1
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRANG TRÍ LỚP HỌC THÂN THIỆN
Ở LỚP 5/9 TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN PHONG B
NĂM HỌC 2018-2019
PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Bối cảnh của giải pháp
Trong những năm qua Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phát động phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực” rộng khắp trên cả
nước, trong đó thực hiện nhiều hoạt động phong phú như: “Trang trí lớp học
thân thiện”; “Xây dựng kỉ luật lớp học tích cực”,… Những hoạt động này đã
góp phần không nhỏ trong việc xây dựng con người mới năng động, sáng tạo,
biết sẻ chia và hợp tác, hình thành nhiều kĩ năng sống ngay từ thời niên thiếu;
góp phần giúp học sinh phát triển năng lực, góp phần tạo nên sự năng động
trong học tập, sinh hoạt hiện tại và sau này.
Trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực”,
một nội dung không kém phần quan trọng là trang trí trường, lớp xanh hơn, sạch
hơn, đẹp hơn; bảo đảm trường sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát, lớp học đủ ánh
sáng, thoáng đãng….
Như chúng ta đã biết một môi trường giáo dục tốt sẽ giúp học sinh phát
triển nhân cách tốt. Việc trang trí lớp học thân thiện, sáng tạo sẽ giúp học sinh
hứng thú đến lớp, yêu trường, yêu lớp, có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp và
học tập tích cực hơn.
Thực tế nhiều năm nay, việc trang trí lớp học thân thiện được thực hiện ở
nhiều trường tiểu học, mỗi trường, mỗi lớp đều có sự đầu tư làm cho lớp học có
nhiều màu sắc, giúp học sinh có cảm giác hưng phấn khi bước chân vào lớp học
hàng ngày.
Tuy nhiên việc định hướng để các lớp học có những nét chung mà vẫn
đảm bảo những đặc thù riêng của mỗi lớp vẫn chưa đượm quan tâm sâu sát ở
nhiều trường, dẫn đến vẫn có những hạn chế như:
- Có những lớp trang trí màu mè, rườm rà quá dẫn đến phản tác dụng cho
việc tích hợp giữa mục tiêu học tập, rèn luyện các kĩ năng của học sinh.
- Ở nhiều trường, việc trang trí lớp chỉ được thực hiện rầm rộ vào đầu
năm học, sau đó không được cập nhật nên dần dần bị quên lãng, học sinh thấy
nhàm chán. Hoặc việc mỗi năm đều tổ chức thi trang trí lớp, tuy tạo được động
lực thúc đẩy giáo viên quan tâm trang trí lớp theo yêu cầu, song vô hình chung
lại dẫn đến sự lãng phí, vì mỗi người có sự cảm nhận thẩm mĩ khác nhau, nên đã
thi thì phải cố gắng tìm tòi sáng tạo những biểu mẫu mới lạ, …, do đó khi nhận
phòng học mới, một số giáo viên chủ nhiệm thường cho sơn sửa toàn bộ tường
lớp, thay hầu hết bảng biểu, …
2
2/ Lí do chọn giải pháp
Đối với trẻ em, mái trường là chỗ dựa tinh thần bền vững, tin cậy và có
sức hấp dẫn nhất. Một minh chứng nhói lòng cho sức hấp dẫn nhất đó: Mới đây,
nhiều bài báo đã viết về em bé ở Quảng Bình với ước mơ đến trường- điều mà
với hầu hết mỗi người là cực kì đơn giản, nhưng với em lại là ước mơ to lớn
song có lẽ không thể thực hiện được: “Chứng kiến cảnh em bé mới 3 tuổi bị ung
thư tủy đã di căn ngày ngày đeo cặp đi quanh bệnh viện với ước mơ nhỏ bé là
được đến trường, nhiều người không thể cầm nước mắt…”.
Trường học hấp dẫn trẻ con thế đó. Nhưng như đã nói ở trên, thực tế một
số lớp không gian lớp học ít tạo nên sức hấp dẫn cho học sinh, hoặc lâu ngày
các em thấy nhàm chán, chủ yếu thấy vui vì gặp bạn, được nô giỡn,...
Vậy phải làm thế nào cho trẻ em yêu thích không gian lớp học của mình,
coi lớp học như ngôi nhà chung, ngôi nhà thứ hai, và các em thấy được mỗi
ngày đến trường, đến lớp là một ngày vui, bản thân các em thêm yêu trường yêu
lớp, gắn bó với ngôi nhà chung đó?
Làm thế nào để việc trang trí lớp học an toàn, đẹp mắt, phù hợp với đặc
điểm tâm lí học sinh, giúp các em nâng cao nhận thức thẩm mĩ và ý thức gìn giữ
trường lớp sạch đẹp?
Làm thế nào để trong lớp học, trẻ được tiếp thu tri thức trong một bầu
không gian thân thiện, gần gũi như ở gia đình, điều đó góp phần giúp trẻ hứng
thú trong học tập và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục?
Là một giáo viên chủ nhiệm, các câu hỏi nêu trên đều cần phải giải quyết,
là vấn đề thiết thực gắn với công tác chủ nhiệm lớp. Vì thế, tôi chọn đề
tài“Trang trí lớp học thân thiện” để nghiên cứu các giải pháp, áp dụng thực tế
trong năm học 2018-2019 tại lớp 5/9 trường Tiểu học Tân Phong B.
3/ Phạm vi đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp trang trí lớp học thân thiện.
- Phạm vi nghiên cứu: lớp 5/9, năm học 2018- 2019, trường Tiểu học Tân
Phong B.
- Lĩnh vực nghiên cứu: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học.
4/ Mục đích nghiên cứu
* Những mâu thuẫn, những khó khăn cần giải quyết:
Năm học 2018-2019, tôi được phân công giảng dạy lớp 5/9. Mặc dù
trong lớp có nhiều học sinh ngoan, thích tỉ mỉ cắt, dán, vẽ trang trí lớp, chăm
sóc cây, song vẫn còn một số học sinh thực hiện chưa tốt như xả rác bừa bãi,
chưa tự giác dọn lớp gọn gàng, không tham gia tưới cây,…: Quốc An, Thiên
Long, Quang Phát, Vương Khuê.
- Một số mảng tường bị bong, tróc do lâu ngày nên ảnh hưởng đến thẩm
mĩ của các bảng trang trí xung quanh.
3
Hình ảnh lúc mới nhận phòng học, đầu năm học 2018-2019
- Trên mạng và nhiều trường bạn có quá nhiều hình ảnh trang trí, do đó
mỗi năm muốn làm mới, khác lạ cũng là một khó khăn lớn.
- Một số học sinh chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh lớp học, cập
nhật những bảng biểu trang trí trong lớp.
* Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu sâu về các giải pháp trang trí lớp thân thiện tại lớp 5/9 nhằm
thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Chia sẻ những giải pháp đã thực hiện để cùng đồng nghiệp suy ngẫm về
kinh nghiệm trang trí lớp thân thiện tại lớp 5/9 nói riêng, công tác chủ nhiệm lớp
ở trường tiểu học nói chung.
PHẦN NỘI DUNG
I/ THỰC TRẠNG CỦA GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT, ĐÃ CÓ
Giải pháp: Vận động phụ huynh học sinh tích cực hỗ trợ:
Trong quá trình giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm rất cần phụ huynh
học sinh hỗ trợ, phối hợp, nên cần phải tuyên truyền vận động. Khi phụ huynh
học sinh đã thông tỏ thì công việc thực hiện được sự ủng hộ cao sẽ thuận lợi và
tất nhiên sẽ đạt kết quả như mong muốn.
Như đã nói ở trên, trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, tôi đã trao
đổi kế hoạch đến toàn phụ huynh học sinh của lớp, lắng nghe ý kiến của phụ
huynh và cùng bàn bạc để thống nhất thời gian, cách thức thực hiện.
Vận động một số phụ huynh là mạnh thường quân của lớp có điều kiện
kinh tế vững, phụ huynh có thời gian rảnh rỗi, khéo tay,... ủng hộ về vật chất
cũng như công sức như tiền mua vật dụng, ra làm cùng cô giáo và học sinh, ủng
hộ cây xanh, ...
4
Cùng phụ huynh xây dựng các ý tưởng thiết kế, thể hiện các bảng biểu.
Ví dụ các bảng: Nội quy, Chúc mừng sinh nhật, Cánh thư tình bạn,… đã được
thiết kế khác lạ, bắt mắt với sự góp ý của phụ huynh học sinh.
Sau đó, tôi cùng phụ huynh và học sinh lớp tay vào công việc với sự
thống nhất cao nên giảm được nhiều thời gian.
Không khí của lớp trong những ngày này thật là nhộn nhịp và sôi động.
Học sinh háo hức tham gia, phụ huynh nhiệt tình ủng hộ, có buổi làm tới tối….
Một số ưu điểm, thuận lợi khi thực hiện giải pháp:
- Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực, thường hướng dẫn các tiêu chí cụ thể trong việc
trang trí lớp học.
- Ngay từ đầu năm học nhà trường đã chỉ đạo tổ chức cuộc họp với phụ
huynh để giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh bàn kế hoạch nâng cao chất lượng
giáo dục, trong đó có việc trang trí lớp.
- Việc phối hợp với cha mẹ học sinh giúp giáo viên có thêm nguồn lực hỗ
trợ lớn khi thực hiện việc trang trí lớp.
- Một số phụ huynh là mạnh thường quân của lớp có điều kiện kinh tế khá
vững, nhiệt tình quan tâm đến phong trào của con em mình.
- Đã có nhiều trường, nhiều lớp trang trí để tham khảo. Bản thân cũng rất
thích sáng tạo, tỉ mỉ, thích hướng dẫn, chỉ bảo cho HS cùng làm, để các em biết
nhiều hơn.
Một số nhược điểm, khó khăn khi thực hiện giải pháp:
- Có nhiều phụ huynh rất quan tâm, nhưng chưa có điều kiện phụ giúp
cho giáo viên trong việc trang trí lớp về kinh phí cũng như thời gian.
II/ NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1/ Mô tả các giải pháp:
1.1/ Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch trang trí lớp học
Đầu năm học, tôi lập kế hoạch“Trang trí lớp học thân thiện”, trong đó thể
hiện rõ các yêu cầu cần đạt, nội dung, giải pháp thực hiện. Trong kế hoạch nêu
rõ mục tiêu cụ thể khi thiết kế bảng biểu, ví dụ:
- Chúng mình cùng thực hiện nhé!: Giúp học sinh thực hiện tốt nội quy,
nề nếp của lớp nhưng không quên nhiệm vụ là phải làm đẹp cảnh quan lớp học.
- Tri thức: Giúp học sinh hiểu biết thêm về những kiến thức tự nhiên, xã
hội, con người và cuộc sống xung quanh của các em.
- Thư viện: Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức một cách nhẹ
nhàng, có thói quen đọc sách, thói quen tự học.
- Khéo tay, hay làm: Giới thiệu những sản phẩm do chính học sinh làm ra,
từ đó làm cho các em luôn mong muốn được trưng bày sản phẩm của mình.
5
- Sinh nhật: Giúp học sinh biết ngày sinh nhật của các bạn trong lớp để
cùng nhau chúc mừng sinh nhật bạn, thể hiện sự quan tâm như anh em trong
một gia đình. Từ đó giúp các em biết sống đoàn kết và thân ái với bạn bè,.
- Đường đến trường: Giúp học sinh hình dung khu vực nhà mình ở so với
nhà bạn.
Triển khai kế hoạch đến 100% cha mẹ học sinh trong cuộc họp cha mẹ
học sinh đầu năm học.
Áp dụng phương pháp nêu gương để thực hiện thành công những mục
tiêu của kế hoạch, tiến đến mục tiêu 100% học sinh trong lớp có ý thức bảo vệ
các bảng biểu đã trang trí và thường xuyên cập nhật.
Luôn đôn đốc, kiểm tra các công việc trang trí lớp, kịp thời trao đổi gợi ý
để phụ huynh, học sinh vui vẻ thực hiện và phát huy óc sáng tạo.
1.2/ Giải pháp 2: Đảm bảo sự kết hợp giữa làm đẹp cảnh quan lớp học với
lồng ghép giáo dục
Tôi luôn tìm tòi sáng tạo để trang trí sao cho hài hoà, phù hợp, đẹp mà
không tốn kém, màu sắc mà không loè loẹt,... Thường xuyên trang trí thêm các
bảng biểu, thay đổi cách bố trí để khích lệ học sinh tự quản, đồng thời để các em
không quên, không nhàm chán.
Ví dụ:
+ Cũng là các bảng biểu như năm trước đã làm, tôi cho treo thành hình
bậc thang, mỗi bậc ứng với một chữ trong câu: “Đường lên đỉnh Olympia”. Ý ở
đây là nhắc nhở các em gắng học tập, rèn luyện để đạt kết quả cao, chinh phục
đỉnh núi tri thức,…
+ Nội quy lớp học: Trang trí ngay gần của ra vào để học sinh bước vào
lớp là thấy. Kết hợp với việc xây dựng kỉ luật lớp học tích cực, việc làm này
nhằm giúp các em tự giác thực hiện, các em sẽ không quên nhiệm vụ là phải làm
đẹp cảnh quan lớp học, phải kết hợp với trang trí lớp.
+ Khéo tay hay làm: Khuyến khích và gợi ý để học sinh thực hiện giống
như nhà tạo mẫu, nhà thiết kế, từ những sản phẩm lẻ tạo thành bức tranh, ..., từ
đó góp phần hình thành và phát triển kĩ năng thiết kế thời trang cho học sinh.
+ Góc Tri thức: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức Toán và Tiếng Việt,
Khoa học, Lịch sử, Địa lí,… một cách nhẹ nhàng, mau nhớ và nhớ lâu.
6
+ Hộp thư “Điều em muốn nói”(tích hợp Quyền trẻ em):
Hộp thư này nhằm giúp các em được bày tỏ ý kiến của mình với thầy cô
và bạn bè. Nó đã giúp các em nói lên được những suy nghĩ nhằm xây dựng tốt
hơn lớp học và giúp các thầy cô hiểu được mong muốn, nguyện vọng chính
đáng của các em, từ đó có sự điều chỉnh giúp các em hứng thú trong học tập.
Hai bài viết trong hộp thư “Điều em muốn nói”
+ “Đường đến trường”: củng cố kĩ năng xem bản đồ, xác định phương
hướng, khoảng cách; rèn kĩ năng làm thủ công, …
+ Thư viện lớp em: Rèn kĩ năng đọc, trau dồi thêm vốn hiểu biết cho các
em, nâng cao khả năng viết văn hay, năng lực cảm thụ văn học…
+ Khu vườn xanh của em: Kết hợp phục vụ cho việc dạy học môn Khoa
học, giáo dục yêu lao động, yêu thiên nhiên…
7
Ví dụ: Để làm được những “chậu” lúa xanh tươi, tôi chia lớp thành 9
nhóm, hướng dẫn HS sưu tầm hộp, li phế liệu, ngâm thóc, ủ thóc, sau đó làm
mẫu, rồi để các em tự tay rắc hạt, phủ đất, tưới nước, và chăm sóc hằng ngày.
Học trò rất thích thú, ít nhiều cũng hiểu sơ sơ các công đoạn gieo mạ.
Sản phẩm của nhà nông chúng em!!!
1.3/ Giải pháp 3: Đảm bảo tính sáng tạo, thẩm mĩ, tiết kiệm khi thiết kế, thể
hiện các bảng trang trí.
- Bằng những vật liệu đơn giản, dễ kiếm, tận dụng vật liệu phế, tôi cùng
học trò, phụ huynh đã trang trí lớp học nhẹ nhàng, hàm chứa nhiều thông điệp.
Mỗi bảng biểu được thiết kế đặc biệt, chứa đựng cả tình cảm, sự tâm huyết của
cô và trò, là một thông điệp gửi gắm đến các em học sinh:
+ Bảng Chúng mình cùng thực hiện nhé!: mỗi ý được viết trên một
bông hoa tươi tắn khiến cho học sinh thấy điều cần thực hiện gần gũi chứ không
khô khan như khẩu hiệu.
+ Chúc mừng sinh nhật: Được thiết kế lạ mắt, hình ảnh 3D, toàn cảnh
lấy màu trắng làm chủ đạo tượng trưng cho áo trắng học trò, mang đúng ý nghĩa
chúc mừng sinh nhật với tên mỗi bạn trong hình một trái tim, có hình ảnh của
chính học sinh.
+ Hộp thư Điều em muốn nói: mô phỏng hình dáng ngôi nhà thu nhỏ,
như thầm nói với các em rằng, nơi đây cũng giống nhà của em, thầy cô là cha
mẹ thứ hai của em, em có thể tâm sự tất cả những gì thầm kín nhất.
8
+ Cánh thư tình bạn: Mỗi bạn có 1 hộp thư nhỏ thiết kế như 1 chiếc
phong bì xinh xinh, có dán hình mỗi em và tên do các em tự tay nắn nót viết.
- Mạnh dạn thay đổi những khẩu hiệu cũ bằng những khẩu hiệu mới mẫu
mã đẹp hơn, gần gũi với các tiêu chí về năng lực phẩm chất theo thông tư đánh
giá học sinh hơn, như: Năng động, Sáng tạo, Học tích cực, Chơi lành mạnh, ….
Khi treo bảng, tôi cũng chú ý kết hợp che những chỗ tường cũ, hư hỏng, hoặc
cắt dán hình cây cỏ để vừa trang trí mát mắt vừa che đi chỗ xấu...
- Tính toán kĩ lưỡng để đỡ tốn kinh phí, tận dụng vật liệu sao cho rẻ mà
vẫn bền, đẹp. Ví dụ: sưu tầm hộp bánh trung thu, ghép lại để làm hộp thư “Điều
em muốn nói”…. Sửa lại những tấm bảng mà các lớp khác đã bỏ đi, dán đề can,
trang trí lại. Hoặc bảng Đường đến trường, năm trước dán hình mặt phẳng. Năm
sau tôi cho học sinh làm nhà kiểu 3D, cắt dán thêm hoạ tiết,…
- Tiết kiệm thời gian, công sức, tạo điều kiện để học sinh chậm chạp khi
học cũng tham gia làm được sản phẩm.
Ví dụ: khi làm Cánh thư tình bạn (tức là phong bì thư của mỗi học sinh),
tôi tiến hành thiết kế mẫu mã trên máy tính, photo bằng giấy màu, sau đó giao
cho học sinh tự cắt, gấp lại thành phong bì (đã in sẵn đường gấp và cắt), tô màu,
cắt dán thêm các hình trang trí tuỳ ý, viết tên mình lên nắp bì thư, …
- Khuyến khích học sinh học tốt môn Mĩ thuật để sản phẩm trưng bày
được đẹp mắt, kết hợp vừa học mĩ thuật vừa thực hiện được việc trang trí lớp.
9
2/ Những ưu, nhược điểm của giải pháp mới
* Ưu điểm, thuận lợi:
Việc lập kế hoạch giúp cho công việc được tiến hành đều đặn, theo từng
giai đoạn rõ ràng, đỡ dồn dập, ít bị quên.
Những người cùng tham gia trang trí lớp như phụ huynh, học sinh nhờ
nắmg vững mục tiêu, nội dung công việc trong kế hoạch, sẽ ủng hộ nhiệt tình
hơn, việc thực hiện sẽ nhanh hơn.
Lớp được trang trí hài hoà, không loè loẹt, mỗi góc đều được bài trí sáng
tạo và thân thiện vì những sản phẩm này tạo từ tình yêu trường lớp, từ sự nhiệt
tình say mê, từ chính công sức của giáo viên và học sinh cùng phụ huynh trong
lớp.
* Nhược điểm, nguyên nhân:
- Lớp 5 là lớp cuối cấp, cần nhiều thời gian để củng cố kiến thức cơ bản
nhằm chuẩn bị học bậc học trung học cơ sở tốt hơn, trong khi nhiều học sinh
học rất chậm, làm bài thường không xong, giáo viên phải đầu tư phương pháp,
dành thời gian giúp đỡ, nên thường không có thời gian để tiến hành kế hoạch
đúng tiến độ.
- Một số học sinh dù rất thích làm việc, nhưng không có sự khéo léo, có
thể do tuổi nhỏ, hoặc không có năng khiếu, nên sản phẩm tạo ra có khi không
đươc bắt mắt, không bền, tính thẩm mĩ chưa cao,…
* Hướng khắc phục:
- Kế hoạch lập thật chi tiết, chia từng giai đoạn nhỏ, có đánh giá, ghi chú
rõ nội dung nào đã làm, nội dung nào chưa hoàn thành, cần thay đổi hay rút kinh
nghiệm gì cho năm sau….
- Lên danh sách cụ thể các thứ cần làm cho từng bảng biểu, sau đó lập
những nhóm nhỏ học sinh phụ trách từng thứ, phù hợp sở trường, năng lực của
mỗi em, sao cho mỗi học sinh đều có cơ hội đóng góp công sức.
3. Đánh giá về sáng kiến được tạo ra
a/ Tính mới
Đây là một đề tài không mới đối với công tác chủ nhiệm, chỉ là đổi mới
một phần giải pháp đã có, đó là:
- Xây dựng kế hoạch trang trí lớp học chi tiết, cụ thể ngay từ đầu năm
học.
- Chú trọng kết hợp giữa làm đẹp cảnh quan lớp học với lồng ghép giáo
dục các kiến thức môn học, năng lực, phẩm chất.
- Tăng cường sự sáng tạo, thẩm mĩ, tiết kiệm khi thiết kế, thể hiện các
bảng trang trí.
10
b/ Hiệu quả áp dụng
Rút kinh nghiệm những năm trước đã làm nhưng chưa đạt hiệu quả rõ rệt,
năm học 2018-2019 tôi đã xúc tiến mạnh mẽ những giải pháp nêu trên và đã đạt
được kết quả cao:
Vào đầu năm học, qua quá trình giảng dạy trong một tháng kết hợp với
kết quả khảo sát thăm dò ý kiến của học sinh, tôi nhận thấy đa số học sinh thích
lớp được trang trí. Học sinh rất thích và rất tự hào về hình ảnh, các góc trang trí
của lớp mình, nhờ đó việc học tập của các em cũng tiến bộ rõ rệt, về tinh thần
các em vui vẻ hẳn lên, lớp học đoàn kết hơn.
Sau một thời gian áp dụng việc trang trí lớp học, các em hứng thú học tập
rõ rệt, thích được đến lớp hơn ở nhà. Hầu như em nào cũng thích được tham gia
tất cả các phong trào của lớp.
Bạn nào cũng say mê sáng tạo
Trong quá trình thực hiện, Chi hội phụ huynh tặng lớp 3 chiếc quạt treo
tường, phụ huynh Quỳnh Hương ủng hộ tiền sơn lớp, phụ huynh Ngọc Nguyên
tặng kệ cây xanh trị giá 300 000 đồng để làm “Khu vườn xanh của em” … Phụ
huynh Thuỵ Tiên còn cẩn thận gắn thanh treo cây ngoài hành lang bằng sắt
cứng, mặc dù trước đó giáo viên chủ nhiệm chỉ đề nghị cột dây thép. Và không
chỉ làm cho lớp 5/9, phụ huynh cỏn nhiệt tình qua giúp lớp 5/8, 5/10, còn khoan
nhiều điểm để các lớp khác cùng hành lang có thể cột dây thép treo cây,…
Sau thời gian ngắn, lớp học như được thay áo mới. Các góc được bài trí
đẹp đẽ tao nhã, từ góc nghệ thuật đến góc sáng tạo, mỗi góc mỗi vẻ khác lạ, đẹp
mắt. Sản phẩm của các em được trưng bày một cách khoa học, sáng tạo, sinh
động từ những bài viết chữ đẹp, sản phẩm Thủ công, Mĩ thuật đến những lời
nhắc nhở học sinh, ... Phòng học như khang trang hơn, sạch đẹp hơn, gắn bó
thân thiện hơn với cô và trò.
11
Mặc dù trang trí theo ý thích sáng tạo của mình song các em vẫn nhớ đảm
bảo gắn với việc học tập. Chất lượng học tập cũng có sự thay đổi, học sinh hứng
thú học tập hơn, nắm vững những kiến thức cơ bản về Toán, Tiếng Việt, Khoa
học, Lịch sử, Địa lí, ….
Góp phần hình thành và phát triển năng lực hợp tác, chia sẻ, phẩm chất
đoàn kết, giúp đỡ nhau. Các em học sinh trước đây ít tham gia, giờ đã tham gia
tích cực và chủ động hơn. Học sinh đã biết tự giác làm nhiều việc: sắp xếp sách
vở đồ dùng ngăn nắp; xếp bàn ghế, vệ sinh lớp học gọn gàng sạch sẽ. Khi tham
gia hoạt động tập thể, nhiều em không xả rác bừa bãi, biết nhắc nhở các bạn lớp
khác.
100% học sinh đều thích các bảng trang trí, các góc học tập của lớp, đều
thấy lớp học thoáng mát đẹp, các em rất vui và rất tự hào về lớp mình. Lớp
không có học sinh nghỉ học tuỳ tiện. Lớp học trang trí đẹp, thân thiện, hài hoà,
học sinh tích cực, năng động, nhanh nhẹn, học giỏi.
Môi trường lớp học thân thiện đã góp phần bồi dưỡng vun đắp trong các
em học sinh lòng nhân ái, yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp lao động,….
Kết quả năm học 2018-2019, lớp đạt giải Nhì hội thi trang trí lớp.
* Số liệu thống kê:
+ Thống kê tình hình thực hiện trang trí lớp 5/9 (do tôi chủ nhiệm) năm
học 2018-2019 - Sĩ số: 36
Đầu năm học
Số lượng
Cuối năm học
Tỉ lệ %
Số lượng
Tăng
Tỉ lệ %
Số bảng, góc trang
trí
Số cây xanh
2
8
6
25
Số phụ huynh tham
gia trang trí
Số học sinh tham gia
trang trí
Số học sinh bổ sung
bảng trang trí hằng
tháng
3
8,3
24
66,7
58,4
26
72,2
36
100,0
17,8
8
22,2
36
100,0
77,8
Đầu năm học, qua phiếu thăm dò cho thấy, 100% học sinh chọn thích lớp
học; tuy nhiên đa số học sinh ghi là lớp học còn nóng, do quạt ít, cây xanh ít.
Học sinh đều chọn thích các bảng/góc trang trí nhưng không thích cả 4 mà đa số
chỉ thích 3 bảng.
Cuối năm học, qua phiếu thăm dò cho thấy, 100% học sinh chọn thích lớp
học, thích các bảng/góc trang trí, và không góp ý gì thêm.
12
Những kết quả trên khiến tôi cảm nhận được một điều: Việc trang trí lớp
thân thiện tuy vất vả nhưng mang lại niềm vui trong công việc, giúp giáo viên
thêm yêu nghề, yêu những học trò nhỏ bé hơn. Hằng ngày, mỗi khi bước vào
lớp, cô và trò thấy thêm gắn bó với lớp.
c/ Khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Giải pháp nêu trên đã được áp dụng ở lớp 5/9 trường Tiểu học Tân
Phong B trong năm học 2018-2019.
- Lĩnh vực mà sáng kiến có thể áp dụng: Chủ nhiệm lớp, kết hợp rèn năng
lực, phẩm chất học sinh.
- Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Sự tạo điều kiện của Ban giám
hiệu, sự hỗ trợ của phụ huynh.
- Phạm vi có thể áp dụng sáng kiến: Từ việc áp dụng một số biện pháp
hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, qua thực tế ở lớp, tôi thấy đề tài
đã áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả tại lớp 5/9, và có khả năng áp dụng được
trong công tác chủ nhiệm lớp ở các khối lớp của các trường tiểu học.
PHẦN KẾT LUẬN
1/ Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến.
Để thực hiện trang trí lớp có hiệu quả, người giáo viên chủ nhiệm cần chú
ý một số nội dung sau:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, tiêu chí rõ ràng giúp việc thực hiện thực tế sẽ
khả thi.
- Tuyên truyền để phụ huynh và học sinh thấy đây là một hoạt động hữu
ích cho chính con em họ, từ đó phụ huynh tích cực ủng hộ.
Và cách tuyên truyền tốt nhất là giáo viên cùng làm với học sinh.
- Giáo dục học sinh biết yêu quý môi trường mình đang học tập đồng thời
mỗi giáo viên chúng ta cũng yêu thương và trải lòng ra với nơi chúng ta đang
công tác, góp phần tạo nên những thế hệ tương lai đầy bản lĩnh, năng động
nhưng luôn yêu cội nguồn, yêu thiên nhiên, có sự tinh tế,...
- Cần nhắc nhở, giao việc cho cán sự lớp để các tổ thi đua trưng bày sản
phẩm thường xuyên hơn.
- Nên tận dụng những nguyên liệu phế phẩm để tái chế, vì sử dụng phế
liệu làm nên những đồ vật trang trí đẹp mắt khiến học sinh thích thú hơn nhiều
so với dùng nguyên liệu mới, lại giúp tiết kiệm tiền của.
Tôi viết đề tài này, chỉ mong muốn giới thiệu những việc đã làm được sự
hưởng ứng nơi phụ huynh và học sinh nhằm góp phần cải tiến thêm môi trường
học của các em học sinh của chúng ta, làm sao cảnh quan môi trường học tập
tạo sự phấn khích cho học sinh nhưng đồng thời phải phục vụ cho mục tiêu rèn
luyện năng lực, phẩm chất và kĩ năng sống.
13
2/ Những kiến nghị, đề xuất điều kiện để triển khai, ứng dụng sáng kiến
vào thực tiễn:
- Việc thực hiện trang trí lớp không tạm dừng sau cao trào “Hội thi trang
trí lớp” mà nên kiểm tra hằng tháng.
- Nên có quy định rõ ràng để hạn chế việc đóng đinh, khoan quá nhiều
nơi, …
- Việc mỗi năm đều tổ chức thi trang trí lớp gián tiếp dẫn đến sự lãng phí,
nên chăng vài ba năm hãy tổ chức thi một lần, còn hằng tháng có thể thay bằng
việc kiểm tra chéo giữa các lớp, kiểm tra chuyên đề, …
3/ Cam kết: Tôi xin cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của
người khác hoặc sao chép sáng kiến cũ của mình đã được đánh giá công nhận.
Tân Phong, ngày 26 tháng 10 năm 2019
HỘI ĐỒNG CÔNG NHẬN SÁNG
KIẾN TẠI CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
NƠI TÁC GIẢ CÔNG TÁC
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Vũ Thị Mận
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
14
1/ Công văn chỉ thị 40/2008 BGD-ĐT ngày 22/7/2008 và kế hoạch
307/KH- BGD ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động và triển
khai phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
2/ Một số trang web.
PHỤ LỤC
1/ Kế hoạch thực hiện phong trào trang trí lớp 5/9 năm học 2018-2019.
2/ Phiếu thăm dò ý kiến học sinh về lớp học.