Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đồ án BDHTLM đã sửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.81 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................1
MỞ ĐẦU...............................................................................................................2
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG.....................................................................3
1. Giới thiệu chung về công nghệ bảo dưỡng ô tô.............................................3
1.1. Khái niệm chung về bảo dưỡng..............................................................3
1.2. Các hình thức tổ chức bảo đưỡng...........................................................3
2. Giới thiệu về ô tô Swift.................................................................................4
2.1. Thông số kỹ thuật...................................................................................4
2.2. Hệ thống làm mát trên xe Swift..............................................................5
CHƯƠNG II. TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG.............................................................6
1. Cơ sở vật chất................................................................................................6
2. Quy mô trạm bảo dưỡng................................................................................6
3. Trang thiết bị.................................................................................................6
CHƯƠNG III. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG................................7
1. Quy trình bảo dưỡng......................................................................................7
2. Các mục bảo dưỡng.......................................................................................7
2.1. Kiểm tra mực nước làm mát...................................................................7
2.2. Kiểm tra tổng quát hệ thống làm mát.....................................................8
2.3. Thay nước làm mát.................................................................................9
2.4. Tháo lắp đường ống dẫn nước làm mát................................................10
2.5. Kiểm tra van hằng nhiệt........................................................................11
2.6. Kiểm tra quạt........................................................................................13
2.7. Kiểm tra và làm sạch két nước.............................................................15
2.8. Kiểm tra bơm nước...............................................................................15
2.9. Kiểm tra và điều chỉnh dây đai bơm nước...........................................15
2.10. Kiểm tra thử nghiệm lại......................................................................17
CHƯƠNG IV. CÁC HƯ HỎNG VÀ GIẢI PHÁP..............................................18
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN...................................................................................19
1



MỞ ĐẦU:







Tóm tắt nội dung nghiên cứu:
Tìm hiểu về bảo dưỡng, hệ thống làm mát động cơ và làm quy trình công
nghệ bảo dưỡng hệ thống làm mát động cơ trên xe Suzuki Swift 2019.
Mục đích nghiên cứu:
Bồi dưỡng, củng cố kiến thức chuyên môn.
Nắm được các quy trình công nghệ và các thức tổ chức của một xưởng dịch
vụ ô tô.
Tạo tiền đề, nền tảng cho công việc sau khi tốt nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu:
Hệ thống làm mát động cơ trên xe Suzuki Swift 2019.
Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng tất cả các kiến thức đã học và môn học Công nghệ và bảo dưỡng
ô tô .
Kết hợp tham khảo tài liệu trên internet.
Và tham khảo theo sự hướng dẫn của thầy Trần Văn Trung.

2


Chương I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Giới thiệu chung về công nghệ bảo dưỡng ô tô:

1.1. Khái niệm chung về bảo dưỡng ô tô:
Một trong những điều kiện cơ bản để sử dụng tốt ô tô cũng như máy móc
thiết bị, tăng thời hạn sửa dụng và đảm bảo độ tin cậy của chúng trong quá trình
vận hành chính là việc tiến hành kịp thời và có chất lượng công tác bảo dưỡng
kỹ thuật và sửa chữa trên cơ sở hệ thống bảo dưỡng và sửa chữa phòng ngừa
định kỳ theo kế hoạch. Hệ thống bảo dưỡng xe, máy là một trong những công
việc bắt buộc phải thực hiện với các loại xe, máy sau một thời gian làm việc, hay
quãng đường quy định. Hệ thống này là tập hợp các biện pháp về tổ chức và kỹ
thuật thuột các lĩnh vực kiểm tra, chăm sóc kỹ thuật và sửa chữa máy.
Xét theo mức độ và chức năng các lĩnh vực tác động, hệ thống bảo dưỡng
được cấu thành từ các biện pháp sau: Các biện pháp có xu hướng làm việc giảm
cường độ mài mòn chi tiết máy, phòng ngừa các hỏng hóc (bôi trơn, điều chỉnh,
xiết chặc, lau chùi) và phát hiện kịp thời các hỏng hóc ngăn ngừa chúng để đảm
bảo cho cụm máy, xe vận hành an toàn. (Kiểm tra, xem xét trạng thái và sự tác
động của các cơ cấu, các cụm tổng thành và các chi tiết máy).
1.2 Các hình thức tổ chức bảo dưỡng ô tô:
a. Bảo dưỡng hằng ngày:
Bảo dưỡng hàng ngày do lái xe, phụ xe hoặc công nhân trong trạm bảo
dưỡng chịu trách nhiệm và được thực hiện trước hoặc sau khi xe đi hoạt động
hàng ngày, cũng như trong thời gian vận hành.
Nếu kiểm tra thấy tình trạng xe bình thường thì mới chạy xe. Nếu phát hiện
có sự không bình thường thì phải tìm và xác định rõ nguyên nhân. Ví dụ: Khó
khởi động, máy nóng quá, tăng tốc kém, hệ thống truyền lực quá ồn hoặc có
tiếng va đập, hệ thống phanh, hệ thống lái không trơn tru, hệ thống đèn, còi làm
việc kém hoặc có trục trặc...
b. Bảo dưỡng định kỳ
Bảo dưỡng định kỳ do công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm
và thực hiện sau một chu kỳ hoạt động của oto được xác định bằng quãng đường
3



xe chạy hoặc thời gian khai thác, công việc kiểm tra thông thường dùng thiết bị
chuyên dùng. Tuy nhiên việc chính vẫn là kiếm tra, phát hiện và ngăn chặn hư
hỏng.
2. Giới thiệu về ô tô Swift và hệ thống làm mát động cơ:
2.1. Thông số kỹ thuật xe Swift 2019:
Kích thước tổng thể ( DxRxC) (mm)
Chiều dài cơ sở (mm)
Chiều rộng cơ sở (mm)
Khoảng sáng gầm xe (mm)
Bán kính vòng quay tối thiểu (m)
Trọng lượng không tải (kG)
Trọng lượng toàn tải (kG)
Dung tích bình nhiên liệu (l)
Mã động cơ
Loại
Dung tích công tác
Công suất tối đa (HP/rpm)
Momen xoắn tối đa (Nm/rpm)
Hộp số
Hệ thống treo (Trước/sau)
Lốp xe
Mâm xe
Cụm đèn trước
Đèn sương mù phía trước /sau
Gương chiếu hậu ngoài
Gạt mưa
Tay lái
Chất liệu ghế
Hệ thống phanh (Trước/sau)

Hệ thống chống bó cứng phanh
Hệ thống phân phối lực phanh điện
tử
Hệ thống hổ trợ phanh khẩn cấp

3840 x1735 x 1495
2450
1520 x 1520
4.8
895
1365
37
K12M
4 xi lanh, 16 van, DOHC
1197
83/6000
113/4200
CVT
Độc lập/độc lập
185/55R16
Mâm đúc
Halogen

Gập điện, chỉnh điện
2 tốc độ + điều chỉnh gián đoạn
3 chấu
Nỉ
Đĩa thông gió/tang trống





2.2. Hệ thống làm mát động cơ Swift:
Hệ thống làm mát bao gồm két nước, bình chứa nước làm mát, bơm nước,
quạt làm mát và van hằng nhiệt. Két nước có dạng ống xoắn có cánh.
4


Hệ thống là mát động cơ thực hiện quá trình truyền nhiệt từ khí cháy qua
buồng cháy đến môi chất làm mát để đảm bảo cho nhiệt độ các chi tiết không
quá nóng, không quá nguội.

Hình 1: Cấu tạo hệ thống làm mát.

5


CHƯƠNG II. TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG :
1. Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất trạm bảo dưỡng phải đảm bảo được những yếu tố:
- Môi trường làm việc hiệu quả, an toàn
- Đáp ứng được nhu cầu khách hàng
- Hiệu quả làm việc cao, rút ngắn thời gian bảo trì
2. Quy mô trạm bảo dưỡng:
Tùy theo khả năng dịch vụ mà xây dựng quy mô trạm lớn hay nhỏ khác nhau
nhưng phải đảm bảo bố trí các khu vực:
- Khu vực tiếp nhận khách hàng: Tiếp nhận dịch vụ, phòng chờ,văn phòng
làm việc, kiểm tra tiếp nhận xe.
- Khu vực xưởng: Khoang làm việc, sửa chữa chi tiết, bảo quản thiết bị
dụng cụ, kho phụ tùng,kho chứa dầu mỡ bôi trơn.

- Khu vực đậu xe : khu vực đậu xe khách hàng, khu vực đậu xe dịch vụ,
khu vực đậu xe cho nhân viên và xe công ty.
3. Trang thiết bị:
- Tất cả các trang thiết bị cần thiết của một trạm bảo dưỡng bao gồm: kích, cờ lê,
mỏ lếch, tua vít, kìm, kìm bấm, tuýp, tẩu, cần siết lực,…
- Dụng cụ chuyên dụng:

Hình 2: Công cụ quét SUZUKI (Suzuki SDT-II)
- Keo ron, nước mát chuyên dùng…
6


CHƯƠNG III. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG:
1. Quy trình bảo dưỡng:
- Kiểm tra mực nước làm mát.
- Kiểm tra tổng quát toàn bộ hệ thống làm mát.
- Thay nước làm mát.
- Kiểm tra hoạt động của quạt làm mát.
- Kiểm tra van hằng nhiệt.
- Kiểm tra bơm nước.
- Kiểm tra và làm sạch két nước làm mát.
- Kiểm tra và điều chỉnh dây đai.
- Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống làm mát sau khi lắp đặt hoàn chỉnh và chạy
thử nghiệm.
2. Các mục bảo dưỡng:
2.1. Kiểm tra mực nước làm mát:

Hình 3: Kiểm tra mực nước làm mát.
- Không cần tháo nắp két nước để kiểm tra.
7



- Khi động cơ nguội, kiểm tra mực nước làm mát trong bình chứa (1).
- Mực nước làm mát bình thường nên ở giữa vạch “FULL” (2) và vạch
“LOW” (3) trên bình chứa.
- Nếu mực nước làm mát ở dưới vạch "LOW", tháo nắp bình chứa (4) và
thêm lượng nước làm mát thích hợp vào bình chứa để đưa mực nước làm mát
lên vạch "FULL".
2.2. Kiểm tra tổng quát hệ thống làm mát:
B1: Kiểm tra hệ thống làm mát xem có rò rỉ hay hỏng hóc không.
B2: Tháo nắp két nước.
B3: Kiểm tra nước làm mát và khả năng chống đông thích hợp của nước
làm mát.
B4: Kiểm tra rò rỉ nước làm mát ở hệ thống làm mát theo quy trình sau.
B4.1: Gắn dụng cụ kiểm tra áp suất (1) két nước, sau đó sử dụng áp suất
quy định đối với hệ thống làm mát.
B4.2: Kiểm tra để đảm bảo hệ thống làm mát duy trì được áp suất. Nếu hệ
thống làm mát không duy trì được áp suất quy định, kiểm tra hệ thống làm mát
xem có rò rỉ không.

Hình 4: Kiểm tra áp suất hệ thống làm
mát.
B5: Kiểm tra nắp két nước theo quy trình sau.

8


B5.1: Lắp dụng cụ kiểm tra áp suất (1) vào nắp két nước (2), và sau đó đưa
áp suất quy định vào.


Hình 5: Nạp áp suất.
B5.2: Nếu áp suất mở van nắp két nước nằm ngoài thông số kỹ thuật, thay
nắp két nước.
B6: Tháo dụng cụ kiểm tra áp suất và rửa sạch nước làm mát tràn ra.
B7: Lắp nắp két nước lên két nước.
2.3. Thay nước làm mát.
a. Xả hệ thống làm mát:
B1: Tháo nắp két nước.
B2: Tháo vỏ dưới động cơ.
B3: Xả nước làm mát từ nút xả (1).
B4: Siết chặt nút xả.
B5: Lắp vỏ dưới động cơ.

9


Hình 6: Xả hệ thống làm mát.
b. Nạp đầy hệ thống làm mát:
B1: Đổ nước làm mát vào bình chứa (1) tới vạch "FULL" (2).
B2: Lắp nắp bình chứa (3) vào bình chứa.

Hình 7: Nạp đầy hệ thống làm mát.
B3: Đổ nước làm mát vào két nước tới phần dưới cổ miệng châm két nước
và lắp nắp két nước.
B4: Chạy động cơ ở tốc độ cầm chừng cho tới khi mô-tơ quạt két nước vận
hành.
B5: Dừng động cơ và đợi cho tới khi động cơ nguội hoàn toàn.
B6: Thêm nước làm mát vào két nước tới phần dưới cổ châm két nước, và
lắp nắp két nước.
B7: Lặp lại B4 đến B6.

B8: Chắc chắn rằng mực nước làm mát trong bình chứa ở vạch "FULL".
Nếu nước làm mát không đủ, hãy thêm nước làm mát.
B9: Kiểm tra hệ thống làm mát xem có bị rò rỉ không.
2.4. Tháo và lắp đường ống hoặc ống dẫn nước làm mát:
a. Tháo:
B1: Xả nước làm mát.
10


B2: Để tháo ống dẫn hoặc đường ống nước làm mát, nới lỏng kẹp ở mỗi
đường ống và kéo đầu đường ống ra.
b. Lắp:
Thực hiện ngược lại quy trình tháo, lưu ý những điểm sau.
• Nếu có vạch dấu trên mỗi ống mềm và đường ống, hãy lắp vạch dấu cân
chỉnh ống mềm khớp với vạch dấu trên đường ống, sau đó lắp mỗi kẹp vào vị trí
thích hợp.
• Nạp đầy nước làm mát vào hệ thống làm mát.
• Kiểm tra hệ thống làm mát xem có bị rò rỉ không.
2.5. Kiểm tra van hằng nhiệt:
a. Tháo van hằng nhiệt:
B1: Xả nước làm mát
B2: Tháo nắp van hằng nhiệt (1) khỏi vỏ (2).

Hình 8: Tháo nắp van hằng nhiệt.
B3: Tháo van hằng nhiệt (1) khỏi vỏ (2).

11


Hình 9: Tháo van hằng nhiệt.

b. Kiểm tra van hằng nhiệt:
- Kiểm tra xem van xả khí (1) có sạch không.
- Kiểm tra xem chân van (2) có bị vật thể lạ làm cho van không áp chặt tại
vị trí lắp đặt không.
- Kiểm tra tình trạng vỡ, biến dạng hoặc hư hỏng khác của phớt van hằng
nhiệt (3).

Hình 10: Van hằng nhiệt.
- Kiểm tra hoạt động của van hằng nhiệt như sau:
B1: Nhúng van hằng nhiệt (1) vào nước, và làm nóng nước từ từ.
B2: Kiểm tra đảm bảo viên sáp bắt đầu nở ra ở nhiệt độ quy định.
- Nhiệt độ van bắt đầu mở ra (khoảng đội: 0,05 mm (0,002 in)):
86,5 – 89,5 °C (187,7 – 193,1 °F)
- Nhiệt độ van mở hoàn toàn: 100 °C (212 °F)
- Khoảng đội xu-páp: lớn hơn 8 mm (0,31 in) tại 100 °C (212 °F)

12


Hình 11: Kiểm tra hoạt động của van hằng nhiệt.
c. Lắp
Thực hiện ngược lại quy trình tháo, lưu ý những điểm sau.
• Lắp van hằng nhiệt (1) vào vỏ (2) bằng cách cân chỉnh van xả khí (3) của
van hằng nhiệt với dấu (4) trên vỏ van hằng nhiệt.
• Siết chặt bu-lông nắp van hằng nhiệt (1) đến lực siết quy định: Bu-lông
nắp van hằng nhiệt (a): 25 N·m (2,5 kgf-m, 18,5 lbf-ft)
• Nạp đầy nước làm mát vào hệ thống làm mát.
• Kiểm tra hệ thống làm mát xem có bị rò rỉ không.

Hình 12: Siết bu lông nắp van hằng nhiệt.

2.6. Kiểm tra bộ quạt làm mát két nước trên xe:

13


a. Kiểm tra hoạt động của quạt:

Hình 13: Công cụ quét Suzuki SDT-II (A)
B1: Nối công cụ quét SUZUKI vào DLC (1) với công tắc đánh lửa “OFF”.
B2: Đặt đánh lửa “ON” và xóa DTC.
B3 Chọn chức năng “Radiator Fan” (Quạt làm mát kétnước) trong “Active
Test” (Kiểm tra trạng thái hoạt động).
B4 Kiểm tra hoạt động của quạt làm mát két nước ở chế độ thấp và chế độ
cao.Nếu phát hiện bất kỳ sự khác thường nào, kiểm trahệ thống điều khiển quạt
làm mát.
b. Kiểm tra mô tơ quạt:

Hình 14: Giắc cắm quạt.
B1: Rút giắc cắm.
14


B2: Sử dụng đường dây bảo dưỡng, nối đầu nối mô-tơ quạt làm mát két
nước và bình điện như được hiển thị trong hình.

Hình 15: Kiểm tra mô tơ quạt.
B3: Kiểm tra xem các mô-tơ quạt làm mát két nước có quay êm và nhịp
nhàng không. Nếu phát hiện bất kỳ sự khác thường nào, thay thế mô-tơ quạt làm
mát két nước (tốc dộ thấp: 7,6A trở xuống; tốc độ cao: 10,9A trở xuống).
2.7. Kiểm tra và làm sạch két nước trên xe:

Kiểm tra: Kiểm tra két nước xem có rò rỉ hay hỏng hóc không. Nắn thẳng các
cánh cong, nếu có.
Làm sạch: Làm sạch mặt trước của lõi két nước.

Hình 16: Két nước làm mát.
2.8. Kiểm tra bơm nước:
Quay bơm nước bằng tay để kiểm tra hoạt động trơn tru. Nếu máy bơm
quay không êm hoặc có tiếng ồn khác thường, hãy thay thế.

15


Hình 17: Xoay bơm nước.
2.9. Kiểm tra và điều chỉnh dây đai bơm nước:
B1: Kiểm tra đai truyền động bơm nước/máy phát điện xem có vết nứt, vết
cắt, biến dạng, mòn và sạch không. Nếu hỏng thì thay đai truyền động bơm
nước.
B2: Khi động cơ nguội, xoay trục khuỷu 720° để ổn định đai truyền động
của bơm nước và kiểm tra lực căng đai.
• Sử dụng thiết bị đo lực căng bằng âm (Gates 508C hoặc tương đương):
a. Nhập dữ liệu nhập theo hướng dẫn trong hướng dẫn thiết bị đo lực
căng.Thông số kỹ thuật của đồng hồ đo độ căng đai được khuyến nghị KHỐI
LƯỢNG: 75,4 g/m, CHIỀU RỘNG: 1,0 mm/R, NHỊP: 182 mm
b. Ấn đai (1) ở nhịp để rung đai và đo độ căng đai. Nếu độ căng đai không
như quy định, tiến hành các bước tiếp theo. Độ căng dây đai bơm nước / máy
phát điện “a”
Đai truyền động hiện tại: 525 ± 50 N (54 ± 5 kgf, 118,0 ± 11,2 lbf)
Đai truyền động mới: 825 ± 100 N (84 ± 10 kgf, 185,5 ± 22,5 lbf)
• Không có thiết bị đo lực căng bằng âm (ấn nhịp đai): Dùng ngón tay ấn
đai (2) tại nhịp với lực 100 N (10,2 kgf, 22,5 lbf) để uốn cong đai và đo giá trị

uốn.
Nếu độ căng đai không như quy định, tiến hành các bước tiếp theo.
16


Độ căng dây đai bơm nước / máy phát điện “b”

Hình 17: Căng đai.
Đai truyền động hiện tại: 5,3 – 6,0 mm (0,21 – 0,23 in.) so với độ lệch/100
N (10,2 kgf, 22,5 lbf)
Đai truyền động mới: 3,5 – 4,3 mm (0,14 – 0,16 in.) so với độ lệch/100 N
(10,2 kgf, 22,5 lbf)
B3: Nới lỏng bu-lông máy phát điện (1) và bu-lông trục (2), và sau đó điều
chỉnh độ căng dây đai theo thông số như mô tả ở B2 bằng cách nới lỏng / siết
bu-lông điều chỉnh máy phát điện (3).
B4. Siết chặt bu-lông máy phát điện đến lực siết quy định.
Lực siết: Bu-lông máy phát điện (a): 45 N·m (4,6 kgf-m, 33,5 lbf-ft)
B5. Siết bu-lông trục máy phát điện đến lực siết quy định.
Lực siết: Bu-lông trục máy phát điện (b): 48 N·m (4,9 kgfm, 35,5 lbf-ft)

Hình 18: Siết bu lông.
17


B6: Kiểm tra độ căng đai truyền động theo thông số sau khi quay trục
khuỷu hai vòng theo chiều kim đồng hồ.
B7: Nếu kết quả kiểm tra không như quy định, lặp lại B3 – B6.
2.10. Kiểm tra thử nghiệm sau khi bảo dưỡng:
Kiểm tra tổng quát tất cả các bộ phận của hệ thống sau khi đã bảo dưỡng và
lắp đặt lại đầy đủ hoàn thiện và đảm bảo các bu lông được siết đúng lực.

Kiểm tra rỏ rỉ nước mát.
Nổ máy, quan sát hoạt động của động cơ, quan sát các đèn cảnh báo lỗi hệ
thống làm mát trên táp lô, và quan sát đồng hồ báo nhiệt độ động cơ luôn ở nhiệt
độ thích hợp.
Đồng thời kiểm tra sơ bộ các hệ thống khác để tránh trường hợp trong quá
trình bảo dưỡng gây hỏng hóc các bộ phận khác.
Sau khi kiểm tra lại các hạng mục đã đạt yêu cầu thì đem xe đi rửa và giao
trả khách hàng.

18


CHƯƠNG IV. CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ GIẢI PHÁP:
Dấu hiệu
Toả nhiệt nhiều

Nguyên nhân có thể
Hư dây cu roa
Căng không đúng
Đứt dây
Hệ thống làm mát bị tắc
Hư bộ điều hoà nhiệt
Hư máy bơm
Lỏng trục gắn vào đế viền

Giải pháp
Chỉnh
Thay
Làm sạch
Thay

Thay

Lỏng trục gắn vào cánh đẩy
Hư cánh đẩy
Khoảng cách giữa cánh đẩy và vỏ
không đúng
Tấm dẹt bộ giải nhiệt tắc
Làm sạch
Hư khớp quạt tự làm
- Hỏng lưỡng kim loại
Thay
mát
- Hỏng khớp quạt tự làm mát
- Lưỡng kim bị tắc
Hư quạt làm mát
Mức chất làm mát thấp
Hư bộ điều nhiệt

Nhiệt quá thấp
Chất làm mát mất
nhanh

Hư ống bộ giải nhiệt

Hư bộ giải nhiệt

Hư máy bơm
nước

Làm sạch

Thay
Làm đầy
Thay

Lỏng chỗ nối ống

Sửa

Ống bị nứt hay hư

Thay

Bộ giải nhiệt không chặt

Thay

Nắp áp suất không chặt
Ống bít bị hư
Thay
Phớt dầu bị hư
Bơm gắn không đúng (hư miếng
đệm)

Hư bình giảm nhiệt dầu

Thay

Bộ điều nhiệt gắn không đúng (hư miếng đệm)

Thay


Nắp bộ điều nhiệt gắn không đúng (hư miếng đệm)
Hư ống dẫn
nhiệt

Lỏng chỗ nối ống

Sửa

Ống bị nứt hay hư

Thay

19


CHƯƠNG V. KẾT LUẬN:
Hệ thống làm mát trên xe là một hệ thống tối quan trọng trên mỗi chiếc ô
tô. Hệ thống làm mát trên xe không hoạt sẽ gây ra hậu quả rất xấu khi vận hành,
thậm chí là phải đại tu lại toàn bộ động cơ rất tốn kém. Vì vậy việc bảo dưỡng
thường xuyên giúp hệ thống luôn làm việc trơn tru, tuổi thọ cao và không xảy ra
hư hỏng nặng.
Sau thời gian học tập và nghiên cứu nghiêm túc. Em đã hoàn thành được đồ
án môn học Công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô với đề tài “Lập quy trình
công nghệ bảo dưỡng hệ thống làm mát động cơ Suzuki Swift”.
Sau khi tìm hiểu, nguyên cứu tài liệu của Suzuki và từ các kiến thức đã
được học trong toàn bộ chương trình. Em đã lập nên quy trình bảo dưỡng hệ
thống làm mát động cơ. Nhưng với kiến thức còn hạn chế và đang trong quá
trình học tập, sẽ không thể tránh khỏi những sai sót và những điểm chưa đúng.
Kính mong quý Thầy nhận xét, chỉ bảo, dạy dỗ em để em ngày càng tiến bộ

trong con đường sự nghiệp em đã chọn.
Em xin chân thành cảm ơn!

20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×