Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO ĐẢM AN TOÀN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KTNQD TẠI NHCT ĐỐNG ĐA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.02 KB, 7 trang )

CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO ĐẢM AN TOÀN TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI KTNQD TẠI NHCT ĐỐNG ĐA.
I/ CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHCT ĐỐNG ĐA:
1/ Chú trọng hơn nữa công tác thẩm định khách hàng.
Nhận thấy mối quan tâm hàng đầu của các NHTM và khả năng trả nợ và lãi
vay đúng hạn là kết quả kinh doanh của người vay chứ không phải là việc phát mại
tài sản để thu hồi nợ. Đó là: Khi cấp phát tiền vay, cán bộ tín dụng nên tiến hành
phân tích tín dụng kỹ lưỡng đối với khách hàng. Đặc biệt cần nghiên cứu kỹ càng
các trình độ, kinh tế, kỹ thuật, năng động sáng tạo của người giám đốc.
Ngoài những việc lập hồ sơ theo dõi việc cho vay vốn và trả nợ của khách
hàng cán bộ tín dụng nên định kỳ kết hợp với các bộ thông tin phân tích rủi ro,
phân loại, đánh giá đúng mức độ tín nhiệm của từng khách hàng. Việc làm này
thường xuyên sẽ giúp cán bộ tín dụng sâu sát được tình hình sản xuất kinh doanh
và tài chính của đơn vị vay vốn... Trên cơ sở đó, mở rộng hình thức cho vay tín
chấp đối với khách hàng có kết quả kinh doanh tốt, có thu nhập ổn định, đảm bảo
trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.
2/ Cần đảm bảo tài sản thế chấp có đầy đủ điều kiện pháp lý cần thiết:
a/ Giấy tờ sở hữu tài sản thế chấp.
Trong số những tài sản là nhà cửa mà khách hàng muốn dùng để thế chấp vay
vốn nhưng không đủ giấy tờ sở hữu gốc, có thể có những nhà cửa chính phủ nhưng
do giấy tờ bị mất, do thừa kế, mua đi bán lại nhiều lần, cơi nới. .. Những trường
hợp này về nguyên tắc ngân hàng không giải quyết trong khi nhu cầu cần vốn của
họ là rất cần thiết, mặc dầu tài sản này thực sự là của họ và có giá trị cao nhưng
ngân hàng không thể phát mại tài sản thế chấp được và không tránh được rủi ro
trong trường hợp khách hàng đem tài sản thế chấp ở ngân hàng khác.
Để tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay
vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, UBND thành phố Hà Nội cần sớm phối hợp
với các ngành liên quan tổ chức một cuộc tổng điều tra thống kê về nhà ở của dân,
cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu để hợp pháp hoá tài sản của họ giúp họ có đủ
thủ tục pháp lý khi làm hồ sơ vay vốn ngân hàng.
b. Tài sản thế chấp phải có điều kiện bảo đảm an toàn:


Do đặc điểm của hình thức thế chấp là tài sản thế chấp vẫn cho người đi vay
bảo quản sử dụng, nên ngân hàng cần có những quy định để bảo đảm an toàn vốn
cho ngân hàng. Toàn bộ công trình được sửa chữa nâng cấp xây dựng trên diện tích
mặt bằng của ngôi nhà đã thế chấp đều thuộc tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng
theo điều kiện mà khách hàng đã cam kết.
Đối với những tài sản là động sản như xe máy, phương tiện vận tải...
Ngân hàng phải yêu cầu có bảo hiểm. Cán bộ tín dụng nên kiểm tra đánh giá
tài sản thế chấp trong từng trường hợp cụ thể để yêu cầu mức bảo hiểm phù hợp.
Trên thực tế khách hàng rất ngại mua bảo hiểm vì sợ tốn thêm 1 khoản tiền nữa
làm cho chi phí vay vốn ngân hàng trở nên cao hơn. Do đó ngân hàng có thể yêu
cầu khách hàng chỉ cần mua bảo hiểm phần tài sản tương ứng với số tiền vay để
bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng.
Ngoài ra trong quá trình khách hàng sử dụng tiền vay của ngân hàng, cán bộ
tín dụng cần thường xuyên kiểm tra việc bảo quản và sử dụng tài sản thế chấp để
kịp thời có biện pháp xử lý trong trường hợp bên vay vốn vi phạm cam kết.
3/ Mở rộng hình thức bảo đảm tín dụng:
Để giúp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn trung và dài hạn để đầu
tư mua sắm máy móc, thiết bị, ngân hàng nên mở rộng hình thức tín dụng thuê
mua.
Tín dụng thuê mua là loại tín dụng trung và dài hạn, không phải nhận bằng
tiền mà là tài sản, phương thức thanh toán là trả dần (trả góp) khi thanh toán lại chủ
yếu dưới hình thức tiền tệ. Tín dụng thuê mua được đảm bảo chắc chắn, an toàn
hơn hình thức thế chấp tài sản. Người thuê mua sau thời gian sử dụng có thể mua
lại. Đặc điểm nổi bật của loại tín dụng thuê mua là máy móc, thiết bị phù hợp theo
yêu cầu cảu sử dụng của người thuê, nên các nhà doanh nghiệp phát huy được tính
sáng tạo và bảo đảm chất lượng sản phẩm làm ra, khả năng tiêu thụ nhanh nên sản
xuất kinh doanh có hiệu quả. Các doanh nghiệp có thể đầu tư đổi mới thiết bị, mở
rộng sản xuất mà không cần có vốn tự có tham gia như cho vay trung và dài hạn
thông thường. Trong khi đó, để một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả
và có đủ tài sản thế chấp là hai điều kiện khó khi cần vay trung và dài hạn nhằm

hiện đại hoá máy móc thiết bị, cải tiến dây chuyền sản xuất.
Việc áp dụng phương thức tín dụng thuê mua có thể giải quyết phần khó khăn
khi vay trung và dài hạn. Vì dưới phương thức thuê mua này chỉ cần doanh nghiệp
sản xuât kinh doanh có hiệu quả, điều kiện thế chấp được đặt ở hàng thứ yếu vì bản
chất của phương thức tín dụng thuê mua đã bao hàm tài sản thế chấp ở trong hợp
đồng thuê mua. Đây là phương thức bảo đảm chặt chẽ, vừa có lợi cho doanh
nghiệp, vừa an toàn vốn vay cho ngân hàng. Tuy nhiên để phương thức này được
mở rộng thì đòi hỏi phải có vốn dài hạn, mà huy động vốn ở ngân hàng lại đa phần
là ngắn hạn. Do vậy ngân hàng nên cải tiến công tác huy động vốn, để đáp ứng
được nhu cầu vay trung dài hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
4. Tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất và con người.
Việc mở rộng quan hệ tín dụng với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh dẫn tới
hàng ngàn khách hàng quan hệ với ngân hàng, do đó ngân hàng phải quản lý một
khối lượng lớn hồ sơ, ngân hàng cần nhanh chóng đưa chương trình quản lý hồ sơ
vay vốn của khách hàng vào xử lý trên hệ thống máy vi tính. Thiết bị này sẽ bảo
đảm và cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết giúp cán bộ tín dụng trong việc
kiểm tra, đánh giá chính xác khách hàng để có biện pháp cho vay thích hợp. Trình
độ của cán bộ ngân hàng còn chưa đáp ứng cho yêu cầu của phát triển hoạt động
ngân hàng hiện nay và trong tương lai. Kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi
các cán bộ tín dụng ngân hàng không chỉ giỏi việc chuyên môn mà còn phải am
hiểu về các lĩnh vực như pháp luật, kinh tế, xã hội. Hiện nay ngân hàng đã có
chương trình đào tạo lại cán bộ, tuy nhiên để đáp ứng kịp thời yêu cầu hiện đại hoá
ngân hàng, đòi hỏi mỗi người phải tự trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ.
Mức thâm nhập của tín dụng ngân hàng vào khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh còn hạn chế. Do đó ngân hàng cần phải sớm đưa ra các phương thức để phát
huy tính năng động sáng tạo, động viên tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu.
Đồng thời cần có sự khuyến khích bằng lợi ích vật chất xứng đáng cho những cán
bộ tín dụng cho vay có hiệu quả.
II/ CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM:
1/ Việc định giá tài sản thế chấp phải xác thực.

Trong quy định 1187/NHCT - TD ngày 10/10/1997 của Ngân hàng công
thương Việt Nam có hướng dẫn căn cứ định giá đối với những tài sản thế chấp là
nhà cửa, vật kiến trúc và quyền sử dụng đất theo giá thị trường, nhưng không vượt
quá khung giá theo quy định của cơ quan thuế, tài chính, xây dựng của địa phương
và đảm bảo nếu phát mại phải thu hồi được gốc và lãi. Tuy nhiên khung giá Nhà
nước hiện hành là thấp. Nếu mọi trường hợp đều áp dụng chặt chẽ như vậy sẽ dẫn
đến cho vay được ít nhất hoặc mất khách hàng. Do vậy ngân hàng Công thương
Việt Nam xây dựng một biểu giá phù hợp dựa vào giá cả thị trường và khung giá
Nhà nước để là căn cứ cho cán bộ tín dụng định giá tài sản.
Đề nghị Ngân hàng Công thương Trung ương cho phép định giá thêm "giá trị
quyền thuế đất" bằng 50% giá quy định hiện hành tại khung giá Nhà nước trong
trường hợp tài sản thế chấp là nhà xưởng xây dựng trên đất thuê của Nhà nước vì
trong chỉ thị 18 Thủ tướng cho phép được chuyển quyền thuê đất sang người mua
trong trường hợp phát mại tài sản thế chấp.
2/ Cần lập các chương trình thông tin tín dụng để phòng ngừa rủi ro ở
các địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng vay.
Lập chương trình phòng ngừa rủi ro theo các dạng như tập hợp những người
cùng họ tên, cùng chứng minh thư, cùng địa chỉ dùng tài sản vay nhiều nơi để có
biện pháp ngăn ngừa rủi ro xảy ra.
3/ Cần hình thành quỹ bảo hiểm tín dụng:
Kinh doanh tiền tệ thường đi đôi với rủi ro lớn. Do đó để giảm bớt rủi ro cho
hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại trong cơ chế thị trường, nên hình
thành quỹ bảo hiểm tín dụng. Nguồn thu của quỹ là một tỷ lệ nhất định của phần
vốn được bảo hiểm và bảo đảm đủ để bảo tồn, tăng trưởng quỹ nhằm bù đắp những
rủi ro mất mát có thể xảy ra cho người đi vay và người cho vay.
III/ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC
1/ Nhà nước sớm ban hành chính sách cụ thể về việc cho thuê đất hoặc có thể
giao đất trong một thời gian dài để ổn định đối với các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh yên tâm đầu tư vốn kinh doanh.
Đương nhiên mọi vấn đề xây dựng nhà máy, lắp đặt dây chuyền công nghệ có

liên quan đến môi trường, cảnh quan phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt
quy hoạch và cho phép xây, làm được như vậy chính là tạo môi trường lành mạnh
giúp các tổ chức tín dụng yên tâm đầu tư hỗ trợ phát triển nền kinh tế ngoài quốc
doanh.
2/ Ngân hàng nhà nước sớm trình lên chính phủ và quốc hội về việc ban hành
luật thế chấp tài sản và những văn bản hướng dẫn việc xác định quyền sở hữu tài
sản, đặc biệt về nhà cửa, máy móc thiết bị và quyền sử dụng đất. Ngoài ra do thiếu
môi trường pháp lý an toàn đã khiến cho hoạt động tín dụng của ngân hàng hiện
nay còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh luật thế chấp, Quốc hội cần tiếp tục cho ra
đời một số đạo luật có liên quan đến hoạt động của ngân hàng như luật thương mại,
luật bảo lãnh. Trên cơ sở được pháp luật ủng hộ, tạo điều kiện cho Ngân hàng mở
rộng quy mô hoạt động của mình.
3/ Nhà nước phải có 1 quy định buộc các ngân hàng thương mại, tổ chức tín
dụng và công ty tài chính chịu sự giám sát của hệ thống kiểm toán quốc gia. Hơn
nữa phải có công ty chuyên trách kiểm toán riêng cho ngành ngân hàng. Kết quả
kiểm toán nhất thiết phải được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin
đại chúng và phải chịu trách nhiệm về kết quả công bố đó.
4/ Cần có các công ty dịch vụ đánh giá tài sản thế chấp vốn vay. Công ty dịch
vụ đánh giá tài sản hoàn toàn chịu trách nhiệm vật chất về việc đánh giá sai tài sản
thế chấp. Việc này ta mới có công chứng xác nhận quyền ở hữu của chủ tài sản mà
thôi.
5/ Tại quy định 198/QĐ - NH4 ngày 19/6/1997 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Tổng giám đốc các ngân hàng thương mại
đều quy định một trong các điều kiện cho vay vốn của doanh nghiệp ngoài quốc
doanh là phải tuân thủ chế độ kế toán thống kê của Nhà nước. Tuy nhiên qua thực
tế thanh tra kiểm tra của các cấp, các ngành đều tổng kết các doanh nghiệp ngoài

×