Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.14 KB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------o0o---------

LÊ THỊ HỒNG THẮM

KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------o0o---------

LÊ THỊ HỒNG THẮM

KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ĐỨC VUI
XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - Năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng biết ơn:
Thầy giáo Tiến sĩ Trần Đức Vui đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Quý thầy cô giáo Khoa Sau Đại học trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội - những ngƣời đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ và truyền đạt
kiến thức làm nền tảng lý luận trong quá trình nghiên cứu luận văn.
Các anh chị học viên lớp cao học và các bạn đồng nghiệp đã luôn ủng
hộ, giúp đỡ, khuyến khích tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác


Tác giả luận văn

Lê Thị Hồng Thắm


TÓM TẮT
Trong các nội dung về công tác quản trị rủi ro tin
́ du ̣ng trong cho vay doanh
nghiê ̣p, kiểm soát rủi ro tín du ̣ng đóng vai trò quan trọng . Việc kiểm soát rủi ro tín
dụng đảm bảo cho ngân hàng xác định đƣợc phạm vi mà những ảnh hƣởng không
mong muốn của rủi ro tín dụng tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Đồng thời đƣa ra các biện pháp , các công cụ nhằm phòng tránh , ngăn ngừa,
hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra . Với tầm quan trọng nhƣ trên, tác giả chọn đề
tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng” để nghiên cứu, đánh giá thực trạng
nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị rủi ro tín dụng nói chung và công tác kiểm
soát rủi ro tín dụng trong cho vay DN nói riêng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.
Qua đề tài tác giả đã hệ thống những vấ n đề lý luận chung về kiểm soát rủi ro tín
dụng trong cho vay doanh nghiệp, một nội dung cơ bản của công tác quản trị rủi ro tín
dụng tại NHTM. Đánh giá công tác kiể m soát rủi ro tin
́ du ̣ng trong cho vay doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng .
Đề xuấ t giải pháp hoàn thiê ̣n công tác kiể m soát rủi ro tin
́ du ̣ng trong cho vay doanh
nghiê ̣p ta ̣i Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng.


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ..................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁ T RỦ I RO TÍ N DỤNG
TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦ A NGÂN HÀ NG THƢƠNG MẠI ... 5
1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................... 5
1.2. NHƢ̃ NG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY DOANH NGHIÊP̣ CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI .............................................................................................. 7
1.2.1. Khái niệm về cho vay doanh nghiê ̣p của ngân hàng thƣơng mại
..................... 7
1.2.2. Phân loa ̣i cho vay doanh nghiê ̣p ................................................................... 8
1.2.3. Đặc điểm cho vay doanh nghiệp ................................................................. 10
1.3. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................................ 11
1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp .............................. 11
1.3.2. Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiê ̣p ................................ 12
1.3.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiê..................
13
̣p
1.3.4. Hậu quả do rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiê ̣p gây ra ................. 14
1.4. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...................................................................... 14
1.4.1. Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
.................. 14
1.4.2. Mục tiêu của quản rịt rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
................... 15
1.4.3. Nô ̣i dung của quản tri ru
..................
15

̣ ̉ i ro tín du ̣ng trong cho vay doanh nghiê
̣p
1.5. CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIỆP ..................................................................................................... 16
1.5.1. Quan điể m về kiể m soát rủi ro tín du ̣ng trong cho vay doanh nghiê ̣p ........ 16
1.5.2. Nô ̣i dung của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp ........ 17


1.5.3. Tiêu chí đánh giá kế t quả kiểm soát rủi ro tin
́ du ̣ng trong cho va y doanh
nghiệp ........................................................................................................................ 25
1.5.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác kiể m soát rủi ro tín dụng trong
cho vay doanh nghiệp................................................................................................ 26
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN . 29
2.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 29
2.2. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ........................................................... 31
2.2.1. Nguồn thông tin .......................................................................................... 31
2.2.2. Mô tả cách thức thu thập số liệu ................................................................. 32
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 33
2.2.4. Thời gian nghiên cứu .................................................................................. 34
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................................................... 34
CHƢƠNG 3: THƢ̣C TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁ T RỦ I RO TÍ N
DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG............... 35
3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT
TRIỂN VIÊ ̣T NAM-CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ........................................................ 35
3.1.1. Giới thiệu về TMCP Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Viê ̣t Nam

– Chi


nhánh Đà Nẵng .......................................................................................................... 35
3.1.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Viê ̣t
Nam – Chi nhánh Đà Nẵng ....................................................................................... 37
3.2. THƢ̣C TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH
NGHIÊP̣ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁ T TRIỂN VIÊT
̣ NAM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ......................................................................................... 39
3.2.1. Bố i cảnh kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầ u tƣ và Phát triể n Viê ̣t
Nam - Chi nhánh Đà Nẵng ........................................................................................ 39
3.2.2. Khái quát tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầ u tƣ
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng .......................................................... 41


3.2.3. Thƣ̣c tra ̣ng rủi ro tiń du ̣ng trong cho vay doanh nghiê ̣p của Ngân hàng
TMCP Đầ u tƣ và Phát Triể n Viê ̣t Nam – Chi nhánh Đà Nẵng ................................. 43
3.3. THƢ̣C TRẠNG KIỂM SOÁ T RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIÊ ̣P TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁ T TRIỂN
VIÊ ̣T NAM-CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG .................................................................... 46
3.3.1. Các biện pháp sử dụng để kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiê ̣p ta ̣i Ngân hàng TMCP Đầ u tƣ và Phát triể n Viê ̣t Nam-Chi nhánh Đà Nẵng .. 47
3.3.2. Đánh giá công tác kiể m soát rủi ro tín du ̣ng trong cho vay doanh nghiê ̣p
của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng ........ 58
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI
RO TÍ N DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀ NG
TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁ T TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG .. 67
4.1. ĐỊNH HƢỚNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG TRONG
GIAI ĐOẠN 2014 - 2015 ........................................................................................ 67
4.1.1. Đinh
̣ hƣớng chung ...................................................................................... 67
4.1.2. Định hƣớng cho vay trong giai đoa ̣n 2014 –2015 ...................................... 68

4.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI
RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ...... 70
4.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng trong cho vay doanh nghiệp riêng cho
Chi nhánh trên cơ sở hoàn thiê ̣n chin
́ h sách của BIDV ............................................ 71
4.2.2. Xây dƣ̣ng qui trình phố i hơ ̣p nô ̣i bô ̣ trong các li ̃

nh vƣ̣c cho vay xây

dƣ̣ng, dê ̣t may ta ̣i chi nhánh ...................................................................................... 78
4.2.3. Hoàn thiện công tác triển khai các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng
trong cho vay doanh nghiê ̣p ...................................................................................... 78
4.2.4. Tƣ vấ n khách hàng áp du ̣ng các biê ̣n pháp nhằ m giảm rủi ro về mƣ́c đô ̣
chấ p nhâ ̣n để cho vay ................................................................................................ 84


4.2.5. Các giải pháp hỗ trơ ̣ cho công tác kiể m soát rủi ro tin
́ du ̣ng trong cho
vay doanh nghiê ̣p ta ̣i Chi nhánh ................................................................................ 84
4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 88
4.3.1. Đối với Chính phủ, các Bộ ngành............................................................... 88
4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam .................................................... 89
4.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ................ 90
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 95


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt


STT

Nguyên nghĩa

1

Chi nhánh

Ngân hàng TMCP Đầ u tƣ và Phát triể n Viê ̣t
Nam- Chi nhánh Đà Nẵng

2

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầ u tƣ và Phát triể n Viê ̣t Nam

3

DN

Doanh nghiê ̣p.

4

DNVV

Doanh nghiê ̣p vay vố n


5

NHTM

Ngân hàng thƣơng ma ̣i

6

RRTD

Rủi ro tín dụng

7

SXKD

Sản xuất kinh doanh

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1


Kế t quả huy đô ̣ng vố n trong giai đoa ̣n 2011-2013

37

Bảng 3.2

Kế t quả cho vay trong giai đoa ̣n 2011-2013

38

Bảng 3.3

Cho vay theo ngành kinh tế

41

Bảng 3.4

Dƣ nợ cho vay theo kế t quả đinh
̣ ha ̣ng

42

Bảng 3.5

Rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiê ̣p

43


Bảng 3.6

Rủi ro tín dụng theo hình thức đảm bảo

44

Bảng 3.7

Rủi ro tín dụng phân theo thời hạn cho vay

45

Bảng 3.8

Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp theo ngành
kinh tế

46

Bảng 3.9

Tỷ lệ tài sản đảm bảo đối với doanh nghiệp vay vốn

51

Bảng 3.10

Tỷ lệ vốn tự có tham gia phƣơng án, dự án vay vốn

53


Bảng 3.11

Bảng phân loại nợ theo đinh
̣ hạng tín dụng

56

Bảng 3.12

Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kiể m soát rủi ro tin
́ du ̣ng

58

Bảng 3.13

Cơ cấ u nơ ̣ xấu trong cho vay doanh nghiệp

59

Bảng 4.1

Kế hoa ̣ch kinh doanh tín du ̣ng năm 2014-2015

70

ii



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ
Sơ đồ 3.1

Tên sơ đồ
Cơ cấu tổ chức tại BIDV Đà Nẵng

iii

Trang
36


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trƣờng, hệ thống ngân hàng đƣợc ví nhƣ hệ thần kinh
của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng quốc gia hoạt động thông suốt, lành mạnh và
hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sử dụng
hiệu quả, kích thích tăng trƣởng kinh tế một cách bền vững. Tuy nhiên, trong nền
kinh tế thị trƣờng, rủi ro trong kinh doanh là điều không thể nào tránh khỏi, đặc
biệt là rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày
càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của ngân hàng ảnh hƣởng tiêu cực đến toàn
bộ đời sống-kinh tế-chính trị-xã hội của quốc gia đó.
Trong khi hệ thống ngân hàng các nƣớc trên thế giới liên tục lâm vào tình
trạng mất khả năng thanh khoản, đóng cửa và phá sản, thì hệ thống ngân hàng Việt
Nam cũng đang đối mặt với muôn vàn khó khăn trong việc giải bài toán nợ xấu. Nợ
xấu ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng thƣơng mại, làm giảm
lợi ích cổ đông, ảnh hƣởng đến niềm tin của ngƣời gửi tiền và đặc biệt là ảnh hƣởng
đến sự tăng trƣởng kinh tế của đất nƣớc. Hệ thống ngân hàng để xảy ra nợ xấu cao

hơn thông lệ quốc tế nhƣ hiện nay có rất nhiều nguyên nhân, một trong các nguyên
nhân đó là ảnh hƣởng từ công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM.
Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề cốt lõi đối với một ngân hàng, đặc biệt là hệ
thống ngân hàng Việt Nam khi mà nguồn thu từ tín dụng, đặc biệt là nguồn thu tín
dụng từ khách hàng doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập.
Chính vì nhữn g lý do trên mà công tác quản trị rủi ro tín du ̣ng trong cho vay
doanh nghiệp giai đoạn hiện nay là vấn đề cấp bách cầ n đƣơ ̣c nghiên cƣ́u đầ y đủ
nhằm hạn chế tối thiểu mức thiệt hại do rủi ro tín du ̣ng gây ra đồ ng thời đem la ̣i
hiê ̣u quả cao cho hoa ̣t đô ̣ng của NHTM.
Trong các nội dung về công tác quản trị rủi ro tin
́ du ̣ng trong cho vay doanh
nghiê ̣p, kiểm soát rủi ro tín du ̣ng đóng vai trò quan trọng . Việc kiểm soát rủi ro tín
dụng đảm bảo cho ngân hàng xác định đƣợc phạm vi mà những ảnh hƣởng không

1


mong muốn của rủi ro tín dụng tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Đồng thời đƣa ra các biện pháp , các công cụ nhằm phòng tránh , ngăn ngừa,
hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra ..
Tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt nam-Chi nhánh Đà nẵng,
công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp còn tồn tại nhiều bất
cập. Để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong
thời kỳ mới, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng
cần hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp.
Với tầm quan trọng nhƣ trên, tác giả chọn đề tài “Kiểm soát rủi ro tín du ̣ng
trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Đà Nẵng” để nghiên cứu, đánh giá thực trạng nhằm hoàn thiện
hơn nữa công tác quản trị rủi ro tín dụng nói chung và công tác kiểm soát rủi ro tín
dụng trong cho vay DN nói riêng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt

Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng để đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát
rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Những vấ n đề lý luâ ̣n chung về kiể m soát rủi ro tin
́ du ̣ng trong cho vay doanh
nghiệp, một nội dung cơ bản của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM.
- Đánh giá công tác kiể m soát rủi ro tín du ̣ng trong cho vay doanh ngh

iệp tại

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng .
- Đề xuấ t giải pháp hoàn thiê ̣n công tác kiể m soát rủi ro tín du ̣ng trong cho vay
doanh nghiê ̣p ta ̣i Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
Nẵng.

2

-Chi nhánh Đà


3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Công tác kiể m soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của Ngân
hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng đƣợc thực hiện
nhƣ thế nào?
(2) Để hoàn thiện công tác kiể m soát rủi ro tín dụng trong cho vay d
nghiệp thì Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam


oanh

–Chi nhánh Đà Nẵng

cần thực hiện những biện pháp nào?
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp ta ̣i Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nô ̣i dung nghiên cƣ́u : Đề tài tâ ̣p trung phân tić h công tác kiể m soát rủi ro
tín dụng trong cho vay đối với doanh nghiê ̣p tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng , mô ̣t nô ̣i dung của công tác quản tri ru
̣ ̉ i ro tin
́
dụng trong cho vay doanh nghiệp.
Về không gian : Tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam-Chi
nhánh Đà Nẵng.
Về thời gian: Thời gian nghiên cƣ́u của đề tài tƣ̀ năm 2011-2013.
5. Những đóng góp chính của luận văn
- Hê ̣ thố ng hóa lý luâ ̣n về kiể m soát RRTD trong cho vay DN .
- Đề xuấ t các giải pháp ki ểm soát RRTD phù hơ ̣p với bố i cảnh cu ̣ thể của
Ngân hàng TMCP Đầ u tƣ và Phát triể n Viê ̣t Nam -Chi nhánh Đà Nẵng .
- Góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong cho vay DN tại của
Ngân hàng TMCP Đầ u tƣ và Phát triể n Viê ̣t Nam

- Chi nhánh Đà Nẵng .

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

bao gồm bốn chƣơng:
Chƣơng 1 – Cơ sở lý luâ ̣n về kiể m soát rủi ro tín du ̣ng trong
nghiê ̣p của Ngân hàng thƣơng mại

3

cho vay doanh


Chƣơng 2 – Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu luận văn
Chƣơng 3 – Thƣ̣c tra ̣ng công tác kiể m soát rủi ro tín du ̣ng tron g cho vay doanh
nghiê ̣p ta ̣i Ngân hàng TMCP Đầ u tƣ và Phát triể n Viê ̣t Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
Chƣơng 4 – Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
vay doanh nghiê ̣p ta ̣i Ngân hàng TMCP Đầ u tƣ và Phát triể n Vi ệt Nam – Chi nhánh
Đà Nẵng.

4


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁ T RỦ I RO TÍ N DỤNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIỆP CỦ A NGÂN HÀ NG THƢƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Kiể m soát RRTD trong cho vay DN là mô ̣t trong bố n nô ̣i dung của côn

g tác

quản trị RRTD . Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tham khảo một số các nghiên
cƣ́u trƣớc đây trong các đề tài về quản tri ru
̣ ̉ i ro tín du ̣ng và ha ̣n chế rủi ro tín du ̣ng

tại các NHTM, cụ thể:
- Đề tài nghiên cƣ́u của tác giả Ng uyễn Hiê ̣p (2010) về quản trị rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Quảng Ngãi . Trong phần
cơ sở lý luận tác giả đã trình bày đầy đủ về rủi ro tin
́ du ̣ng và kiểm soát rủi ro tin
́
dụng. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là do đề tài nghiên cƣ́u ở phƣơng diê ̣n
rô ̣ng nên viê ̣c nghiên cƣ́u công tác kiể m soát RRTD còn ha ̣n chế , phần kiểm soát rủi
ro tín dụng tác giả chƣa đề cập cụ thể các biện pháp kiểm soát RRTD nhƣ né tránh ,
hạn chế, chuyể n giao , giảm thiểu và hạn chế này đƣợc sẽ đƣợc tiếp tục nghiên cứu
trong luâ ̣n văn này .
- Tác giả Đỗ Vinh Hân (2011) đã nghiên cƣ́u và đƣa nhiều biện pháp kiểm
soát RRTD cũng nhƣ phân tić h đánh giá thƣ̣c tra ̣ng công tác quản trị rủi ro tín
dụng, các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Kontum . Tuy nhiên ha ̣n chế của tác giả
là chƣa đƣa ra các biện pháp né tránh RRTD . Luận văn này sẽ bổ sung thêm c ác lý
luâ ̣n về công tác kiể m s oát RRTD của tác giả Đỗ Vi nh Hân đồ ng thời các giải pháp
mà tác giả đƣa ra đƣợc luận văn này nghiên cứu kế thừa và phát triển cho phù hợp
với thƣ̣c tiễn ta ̣i Ngân hàng Đầ u tƣ và Phát triể n V iê ̣t Nam-Chi nhánh Đà Nẵng và
khách hàng DN trên địa bàn Đà Nẵng .
- Tác giả Trần Chiến Thắng (2012) đã nghiên cƣ́u các biê ̣n pháp kiể m soát
RRTD ta ̣i Ngân hàng Đầ u tƣ và Phát triể n Viê ̣t Nam -Chi nhánh Đăk L ăk. Tác giả
đã đƣa ra các chính sách kiểm soát RRTD và tổ chức triển khai chính sách kiểm

5


soát RRTD tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

-Chi nhánh Đăk L ăk.


Nghiên cƣ́u của tác giả này có điể m tƣơng đồ ng với nghiên cƣ́u trong luâ ̣n văn này
là cùng nghiên cứu hai Chi nhánh của BIDV nhƣng khác điạ bàn

. Do vâ ̣y , luâ ̣n

văn này đã kế thƣ̀a đƣơ ̣c các nghiên cƣ́u về chính sách kiểm soát RRTD tại BIDV
đồ ng thời là cơ sở để luận văn này xem xét nghiên cứu các chính sách đó

trong

hoạt động cho vay DN trên địa bàn Đà Nẵng .
- Tác giả Nguyễn Xuân Huy (2013) đã nghiên cƣ́u các giải pháp ha ̣n chế rủi ro
tín dụng trong cho vay DN tại Ngân hàng Công thƣơng Chi nhánh Đà Nẵng

. Tác

giả đã nghiên cứu các giải pháp h ạn chế rủi ro trong cho vay DN , đánh giá thƣ̣c
trạng công tác hạn chế RRTD tại Ngân hàng Công thƣơng Chi nhánh Đà Nẵng . Về
mă ̣t không gian , các nghiên cứu về hạn chế RRTD trong cho vay DN của tác giả
gầ n nhƣ tƣơng đồ ng với luâ ̣n văn này. Do vâ ̣y, các nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Xuân Huy là cơ sở để luận văn này tham khảo các đặc điểm cho vay của DN và
xem xét la ̣i các biê ̣n pháp ha ̣n chế rủi ro tin
́ du ̣ng , trong đó có biện pháp kiểm soát
rủi ro tín dụng trong cho vay DN cho phù hơ ̣p với giai đoa ̣n hiê ̣n nay.
- Bài báo nghiên cứu của tác giả TS . Đinh Thi Thanh
Vân (2012) đã nghiên
̣
cƣ́u phƣơng pháp trić h dƣ̣ phòng RRTD của Viê ̣t Nam và so sánh với phƣơng pháp
trích dự phòng RRTD với nhiều nƣớ c trên thế giới , đƣa ra các kiế n nghi nhằ

̣ m tính
toán chính xác và trích đủ dự phòng RRTD . Đây là cơ sở tố t cho luâ ̣n văn này so
sánh với phƣơng pháp trích dự phòng RRTD tại Chi nhánh với phƣơng pháp trích
dƣ̣ phòng RRTD của các nƣớc phát triển trên thế giới và là gợi ý tốt cho các yêu cầu
triể n khai hiê ̣u các biê ̣n pháp kiể m soát RRTD trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay .
- Bài báo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thái Hƣng (2012) đã nghiên cƣ́u
các giải p háp giảm thiểu RRTD trong cho vay đầu tƣ

của các DN tại Ngân hàng

Phát triển Việt Nam . Luận văn này sẽ xem xét la ̣i các giải pháp giảm thiể u RRTD
trong điề u kiê ̣n vay vố n của DN ta ̣i các NHTM trên điạ bàn Thành Phố Đà Nẵng .
Các luận văn, bài báo nghiên cứu của các tác giả đã cùng đƣa ra các tiêu chí
đánh giá công tác quản tri ru
̣ ̉ i ro tín du ̣ng , các giải pháp hạn chế RRTD nhƣ mức
giảm của nợ xấu, tỷ lệ trích dự phòng rủi ro, tỷ lệ xóa nợ ròng, cơ cấu nợ xấu và đây

6


là cơ sở để luận văn này tiếp thu để đánh giá công tác kiểm soát RRTD trong cho
vay DN ta ̣i Chi nhánh Đà Nẵng.
Điể m chung của các nghiên cƣ́u trên là đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu thố ng kê , so sánh để đán h giá thƣ̣c tra ̣ng kiểm soát rủi ro tín dụng tại các
NHTM, các địa phƣơng khác nhau và là cơ sở quan tro ̣ng cho luận văn này kế thừa
và sử dụng các phƣơng pháp trong đánh giá thực trạng RRTD và các nội dung của
công tác kiể m soát RRTD trong cho vay DN.
Trên cơ sở kế thƣ̀a các nghiên cƣ́u trƣớc đây về kiể m soát RRTD

, điểm khác


biệt về đề tài nghiên cứu của tôi là đi theo hƣớng hê ̣ thố ng hóa các lý luâ ̣n về rủi ro
tín dụng và nội dung công tác ki ểm soát RRTD trong ch o vay DN, nghiên cƣ́u làm
rõ nội dung công tác kiể m soát RRTD trong cho vay DN , cũng nhƣ biện pháp kiể m
soát RRTD trong cho vay DN thƣờng đƣợc NHTM sử dụng . Bên ca ̣nh đó luâ ̣n văn
này đƣa ra các yêu cầu triển khai hiệu quả các biện pháp

kiểm soát RRTD ta ̣i

NHTM, đồ ng thời đƣa ra các tiêu chí đánh giá kết quả công tác kiể m soát RRTD
trong cho vay DN.
Luâ ̣n văn đi từ việc phân tích chung về thực trạng hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng TMCP Đầ u tƣ và Phát triể n Viê ̣t Nam

- Chi nhánh Đà Nẵng , qua đó

đánh giá thực trạng RRTD trong cho vay DN và công tác kiể m soát RRTD trong
cho vay DN của chi nhánh . Từ việc phân tích đó , luâ ̣n văn rút ra đƣợc những ƣu
điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế đối với công tác kiể m soát RRTD tron g cho
vay DN tại Chi nhánh . Trên cơ sở đó , đƣa ra các nhóm giải pháp thích hợp nhằm
hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong cho vay DN tại Ngân hàng TMCP Đầu
tƣ và Phát triể n Viê ̣t Nam - Chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian tới.
1.2. NHƢ̃ NG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦ A NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm về cho vay doanh nghiêp̣ của ngân hàng thƣơng mại
- Khái niệm cho vay của ngân hàng thương mại
Cho vay là mô ̣t trong nhƣ̃ng nghiê ̣p vu ̣ của NHTM . Cho vay là một hình thức
cấp tín dụng, theo đó Tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền

7



để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có
hoàn trả cả gốc và lãi. (NHNN,2001)
- Khái niệm doanh nghiệp
Theo luật doanh nghiệp 2005: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có
tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. (Quốc hội, 2005)
Nếu xét quan điểm mục tiêu lợi nhuận t

hì M .Francois – mô ̣t nhà kinh tế

ngƣời Pháp đã đinh
̣ nghiã : “Doanh nghiê ̣p là mô ̣t tổ chƣ́c sản xuấ t thông qua đó

,

trong khuôn khổ mô ̣t số tài sản nhấ t đinh
̣ ngƣời ta kế t hơ ̣p nhiề u yế u tố sản xuấ t
khác nhau nhằm tạo ra những sả n phẩ m dich
̣ vu ̣ để bán trên thi trƣơ
̣
̀ ng nhằ m thu
về khoản chênh lê ̣ch giƣ̃a giá thành và giá bán sản phẩ m ”

. (dẫn lại theo Giáo

trình quản trị doanh nghiệp của Đoàn Gia Dũng, 1999)
Nhƣ vậy doanh nghiệp đƣợc hiểu là một đơn vị sản xuất kinh doanh, có tài
sản, đƣợc thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằ m ta ̣o ra sản phẩ m

đáp ƣ́ng nhu cầ u của thi trƣơ
̣
̀ ng bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn

, công ty cổ

phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tƣ nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Mục
đić h kinh doanh của doanh nghiê ̣p chủ yế u là lơ ̣i nhuâ ̣n , tố i đa lơ ̣i ić h cho các chủ
thể doanh nghiê ̣p.
- Khái niệm cho vay doanh nghiê ̣p của NHTM
Từ các khái niệm, định nghĩa về cho vay của NHTM và doanh nghiệp, ta có
thể nói: Cho vay doanh nghiê ̣p của NHTM là việc thỏa thuận giữa NHTM và doanh
nghiê ̣p, theo đó NHTM giao cho doanh nghiê ̣p sử dụng một khoản tiền để sử dụng
vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả
gốc và lãi.
1.2.2. Phân loa ̣i cho vay doanh nghiêp̣
- Theo thời hạn cho vay (NHNN, 2001)
Theo tiêu chí này hoa ̣t đô ̣ng cho vay doanh nghiê ̣p có thể phân thành các loa ̣i
sau:
 Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến một (01) năm.

8


 Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn tƣ̀ trên một (01) năm đế n năm
(05) năm.
 Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên năm (5) năm.
- Theo mục đích sử dụng vốn của doanh nghiê ̣p vay vố n
Theo tiêu chí này hoa ̣t đô ̣ng cho vay doanh nghiê ̣p có thể phân thành các loa ̣i
sau:

 Cho vay bất động sản
 Cho vay kinh doanh chƣ́ng khoán
 Cho vay nông nghiê ̣p
 Cho vay kinh doanh xuấ t nhâ ̣p khẩ u
- Theo hình thức đảm bảo tiền vay
Theo tiêu chí này , hoạt động cho vay doanh nghiệp có thể phân thành các loại
sau:
 Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: là hình thức cho vay dƣ̣a trên giá trị tài sản
đảm bảo (cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bên thứ ba).
 Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản: là các khoản cho vay không có tài
sản cầm cố, thế chấp hoặc không có bảo lãnh của bên thứ ba mà thƣờng dựa trên uy
tín và năng lực tài chính của DNVV để cho vay.
- Theo phương thức cho vay (NHNN, 2001)
Theo tiêu chí này , hoạt động cho vay doanh nghiệp có thể phân thành các loại
sau:
 Cho vay từng lần (cho vay theo món): Phƣơng thức này áp dụng đối với
doanh nghiê ̣p có nhu cầu và đề nghị vay vốn từng lần

, có quan hệ không thƣờng

xuyên với NHTM, có nguồn thu không ổn định; việc vay vốn của DN chỉ mang tính
thời vụ hay mở rộng sản xuất nhƣ cho vay bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời.
 Cho vay theo hạn mức tín dụng: Phƣơng thức cho vay theo hạn mức tín dụng
đƣợc áp dụng đối với các DNVV có tin
̀ h hin
̀ h sản xuất kinh doanh ổn định , có hiệu
quả và có quan hệ tín dụng thƣờng xuyên với NHTM . Hạn mức cho vay đối với

9



doanh nghiê ̣p đƣợc tính toán trên c ơ sở nhu cầu vốn thực tế của khách hàng trong
một khoảng thời gian nhất định.
 Cho vay đồ ng tài trơ ̣ : là hình thức nhiều NHTM cùng cho vay một dự án

,

phƣơng án kinh doanh và cùng gánh chiụ rủi ro nhƣ nhau.
1.2.3. Đặc điểm cho vay doanh nghiệp
Trong quan hệ vay vốn với ngân hàng, khách hàng doanh nghiệp có đặc điểm
sau:
- Thứ nhất, doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên mục đích cho
vay doanh nghiệp là đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Qui mô sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp lớn hơn so với qui mô hoạt động sản xuất kinh
doanh của cá nhân nên doanh thu hoạt động của doanh nghiệp lớn, nhu cầu vay vốn
để sản xuất kinh doanh cụ thể vay vốn lƣu động, đầu tƣ dây chuyền sản xuất kinh
doanh thƣờng rất lớn. Do đó cho vay doanh nghiệp thƣờng là cho vay món lớn và
dƣ nợ cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ vay của ngân hàng. Thông qua
hoạt động cho vay doanh nghiê ̣p, NHTM tiết kiệm đƣợc chi phí trong hoạt động cho
vay do chi phí giao dịch trong cho vay doanh nghiệp thấp so với qui mô cho vay.
- Thứ hai, doanh nghiệp hoạt động theo qui định của pháp luật nên các hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc phản ánh ghi chép đầy đủ và rõ ràng.
Thông tin tài chính của DNVV đƣợc thể hiện rõ ràng qua báo cáo tài chính của
DNVV, qua đó giúp cho NHTM dễ dàng giám sát đƣợc các hoạt động của DNVV.
Hồ sơ pháp lý của DNVV cũng rất rõ ràng nên NHTM không quá khó để đánh giá
tƣ cách pháp lý của DNVV và những ngƣời liên quan.
- Thứ ba, cho vay doanh nghiệp thƣờng ở qui mô lớn, lợi ích thu đƣợc từ hoạt
động cho vay cao . Điều này có nghĩa là rủi ro tin
́ du ̣ng trong cho vay doanh nghiệp
thƣờng cao. Giá trị tổn thất trong cho vay doanh nghiệp cũng chiếm giá trị lớn trong

tổng tổn thất của NHTM.

10


1.3. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH

NGHIỆP CỦ A NGÂN

HÀNG THƢƠNG MẠI
1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng , NHTM luôn phải đối diện với nhiều
loại rủi ro. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là khả năng mà một tiến trình hoă ̣c mô ̣t
sƣ̣ kiê ̣n nào đó gây ra mô ̣t kế t cu ̣c không mong đơ ̣i lên tin
̀ h hin
̀ h tài chin
́ h của NHTM
hoă ̣c cản trở NHTM thƣ̣c hiê ̣n các mu ̣c tiêu đã đinh
̣ .
Trong các loa ̣i rủi ro trong hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của NHTM , rủi ro tín dụng
có tác đô ̣ng lớn nhấ t đế n mu ̣c tiêu kinh doanh của NHTM . Vâ ̣y rủi ro tin
́ du ̣ng là gì ?
Theo Timothy W.Koch: “Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro
xảy ra khi khách hàng sai hẹn - có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và
lãi theo thỏa thuận. Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị
giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn”
(Timothy W.Koch, 1995, page 107).
Theo ASaunder và H.Lange: Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân
hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các nguồn thu nhập dự
tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể đƣợc thực hiện đầy đủ cả

về số lƣợng và thời hạn. Hầu nhƣ tất cả các tổ chức trung gian tài chính đều phải
đối mặt với rủi ro này. Nếu khoản nợ gốc đƣợc trả đầy đủ khi đến hạn và các khoản
thanh toán lãi đƣợc thực hiện vào những ngày đã thoả thuận trƣớc, các tổ chức tài
chính sẽ luôn luôn nhận lại đƣợc khoản gốc cho vay cộng thêm một khoản tiền lãi.
Điều đó có nghĩa là họ không phải đối mặt với rủi ro tín dụng. (A.Saunder &
H.Lange ,1995)
Theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của Thống đốc NHNN
Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự
phòng rủi ro và sử dụng phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức
tín dụng thì: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng
xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không
có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

11


(NHNN, 2013)
Các định nghĩa khá đa dạng nhƣng tựu trung lại chúng ta có thể rút ra các nội
dung cơ bản của rủi ro tín dụng nhƣ sau:
- Rủi ro tín dụng khi ngƣời vay sai hẹn (default) trong thực hiện nghĩa vụ trả
nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc hoặc lãi. Sự sai hẹn có thể là trễ hạn (delayed
payment) hoặc không thanh toán (nonpayment).
- Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và
giảm giá trị thị trƣờng của vốn. Trong trƣờng hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua
lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản.
Nhƣ vâ ̣y, rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiê ̣p đƣơ ̣c hiể u là tổ n thấ t có
khả năng xảy ra đố i với nơ ̣ vay của DN tại NHTM do DN vay vố n không thực hiện
đúng ha ̣n hoặc không có khả năng thực hiện đúng ha ̣n mô ̣t phầ n hoă ̣c toàn bô ̣ nghĩa
vụ trả nợ của mình theo cam kết.
1.3.2. Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiêp̣

Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiê ̣p khác nhau
tùy theo mục đích, tiêu chuẩn. Tuy nhiên, cách phân loại rủi ro tín dụng phổ biến
hiện nay nhƣ sau:
- Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng đƣợc phân chia thành
các loại sau đây:
+ Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát
sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá
khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn (rủi ro có liên quan đến quá
trình đánh giá và phân tích tín dụng, phƣơng án vay vốn để quyết định tài trợ của
ngân hàng); rủi ro bảo đảm (rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo nhƣ mức cho
vay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo…); rủi ro nghiệp vụ (rủi ro liên quan đến
công tác quản lý khoản vay giải ngân, theo dõi, giám sát khoản vay).
+ Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những
hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, đƣợc phân thành rủi ro nội
tại (xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn, lĩnh

12


vực kinh tế) và rủi ro tập trung (rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào
một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định
hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao).
- Căn cứ phạm vi gây ra rủi ro thì rủi ro tín dụng đƣợc phân ra thành rủi ro tín
dụng đặc thù và rủi ro tín dụng hệ thống:
+ Rủi ro tín dụng đặc thù là rủi ro của một khoản tín dụng cụ thể phát sinh do
những kiểu đặc thù của rủi ro dự án mà ngƣời vay thực hiện.
+ Rủi ro tín dụng hệ thống là rủi ro tín dụng phát sinh do bối cảnh chung của
nền kinh tế hoặc những điều kiện vĩ mô tác động lên toàn bộ những ngƣời vay nhƣ
rủi ro tín dụng phát sinh do suy thoái kinh tế, khủng hoảng kinh tế, ...
1.3.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiêp̣

1.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Sự tác động của các yếu tố khách quan bên ngoài thƣờng khó dự đoán
kiểm soát , gây ra những thiệt hại lớn cho khách hàng

, khó

, ngân hàng và thƣờng bao

gồm các loại nhƣ : sƣ̣ thay đổ i chính sách của nhà nƣớc , môi trƣờng tƣ̣ nhiên , môi
trƣờng kinh tế xã hội không thể dự đoán trƣớc tác động đến các DNVV dẫn đến tình
trạng mất khả năng thanh toán các khoản nơ ̣ cho ngân hàng .
Nhiều khách hàng có hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, giá thành cao dẫn đến
thua lỗ, thâm hụt vốn. Doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng
nên khi xảy ra rủi ro, vốn vay bị tổn thất.
Đạo đức của ngƣời đứng đầu DNVV lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tính toán
lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích, vay không có ý định trả nợ, chi tiêu lãng phí,
tham ô.
1.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Trình độ của đội ngũ cán bộ ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu.
Để có đƣợc sự đánh giá chính xác về tin
̀ h hin
̀ h DNVV , cán bộ tín dụng phải
có kiế n thƣ́c , kỹ năng về các vấn đề liên quan đến DNVV

, am hiể u quy trin
̀ h

nghiê ̣p vu ̣ . Do vâ ̣y , cán bộ tín dụng cần phải có đủ trình đô ̣ nhằ m phát hiê ̣n
lọc tốt khách hàng vay vốn


. Ngoài ra , cán bộ tín du ̣ng phải có đa ̣o đƣ́c

13

, sàng
, trung


×