Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

-----o0o-----

NGUYỄN VĂN PHÁT

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế tài chính, ngân hàng
Mã số: 60.31.12
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ MINH CHÂU

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HCM
--------------

NGUYỄN VĂN PHÁT

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN


HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính- ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGÔ MINH CHÂU

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
---------------------------------------------

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của
mình, cụ thể:
Tôi tên là: NGUYỄN VĂN PHÁT
Sinh ngày 31 tháng 05 năm 1976 – Tại: Bình Dƣơng.
Quê quán: Trung An, Củ Chi, TP. HCM.
Hiện công tác tại: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh Bình
Dương (Địa chỉ: 27 Yersin, Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương)
Là học viên cao học khóa 8B của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Mã số học viên: 020108060080
Cam đoan đề tài: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG.
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ MINH CHÂU.

Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có
tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn
bộ nội dung này bất kỳ ở đâu (hoặc đã công bố phải nói rõ ràng các thông tin của
tài liệu đã công bố); các số liệu , các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú
thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TP. HCM, ngày 01 tháng 04 năm 2011
Tác giả

NGUYỄN VĂN PHÁT


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15


CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
NHTM
TCTD
KCN
TMCP
TM
XNK
TNHH
MTV

NHNN
DN
UBND
NĐCP
VNĐ
ĐVT

DIỄN GIẢI
Ngân hàng thương mại
Tổ chức tín dụng
Khu công nghiệp
Thương mại cổ phần
Thương mại
Xuất nhập khẩu
Trách nhiệm hữu hạn
Một thành viên
Quyết định
Ngân hàng nhà nước
Doanh nghiệp

Ủy ban nhân dân
Nghị định chính phủ
Việt Nam đồng
Đơn vị tính


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
1. Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội chủ yếu 04 năm 2006-2009............... 14
2. Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình hoạt động của các DN tại Bình
Dương................................................................................................................... 16
3. Bảng 2.3: Chỉ tiêu tổng sản phẩm địa bàn các năm 2006-2009........................... 17
4. Bảng 2.4: Tình hình dư nợ tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương qua các
năm ....................................................................................................................... 23
5. Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại hình ngân hàng trên địa bàn
6. tỉnh Bình Dương................................................................................................... 29
7. Bảng 2.6: Tình hình cơ cấu dư nợ theo thời gian của các NHTM trên địa bàn tỉnh
Bình Dương ......................................................................................................... 30
8. Bảng 2.7: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế của các NHTM trên địa bàn
tỉnh........................................................................................................................ 33
9. Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương........ 36
10. Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế ..................................................................................... 48
11. Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng bình quân các ngành, lĩnh vực ............................. 48
12. Bảng 3.3: Kim ngạch xuất khẩu........................................................................... 49
13. Biểu đồ 1: Dư nợ tín dụng qua các năm............................................................... 25
14. Biểu đồ 2: Dư nợ tín dụng theo loại hình............................................................. 29
15. Biểu đồ 3: Dư nợ theo thành phần kinh tế tháng 10/2010 ................................... 33


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:

Bình Dương là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục
trong nhiều năm, là địa phương có môi trường đầu tư hấp dẫn nhất nước với
tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng
13,6%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng
trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2009, tỷ lệ công nghiệp - xây dựng
62,3%, dịch vụ 32,4% và nông lâm nghiệp 5,3%.
Trong những năm qua, với chính sách “trải thảm đỏ mời gọi nhà đầu tư”,
“trải chíêu hoa thu hút nhân tài”, Bình Dương là tỉnh có môi trường đầu tư
được đánh giá tốt nhất nước nên thu hút nhiều nhà đầu tư thuộc mọi thành
phần kinh tế, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư và tiến hành
các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến thời điểm tháng10/2010 toàn tỉnh đã
có 28 khu công nghiệp với tổng diện tích 8.979 ha, trong đó 24 KCN đã đi vào
hoạt động. Trên toàn tỉnh đã có 8.486 doanh nghiệp đang hoạt động trong
nhiều lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ,…trong đó có 1.843 doanh
nghiệp đang hoạt động trong các KCN.
Với môi trường phát triển thuận lợi như trên thị trường tín dụng và các
dịch vụ của các ngân hàng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Trong
thời gian qua lĩnh vực tài chính – ngân hàng cũng có sự phát triển mạnh mẽ,
hàng loạt các ngân hàng trong nước và nước ngoài thành lập chi nhánh trên địa
bàn. Hoạt động ngân hàng trên địa bàn diễn ra hết sức sôi động và đã đóng góp
rất lớn đến sự phát triển kinh tế của tỉnh. Đến nay đã có tổng cộng 38 ngân
hàng thương mại đang hoạt động tại Bình Dương bao gồm cả các ngân hàng
thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh,


Ngân hàng 100% vốn nước ngoài,…Đặc biệt, hoạt động tín dụng là một trong
những hoạt động chính, mang lại nguồn thu chủ yếu tại các ngân hàng thương
mại trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên đây lại là hoạt động có nhiều rủi ro. Vì vậy vấn
đề đặt ra là hoạt động tín dụng phải phát triển như thế nào bảo đảm phát triển
bền vững cả về số lượng lẫn chất lượng?

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh thời gian
qua và triển vọng phát triển ngành trong thời gian tới với bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế, trong khuôn khổ luận văn xin được trình bày đề tài “Giải
pháp phát triển hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại trên
địa bàn tỉnh Bình Dương”.
2. Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn giải quyết các vấn đề sau:
 Phản ánh và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của các ngân hàng
thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
 Nhận diện cơ hội và thách thức để phát triển bền vững hoạt động tín
dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh.
 Đề ra các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo khả
năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của các ngân hàng thương
mại trên địa bàn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Nghiên cứu cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng
 Nghiên cứu thực trạng tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Bình Dương

trong giai đoạn 2006-2010, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp để
nhận diện nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn tỉnh
 Nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng của các ngân hàng

th ươn g mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
 Đề ra các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng của các ngân hàng


thương mại trên địa bàn trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm các
các phương pháp như phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
đồng thời vận dụng một số phương pháp như phương pháp phân tích,

so sánh, thống kê, tổng hợp…
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương
trình bày theo kết cấu như sau:
Chương 1: Tổng quan về tín dụng ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương
mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Nhận diện điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội, thách thức đối với hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh. Các tồn tại
hạn chế về hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình
Dương trong thời gian qua.
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng của các ngân hàng
trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.
Để minh họa cho luận văn, tôi có sử dụng số liệu của Ngân hàng
Nhà nước tỉnh Bình Dương, niên giám thống kê của tỉnh, thông tin từ
các tạp chí, báo cáo có liên quan đến tình hình kinh tế tỉnh Bình Dương.


1

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG.
1.1.1. Khái niệm Tín dụng:
Tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển
giao tiền hoặc tài sản cho bên kia để sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời
bên nhận tiền hoặc tài sản phải cam kết sẽ hoàn trả theo thời hạn nhất định đã thỏa
thuận giá trị cho vay và lợi tức
Một quan hệ tín dụng phải thỏa mãn những đặc trƣng sau:
Thứ nhất: là quan hệ chuyển nhƣợng mang tính chất tạm thời: Ngƣời đi vay

chỉ đƣợc sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng
thỏa thuận ngƣời đi vay phải hoàn trả cho ngƣời vay.
Thứ hai: tính hoàn trả: Giá trị hoàn trả thông thƣờng lớn hơn giá trị cho vay
hay nói cách khác ngƣời đi vay phải trả thêm phần lợi tức.
Thứ ba: quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở sự tin tƣởng giữa ngƣời đi vay và
ngƣời cho vay. Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ tín dụng.
Ngƣời cho vay tin tƣởng rằng vốn sẽ đƣợc hoàn trả đầy đủ khi đến hạn. Ngƣời đi vay
cũng tin tƣởng vào khả năng phát huy hiệu quả của vốn vay. Sự gặp gỡ giữa ngƣời đi
vay và ngƣời cho vay về điểm này sẽ là điều kiện để hình thành quan hệ tín dụng. Cơ
sở của sự tin tƣởng này có thể do uy tín của ngƣời đi vay, do giá trị tài sản bảo đảm
hoặc do sự bảo lãnh của ngƣời đi vay.
1.1.2. Phân loại tín dụng và các hình thức cấp tín dụng.
Tùy vào cách tiếp cận mà ngƣời ta chia tín dụng ra thành nhiều loại khác nhau:
1.1.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
- Tín dụng ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn dƣới 12 tháng và đƣợc sử


2

dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lƣu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu
ngắn hạn của cá nhân. Đối với các ngân hàng thƣơng mại tín dụng ngắn hạn chiếm tỉ
trọng cao nhất.
- Tín dụng trung và dài hạn: Có thời hạn cho vay trên 1 năm. Tín dụng trung
hạn có thời hạn cho vay từ trên 1 năm đến 5 năm, tín dụng dài hạn có thời hạn cho vay
trên 5 năm. Tín dụng trung dài hạn nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn trung dài hạn của
ngƣời đi vay nhƣ thực hiện các dự án đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh hoặc
phục vụ đời sống, đầu tƣ mở rộng sản xuất… vì thời hạn cho vay dài và kết qủa đầu tƣ
thƣờng là dự tính nên tín dụng trung hạn chứa đựng mức rủi ro cao, kể cả rủi ro hệ
thống và rủi ro phi hệ thống.
1.1.2.2. Căn cứ vào mục đích cấp tín dụng:

- Tín dụng cho sản xuất, lƣu thông hàng hóa: là loại tín dụng đƣợc cung cấp
cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa. Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá
trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hoặc đáp ứng nhu
cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tế.
- Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng đƣợc sử dụng để cho vay các nhu cầu tiêu
dùng. Loại tín dụng này thƣờng đƣợc sử dụng để cho vay các cá nhân đáp ứng cho nhu
cầu phục vụ đời sống và thƣờng đƣợc thu hồi dần từ nguồn thu nhập của cá nhân vay
vốn.
1.1.2.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
- Tín dụng có tài sản đảm bảo: là loại tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của
chủ thể vay vốn đƣợc bảo đảm bằng tài sản của chủ thể vay vốn, tài sản hình thành từ
vốn vay hoặc bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba.
- Tín dụng không có tài sản đảm bảo: là loại tín dụng mà theo đó ngân hàng
chủ động lựa chọn khách hàng để cho vay trên cơ sở khách hàng có tín nhiệm với ngân
hàng, có năng lực tài chính và có phƣơng án, dự án khả thi có khả năng hoàn trả nợ vay
hoặc ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc đƣợc cho vay theo chỉ định của chính phủ hoặc cá
nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính
trị - XH.


3

1.1.2.4. Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn:
- Tín dụng vốn lƣu động: đƣợc cung cấp để bổ sung vốn lƣu động cho các thành
phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với ngân hàng.
- Tín dụng vốn cố định: Cho vay để hình thành nên tài sản cố định cho các
thành phần kinh tế, có quan hệ tín dụng với ngân hàng.
1.1.2.5. Các hình thức cấp tín dụng bao gồm:
- Chiết khấu thƣơng phiếu: là việc các NHTM sẽ đứng tra trả trƣớc tiền cho
khách hàng. Số tiền ngân hàng ứng trƣớc phụ thuộc vào giá trị chứng từ, lãi suất chiết

khấu, thời hạn chiết khấu và lệ phí chiết khấu. Thực chất là ngân hàng bỏ tiền ra mua
thƣơng phiếu theo giá mà bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị của thƣơng phiếu (cho vay gián
tiếp)
- Cho vay: là việc ngân hàng đƣa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng
phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoản thời gian xác định. Cho vay gồm các hình thức
chủ yếu nhƣ: thấu chi, cho vay trực tiếp (từng lần, theo hạn mức tín dụng, trả góp), cho
vay gián tiếp.
- Bảo lãnh (tái bảo lãnh): Bảo lãnh ngân hàng là cam kết của ngân hàng dƣới
hình thức thƣ bảo lãnh về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của
ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết.
1.1.3. Chức năng và vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trƣờng:
1.1.3.1. Chức năng của tín dụng
- Chức năng phân phối lại vốn tiền tệ trong phạm vi toàn xã hội
Thông qua hoạt động tín dụng, nguồn vốn xã hội sẽ đƣợc di chuyển từ chủ
thể đang thừa vốn sang chủ thể thiếu vốn. Nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội đƣợc sử dụng
vào các hoạt động đầu tƣ và sản xuất kinh doanh sinh lợi cao hơn, tạo cơ sở vật chất và
việc làm cho xã hội. Tín dụng cũng đem lại lợi ích cho cả chủ thể thừa vốn do thu đƣợc
lãi cho vay và lợi ích của chủ thể thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh,
dịch vụ và đời sống.


4

- Chức năng thanh khoản:
Nhìn một cách tổng quát ta thấy rằng khi một khoản tín dụng đƣợc cấp, có nghĩa
là ngƣời đi vay đang thiếu thanh khoản để chi trả cho một khoản hàng hóa, dịch vụ nào
đó mà họ muốn sử dụng, hay sử dụng rồi mà chƣa thanh toán. Khi một khoản thặng dƣ
tài chính chƣa đuợc sử dụng, nó nằm trong vị thế là tiền cất trữ, và khi mà nó đƣa ra để
cho vay thì nó trở thành phƣơng tiện lƣu thông hay phƣơng tiện thanh toán của nền
kinh tế.

Khi khoản thu nhập chƣa sử dụng, thì khoản thu nhập đó nằm ở dạng một
phƣơng tiện thanh toán tiềm tàng và gần nhƣ nó đang ở vị thế của phƣơng tiện cất
trữ. Chừng nào các tổ chức tín dụng hay chủ sở hữu của khoản tiền đó cấp cho một chủ
thể khác để sử dụng thì thực sự khoản tiền đó sẽ đi vào lƣu thông.
- Chức năng tạo tiền:
Tín dụng không những tạo ra thanh khoản mà nó còn làm cho số lƣợng
phƣơng tiện lƣu thông và thanh toán trong nền kinh tế tăng lên. Khi một ngân hàng cấp
một khoản tín dụng thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc nó tạo ra một khoản tiền cung
ứng thêm trong nền kinh tế. Thông thƣờng các chủ thể kinh tế gửi vào ngân hàng số tiền
mà mình đang cần để làm phƣơng tiện thanh toán để sử dụng các dịch vụ thanh toán của
ngân hàng nhƣ séc, ủy nhiệm chi,... nhƣng khi ngân hàng dựa trên cơ sở số dƣ tiền gửi
này để cấp thêm một khoản tín dụng thì lập tức phƣơng tiện thanh toán sẽ tăng lên một
lƣợng tƣơng ứng.
1.1.3.2. Vai trò của tín dụng:
- Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội:
Thứ nhất: Vai trò quan trọng nhất của tín dụng là cung ứng vốn một cách kịp
thời cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế trong xã
hội. Nhờ đó mà các chủ thể này có thể đẩy nhanh tốc độ sản xuất kinh doanh cũng nhƣ
tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
Thứ hai: Một hệ thống các tổ chức tín dụng muốn chiến thắng trong cạnh
tranh không những thỏa mãn nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế mà còn tạo điều


5

kiện cho khách hàng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trở nên dễ dàng, tiết kiệm chi phí
giao dịch và giảm bớt các chi phí nguồn vốn cho các chủ thể kinh doanh.
Thứ ba: việc mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng sẽ tạo tính chủ động cho
các doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh vì nó không phải
phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tự có của bản thân. Điều này giúp cho các doanh

nghiệp tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tƣ mới và nâng cao năng lực sản xuất của xã hội.
Thứ tư: Các nguồn vốn tín dụng đƣợc cung ứng luôn kèm theo các điều kiện tín
dụng để hạn chế rủi ro, buộc khách hàng phải quan tâm thực sự đến hiệu quả sử dụng
vốn để đảm bảo đảm bảo khả năng hoàn trả đúng hạn và mối quan hệ lâu dài với các tổ
chức cung ứng tín dụng.
- Tín dụng là công cụ gián tiếp để thực hiện các mục tiêu vĩ mô của nhà nƣớc :
Các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế bao gồm ổn định giá cả, tăng trƣởng kinh tế
và tạo công ăn việc làm. Việc đảm bảo đạt đƣợc mục tiêu kinh tế vĩ mô hài hòa phụ
thuộc một phần vào khối lƣợng và cơ cấu tín dụng xét cả về mặt thời hạn cũng nhƣ đối
tƣợng tín dụng. Vấn đề này, đến lƣợt nó, lại phụ thuộc các điều kiện tín dụng nhƣ lãi
suất, điều kiện vay, yêu cầu thế chấp, bảo lãnh và chủ trƣơng mở rộng tín dụng đƣợc
quy định trong chính sách tín dụng từng thời kỳ. Nhƣ vậy thông qua việc thay đổi và
điều chỉnh các điều kiện tín dụng, Nhà nƣớc có thể thay đổi quy mô tín dụng hoặc
chuyển hƣớng vận động của nguồn vốn tín dụng, nhờ đó mà ảnh hƣởng đến tổng cầu
của nền kinh tế cả về quy mô cũng nhƣ kết cấu. Sự thay đổi của tổng cầu dƣới tác động
của chính sách tín dụng sẽ tác động ngƣợc lại tới tổng cung và các điều kiện sản xuất
khác. Điểm cân bằng cuối cùng giữa tổng cung và tổng cầu dƣới tác động của chính
sách tín dụng sẽ cho phép đạt đƣợc các mục tiêu kinh tế vĩ mô cần thiết.
- Tín dụng là công cụ thực hiện các chính sách xã hội:
Các chính sách xã hội, về mặt bản chất đƣợc đáp ứng bằng nguồn tài trợ không
hoàn lại từ Ngân sách nhà nƣớc. Song phƣơng thức tài trợ không hoàn lại thƣờng bị hạn
chế về quy mô và thiếu hiệu quả. Để khắc phục hạn chế này, phƣơng thức tài trợ không
hoàn lại có xu hƣớng bị thay thế bởi phƣơng thức tài trợ có hoàn lại của tín dụng nhằm
duy trì nguồn cung cấp tài chính và có điều kiện mở rộng quy mô tín dụng chính sách.


6

Chẳng hạn việc tài trợ vốn cho ngƣời nghèo ngày nay đƣợc thực hiện phổ biến bằng tín
dụng với lãi suất thấp. Thông qua phƣơng thức tài trợ này, các mục tiêu chính sách đƣợc

đáp ứng một cách chủ động và hiệu quả hơn. Khi các đối tƣợng chính sách buộc phải
quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo hoàn trả đúng thời hạn thì kỹ năng lao
động của họ cũng sẽ đƣợc cải thiện từng bƣớc. Đây là sự bảo đảm chắc chắn cho sự ổn
định tài chính của các đối tƣợng chính sách và từng bƣớc có thể làm cho họ có thể tồn
tại độc lập với nguồn vốn tài trợ. Đó chính là mục đích của việc sử dụng phƣơng thức
tài trợ các mục tiêu chính sách bằng con đƣờng tín dụng.
1.2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM:
Ngân hàng thƣơng mại đƣợc cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dƣới các hình
thức cho vay, chiết khấu thƣơng phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh và các hình
thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc.
1.2.1. Cho vay:
Ngân hàng thƣơng mại cho vay vốn đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân trong
nền kinh tế, kể cả cho vay vốn giữa các tổ chức tín dụng.
Cho vay của ngân hàng thương mại đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân:
theo quy định tại Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban
hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc
Ngân hàng Nhà nƣớc, tổ chức tín dụng đƣợc cho vay bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ
đối với các khách hàng không phải là tổ chức tín dụng, là các tổ chức, cá nhân Việt
Nam và nƣớc ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu
tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời
sống ở trong nƣớc và ngoài nƣớc. Trƣờng hợp cho vay bằng ngoại tệ, tổ chức tín
dụng phải đƣợc phép hoạt động ngoại hối và phải thực hiện đúng quy định của Chính
phủ và hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về quản lý ngoại hối.
Cho vay của tổ chức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng khác: tổ chức tín
dụng cho vay các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam, nhằm bảo đảm khả
năng thanh toán và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của các tổ chức tín dụng. Hoạt động
cho vay vốn giữa các tổ chức tín dụng đƣợc điều chỉnh bởi Quy chế vay vốn giữa



7

các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 1310/2001/QĐ-NHNN ngày
15/10/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc.
1.2.2. Bảo lãnh:
Hiện nay theo quy định, Ngân hàng là tổ chức tín dụng duy nhất đƣợc thực
hiện các nghiệp vụ bảo lãnh. Theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006
của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng, Bảo
lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với
bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho
khách hàng (bên đƣợc bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả
cho tổ chức.
Tín dụng số tiền đã đƣợc trả thay. Phạm vi bảo lãnh gồm một phần hoặc toàn bộ
các nghĩa vụ sau đây:
+ Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay.
+ Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tƣ, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản
chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phƣơng án đầu tƣ, phƣơng án sản
xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ đời sống.
+ Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nƣớc.
+ Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia dự thầu.
+ Nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia quan hệ hợp đồng với bên nhận bảo lãnh,
nhƣ
thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lƣợng sản phẩm, nhận và hoàn trả tiền ứng
trƣớc.
+ Các nghĩa vụ hợp pháp khác do các bên thỏa thuận.
Các giới hạn an toàn trong hoạt động cho vay và bảo lãnh:

1.2.3.


Đƣợc quy định chi tiết tại điều 8 Quyết định số 457/2005/QĐ - NHNN
ngày 19/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc về việc ban hành “Quy định về
các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” nhƣ sau:


Tổng dƣ nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không
đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Tổng mức cho vay và
bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt


8

quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng.


Tổng dƣ nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách
hàng có liên quan không đƣợc vƣợt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín
dụng, trong đó mức cho vay đối với một khách hàng đƣợc vƣợt quá 15%
vốn tự có của tổ chức tín dụng. Tổng mức cho vay và bảo lãnh của tổ
chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không đƣợc
vƣợt quá 60% vốn tự có của tổ chức tín dụng.



Tổng dƣ nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với một
khách hàng tối đa không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng
nước ngoài. Tổng mức cho vay và bảo lãnh chi nhánh ngân hàng nƣớc
ngoài đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 25% vốn tự có của
ngân hàng nƣớc ngoài.




Tổng dƣ nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với một
nhóm khách hàng có liên quan không đƣợc vƣợt quá 50% vốn tự có của
ngân hàng nƣớc ngoài, trong đó mức cho vay đối với một khách hàng
đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nƣớc ngoài. Tổng mức cho
vay và bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với một nhóm
khách hàng có liên quan không đƣợc vƣợt quá 60% vốn tự có của ngân
hàng nƣớc ngoài.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 17 Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN
ngày 19/04/2005, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn tổ chức tín dụng đƣợc sử dụng
cho vay trung và dài hạn nhƣ sau:
− Ngân hàng thƣơng mại: 40%
− Tổ chức tín dụng khác: 30%
1.2.4. Chiết khấu thƣơng phiếu và các giấy tờ có giá khác:
Ngân hàng thƣơng mại đƣợc cấp tín dụng dƣới hình thức chiết khấu, tái chiết
khấu giấy tờ có giá đối với khách hàng và các tổ chức tín dụng khác. Theo quy định tại
Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách
hàng ban hành theo Quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15/10/2004 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, các loại giấy tờ có giá đƣợc tổ chức tín dụng lựa chọn chíêt
khấu, tái chiết khấu bao gồm:
− Các giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng phát hành theo quy định của Luật


9

các tổ chức tín dụng và hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
− Tín phiếu Ngân hàng Nhà nƣớc phát hành theo quy định của Ngân hàng Nhà
nƣớc Việt Nam.

− Các loại trái phiếu đƣợc phát hành theo quy định của Chính phủ và
hƣớng dẫn của Bộ Tài chính, bao gồm: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho
bạc; Trái phiếu công trình trung ƣơng; Trái phiếu đầu tƣ; Trái phiếu ngoại
tệ; Công trái xây dựng Tổ quốc; trái phiếu đƣợc Chính phủ bảo lãnh; Trái
phiếu Chính quyền địa phƣơng.
− Các tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu do tổ chức khác phát hành và đƣợc chiết
khấu, tái chiết khấu theo quy định của pháp luật.
Giới hạn chiết khấu, tái chiết khấu: Mức chiết khấu, tái chiết khấu đối với một
khách hàng tối đa bằng 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Trƣờng hợp chi nhánh
ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam thì mức chiết khấu, tái chiết khấu đối với
một khách hàng tối đa bằng 15% vốn tự có của ngân hàng mẹ.
1.2.5. Các hình thức cấp tín dụng khác:
Ví dụ nhƣ hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng
đƣợc quy định tại Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành
theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nƣớc.


10

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng I nhằm làm rõ cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng bao gồm các khái
niệm về tín dụng, phân loại tín dụng và các hình thức cấp tín dụng, chức năng và vai trò
của tín dụng trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng
mại tại Việt Nam. Từ đó giúp ngƣời đọc có cái nhìn tổng quan về hoạt động tín dụng của
các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam.
Tóm tắt các khái niệm trên nhƣ sau: Tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa
02 chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia để sử dụng trong
một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời
hạn đã thỏa thuận với một lƣợng giá trị lớn hơn lƣợng giá trị ban đầu. Tùy vào cách tiếp

cận mà ngƣời ta chia tín dụng ra thành nhiều loại khác nhau: căn cứ thời hạn tín dụng,
vào mục đích cấp tín dụng, mức độ tín nhiệm đối với khách hang, đặc điểm luân chuyển
vốn. Các hình thức cấp tín dụng cũng có nhiều dạng nhƣ cho vay, chiết khấu thƣơng
phiếu, bảo lãnh. Cùng với phát triển kinh tế - xã hội của thế giới, tín dụng với những
chức năng cơ bản là phân phối lại vốn tiền tệ trong phạm vi toàn xã hội, chức năng
thanh khoản, chức năng tạo tiền; đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội thế giới. Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội,
là kênh chuyển tải tác động của nhà nƣớc đến các mục tiêu vĩ mô và là công cụ thực
hiện các chính sách xã hội.


11

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN BÌNH DƢƠNG
2.1. GIỚI THIỆU VỀ TỈNH BÌNH DƢƠNG VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
TỈNH.
Bình Dƣơng thuộc Miền Đông Nam bộ, là tỉnh đƣợc thành lập từ ngày
01/01/1997 trên cơ sở tách tỉnh Sông Bé cũ thành hai tỉnh Bình Dƣơng và Bình Phƣớc.
Bình Dƣơng có 01 thị xã, 6 huyện với 18 phƣờng- thị trấn, 71 xã. Tỉnh lỵ là thị xã Thủ
Dầu Một - trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá của tỉnh Bình Dƣơng.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và các nguồn lực.
2.1.1.1. Vị trí địa lý:

Bình Dƣơng có diện tích tự nhiên 2.695,22 km2 (chiếm 0,83% diện tích cả
nƣớc và xếp thứ 43/64 về diện tích tự nhiên), có tọa độ địa lý:
Vĩ độ Bắc: 11052' - 12018', kinh độ Đông: 106045' - 107067'30"
-


Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phƣớc

-

Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh

-

Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai

-

Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh
Với vị trí địa lý nhƣ vậy, Bình Dƣơng có lợi thế là nằm trong vùng kinh tế trọng

điểm phía Nam, trên trục từ TP.HCM đi Bình Phƣớc, Tây Nguyên và đi Campuchia
(qua cửa khẩu Hoa Lƣ); theo hƣớng Tây, từ Bình Dƣơng đi Tây Ninh và Campuchia
(qua cửa khẩu Mộc bài); và từ Bình Dƣơng đi Đồng bằng Sông Cửu Long thuận lợi. Từ
Bình Dƣơng dễ dàng đi ra cửa biển Vũng Tàu và tiếp cận các trung tâm vận tải thủy bộ
và hàng không… của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện nay và trong tƣơng lai.
2.1.1.2. Tài nguyên:

Tài nguyên của tỉnh Bình Dƣơng gồm: tài nguyên đất (diện tích 2.695,22
km2) đƣợc tạo trên nền đất cứng có độ cao 25-30 m so với mặt nƣớc biển; độ dốc ít


12

trung bình 20% là những điều kiện thuận lợi để xây dựng các công trình công nghiệp và
kết cấu hạ tầng có tải trọng lớn cũng nhƣ phát triển nông nghiệp; tài nguyên nƣớc với 3

con sông lớn là sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, Sông Bé; tài nguyên khoáng sản nhƣ cao
lanh (tổng trữ lƣợng khoảng 256 triệu tấn), sét gạch ngói (tổng trữ lƣợng khoảng 629
triệu m3), đá xây dựng (tổng trữ lƣợng khoảng 220 triệu m3), cát xây dựng (tổng trữ
lƣợng khoảng 25 triệu m3)…
2.1.1.3. Nguồn nhân lực:

Dân số trung bình của tỉnh năm 2009 là 1.497.117 ngƣời. Tốc độ tăng dân số
trong mấy năm gần đây tăng khá nhanh. Mức độ tăng dân số tự nhiên trung bình là 5%
trong đó nhóm tuổi tăng dân số nhanh nhất là từ 20 -24 tuổi. Nguyên nhân là
do dòng di chuyển dân từ các tỉnh khác đến làm việc tại các khu công nghiệp của tỉnh.
Về cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng trong các
ngành công nghiệp: năm 2005 chiếm 51,59%; năm 2006 tăng lên 54,29%, năm 2007
chiếm 56,57% năm 2008 chiếm 57,48% và năm 2009 chiếm 58,84% tổng số lao động
đang làm việc trong đó lao động địa phƣơng chỉ chiếm khoảng 2/3 tổng số lao động của
tỉnh. Lao động hoạt động trong lĩnh vực tài chính- tín dụng chỉ chiếm 0,26% trong tổng
số lao động , trong đó lao động địa phƣơng chỉ chiếm khoảng 0,18% trong tổng số lao
động tại địa bàn.
2.1.1.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng

* Giao thông:
Mạng lƣới giao thông của tỉnh về cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu vận tải.
Đường bộ: hệ thống đƣờng giao thông khá phát triển. Đặc biệt Quốc lộ 13 trên
địa bàn tỉnh đã đạt chất lƣợng cao từ Ngã tƣ Bình Phƣớc đến cầu Tham Rớt tiếp giáp
tỉnh Bình Phƣớc. Các trục đƣờng ngang, tỉnh lộ đang đƣợc nâng cấp, mở rộng và xây
dựng mới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống đƣờng ôtô đến
trung tâm các phƣờng, xã đạt 100% từ năm 2002; trong đó có 78/89 phƣờng, xã đã
có đƣờng nhựa, bêtông; còn lại 11 xã có đƣờng cấp phối đến trung tâm xã.
Đường sông: sông ngòi đi qua địa bàn tỉnh Bình Dƣơng dài 402.13km. Ngoại trừ
2 tuyến sông Đồng Nai từ Hiếu Liêm về Thạnh Phƣớc (Tân Uyên) và sông Sài Gòn



13

từ Dầu Tiếng về Thuận An dài 201,4 km có thể khai thác vận tải sông, còn các sông
khác (Sông Bé: 104,6km, sông Thị Tính 15,8km…) nói chung lƣu lƣợng nƣớc về
mùa khô rất ít, không có khả năng khai thác vận tải. Việc phát triển giao thông
thuỷ ở Bình. Dƣơng không thuận lợi vì các tuyến ngắn, sông Sài Gòn bị hạn chế bởi
tỉnh không của cầu Bình Lợi, cầu sắt Lái Thiêu, không đáp ứng cho ghe tàu có tải trọng
trên 100 tấn.
Đường sắt: tuyến đƣờng sắt Bắc – Nam có 8 km đi qua địa bàn tỉnh Bình Dƣơng
(khu vực Dĩ An). Tuyến Dĩ An - Lộc Ninh: trƣớc đây tuyến này đã hoạt động. Trong
chiến tranh đã bị phá huỷ nay chƣa khôi phục lại. Theo dự kiến tuyến này nằm trong Dự
án đƣờng sắt Xuyên Á, sẽ đƣợc cải tiến.
* Cấp điện:
Nguồn điện: nguồn điện lƣới quốc gia: gồm các tuyến cao thế và các trạm biến
thế trung gian 500KV, 220KV, 110KV. Nguồn điện tại chỗ chỉ có nhà máy điện
VSIP MVA nằm trong Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore.
Lƣới điện: Hệ thống đƣờng dây gồm 66KV, 110KV, 220KV. Trạm biến
áp 110KV, 220KV và nhà máy điện Việt Nam – Singapore.
Lƣới phân phối: Tuyến trung thế: tổng chiều dài đƣờng dây trung thế là 1.400 km
năm 2000. Các tuyến trung thế vận hành ở cấp điện áp 15KV, 22KV, 35KV. Tuyến hạ
thế: tổng chiều dài toàn tỉnh là 977,2 km. Đến nay 100% xã, phƣờng,thị trấn có điện.
* Bƣu điện:
Năm 2007 giá trị sản xuất của ngành bƣu điện đạt 606 tỷ đồng, năm 2008 đạt
729 tỷ đồng và đến năm 2009 là 1.214 tỷ đồng.
Năm 2009, toàn tỉnh có 100% cơ sở thông tin với kỹ thuật số hoá và tổng đài kỹ
thuật số. có 116 tổng đài điện thoại, với 317.384 máy điện thoại, đạt 21 máy/100 dân.
Hệ thống điện thoại tới tất cả các phƣờng xã. Thị xã Thủ Dầu Một có thể liên lạc bằng
telex, fax, điện thoại, gentex, truyền dẫn số liệu… tự động hoá hai chiều theo tiêu
chuẩn quốc tế đến các nơi trong tỉnh, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong

nƣớc và quốc tế.
* Cấp nƣớc:
Nƣớc mặt: Sông Đồng Nai có khả năng khai thác 200.000 m3/ngày. Sông Sài


14

Gòn có khả năng khai thác 150.000 – 300.000 m3/ngày. Hồ Phƣớc Hoà sức chứa 250
triệu m3, dự kiến khai thác 300.000 m3/ngày.
Nƣớc ngầm: trữ lƣợng lớn, chất lƣợng tốt, độ sâu trung bình 30 – 50m. Trữ lƣợng
tiềm năng 55.000 m3/ngày. Trữ lƣợng khai thác công nghiệp 15.000 m3/ngày.
Hệ thống cấp nƣớc đô thị: hiện nay hệ thống cấp nƣớc tập trung gồm: Nhà máy
thị xã Thủ Dầu Một, Dĩ An, Mỹ Phƣớc, Lái thiêu, An Thạnh, Uyên Hƣng, Dầu Tiếng,
Phƣớc Vĩnh.
Cấp nƣớc nông thôn: chủ yếu dùng nƣớc giếng và nƣớc sông.
* Thuỷ lợi:
Ngành thuỷ lợi đã tiến hành nâng cấp, sửa chữa, xây mới nhiều công trình thủy
lợi: hồ Đá Bàn tƣới 500 ha, hồ Cần Nôm tƣới 350 ha, hồ Suối Giai tƣới 700 ha, đập
Suối Sâu tƣới 250 ha, 6 trạm bơm của huyện Tân Uyên tƣới 720 ha; hệ thống đê
bao ven sông Sài Gòn, thị xã Thủ Dầu Một và huyện Bến Cát (tƣới tiêu – ngăn mặn
2.190 ha); kênh tiêu thoát nƣớc Bình Hòa; hệ thống tiêu thoát nƣớc cho KCN Sóng
Thần – Bình Hoà. Kết quả là công tác phục vụ tƣới tiêu đƣợc đẩy mạnh.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dƣơng các năm 2006-2009:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 04 năm 2006 - 2009
Chỉ tiêu

STT
1

Tổng sản phẩm trong nƣớc ( GDP)


3

2006

2007

2008

2009

Tỷ đồng

18.434

22.633

27.926

34.543



Công nghiệp, xây dựng

Tỷ đồng

11.817

14.572


18.099

21.530



Nông, lâm, ngƣ nghiệp

Tỷ đồng

1.294

1.442

1.592

1.817



Dịch vụ

Tỷ đồng
Triệu
đồng

5.323

6.619


8.235

11.196

15,31

17,32

19,91

23,07

%

100,00

100,00

100,00

100,00

GDP bình quân đầu ngƣời/năm
2

ĐVT

Cơ cấu GDP



Công nghiệp, xây dựng

%

64,10

64,40

64,80

62,30



Nông, lâm, ngƣ nghiệp

%

7,00

6,40

5,70

5,30



Dịch vụ


%

28,90

29,20

29,50

32,40

Tỷ đồng

15.521,30

17.595,64

22.114,18

23.476,62

Tổng đầu tƣ toàn xã hội


15

Trong đó:

4


5

Tỷ đồng

1.296

1.348

1.388

2.584

Vốn tín dụng

Tỷ đồng

518

604

951

1.088

Vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp

Tỷ đồng

3.671


4.603

6.752

7.012

Vốn của dân và tƣ nhân

Tỷ đồng

1.057

1.259

1.498

1.427

Vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài

Tỷ đồng

8.934

9.734

11.470

11.310


Vốn khác

Tỷ đồng

46

48

55

56

Cơ cấu tổng đầu tƣ toàn xã hội

%

100,00%

100,00%

100,00%

100,00%



Ngân sách nhà nƣớc

%


8,35%

7,66%

6,28%

11,01%



Vốn tín dụng

%

3,33%

3,43%

4,30%

4,63%



Vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp

%

23,65%


26,16%

30,53%

29,87%

 Vốn của dân và tƣ nhân
 Vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc
ngoài

%

6,81%

7,15%

6,77%

6,08%

%

57,56%

55,32%

51,87%

48,17%


 Vốn khác
Xuất, nhập khẩu

%

0,30%

0,27%

0,25%

0,24%

4.028

5.347

6.610

6.994

3.414

4.911

6.224

5.736

614


436

386

1.258

%

15,25

8,15

5,83

17,99

Tỷ đồng

5.983,97

8.735,26

11.647,70

14.218,00

Tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn
Chênh lệch xuất- nhập khẩu
% so sánh với xuất khẩu


7

-

Ngân sách nhà nƣớc

Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn

6

-

Thu ngân sách trên địa bàn trong đó:

Triệu
USD
Triệu
USD
Triệu
USD



Thuế xuất nhập khẩu

Tỷ đồng

1.976


3.092

3.423

3.500



Thu từ KT trung ƣơng

Tỷ đồng

470

495

630

1.199



Thu từ KT địa phƣơng

Tỷ đồng

4.391

6.777


9.045

10.594



Thu từ KT có vốn ĐTNN

Tỷ đồng

1.123

1.464

1.973

2.425

Tỷ đồng

2.608

2.813

3.593

5.587

Tỷ đồng


1.214

1.127

1.403

2.785

Ngƣời

1.203.676

1.307.000

1.402.659

1.497

Chi ngân sách địa phƣơng


Trong đó: Chi đầu tƣ phát triển

8

Dân số trung bình

9
1
0


Mức giảm tỷ lệ sinh

%

15,44

15,24

14,83

14,43

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%

10,80

10,56

10,11

10,04

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2009[ ]


16


Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình hoạt động của các DN tại Bình Dƣơng.

STT
I
1
2
a
b
c
d
e
3
a
b
II
1
2
a
b
c
d
e
3
a
b
III
1
2
a
b

c
d
e
3
a
b
IV
1
2
3
V

Chỉ tiêu
Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất
kinh doanh
Doanh nghiệp nhà nƣớc
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
trong đó:
Tập thể
Tƣ nhân
Cty TNHH Tƣ nhân
Công ty CP có vốn nhà nƣớc

ĐVT

Công ty CP không có vốn nhà nƣớc
Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài
100% vốn nƣớc ngoài
Doanh nghiệp liên doanh

Vốn sản xuất kinh doanh bình quân
của các doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nƣớc
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Tập thể
Tƣ nhân
Cty TNHH Tƣ nhân
Công ty CP có vốn nhà nƣớc
Công ty CP không có vốn nhà nƣớc
Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài
100% vốn nƣớc ngoài
Doanh nghiệp liên doanh
Giá trị tài sản cố dịnh và đầu tƣ tài
chính dài hạn của các doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nƣớc
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Tập thể
Tƣ nhân
Cty TNHH Tƣ nhân
Công ty CP có vốn nhà nƣớc
Công ty CP không có vốn nhà nƣớc
Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài
100% vốn nƣớc ngoài
Doanh nghiệp liên doanh
DN theo tiêu chí vốn dƣới 10 tỷ
đồng
Doanh nghiệp nhà nƣớc
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài
DN theo tiêu chí lao động dƣới 300
lao động

Năm 2006
Số liệu
Tỉ trọng

Năm
2007
Số liệu

Tỉ trọng

Năm 2008
Số liệu
Tỉ trọng

DN
DN

3.598
47

100,00%
1,31%

4.383
53


100,00%
1,21%

5.321
60

100,00%
1,13%

DN
DN
DN
DN
DN

2.694
53
1.033
1.477
15

74,87%
1,47%
28,71%
41,05%
0,42%

3.311
53

1.126
1.925
21

75,54%
1,21%
25,69%
43,92%
0,48%

4.116
70
1.248
2.495
26

77,35%
1,32%
23,45%
46,89%
0,49%

DN

116

3,22%

186


4,24%

277

5,21%

DN
DN
DN

857
801
56

23,82%
22,26%
1,56%

1.019
959
60

23,25%
21,88%
1,37%

1.145
1.101
44


21,52%
20,69%
0,83%

Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng

115.293
14.253
45.799
581
10.803
23.007
1.309

100,00%
12,36%
39,72%
0,50%
9,37%
19,96%
1,14%

163.375
20.416

58.567
748
4.622
30.128
1.746

100,00%
12,50%
35,85%
0,46%
2,83%
18,44%
1,07%

218.367
29.947
77.213
1.124
5.725
33.362
2.617

100,00%
13,71%
35,36%
0,51%
2,62%
15,28%
1,20%


Tỷ đồng

10.099

8,76%

21.323

13,05%

34.385

15,75%

Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng

55.241
46.248
8.993

47,91%
40,11%
7,80%

84.392
73.012
11.380


51,66%
44,69%
6,97%

111.207
100.982
10.225

50,93%
46,24%
4,68%

Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng

51.834
4.948
15.288
269
1.572
9.277
442

100,00%
9,55%

29,49%
0,52%
3,03%
17,90%
0,85%

72.691
8.583
22.029
283
1.835
11.342
580

100,00%
11,81%
30,30%
0,39%
2,52%
15,60%
0,80%

98.423
12.022
31.908
513
2.128
13.892
1.337


100,00%
12,21%
32,42%
0,52%
2,16%
14,11%
1,36%

Tỷ đồng

3.728

7,19%

7.989

10,99%

14.038

14,26%

Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng

31.598
28.081
3.517


60,96%
54,17%
6,79%

42.079
38.162
3.917

57,89%
52,50%
5,39%

54.493
51.872
2.621

55,37%
52,70%
2,66%

DN
DN
DN

2.350
11
2.140

65,31%
0,31%

59,48%

2.797
6
2.588

63,81%
0,14%
59,05%

3.434
7
3.223

99,93%
0,13%
93,86%

DN

199

5,53%

203

4,63%

204


5,94%

DN

3.097

86,08%

3.802

86,74%

4.689

88,12%


17

Doanh nghiệp nhà nƣớc
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài

1
2
3

DN
DN


22
2.522

0,61%
70,09%

27
3.109

0,62%
70,93%

35
3.890

0,66%
73,11%

DN

553

15,37%

666

15,20%

764


14,36%

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2009[ ]
Bảng 2.3: Chỉ tiêu tổng sản phẩm toàn địa bàn các năm 2006-2009
ĐVT: Tỷ đồng

STT

Tổng sản phẩm theo
thành phần kinh tế

Năm 2006
Số liệu

Năm 2007

Tỉ trọng

Số liệu

Tỉ trọng

Số
liệu

Năm 2008
Tỉ trọng

Năm 2009

Số liệu

Tỉ trọng

1

Nhà nƣớc

4.608

25,00%

6.155

27,19%

7.560

27,07%

9.783

28,32%

2

Ngoài nhà nƣớc

4.041


21,92%

5.000

22,09%

6.201

22,21%

7.641

22,12%

3

Có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

7.705

41,80%

8.939

39,50%

10.988

39,35%


13.061

37,81%

18.434

100,00%

22.633

100,00%

27.926

100,00%

34.543

100,00%

Tổng cộng

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2009[ ]

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của tỉnh đến năm 2009 đạt 34.543 tỷ đồng,
bằng 187% so với năm 2006 (18.434 tỷ đồng). Trong 5 năm qua, Bình Dƣơng liên tục
có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao gấp đôi tốc độ tăng trƣởng của cả nƣớc, đạt mức bình
quân 13,6%/năm ở thời kỳ 2006 - 2010. Điều đó cho thấy Bình Dƣơng đang là tỉnh có
nền kinh tế năng động, có tốc độ tăng trƣởng rất cao.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời liên tục tăng nhanh qua các năm từ 15,31 triệu

đồng/ngƣời năm 2006 lên 23,07 triệu đồng/ngƣời năm 2009.
Bình Dƣơng đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ theo hƣớng tăng tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đặc biệt là tỷ trọng công nghiệp
ngày càng lớn và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu kinh tế, trung bình chiếm trên
64% tỷ trọng cơ cấu GDP. Dịch vụ tuy có tăng về số tuyệt đối nhƣng khá ổn định về
mặt tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế, tăng từ 28,9% năm 2006 lên 32,40% năm 2009. Tỷ
trọng nông nghiệp giảm dần và chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, chủ
yếu là công nghiệp. Cơ cấu kinh tế nhƣ trên cho thấy Bình Dƣơng cơ bản là tỉnh phát
triển công nghiệp.
Tổng đầu tƣ toàn xã hội năm 2009 đạt 23.476 tỷ đồng, bằng 151% vốn đầu tƣ
năm 2006 (15.521 tỷ đồng). Trong đó các nguồn vốn đầu tƣ chiếm đa số nhƣ


×