Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần hàng hải MACS trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.59 KB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VÕ QUỲNH VINH

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI MACS
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VÕ QUỲNH VINH

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI MACS
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG


XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Việt Khôi
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng, được trích dẫn và phát triển từ các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã
được công bố, tham khảo các giáo trình, tạp chí chuyên ngành và các trang thông tin
điện tử.
Những quan điểm được trình bày trong luận văn là quan điểm cá nhân. Các
giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận và quá trình nghiên
cứu thực tiễn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2020
Tác giả


LỜI CẢM ƠN
Em xin được chân thành cảm ơn thầy giáo: PGS.TS. Nguyễn Việt Khôi giáo
viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ em từng bước hoàn thành luận văn này. Em
cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trường Đại Học Kinh tế - Đại Học

Quốc Gia Hà Nội, những người đã cung cấp cho em những kiến thức nền tảng quý
báu trong suốt hai năm học qua.
Bên cạnh đó, tác giả luận văn xin trân trọng gửi lời cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt
tình trong quá trình thu thập số liệu, thu thập bảng câu hỏi khảo sát của các cán bộ
nhân viên Công ty cổ phần hàng hải MACS.
Cuối cùng, tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới tới gia đình, đặc biệt là
mẹ tôi đã luôn ở bên ủng hộ tôi về mọi mặt, từ tinh thần đến tài chính… làm cho tôi
có thêm động lực để cố gắng hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất.
Do khuôn khổ thời gian nghiên cứu có hạn cũng như do trình độ người viết
còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong các
thầy, cô giáo thông cảm và góp ý chân thành để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... iii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA
HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU .................................................. 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................4
1.1.1. Các nghiên cứu quốc tế về hoạt động xuất nhập khẩu ......................................4
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về hoạt động xuất nhập khẩu ................................ 5
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................. 8
1.2. Cơ sở khoa học của hoạt động xuất nhập khẩu .................................................... 8
1.2.1 Khái niệm hoạt động xuất nhập khẩu và vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu
trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ............................................8
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của
doanh nghiệp ................................................................................................ 15

1.2.3. Sự cần thiết của đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trong điều kiện kinh tế
thị trường hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................................... 25
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THU NHẬP SỐ LIỆU ....31
2.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 31
2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................31
2.1.2. Các phương pháp phân tích ............................................................................. 31
2.2. Khung phân tích .................................................................................................32
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI MACS .......................................................................34
3.1. Sơ lược về công ty cổ phần hàng hải MACS ..................................................... 34
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty ......................................................... 34
3.1.2. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Hàng hải MACS ............35
3.1.3. Bộ máy tổ chức của công ty ............................................................................35


3.2. Đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần hàng hải
MACS........................................................................................................................ 37
3.3. Cơ cấu các mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu của công ty ....................... 39
3.3.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu ............................................................................43
3.3.3. Thị trường nhập khẩu của công ty ..................................................................46
3.4. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần hàng hải MACS
trong bối cảnh hội nhập quốc tế ................................................................................ 46
3.4.1. Đánh giá chung ............................................................................................... 46
3.4.2. Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của công ty trước và sau khi Việt Nam
gia nhập WTO ........................................................................................................... 47
3.4.3. Phân tích hoạt động xuất nhập của công ty theo chiều hàng trong thời kỳ
hội nhập ............................................................................................................ 59
3.4.4. Thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng XNK năm 2018 ............................. 61
3.5. Tổng kết những kết quả đạt được và một số tồn tại ........................................... 63
3.5.1. Những kết quả đạt được .................................................................................. 63

CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP
KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI MACS ....................................69
4.1. Triển vọng và hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ........................ 69
4.1.1. Triển vọng .......................................................................................................69
4.1.2. Định hướng phát triển ..................................................................................... 70
4.2. Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu của MACS ............... 73
4.2.1. Về phía doanh nghiệp...................................................................................... 73
4.2.2. Về phía nhà nước ............................................................................................ 78
4.3. Kiến nghị ............................................................................................................86
4.3.1. Kiến nghị với doanh nghiệp ............................................................................86
4.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước và cơ quan ban ngành ........................................89
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 93


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt
1
2

Giá đã bao gồm tiền hàng + bảo hiểm + cước phí tàu

CIF
CNH
HĐH

Nguyên nghĩa




Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng

3

FOB

4

FTAs

Hiệp định thương mại tự do

5

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

6

NK

Nhập khẩu

7

TP

Thành phố


8

XK

Xuất khẩu

9

XNK

Xuất nhập khẩu

đã lên boong tàu

i


DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

Nội dung
KÕ ho¹ch vµ t×nh h×nh thùc hiÖn kÕ ho¹ch XNK cña
C«ng ty năm 2016-2018

Trang

1


Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

38

3

Bảng 3.3

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty

41

4

Bảng 3.4

Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

44

5

Bảng 3.5


6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

Số liệu thực hiện các chỉ tiêu năm 2006

48

8

Bảng 3.8

Báo cáo hoạt động nhập khẩu T12/2006

49

9

Bảng 3.9

Mặt hàng xuất khẩu trước khi Việt Nam gia nhập WTO

51

10


Bảng 3.10

Báo cáo hoạt động nhập khẩu T12/2018

53

11

Bảng 3.11

Báo cáo hoạt động nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2019

55

12

Bảng 3.12

13

Bảng 3.13

Tỷ trọng theo thị trường nhập khẩu công ty từ 20162018
Hoạt động kinh doanh XNK của công ty trước khi
Việt Nam gia nhập WTO

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu năm
2018 của MACS
Thuế suất tối huệ quốc của một số mặt hàng nông sản


37

46
47

56
57

Bảng đánh giá tỷ trọng đóng góp vào tổng sản lượng
14

Bảng 3.14

xuất nhập khẩu theo chiều hàng của MACS năm 2006

60

so với 2016
15

Bảng 3.15

16

Bảng 4.1

17

Bảng 4.2


18

Bảng 4.3

Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng XNK của công
ty năm 2018
Chỉ tiêu vốn vay của MACS từ năm 2020 đến 2022
Chỉ tiêu xuất nhập khẩu định hướng năm 2020 –
2022
Ngân sách dành cho hoạt động marketing

ii

62
71
71
75


DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT

Sơ đồ

1

Sơ đồ 2.1

Khung logic nghiên cứu


33

2

Sơ đồ 3.1

Bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Hàng hải MACS

36

Nội dung

iii

Trang


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
luôn giữ vai trò quan trọng giúp đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của mỗi quốc
gia.Việt Nam là một đất nước đang trong thời kỳ mở cửa, đặc biệt là sau khi gia
nhập tổ chức thn hàng hướng
dẫn nghiệp vụ về đào tạo nguồn nhân lực cho cả hệ thống quản lý và doanh nghiệp
về phía cơ quan nhà nước địa phương cần phải chịu trách nhiệm về những vấn đề:
- Thứ nhất phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện những quy định của nhà nước,
kiểm tra đặc biệt là về quản lý, cung cấp thông tin và định hướng cụ thể cho từng
mặt hàng theo đặc thù của địa phương, thế mạnh của địa phương cũng như thị


84


trường quen thuộc của địa phương. Tổ chức những hoạt động xúc tiến thương mại
tầm cỡ địa phương, đào tạo cụ thể cho các doanh nghiệp.
Trong hoạt động xúc tiến thương mại cần tăng hơn nữa tính chủ động ở từng
cấp, từng ngành và đặc biệt là từng doanh nghiệp.
Cần xác định các thị trường và mặt hàng trọng tâm, trọng điểm để tổ chức
xúc tiến thương mại một cách bài bản, về địa bàn có 4 thị trường lớn: mỹ, eu, nhật,
trung quốc. Về mặt hàng có hai cách tiếp cận hoặc lựa chọn mặt hàng có sẵn có tạo
thêm những chi tiết mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, hai là lựa chọn những
mặt hàng mới cần giới thiệu khuyến khích.
Phương pháp xúc tiến thương mại cần phong phú đa dạng hơn. Cần tìm kiếm
thêm qua kinh nghiệm thực tế những sáng kiến tạo nên nhiều hiệu quả như sáng
kiến kết hợp giữa xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch và các
hoạt động văn hoá.
Xúc tiến nước ngoài đã được quan tâm nhiều nhưng xúc tiến trong nước
chưa được quan tâm thoả đáng. Công tác xúc tiến của chúng ta trong nước chỉ mới
quan tâm đến dừng ở hội chợ mà những hội chợ này theo nhiều đánh giá thì phần
chợ nhiều hơn phần hội, chưa mang tính chuyên nghiệp. Cục xúc tiến thương cần
có những giới thiệu bài bản về khái niệm này để nâng tính chuyên nghiệp trong
hoạt dộng xúc tiến thương mại cho địa phương, doanh nghiệp nhất là những địa
phương xa. Nếu trong công tác xúc tiến thương mại cần chi một khoản cho hoạt
động đây cũng là điều nên đáng làm.
Trong cơ chế vận hành xúc tiến thương mại cần dứt khoát với cơ chế bao
cấp, mạnh dạn chuyển sang cơ chế thị trường cố gắng hạn chế dần tiến tới triệt tiêu
bao cấp. Đồng thời kiến nghị với nhà nước sửa quy định các doanh nghiệp chỉ được
dành 7% doanh thu cho hoạt động quảng cáo hàng hoá như hiện nay. Đây là quy
định không hợp lý, ở các nước tỷ lệ này dành cho các doanh nghiệp là rất lớn. có thể
coi đây là một trong những khâu quyết định của cạnh tranh.

Cuối cùng quyết định nhất là nguồn nhân lực làm công tác hoạt động xúc
tiến thương mại. Đây là khâu quyết định cần thiết kể lại. Cục xúc tiến thương mại

85


cần dành phần đích đáng trong ngân sách nhà nước cho đào tạo nguồn nhân lực.
Trong chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia cần dành một phần
đáng kể cho công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Trên đây là một số kiến nghị của công ty đối với các cơ quan chủ quản thuộc
nhà nước. Nhà nước cần có giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các công ty trong
nước tiến hành kinh doanh xuất nhập khẩu có hiệu quả, tạo ra sân chơi bình đẳng
cho các doanh nghiệp và môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm thúc đẩy sự phát
triển của doanh nghiệp trong nước đủ sức cạnh tranh trước thềm hội nhập kinh tế.
Các thủ tục hành chính cần phải được tiếp tục cải thiện tạo điều kiện cho doanh
nghiệp tiến hành kinh doanh diễn ra thuận lợi đồng thời tiết kiệm được thời gian
nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh đồng thời tiết kiệm được chi phí nhất là trong
hoạt động xuất nhập khẩu. Nhà nước chỉ hỗ trợ phần nào thôi còn điều quan trọng là
các công ty phải tự thân vận động là chính.
4.3. Kiến nghị
4.3.1. Kiến nghị với doanh nghiệp
4.3.1.1. Đầu tư thêm các thiết bị phục vụ công tác xuất nhập khẩu
Cơ sở vật chất cần cho quá trình Xuất nhập khẩu thì rất nhiều song không thể
một lúc mà có thể đầu tư hết được bởi đầu tư ban đầu thì cần một lượng vốn rất lớn.
Công ty nên có biện pháp tích lũy dần cơ sở vật chất qua từng năm hoạt động, đầu
tư theo nhu cầu thực tế công việc đòi hỏi. Đây là biện pháp mà Công ty phải thực
hiện thường xuyên song hành cùng sự tồn tại của mình. Để đầu tư các thiết bị phục
vụ công tác XNK cần một lượng vốn rất lớn, Công ty có thể vay ngân hàng hoặc
yêu cầu sự hỗ trợ của văn phòng Công ty nếu cần thiết. Cơ sở vật chất càng hiện đại
thì công việc diễn ra càng nhanh và càng đạt hiệu quả cao.

4.3.1.2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cũng như trình độ quản
lý cho đội ngũ cán bộ nhân viên toàn Công ty
Yếu tố con người là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào,
họ là bộ mặt của doanh nghiệp. Đặc thù của hoạt động giao nhận vận tải là tính
phức tạp rất cao cho nên một lỗi sai sót nhỏ về nghiệp vụ cũng có thể dẫn đến

86


những tổn thất rất lớn không chỉ là thiệt hại về của mà còn cả uy tín của Công ty.
Do đó đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho họ là
một giải pháp quan trọng và phải áp dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động.
Công ty có thể sử dụng các biện pháp như:
- Thường xuyên cập nhật các kiến thức mới về lĩnh vực XNK và các lĩnh vực
có liên quan cho cán bộ nhân viên.
- Mở các lớp đào tạo và trao đổi nghiệp vụ cho nhân viên, chú trọng đào tạo
tại chỗ. Đồng thời khuyến khích nhân viên đi học các khóa học về nghiệp vụ
chuyên môn, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, ngoại ngữ, pháp luật về giao nhận vận tải
cũng như các luật lệ có liên quan.
- Cử cán bộ đi học nghiệp vụ qua các liên doanh, các hiệp hội mà MACS
tham gia để học hỏi nghiệp vụ cũng như khả năng quản lý. Đây cũng là dịp để cán
bộ nhân viên có cơ hội cọ xát với thực tế, tìm kiếm nguồn hàng, mở rộng mối quan
hệ. Cùng với kinh nghiệm qua hoạt động thực tế chắc chắn trình độ của cán bộ nhân
viên sẽ được nâng cao.
- Có chính sách thưởng phạt rõ ràng, hàng năm tổ chức các cuộc sát hạch để
loại bỏ các cán bộ nhân viên làm việc không hiệu quả, thiếu trách nhiệm, nắm bắt
trình độ nghiệp vụ của nhân viên để kịp thời tìm hướng khắc phục.
Trong mọi trường hợp nhân viên Công ty đều phải thực hiện tốt nhiệm vụ và trách
nhiệm của mình. Song trong trường hợp không thuộc trách nhiệm của mình thì mọi
sai sót và nguy cơ đe dọa đến quyền lợi của khách hàng nhân viên cũng cần có

những hành động cần thiết để ngăn chặn và kịp thời thông báo cho khách hàng
nhanh nhất có thể. Có như vậy thì mới tạo được niềm tin nơi khách hàng.
4.3.1.3. Tổ chức tốt công tác Sales - Marketing
Với thực trạng về công tác sales - marketing như hiện nay thì một yêu cầu
cấp thiết đặt ra cho công ty là cần tổ chức lại công tác sales - marketing. Những
biện pháp có thể thực hiện là: tổ chức các hội nghị sales - marketing để nhân viên có
cơ hội đúc rút kinh nghiệm và hình thành phương pháp sales - marketing hiệu quả,
tăng ngân sách cho hoạt động sales - marketing, gửi nhân viên Công ty học kinh

87


nghiệm sales - marketing của các nhân viên Xí nghiệp… Điều quan trọng trong
công tác sales - marketing là phải hiểu được nhu cầu của khách hàng, họ mong
muốn gì khi ký hợp đồng với Công ty, họ hiểu đến đâu về công tác giao nhận vận
tải, nghĩa vụ trách nhiệm của hai bên và các bên liên quan khi thực hiện hợp đồng…
Những nhân viên nghiệp vụ trực tiếp là mối nối quan trọng đưa khách hàng đến với
Công ty, sự thành công của nghiệp vụ sales - marketing phụ thuộc rất lớn vào đội
ngũ nhân viên này. Hiện nay tại MACS nghiệp vụ sales - marketing là thế mạnh của
phòng Nghiệp vụ kinh doanh và mỗi phòng kinh doanh đều có nhân viên sales marketing của riêng mình, song đối với MACS mỗi nhân viên MACS đều là nhân
viên marketing. Chính thái độ hành vi trong giao tiếp ứng xử, các kỹ năng cá nhân
trong quá trình tiếp xúc với khách hàng như kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, kỹ
năng xử lý trực diện các tình huống khó khăn trong quá trình thực hiện công việc…
tính chuyên nghiệp của nhân viên, ấn tượng mà nhân viên MACS đem lại cho khách
hàng chính là phương pháp marketing hiệu quả nhất.
Bên cạnh công tác sales - marketing công tác chăm sóc khách hàng cũng cần
phải được đẩy mạnh và hoàn thiện. Chăm sóc khách hàng phải bắt rễ từ văn hoá và
niềm tin của Công ty, chứ không phải là các giải pháp mang tính tình thế để đối phó
với những phàn nàn khiếu nại của khách hàng. Công ty phải tạo cho mình từ cấp cao
nhất đến thấp nhất có một nếp "văn hoá chăm sóc khách hàng", trong đó hình tượng

khách hàng luôn được định hướng để mỗi cán bộ nhân viên tận tâm chăm sóc. Nếp
văn hoá này thể hiện trong mọi lĩnh vực từ thông tin, giao dịch, trao đổi với khách
hàng đến thái độ phục vụ, thời gian và sự giải quyết linh hoạt mọi tình huống xảy ra.
Nếp văn hoá chăm sóc khách hàng phải được cam kết từ cấp lãnh đạo cao
nhất trong Công ty và nhất quán trong mọi phòng ban, tránh tình trạng phòng ban
này cam kết một đằng và phòng khác thực thi một nẻo. Văn hoá này sẽ là đặc trưng
của Công ty và sẽ làm cho "thượng đế" của Công ty hài lòng.
4.3.1.4. Phát triển mở rộng thị trường
Mở rộng thị trường để khai thác những thị trường tiềm năng mới, đa dạng hóa
thị trường, mở rộng phạm vi kinh doanh luôn là mục tiêu hoạt động của Công ty, và có
thể tránh những tác động xấu khi thị trường truyền thống có biến động tiêu cực.

88


Mở rộng thị trường có thể diễn ra theo hai hướng: mở rộng theo chiều rộng
và mở rộng theo chiều sâu.
- Mở rộng thị trường theo chiều rộng là mở rộng thị trường theo phạm vi địa lý.
Hiện nay hoạt động của Công ty đã vươn ra nhiều châu lục tuy nhiên vẫn còn
một số thị trường mà Công ty vẫn chưa khai thác được tiềm năng của nó như: châu
Phi, Nam Mỹ. Đặc biệt châu Phi được đánh giá là thị trường xuất khẩu đầy tiềm
năng của Việt Nam. Thị trường châu Phi có nhu cầu phù hợp với hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam, nhập khẩu từ Việt Nam rất khá về các mặt hàng như dệt may,
lương thực và hàng tiêu dùng. Lượng gạo châu Phi nhập khẩu của Việt Nam lớn thứ
hai chỉ sau thị trường châu Á. Các thị trường lớn ở đây là Senegal, Bờ Biển Ngà,
Ghana, Tanzania, Angola, Nam Phi. Đây là thị trường tiềm năng mà Công ty cần
phải xem xét.
- Mở rộng thị trường theo chiều sâu là vẫn trong môi trường địa lý đó nhưng
đa dạng hóa phạm vi dịch vụ của Công ty để thu hút khách hàng, tăng doanh thu, thị
phần và khai thác triệt để thị trường hiện có, giảm bớt rủi ro trong kinh doanh. Ví

dụ: chú trọng hơn nữa vào dịch vụ gom hàng lẻ, gắn giao nhận hàng hóa quốc tế với
giao nhận vận tải nội địa, chú trọng vào dịch vụ giao nhận từ cửa tới cửa...
4.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước và cơ quan ban ngành
4.3.2.1. Phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ hoạt động XNK
Xuất nhập khẩu phát triển tất yếu kéo theo sự phát triển hệ thống kết cấu hạ
tầng cơ sở, đặc biệt là các công trình kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ cho xuất
nhập khẩu: bến cảng, sân bay, hệ thống đường giao thông (đường quốc lộ trên bộ,
đường sông, đường sắt…). Kết cấu hạ tầng cơ sở có phát triển thì mới đảm bảo sự
phát triển của hoạt động XNK, đảm bảo cho hoạt động XNK diễn ra một cách an
toàn, hiệu quả, đạt các yêu cầu cơ bản của hoạt động XNK.
4.3.2.2. Phát huy hiệu quả của các chính sách thuế quan – hải quan
Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từ đơn vị hàng
xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được Chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất
khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan

89


hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do
sản xuất trong nước tăng lên không có hiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại
giảm xuống. Nhìn chung, công cụ này thường chỉ áp dụng đối với một số ít mặt
hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu của ngân sách.
Đối với chính sách thuế cần phải chú trọng:
- Đơn giản hóa các mức thuế xuất, nhập khẩu, tiến tới bãi bỏ thuế xuất khẩu
để khuyến khích xuất khẩu, giảm dần thuế suất đối với thuế nhập khẩu, giảm số
lượng mức thuế suất đối với thuế nhập khẩu, mở rộng khoảng cách giữa các mức
thuế. Trong tương lai biểu thuế nhập khẩu nên quy định theo các mức: 0%, 3%, 5%,
10%, 20%, 30%, và mức thuế suất cao nhất là 50%.
- Tiến hành thực hiện Hiệp định xác định trị giá hải quan theo quy định
GATT/WTO. Giá tính thuế nhập khẩu ñược xác định trên cơ sở hợp đồng ngoại

thương.
- Cần sớm hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn thực hiện quy định về đánh
thuế nhập khẩu bổ sung trong trường hợp hàng nhập khẩu được bán phá giá, được
trợ cấp làm ảnh hưởng tới sản xuất trong nước.
Trong bối cảnh mới, chính sách thuế ở Việt Nam trở thành vấn đề được quan
tâm hàng đầu của các doanh nghiệp cũng như Nhà nước Việt Nam. Một mặt, hệ
thống thuế của Việt Nam đang bộc lộ khá nhiều nhược điểm, hiệu quả hệ thống
thuế thấp và tình trạng trốn, lậu thuế khá phổ biến. Trên thực tế, trong chừng mực
nào đó hệ thống thuế vẫn còn sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước với
doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước phải tăng cường quản lý bằng
hệ thống pháp luật một cách chặt chẽ để nền kinh tế đi đúng hướng. Tiếp tục cải
cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và các cam kết quốc tế theo
hướng đơn giản hoá các sắc thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế chung cho việc
hoạt ñộng xuất khẩu.
Tiếp tục cải cách hệ thống chính sách thuế theo hướng đơn giản hoá các sắc
thuế để thực hiện, mở rộng diện thu thuế đồng thời giảm tỷ lệ thuế phải nộp. Nghiên
cứu và từng bước tiến tới thực hiện chuyển từ cơ chế thu thuế hiện nay sang cơ chế

90


tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp thuế theo luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật,
còn cơ quan thuế chỉ kiểm tra lại trong một số trường hợp cần thiết. Bổ sung các
chính sách ưu đãi thiết thực, có sức hấp dẫn cao về thuế đối với địa bàn, lĩnh vực
khuyến khích đầu tư. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất
khẩu và có chính sách miễn giảm thuế ñối với các hoạt động này. Có như vậy mới
giải quyết được hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích Nhà nước, xã hội và các doanh
nghiệp cả trong nước và nước ngoài, kích thích phát triển sản xuất và bảo đảm công
bằng trong kinh doanh cũng như trong xã hội.
+ Về các biện pháp phi thuế quan: trong thời gian trước mắt, cần chuẩn bị

điều kiện để tiến tới thực hiện đấu thầu hạn ngạch nhập khẩu và bán hạn ngạch xuất
- nhập khẩu một cách công khai. Việc quy định các mặt hàng cấm nhập khẩu cần có
cân nhắc cẩn thận, tránh gây ra các tác động tiêu cực như buôn lậu, trốn thuế. Việc
tại trợ xuất khẩu cần xác định rõ mục đích, phương thức và cơ chế bảo đảm tránh
tình trạng các doanh nghiệp ỷ lại, trì trệ và không cố gắng cải thiện tình hình, vươn
ra thị trường thế giới. Xét về chuẩn mực quốc tế thì biện pháp phi thuế quan nhằm
bảo hộ sản xuất trong nước không được WTO chấp nhận. Vì vậy, về lâu dài thì cần
phải xem xét để có thể bãi bỏ các biện pháp này và tiến hành thuế hóa các biện
pháp phi thuế quan phù hợp với quy định WTO.
Chính sách hải quan là bộ phận cấu thành chính sách thương mại song
phương giữa các quốc gia, nội dung cơ bản của chính sách này là:
- Đơn giản hóa tiến tới thống nhất hóa phương pháp xác định giá hải quan,
danh mục thuế quan và các quy trình thủ tục hải quan.
- Đảm bảo việc thực thi liên tục, công khai và công bằng luật hải quan, các
quy trình thủ tục và luật lệ hành chính mỗi nước.
- Quản lý có hiệu quả, làm thủ tục nhanh chóng ñối với hàng hóa tạo ñiều
kiện cho phát triển thương mại và đầu tư.
- Ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các hình thức buôn lậu cũng như các hành
vi vi phạm luật hải quan khác.
- Chính sách hải quan Việt Nam đã được hoàn thiện trong thời gian qua đảm
bảo những điều kiện cần thiết ñể hợp tác hải quan nói riêng, phát triển thương mại
với các nước ASEAN nói chung.

91


KẾT LUẬN
Cùng với quá trình quốc tế hóa và tự do hóa thương mại đang diễn ra mạnh
mẽ trên phạm vi toàn thế giới, không một quốc gia nào không nhận thức được tầm
quan trọng của xuất nhập khẩu trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Cùng với

sự phát triển của xuất nhập khẩu là sự tiến bộ trông thấy về sự phát triển của nền
kinh tế nước ta, một nước đang phát triển và đang trong quá trình thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những tiến bộ đó được thể hiện ở tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế, mức sống ngày càng được cải thiện của người dân, ở cơ cấu
kinh tế đang ngày càng phù hợp với yêu cầu CNH – HĐH, vốn đầu tư nước ngoài cũng
như vốn đầu tư toàn xã hội lên cả về quy mô và chất lượng, các nguồn lực trong nước
đang được khai thác một cách có hiệu quả cả về nguồn lực lẫn tài nguyên.
Trong những năm gần đây, mặc dù đứng trước những khó khăn và thách
thức trong sự cạnh tranh gay gắt và không ổn định của thị trường. Nhưng công ty cổ
phần Hàng hải MACS vẫn đứng vững và ngày càng mở rộng được quy mô, phát
triển thêm nhiều mặt hàng, dịch vụ. Qua đó có thể thấy được công ty đang có chiến
lược kinh doanh hợp lý. Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty đang trên đà phát
triển mạnh, tuy nhiên cũng cần củng cố thêm những mặt còn hạn chế để hoàn thiện
hơn, phát triển hơn, và hoàn thành kế hoạch trong tương lai.
Do hạn chế về thời gian, nguồn thông tin tư liệu cũng như kinh nghiệm thực
tiễn của tác giả về vấn đề được nghiên cứu, những nộ dung được đề cập trong luận
văn này chắc chắc không tránh khỏi những thiết sót, còn nhiều vấn đề phải tiếp tục
hoàn chỉnh và bổ sung thêm. Do vậy, tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiện
của các thầy cô giáo và những người quan tâm để đề tài này được hoàn thiện hơn và
có thể nghiên cứu tếp sau này.

92


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng việt:
1.

Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng, 2008. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ


tập trung thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN+3. Bài Nghiên cứu NC05/2008, Trường Đại học Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội.
2.

Nguyễn Tiến Dũng, 2011. Tác động của khu vực thương mại tự do ASEAN -

Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Công nghệ - ĐH quốc gia
Hà Nội, tr. 219-231.
3.

Phạm Duy Liên, 2012. Giao dịch thương mại quốc tế. Hà Nội: NXB Thống kê.

4.

MUTRAP III, 2010. Đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do

ASEAN-Trung Quốc: Phân tích định tính và định lượng. Mã hoạt động: FTA1, Dự
án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của Châu Âu.
II. Tiếng anh
5.

Aitken N. D., 1973. The Effect of the EEC and EFTA on European Trade: A

Temporal Cross-Section Analysis. American Economic Review 63(5), pp. 881-892.
6.

Ahmadi-Esfahani F. Z., 1993. An analysis of Egyptian wheat imports: a

constant market shares approach. Oxford Agrarian Studies 21, pp. 31-39.
7.


Anderson J. E., 1979. A Theoretical for the Gravity Equation. The American

Economic Review 69(1), pp. 106-116.
8.

APEC, 2015. APEC member economies. website: http:// www.apec.org/

About-Us/About-APEC/Member-Economies.aspx, truy cập ngày: 20/6/2019.
9.

Balassa B., 1965. Trade liberalization and revealed comparative advantages.

The Manchester School of Economic and Social Studies 33(2), pp. 91-123.
III. Các website
10.

/>
93




×