tích và đánh giá thực trạng việc làm cho lực lượng lao động trẻ
Thực trạng việc làm cho lực lượng lao động trẻ được phản ánh qua quy
mô số việc làm (tổng cầu) cho lao động trẻ, cơ cấu việc làm và tỷ lệ thất
nghiệp, thiếu việc làm.
1. Quy mô số việc làm
Tổng cầu lao động trẻ trong nền kinh tế quốc dân có xu hướng tăng dần
qua các năm
Biểu đồ 5: Tổng cầu lao động trẻ trong nền kinh tế quốc dân và số việc làm mới
trong các năm 2000 - 2007
Đơn vị: nghìn người

Nguồn: + Tổng cục thống kê
+ Điều tra Lao động - Việc làm hằng năm của Bộ Lao động – Thương binh

và Xã hội
Tổng cầu lao động trẻ có xu hướng tăng và chiếm trên 1/3 tổng cầu của
nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt, số chỗ việc làm mới được tạo ra hằng năm
tăng liên tục 1,2 triệu năm 2000 – 2002; 1,42 triệu năm 2004 và 1,6 triệu năm
2006 – 2007. Số chỗ này chủ yếu được tạo ra cho thanh niên và từ năm 200
trở đi, bằng hoặc cao hơn số thanh niên mới bước vào lực lượng lao động
(khoảng 1,18 triệu người / năm).
Tình hình việc làm cho lao động trẻ được thể hiện rõ thông qua tỷ lệ đủ
việc làm của lao động trẻ qua các năm.
Nhóm tuổi
Thành thị Nông thôn Cả nước
2006 2007 2006 2007 2006 2007
15 – 19 71 77 85 86 84 85
20 – 24 81 81 87 88 86 86
25 – 29 88 88 90 91 89 90
30 – 34 90 92 95 92 92 93
Chung 15–34 85 87 90 91 88 89
Cả nước 90 90 92 93 91 92
Nguồn: Điều tra Lao động – Việc làm các năm 2006, 2007
Qua bảng trên ta có thể thấy, lao động trẻ trong lực lượng lao động có tỷ
lệ đủ việc làm thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước. Tỷ lệ đủ việc làm của lao
động trẻ khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn từ 5 – 6 %. Trong nhóm
lao động trẻ thì lao động ở nhóm tuổi từ 15 – 19 có tỷ lệ đủ việc làm thấp nhất,
tiếp đến là nhóm tuổi 20 – 24 . Đây là 2 nhóm tuổi mới tham gia vào thị trường
lao động, đang trong thời kỳ làm quen với công việc, thiếu kinh nghiệm và kỹ
năng nghề nghiệp, vì thế việc làm thường không ổn định
2. Cơ cấu việc làm
2.1 Cơ cấu theo nhóm ngành
Trong ba năm gần đây (2005 – 2007), số việc làm mới được tạo ra cho
lao động trẻ là xấp xỉ 53,71% trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp nói chung;

>20% trong ngành công nghiệp và xây dựng; >25% trong ngành dịch vụ và
thương mại. Điều này chứng tỏ lao động trẻ vẫn chủ yếu làm trong khu vực
nông nghiệp, nông thôn, nơi chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công
nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập diễn ra còn chậm. Tuy nhiên, điều này
dường như không đồng hành với xu hướng đầu tư cho phát triển khu vực nông
nghiệp.
Bảng 7: Cơ cấu đầu tư xã hội theo các nhóm ngành năm 2000 – 2007
Đơn vị : %
Tỷ trọng VĐT phát triển khu vực
KTNN theo giá so sánh 1994
Tỷ trọng VĐT của toàn xã hội theo giá so
sánh 1994
Năm
Ngành
2000 2003 2005 2007 2000 2003 2005 2007
Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100
Nông – lâm –
ngư nghiệp
13,11 9,69 8,88 8,88 14,4 9,87 9,04 9,01
CN – XD 35,72 42,48 41,47 41,16 36,78 39,94 40,54 40,51
Dịch vụ 51,17 47,82 49,65 49,66 48,82 50,19 50,42 50,47
Nguồn : Số liệu thống kê năm 2007
Từ năm 2000 – 2007 tỷ trọng đầu tư xã hội cho khu vực nông nghiệp giảm
xuống từ 14,40 % xuống còn 9,01%. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình này
là do giảm sút đầu tư của Nhà nước cho khu vực nông nghiệp, từ 13,11% năm
2000 xuống còn 8,88% năm 2007. Trong bối cảnh xây dựng đất nước theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải ưu tiên cho khu vực công
nghiệp. Tuy nhiên, với mức độ và xu hướng đầu tư xã hội, cũng như đầu tư
của Nhà nước cho khu vực nông nghiệp trong thời gian qua rõ ràng không
tương xứng với yêu cầu giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông

nghiệp.
Bảng 8: Cơ cấu việc làm mới tạo ra cho lao động trẻ các năm 2005 – 2007
Đơn vị : %
Ngành
Năm
Theo ngành Theo chương trình
Nông – lâm –
ngư nghiệp
Công nghiệp
– xây dựng
Dịch vụ
Chương trình
phát triển kinh
tế
Chương
trình
XĐGN
Chương trình
XKLĐ và
chuyên gia
2005 54,95 19,26 25,80 74,57 22,84 2,29
2006 53,71 20,06 26,23 74,22 22,53 3,25
2007 52,48 20,88 26,64 73,44 21,63 4,93
Nguồn: Số liệu thống kê các năm 2005 – 2007
Mặc dù vậy, lao động trẻ trong cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động
xã hội cả nước cũng đã có những chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần
số lao động trong nông nghiệp, tăng dần lao động trong công nghiệp và dịch
vụ. Năm 2000, cả nước có 69% lao động làm việc trong lĩnh vực nông – lâm –
thủy sản, 10,9% làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và 20,1% lao
động làm trong lĩnh vực dịch vụ. Đến năm 2005, cơ cấu này đã có sự thay đổi,

giảm xuống còn 60,5% đối với lao động nông – lâm – ngư nghiệp và tăng ở
các ngành công nghiệp, xây dựng là 14,4%, và dịch vụ là 25,1%. Đến nay(ăm
2007), tỷ lệ lao động trẻ họat động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp là
53,4%; công nghiệp và xây dựng là 24,2 %; dịch vụ là 22,4%. Dự báo xu
hướng chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ tiếp tục tăng, đến năm 2010, dân số lao
động trong nông nghiệp chỉ còn khoảng 50%.
Bên cạnh đó, theo kết quả thống kê Lao động - Việc làm từ năm 2001 –
2007 cho thấy, lao động trong nhóm tuổi 19 – 24 có tỷ trọng nữ làm công việc
dịch vụ cao hơn so với nam và cao hơn so với tỷ lệ chung của toàn bộ lao
động của nhóm tuổi này. Nguyên nhân là do có một tỷ lệ lớn lao động trẻ đã
tham gia vào công việc buôn bán nhỏ, nhất là buôn bán các sản phẩm nông
nghiệp. Đối với nhóm từ 15 – 34 tuổi thì tỷ lệ nam giới làm trong ngành công
nghiệp – xây dựng cao hơn nhiều so với nữ do họ có sức khỏe tốt hơn.
2.2 Cơ cấu theo các thành phần kinh tế
Từ sau quá trình cải cách và đổi mới kinh tế - xã hội, các loại hình kinh tế
phát triển đã có điều kiện để phát triển mạnh mẽ. Do đó vấn đề việc làm và vai
trò, vị trí của lao động trẻ có sự thay đổi đáng kể. Theo kết quả điều tra Lao
động – Việc làm toàn quốc chỉ có 9% thanh niên làm việc trong khu vực Nhà
nước, 17,7% thanh niên làm việc hưởng lương ngoài khu vực Nhà nước,
55,3% lao động trong hộ gia đình không hưởng lương, 16,5% ; lao động tự do,
đặc biệt có 1% là chủ doanh nghiệp tư nhân.
Biểu đồ 6: Cơ cấu việc làm phân theo thành phần kinh tế năm 2007
Quan sát trên biểu đồ, đa số (57%) lao động trẻ tham gia lao động dưới
hình thức tự làm việc, chủ yếu là nghề nông, chỉ có 13% tham gia lao động
trong các doanh nghiệp nhỏ của gia đình, 7% tham gia lao động ở khu vực kinh
tế Nhà nước. Mặc dù cải cách kinh tế đã đề cao vai trò của khu vực kinh tế tư
nhân, song tỷ lệ lao động trẻ hoạt động kinh tế trong lĩnh vực này vẫn rất khiêm
tốn, mới chỉ dừng lại ở 6%. Thấp hơn nữa (5%) là lực lượng lao động trẻ công
tác trong các cơ sở liên doanh với nước ngoài hoặc có tòan bộ vốn nước
ngoài.

Những kết quả trên đã cho thầy rõ lao động trẻ ít có cơ hội làm việc trong
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và tỷ trọng phân công lao động đã lỗi thời,
với tỷ trọng nông nghiệp cao trong nền kinh tế nói chung. Trong hầu hết các
trường hợp, các cơ sở sản xuất kinh doanh ngần ngại tuyển dụng lao động trẻ
bởi lý do chi phí dado tạo cao. Đây là một nghịch lý vì các khu chế xuất ở miền
Nam đều đang cần thêm lao động nhưng lại không tuyển dụng đủ số lao động
cần thiết. Tay nghề trình độ thấp, chỉ có khả năng lao động thủ công là những
yếu tố đang cản trở thanh niên Việt Nam tìm được việc làm trong những khu
vực sản xuất công nghiệp và các lĩnh vực có công nghệ hiện đại khác. Các xí
nghiệp tư nhân và quy mô nhỏ tuy được coi là nguồn tạo công ăn việc làm,
nhưng cũng gặp phải nhiều bất cập trong tuyển dụng và đào tạo lao động trẻ
nhằm đáp ứng được yêu cầu kỹ năng tay nghề. Khu vực Nhà nước chỉ đáp
ứng được 7% việc làm cho lực lượng lao động trẻ. Chế độ bảo hiểm xã hội và
các phúc lợi bảo trợ xã hội khác mà việc làm trong khu vực Nhà nước có được
hầu như còn “nằm ngoài tầm tay” với phần lớn thanh niên hiện nay, đặc biệt là
nhóm thanh niên ở độ tuổi từ 15 – 29.
2.3. Cơ cấu theo vị thế
Vị thế công việc ở Việt Nam được hiểu là các loại làm việcquan trọng và
hữu ích bao gồm: chủ sử dụng lao động; tự làm việc cho bản thân; làm công;
làm việc gia đình không hưởng công và những người không thuộc vị thế công
việc nào do không có đầy đủ thông tin.
Tuy nhiên, vì không có điều kiện nghiên cứu sâu theo từng thành phần
theo cách phân loại trên và để đơn giản hóa cho việc nghiên cứu, bài viết sẽ
nghiên cứu vị thế lao động theo hai khía cạnh chính là làm công ăn lương và
không làm công, ăn lương. Năm 2007, số lao động trẻ làm công ăn lương
(tham gia thị trường lao động) chiếm 25,6% số lao động trẻ có việc làm, tăng
1,6% so với năm 2006. Trong 8 vùng lãnh thổ, vùng có tỷ lệ làm công ăn lương
cao nhất là Đông Nam Bộ (44,2%), tiếp đến là Đồng bằng Sông Cửu Long
(28,1%), Duyên hải Nam Trung Bộ (27,5%); Đồng bằng Sông Hồng (26,2%),
thấp nhất là vùng Tây Bắc (9,8%), Đông Bắc (15,3%). Ở các vùng còn lại, tỷ lệ

này dao động từ 15 – 16,4%. So với năm 2006, tỷ lệ làm công ăn lương đều
tăng ở tất cả các vùng trong cả nước; trong đó có 4 vùng tăng khá nhanh là
Đồng bằng Sông Hồng; Duyên hải Nam Trung Bộ; Đông Nam Bộ và Đồng
bằng Sông Cửu Long.
Biểu đồ 7: Tỷ lệ lao động trẻ làm công ăn lương chia theo vùng
năm 2006 và 2007
Đơn vị: %
Nguồn : + Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam 2006
+ Báo cáo kết quả điều tra Lao động – Việc làm 2007
Tuy tỷ trọng lao động hưởng lương có xu hướng tăng lên, song đến năm
2007, cũng mới chỉ chiếm khoảng ¼ số lực lượng lao động trẻ làm việc trong
khu vực kinh tế hộ gia đình, trong khu vực phi kết cấu với đặc trưng cơ bản là
năng suất và chất lượng lao động thấp. Điều này cũng nói lên rằng khu vực có
quan hệ lao động còn nhỏ bé và thị trường lao động trẻ nói riêng và thị trường
lao động cả nước nói chung của nước ta vẫn chưa phát triển.
3. Về tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm
3.1 Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ khu vực thành thị
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động khu vực thành thị năm 1996 là
rất cao 10,5% (tỷ lệ này ở người lớn tuổi là 4,4%) đến năm 2006 tăng lên
13,4% (mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở người lớn tuổi đã giảm xuống còn 3,7%).
Điều này phản ánh một thực tế là mặc dù tăng trưởng kinh tế nhưng tốc độ tạo
việc làm không đủ để cung cấp cơ hội việc làm cho lực lượng lao động, đặc
biệt là lao động trẻ.
Bảng 9: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ và lao động lớn tuổi
khu vực thành thị
Năm Thanh niên Lớn tuổi
1996 10,5 4,4
1997 11,2 4,6
1998 13,4 5,1
1999 19,4 3,7

2000 16,8 4,3
2001 13,7 3,8
2002 16,1 4,0
2003 14,1 4,1
2004 13,9 4,0
2005 13,4 3,7
2006 14,5 3,6
2007 14,2 3,8
Nguồn : Số liệu Điều tra Lao động – Việc làm các năm
Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng thất nghiệp là do hệ
thống giáo dục của nước ta đang còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu
cầu của thị trường lao động. Theo kết quả tổng hợp gần đây của Viện Nghiên
cứu thanh niên TP Hồ Chí Minh, có tới 88,6% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển
dụng công nhân kỹ thuật, nhưng số người đáp ứng các tiêu chuẩn lại thấp, nơi
tuyển được cao nhất cũng chỉ đạt 56,7% nhu cầu. Qua khảo sát 50 doanh
nghiệp tại Hà Nội với 33.115 lao động thì7 doanh nghiệp cho biết số lao động
trẻ được đào tạo từ các trường nghề về chất lượng kém hơn nhiều so với yêu
cầu thực tế, 43 doanh nghiệp cho biết họ phải đào tạo lại từ 3 tháng đến 1
năm.
Trong khi cuộc cạnh tranh để kiếm được việc làm có thu nhập ngày một
tăng trong thanh niên, thì lại có sự hụt hẫng giữa kiến thức tiếp thu được trong
nhà trường với những điều mà thị trường lao động đòi hỏi. Các doanh nghiệp
ngần ngại không muốn tuyển dụng lao động trẻ chưa có kinh nghiệm trong
công việc. Đối với những doanh nghiệp này, chi phí để đào tạo lại hoặc bổ túc
tay nghề quá cao, dẫn đến việc họ không muốn tuyển dụng lao động trẻ. Việc
tuyển dụng lao động trưởng thành, với kinh nghiệm công tác và tay nghề nhất
định vừa rẻ, vừa dễ dàng. Ở những nơi cần đến tay nghề, khâu tuyển dụng lại
càng cạnh tranh gay gắt hơn. Trong khi nhu cầu về số lao động có bằng cấp
học thuật rất thấp thì nhu cầu đối với lao động có tay nghề và kinh nghiệm thực
tế lại rất cao. Hệ thống giáo dục – đào tạo của nước ta đã làm trầm trọng thêm

bất cập này. Nhiều ngành nghề đào tạo hiện nay đã trở lên lỗi thời, không phù
hợp với sự thay đổi cơ cấu sản xuất và công nghệ tiên tiến. Việc chạy theo
bằng cấp, học vị, kiếm “một chân” trong biên chế Nhà nước đã khiến một số
thanh niên coi nhẹ việc đào tạo và lựa chọn những ngành nghề mà thị trường
lao động thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, do sự thiếu phối hợp hài hòa giữa
một bên là là hệ thống giáo dục – đào tạo và một bên là nguồn cung cấp cơ hội
việc làm nên mặc dù thanh niên có nhu cầu tìm việc song vẫn thất nghiệp. Mặt
khác, thanh niên chỉ chú trọng vào việc tìm việc làm ở thành phố mà chưa chấp
nhận đi đến những nơi xa, có điều kiện khó khăn.
3.2 Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn
Trong khi đô thị có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn thì tình trạng thiếu việc làm ở
khu vực nông thôn cũng đang là vấn đề khó khăn. Tỷ lệ thiếu việc làm của
thanh niên ở khu vực nông thôn trong giai đoạn 1996 – 2007 mặc dù có giảm đi
nhưng không đáng kể và có những biến đổi rất mạnh.
Biểu đồ 8: Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trẻ ở khu vực nông thôn giai đoạn
1996 – 2007
Nguồn : + Số liệu thồng kê Việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996 – 2005
+ Số liệu Điều tra Lao động – Việc làm hàng năm
Trong những năm gần đây, nếu thất nghiệp chủ yếu tập trung ở khu vực
thành thị thì vấn đề thiếu việc làm tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Một
trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do quá trình đô thị hóa
quá nhanh, mở rộng liên tục nên đất canh tác nông nghiệp ngày càng có xu
hướng bị thu hẹp lại, công nghiệp hóa nông nghiệp đã khiến cho thời gian nông
nhàn nhiều hơn… Vì thế, lao động trẻ ở nông thôn, đặc biệt là lao động trong
độ tuổi từ 15 – 29, bị đẩy vào thị trường lao động khi họ chưa được trang bị
đầy đủ những yêu cầu cần thiết đáp ứng với thị trường lao động hiện nay, cộng
thêm thói quen sản xuất theo phong tục tập quán càng trở thành một rào cản
lớn. Đến hết năm 2006, vẫn còn trên 1 triệu lao động trẻ ở nông thôn (= 89,5%
tổng số lao động trẻ) chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học; 94,7 % thanh
niên nông thôn không có chuyên môn nghiệp vụ; chỉ có 1,9% thanh niên nông

thôn có trình độ đại học và trên đại học… Trường hợp “nguồn lao động dồi dào
nhưng chất lượng chưa cao” ở tỉnh Vĩnh Long là một ví dụ. Các công ty xuất
khẩu lao động ở đây nêu lên thực trạng “thừa – thiếu” lao động tại địa phương.
Do trình độ tay nghề của lao động địa phương hoặc thấp hoặc không có nên
không thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp
công nghệ cao gây nên tình trạng lao động không có việc làm còn nhiều nhưng
nhà tuyển dụng vẫn luôn khan hiếm nguồn lao động để tuyển dụng vào làm
việc cho đơn vị mình.
Mặt khác, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chậm chuyển đổi, hiệu quả đầu tư
tài chính thấp, hệ số sử dụng đất còn thấp nên rất khó khăn tạo mở việc làm tại
chỗ. Hơn nữa, sự phát triển của các ngành nghề còn hẹp nên việc chuyển đổi
cơ cấu lao động cũng gặp nhiều khó khăn. Các chính sách lớn có khả năng sử
dụng nhiều lao động như chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở nông thôn, chính sách đầu tư công nghệ chế biến hàng nông sản
theo hướng kinh doanh thị trường… còn chưa thep kịp với yêu cầu thực tế, do
vậy hạn chế các cơ hội việc làm cho thanh niên nông thôn.

×