Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

CHUYÊN đề hô hấp ở THỰC vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.86 KB, 13 trang )

Chuyên đề: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
Thời lượng dự kiến thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: Sau khi học xong bài này, HS cần:
Về kiến thức:
– Nêu được khái niệm hô hấp thực vật, viết được phương trình hô hấp tổng quát.
– Nêu được vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật.
– Phân biệt được phân giải kị khí và phân giải hiếu khí.
– Mô tả được quá trình hô hấp sáng bằng sơ đồ.
– Phân tích được mối liên hệ giữa quang hợp và hô hấp.
– Giải thích được sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hô hấp thực vật bằng
các ví dụ trong thực tế.
– Tiến hành được các thí nghiệm phát hiện hô hấp ở TV qua sự thải CO2.
– Tiến hành được các thí nghiệm phát hiện hô hấp ở TV qua sự hút O2.
Về kỹ năng:
– Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích – tổng hợp, so sánh vấn đề, năng lực quan sát và phân tích
hình vẽ.
– Rèn khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
– Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
– Rèn luyện các ki năng thao tác khi thực hành, ki năng sử dụng các dụng cụ và hóa chất thí
nghiệm.
Về thái độ:
– Học sinh thêm yêu thích thiên nhiên và hứng thú học môn Sinh học hơn.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
– Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
– Năng lực ngôn ngữ.
– Năng lực hợp tác.
– Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
– Kế hoạch bài học.


– Phương tiện, thiết bị dạy học:
+ Hình 12.1, 12.2 và một số tranh ảnh sưu tầm có liên quan đến hô hấp ở thực vật.
+ Các mẫu vật, dụng cụ và hóa chất cần cho bài 14:
Mẫu vật: Hạt đậu (đã được ủ cho nhú mầm).
Dụng cụ: Bình thủy tinh (mỗi nhóm 3 cái), nút cao su có lỗ và không có lỗ, ống thủy
tinh hình chữ U, phễu thủy tinh, ống nghiệm, cốc thủy tinh.
Hóa chất: Dung dịch Ca(OH)2 (nước vôi trong), nước sạch, diêm.
– Phiếu học tập: Phân biệt phân giải kị khí và phân giải hiếu khí (phần phụ lục)
– Chuẩn bị trước Thí nghiệm: Phát hiện hô hấp qua sự thải CO2 (Bài 14)
2. Học sinh
– Nghiên cứu trước nội dung bài học.
– Ôn tập các kiến thức về hô hấp tế bào ở Sinh học 10.
– Các thí nghiệm thực hiện trước ở nhà (do thầy hướng dẫn).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


Mục tiêu hoạt
động
- HS dựa vào kiến
thức đã học và
kiến thức thực tiễn
để giải thích thí
nghiệm, từ đó hình
thành mâu thuẫn
nhận thức về quá
trình hô hấp ở thực
vật.

Mục tiêu hoạt
động

– HS nêu được bản
chất hô hấp ở thực
vật, viết
được
phương trình tổng
quát và vai trò của
hô hấp đối với cơ
thể thực vật.
– HS phân biệt
được
các
con
đường hô hấp ở
thực vật liên quan
với điều kiện có
hay không có ô xy
– HS hiểu được

Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/khởi động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học Dự kiến sản phẩm, đánh
tập của HS
giá kết quả hoạt động
– GV cho HS quan sát Thí nghiệm: Phát hiện hô
hấp qua sự hút O2 (Bài 14):
+ Chia 100g hạt mới nhú mầm làm 2 phần bằng
nhau, đổ nước sôi vào 1 trong 2 phần  giết chết
hạt.
+ Mỗi phần hạt cho vào mỗi bình, đậy chặt để 12h. (Phần này GV và HS đã chuẩn bị trước)
* Tiến hành:
+ Mở nút bình a (đựng hạt sống) nhanh chóng

đưa que diêm đang cháy vào bình.
+ tương tự ở bình b (đựng hạt chết).
– GV yêu cầu HS quan sát và nêu kết quả thí -HS nhận xét và g.thích
TN2:
nghiệm và giải thích?
+ bình a: nến bị tắt 
trong bình thiếu O2, lượng
O2 thiếu chỉ có thể là do
hạt đang nảy mầm hút
vào.
+ bình b: nến tiếp tục
cháy  chứng tỏ trong
bình có O2.
- GV đặt vấn đề: Hạt đang
nảy mầm đã hút O2 để
thực hiện quá trình hô
hấp. Vậy ngoài hoạt động
hút O2 thì quá trình hô
hấp ở thực vật còn có
những hoạt động nào
khác?...  Vào chuyên
đề.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học Dự kiến sản phẩm, đánh
tập của HS
giá kết quả hoạt động
a) Nội dung 1: Hô hấp ở thực vật
* Phương thức tổ chức hoạt động học tập của
HS
- Yêu cầu HS quan sát hình 12.1 và trả lời câu hỏi - Hs quan sát, phân tích

lệnh trong SGK trang 51 ứng với mỗi thí nghiệm. và trả lời được:
+ Vì sao nước vôi trong ống nghiệm bên phải + Chứng tỏ hạt nảy mầm
bình chứa hạt nảy mầm bị vẩn đục khi bơm hút thải ra CO2 làm đục nước
vôi.
hoạt động?
+ Giọt nước màu trong ống mao dẫn di chuyển về + Phải, hạt nước màu di
phía trái có phải do hạt nảy mầm hút oxy không? chuyển sang trái chứng tỏ
Vì sao?
thể tích khí trong bình bị
giảm vì hạt nảy mầm đã
hút O2.
+ Nhiệt kế trog bình chỉ nhiệt độ ca hơn nhiệt kế + Chúng tỏ quá trình nảy
mầm của hạt tỏa nhiệt.
bên ngoài chứng tỏ điều gì?


khái niệm và ý
nghia của hô hấp
sáng
– HS mô tả được
mối quan hệ giữa
hô hấp và quang
hợp
– HS nêu được ảnh
hưởng của nhân tố
môi trường đối với
hô hấp.

– Từ sự phân tích kết quả TN, GV yêu cầu HS rút
ra khái niệm hô hấp và viết PTTQ.

- HS rút ra khái niệm hô
– Yêu cầu HS dựa vào PTTQ của hô hấp → nêu hấp và viết PTTQ.
vai trò của hô hấp.
– GV nêu câu hỏi: Hô hấp ở thực vật xảy ra theo
những con đường?
- Hs trả lời được 2 con
đường : phân giải kị khí
– Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trong thời và hiếu khí.
gian 2 phút, hoàn thành bảng phân biệt phân giải – HS thảo luận theo
kị khí và hô hấp hiếu khí.
nhóm, hoàn thành PHT,
đại diện nhóm báo cáo
trước lớp, các HS khác
- Gv lưu ý: Hô hấp kị khí là phản ứng thích nghi lắng nghe, nhận xét, bổ
tạm thời của cây trồng trong điều kiện thiếu oxy. sung.
Nếu duy trì lâu thì cây sẽ chết vì sản sinh ra rượu
và các axit gây độc.
- GV đặt câu hỏi: Trong trồng trọt cần có biện
pháp gì để hạn chế tình trạng thiếu oxy cho cây?
- Hs trả lời được: cày xới,
bón phân và tưới nước
– Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, cho biết hợp lý…
hô hấp sáng là gì? Xảy ra trong điều kiện nào?
– HS độc lập nghiên cứu
thông tin SGK và nêu
được khái niệm và điều
+ GV hỏi : Hô hấp sáng có ảnh hưởng như thế kiện của hô hấp sáng.
nào đến cơ thể thực vật ?
- Hs trả lời được: tiêu hao
các chất hữu cơ, giảm

 Cần có biện pháp gì để hạn chế hô hấp sáng ?
năng suất.
- Hạn chế các điều kiện
môi trường thuận lợi cho
- GV đưa ra sơ đồ hình ảnh khuyết về mối quan hô hấp sáng.
hệ giữa quang hợp và hô hấp (hình 22.2 sgk), yêu - Hs dựa vào kiến thức đã
học điền khuyết.
cầu HS điền vào chỗ khuyết.
+ Sơ đồ trên nói lên được điều gì?
- Hs trả lời: Quang hợp và
hô hấp là 2 quá trình có
– GV đặt vấn đề, cũng giống như quang hợp quá mối quan hệ mật thiết.
trình hô hấp cũng chịu ảnh hưởng và có mối quan – HS biết được các yếu tố
hệ qua lại với các yếu tối ngoại cảnh. Từ đó có ảnh hưởng đến hô hấp ở
thể ứng dụng trong thực tế, có thể thay đổi cường thực vật và phân tích
độ hô hấp bằng cách thay đổi các yếu tố ngoại được ảnh hưởng của từng
nhân tố.
cảnh → yêu cầu HS nghiên cứu ở nhà.
* NỘI DUNG
1. Hô hấp ở thực vật là gì?
– Hô hấp ở thực vật là quá trình oxi hóa sinh học
(dưới tác động của enzim) của tế bào sống. Trong
đó, các phân tử cacbohiđrat bị phân giải đến CO2
và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng
và một phần năng lượng đó tích luỹ trong ATP.


– HS hiểu được
kiến thức về sự hô
hấp ở thực vật,

phát hiện và giải
thích được hai biểu
hiện bên ngoài
quan trọng của sự
hô hấp: sự thải khí
CO2 và sự hút O2.
– HS hiểu được cơ
sở khoa học và
cách tiến hành thí
nghiệm, tự tiến
hành được các thí
nghiệm.

– PTTQ: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 +6 H2O +
Năng lượng (nhiệt + ATP)
2. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật
– Thải ra nhiệt: cần thiết để duy trì các hoạt động
sống của cơ thể thực vật.
– Cung cấp năng lượng ATP cho các hoạt động
sống của tế bào, cơ thể.
– Hình thành các sản phẩm trung gian là nguyên
liệu cho các quá trình tổng hợp các chất khác
trong cơ thể.
3. Con đường hô hấp ở thực vật
– Tùy điều kiện có oxi hoặc không có oxi phân tử
mà có thể xảy ra các quá trình: phân giải kị khí và
phân giải hiếu khí.
– Nội dung PHT (phần phụ lục).
3. Hô hấp sáng
–Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO 2 ở

ngoài ánh sáng.
– Xảy ra ở ba bào quan: Lục lạp → peroxixôm →
ty thể.
– Ý nghia: Gây lãng phí 30 – 50% sản phẩm
quang hợp.
3. Mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và
môi trường
– Mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp.
+ Sản phẩm của quang hợp (C6H12O6 và O2) là
nguyên liệu của hô hấp.
+ Ngược lại, sản phẩm của hô hấp là là CO2 và
H2O lại là nguyên liệu để tổng hợp C6H12O6 và
O2 trong quang hợp.
– Mối quan hệ giữa hô hấp với môi trường: nước,
nhiệt độ, ….
b) Nội dung 2: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở
thực vật
* Phương thức tổ chức hoạt động học tập của
HS
- Giới thiệu các mẫu vật, dụng cụ và hóa chất cần – HS biết được các mẫu
dùng cho các thí nghiệm. Thông báo cho HS nếu vật, dụng cụ và hóa chất
có thay đổi trong khâu chuẩn bị.
cần dùng cho các thí
nghiệm.
- Chia lớp học thành 4 nhóm HS, giao dụng cụ, - Nhận dụng cụ, phân
hóa chất và mẫu vật cho các nhóm. Yêu cầu HS công nhiệm vụ trong
giữ gìn, bảo quản dụng cụ và cẩn thận trong khi nhóm.
tiến hành thí nghiệm.
– Hướng dẫn HS thao tác thực hiện, lưu ý cho HS – HS tiến hành được thí
một số điểm khi làm thí nghiệm.

nghiệm theo hướng dẫn,
→ TN 1: Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng xảy ra quan sát và ghi chép kết
đối với dd nước vôi trong, giải thích và rút ra kết quả thí nghiệm → nhận


Mục tiêu hoạt
động

luận sau khi tiến hành thí nghiệm.
→ TN 2: Yêu cầu HS quan sát và so sánh được
tốc độ tắt của ngọn nến ở hai bình, giải thích và
rút ra kết luận.
* NỘI DUNG
1. Mẫu vật, dụng cụ và hóa chất
2. Nội dung và cách tiến hành
2.1. Thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự thải
CO2.
2.2. Thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự hút O2
Hoạt động 3: Luyện tập
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học
tập của HS
GV đặt câu hỏi: Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so
với hô hấp kị khí?

HS vận dụng kiến
thức đã học để trả
lời một số câu hỏi
nhằm củng cố các
kiến thức, tự đánh
giá mức độ hiểu

bài.

Mục tiêu hoạt
động
– HS vận dụng
được kiến thức để
giải thích được
một số hiện tượng
thực tế.

xét hiện tượng, giải thích
kết quả.

Dự kiến sản phẩm, đánh
giá kết quả hoạt động
– HS vận dụng được các
kiến thức đã học trả lời
được:
+Từ một phân tử glucôzơ
sử dụng cho hô hấp, nếu
nó được hô hấp hiếu khí
có thể tích lũy được tất cả
38 ATP. Trong khi đó nếu
phân tử glucôzơ này hô
hấp kị khí thì chỉ tích lũy
được 2 ATP.
+ Như vậy, từ cùng 1
nguyên liệu đầu vào, hô
hấp hiếu khí tích lũy được
nhiều năng lượng hơn

(gấp 19 lần) so với hô hấp
kị khí.

Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học Dự kiến sản phẩm, đánh
tập của HS
giá kết quả hoạt động
– GV đặt câu hỏi:
– HS vận dụng được các
kiến thức đã học, liên hệ
+ Dựa vào mối quan hệ giữa hô hấp và môi
trường hãy nêu một số biện pháp bảo quản nông và suy luận để đưa ra câu
trả lời.
sản?
+ Tại sao trong bảo quản nông sản, thực phẩm
người ta cần duy trì hô hấp với cường độ rất thấp?

IV. CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí?
A. Chu trình Crep
B. Chuỗi chuyền điện tử electron
C. Đường phân
D. Tổng hợp axetyl – CoA
Câu 2. Quá trình hô hấp sáng là quá trình:
A. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 trong bóng tối
B. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ngoài sáng
C. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2trong bóng tối
D. Hấp thụ O2và giải phóng CO2 ngoài sáng



Câu 3. Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây?
(1) Lizôxôm. (2) Ribôxôm. (3) Lục lạp
(4) Perôxixôm. (5) Ti thể. (6) Bộ máy Gôngi.
Phương án trả lời đúng là:
A. (3), (4) và (5). B. (1), (4) và (5).
C. (2), (3) và (6). D. (1),(4) và (6).
Câu 4: Quá trình phân giải kị khí ở thực vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Xảy ra ở tế bào chất, trong điều kiện đủ oxy.
B. Giải phóng ít năng lượng.
C. Không xảy ra trong cây vì tạo sản phẩm gây độc cho cây.
D. Bao gồm các giai đoạn đường phân, lên men và chuỗi truyền điện tử.
V. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP: PHÂN BIỆT PHÂN GIẢI KỊ KHÍ VÀ PHÂN GIẢI HIẾU KHÍ
Điểm phân biệt
Phân giải kị khí
Phân giải hiếu khí
Các giai đoạn
Đường phân và lên men
Đường phân, chu trình Crep và chuỗi
chuyển elctron
Nơi xảy ra
Tế bào chất
Tế bào chất (đường phân) và ti thể (chu
trình Crep và chuỗi chuyền electron).
Nhu cầu oxy
Không có oxy
Có oxy phân tử
Sản phẩm
Rượu etylic (lên men etilic) hoặc axit CO2, H 2O, (36 – 38) ATP, Nhiệt
lactic (lên men lactic)

Hiệu quả năng Thấp (2ATP/1 phân tử glucôzơ)
Cao (36 – 38 ATP/1 phân tử glucôzơ)
lượng

CHỦ ĐỀ 3: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
* Giới thiệu chung chuyên đề: Chủ đề này gồm 2 bài
Bài 12: Hô hấp ở thực vật
Bài 14: Thực hành : Phát hiện hô hấp ở thực vật
* Thời lượng dự kiến thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
* Về kiến thức:
– Nêu được bản chất hô hấp ở thực vật, viết được phương trình tổng quát và vai trò của hô hấp
đối với cơ thể thực vật.
– Phân biệt được các con đường hô hấp ở thực vật liên quan với điều kiện có hay không có ôxy
– Mô tả được mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp
– Nêu được ví dụ về ảnh hưởng của nhân tố môi trường đối với hô hấp.
– Nắm vững kiến thức về sự hô hấp ở thực vật, phát hiện và giải thích được hai biểu hiện bên
ngoài quan trọng của sự hô hấp: sự thải khí CO2 và sự hút O2.
– Hiểu rõ cơ sở khoa học và cách tiến hành thí nghiệm, tự tiến hành được các thí nghiệm.
* Về kỹ năng:
a/ Ki năng học tập:
– Làm việc độc lập với SGK, thảo luận nhóm, so sánh, phân tích, suy luận và khái quát hóa kiến thức.
– Rèn luyện các ki, năng thao tác khi thực hành, ki năng sử dụng các dụng cụ và hóa chất thí nghiệm.
b. Ki năng sống:
+ Ki năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, trước lớp.
+ Ki năng trình bày suy nghi, ý tưởng; hợp tác ; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt
động nhóm.
+ Ki năng tìm kiếm và xử lí thông tin về hô hấp ở thực vật
* Về thái độ:



– Thấy được được mối quan hệ hô hấp – quang hợp – môi trường để có biện pháp tác động phù hợp
trong quá trình sản xuất cũng như bảo quản nông sản.
– Có ý thức vệ môi trường
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
– Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
– Năng lực ngôn ngữ.
– Năng lực hợp tác.
– Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
– Kế hoạch bài học.
– Phương tiện, thiết bị dạy học:
+ Hình 12.1, 12.2 và một số tranh ảnh sưu tầm có liên quan đến hô hấp ở thực vật.
+ Các mẫu vật, dụng cụ và hóa chất cần cho bài 14:
Mẫu vật: Hạt đậu (đã được ủ cho nhú mầm).
Dụng cụ: Bình thủy tinh (mỗi nhóm 3 cái), nút cao su có lỗ và không có lỗ, ống thủy
tinh hình chữ U, phễu thủy tinh, ống nghiệm, cốc thủy tinh.
Hóa chất: Dung dịch Ca(OH)2 (nước vôi trong), nước sạch, diêm.
– Phiếu học tập: Phân biệt phân giải kị khí và phân giải hiếu khí (phần phụ lục)
– Chuẩn bị trước Thí nghiệm: Phát hiện hô hấp qua sự thải CO2 (Bài 14)
2. Học sinh
– Ôn tập các kiến thức về hô hấp tế bào ở Sinh học 10.
+ Chuẩn bị các dụng cụ và thực hiện theo yêu cầu của GV

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/khởi động
Mục tiêu hoạt
động


Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập
của HS

Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt
động

- Đặt vấn đề đi vào – GV cho HS quan sát Thí nghiệm: Phát hiện qua sự – Mô tả: Nước vôi
nội dung chủ đề
thải CO2 (Bài 14) GV đã chuẩn bị trước và giúp HS trong bị vẩn đục.
nắm được thực vật có hô hấpVào chủ đề
– Giải thích: CO2
– Nhiệm vụ của HS: Quan sát và nêu kết quả thí được sinh ra trong quá
trình nảy mầm của hạt
nghiệm.
làm đục nước vôi
trong.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt
động

Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập
của HS

Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt
động


a) Nội dung 1: Hô hấp ở thực vật
I. Khái quát về hô hấp ở thực vật
– HS nêu được bản 1/ Hô hấp ở thực vật là gì?
chất hô hấp ở thực

– Đại diện HS TL các
câu hỏi, từ kết quả thí


vật, viết được
phương trình tổng
quát và vai trò của
hô hấp đối với cơ
thể thực vật.

* GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm H-12.1, GV mô nghiệm HS rút ra khái
tả. Từ đó yêu cầu HS trả lời các câu hỏi lệnh tr.51 niệm hô hấp và viết
SGK.
PTTQ.
* Nhiệm vụ của HS: Phân tích kết quả TN và rút ra - Hình thành được các
khái niệm hô hấp và viết PTTQ.
kỹ năng: phân tích,...
* Hô hấp ở thực vật là quá trình oxi hóa sinh học
(dưới tác động của enzim) của tế bào sống. Trong đó,
các phân tử cacbohiđrat bị phân giải đến CO2 và
H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một
phần năng lượng đó tích luỹ trong ATP.

- HS làm được kết quả
thí nghiệm


2/ Phương trình tổng quát
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 +6 H2O + Năng lượng
(nhiệt + ATP)
3/ Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật

– HS nêu được hô hấp
* Yêu cầu HS dựa vào PTTQ của hô hấp, kết hợp vốn tạo nhiệt và ATP.
KT cũ → nêu vai trò của hô hấp.
– HS nêu được vai trò
* Nhiệm vụ của HS: Phải phân tích và rút ra được các của nhiệt độ trong việc
vai trò của hô hấp ở thực vật
duy trì các hoạt động
sống của tế bào và cơ
* Vai trò hô hấp
thể.
– Thải ra nhiệt: cần thiết để duy trì các hoạt động
– HS nêu được vai trò
sống của cơ thể thực vật.
của ATP đối với tế bào
– Cung cấp năng lượng ATP cho các hoạt động và cơ thể .
sống của tế bào, cơ thể.
– HS nắm được vai trò
– Hình thành các sản phẩm trung gian là nguyên của hô hấp trong sự
liệu cho các quá trình tổng hợp các chất khác trong hình thành các sản
cơ thể.
phẩm trung gian

II. Con đường hô hấp ở thực vật


– HS thảo luận theo
nhóm, hoàn thành
* Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, hoàn thành PHT, *
bảng phân biệt phân
Nhiệm vụ của HS: thảo luận theo nhóm, điền vào PHT,
giải kị khí và hô hấp
hiếu khí.
* Nội dung :
– Tùy điều kiện có oxi hoặc không có oxi phân tử mà
– HS phân biệt có thể xảy ra các quá trình: phân giải kị khí và phân
được
các
con giải hiếu khí.
đường hô hấp ở
+ Nội dung PHT (phần phụ lục).
thực vật liên quan
với điều kiện có
hay không có ô xy
III. Hô hấp sáng
* Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, cho biết : Hô

– HS độc lập nghiên


hấp sáng là gì? Xảy ra trong điều kiện nào? Đặc điểm cứu thông tin SGK và
của hô hấp sáng
nêu được khái niệm và
điều kiện của hô hấp
* Nhiệm vụ của HS: nghiên cứu thông tin SGK trả lời
sáng và biết được đặc

– HS hiểu được
các câu hỏi của GV
điểm của hô hấp sáng .
khái niệm , điều
kiện xảy ra hô hấp * Nội dung
sáng và biết được
– Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O 2 và giải phóng
đặc điểm của hô
CO2 ở ngoài ánh sáng.
hấp sáng .
– Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật C3, trong điều kiện
cường độ ánh sáng cao, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy
nhiều, với sự tham gia c ủa ba bào quan: Lục lạp →
peroxixôm → ty thể.

- Hô hấp sáng có đặc điểm: Xảy ra đồng thời với
quang hợp, không tạo ATP, tiêu hao rất nhiều sản
phẩm quang hợp (30 – 50%).

IV. Mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi
trường
1. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp
* GV yêu cầu HS thực hiện lệnh trong SGK
– HS chứng minh được
* Nhiệm vụ của HS: dựa vào kiến thức về quang hợp mối quan hệ giữa hô
và hô hấp, chứng minh quang hợp là tiền đề cho hô hấp hấp và quang hợp
và ngược lại.
* Nội dung
– HS trình bày - Quang hợp tích luỹ năng lượng, tạo các chất
được được mối hữu cơ, oxi là nguyên liệu cho quá trình hô hấp;

quan hệ giữa hô
- Ngược lại hô hấp tạo năng lượng cung cấp cho
hấp và quang hợp
các hoạt động sống trong đó có tổng hợp các chất
tham gia vào quá trình quang hợp (sắc tố, enzim,
chất nhận CO 2...), tạo ra H 2O, CO 2 là nguyên liệu
cho quá trình quang hợp...
2. Mối quan hệ giữa hô hấp với môi trường: nước,
nhiệt độ, ….
* Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, Hãy nêu khái
quát ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hô
hấp của cây xanh?

– HS biết được các yếu
tố ảnh hưởng đến hô
hấp ở thực vật và phân
* Nhiệm vụ của HS: Làm việc SGK và vốn hiểu biết
tích được ảnh hưởng
– HS nêu được ảnh về hô hấp phân tích được ảnh hưởng của từng nhân tố.
của từng nhân tố.
hưởng của nhân tố


môi trường đối với * Nội dung
hô hấp.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu →
cường độ hô hấp tăng (do tốc độ các phản ứng
enzim tăng); nhiệt độ tăng quá nhiệt độ tối ưu thì
cường độ hô hấp giảm.
- Hàm lượng nước: Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận

với hàm lượng nước.
- Nồng độ CO 2: Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với
nồng độ CO 2.
- Nồng độ O 2: Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với
nồng độ O 2.

– HS nắm vững
kiến thức về sự hô
hấp ở thực vật,
phát hiện và giải
thích được hai biểu
hiện bên ngoài
quan trọng của sự
hô hấp: sự thải khí
CO2 và sự hút O2.

b) Nội dung 2: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực
vật
2.1. Thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự thải CO2.

– HS biết được các
* GV giới thiệu các mẫu vật, dụng cụ và hóa chất cần mẫu vật, dụng cụ và
dùng cho các thí nghiệm. Thông báo cho HS nếu có hóa chất cần dùng cho
thay đổi trong khâu chuẩn bị.
thí nghiệm.

- Chia lớp học thành 4 nhóm HS, giao dụng cụ, hóa
chất và mẫu vật cho các nhóm. Yêu cầu HS giữ gìn,
– HS hiểu rõ cơ sở bảo quản dụng cụ và cẩn thận trong khi tiến hành thí
khoa học và cách nghiệm.

tiến
hành
thí
– Hướng dẫn HS thao tác thực hiện lắp đặt thí nghiệm,
nghiệm, tự tiến
lưu ý cho HS một số điểm khi làm thí nghiệm.
hành được các thí
nghiệm.
→ Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng xảy ra đối với dd
nước vôi trong, giải thích và rút ra kết luận sau khi tiến
hành thí nghiệm.

– HS tiến hành được
thí nghiệm theo hướng
dẫn, quan sát và ghi
chép kết quả thí
nghiệm → nhận xét
hiện tượng, giải thích
kết quả.

* Nhiệm vụ của HS: Thực hiện theo hướng dẫn của
GV

2.2. Thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự hút O2

* Giới thiệu các mẫu vật, dụng cụ cần dùng cho các thí
– HS tiến hành được
nghiệm.
thí nghiệm theo hướng
- Chia lớp học thành 4 nhóm HS,hướng dẫn HS thao dẫn, quan sát và ghi

tác thực hiện,
chép kết quả thí
nghiệm → nhận xét
Lưu ý HS: Đưa ngọn nến vào bình phải thật nhanh
hiện tượng, giải thích
tránh để O2 từ không khí khuếch tán vào bình sau khi
kết quả.
mở nắp, thí nghiệm sẽ không thành công.


→ Yêu cầu HS quan sát và so sánh được tốc độ tắt của
ngọn nến ở hai bình, giải thích và rút ra kết luận.
* Nhiệm vụ của HS: Thực hiện theo hướng dẫn của
GV

Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt
động

Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập
của HS

GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau
Câu hỏi tự luận:
HS vận dụng kiến 1/ Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí?
thức đã học để trả
lời các câu hỏi ở 2. Mục đích của bảo quản nông sản? Các biện pháp
mức độ nhận biết bảo vệ nông sản?
và thông hiểu,
nhằm cũng cố các

kiến thức, tự đánh
giá mức độ hiểu
bài.

Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt
động
HS trả lời:
Câu 1: Hô hấp hiếu
khí tích lũy được nhiều
năng lượng hơn
Câu 2:
Mục đích: là giữ chất
lượng và khối lượng
nông phẩm.
Biện pháp: Ngăn chặn
những nhân tố có lợi
cho hoạt động hô hấp:
Giảm hàm lượng nước,
giảm nhiệt độ, tăng
CO2…

Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng
Mục tiêu hoạt
động

Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập
của HS

– HS vận dụng – Kiến thức về khái niệm,

được kiến thức để cơ chế hô hấp và các yếu
giải thích được ảnh hưởng
một số hiện tượng
thực tế.

– GV đặt câu hỏi: Tại sao
trong bảo quản nông sản,
thực phẩm người ta cần
duy trì hô hấp với cường
độ rất thấp?

Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt
động
– HS vận dụng được
các kiến thức đã học,
liên hệ và suy luận để
đưa ra câu trả lời.

- Kiến thức về hệ số hô – Đối với HS khá –giỏi, – HS tự nghiên cứu tài
hấp (RQ)
GV giới thiệu về hệ số hô liệu ở nhà.
hấp (RQ) và ý nghia của
nó (Tham khảo Sinh học
11 nâng cao)

IV. CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
* Mức nhận biết



1. Hô hấp là quá trình
A. ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO 2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết
cho các hoạt động của cơ thể.
B. ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết
cho các hoạt động của cơ thể.
C. ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO 2 và H2O, đồng thời tích luỹ năng lượng cần thiết cho
các hoạt động của cơ thể.
D. khử các hợp chất hữu cơ thành CO 2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho
các hoạt động của cơ thể.
2. Phương trình tổng quát của hô hấp ở thực vật là
A. 6 CO2 + 6 H2O + Năng lượng (ATP) → C6H12O6 + 6O2.
B. C6H12O6 + 6 O2→6 CO2 + 6H2O + Năng lượng (nhiệt + ATP).
C. 6 CO2 + 6 H2O → C6H12O6 + 6O2 + Nhiệt.
D. C6H12O6 + 6 O2 →6CO2 + 6 H2O + Nhiệt.
3. Phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có giai đoạn chung là:
A. Chuổi chuyển êlectron.
B. Chu trình crep.
C. Đường phân.
D. Tổng hợp Axetyl – CoA.
4. Các giai đoạn của phân giải hiếu khí diễn ra theo trật tự nào?
A. Chu trình crep  Đường phân  Chuổi chuyền êlectron hô hấp.
B. Đường phân  Chuổi chuyền êlectron hô hấp  Chu trình crep.
C. Đường phân  Chu trình crep  Chuổi chuyền êlectron hô hấp.
D. Chuổi chuyền êlectron hô hấp  Chu trình crep  Đường phân.
5. Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của các bào quan theo thứ tự
A. ti thể → lục lạp → ribôxôm.
B. lục lạp → perôxixôm → ti thể.
C. ti thể → lizôxôm → lục lạp.
D. ti thể → perôxixôm → lục lạp.
* Mức thông hiểu

6. Quá trình phân giải kị khí ở thực vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Xảy ra ở tế bào chất, trong điều kiện đủ oxy.
B. Giải phóng ít năng lượng.
C. Không xảy ra trong cây vì tạo sản phẩm gây độc cho cây.
D. Bao gồm các giai đoạn đường phân, lên men và chuỗi truyền điện tử.
7. Nói về hô hấp sáng điều nào sau đây không đúng:

A. Enzim cacboxilaza chuyển thành enzim ôxigenaza ôxi hóa ribulôzơ-1,5-điP đến CO 2
B. Hô hấp sáng làm tăng năng suất quang hợp
C. Xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều
D. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ ôxi và giải phóng CO2 ngoài ánh sáng
* Mức vận dụng
8. Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: Dùng 4 bình
cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3 và 4. Cả 4 bình đều đựng hạt của một giống lúa: bình1
chứa 1kg hạt mới nhú mầm, bình 2 chứa 1kg hạt khô, bình 3 chứa 1kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín
và bình 4 chứa 0,5kg hạt mới nhú mầm. Đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các điều
kiện khác ở 4 bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau
đây đúng về kết quả thí nghiệm?
I. Nhiệt độ ở cả 4 bình đều tăng.
II. Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất.
III. Nồng độ O2 ở bình 1 và bình 4 đều giảm.
A. 2.

B. 4.

IV. Nồng độ O2 ở bình 3 tăng.
C. 3.

D. 1.



V. PHỤ LỤC
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP:
PHÂN BIỆT PHÂN GIẢI KỊ KHÍ VÀ PHÂN GIẢI HIẾU KHÍ
Điểm phân biệt
Phân giải kị khí
Phân giải hiếu khí
Các giai đoạn

Đường phân và lên men

Đường phân, chu trình Crep và chuỗi
chuyển elctron

Nơi xảy ra

Tế bào chất

Tế bào chất (đường phân) và ti thể (chu
trình Crep và chuỗi chuyền electron).

Nhu cầu oxy

Không có oxy

Có oxy phân tử

Sản phẩm

Rượu etylic (lên men etilic) hoặc axit CO2, H 2O, (36 – 38) ATP, Nhiệt

lactic (lên men lactic)

Hiệu
lượng

quả

năng Thấp (2ATP/1 phân tử glucôzơ)

Cao (36 – 38 ATP/1 phân tử glucôzơ)



×