Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

HIỆN đại HOÁ TRONG THƠ 1932 – 1945 QUA SÁNG tác của XUÂN DIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.07 KB, 19 trang )

HIỆN ĐẠI HOÁ TRONG THƠ 1932 – 1945 QUA SÁNG TÁC
CỦA XUÂN DIỆU

Hiện đại hoá và những đổi mới trong giai đoạn 1932- 1945
Khái niệm “ hiện đại hoá”
Hiện đại hoá được hiểu là quá trình làm cho văn học Việt Nam
có tính chất hiện đại, có nhịp bước và hoà nhịp với nền văn học thế
giới.
Nói văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm
1945 đổi mới mạnh mẽ theo hướng hiện đại hoá tức là khẳng định nó
thoát khỏi những đặc trưng của văn học trung đại, tạo nên được những
đặc điểm, tính chất của một nền văn học hiện đại.
Nguyên nhân dẫn tới hiện đại hoá văn học giai đoạn 19321945
Bối cảnh lịch sử văn hoá, xã hội: Đầu thế kỉ 20, thực dân Pháp
xâm lược và đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa, làm cho xã hội
nước ta có nhiều thay đổi: xuất hiện nhiều đô thị và nhiều tầng lớp
mới, nhu cầu thẩm mĩ cũng thay đổi. Nền văn học dần thoát khỏi sự
ảnh hưởng của văn học Trung Hoa và dần hội nhật với nền văn học
phương tây mà cụ thể là nền văn học nước Pháp. Chữ quốc ngữ ra đời
thay cho chữ Hán và chữ Nôm. Nghề báo in xuất bản ra đời và phát
triển khiến cho đời sống văn hóa trở nên sôi nổi.


Chính bản thân nền văn học trong thời kì này cũng nhận thức
được những thách thức mà mình cần đối mặt. Vì vậy việc hiện đại hoá
văn học cũng là nhu cầu của chính nền văn học giai đoạn 1932-1945.
Những biểu hiện của hiện đại hoá văn học giai đoạn 19321945
Ở phần này, tôi xin được trình bày dưới dạng so sánh:
ST

Nội dung



Thời kì trung đại

Thời kì hiện đại

T
1

Quan

niệm - Văn chương chở đạo, - Là một hoạt động

văn học và hệ thơ
thống

nói

chí.

Văn nghệ thuật đi tìm và

thi chương để răn đời.

pháp.

sáng tạo cái đẹp. Văn
chương dùng để hiểu
đời, nhận thức, khám
phá hiện thực.


- Văn học được tách
- Văn, sử, triết bất
phân.

rời, đứng độc lập.
- Thoát ra khỏi quan
điểm thẩm mĩ và hệ

- Tính quy phạm chặt thống ước lệ tượng
chẽ, hệ thống ước lệ trưng.
tượng trưng dày đặc,
tính chất sùng cổ, phi
ngã...


2

Thể loại văn học

Thơ,

cáo,

chiếu, - Biến đổi các thể loại

biểu...

văn học ( thơ, tiểu
thuyết, truyện ngắn)
và xuất hiện những

thể

loại

văn

học

mới( kịch nói, phóng
sự, phê bình văn học).

3

Ngôn ngữ

- Chữ Hán, chữ Nôm

- Chữ quốc ngữ
(thời kì này văn học
còn tồn tại dưới dạng
báo chí, xuất hiện
ngôn ngữ báo chí)

4

Kiểu nhà văn

- Nhà Nho

- Nhà văn nghệ sĩ

mang

tính

chuyên

nghiệp
5

Độc giả

6

Nội dung văn - Ngợi ca tinh thần, - Đặt ra nhiều vấn đề
học

- Các tầng lớp nhà nho

- Các tầng lớp thị dân

chủ nghĩa yêu nước, về đất nước, về cuộc
chủ nghĩa nhân đạo và sống, về con
cảm hứng thế sự.

người

và nghệ thuật
- Văn học đòi hỏi
những


cách

nhìn,


cách nghĩ, tình cảm...
của nhà văn trước
hiện thực đời sống,
con người và nghệ
thuật.
- Nội dung gắn với
vua, chủ nghĩa tôn

- Văn học gắn với
nhân dân.

quân.
7

Chủ thể văn - Cái ta, cộng đồng.

- Cái tôi, cá nhân.

học

Hiện đại hoá trong thơ 1932 – 1945 qua sáng tác của Xuân Diệu
Đầu những năm 30 của thế kỉ 20, văn hoá Việt Nam diễn ra một
cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện một làn sóng
thơ mới với cá tính sáng tác độc đáo. Cuộc canh tân này đi vào lịch sử
văn học với tên gọi Phong trào Thơ mới. Phong trào Thơ mới thu hút

sự quan tâm của đông đảo các nhà thơ. Thơ mới đã thật sự thắng thế
và thơ ca đã bước vào một thời kì mới. Trên thi đàn lần lượt xuất hiện
thêm những ngôi sao và Xuân Diệu là biểu tượng rực rỡ nhất, thể hiện
rõ nhất những hiện đại hoá trong thơ thời kì này.

Thơ trung đại

Thơ hiện đại

Mang đầy đủ những đặc điểm - Phá bỏ các quy phạm chặt chẽ.
thi pháp văn học trung đại.

- Thoát khỏi hệ thống ước lệ mang


tính phi ngã.

Quan niệm về nghệ thuật, thế giới, con người và đổi mới cách tân
về nội dung.
Nhà thơ của trần gian và hiện tại
Thế lữ: “ Xuân Diệu là một người của đời, một người ở
giữa loài người. lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm long
trần gian; ông đã không trốn tránh mà còn quyến luyến cõi đời và lời
nguyền ước của ông có bao nhiêu sức mạnh:
“Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn
Làm dây đa quấn quýt cả tình xuân
Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần
Chân hoá rễ để hút màu dưới dất”
(“Thanh niên”)
Ý thức về sự đổi thay, không có gì là vĩnh viễn sẽ dẫn đến một

quan niệm khác trong thơ Xuân Diệu là khẳng định thực tại, khẳng
định hiện tại. Bởi lẽ mọi vật, mọi sự đều biến dời, thì cái thực tại và
hiện tại có ý nghĩa nhất. Trong thơ Xuân Diệu, có một Xuân Diệu khát
khao với hiện tại, với thực tại, dù đó là một hiện tại mong manh
“Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt”, một thực tại đầy trắc trở: “Chiều tứ
bề không phá nổi trùng vây”... Xuân Diệu say sưa với hiện tại. Ông
đếm từng giây, từng phút của hiện tại vồ dập nó, hưởng thụ nó:


“Em vui đi, răng nở ánh trăng rằm
Anh hút nhụy của mỗi giờ tình tự”
(“Giục giã”)
Say sưa với hiện tại thơ Xuân Diệu có khuynh hướng “vĩnh cửu
hóa” thời hiện tại, mong giữ tất cả lại đừng trôi đi:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
(“Vội vàng”)
Thi sĩ của tuổi trẻ và tình yêu
Khi đứng trên mảnh đất trần gian, bám chặt vào hiện tại,
Xuân Diệu nhận ra rằng hạnh phúc cuộc đời được kết đọng đủ đầy
nhất nơi tuổi trẻ và tình yêu. Bởi vậy ông khao khát kêu gọi mọi người
mau mau tận hưởng cái hạnh phúc ngắn ngủi, hiếm hoi ấy. Ông khẳng
định cái đẹp tươi nguyên, mới mẻ, đầu tiên. Với cái nhìn lãng mạn,
Xuân Diệu nhìn thấy vẻ đẹp của thế giới tràn đầy nơi con người, nơi
tạo vật, nơi cỏ hoa,… Nhưng cái đẹp trong mắt ông phải là cái đẹp
tươi nguyên, mới mẻ, đầu tiên. Chính quan niệm này đã tạo nên cái
nhìn rất trẻ trung trong thơ ông.
Xuân Diệu cũng là người viết nhiều về tuổi trẻ, vì trong quan

niệm của ông, tuổi trẻ cũng là nơi bắt đầu của đời người, và cũng
chính là vẻ đẹp của cuộc đời. Sinh thời, Xuân Diệu đã từng tâm sự với


các bạn thanh niên “ Các bạn thanh niên ạ, các bạn đừng bắt chước
những người già, họ không biết phần ngon nhất cuộc đời chính là tình
yêu và tuổi trẻ”. Trong cảm quan Xuân Diệu, “ phần ngon nhất cuộc
đời”là sự kết hợp hài hoà giữa tình yêu và tuổi trẻ, ở đó dồn kết những
gì tinh tuý nhất của cuộc sống hạnh phúc trên cõi trần gian:
“ Mặt tươi, môi đậm là gã trai tân
Rộn tuổi trẻ dưới ánh đèn ngây ngất
Reo ái tình trong nhịp máu phân vân.”
(“Đêm thứ nhất”)
Đối với các nhà thơ trung đại, ta rất khó có thể tìm kiếm
những vần thơ viết về tình yêu đôi lứa, viết về những niềm ưu tư cá
nhân. Văn học trung đại chủ yếu hướng ngòi bút về những việc lớn
lao, mang tầm vóc lớn lao của cộng đồng, của cái ta chung. Hoặc nếu
có viết về tình yêu thì đó là yêu nước, yêu quê hương, yêu gia đình:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”
(“Nam quốc sơn hà”)
Quan niệm về thế giới đổi thay, nỗi sợ hãi của sự chảy trôi thời gian
Con người là trung tâm của thế giới nhưng con người tồn tại
trong thế giới nào? Theo Xuân Diệu đó là một thế giới đầy biến dời,
đổi thay. Đây cũng chính là quan niệm nghệ thuật đáng chú ý trong
thơ ông. Trong quan niệm của ông hình như không có gì là vĩnh cửu



mà tất cả điều có thể biến dời, từ thiên nhiên cho đến lòng người; từ
cỏ hoa cho đến tình yêu. Trong bài thơ “Đi thuyền” ông ví cuộc đời
này cũng giống như con thuyền đang trôi, mọi vật đổi thay đến không
ngờ:
“Thuyền qua, mà nước cũng trôi,
Lại thêm mây bạc trên trời cũng bay;
Tôi đi trên chiếc thuyền này
Dòng mơ tơ tưởng cũng thay khác rồi.
Cái bay không đợi cái trôi;
Từ tôi phút trước, sang tôi phút này ...”
Càng tha thiết, say mê với cuộc đời, với tuổi trẻ, ý thức được sự
chảy trôi của thời gian ông càng gấp gáp tang cường độ sống bởi “
xuân không dài dằng dặc, tình có bền đâu”. Đây là nhà thơ nhạu cảm
với từng bước đi của thời gian, biến chuyển của thế giới quanh mình,
luôn lo âu và sợ hãi trước sự chảy trôi của thời gian. Một cái nhìn thế
giới đầy đổi thay như vậy tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả là hốt hoảng, “vội
vàng“ trong ứng xử. Thế giới đổi thay, đời người ngắn ngủi, cho nên
phải “vội vàng” :
“ Cho ta xin, cho ta xin sắc đỏ
Xin màu xanh về vẽ lại khung trời
Trời ơi, trời ơi, đâu rồi tuổi nhỏ
Hôm xưa đâu rồi trời ơi, trời ơi”
(“Xuân đầu”)


Một hồn thơ cô đơn
Là người ý thức được sâu sắc về bản ngã của mình diễn ra
cùng lúc với cảm giác đây đủ về nỗi cô đơn. Việc ý thức được về sự
cô đơn là một biểu hiện rõ nét về ý thức cái tôi cá nhân, về sự tồn tại
của bản thân giữa cuộc đời:

“Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta.”
(“Hi – Mã – Lạp – Sơn”)
Càng buồn, càng cô đơn, càng muốn thoát ra khỏi nó. Nhưng
mà biết đâu khi mà “chiều tứ bề không phá nổi trùng vây” của cuộc
đời, đành làm con nai bị chiều đánh lưới, đứng sầu muộn giữa cuộc
đời. Hình ảnh “ con nai bị chiều đánh lưới” ẩn chứa là tất cả những
ray rứt và băn khoăn của một tâm hồn không có lối ra trước cuộc đời.

Cái tôi đó lúc cả tin, lúc đam mê dào dạt, lúc lại tỉnh táo trong
những nhận thức lí trí. Cái tôi ấy rất say mà cũng rất tỉnh:
“Từ ngàn xưa, người ta héo, than ôi!
Vì mang phải những sắc long tươi quá!”
(“Tặng thơ”)
So sánh với các nhà thơ trung đại ta có thể thấy sự khác biệt về
nỗi cô đơn trong thơ Xuân Diệu và nỗi cô đơn trong thơ trung đại.
Nếu trong thơ trung đại, nỗi cô đơn thể hiện ở niềm ưu ái cũ, là cô đơn


khi không thể phò tá giúp vua, nỗi cô đơn vì không được trọng dụng
phải lánh đời… Hay sự bế tắc không lời giải đáp:


Trường sa phục trường sa
Nhật bộ nhất hồi khước
Nhật nhập hành vị dĩ
Khách tử lệ giao lạc ”
(Bãi cát dài lại bãi cát dài

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi)
(“Sa hành đoản ca” – Cao Bá Quát)
Hay
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
(“Độc tiểu thanh kí” – Nguyễn Du)
Thì nỗi cô đơn trong thơ Xuân Diệu có những cung bậc khác
biệt. Xuân Diệu đến với cuộc đời bằng bằng tấm lòng ham sống bồng
bột, bằng khát vọng tình yêu vô biên tuyệt đích. Mang một trái tim
tràn đầy si mê, ông tin tưởng rằng sẽ được mọi người đón nhận, được
đền đáp mọi nhu cầu, khát vọng. Nhưng thực tế phũ phàng, ông hẫng
hụt vì không nơi bấu víu và sớm rơi vào bi kịch của một trái tim hiến
dâng nhầm chỗ. Con người ấy khao khát tìm gặp những tấm lòng rất


bạn, từng mong gửi cả tâm hồn cho những người trẻ tuổi mà nhất là
trẻ lòng ấy vậy mà không được để rồi ngậm ngùi:
“Người si muôn kiếp là hoa núi
Uống nhuỵ long tươi tặng khách hờ”

Những đặc sắc và cách tân về nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu
Cái tôi Xuân Diệu
Có thể thấy cái tôi được thể hiện rõ nét trong thơ Xuân
Diệu. Khác hoàn toàn với thơ trung đại ( không có cái tôi cá nhân cụ
thể) và so với các nhà thơ cùng thời, cái tôi trong sáng tác của Xuân
Diệu mang một màu sắc riêng. Theo Hà Minh Đức “ Những nhà thơ
lớn đều có một cái tôi trữ tình giàu có”, Xuân Diệu đích thị là một nhà
thơ lớn. Cái tôi trong thơ Xuân Diệu luôn được khẳng định, chính bởi
vậy cái tôi ấy khi xuất hiện trong thơ được thể hiện trực tiếp bằng các

đại từ nhân xưng như “ tôi, anh, em, ta ”…. Trong thơ, Xuân Diệu
luôn dùng cái tôi để bày tỏ một cách trực tiếp nhất những cung bậc
cảm xúc của mình:

“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều


Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
( “Vội vàng”)
hay:
“ Anh đã giết em, anh chôn em vào trái tim anh
Từ đây anh không được yêu em ở trong sự thật
Một cái gì đã qua, một cái gì đã mất
Ta nhìn nhau, bốn mắt biết làm sao?
Ôi! Em mến yêu! Em vẫn là người anh yêu mến
nhất
Cho đến bây giờ ruột anh vẫn thắt
Tim anh vẫn đập như vấp thời gian
Nhớ bao nhiêu yêu mến nồng nàn,
Nhớ đoạn đời hai ta rạng rỡ
Nhớ trời đất cho anh mở
Nhớ
Muôn thuở thần tiên.”


Thoát khỏi tính quy phạm
Trong thời kì trung đại, khi làm thơ, nhà thơ bắt buộc phải
chú ý đến tính cô đọng, hàm súc, ước lệ và sùng cổ. Một bài thơ


không thể bày tỏ một cách trực tiếp những suy nghĩa của tác giả đồng
thời phải đảm bảo tính sùng cổ phi ngã:
“ Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
(“Cảnh ngày hè”)
(Câu thơ gắn với một điển tích. Ở Trung Quốc thời cổ đại có một triều
đại lí tưởng (thực chất là một cộng đồng người nguyên thuỷ sống theo
bộ tộc) được đời đời truyền tụng như là một hình mẫu đẹp - thời vua
Nghiêu Thuấn. Vua Thuấn có cây đàn (gọi là Ngu cầm). Vua thường
hay dạo khúc Nam phong trong đó có câu "Nam phong chi thì hề khả
dĩ phụ ngô dân chi tài hề" nghĩa là "gió nam thuận thì có thể làm cho
dân ta thêm nhiều của". Mượn một điển tích, Nguyễn Trãi bày tỏ sự
vui mừng khi thấy được sự no ấm , đủ đầy của nhân dân. Nếu ta
không có những tri thức nền về những điển tích điển cố thì ta rất khó
có thể tiếp nhận lí giải, cắt nghĩa bài thơ. )

Và đến Xuân Diệu ông đã thoát khỏi cái công thức đó, ông
sáng tạo ra những tư duy theo cảm nhận của riêng ông. Đó có thể là
những hình ảnh được ông nâng cấp nó bay bổng, nó đa dạng muôn
màu hơn. Những màu sắc, âm thanh trở nên sống động, phong phú
thoát khỏi tư duy cổ diển đồng thời cũng giúp người đọc ( người đọc
bình dân ) cũng có thể dễ dàng tri nhận:
“ Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm,
Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu



Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều.
Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng.”
(“Xuân Không mùa”)
Thể thơ
- Xuân Diệu sử dụng thơ 7 chữ và sáng tạo thể thơ 8 chữ. So
với thời kì trung đại, thể thơ 7 tiếng được Xuân Diệu sử dụng hoàn
toàn khác. Nếu thất ngôn tứ tuyệt bị ràng buộc bởi những niêm luật
chặt chẽ, giới hạn về câu chữ (thất ngôn tứ tuyệt 4 câu, thất ngôn bát
cú 8 câu), bị ràng buộc bởi quy luật đề - thực – luận – kết thì thơ 7
tiếng của Xuân Diệu không chịu sự ràng buộc của bất cứ một luật nào
và cũng không ràng buộc về số câu:

“ Giơ tay muốn ôm cả trái đất,
Ghì trước trái tim, ghì trước ngực,
Cho đầy trước mặt khoảng cô đơn
Bao la muôn trời, sâu vạn vực.
Làm sao sống được mà không yêu,
Không nhớ, không thương một kẻ nào?
Hãy đốt đời ta muôn thứ lửa!
Cho bừng tia mắt đọ tia sao!”
(“Tuổi nhỏ”)


( Tuy nhiên có thể nhận thấy, thơ 7 chữ của Xuân Diệu vẫn còn chịu
sự ảnh hưởng của thơ cổ điển, thể hiện trong việc chia khổ )

- Thể thơ 8 chữ được Xuân Diệu sử dụng linh hoạt, có thể coi
Xuân Diệu là người sáng tạo ra thể thơ này. Trong lịch sử, thể thơ 8

chữ ta có bắt gặp các đoạn sử, nói lệch, nói đếm… Tuy nhiên phải đến
phong trào thơ mới, thơ 8 chữ mới được khẳng định chỗ đứng. Cấu
trúc một bài thơ 8 tiếng của Xuân Diệu cơ bản tổ chức theo lối tự do,
đa số là những bài dài. Trong thơ 8 chữ ông cho ra đời khái niệm đoạn
thơ. Có những bài được kết cáu theo cả đoạn thơ và khổ thơ.
Câu thơ vắt dòng
Trong thơ cổ điển, dòng thơ và câu thơ đồng nhất với nhau
tạo ra sự âm vang rắn chắc cho bài thơ. Tuy nhiên điều này dẫn đến
việc khi đọc ta sẽ thấy dòng cảm xúc không được tự nhiên.
Đến thơ Xuân Diệu, ông đã sử dụng những câu thơ vắt
dòng một cách linh hoạt. Câu thơ vắt dòng được kết cấu bởi nhiều
dòng thơ thành một câu thơ. Chính vì vậy khi kết cấu sẽ tạo thành
những chữ “ rớt”.
“Hoa nghiêng xuống cỏ trong khi cỏ
cúi xuống làn rêu một túi đầy”
(“Với bàn tay ấy”)
(Trong câu thơ trên Xuân Diệu sử dụng liên từ, điệp từ để nối kết các
dòng thơ. Nhờ vậy, ta cảm giác câu thơ tạo ra những dòng hát cảm xúc


và hình ảnh được gợi lên rõ nét đồng thời cũng thấy được năng lực
miêu tả của câu thơ.)
Thơ hiện diện của nhiều cảm giác và giác quan
Đọc thơ Xuân Diệu ta nhận thấy thơ ông hiện diện rất nhiều
những cảm giác và giác quan. So sánh với với các nhà thơ cùng thời
hoặc các nhà thơ trung đại, thơ của họ chủ yếu khai thác bằng thị giác,
xếp các giác quan đứng cạnh nhau, không bị lẫn vào nhau. Thơ Xuân
Diệu lại có xu hướng tượng trưng, các giác quan được giao thoa, lẫn
vào nhau, từ đây mở đường cho những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”, “khúc nhạc thơm”…:

“Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần,
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm,
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.”
(“Nguyệt cầm”)
Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu và sự tương giao, hoà hợp giữa
con người và thiên nhiên.
Thiên nhiên là cảm xúc vô tận của thi ca. Nhưng trong thơ
truyền thống, thiên nhiên chỉ hiện lên bằng hình ảnh tĩnh tại.Trong thơ
hiện đại từ đầu thế kỷ XX trở đi nhất là phong trào thơ mới 1932 –
1942, thiên nhiên thật sự là tâm trạng, là cảm xúc của thi nhân. Xuân
Diệu đã tạo nên những bức tranh thiên nhiên đẹp, dù vui hay
buồn nhưng bao giờ cũng nhuốm đầy tâm trạng và màu sắc cá thể hoá
rõ rệt. Hai tập “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió” của Xuân Diệu qua


hình ảnh thiên nhiên đã mang đến một thế giới tâm hồn và khả năng
cảm thụ riêng của Xuân Diệu. Xuân Diệu là nhà thơ yêu thiên nhiên
tha thiết , là nhà thơ “say đắm cảnh trời” với tuyên ngôn say đắm bắt
nguồn từ thiên nhiên:

“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”
“Không có cánh nhưng vẫn thèm bay bổng
Đi trong sân mà nhớ chuyện trên trời
Trút ngàn năm trong một phút chơi vơi
Ngắm phong cảnh giữa hai bề lá cỏ”
(Cảm xúc)
Xuân Diệu có một lối cách tân táo bạo, bất ngờ với “Nụ cười xuân”,
“Xuân đầu”, “Xuân rụng”, ông đã tạo ra vẻ tươi tắn về màu sắc, rộn rã

về âm thanh, hài hoà và tình tứ như một nụ cười duyên: “cánh hồng
kết những nụ cười tươi” (“Nụ cười Xuân”). Mùa xuân chính là ý xuân
để so với lòng mình, xuân của Xuân Diệu đồng nghĩa với lòng người,
với tình cảm tươi trẻ:
“Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi
Trong vườn thơm ngát của hồn tôi”
(“Nguyên Đán”)
Sự cách tân táo baọ của Xuân Diệu còn thể hiện trong cảm xúc
khi viết về mùa thu. Thu của Xuân Diệu gắn với mùa của tình ái, tình
yêu, ông gọi là mùa yêu. Trong thơ Xuân Diệu ta vẫn gặp những nét


thu truyền thống, nhưng có lẽ tạo ra màu sắc đau thương như “Đây
mùa thu tới” Thì chỉ có Xuân Diệu:



Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt là vàng”
(Đây mùa thu tới)

Trong thơ, Xuân Diệu luôn khám phá sự tương giao giữa con
người và thiên nhiên và thế giới ngoại cảnh. Ông thổi năng lượng tình
ái ở trong thế giới chủ quan dẫn đến hữu tình hoá trong thế giới khách
quan:
“Lá như con mắt cụm mây nhìn;
Trái tựa hình tim, chim hót xin.
Gió ấy đầu hoa ngang ngửa thắm:

Nhị vàng hoa cạnh liếc hoa bên.”
(“Lưu học sinh”)
( Trong thơ, ông biến thiên nhiên thành vẻ đẹp thân thể của con người.
Biến thiên nhiền thành một người tình để chiếm hữu, giao cảm, tình
tự)
Nhạc tính và hệ thống động từ mạnh
- Nhạc tính: Nhạc tính được khai mở từ câu thơ bắt dòng, thơ tượng
trưng dẫn đến những âm thanh vô hình trở nên hữu hình.


- Hệ thống động từ mạnh: Xuân Diệu sử dụng một loạt những động từ
mạnh, trường nghĩa chung của nó thường chỉ sự chiếm lĩnh và năng
lực đồng hoá thế giới qua đó thể hiện sự khát khao giao cảm với sự
sống, với cuộc đời: (“ ôm, cắn,…”)



×