Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐÀO THỊ THANH GIANG

PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY
CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐÀO THỊ THANH GIANG

PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY
CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số:60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH THỊ PHAN LAN
XÁC NHẬN CỦA



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2019


LỜICAM ĐOAN
Tác giả luận văn: Tôi – Đào Thị Thanh Giang, xin cam đoan: Những nội dung
trong luận văn, cụ thể là những phân tích, đánh giá thực trạng tài chính của Công ty
cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận, cùng những giải pháp cải thiện năng lực tài
chính tại Công ty này là do tôi tự nghiên cứu và thực hiện, không sao chép nội dung
của công trình nghiên cứu nào. Các tài liệu tham khảo để thực hiện luận văn đều
đƣợc trích dẫn nguồn gốc đầy đủ và rõ ràng.
Hà Nội, 15 tháng 08 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

ĐÀO THỊ THANH GIANG


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy cô trƣờng Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ trong quá trình học tập để
tôi hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Trịnh Thị Phan Lan đã dành rất nhiều thời
gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Xin cảm ơn toàn thể các cán bộ thuộc các Phòng ban chức năng của Công ty Cổ

phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận – Chi nhánh miền Bắc đã nhiệt tình giúp đỡ
công tác thu thập và xử lý dữ liệu của tôi phục vụ quá trình viết và hoàn thành luận
văn.
Tôi cũng xin cảm ơn đến các Giáo sƣ, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu đã có những
công trình nghiên cứu trong cùng lĩnh vực giúp cho tôi có tƣ liệu tham khảo để hoàn
thành luận văn này và tôi xin hứa sẽ vận dụng nhũng kiến thức đó vào thực tiễn một
cách thiết thực nhất.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận
văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những
đóng góp tận tình của Quý thầy cô và các bạn quan tâm.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

ĐÀO THỊ THANH GIANG


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪVIẾT TẮT ....................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂUĐỒ,HÌNH ẢNH ................................................. iv
PHẦNMỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN
TÍCH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH DN. .......................................................................4
1.1. Tổng quan nghiên cứu .....................................................................................4
1.1.1. Các nghiên cứu về phân tích tình hình tài chính ....................................4
1.1.2. Các nghiên cứu về dự báo tài chính .......................................................6
1.2 Cơ sở lý luận về phân tích và dự báo tài chính doanh nghiệp ..........................8
1.2.1 Khái niệm và mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp ...............8

1.2.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp ........................................10
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phân tích tài chính DN ......................................18
1.4. Dự báo tài chính .............................................................................................19
1.4.1 Khái niệm và mục đích của dự báo tài chính ........................................19
1.4.2 Nội dung của dự báo tài chính ..............................................................19
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU ........................................................25
2.1. Phƣơng pháp tiếp cận.....................................................................................25
2.2. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................25
2.2.1 Lập kế hoạch nghiên cứu ......................................................................25
2.2.2 Xây dựng khung lý thuyết .....................................................................25
2.2.3. Thực hiện phân tích dữ liệu và dự báo .................................................25
2.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ........................................................................26
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ..............................................................26
2.3.2. Công cụ xử lý dữ liệu ...........................................................................27
2.3.3 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu và dự báo .............................................27


CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ DỰ BÁO
TÀI CHÍNH TẠI PNJ ...............................................................................................33
3.1 Giới thiệu về PNJ ............................................................................................33
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của PNJ ..........................................33
3.1.2 Cơ cấu tổ chức (Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PNJ) ...................33
3.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của PNJ .......................................33
3.1.4. Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của ngành kinh doanh trang sức ....35
3.1.5. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) của PNJ ....36
3.1.6. Phân tích vị thế của PNJ trong ngành kinh doanh trang sức................38
3.2. Thực trạng tình hình tài chính của PNJ .........................................................40
3.2.1 Phân tích hoạt động kinh doanh ............................................................40
3.2.2 Phân tích hoạt động đầu tƣ ....................................................................56
3.2.3 Phân tích hoạt động tài chính ................................................................59

3.2.4 Đánh giá chung về tình hình tài chính của PNJ ....................................66
3.4 Dự báo tài chính ..............................................................................................68
3.4.1 Dự báo doanh thu ..................................................................................68
3.4.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự báo ....................................76
3.4.3

Bảng cân đối kế toán dự báo ............................................................80

3.4.4. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ dự báo .......................................................83
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI PNJ .........85
4.1 Định hƣớng phát triển của PNJ trong thời gian tới.........................................85
4.1.1 PNJ thực hiện số hóa hoạt động sản xuất kinh doanh ...........................85
4.1.2 PNJ tiếp tục thực hiện chiến lƣợc mở rộng kênh phân phối .................86
4.1.3 PNJ mở rộng mô hình kinh doanh mới .................................................86
4.2 Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của PNJ ........................87
4.2.1 Quản trị hàng tồn kho hiệu quả .............................................................87
4.2.2 Quản trị dòng tiền hiệu quả ...................................................................92
4.2.3. Quản trị chi phí hiệu quả ......................................................................99
4.2.4. Nâng cao chất lƣợng của đội ngũ phân tích tài chính ........................104


KẾT LUẬN .............................................................................................................108
TÀI LIỆUTHAMKHẢO .........................................................................................110
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪVIẾT TẮT
STT

Ký hiệu


Nguyên nghĩa

1

BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

2

BCKQHĐKD

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

3

BCLCTT

Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ

4

BCTC

Báo cáo tài chính

5

BTM BCTC


Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

6

CH

Cửa hàng

7

CN

Chi nhánh

8

DN

Doanh nghiệp

9

DTT

Doanh thu thuần

10

HĐQT


Hội đồng quản trị

11

HQKD

Hiệu quả kinh doanh

12

HTK

Hàng tồn kho

13

LNST

Lợi nhuận sau thuế

14

SSSG

15

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


16

Tr.đ

Triệu đồng

17

TS

Tài sản

18

TSCĐ

Tài sản cố định

19

TSDH

Tài sản dài hạn

20

TSLĐ

Tài sản lƣu động


21

TSNH

Tài sản ngắn hạn

22

TTKH

Trung tâm kim hoàn

23

VCSH

Vốn chủ sở hữu

24

VLĐ

Vốn lƣu động

Tăng trƣởng doanh thu cửa hàng cũ (Same Store
Sales Growth)

i



DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1

Bảng phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của công ty

40

2

Bảng 3.2

Bảng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của PNJ

44

Bảng vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sản lƣu động
3

Bảng 3.3


hiệu quả sử dụng tài sản cố định của các doanh nghiệp

46

năm 2018
4

Bảng 3.4

Một số chỉ tiêu sinh lời của PNJ giai đoạn 2015-2018

47

5

Bảng 3.5

Khả năng thanh toán của PNJ giai đoạn 2015-2018

53

6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7


8

Bảng 3.8

9

Bảng 3.9

10

Bảng 3.10

11

Bảng 3.11

12

Bảng 3.12

13

Bảng 3.13

Bảng phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn của PNJ giai đoạn
năm 2015->2018
Bảng phân tích cơ cấu tài sản dài hạn của PNJ giai đoạn
năm 2015->2018
Tỷ trọng vốn vay trong nợ phải trả của PNJ giai đoạn
2015-2018

Cơ cấu nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của PNJ giai
đoạn 2015-2018
Dự báo doanh thu vàng trang sức của PNJ giai đoạn
2019-2020
Trị số doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ dự
báo năm 2019-2020
Tỷ lệ % tăng thêm của lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ trên doanh thu thuần qua các năm
Tỷ lệ % giảm của giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
giai đoạn 2015-2018
ii

56

57

63

63

72

75

76

76


Bảng mối quan hệ giữa các chỉ tiêu của báo cáo kết quả

14

Bảng 3.14

hoạt động kinh doanh với doanh thu thuần bán hàng và

77

cung cấp dịch vụ
15

Bảng 3.15

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh dự báo

16

Bảng 3.16

17

Bảng 3.17

Bảng cân đối kế toán dự báo

81

18

Bảng 3.18


Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ dự báo

82

Bảng mối quan hệ giữa các chỉ tiêu của bảng cân đối kế
toán của PNJ giai đoạn 2015->2018

iii

78
79


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂUĐỒ,HÌNH ẢNH

STT

Hình

Nội dung
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PNJ

Trang

1

Hình 3.1

2


Hình 3.2

3

Hình 3.3

Doanh thu và lợi nhuận của PNJ giai đoạn 2015-2018

42

4

Hình 3.4

Doanh thu và Biên lãi gộp PNJ giai đoạn 2009-2018

43

5

Hình 3.5

6

Hình 3.6

Số lƣợng khách hàng thân thiết và tỷ lệ khách hàng tiếp
tục tin tƣởng mua hàng của PNJ năm 2017


Lợi nhuận trƣớc và sau thuế TNDN của PNJ giai đoạn
2015-2018
Kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả tiền bình quân của các
doanh nghiệp năm 2018

33
38

43

45

Vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sản lƣu động,
7

Hình 3.7

hiệu quả sử dụng tài sản cố định của các doanh nghiệp

46

năm 2018.
8

Hình 3.8

9

Hình 3.9


10

Hình 3.10

11

Hình 3.11

12

Hình 3.12

13

Hình 3.13

So sánh chỉ tiêu ROA, ROE của một số doanh nghiệp
ngành thƣơng mại 2018
Chỉ số GMROI của PNJ giai đoạn 2015-2018
Biến động hàng tồn kho trong cơ cấu tổng tài sản của
PNJ giai đoạn 2015-2018
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho của PNJ giai đoạn 20152018
So sánh hiệu quả quản trị hàng tồn kho của PNJ với các
hãng trang sức thế giới năm 2017
Biến động tỷ trọng của tiền và các khoản tƣơng đƣơng

iv

47
48

49

50

51
53


tiền trên tổng tài sản giai đoạn 2015-2018
14

Hình 3.14

Sự biến động dòng tiền của công ty giai đoạn 2015-2018

15

Hình 3.15

16

Hình 3.16

Cơ cấu nguồn vốn của PNJ giai đoạn 2015-2018

59

17

Hình 3.17


Cơ cấu tổng nợ của PNJ giai đoạn 2015-2018

59

18

Hình 3.18

19

Hình 3.19

20

Hình 3.20

Vốn lƣu động ròng của PNJ giai đoạn 2015-2018

62

21

Hình 3.21

Giá thị trƣờng cổ phiếu PNJ giai đoạn 2016-2018

62

22


Hình 3.22

23

Hình 3.23

24

Hình 3.24

25

Hình 3.25

26

Hình 3.26

Biến động tài sản cố định trong cơ cấu tổng tài sản của
PNJ

Biến động Nợ phải trả/Tổng tài sản của PNJ giai đoạn
2015 – 2018
Tốc độ tăng trƣởng Nợ phải trả, VCSH của PNJ giai
đoạn 2015 – 2018

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế và nhu cầu trang sức vàng
của các nƣớc khu vực ASIAN
Chỉ số GDP tƣơng ứng với sức mua tiêu dùng của ngƣời

Việt Nam
Số liệu tăng trƣởng doanh thu trang sức và số cửa hàng
của PNJ
Tăng trƣởng doanh thu của cửa hàng PNJ
Tốc độ tăng trƣởng lƣợng khách hàng thân thiết của PNJ
năm 2018

v

54
58

60

61

68

69

70
71
74


PHẦNMỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ (CMCN 4.0) với xu hƣớng phát triển
dựa trên hệ thống kết nối số hóa - vật lý - công nghệ sinh học đã làm thay đổi nền
sản xuất, tác động mạnh mẽ tới hoạt động doanh nghiệp, điều đó đồng nghĩa với

việc doanh nghiệp phải luôn nâng cao tính cạnh tranh và có chiến lƣợc kinh doanh
thay đổi phù hợp với tình hình thực tế. Để giải quyết tốt những vấn đề này, một
trong những yêu cầu đặt ra đối với nhà quản trị doanh nghiệp là cần tìm hiểu rõ thực
trạng tài chính của doanh nghiệp. Việc thƣờng xuyên phân tích tình hình tài chính
doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản lý có thể đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu
của doanh nghiệp, từ đó có chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế.
Cùng với sự phát triển của đời sống vật chất, nhu cầu làm đẹp dần trở thành một
nhu cầu không thể thiếu của con ngƣời; từ thời nguyên thủy, con ngƣời đã biết xâu
chuỗi các loại đá lại với nhau để đeo lên ngƣời làm đồ trang sức. Ngày nay, nhu cầu
trang sức ngày càng trở lên phổ biến hơn; trong vòng 10 năm qua, thị trƣờng trang
sức đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công ty cổ phần Vàng Bạc Đá Quý
Phú Nhuận (PNJ) với hệ thống phân phối hơn 300 cửa hàng có mặt tại 48 tỉnh thành
cùng hơn 3.000 khách hàng sỉ trên toàn quốc. Mục tiêu của PNJ sẽ đạt mốc 500 cửa
hàng đến năm 2020, tƣơng đƣơng mỗi năm PNJ sẽ duy trì mở mới khoảng 80 cửa
hàng - đây là một kế hoạch khá tham vọng, sự tăng lên quá nhanh các chi phí cố
định cho việc mở mới cửa hàng có thể khiến PNJ gặp phải rủi ro tài chính.
Trải qua hơn 30 năm hoạt động và phát triển, PNJ đã trở thành một trong những
doanh nghiệp dẫn đầu của ngành sản xuất kinh doanh trang sức tại Việt Nam, là một
trong những doanh nghiệp có vốn hóa tỷ đô trên thị trƣờng. Từ năm 2018, theo hiệp
định thƣơng mại tự do ASEAN, một số nƣớc nhƣ: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản,... khi xuất nhập khẩu vàng, mỹ nghệ vào thị trƣờng Việt Nam thuế suất nhập
khẩu sẽ giảm xuống còn 0%;các sản phẩm vàng trang sứcnhập ngoại có mẫu mã đa
dạng, kiểu dáng đẹp, giá thành thấp, … nên sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn sản

1


phẩm trong nƣớc. Vì vậy, phân tích tình hình tài chính đóng vai trò quan trọng giúp
giám đốc doanh nghiệp có thể đƣa ra các quyết định tài chính ngắn hạn và dài hạn
phù hợp với tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng trang sức hiện nay.

Qua tìm hiểu tình hình tài chính của PNJ, nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của
việc phân tích tình hình và dự báo tài chính đối với PNJ, cùng với mong muốn đề xuất
một số giải pháp nâng cao khả năng tài chính, kết hợp với những kiến thức lý luận tiếp
thu đƣợc, cùng với sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp các thông
tin cần thiết từ PNJ, tác giả đã chọn đề tài: “Phân tích và dự báo tài chính Công ty cổ
phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng tình hình tài chính và kết quả kinh doanh hiện nay của công ty cổ
phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận nhƣ thế nào?
- Những giải pháp và đề xuất nào thích hợp để cải thiện tình hình tài chính của
công ty cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận?
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu xuyên suốt của luận văn là nghiên cứu tình hình tài chính và dự báo tài
chính của công ty cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận, qua đó tác giả đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của công ty.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá lý luận cơ bản về phân tích và dự báo tài chính doanh nghiệp
- Phân tích và đánh giá thực trạng tài chính của công ty cổ phần Vàng Bạc Đá
Quý Phú Nhuận nhằm khẳng định thành công và hạn chế của công ty.
- Dự báo tài chính và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính
của công ty cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận trong thời gian tới.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1Đối tượng nghiêncứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng, phân tích tình hình tài chính của công
ty cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận trong khoảng thời gian 2015 – 2018, Các
giải pháp đề xuất trong các năm tiếp theo đến năm 2025.

2



3.2. Phạm vi nghiêncứu
3.2.1.Phạm vi không gian: Đề tài đƣợc thực hiện nghiên cứu tại công ty cổ phần
Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận.
3.2.2. Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích đƣợc thu thập trong khoảng
thời gian 2015 - 2018. Các giải pháp đề xuất trong các năm tiếp theo đến năm2025.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
-

Về ý nghĩa khoa học, đề tài góp phần hệ thống hoá và hoàn thiện lý luận về

phân tích và dự báo tài chính doanh nghiệp, áp dụng phƣơng pháp định tính để
phân tích về thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp
trên cơ sở những căn cứ đảm bảo tính khoahọc.
-

Về thực tiễn, căn cứ vào kết quả phân tích tài chính của PNJ, nghiên cứu sẽ

giúp những đối tƣợng quan tâm đến tình hình tài chính của PNJ (đặc biệt là nhà quản
trị doanh nghiệp) có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính, về hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty; đồng thời nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao khả năng tài chính của PNJ.
5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Tên đề tài “Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần Vàng Bạc Đá Quý
Phú Nhuận”. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
luận văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về phân tích và dự báo tài chính
doanh nghiệp
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng tình hình tài chính và dự báo tài chính tại PNJ

Chƣơng 4: Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại PNJ

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN
TÍCH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH DN.
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Phân tích tài chính và dự báo tài chính doanh nghiệp là một công tác rất quan
trọng trong việc ra các quyết định của doanh nghiệp, ngân hàng thƣơng mại, nhà
đầu tƣ,…. Đối với các công trình là sách, giáo trình đều mang tính lý luận chung về
phân tích tài chính và dự báo BCTC, nội dung phân tích và dự báo bao trùm tất cả
hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong nhiều ngành kinh tế, chƣa có công trình
nào đi sâu phân tích thực tiễn một ngành kinh tế hoặc một doanh nghiệp cụ thể. Cụ
thể, các công trình tác giả đã nghiên cứu:
- Ngô Thế Chi và cộng sự, 2009. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp.
Học viện Tài Chính.
- Ngô Kim Phƣợng và cộng sự, 2016. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội:
NXB Lao Động.
- Trần Thị Thanh Tú và cộng sự, 2018. Giáo trình phân tích tài chính. Đại Học
Quốc Gia Hà Nội.
1.1.1. Các nghiên cứu về phân tích tình hình tài chính
Về cơ bản, các công trình nghiên cứu trƣớc đây đã hệ thống hóa đƣợc các vấn đề
chung nhất về phân tích tài chính, đánh giá đƣợc thực trạng tài chính của DN đồng
thời nghiên cứu cũng đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của
DN nghiên cứu. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu lại đánh giá theo một số chỉ tiêu khác
biệt tại phạm vi thời gian và địa điểm khác nhau, cụ thể nhƣ sau:
Nghiên

cứu


“Fianacial

statement

analysis”

của

nhóm

tác

giả

K.R.Subramanyam, John J.Wild (2013) gồm 3 nội dung chính đã trình bày khái
quát phƣơng pháp phân tích BCTC, phân tích kế toán và phân tích tài chính. Nghiên
cứu đã đề cập đến tầm quan trọng và những hạn chế của số liệu trong phân tích
cũng nhƣ nêu ra đƣợc tầm quan trọng của việc phân tích kế toán trong phân tích tài
chính đồng thời cung cấp các thông tin về các thủ tục và các dấu hiệu cần chú ý

4


trong khi phân tích và những điều chỉnh nên áp dụng với BCTC nhằm tăng chất liệu
số liệu. Tài liệu cũng nhấn mạnh mục tiêu của những ngƣời dùng khác nhau và trình
bày trong các công cụ và phƣơng pháp phân tích nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đó.
Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần
bóng đèn phích nước Rạng Đông” của tác giả Nguyễn Hoàng Lộc (2015), tác giả
đã đi sâu phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần bóng đèn phích nƣớc

Rạng Đông. Tuy nhiên, nghiên cứu chƣa làm rõ góc độ phân tích của đề tài là đứng
trên cƣơng vị là cơ quan quản lý, nhà đầu tƣ hay nhà quản trị doanh nghiệp.
Luận văn thạc sĩ “Phân tích báo cáo tài chính nhằm tăng cường quản lý tài
chính tại bưu điện tỉnh Nghệ An” của tác giả Trần Thị Hoa (2015), đề tài đã khái
quát hóa những vấn đề lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, kết quả
nghiên cứu có ý nghĩa đối với nhiều đối tƣợng liên quan. Tuy nhiên, nội dung phân
tích chƣa sâu, dàn trải, một số chỉ tiêu quan trọng nhƣ: Cơ cấu từng khoản mục tài
sản, mức độ độc lập tài chính của các công ty không đƣợc luận văn đề cập, phân
tích.
Luận văn thạc sĩ “Phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty bảo hiểm
BIDV” của tác giả Trần Thị Hồng Minh (2015) đã tiến hành phân tích tình hình tài
chính thông qua phân tích khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng tài sản, cơ cấu vốn
và khả năng trả nợ của công ty bảo hiểm BIDV. Tuy nhiên, nghiên cứu chƣa đề cập
đến nội dung dự báo tài chính.
Luận án “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp sản
xuất liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hồng Anh
(2016), tác giả đã đề xuất hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích thẩm định về phƣơng
diện tài chính các dự án đầu tƣ liên doanh với nƣớc ngoài, hoàn thiện nội dung phân
tích chi phí SXKD, giá thành và lợi nhuận của doanh nghiệp liên doanh mà chƣa đề
cập đến nội dung đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng tài sản…
Luận văn thạc sĩ “Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần dầu khí quốc tế
PS” của tác giả Vũ Thị Hoa (2017) đã tiến hành phân tích tình hình tài chính của
công ty thông qua việc phân tích các chỉ số tài chính của công ty trong giai đoạn

5


2014–2016, từ đó nghiên cứu đƣa ra ƣu điểm và hạn chế trong hoạt động tài chính
của công ty. Mặc dù vậy, nghiên cứu chƣa phân tích sự thay đổi của các khoản mục,
phân tích dòng tiền và phân tích xu hƣớng của công ty cổ phần dầu khí Quốc tế PS.

1.1.2. Các nghiên cứu về dự báo tài chính
Dự báo tài chính đƣợc xem là một nội dung quan trọng của phân tích tài chính
DN, hƣớng nghiên cứu này đƣợc thể hiện khá nhiều trong các tài liệu chuyên khảo,
các nghiên cứu khoa học, cụ thể một số công trình mà tác giả nghiên cứu:
Luận văn thạc sĩ “Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần Hóa Chất Việt
Trì” của tác giả Trần Thị Vân (2015) đã tiến hành phân tích tài sản, nguồn vốn của
công ty từ đó tác giả đánh giá thực trạng tài chính của công ty. Tuy nhiên, các chỉ
tiêu đƣợc dự báo còn ít, chƣa đầy đủ về các nội dung báo cáo tài chính và tác giả dự
báo chƣa có căn cứ cụ thể, cơ sở xác đáng để đƣa ra số liệu dự báo.
Luận văn thạc sỹ “Phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Dược phẩm
Hà Tây” của tác giả Nguyễn Tiến Dũng (2015) đã tập trung hệ thống hóa đƣợc
những vẫn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo tài
chính, đề cập sâu đến các phƣơng pháp cũng nhƣ nội dung phân tích báo cáo tài
chính doanh nghiệp. Song luận văn mới chỉ dừng lại ở quan điểm của các nhà quản
trị, phân tích tình hình tài chính nhằm phát hiện ra những ƣu điểm, nhƣợc điểm của
công tác phân tích tình hình tài chính đang diễn ra tại công ty, nhằm xây dựng nên
hệ thống chỉ tiêu để phân tích và hoàn thiện công tác phân tích tại công ty, mà chƣa
hƣớng tới việc phân tích những biến động trong hoạt động của công ty, tìm hiểu
nguyên nhân và đƣa ra các biện pháp để khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt động
công ty.
Luận văn thạc sỹ “Phân tích báo cáo tài chính nhằm tăng cường quản lý tài
chính tại bưu điện tỉnh Nghệ An” của tác giả Trần Thị Hoa (2015), đã khái quát
hóa những vấn đề lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, kết quả
nghiên cứu có ý nghĩa đối với nhiều đối tƣợng liên quan. Song, nội dung phân tích
chƣa sâu, dàn trải, một số chỉ tiêu quan trọng nhƣ: cơ cấu từng khoản mục của tài

6


sản, mức độ độc lâp tài chính của các công ty không đƣợc luận văn đề cập, phân

tích.
Luận văn thạc sĩ “Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần đường Biên
Hòa” của tác giả Nguyễn Kim Phƣợng (2015) đã đề cập đến nội dung phân tích
thực trạng tài chính của Công ty cổ phần đƣờng Biên Hòa giai đoạn từ 2010 – 2014,
đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về tài chính hiện tại của công ty và dự báo tài chính
công ty giai đoạn 2015 - 2017. Qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục
những hạn chế về tài chính của công ty. Tuy nhiên, biện pháp tác giả đƣa ra mang tính
chung chung chƣa phù hợp với thực trạng tình hình tài chính của công ty mà nghiên
cứu đã chỉ ra.
Luận văn thạc sĩ “Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần Dược phẩm
Nam Hà” của tác giả Đoàn Bùi Ngọc Ánh (2016). Trong nghiên cứu, tác giả chƣa
làm rõ góc độ phân tích của đề tài là đứng trên cƣơng vị doanh nghiệp, cơ quan
quản lý hay nhà đầu tƣ.
Luận văn thạc sĩ “Phân tích tài chính và dự báo tài chính công ty cổ phần thủy
điện Thác Bà” của tác giả Trần Ngọc Trung (2017) đã đề cập đến nội dung phân
tích thực trạng tài chính của Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà giai đoạn 20122016, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về tài chính hiện tại của công ty và dự báo
tài chính công ty giai đoạn 2017 – 2019, luận văn đã khái quát đƣợc những vấn đề
lý luận chung về phân tích BCTC doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đối
với nhiều đối tƣợng liên quan. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích tác giả chƣa
chú trọng đến mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Các giải pháp để nâng cao
hiệu quả tài chính của công ty, tác giả đề cập đến chỉ mang tính chung chung,
đúng với mọi doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, chƣa có đề tài nào về phân tích và dự báo tài chính của một doanh
nghiệp ngành kinh doanh trang sức ở Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu và đánh
giá tình hình tài chính PNJ nói riêng và các công ty hoạt động trong ngành kinh
doanh trang sức nói chung để tìm giải pháp nâng cao khả năng tài chính của doanh
nghiệp là vấn đề đang đƣợc quan tâm và hết sức cần thiết. Trong nghiên cứu này,

7



tác giả thực hiện phân tích tình hình tài chính PNJ giai đoạn 2015 - 2018 bao gồm
các nội dung phân tích: đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình đầu tƣ
và sử dụng vốn của doanh nghiệp, tình hình hoạt động tài chính của công ty. Đồng
thời trên cơ sở đó, tác giả dự báo báo cáo tài chính của PNJ từ năm 2019 đến năm
2020 theo phƣơng pháp tỷ lệ phần trăm so với doanh thu.
1.2 Cơ sở lý luận về phân tích và dự báo tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm và mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về phân tích tài chính của các tác giả khác nhau
đƣợc công bố, chẳng hạn nhƣ:
Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp cho phép đánh
giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, dự đoán tình hình tài chính trong tương
lai của doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý hữu
hiệu, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm (Ngô Thế Chi, 2009).
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, nghiên cứu các số liệu tài
chính nhằm đánh giá, phát hiện những tiềm năng, rủi ro cũng như hiểu rõ hơn và
chính xác hơn về tất cả hoạt động của doanh nghiệp làm cơ sở đưa các quyết định
thích hợp đảm bảo mục tiêu đề ra (Ngô Kim Phƣợng và cộng sự, 2016).
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản
lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính
đồng thời đánh giá những gì đã làm đươc, dự kiến những gì sẽ xảy ra trên cơ sở đó
đưa ra những quyết định quản lý hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh
nghiệp (Vũ T. Quỳnh Mai, 2017).
Phân tích tài chính là một quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu về tài chính
hiện tại và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tình hình tài chính hiện tại trong
tương quan với các doanh nghiệp khác cùng ngành sản xuất – kinh doanh, dự báo
các rủi ro và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, từ đó giúp nhà phân tích ra
các quyết định tài chính nhằm hoạch định kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn
cho các doanh nghiệp (T.T. Thanh Tú, 2018).
Từ những khái niệm nêu trên có thể thấy rằng “Phân tích tài chính là quá trình


8


kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong
quá khứ của DN nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng
như những rủi ro của DN trong tương lai”. Phân tích tài chính doanh nghiệp
không chỉ với mục đích cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị DN mà còn
cung cấp những thông tin đa dạng, phong phú cho các đối tƣợng quan tâm khác
nhau cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Có rất nhiều đối tƣợng khác nhau quan tâm đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp: cổ đông, nhà đầu tƣ, ngân hàng, cán bộ nhân viên, cơ quan thanh tra, kiểm
toán, thuế và giám đốc doanh nghiệp. Nhƣ vậy, phân tích tài chính không chỉ phục
vụ cho các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn góp phần đƣa ra thông tin hữu ích cho
nhiều các đối tƣợng khác, chẳng hạn: các cổ đông hiện tại và những ngƣời đang
muốn trở thành cổ đông của doanh nghiệp, những ngƣời cho doanh nghiệp vay tiền
hay còn gọi là chủ nợ của doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính doanh nghiệp,
nhà nƣớc,… Đối với mỗi nhóm ngƣời, họ sử dụng thông tin tài chính doanh nghiệp
để đạt các mục tiêu khác nhau. Vì vậy, mục tiêu của các phân tích tài chính cũng
chính là giúp cho các đối tƣợng quan tâm đến doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu của
họ. Chúng ta có thể khái quát mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp nhƣ
sau:
-

Thứ nhất, phân tích tài chính DN phải đánh giá đƣợc tình hình tài chính của

DN trên các khía cạnh khác nhau nhƣ: cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh
toán, lƣu chyển tiền tệ, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng sinh lời, rủi ro tài
chính… nhằm đáp ứng thông tin cho tất cả các đối tƣợng quan tâm đến các hoạt
động của DN.

-

Thứ hai, thông qua việc cung cấp thông tin, phân tích tài chính góp phần

định hƣớng các quyết định của các cổ đông, nhà đầu tƣ… sao cho phù hợp nhất với
tình hình thực tế của doanh nghiệp để đƣa ra quyết định đầu tƣ, mua bán cổ phiếu…
-

Thứ ba, việc phân tích tài chính doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại góp phần

cung cấp thông tin để dự báo các chỉ tiêu tài chính nhƣ tốc độ tăng trƣởng…, giúp ngƣời
phân tích dự đoán đƣợc tiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tƣơng lai.

9


-

Thứ tư, phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ giúp chủ nợ của doanh

nghiệp phân tích, đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, đánh giá tiềm năng
phát triển trong tƣơng lai, từ đó đánh giá đƣợc khả năng trả nợ cũng nhƣ đƣa ra
quyết định cho vay, cho thuê hay bảo lãnh…
-

Thứ năm, đối với các cơ quan quản lý nhƣ thuế, thanh tra, kiểm toán,… phân tích

tài chính là công cụ để kiểm soát đƣợc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ
sở kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt đƣợc so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán,
định mức, đảm bảo thu nộp đúng các loại thuế và nghĩa vụ với nhà nƣớc, đảm bảo việc

chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan đến tài chính doanh nghiệp.
- Cuối cùng, đối với giám đốc doanh nghiệp, phân tích tài chính là công cụ quản lý
để xác định đƣợc những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động tài chính và kinh
doanh, từ đó đƣa ra những quyết định tài chính đúng đắn, đảm bảo kinh doanh đạt
hiệu quả cao. Bên cạnh đó, nhà quản trị doanh nghiệp cũng phải đảm bảo quyền
lợi của các cổ đông, đảm bảo thanh toán đầy đủ nợ gốc và lãi cho các ngân hàng,
đảm bảo thực hiện, chấp hành đúng chính sách, chế độ về tài chính của cơ quan
quản lý nhà nƣớc. Nhƣ vậy, có thể thấy nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp
phải đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các bên liên quan trong quá trình điều
hành, quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp (T.T. Thanh Tú, 2018).
Với nghiên cứu này, tác giả phân tích tình hình tài chính của PNJ dƣới góc độ
nhà quản trị doanh nghiệp.
1.2.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.2.1. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động tạo ra doanh thu và lợi nhuận chủ
yếu cho DN, vì vậyviệc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp ngƣời
phân tích có cái nhìn tổng thể về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, về cơ cấu
tài sản nguồn vốn trong doanh nghiệp, về tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp cũng
nhƣ các chỉ tiêu khác ảnh hƣởng đến dòng tiền nhƣ các khoản phải thu phải trả,
hàng tồn kho, chi phí lãi vay, vốn lƣu động, khấu hao tài sản cố định,… Khi tiến

10


hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, cần đặc biệt quan tâm đến các nhóm
chỉ số sau:
- Nhóm các chỉ số liên quan đến vòng quay tài sản của doanh nghiệp nhƣ: tỷ số
vòng quay hàng tồn kho, tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản,…
- Nhóm các chỉ số về khả năng thanh toán
- Nhóm các chỉ số về khả năng sinh lời của doanh nghiệp

- Nhóm chỉ số thị trƣờng
A) Nhóm các chỉ số liên quan đến vòng quay tài sản của doanh nghiệp
 Vòng quay hàng tồn kho
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 =

𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛
𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển

trong kỳ, chỉ số này càng cao càng tốt vì vòng quay vốn nhanh, số tiền đầu tƣ cho
hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt đƣợc hiệu quả cao, nếu chỉ số này thấp phản ánh hàng
tồn kho dự trữ nhiều. Từ vòng quay hàng tồn kho, ngƣời phân tích sẽ tính toán đƣợc
kỳ luân chuyển hàng tồn kho.
 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho
𝐾ỳ 𝑙𝑢â𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 =

𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜

 Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư gộp (GMROI) - Gross Margin Return On
Investment (*)

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ gộp (còn đƣợc gọi là lợi nhuận gộp của đầu tƣ hàng tồn
kho) (GMROI) là chỉ số phản ánh cứ mỗi đồng đầu tƣ vào hàng tồn kho thì tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. GMROI là cơ sở đánh giá tổng quan nhất toàn bộ
hoạt động của một đơn vị kinh doanh theo kì, là cơ sở để tối ƣu hoá hàng tồn kho và
hàng trƣng bày, là cơ sở để điều chỉnh chiến lƣợc kinh doanh nhƣ: thay đổi giá bán.
GMROI là một thƣớc đo quan trọng đƣợc dùng trong quản trị các dòng sản phẩm,
khi so sánh năng suất tƣơng đối của dòng sản phẩm này với dòng sản phẩm khác,

(*) Là chỉ số được sử dụng bởi PNJ trong phân tích hàng tồn kho

11


góp phần vào việc đƣa ra quyết định ƣu tiên địa điểm bán hàng, đầu tƣ, quảng cáo
vào dòng sản phẩm nào,…
𝐺𝑀𝑅𝑂𝐼 =

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑔ộ𝑝
𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

GMROI cao hơn thƣờng tốt hơn, vì điều đó có nghĩa là mỗi đơn vị hàng tồn kho

đang tạo ra lợi nhuận cao hơn. GMROI có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào phân
khúc thị trƣờng, khoảng thời gian, loại mặt hàng và các yếu tố khác. Tỷ lệ GMROI
cao hơn 1 có nghĩa là công ty đang bán hàng hóa nhiều hơn chi phí mà công ty phải
trả và cho thấy doanh nghiệp có sự cân bằng tốt giữa doanh thu, tỷ suất và chi phí
tồn kho. Chỉ số GMROI là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của một cửa
hàng bán lẻ, chỉ số này đƣợc nhiều công ty sử dụng để phân tích hàng tồn kho,
doanh thu và lợi nhuận nhất là các công ty hoạt động trong ngành bán lẻ tiêu dùng.
 Vòng quay khoản phải thu
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 =

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑃ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển các khoản phải thu ra tiền mặt

của DN, chỉ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, vốn

của DN không bị chiếm dụng và DN không phải đầu tƣ nhiều vào việc thu hồi các
khoản phải thu. Nếu vòng quay khoản phải thu thấp chứng tỏ DN đang bị chiếm
dụng vốn lớn gây ra thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, buộc DN phải đi
vay vốn từ bên ngoài.
 Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực kinh doanh
của DN, kỳ thu tiền bình quân thấp chứng tỏ DN không bị đọng vốn trong khâu
thanh toán, không gặp phải những khoản nợ khó đòi, tốc độ thu hồi nợ nhanh và
hiệu quả quản lý cao. Ngƣợc lại, nếu kỳ thu tiền bình quân cao thì DN cần phải tiền
hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng những khoản
nợ khó đòi; trong nhiều trƣờng hợp, kỳ thu tiền bình quân tăng có thể do công ty
muốn chiếm lĩnh thị trƣờng thông qua bán hàng trả chậm haytài trợ.
12


𝐾ỳ 𝑡ℎ𝑢 𝑡𝑖ề𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 (𝐴𝐶𝑃) =
 Hiệu quả sử dụng tài sản

𝐻𝑖ệ𝑢 𝑞𝑢ả 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 =

𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Chỉ số này cho biết hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của DN hoặc thể

hiện một đồng vốn đầu tƣ vào DN đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ số này
có giá trị càng cao DN có hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và ngƣợc lại.

B) Nhóm các chỉ số về khả năng thanh toán
 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đo lƣờng khả năng trả nợ ngắn hạn của DN,
hay có thể hiểu đơn giảnDN có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để
đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn.
𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 =

𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Khi khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN có giá trị quá cao, có nghĩa là DN

đã đầu tƣ quá nhiều vào tài sản lƣu động, hay việc quản trị tài sản lƣu động của
doanh nghiệp đang không hiệu quả, có thể là do có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay
có quá nhiều nợ phải thu khó đòi,… Trong nhiều trƣờng hợp, chỉ số này phản ánh
không chính xác khả năng thanh khoản, do nhiều hàng hóa tồn kho là những hàng
hóa khó bán nên doanh nghiệp rất khó biến chúng thành tiền để trả nợ.
 Khả năng thanh toán nhanh
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết DN có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các
khoản tƣơng đƣơng tiền (trừ hàng tồn kho) để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn
hạn. Chỉ tiêu này không tính đến hàng tồn kho, vì trong nhiều trƣờng hợp hàng tồn kho
không phải là nguồn tiền mặt tức thời đáp ứng ngay cho việc thanh toán, vì vậy chỉ số
này là một tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
𝐾ℎả 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑛ℎ =

𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 − 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
13



×