Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đề cương bảo vệ luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.74 KB, 12 trang )

1

MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài.......................................................................................................2
2.1.

Mục tiêu tổng quát...........................................................................................2

2.2.

Mục tiêu cụ thể................................................................................................2

3. Ý nghĩa của đề tài..................................................................................................2
3.1.

Ý nghĩa khoa học.............................................................................................2

3.2.

Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................2

4. Tổng quan tài liệu.................................................................................................2
5. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................5
6. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu..................................................................5
6.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................5
6.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................5
6.2.1.

Phương pháp cố định vi khuẩn và vi tảo trong hạt alginate......................6


6.2.2. Phương pháp khảo sát khả năng sinh trưởng của vi tảo Chlorella vulgaris
khi được đồng cố định cùng vi khuẩn trong hạt alginate........................................6
6.2.3.

Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước thải...................6

6.2.4.

Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................7

7. Kế hoạch thực hiện...............................................................................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................8


2

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề được quan tâm của nhiều quốc
gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng đến
đời sống con người mà còn ảnh hưởng đến độ đa dạng sinh học. Tình trạng ô nhiễm
môi trường đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây cùng với sự phát
triển kinh tế - xã hội. Để làm giảm mức độ ô nhiễm, nhiều phương pháp xử lí ô nhiễm
môi trường bằng hóa chất, biện pháp vật lý đã được áp dụng. Tuy đem lại hiệu quả
nhưng chi phí lớn, không mang lại tính bền vững.
Với mục đích hướng đến môi trường sinh thái bền vững trong những năm gần
đây việc xử lý nước thải bằng vi sinh vật đang đươc nhiều nhà khoa học quan tâm.
Nguyên lý chính của phương pháp này là sử dụng các chất khoáng và chất hữu cơ có
sẵn trong nước thải tạo môi trường sống cho các vi sinh vật có thể biến đổi các hợp
chất khó phân giải thành các chất đơn giản hơn (Lê Thị Siêng, 2009). Trong quá trình
này vi sinh vật sẽ tiếp thu các chất làm vật liệu để xây dựng tế bào, từ đó phát triển và

sinh sản làm cho sinh khối tăng lên.
Trong số đó vi tảo là một đối tượng được ứng dụng khá rộng rãi (Gonzalez et
al., 1997). Phương pháp xử lý sinh học bằng vi tảo được chú ý đặc biệt nhờ vào khả
năng quang hợp của nó, chuyển đổi năng lượng mặt trời vào quá trình tích lũy sinh
khối và sử dụng các hợp chất dinh dưỡng như nito và phốtpho để sinh trưởng (AbdelRaouf et al., 2012). Các hệ thống xử lý nước thải bằng vi tảo đã được nghiên cứu
nhằm xử lý chất thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, nước thải nông nghiệp và nước
thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm (Nguyễn Thị Đông Phương, 2017). Trong tất
cả loài tảo thì Chlorella vugaris được khai thác nhiều nhất. Một hướng tiếp cận mới
hiện nay đang được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm đó là kết hợp vi khuẩn
và vi tảo để ứng dụng xử lý môi trường.
Sự kết hợp giữa vi khuẩn nội sinh chủng Azospirillum sp. và vi tảo Chlorella
vulgaris bằng cách cố định trong hạt alginate được xem là một công cụ trong việc tạo
ra các phương pháp xử lý nước thải mới. Tương tác giữa vi khuẩn và vi tảo làm kích
thích sự phát triển của vi tảo Chlorella vulgaris nhờ các phytohormone do chủng vi
khuẩn Azospirillum sp. tiết ra, từ đó, làm tăng khả năng loại bỏ nitơ (chủ yếu là amoni)
và phốtpho trong xử lí nước thải (Holland and Polacco, 1994).
Xuất phát từ những lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu khả năng xử lý nitơ, phốtpho trong nước thải chăn nuôi bằng sự
kết hợp giữa vi tảo Chlorella vulgaris và vi khuẩn Azospirillum brasilense”
2. Mục tiêu đề tài


3

2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của đề tài là khảo sát được hiệu quả xử lý các hợp chất nitơ, phốtpho
trong nước thải chăn nuôi bằng sự kết hợp vi khuẩn Azospirillum brasilense và vi tảo
Chlorella vulgaris cố định trong hạt alginate, từ đó, tạo dữ liệu khoa học cho việc
nghiên cứu các mô hình xử lý nước thải ứng dụng trong thực tiễn.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được ảnh hưởng của nồng độ nitơ, phốtpho tới khả năng xử lý
nước thải chăn nuôi.
- Khảo sát được ảnh hưởng của pH tới khả năng xử lý nước thải chăn nuôi.
- Đánh giá được ảnh hưởng của hàm lượng hạt tới khả năng xử lý nước thải
chăn nuôi.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu hiệu quả xử lý các hợp chất nitơ và phốtpho trong nước thải chăn
nuôi bằng mô hình đồng cố định vi khuẩn Azospirillum brasilense và vi tảo Chlorella
vulgaris cố định trong hạt alginate sẽ tạo được dữ liệu khoa học có tính hệ thống để
phục vụ cho các nghiên cứu ứng dụng về sau.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc đồng cố định vi khuẩn Azospirillum brasilense và vi tảo Chlorella
vulgaris cố định trong hạt alginate sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu, khảo sát khả năng
của chúng trong xử lý chất dinh dưỡng trong nước thải và ứng dụng thực tiễn tại địa
phương.
4. Tổng quan tài liệu
Vi tảo là loài sinh vật phù du (phytoplankton) có kích thước từ 1-50 μm, kích
thước nhỏ đến mức khi quan sát chúng phải sử dụng kính hiển vi; sinh trưởng bằng
quang tự dưỡng, dị dưỡng, hoặc cả hai cách. Hiện nay, có hơn 100.000 loài vi tảo đã
được xác định. Vi tảo dễ nuôi trồng, ít cạnh tranh với đất nông nghiệp và không cần
nguồn nước sạch; tốc độ sinh trưởng nhanh, năng suất thu sinh khối cao hơn các loài
thực vật khác, thân thiện với môi trường; có thể tận dụng CO 2 từ khí thải công nghiệp
và nước thải để nuôi trồng vi tảo; góp phần bảo vệ môi trường nuôi thủy sản bằng cách
tiêu thụ bớt lượng muối khoáng dư thừa. Trong các thủy vực nước ngọt, vi tảo cung
cấp oxy và thức ăn sơ cấp cho cá và các động vật thủy sinh khác. Vi tảo chứa khoảng
50-70% protein, 30% lipid, hơn 40% glycerol, 8-10% carotene và các loại vitamin B1,
B2, B3, B6, B12, E, K, D,.…nên được sử dụng trong nhiều lĩnh vực và đang được
quan tâm nghiên cứu để nuôi trồng và khai thác. Vi tảo đã được sử dụng làm nguồn



4

thức ăn cho con người, thức ăn gia súc và dược phẩm, bởi vì chúng có khả năng
chuyển đổi CO2 thành sinh khối và biến đổi photosynthates thành các hợp chất hữu ích
khác. Gần đây, vi tảo cũng đã được sử dụng như một nguồn nhiên liệu sinh học
(Chisti, 2007; Kumar et al., 2010; Moazami et al., 2011). Đặc biệt sử dụng vi tảo để xử
lý nước thải là một hướng nghiên cứu được rất nhiều nhà khoa học quan tâm.
Việc sử dụng vi tảo để xử lý nước thải được xem là một trong những phương
pháp có chi phí thấp, có thể loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ, hợp chất phosphate cũng
như các hợp chất nitơ và các mầm bệnh. Các vi tảo còn giúp tiêu hóa hiệu quả chất
dinh dưỡng trong nước thải và cung cấp oxy cho các vi sinh vật hiếu khí. Trong các cơ
sở xử lý nước thải truyền thống thường tạo ra các chất ô nhiễm thứ cấp như bùn thải,
và các hóa chất dư gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. Trong khi đó, các cơ sở
xử lý nước bằng vi tảo sẽ chỉ tạo ra sinh khối tảo với hàm lượng năng lượng cao, có
thể được xử lý tiếp để sản xuất phân bón hoặc nhiên liệu sinh học. Bên cạnh đó, xử lý
nước thải bằng vi tảo sử dụng CO 2 làm nguồn quang hợp, điều này làm giảm khí phát
thải gây hiệu ứng nhà kính mà trước đó phương pháp xử lý truyền thống đóng góp
một phần đáng kể vào hiệu ứng này.
Chính bởi những lợi ích trên mà việc nghiên cứu phương pháp xử lý nước thải
bằng vi tảo đã được các nhà khoa học thực hiện và thu được nhiều kết quả tích cực.
Phương pháp xử lý sinh học bằng vi tảo được chú ý đặc biệt nhờ vào khả năng quang
hợp của nó, chuyển đổi năng lượng mặt trời vào quá trình tích lũy sinh khối và sử
dụng các hợp chất dinh dưỡng như nito và phốt pho để sinh trưởng (Kim et al., 2013).
Các hệ thống xử lý nước thải bằng vi tảo đã được nghiên cứu nhằm xử lý chất thải sinh
hoạt, nước thải chăn nuôi, nước thải nông nghiệp và nước thải từ các nhà máy chế biến
thực phẩm (Cai, Park &Li, 2013; Delgadillo-Mirquez et al., 2016). Trong tất cả loài
tảo thì Chlorella vugaris (C. vugaris) được khai thác nhiều nhất.
Samori và cộng sự (2013) nghiên cứu khả năng của vi tảo C. vugaris trong
việc loại bỏ các chất dinh dưỡng với hiệu suất đạt 86% nitơ vô cơ và 78% photpho vô

cơ (Samori et al., 2013). Trong nghiên cứu trước đó, Colak & Kaya (1988) báo cáo
hiệu suất xử lý nitơ và photpho trong nước thải công nghiệp tương ứng là 50,2%,
85,7% và loại bỏ phốt pho trong nước thải sinh hoạt là 90,8%. Tương tự Aravanitinou
và cộng sự (2013) nghiên cứu khả năng của vi tảo C. vugaris trong việc loại bỏ dinh
dưỡng, kết quả cho thấy tỉ lệ loại bỏ nitơ vô cơ và photpho vô cơ là 86 và 70%
(Aravantinou et al., 2013).
Đã có nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của các loài vi sinh vật khác
nhau đến khả năng sinh trưởng và xử lý nước của vi tảo C. vugaris. Mouget và cộng sự


5

(1995) đã chỉ ra rằng hai loài vi khuẩn Pseudomonas diminuta và P. vesicularis được
phân lập từ môi trường nuôi cấy tảo ở phòng thí nghiệm có khả năng kích thích sự
phát triển của vi tảo Scenedesmus bicellularis và Chlorella sp., mà không giải phóng
bất kỳ sự tăng trưởng các chất thúc đẩy (Mouget et al. 1995).
Lim và cộng sự (2010) tiến hành nghiên cứu khả năng xử lý nước thải dệt
nhuộm của vi tảo C. vugaris UMACC 001 được nuôi cấy trong hệ thống cầu mở (high
rate algae ponds-HRAP). Bốn lô của Chlorela được nuôi trong 2 hệ thống HRAP. Mỗi
lô được nuôi cấy ở nồng độ nước thải, môi trường dinh dưỡng và thời gian khác nhau,
nhằm khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố này lên khả năng loại bỏ màu, COD, NH 4-N
và PO4-P của vi tảo C. vugaris. Kết quả cho thấy, sinh khối đạt được dao động từ 0,17
đến 2,26 mg Chlorophyll a /L trong khi hiệu suất loại bỏ màu dao động từ 41,8% đến
50,0%. Ngoài ra còn có sự giảm NH 4-N (44,4-45,1%), PO4-P (33,1 - 33,3%) và COD
(38,3 - 62,3%) (Lim et al., 2010).
Ma và cộng sự. (2014) đã sử dụng centrate (nhà máy xử lý nước thải đô ở
Saint Paul, Minnesota) để xác định ảnh hưởng của vi khuẩn trong nước thải đối với sự
phát triển của vi tảo C. vugaris UTEX 2714 và việc loại bỏ các chất dinh dưỡng ra
khỏi nước thải. Kết quả cho thấy vi khuẩn sản sinh trong nước thải centrate có ảnh
hưởng mạnh lên sự phát triển và tích lũy sinh khối tảo. Sinh khối tảo tối đa 2,01 g/L

với nồng độ tảo ban đầu 0,1 g/L có thể thu được trong quá trình nuôi trồng tảo trong
môi trường ly tâm thô. Tác động tổng hợp của vi khuẩn và vi tảo sinh ra từ sự phát
triển của tảo và hiệu suất loại bỏ chất dinh dưỡng ở giai đoạn tăng trưởng nhanh ban
đầu có tiềm năng lớn được áp dụng cho hệ thống nước thải tảo dựa trên nước thải quy
mô thí điểm được nuôi trồng ở chế độ liên tục hoặc bán liên tục (Ma et al., 2014).
Ngoài ra, một hướng tiếp cận khác trong việc ứng dụng vi tảo trong xử lý
nước thải là cố định vi tảo trong gel polysaccharide (De-Bashan, 2010) với mục đích
cải thiện những khó khăn khi thu thập các quần thể vi sinh vật khổng lồ sau quá trình
xử lý.
Pierre Chevalier và cộng sự (1985) đã nghiên cứu khả năng loại bỏ các hợp
chất nitơ trong nước thải bằng vi tảo Scenedesmus cố định trong κ-carrageenan, kết
quả cho thấy NH4-N giảm 90% trong vòng 4 giờ ở pH 9.0 và giảm 70% trong vòng 5
giờ ở độ pH 7,7. Qua đó, nhóm nghiên cứu kết luận rằng vi tảo Scenedesmus bất động
có thể phát triển tốt trong các hạt gel và chúng hoạt động sinh lý để loại bỏ chất dinh
dưỡng trong nước thải như các tế bào tự do (Pierre Chevalier et al., 1985).


6

Vào năm 1994 đã có nghiên cứu của Tam và cộng sự chứng minh rằng tảo C.
vugaris được cố định trong hạt Ca-alginate có hiệu suất loại bỏ NH 4-N và PO4-P trong
nước thải cao (Tam et al., 1994).
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng đồng cố định C. vugaris và vi khuẩn
Azospirillum brasilense Cd trong hạt alginate đã kích sự sinh trưởng và kéo dài tuổi
thọ của vi tảo (Gonzalez & Bashan 2000; Lebsky et al., 2001).
Azospirillum sp. là chủng vi khuẩn nội sinh có khả năng thúc đẩy tăng trưởng
thực vật và kiểm soát sinh học với các tác nhân gây bệnh thông qua việc cung cấp các
chất dinh dưỡng cho cây, điều hòa các phytohormone làm tăng tính khả dụng các
nguyên tố khoáng (Baldani et al., 1987). Các nghiên cứu đã chứng minh nhiều vi
khuẩn nội sinh thuộc nhóm Azospirilum sp. có khả năng cố định N2, tổng hợp indole3-acetic acid (IAA), sản sinh siderophore, ACC deaminase và phân giải phosphate khó

tan. Bên cạnh đó, vi khuẩn nội sinh này có khả năng kiểm soát sinh học với các loại
nấm, vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh trên thực vật. Do đó khi cư trú trong mô thực
vật, vi sinh vật nội sinh đem lại cho thực vật nhiều điều kiện thuận lợi giúp phát triển
tốt.
Từ những nghiên cứu trên đây cho thấy, sự kết hợp giữa vi khuẩn nội sinh
Azospirillum sp. và vi tảo C. vugaris như là một công cụ trong việc tạo ra các phương
pháp xử lý nước thải mới. Tương tác giữa vi khuẩn và vi tảo làm kích thích sự phát
triển của vi tảo C. vugaris nhờ các phytohormone do chủng vi khuẩn Azospirillum sp.
tiết ra, từ đó làm tăng khả năng loại bỏ nitơ (chủ yếu là amoni) và phốtpho trong xử lí
nước thải.
5. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ nitơ và phốtpho tới khả năng xử lý nước
thải chăn nuôi.
- Đánh giá ảnh hưởng của pH tới khả năng xử lý nước thải chăn nuôi.
- Đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng hạt tới khả năng xử lý nước thải chăn
nuôi.
6. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
- Vi khuẩn Azospirillum brasilense Azo09 và vi tảo Chlorella vulgaris được
cung cấp bởi phòng thí nghiệm thuộc Khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học sư
phạm Đà Nẵng.
- Hạt alginate đồng cố định vi khuẩn Azospirillum brasilense Azo09 và vi tảo
Chlorella vulgaris.


7

- Nước thải chăn nuôi thu thập từ một số nông trai chăn nuôi heo tại Đại Lộc,
Quảng Nam.
6.2. Phương pháp nghiên cứu

6.2.1. Phương pháp cố định vi khuẩn và vi tảo trong hạt alginate
Ly tâm 20ml dịch nuôi cấy vi tảo (26,6.10 6 tế bào/ml) và 20ml dịch nuôi
Azospirillum sp. (7.106 CFU/ml) ở 4000 vòng trong 20 phút. Sau khi ly tâm, rửa 2 lần
bằng nước muối NaCl 0,85%. Sau đó, giữ lại trong 4ml dung dịch nước muối trong 2
bình tam giác (Morimoto et al., 1995).
Vi sinh vật được cố định bằng phương pháp được mô tả bởi Bashan:
Trộn lẫn 4 ml dịch nước muối chứa vi tảo Chlorella vulgaris và 4ml dịch nước
muối chứa vi khuẩn Azospirillum sp. với 32 ml dung dịch alginate 2% đã vô trùng
(dung dịch alginate đã sau khi hấp khủ trùng chỉ làm giảm độ nhớt đi một chút) và
khuấy chậm trong 15 phút. Nhỏ giọt hỗn hợp vào dung dịch CaCl 2 2% đã vô trùng rồi
khuấy chậm. Ủ trong 1h ở nhiệt độ phòng để bảo dưỡng và sau đó rửa sạch trong dung
dịch nước muối NaCl 0,85% vô trùng.
6.2.2. Phương pháp khảo sát khả năng sinh trưởng của vi tảo Chlorella
vulgaris khi được đồng cố định cùng vi khuẩn trong hạt alginate
Vi khuẩn và vi tảo sau khi cố định alginate được nuôi trong môi trường BBM
tại nhiệt độ phòng thí nghiệm trong 10 ngày. Bởi vì cố định thường làm giảm số lượng
vi sinh vật trong các hạt nên cần bước ủ thứ hai: ủ qua đêm trong môi trường khoáng
nuôi dưỡng của vi khuẩn và vi tảo. Sau đó, rửa hạt 3 lần bằng dung dịch muối NaCl
0,85% vô trùng. Để xác định mức độ sinh trưởng của vi tảo tiến hành đếm số lượng tế
bào của chúng bằng cách hòa tan hạt bằng cách ngâm 6 hạt trong 1ml dung dịch
NaHCO3 4% trong 30 phút rồi đếm vi tảo. Chlorella vulgaris được đếm bằng cách sử
dụng buồng đếm hồng cầu. Trong quá trình khảo sát, đếm tảo qua từng ngày (Yoav
Bashan et al., 2004).
6.2.3. Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước thải
Phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước thải dựa vào QCVN 14: 2008/ BTNMT
và TCVN 6772:2000.
Bảng 2.1. Bảng chỉ tiêu đánh giá
STT
1


Tên chỉ tiêu
pH

2
3

BOD5
Chất rắn lơ lửng

Phương pháp
Phương pháp sử dụng chất chỉ thị
màu, hoặc sử dụng máy đo pH
Phương pháp chai đo BOD Oxitop
TSS được xác định theo phương

TCVN
TCVN 6492: 2011
TCVN 6772: 2000
TCVN 6772: 2000


8

pháp khối lượng
COD
Phương pháp đo COD bằng tác
nhân oxy hóa mạnh là pemanganat
kali (KMnO4)
Tổng P
Phương pháp khối lượng

Tổng N
Phương pháp Kjeldahl
+
N/NH4
Phương pháp Phenat
Coliform
Phương pháp đếm đĩa
6.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

4

5
6
7
8

TCVN 6941: 1999

TCVN 6271 – 1997
QCVN 14: 2008
TCVN 5945: 2005
TCVN 6187: 1996

Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Số liệu phân tích từ các thí nghiệm được
tính toán thống kê bằng chương trình excel và ANOVA.
7. Kế hoạch thực hiện
TT

Nội dung nghiên cứu


Thời gian thực
hiện
6/2019

Dự kiến kết quả đạt được

1

Xây dựng đề cương

Đề cương hoàn chỉnh

2

Đánh giá ảnh hưởng của
nồng độ nitơ và phốtpho
tới khả năng xử lý nước
thải chăn nuôi.

7/2019→9/2019

Bảng chỉ tiêu đánh giá tỉ lệ pha
loãng nước thải nuôi heo tối ưu
cho khả năng loại bỏ các hợp
chất nitơ và phốtpho bằng hạt
alginate

3

Đánh giá ảnh hưởng của

pH tới khả năng xử lý
nước thải chăn nuôi.

10/2019→11/2019

Báo cáo phân tích giới hạn pH
tối thích cho khả năng loại xử
lý nitơ và phốtpho trong nước
thải chăn nuôi heo của mô hình
vi tảo kết hợp vi khuẩn

4

Đánh giá ảnh hưởng của
hàm lượng hạt tới khả
năng xử lý nước thải
chăn nuôi.

11/2019→12/2019

Báo cáo đánh giá hàm lượng
hạt alginate đồng cố định vi tảo
và vi khuẩn tối ưu cho khả năng
loại xử lý nitơ và phốtpho trong
nước thải chăn nuôi heo

5

Viết báo cáo kết quả luận
văn


1/2020

Luận văn hoàn chỉnh


9

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
[1]. Nguyễn Thị Đông Phương (2017), “Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ vi sinh vật lên
quá trình sinh trưởng của tảo Chlorella vulgaris trong nước thải thủy sản”, Tạp chí
Sinh học, 04 tr. 05-07.
[2]. Lê Thị Siêng, PGS.TS Lương Văn Thanh (2009), “Ứng dụng công nghệ lọc sinh
học vật liệu nổi để xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản”, Tạp chí KH&CN Thủy
lợi, tr 2-3.
Tài liệu Tiếng Anh
[3]. Abdel-Raouf, A. A. Al-Homaidan, and I. B. M. Ibraheem (2012), “Microalgae
and wastewater treatment,” Saudi J. Biol. Sci., vol. 19, no. 3, pp. 257–275.
[4]. Aravantinou, A.F., Theodorakopoulos, M.A., Manariotis., I.D. (2013), “Selection
of microalgae for wastewater treatment and potential lipids production”, Bioresource
Technology, 147, pp. 130 – 134.
[5]. Baldani, V. L. D., J. I. Baldani and J. Dobereiner (1987), “Inoculation of fieldgrown wheat (Triticum aestivum) with Azospirillum spp in Brazil”, Biol. Fert. Soils,
pp.37-40.
[6]. Bashan, Gina Holguin, and Luz E. de-Bashan (2004), “Azospirillum Plant
relationships: Physiological, molecular, agriculture, and environmental advances
1997-2003”. Can. J. Microbiol, pp. 521-577.
[7]. Bashan, O. Perez-Garcia, J. P. Hernandez, and Y. Bashan, “Efficiency of growth
and nutrient uptake from wastewater by heterotrophic, autotrophic, and mixotrophic
cultivation of chlorella vulgaris immobilized with azospirillum brasilense,” J. Phycol.,

vol. 46, no. 4, pp. 800–812, 2010.
[8]. Cai Ting, Stephen Y Park, Yebo Li (2013), “Nutrient recovery from wastewater
streams by microalgae: Status and prospects”, Renewable and Sustainable Energy
Reviews, 19, pp. 360-369.
[9]. Chisti, Y. (2007), “Biodiesel from microalgae”, Biotechnol. Adv. 25, pp. 294-306.
[10]. Delgadillo - Mirquez Liliana, Filipa Lopes, BehnamTaidi, Dominique Pareau
(2016), “Nitrogen and phosphate removal from wastewater with a mixed microalgae
and bacteria culture”, Biotechnology Reports, 11, pp. 18-26.
[11]. Gonzalez LE., and Bashan Y. (2000), “Increased growth of the microalga
Chlorella vulgaris when coimmobilized and cocultured in alginate beads with the


10

plant growth-promoting bacterium Azospirillum brasilense”, Appl. Environ.
Microbiol.,66, pp. 1527–1531.
[12]. Gonzalez, R. O. Cañizares, and S. Baena (1997), “Efficiency of ammonia and
phosphorus removal from a colombian agroindustrial wastewater by the microalgae”,
Bioresour. Technol., vol. 60, pp. 259–262.
[13]. Holland M. A., Polacco J. C. (1994), “PPFMs and other coveư contaminants: is
there more to plant physiology than just plant?”, Plant Physiology, Vol. 45, pp. 197209.
[14]. Kim, J., Liu, Z., Lee, J, Lu T. (2013), “Removal of nitrogen and phosphorus from
municipal wastewater effluent using Chlorella vulgaris and its growth kinetics”,
Desalination and Waster Treatment, 51(40-42), pp. 7800-7806.
[15]. Kumar A., Ergas, S., Yuan, X., Sahu, A., Zhang, Q., Dewulf, J., Malcata, F. X.,
and van Langenhove, H. (2010), “Enhanced CO2 fixation and biofuel production via
microalgae: recent developments and future directions”, Trends Biotechnol, 28, pp.
371-380.
[16]. Lebsky, V.K., Gonzalez-Bashan, L.E., and Bashan, Y. (2001). “Ultrastructure of
coimmobilization of the microalga Chlorella vulgaris with the plant growth promoting bacterium Azospirillum brasilense and with its natural associative

bacterium Phyllobacterium myrsinacearum in alginate beads”, Can. J. Microbiol., 47,
pp. 1–8.
[17]. Lim Sing-Lai, Wan-Loy Chu, Siew-Moi Phang (2010), “Use of Chlorella
vulgaris for bioremediation of textile wastewater”, Bioresource Technology, 101(19),
pp. 7314-7322.
[18]. Ma X., Zhou W., Cheng Y., et al. (2014), “Effect of wastewater - borne bacteria
on algal growth and nutrients removal in wastewater-based algae cultivation system”,
Bioresource Technology.
[19]. Moazami, N., Ranjbar, R., Ashori, A., Tangestani, M., and Nejad, A. S. (2011),
“Biomass and lipid productivities of marine microalgae isolated from the Persian Gulf
and the Qeshm Island”, Biomass Bioenergy, 35, pp. 1935-1939.
[20]. Morimoto, T., Nagatsu, A., Murakami, N., Sakakibara, J., Tokuda, H., Nishino,
H., & Iwashima, A. (1995), "Anti-tumour-promoting glyceroglycolipids from the green
alga, Chlorella vulgaris". Phytochemistry. 40 (5): 1433–1437.


11

[21]. Pierre Chevalier and Joëlde la Noüe (1985), “Wastewater nutrient removal with
microalgae immobilized in carrageenan”, Enzyme and microbial technology, 7(12),
pp. 621-624.
[22]. Samori G., Guerrini F., Pistocchi R., (2013), “Growth and nitrogen removal
capacity of Desmodesmus communis and of a natural microalgae consortium in a
batch culture system in view of urban wastewater treatment: Part I”, Water Research,
47(2), pp 791-801.
[23]. Tam, N.F.Y., Lau, P.S., and Wong, Y.S. (1994), “Wastewater inorganic N and P
removal by immobilized Chlorella vulgaris”, Water Sci.Technol., 30, pp. 369–374.


12


Chữ ký của CBHD

Chữ ký của học viên

Duyệt của Trưởng khoa



×