Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NHOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.99 KB, 38 trang )

THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NHOÀI QUỐC
DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG ĐỐNG ĐA
1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Công thương Đống Đa
Ngân hàng Công thương Đống Đa thành lập năm 1957, là một chi nhánh loại 1 của
Ngân hàng Công thương Việt Nam hoạt động trên địa bàn quận Đống Đa. Ngân hàng có
quan hệ đại lý với 450 Ngân hàng tại hơn 40 nước và khu vực. Là thành viên của hệ thống
tài chính viễn thông liên Ngân hàng toàn cầu (SWIFT) nên Ngân hàng Công thương Đống
Đa có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và dịch vụ Ngân hàng Quốc tế một cách nhanh
chóng, thuận tiện, hiệu quả nhất.
Qúa trình hình thành và phát triển của Ngân hàng từ khi thành lập đến nay qua ba giai
đoạn sau:
Trước năm 1987, đây là thời kỳ quản lý theo cơ chế tập trung bao cấp, chỉ có một
hệ thống ngân hàng duy nhất trên đất nước. Hệ thống ngân hàng được tổ chức thành ba
cấp địa giới hành chính. Hệ thống ngân hàng hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp.
Ngân hàng công thương Đống Đa thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước, thuộc Ngân hàng
thành phố Hà nội và là ngân hàng bao cấp. Ngân hàng công thương hoạt động mang tính
chất quản lý Nhà nước.
Từ năm 1987, năm đổi mới kinh tế. Ngày 3/8/1987, Hội đồng bộ trưởng ban hành
quyết định 218/HĐBT cho phép hệ thống ngân hàng Việt Nam thí điểm chuyển hoạt động
sang cơ chế hạch toán kinh doanh. Thực hiện hệ thống ngân hàng hai cấp:
- Hệ thống ngân hàng Nhà nước Việt nam với chức năng quản lý Nhà nước.
- Các ngân hàng kinh doanh thực hiện chức năng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ.
Hệ thống Ngân hàng Công thương thuộc nhóm các ngân hàng kinh doanh trên lĩnh
vực tiền tệ.
Từ năm 1992 đến nay, Ngân hàng được phép hạch toán độc lập, tuy nhiên vẫn nằm
trong khuôn khổ của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt nam, lãi Ngân hàng Công
thương Đống Đa thu được trong quá trình hoạt động chuyển về Ngân hàng Công thương
Việt Nam, việc phân chia số lãi đó thực hiện theo quy định của NHCTVN.
Trong hai năm 1998-1999, Thành phố Hà nội được Nhà nước cho phép mở rộng địa


bàn thành phố, Ngân hàng Công thương Việt nam chưa thể tổ chức được các chi nhánh cho
những quận mới. Vì vậy Ngân hàng Công thương Đống Đa với tay sang hoạt động ở quận
Thanh Xuân, mở một chi nhánh phụ thuộc( chi nhánh này báo sổ cho Ngân hàng Công
thương Đống Đa 100%). Từ năm 2000, Ngân hàng đó được tách ra thành một chi nhánh
độc lập, hoạt động ngang hàng với Ngân hàng Công thương Đống Đa và 1/3 nguồn lực
hiện có của Ngân hàng Công thương Đống Đa tách cho Ngân hàng Công thương Thanh
Xuân. Cho đến nay, trên địa bàn Hà nội chưa có chi nhánh nào được tách ra như Ngân
hàng Công thương Đống Đa.
2.Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Công thương Đống Đa
Ngân hàng Công thương Đống Đa hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, nhiều ngành
khác nhau của nền kinh tế thuộc địa hoạt động cho phép của Ngân hàng khi khách hàng có
nhu cầu.
Các chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt nam không có vốn tự có của riêng
mình. Nhà nước cấp vốn cho NHCTVN, sau đó NHCTVN dùng vốn đó để điều phối vốn
cho các chi nhánh khi cần thiết.
2.1 Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng huy động vốn từ nhiều nguồn.
- Tiền gửi dân cư: Gồm tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu.
Tiền gửi tiết kiệm: có kỳ hạn (loại 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng) và không
có kỳ hạn.
Ngân hàng phát hành kỳ phiếu trong mỗi thời điểm cần thiết nhằm vào mục đích
nhất định. Ngân hàng Công thương Đống Đa không có quyền tự đưa ra quyết định phát
hành kỳ phiếu. Khi việc phát hành kỳ phiếu nhằm huy động vốn cho cả hệ thống Ngân
hàng Công thương Việt nam, Ngân hàng Công thương Việt nam sẽ đưa ra chỉ tiêu cho các
chi nhánh. Khi việc phát hành kỳ phiếu nhằm phục vụ mục đích riêng của Ngân hàng chi
nhánh thì Ngân hàng chi nhánh phải xin phép Ngân hàng trung ương.
- Tiền gửi từ các doanh nghiệp: Bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không có
kỳ hạn.
Tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp thường là tiền gửi thanh toán, là vốn
luân chuyển thường xuyên.

Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp là số tiền nhàn rỗi, số này không nhiều so
với tiền gửi thanh toán.
- Các nguồn khác
Bao gồm:
+ Tiền gửi đảm bảo thanh toán séc
+ Những khoản phải trả
+ Những khoản lãi chưa nộp cấp trên
+ Quỹ
2.2Hoạt động cho vay
Ngân hàng Công thương Đống Đa thực hiện cho vay đối với tất cả các đối tượng
trong nền kinh tế, thực hiện cho vay một cách bình đẳng đối với cả năm thành phần kinh
tế, cho vay đối với toàn bộ các ngành sản xuất, thương nghiệp... Ngoài ra, Ngân hàng thực
hiện cho vay theo dự án ký kết giữa hai bên, cho vay đối với các tổ chức nước ngoài.
Hoạt động tín dụng gồm:
- Tín dụng ngắn hạn
- Tín dụng trung và dài hạn
- Đồng tài trợ cho vay hợp vốn đối với những dự án có quy mô lớn và thời hạn
hoàn vốn dài
- Bảo lãnh: bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh tam gia đấu thầu, bảo lãnh thực
hiện hợp đồng, vay vốn với bảo lãnh của bên thứ ba, bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo
lãnh giao nhận hàng...
- Các chương trình vay vốn ưu đãi:
+ Hiệp định vay vốn từ Ngân hàng tái thiết Đức (KFW).
+ Hiệp định vay vốn công ty hỗ trợ Đầu tư phát triển CHLB Đức (DEG).
+ Hiệp định vay vốn từ Chính phủ Đan mạch.
+ Cho vay bằng nguồn vốn quỹ phát triển cá doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF).
+ Các hiệp định tín dụng khung.
+ Chương trình cho vay sinh viên.
2.3 Các hoạt động trung gian
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐAPhòng kinh doanh BAN Phòng kho quỹPhòng kinh doanh đối ngoại LÃNH Phòng nguồn vốnPhòng kế toán ĐẠO Phòng tổ chức hành chínhPhòng kiểm tra Phòng thông tin- điện toán

Phòng giao dịch Kim Liên Phòng giao dịch Cát Linh
QTK Số 30
QTK Số 32
QTK Số 33
QTK Số 29
QTK Số 34QTK Số 35QTK Số 36 QTK Số 37QTK Số 38QTK Số 39
QTK Số 41
QTK Số 42
QTK Số 43
QTK Số 46
Bao gồm các dịch vụ như thanh toán, trung gian chuyển tiền cho khách hàng, bảo
lãnh, giữ két... Tất cả các hoạt động này Ngân hàng thu được khoản thu nhập là phí.
Cụ thể là các dịch vụ sau:
- Dịch vụ kho quỹ:
+ Nhận thu và kiểm đếm tiền mặt, ngân phiếu thanh toán tại trụ sở của khách hàng.
+ Nhận giữ tiền và các giấy tờ quan trọng.
- Dịch vụ Ngân hàng Quốc tế:
+ Thư tín dụng (LC): Ngân hàng Công thương Đống Đa phát hành thư tín dụng,
thông báo LC, xác nhận, chiết khấu, thanh toán LC.
+ Nhờ thu (collection ): nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối
phiếu (D/A).
+ Chuyển tiền bằng điện (TTR).
Chuyển tiền kiều hối.
Thanh toán thẻ tín dụng Quốc tế, Séc du lịch.
Dịch vụ ngoại hối.
+ Dịch vụ mua bán ngoại hối giao ngay (Spot).
+ Dịch vụ mua bán ngoại hối kỳ hạn (Forward).
+ Dịch vụ hoán đổi ( Swap).
- Dịch vụ thanh toán điện tử:
Ngân hàng Công thương Đống Đa có mạng thanh toán điện tử sớm nhất và tiên tiến

nhất ở Việt nam.
3.Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương Đống Đa

3.1Phòng nguồn vốn
Phòng nguồn vốn có 10 phòng ban, bao gồm một mạng lưới tiết kiệm của các
phường thuộc địa bàn quận, cụ thể là có 14 quỹ tiết kiệm.
Phòng có nhiệm vụ thu hút tiền gửi dân cư trên địa bàn (có cả nội tệ và ngoại tệ).
Trong tổng nguồn của Ngân hàng thì phòng này huy động được một trong ba nguồn Ngân
hàng. Tổng nguồn của Ngân hàng bao gồm: nguồn tín dụng, nguồn LC và nguồn tiền gửi
dân cư. Hiện nay nguồn tiền gửi dân cư mà phòng nguồn vốn huy động được chiếm 65-
67% tổng nguồn của Ngân hàng, tương ứng với số tuyệt đối là gần 700 tỷ VND.
Phòng nguồn vốn chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công
thương Việt nam, giám đốc Ngân hàng Công thương Đống Đa. Phòng hoạt động tuân theo
Quyết định 68/ HĐBT về thể lệ huy động tiền gửi dân cư.
Từ năm 1997, nhằm tiếp thị khách hàng, Ngân hàng đã đưa ra chính sách khách
hàng trong đó quy định về việc rút lãi trước và sau hạn đối với tiền gửi có kỳ hạn. Nếu
khách hàng rút tiền trước kỳ hạn thì sẽ tính lãi theo lãi suất không kỳ hạn. Nếu hết thời hạn
mà khách hàng không lấy lãi thì lãi sẽ được nhập vào gốc.
Nếu Ngân hàng huy động được số tiền lớn mà cho vay được ít thì 7% trong số dư huy
động đó sẽ trích nộp vào quỹ dự phòng gửi vào Ngân hàng Nhà nước.
Quân số cán bộ của phòng là 72 người, chiếm 40% số cán bộ của toàn Ngân hàng.
3.2 Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ cho vay, thu nợ và quản lý dư nợ.
Ngân hàng cho vay cả nội tệ và ngoại tệ, tuy nhiên đối với ngoại tệ thì việc hạch
toán được chuyển sang phòng kinh doanh đối ngoại.
Quân số của phòng là 50 người.
Kết quả hoạt động của phòng ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận Ngân hàng.
3.3 Phòng kinh doanh đối ngoại
Chức năng: cho vay ngoại tệ.
Nhiệm vụ: quản lý các khoản tiền ngoại tệ gồm tiền gửi, tiền vay, LC, chuyển ngoại tệ ra

nước ngoài và các dịch vụ khác về ngoại hối như mua ngoại tệ...
Quản lý tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp, tư nhân...
Các loại ngoại tệ Ngân hàng giữ là những đồng ngoại tệ cơ bản như USD, YEN,
MAC,...
Số cán bộ công nhân viên của phòng là 15 người.
3.4 Phòng kế toán
Phòng kế toán gồm các bộ phận chính sau:
- Kế toán thanh toán.
Bao gồm:
+ Thanh toán bù trừ
+ Thanh toán điện tử
+ Quầy séc bảo chi
+ Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu và uỷ nhiệm chi
Các thanh toán viên đảm nhiệm việc thanh toán, được chia ra thanh toán cho quốc
doanh, tập thể và cá nhân.
Nội dung công việc của các thanh toán viên là thanh toán tất cả các yêu cầu của
khách hàng, thu nợ, thu lãi khách hàng. Việc thanh toán chỉ thực hiện trên chứng từ, nếu
thanh toán tiền mặt được thực hiện ở quầy khác.
Nhiệm vụ: bộ phận này có nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, quản lý tiền gửi, tiền
vay của khách.
Công việc hàng ngày của bộ phận kế toán giao dịch: thứ nhất là chấm sổ gồm việc
so sánh giữa sổ hạch toán chi tiết và chứng từ ngày hôm trước, đối chiếu sổ hạch toán chi
tiết với nhật ký quỹ tiền mặt; thứ hai là giao nhận tiền; thứ ba là kiểm tra dấu, chữ ký, số
tiền trên tài khoản. Sau khi chấm sổ phụ chi tiết của từng ngày, tập hợp thành sổ phụ chi
tiết cho từng tháng. Từng ngày phải lưu lại chứng từ nghiệp vụ phát sinh cho từng khách
hàng, cho từng tài khoản kèm sổ phụ để đưa cho khách hàng chứng từ phát sinh (nếu khách
hàng yêu cầu).
Bộ phận thanh toán viên có 8 nhân viên.
- Kế toán nội bộ
Bộ phận này có nhiệm vụ quản lý vốn của Ngân hàng , hạch toán tài vụ, quản lý và

hạch toán toàn bộ những chi tiêu nội bộ Ngân hàng.
- Kế toán tiết kiệm
Phòng nguồn vốn sau khi huy động, chuyển tất cả chứng từ về bộ phận kế toán tiết
kiệm.
- Bộ phận kiểm soát
Bộ phận kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát về tính hợp lệ của các chứng từ.
Việc kiểm soát này được thực hiện bằng tay,sau đó phân ra chứng từ tương ứng với mỗi bộ
phận trong phòng kế toán để xử lý. Bộ phận này gồm có hai nhân viên.
- Bộ phận báo biểu
Là bộ phận có nhiệm vụ làm số liệu tập hợp toàn chi nhánh.
- Bộ phận báo giấy tờ in
Phòng kế toán chỉ làm nhiệm vụ hạch toán VN đồng. Ngoài ra, phòng kế toán còn
có nhiệm vụ làm các dịch vụ thanh toán như chuyển tiền, mua lại các giấy tờ in... phần này
cũng chiếm tỷ trọng góp phần tương đối góp phần tăng lợi nhuận Ngân hàng.
Tổng số cán bộ công nhân viên của phòng là 50 người.
3.5 Phòng điện toán
Nhiệm vụ: Tập hợp toàn bộ các phát sinh của Ngân hàng từ phòng kế toán chuyển
sang để xử lý bằng máy tính, cuối ngày lên bảng cân đối hàng ngày, hàng thàng, hàng quý,
hàng năm.
Ngân hàng Công thương Việt nam sẽ kiểm soát hoạt động kinh doanh của chi
nhánh trên máy tính. Tất cả kết quả kinh doanh của chi nhánh được phản ánh và được
quản lý tại phòng điện toán. Phòng điện toán đưa ra số liệu đủ, đúng trên cơ sở hạch toán
của phòng kế toán để giúp ban lãnh đạo biết được hoạt động hàng ngày từ đó ban lãnh đạo
lập kế hoạch cho công việc ngày hôm sau. Phòng điện toán của Ngân hàng Công thương
Đống Đa được nối mạng với Trung tâm Công nghệ thông tin Ngân hàng Công thương Việt
nam để Ngân hàng Công thương Việt nam kiểm soát toàn bộ hoạt động các chi nhánh hàng
ngày. Phòng điện toán được nối mạng với phòng kinh doanh ngoại hối và phòng kế toán
của Ngân hàng. Quân số cán bộ công nhân viên là 10 người.
3.6 Phòng kiểm tra, kiểm soát( hay phòng kiểm tra nội bộ)
Chức năng: Phòng kiểm tra nội bộ có chức năng kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt

động của Ngân hàng ( ví dụ như kế toán, tín dụng, ngoại hối,...) xem có đúng với chế độ,
quy định của Nhà nước, của ngành, đặc biệt là cần kiểm tra các hoạt động cho vay kinh
doanh.
Quân số của phòng là 10 cán bộ.
3.7 Phòng kho quỹ
Phòng kho quỹ có những nhiệm vụ sau:
- Thu, chi tiền tệ ( là tiền mặt: VND & ngoại tệ)
+ Phòng nguồn vốn khi thu được tiền gửi của dân cư đưa về phòng kho quỹ.
+ Thu tiền của khách hàng gửi về Ngân hàng.
+ Chi tiền gưỉ của khách hàng khi họ rút tiền ra.
+ Chi các khoản tiền vay bằng tiền mặt.
+ Chi và thu khác.
- Quản lý tài sản thế chấp
Các loại tài sản thế chấp bao gồm các giấy tờ có giá, bất động sản, động sản...
Ngoài chức năng thu tiền tại Ngân hàng còn có chức năng làm dịch vụ ngân quỹ tức
là cán bộ phòng sẽ đến tận nơi thu tiền, thanh toán tiền nếu khách hàng có yêu cầu. Dịch vụ này
giúp Ngân hàng tăng thu nhập từ phí dịch vụ.
Quân số của phòng là 48 cán bộ công nhân viên.
3.8 Phòng giao dịch trên các địa bàn dân cư xa trụ sở chính
Ngân hàng có hai phòng giao dịch:
- Phòng giao dịch Cát Linh
- Phòng giao dịch Kim Liên.
Việc thành lập thêm hai phòng giao dịch này nhằm mục đích thu hút tiền gửi và tiền
vay. Phòng này có chức năng thu hút nguồn vốn và cho vay, hạch toán và báo sổ về trung
tâm hàng ngày. Tại hai phòng này hiện nay chủ yếu là cho vay ngắn hạn đối với tư nhân,
cá thể, công ty trách nhiệm hữu hạn. Hình thức đảm bảo chủ yếu là thế chấp bất động sản.
Hai phòng này không cho vay ngọai tệ, nếu có khách hàng thì phải chuyển lên Ngân hàng
Công thương Đống Đa.
Cơ cấu tổ chức của phòng gồm: bộ phận tiết kiệm, kế toán, tín dụng và thủ quỹ.
Quân số mỗi phòng là 11 người.

3.9 Phòng hành chính tổ chức
Gồm hai bộ phận:
- Tổ chức nhân sự
Nhiệm vụ: bố trí, sắp xếp và tổ chức nhân lực của cơ quan.
- Hành chính quản trị
Nhiệm vụ: chịu trách nhiệm về hậu cần cơ quan gồm quản lý tài sản cố định, trang
thiết bị, bảo vệ cơ quan...
Quân số của phòng là 30 người.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa trong những
năm gần đây
4.1 Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là công việc đầu tiên, làm nền tảng cho những hoạt động tiếp theo
của quá trình kinh doanh của Ngân hàng. Nó thu gom toàn bộ vốn tạm thời nhàn rỗi từ nhỏ
đến lớncủa nền kinh tế, nhờ có huy động vốn mà Ngân hàng có thể thực hiện các hoạt
động khác, đặc biệt là để cho vay. Ngân hàng Công thương Đống Đa được đánh giá là một
trong những chi nhánh trong hệ thống ngân hàng Công thương có số vốn huy động thường
xuyên vượt kế hoạch đặt ra. Tính đến 31/12/2001, tổng huy động của chi nhánh đạt 1850
tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đạt 121%, vượt kế hoạch trung ương giao 7,5%.
Hiện nay Ngân hàng đang huy động cả tiết kiện bằng VND và USD. Tiết kiệm bằng VND
có các mức lãi suất khác nhau, tuỳ thuộc vào kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm:
Tài khoản không kỳ hạn có lãi suất 0,2% /tháng
Tài khoản kỳ hạn 3 tháng: có lãi suất 0,45% /tháng
Tài khoản kỳ hạn 6 tháng: có lãi suất 0,5% /tháng
Tài khoản kỳ hạn 12 tháng: có lãi suất 0,55% /tháng
Theo dự tính, từ ngày 7/2/2002 sẽ áp dụng mức lãi suất như sau:
Tiền gửi tài khoản không kỳ hạn: 2%/năm
Tiền gửi tài khoản kỳ hạn 3 tháng: 3,85% /năm
Tiền gửi tài khoản kỳ hạn 6 tháng: 4,0% / năm
Tiền gửi tài khoản kỳ hạn 9 tháng: 4,2% / năm
Tiền gửi tài khoản kỳ hạn 12 tháng: 4,35% / năm

Trong đó tiết kiệm không kỳ hạn được tính lãi theo tích số dư ngày:
(Số dư tiền gửi x lãi suất tài khoản)/30 ngày
Trên đây là mức lãi suất tiền gửi tiết kiện của Ngân hàng đang và sẽ áp dụng.
Các hình thức huy động chủ yếu của Ngân hàng Công thương Đống Đa thời gian qua như
sau:
- Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn (3, 6, 9, 12 tháng)
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
- Kỳ phiếu có mục đích (3, 6 tháng)
Thế mạnh của Ngân hàng Công thương Đống Đa là huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư
(chiếm 65 –67% tổng nguồn vốn của ngân hàng). Tuy nhiên hiện nay số tiền gửi từ phía tổ
chức kinh tế còn chưa cao
Bảng 5: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công thương Đống Đa

Nguồn vốn
1998 1999 2000 2001
Tỷ
đồng
% Tỷ
đồng
% Tỷ
đồng
% Tỷ
đồng
%
1. Tiền gửi tiết
kiệm
- Có kỳ hạn
- Không có kỳ hạn
2. Tiền gửi TCKT
3. Kỳ phiếu

760
35
725
180
11
79,9
3,7
76,2
18,9
1,8
970
20
950
350
55
70,5
1,5
69
25,5
4
1180
14
1166
245
4,5
82,5
1
81,5
17,1
0,4

1200
20
1180
650
0
64,8
1,1
63,7
35,2
0
Tổng 951 100 1375 100 1425 100 1850 100
Bảng số liệu đã mô tả kết quả huy động vốn của Ngân hàng Công thương Đống Đa
từ năm 1998 đến năm 2001. Như vậy, tổng nguồn mà Ngân hàng huy động được không
ngừng tăng lên. Đặc biệt, năm 1999 lượng vốn huy động tăng rất nhiều so với năm 97, từ
951 tỷ lên tới 1375 tỷ, tăng 424 tỷ tương ứng với số tương đối là 44,6%. Năm 99, tổng
nguồn vốn tăng so với 1999 là 3,6% và năm 2001 tăng so với năm 2000 là 29,8% (420,5
tỷ).
Năm 1998, tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn (79,9%), trong
đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (chiếm 76,2%). Tiền gửi của tổ chức kinh tế
chiếm tỷ trọng nhỏ (18,9%) và đặc biệt là kỳ phiếu chỉ chiếm 1,8%. Như vậy, về cơ cấu
nguồn của Ngân hàng chưa cân bằng.
Năm 1999, do Ngân hàng tăng lượng phát hành kỳ phiếu lên tới 55 tỷ,chiếm 4%, tăng hơn
so với năm 1998 là 44 tỷ. Thêm vào đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng đáng kể (170
tỷ so với năm 97, chiếm tỷ trọng 25,5% trong tổng nguồn). Đây là một sự tăng trưởng đột
biến trong tổng nguồn của năm 1999 so với năm 97. Sở dĩ có sự tăng trưởng lớn như thế
cũng là do nhiều nguyên nhân. Trước hết là do Ngân hàng đã chuyển đổi, cải tiến phương
thức huy động, sự nỗ lực của các cán bộ Ngân hàng. Nhưng nguyên nhân ảnh hưởng trực
tiếp là do sự tác động của nền kinh tế, đó là sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền
tệ Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chững lại, sức mua của thị trường giảm
sút, khả năng hấp thụ vốn suy giảm và việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của các

doang nghiệp gặp nhiều khó khăn đã tác động không nhỏ đến tốc độ chut chuyển vốn trong
nền kinh tế. Vì thế, các nhà sản xuất thu hẹp sản xuất và tìm cách bảo đảm an toàn cho
đồng vốn của mình bằng cách gửi tiền vào Ngân hàng.
Năm 2000, nền kinh tế nước ta vẫn đang chịu sự ảnh hưởng của tình trạng trên. Tuy nhiên,
số dư tiền gửi ở Ngân hàng Công thương Đống Đa vẫn tăng so với đầu năm 9,5%. Mặc dù
ngân hàng Công thương trung ương đã nhiều lần giảm lãi suất tiền gửi. Với mục tiêu tăng
trưởng, hiệu quả, an toàn vốn, Ngân hàng Công thương Đống Đa đã đẩy mạnh công tác
huy động vốn tăng thêm 60 tài khoản tiền gửi.Với 14 quỹ tiết kiệm, cùng với thái độ nhiệt
tình, thủ tục nhanh gọn, thuận lợi ngày càng thu hút nhiều khách hàng đến giao dịch. Trong
tổng nguồn vốn huy động được trong năm 2000, tiền gửi VND đạt 1.156 tỷ, tiền gửi ngoại
tệ 265 tỷ. Năm 2000 có tỷ lệ tiền gửi cao nhất, chiếm 82,5% trong tổng nguồn vốn. Trong
khi đó, lượng vốn huy động từ các tổ chức tài chính và kỳ phiếu giảm đáng kể. Tiền gửi
của các tổ chức kinh tế giảm 105 tỷ, kỳ phiếu giảm 5,05 tỷ so với năm 2000. Ngân hàng
thường xuyên gửi vốn thừa về ngân hàng Công thương Việt Nam trên 700 tỷ đồng để điều
hoà trong toàn hệ thống.
Tính đến 31/12/2001 tổng nguồn vốn huy động (cả VND và ngoại tệ) đạt 1850 tỷ, tăng
1850 420,5 tỷ so với năm 2000, tốc độ tăng là 29,8%, so với kế hoạch tăng 7,5%. Trong đó
tiền gửi tiết kiệm tăng 20 tỷ (tăng 1,1%), tiền gửi tổ chức kinh tế tăng 405 tỷ (tăng 165,3%)
so với năm 2000. Trong năm 2001 lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng lên một lượng
rất lớn, do vậy đã có sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn có lợi thế cho hoạt động kinh doanh.
Nguồn vốn và sử dụng vốn tăng lên đáng kể, nhưng nguồn vốn mới sử dụng hết 54,5% số
vốn, trừ tỷ lệ ký quỹ, còn lại được chuyển về ngân hàng Công thương Việt Nam để điều
hoà vốn giảm thấp. Mặt khác, tiền gửi tiết kiệm phần lớn là tiền gửi có kỳ hạn lãi suất cao
nên bất lợi trong kinh doanh tiền tệ cho Ngân hàng, nhất là trong điều kiện cạnh tranh để
tồn tại và phát triển.
Công tác huy động vốn năm 2001 có thể gọi là rất thắng lợi, vượt trội so với những
năm trước cả về tổng nguồn vốn và cơ cấu vốn. Sở dĩ có được những thắng lợi đó là do:
- Mạng lưới huy động tiền gửi của dân cư được mở rộng, có 14 quỹ tiết kiệm trên
địa bàn đông dân cư, có nhiều quỹ đạt số dư từ trên 100 tỷ đến 150 tỷ. Mặc dù lưu lượng
khách hàng rất đông nhưng các quỹ tiết kiệm vẫn đảm bảo thu chi kịp thời, chính xác.

- Tổ chức thu lưu động ở các đơn vị có tiền mặt lớn như: thường xuyên có một tổ
thu tiền mặt tại Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu... tổ chức thu nhận tiền mặt vào ngày nghỉ thứ
bảy cho các đơn vị có nguồn tiền mặt lớn, tạo được tâm lý yên tâm và tin tưởng khi gửi
tiền vào Ngân hàng; đáp ứng nhu cầu mở tài khoản của khách hàng được giải quyết nhanh
chóng kịp thời.
Qua những phân tích các số liệu về nguồn vốn huy động của Ngân hàng từ năm
1998 đến nay cho thấy đắc điểm nổi bật nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng là
lượng tiền gửi của dân cư rất lớn (chiếm từ 64,8 đến 82,5%). Trong đó phần lớn là tiền gửi
có kỳ hạn (chiếm từ 63,7 đến 81,5%). Đặc diểm của nguồn nay là tính ổn định cao, do đó
mở ra cho Ngân hàng một lợi thế có điều kiện để cho vay trung, dài hạn. Tuy nhiên, đây lại
là nguồn phải trả lãi suất cao nhất. Vì vậy, chi phí huy động nguồn củaNgân hàng Công
thương Đống Đa là khá cao. Để khắc phục bất lợi này, Ngân hàng không thể dùng biện
pháp giảm quy mô tiền gửi tiết kiệm trong khi nhu cầu gửi tiết kiệm của dân đâng tăng.
Vấn đề cần thiết ở đây là Ngân hàng phải tìm cách sử dụng nguồn này có hiệu quả để bù
đắp vào phần chi phí này.
Khác với nguồn tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của tổ chức kinh tế ( TCKT) chiếm tỷ
trọng thấp: 1,8% (năm 1998), 25,5% (năm 1999), 17,1% ( năm 2000), và 35,2% (năm
2001). Mặc dù năm 2001 tỷ trọng này đã tăng đáng kể nhưng vẫn thấp hơn tiền gửi tiết
kiệm rất nhiều. Nguồn này tuy không có tính ổn định cao nhưng chi phí rẻ. Để kinh doanh
có lãi cao Ngân hàng cần chú ý tới việc giảm chi phí đầu vào, điều chỉnh cơ cấu nguồn cho
cân đối hơn cũng là một trong những biện pháp đúng đắn.
Sở dĩ lượng tiền gửi của TCKT tới Ngân hàng thấp cũng là do đặc điểm tại địa bàn
hoạt động của Ngân hàng. Các tổ chức kinh tế trên địa bàn quận Đống Đa chủ yếu là sản
xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Do vậy, tiền gửi doanh nghiệp nhỏ vì các đơn
vị sản xuất công nghiệp chu chuyển tiền hàng chậm, lượng vốn chu chuyển trong công
nghiệp không lớn bằng trong thương nghiệp. Hon nữa, việc thanh toán trong công nghiệp
thương thực hiện vào cuối năm nên lượng tiền gửi vào Ngân hàng cũng không phân đều
trong cả năm. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp của ta đều trong tình trạng
thiếu vốn nên khó có thể mở rộng nguồn này.
Tỷ trọng huy động bằng kỳ phiếu ngày càng giảm vì nguồn huy động từ tiền gưỉ

dân cư rất lớn và vốn còn tồn đọng do chỉ sử dụng hết khoảng 55 – 60%, lượng còn lại
điều chuyển về quỹ điều hoà vốn của hệ thống Ngân hàng công thương Việt nam với lãi
suất thấp (bằng lãi suất huy động bình quân là 0,15%/tháng).
Nhìn chung, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Công thương Đống Đa là khá
tốt, tạo ra một nguồn dồi dào để Ngân hàng có thể thực hiện cung cấp tín dụng cho nền
kinh tế.
4.2 Tình hình sử dụng vốn
Song song với hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn và chủ yếu là cho
vay. Chủ trương của Ngân hàng Công thương Đống Đa là cho vay cả năm thành phần kinh
tế, năm thành phần này được bình đẳng trongviệc vay vốn Ngân hàng. Ngân hàng Công
thương Đống Đa cho vay đối với toàn bộ các ngành sản xuất, cho vay các cán bộ, công
nhân viên để tăng nhu cầu sinh hoạt. Ngân hàng cho vay theo dự án ký kết giữa hai bên và
cho vay nước ngoài. Ngoài ra, Ngân hàng còn đầu tư vốn tín dụng vào các loại hình kinh tế
xã hội khác như đầu tư cho vay công ty tu bổ di tích và thiết bị văn hoá, cho vay sinh
viên ... mang ý nghĩa to lớn như giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân tài lâu dài
cho đất nước. Cụ thể, trong năm 2000, Ngân hàng đã tăng cường quan hệ tín dụng với
khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống như các khách hàng thuộc Tổng công ty
90,91. Đây là những đơn vị có dự án lớn khả thi được Ngân hàng đầu tư có hiệu quả cao
như: Công ty dược liệu TW I, Công ty Cao su Sao vàng, Công ty cơ điện Trần Phú, Công
ty cơ khí Hà nội, Công ty Tổng hợp, Công ty công trình xây dựng đường thuỷ... Ngoài số
vốn ngắn hạn đầu tư cho các đơn vị nói trên, Ngân hàng cón ưu tiên đầu tư vốn trung, dài
hạn cho một số dự án: Dự án dây truyền thiết bị sản xuất dây cáp động lực và dây truyền
sản xuất thanh đồng dẹt của Công ty cơ điện Trần Phú, Dự án mua 20 cen tơnơ Tex và đầu
tư vận chuyển khí Amoniac hoá lỏng của Công ty dịch vụ vận tải trung ương, Dự án mua
tàu biển có trọng tải lón chở hàng quốc tế mở LC trị giá 1435000 USD của Công ty vận tải
Thuỷ Bắc. Những dự án trên được Ngân hàng đầu tư đã góp phần tăng trưởng dư nợ lành
mạnh, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo việc làm cho hàng vạn lao động.
Năm 2001, thực hiện theo chủ trưong, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra, tỷ
trọng đầu tư trung, dài hạn tại Ngân hàng chiếm 39% tổng dư nợ, tăng so với cùng kỳ năm
trứoc 20%. Trong đó, đầu tư cho Công ty bóng đèn phíc nước Rạng Đông đổi mới dây

truyền công nghệ 39 tỷ đồng, tạo điều kiện cho công ty đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng
nhu cầu người tiêu dùng; ký hợp đồng tài trợ với Công ty bưu chính viễn thông tổng trị giá
145 tỷ đồng... Ngoài ra, Ngân hàng còn cho vay hiệu quả các chương trình Việt- Đức,
chương trình Đài Loan, cho vay xuất nhập khẩu, cho vay theo chương trình chỉ định của
Chính phủ voái tổng số dư nợ 12,5 tỷ... Ngân hàng còn cho vay sinh viên của năm trường
Đại học trên địa bàn với số sinh viên là 377 sinh viên, dư nợ là 220 triệu đồng. Trong năm
Ngân hàng đã thu hút thêm 23 khách hàng mới có quan hệ tín dụng với dư nợ tăng thêm
289 tỷ đồng.
Trên đây là danh sách các dự án cho vay lớn và có hiệu quả của Ngân hàng trong
hai năm 2000 và 2001. Một đặc điểm là các dự án này đều thuộc các công ty của Nhà nước
và một số chương trình của Chính phủ. Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình cho vay đối với các
thành phần kinh tế, hãy xem bảng số liệu dưới đây:
Bảng 6 :Tình hình cho vay đối với các thành phần kinh tế của Ngân hàng Công thương
Đống Đa

Sử dụng vốn 1998 1999 2000 2001
Tỷ
đồng
% Tỷ
đồng
% Tỷ
đồng
% Tỷ
đồng
%
-Doanh số cho vay
+ Quốc doanh
+ Ngoài quốc doanh
-Doanh số thu nợ
+ Quốc doanh

+ Ngoài quốc doanh
- Dư nợ
+ Quốc doanh
+ Ngoài quốc doanh
- Nợ quá hạn
+ Quốc doanh
+ Ngoài quốc doanh
1472
920
552
1404
880
524
525
315
210
8
1,8
6,2
100
62,5
37,5
100
62,7
37,3
100
60
40
100
22,5

77,5
1850
1400
450
1565
1055
510
810
660
150
12
2,5
9,5
100
75,7
24,3
100
67.4
32,6
100
81,5
18,5
100
20,8
79,2
1120
1010
110
1230
1100

130
700
570
130
20
6
14
100
90,2
9,8
100
89,4
10,6
100
81,4
18,6
100
30
70
1410
1250
160
1060
1020
140
950
800
150
16
4

12
100
88,6
11,4
100
86,8
13,2
100
84,2
15,8
100
25
75
Năm 1998, doanh số cho vay là 1472 tỷ, trong đó cho vay kinh tế quốc doanh chiếm
62,5%, còn lại là cho vay ngoài quốc doanh. Doanh số thu nợ cũng xấp xỉ với doanh số cho
vay: 1404 tỷ, trong đó tỷ lệ thu nợ quốc doanh và ngoài quốc doanh cũng tương đương với
tỷ lệ trên. Tuy nhiên, dư nợ trung bình của năm 1998 có 60% kinh tế quốc doanh và 40%
thuộc kinh tế ngoài quốc doanh nhưng trong số dư nợ này thì nợ quá hạn của kinh tế ngoài
quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn (77,5%).
Năm 1999, doanh số cho vay tăng lên 378 tỷ, tương ứng với tốc độ tăng là 25,7%.
Cả doanh số thu nợ và dư nợ bònh quân năm đều tăng hơn so với năm 1998 là 11,5%
(doanh số thu nợ) và 54,3% (dư nợ bình quân). Như vậy là toàn bộ hoạt động cho vay đều
được mở rộng. Tuy nhiên, trong cơ cấu doanh số cho vay thì cho vay đối với kinh tế ngoài
quốc doanh cũng giảm 60 tỷ đồng so vỡi năm 97. Đặc biệt tỷ lệ nợ quá hạn của kinh tế
ngoài quốc doanh gia tăng.
Năm 2000, một điều đáng buồn là toàn bộ các doanh số cho vay, doanh số thu nợ,
dư nợ đều giảm đáng kể so với năm 98. Doanh số cho vay giảm 730 tỷ, chỉ bằng 60,5%

×