Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Lun v y nghia trit hc ca do dc ng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.11 KB, 11 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2(186)-2014

9

CHUN MỤC

KINH TẾ HỌC - XÃ HỘI HỌC

LUẬN VỀ Ý NGHĨA TRIẾT HỌC
CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
TRẦN HỮU QUANG
Nội dung của bài này nhằm đi tìm những ý nghĩa triết học mà tác giả cho là nền tảng của
đạo đức nghề nghiệp. Tác giả cho rằng ý niệm về đạo đức nghề nghiệp xuất phát từ
những nền tảng tinh thần sau đây: đó là ý nghĩa của lao động mà Georg Hegel đã có cơng
làm sáng tỏ, ý nghĩa của nghề nghiệp mà Max Weber đã khai triển, và ý nghĩa của hành vi
đạo đức theo quan niệm của Immanuel Kant. Bài viết cũng sẽ đề cập tới sự phân biệt cần
thiết giữa trật tự đạo đức với trật tự pháp lý, cũng như giữa nghĩa vụ nghề nghiệp với đạo
đức nghề nghiệp, và từ đó đi đến một vài nhận xét về u cầu xác lập một quan niệm về
đạo đức nghề nghiệp theo hướng đạo đức học nghĩa vụ.
Chúng tơi muốn mở đầu bài viết này b ằng
ba câu chuyện có thật sau đây để dẫn vào
việc luận bàn về ý niệm đạo đức nghề
nghiệp.
Câu chuyện thứ nhất do chúng tơi có dịp
được nghe kể lại cách đây khá lâu. Một
cán bộ từ chiến khu trở về Sài Gòn sau
chiến tranh, mướn một ơng thợ qt vơi lại
căn nhà của mình. Ơng đã tỏ ra hết sức
ngạc nhiên vì sau khi qt vơi xong, ơng
thợ khá đứng tuổi dẫn người cán bộ đi một
vòng trong nhà rồi nói đại ý rằng ơng hãy


coi kỹ lại đi, chỗ nào ơng thấy khơng ưng ý
Trần Hữu Quang. Phó giáo sư, tiến sĩ Xã hội
học. Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ.

thì tơi sẽ làm lại ngay. Người chủ nhà cảm
thấy bất ngờ trước thái độ tận tụy vì cơng
việc của người thợ.
Câu chuyện thứ hai là do một người bạn
doanh nhân tường thuật lại. Để xây dựng
một xưởng chế tác đá q, anh ta th một
người thợ đá q từ Mỹ sang. Sau khi
nhận được số bàn chun dụng làm bằng
gỗ đặt đóng tại một cơ sở nghề mộc, anh
ta mời ơng thợ Mỹ đến kiểm tra. Ơng này
xem xét mấy cái bàn một hồi, rồi bất ngờ
lơi hẳn cái ngăn kéo của một cái bàn ra
ngồi, lật ngược lên để săm soi mặt dưới
của cái ngăn kéo. Chau mày, ơng nói chất
lượng của cái bàn như vậy là chưa đạt u
cầu, vì mặt dưới của cái ngăn kéo chưa


10

TRẦN HỮU QUANG – LUẬN VỀ Ý NGHĨA TRIẾT HỌC…

được bào cho thật nhẵn. Anh bạn của tôi
hết sức ngạc nhiên vì lúc sử dụng thì có ai
đụng đến mặt dưới của cái ngăn kéo bao
giờ!

Câu chuyện thứ ba là vụ một bác sĩ thẩm
mỹ bị bắt vì là nghi can làm chết một bệnh
nhân rồi ném xác xuống sông Hồng để phi
tang mà báo chí đã đăng tải rộng rãi (xem
chẳng hạn Tuổi Trẻ, 22/10/2013).
Hai câu chuyện đầu gợi lên những ấn
tượng về một ý thức đạo đức nghề nghiệp:
cả hai đều có liên quan tới một tâm thế chủ
quan mang tính tự giác của người lao
động, cũng như chất lượng của sản phẩm
lao động. Riêng về câu chuyện thứ ba liên
quan tới vị bác sĩ thẩm mỹ thì có thể nảy ra
câu hỏi sau đây: sự kiện này chủ yếu phản
ánh một vấn đề thuộc về trật tự đạo đức
hay trật tự pháp lý?
Bài viết này s ẽ không đi vào những khía
cạnh thực tiễn hay thời sự của vấn đề đạo
đức nghề nghiệp, mà chỉ thử nêu lên một
số ý tưởng nhằm mục đích đi tìm xem đâu
là nguồn gốc của ý thức đạo đức nghề
nghiệp, và sau đó phần nào tìm cách trả
lời cho câu hỏi vừa nêu trên bằng cách
phân biệt giữa trật tự pháp lý với trật tự
đạo đức.
Theo thiển ý của chúng tôi, ý niệm về đạo
đức nghề nghiệp có thể được truy nguyên
từ những nền tảng tinh thần sau đây,
tương ứng với hai vế của cụm từ ấy: đó là
ý nghĩa của lao động mà Georg Hegel đã
có công làm sáng tỏ, ý nghĩa của nghề

nghiệp mà Max Weber đã khai triển (bàn
đến lao động xét như đây là nội hàm then
chốt của bất cứ hoạt động nghề nghiệp
nào), và ý nghĩa của hành vi đạo đức theo
quan niệm của Immanuel Kant.

1. Ý NGHĨA CỦA LAO ĐỘNG THEO HEGEL
Có thể nói triết gia người Đức Georg W.F.
Hegel (1770-1831) là người đầu tiên đã
phân tích ý nghĩa của lao động một cách
sâu sắc. Trong cuốn Hiện tượng học tinh
thần xuất bản năm 1807, ở một mục nổi
tiếng đề cập tới mối quan hệ biện chứng
giữa người chủ và nô lệ, Hegel viết rằng
"kinh qua lao động, ý thức mới đi đến
được với chính mình" (Hegel, 2006, §195,
tr. 451), tức là "đạt được tự do và giải
phóng" theo lời diễn giải của Bùi Văn Nam
Sơn (trong Hegel, 2006, tr. 464). Sở dĩ
như vậy là do "lao động kiến tạo hình thể
và đào luyện (formt und bildet) – không chỉ
cho đối tượng mà cho cả người lao động"
(Bùi Văn Nam Sơn, trong Hegel, 2006, tr.
463). Nhà triết học Bùi Văn Nam Sơn diễn
giải tư tưởng của Hegel như sau: người
lao động "mang lại hình thể cho sự vật
bằng lao động", "biến sự vật (vd: một khối
gỗ) thành một cái gì khác (ví dụ: bộ bàn
ghế), tức cải biến nó 'theo hình ảnh của
mình', theo ý đồ hay kế hoạch bằng lao

động, bằng sự hiện thực hóa chính khả thể
của mình". Người lao động "tự ngoại tại
hóa (hay tự đối tượng hóa, tự xuất nhượng)
bằng lao động, và có nghĩa là có thể nhận
ra chính mình trong đó" (tức là trong sản
phẩm mà mình làm ra). "Qua lao động, một
'thế giới' được kiến tạo nên, đồng thời,
trong đó con người 'ở trong nhà nơi chính
mình' (bei sich selbst)" (Bùi Văn Nam Sơn,
trong Hegel, 2006, tr. 469).
Trong những giáo trình dạy ở Jena, Hegel
cho rằng "người ta lao động là đi ra ngoài
bản thân để định hình cho thiên nhiên"
(theo Trần Văn Toàn, 2011, tr. 44). Trong
cuốn Các nguyên lý của triết học pháp
quyền (1821), Hegel giải thích thêm rằng


TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (187) 2014

những mối tương liên và tương thuộc giữa
con người với nhau trong lao động nhằm
thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của mình,
thơng qua sự phân cơng lao động và sự
trao đổi sản phẩm, đã đưa cá nhân hạn
hẹp lên bình diện phổ qt (Hegel, 2010,
§198-200, tr. 564-566, xem thêm Trần Văn
Tồn, 2011, tr. 43).
Chính Karl Marx cũng đã từng thừa nhận
rằng cơng lao rất lớn của Hegel là "ý thức

được cái yếu tính của lao động" (Trần Văn
Tồn, 2011, tr. 40, xem thêm Bùi Văn Nam
Sơn, trong Hegel, 2006, tr. 463)(1). Tuy
nhiên, khác với Marx, Hegel khơng coi lao
động là cách thức duy nhất để hình thành
tồn thể bản tính của con người, vì ơng
còn nhấn mạnh đến những phạm vi khác
như xã hội, chính trị, nghệ thuật và tơn
giáo (Trần Văn Tồn, 2011, tr. 44-45).
Theo Trần Văn Tồn (2011, tr. 31-35), "lao
động là thứ hoạt động chân tay có ích lợi,
giúp cho người ta làm chủ được thế giới
sự vật", nó "thay đổi mơi trường thành thế
giới của mình làm ra", từ đó "lao động là
bước đầu và là nền tảng cho văn hóa". Mặt
khác, lao động khơng chỉ bao gồm mối
quan hệ giữa con người với thiên nhiên,
mà còn giữa con người với nhau.
2. KHÁI NIỆM NGHỀ NGHIỆP XÉT NHƯ
MỘT THIÊN CHỨC THEO WEBER
Nếu Hegel có cơng khai triển ý nghĩa của
lao động, thì nhà xã hội học Đức Max
Weber (1864-1920) là người đào sâu ý
nghĩa của hoạt động nghề nghiệp xét như
là một thiên chức của con người. Trong
cuốn Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần
của chủ nghĩa tư bản (1920), Weber đã tìm
cách chứng minh rằng tư tưởng đề cao lao
động nghề nghiệp của giáo phái Calvin


11

thuộc đạo Tin Lành ở châu Âu trong thế kỷ
XVII-XVIII đã trở thành một nền tảng tinh
thần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản ở châu lục này.
Weber nhận định rằng mặc dù quan niệm
đánh giá tích cực các hoạt động thường
ngày đã xuất hiện từ thời trung đại hay
thậm chí sau thời Hy Lạp cổ đại, "nhưng
cho rằng bổn phận được thực hiện thơng
qua các nghề nghiệp trần thế, rằng bổn
phận ấy là hoạt động đạo đức cao nhất mà
con người có thể đảm nhiệm ở đời này –
đó chắc chắn là điều mới mẻ" xuất phát từ
cơng cuộc cải cách của đạo Tin Lành theo
giáo phái Calvin (Weber, 2008, tr. 141).
Khái niệm Beruf theo Weber khơng phải
chỉ có nghĩa là nghề nghiệp (profession
hay job, xét như là một hoạt động mưu
sinh), mà còn mang ý nghĩa thiên chức
(hay sự kêu gọi, ơn thiên triệu, tương ứng
với calling hay vocation trong tiếng Anh và
Berufung trong tiếng Đức). Chính vì thế mà
chúng tơi dịch từ Beruf là nghề nghiệp thiên chức. Weber gắn liền khái niệm này
với ý niệm phận sự (aufgabe, task), và vì
thế khái niệm nghề nghiệp - thiên chức
ln đi đơi với khái niệm bổn phận (pflicht,
duty) ( xem Trần Hữu Quang và Bùi Văn
Nam Sơn, 2008, tr. 25).

Weber nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh
thần nghề nghiệp - thiên chức trong q
trình hình thành xã hội hiện đại như sau:
"Một trong các bộ phận cấu thành của tinh
thần tư bản chủ nghĩa hiện đại, và khơng
chỉ của tinh thần này, mà cả của chính nền
văn hóa hiện đại, tức là lối sống thuần lý
dựa trên ý tưởng Beruf, đã được phát sinh
từ tinh thần của nền khổ hạnh Ki-tơ giáo"
(Weber, 2008, tr. 326).


12

TRẦN HỮU QUANG – LUẬN VỀ Ý NGHĨA TRIẾT HỌC…

Theo Talcott Parsons, khái niệm "tinh thần
của chủ nghĩa tư bản" nơi Weber (chúng ta
có thể hiểu đây chính là tinh thần của xã
hội hiện đại) không phải chỉ nói về sự
chiếm hữu, mà chủ yếu nói về tư duy lý
tính – hiểu như là một tâm thế mở luôn
hướng đến những cách giải quyết vấn đề
mới, đối lập với óc thủ cựu. Đó là một thái
độ tận tâm và chuyên cần đối với công
việc vì chính công việc chứ không vì mục
đích nào khác, thái độ mà Weber diễn giải
qua khái niệm Beruf và được Parsons dịch
sang tiếng Anh là calling (Parsons, 1964, tr.
33 và 81).

Sau khi xem xét ý nghĩa của lao động và
của nghề nghiệp trong xã hội hiện đại, bây
giờ chúng ta chuyển sang tìm hiểu về hành
vi đạo đức theo quan niệm đạo đức học
nghĩa vụ của Kant.
3. Ý NGHĨA CỦA HÀNH VI ĐẠO ĐỨC
THEO KANT
Theo triết gia người Đức Immanuel Kant
(1724-1804), "luân lý là tổng thể những
quy luật ra mệnh lệnh vô điều kiện để ta
phải hành động theo chúng"(2). Mệnh lệnh
vô điều kiện này đư ợc Kant gọi là mệnh
lệnh nhất quyết (kategorischer imperativ),
tức mệnh đề "phải là" (sollen), tự nó buộc
người ta nhất thiết phải hành động mà
không phụ thuộc vào bất kỳ một mục đích
hay động cơ ngoại tại nào.
Trong cuốn Phê phán lý tính thực hành
(1788), Kant cho rằng để có thể nhận diện
được thế nào là một hành vi đạo đức,
trước hết chúng ta cần phân biệt giữa "ý
thức hành động phù hợp [bề ngoài] với
nghĩa vụ (pflichtmäßig)" với "ý thức hành
động từ nghĩa vụ (aus pflicht)", tức là "chỉ
đơn thuần vì quy luật" (Kant, 2007, tr. 152).

Kant cho rằng hành vi có tính luân lý là
hành vi được thực hiện "bằng sự tôn kính
(achtung) đối với quy luật (...) và từ lòng
kính sợ (ehrfurcht) đối với nghĩa vụ của

mình", chứ không phải là hành vi chỉ có
tính chất "hợp" với nghĩa vụ (Kant, 2007, tr.
153).
Kant đưa ra ý tưởng quan trọng sau đây
để minh định nền tảng của hành vi đạo
đức: "Sự tự trị (autonomie) của ý chí (will)
là nguyên tắc duy nhất của mọi quy luật
luân lý và của mọi nghĩa vụ phù hợp với
chúng; ngược lại, sự ngoại trị (heteronomie)
của sự tự do lựa chọn (willkür) không chỉ
không thể làm cơ sở cho bất kỳ bổn phận
nào mà còn đối lập lại với nguyên tắc của
bổn phận và với luân lý của ý chí" (Kant,
2007, tr. 60, chúng tôi nhấn mạnh, THQ).
Để hiểu được tính tự trị của ý chí thì theo
Kant, chúng ta cần đề cập tới khái niệm tự
do, vốn là một khái niệm chỉ tồn tại nơi con
người với tư cách là những hữu thể có lý
tính. Ông viết như sau: "Khái niệm tự do
là chìa khóa để giải thích tính tự trị của ý
chí. Ý chí là một loại nhân quả [causality]
thuộc về những sinh vật có lý tính. Như
vậy, sự tự do là thuộc tính của tính nhân
quả này – [thuộc tính này ] có khả năng
hành động độc lập với sự quy định của
những nguyên nhân ngoại lai; cũng giống
như sự tất yếu tự nhiên là thuộc tính đặc
trưng cho tính nhân quả của mọi hữu thể
phi lý tính – [theo thuộc tính này thì ] hành
động bị quy định bởi ảnh hưởng của

những nguyên nhân ngoại lai" (Kant, 2009,
tr. 114).
Kant định nghĩa tự do là "khả năng tự mình
quyết định hành động như một trí tuệ, và
nhờ đó hành động phù hợp với những quy


TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (187) 2014

13

luật của lý tính, độc lập với những bản
năng tự nhiên" (Kant, 2009, tr. 127).

hay sự tự hào), mà chỉ vì điều này phù hợp
với một châm ngơn có giá trị quy luật phổ
qt (Kant, 2009, tr. 109).

Kant nhấn mạnh rằng "nếu giả sử khơng
có Tự do thì cũng tuyệt nhiên khơng thể
bắt gặp quy luật ln lý ở trong ta" (Kant,
2007, chú thích ở tr. 3), bởi lẽ "nhờ sự tự
trị của sự Tự do của mình, con người là
chủ thể của quy luật ln lý" (Kant, 2007, tr.
160). Khi một người "phán đốn rằng mình
có thể làm một việc chỉ vì có ý thức rằng
mình phải làm việc ấy", thì lúc đó anh ta
"nhận ra sự Tự do nơi chính mình – một
điều mà nếu khơng có quy luật ln lý ắt
anh ta khơng bao giờ nhận ra được" (Kant,

2007, tr. 56). Kant cho rằng "Tự do là ratio
essendi [cơ sở tồn tại] của quy luật ln lý,
còn quy luật ln lý là ratio cognoscendi
[cơ sở nhận thức] về Tự do" (Kant, 2007,
chú thích ở tr. 2-3).
Kant còn phân biệt giữa mệnh lệnh giả
thiết ("Tơi phải làm điều này b ởi vì tơi
muốn một điều khác") với mệnh lệnh nhất
quyết ("Tơi phải làm điều này cho dù tơi
khơng muốn một điều nào khác"), và cho
rằng chỉ có mệnh lệnh nhất quyết mới làm
cho một hành vi trở thành một hành vi đạo
đức thực thụ. Kant đưa ra thí dụ sau đây
cho mệnh lệnh giả thiết, tức là mệnh lệnh
phụ thuộc vào một mục đích hay động cơ
bên ngồi: "Tơi khơng được nói dối nếu tơi
muốn giữ thanh danh của mình". Nhưng
để có được một mệnh lệnh nhất quyết thì
chúng ta phải nói: "Tơi khơng được nói dối
cho dù có làm như vậy tơi cũng khơng hề
bị mất thanh danh" (Kant, 2009, tr. 108).
Kant cho rằng sở dĩ tơi phải hành động cho
hạnh phúc của tha nhân thì khơng phải vì
điều này đem lại cho tơi một kết quả nào
đó (chẳng hạn như sự vui sướng, sự an ủi

4. TRẬT TỰ PHÁP LÝ VÀ TRẬT TỰ ĐẠO
ĐỨC
Trở lại với câu chuyện đạo đức nghề
nghiệp. Trong vụ vị bác sĩ thẩm mỹ bị tình

nghi ném xác bệnh nhân xuống sơng mà
chúng tơi đã nêu lên ở đầu bài này , trên
báo chí và nhiều diễn đàn trong mạng
Internet, đã rộ lên cuộc thảo luận sơi nổi về
y đức. Nhưng phải chăng sự kiện này ch ỉ
liên quan tới khía cạnh đạo đức nghề
nghiệp? Theo chúng tơi, vụ này cần được
xem xét chủ yếu dưới góc độ pháp lý, vì
trước hết nó liên quan tới những điều
khoản nhất định của bộ luật hình sự cũng
như của nghĩa vụ nghề nghiệp mà vị bác sĩ
này có thể đã vi phạm. Tất nhiên, người ta
có quyền nhân cơ hội này đ ể suy nghĩ về
vấn đề y đức, nhưng câu chuyện y đức có
lẽ chỉ có thể được thảo luận thấu đáo hơn
thơng qua nhiều vụ việc khác nữa khơng
trực tiếp liên quan tới khía cạnh pháp lý.
Thiết tưởng chúng ta cần phân biệt rạch
ròi giữa trật tự pháp lý với trật tự đạo đức.
Ở đây, chúng tơi hiểu khái niệm trật tự
pháp lý khơng phải chỉ giới hạn trong lĩnh
vực luật pháp của nhà nước, mà bao hàm
cả những khía cạnh pháp quy thuộc về các
tổ chức xã hội khác như các cơng ty, các
đồn thể hay các hiệp hội nghề nghiệp.
Kant từng nhấn mạnh sự khác biệt giữa
"tính hợp lệ" (legalität) của hành động (tức
phải hành động phù hợp với nghĩa vụ) với
"tính ln lý" (moralität) (liên quan tới động
cơ của hành động) (Bùi Văn Nam Sơn,

2007, tr. LI). Khi so sánh hai quan điểm đối
lập nhau về đạo đức học giữa Hegel và


14

TRẦN HỮU QUANG – LUẬN VỀ Ý NGHĨA TRIẾT HỌC…

Kant, Bùi Văn Nam Sơn cho rằng "thật
nguy hiểm nếu muốn quy giản luân lý
thành pháp lý" như Hegel đã làm, bởi lẽ,
theo quan niệm của Kant, "chúng có
những khác biệt về nguyên tắc". "Luân lý
là quy luật cho con người và có chức năng
của một sự cưỡng chế từ bên trong. Khi vi
phạm các quy luật luân lý, lương tâm giữ
vai trò của một quan tòa nội tâm. Ngược
lại, pháp lý cưỡng chế con người từ bên
ngoài mà không nhất thiết đi kèm với một
động cơ nội tâm nào cả" (Bùi Văn Nam
Sơn, 2010, tr. 36).
Khi đề cập tới khái niệm bổn phận
(obligation, verpflichtung), André Lalande
đã đưa ra một sự phân biệt quan trọng
giữa hai động từ sollen và müssen trong
tiếng Đức. Cả hai động từ này đều có thể
được dịch là "phải làm" hay "phải là".
Nhưng sollen (tiếng Anh là should, ought
to) có nghĩa là "phải làm" xét về mặt bổn
phận đạo đức, tức là thuộc về trật tự đạo

đức. Còn müssen (tiếng Anh: must) có
nghĩa là "phải là" hay "phải làm" xét về mặt
trật tự tự nhiên hoặc trật tự pháp lý (điều
tất yếu, điều bắt buộc, không thể không
làm) (André Lalande, 1988, tr. 703).
Nói đến sollen (trật tự đạo đức), chúng ta
có thể liên tưởng tới vài thí dụ trong bối
cảnh văn hóa Việt Nam như: phải hiếu
thảo với cha mẹ; phải nuôi dạy con cái;
không được vô lễ với người lớn tuổi;
không được đánh con... Còn khi nói đến
müssen (trật tự tự nhiên hoặc trật tự pháp
lý), có thể liên tưởng tới những thí dụ như:
tay làm hàm nhai (phải làm mới có cái mà
ăn); phải tôn trọng thời hạn hợp đồng; đến
hạn phải trả nợ (có nợ thì phải trả); phải
chấp hành nội quy công ty; tới tuổi phải đi
học (theo nguyên tắc giáo dục cưỡng

bách); tiền trao cháo múc (nhận tiền rồi thì
buộc phải múc cháo ra, không được dây
dưa, chậm trễ)...
Như vậy đến đây, chúng ta cần tiếp tục
phân biệt giữa nghĩa vụ nghề nghiệp và
đạo đức nghề nghiệp.
5. NGHĨA VỤ NGHỀ NGHIỆP VÀ ĐẠO
ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
Khái niệm bổn phận đạo đức bao hàm ý
chí tự do và sự lựa chọn của con người
(André Lalande, 1988, tr. 703), còn khái

niệm nghĩa vụ nghề nghiệp thì liên quan
đến những điều bắt buộc phải làm, dù
muốn hay không muốn, tức là không có tự
do lựa chọn làm hay không làm(3). Do vậy,
nghĩa vụ nghề nghiệp và đạo đức nghề
nghiệp là hai phạm trù khác nhau, thuộc về
hai trật tự riêng biệt mà chúng ta cần phân
biệt như vừa nêu ở đoạn trên. Nghĩa vụ
nghề nghiệp nằm trong trật tự pháp lý
(thuộc lĩnh vực müssen), còn đạo đức
nghề nghiệp thì thuộc về trật tự đạo đức
(thuộc lĩnh vực sollen).
Có thể định nghĩa nghĩa vụ nghề nghiệp là
hệ thống các quy tắc và chuẩn mực pháp
lý và kỹ thuật mà người lao động buộc phải
tuân thủ và thực hiện nếu muốn theo một
nghề nào đó. Bộ quy chuẩn này có th ể do
nhà nước và/hoặc công ty ban hành. "Một
người lao động được gọi là lành nghề là kẻ
sản xuất sự vật đúng như nó phải là"
(Hegel, 2010, §197, tr. 564).
Còn đạo đức nghề nghiệp là hệ thống các
giá trị và chuẩn mực quy định thái độ chủ
quan của người lao động đối với công việc
và sản phẩm, đối với khách hàng cũng
như đồng nghiệp của mình khi làm việc
trong một ngành nghề nào đó. Một cách
khái quát, chúng ta có thể hiểu rằng tinh



TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 3 (187) 2014

15

thần cốt lõi của đạo đức nghề nghiệp chính
là thái độ tận tâm, tận tụy với cơng việc vì
chính cơng việc, chứ khơng vì những mục
đích bên ngồi. Chỉ trong chừng mực này,
chúng ta mới có thể hiểu được một cách
sâu xa ý nghĩa của điều mà chúng ta
thường gọi là lòng u nghề.

cơng việc và với học trò chẳng hạn, nghĩa
là những hành vi thuộc về trật tự đạo đức
của nhà giáo.

Liên quan tới nghĩa vụ nghề nghiệp, người
ta thường nói tới những ý niệm như bổn
phận chu tồn phận sự, năng lực chun
nghiệp, ý thức kỷ luật, trách nhiệm giải
trình (accountability). Còn khi đề cập tới
đạo đức nghề nghiệp, người ta thường
hiểu đây là một dạng ý thức hướng đến
những đòi hỏi cao hơn xuất phát từ bên
trong nội tâm, một thái độ lao động vượt
lên trên những u cầu tối thiểu của các
quy chuẩn nghề nghiệp xét về mặt pháp lý
bên ngồi.
Sau đây là một vài thí dụ về nghĩa vụ nghề
nghiệp: y tá là người phải chăm sóc bệnh

nhân; giáo viên phổ thơng phải dạy cho
đúng chương trình của bộ giáo dục; người
thủ quỹ phải giữ tiền cho an tồn (nghĩa là
chuyện "khơng được thụt két" là điều
đương nhiên vì hành vi này vư ợt ra khỏi
nghĩa vụ nghề nghiệp). Và một vài thí dụ
về đạo đức nghề nghiệp: người y tá phải
tận tụy với bệnh nhân; thầy giáo phải hết
lòng thương u học trò; người thủ quỹ
phải niềm nở với người đến nhận tiền.
Khơng ai khen thưởng một người thủ quỹ
vì đã khơng "thụt két", bởi lẽ việc cất giữ
tiền là nhiệm vụ đương nhiên của người
này, tức thuộc trật tự pháp lý. Cũng tương
tự như vậy, khơng ai tặng huy chương cho
một giáo viên ngày nào cũng đến lớp đúng
giờ; người giáo viên chỉ được khen thưởng
nếu tỏ ra tận tụy một cách mẫu mực với

Các chuẩn mực của nghĩa vụ nghề nghiệp
cũng như các chuẩn mực của đạo đức
nghề nghiệp đều khơng phải là những cái
bất biến và vĩnh cửu; chúng ln ln phụ
thuộc vào những hồn cảnh lịch sử xã hội
nhất định và có thể biến đổi theo thời gian.
Một chuẩn mực đạo đức đến một lúc nào
đó có thể trở thành một quy phạm pháp lý,
và ngược lại. Chẳng hạn, ngun tắc giữ
bí mật nghề nghiệp trong nghề y hay nghề
luật sư ngày xưa chỉ thuộc về lĩnh vực đạo

đức nghề nghiệp, nhưng về sau dần dà trở
thành những quy tắc pháp lý ở nhiều quốc
gia.
6. LƯƠNG TÂM CHỨC NGHIỆP
Sự khác biệt giữa trật tự đạo đức và trật tự
pháp lý trong hoạt động nghề nghiệp còn
thể hiện ở điểm sau: khi đề cập đến đạo
đức nghề nghiệp, người ta thường nói tới
lương tâm chức nghiệp.
Vậy lương tâm là gì? Kant coi lương tâm là
"một quan năng diệu kỳ trong bản thân ta",
nó có khả năng đưa ra "những lời phán
xử" đối với chính ta (Kant, 2007, tr. 173).
Kant giải thích một cách đầy hình tượng
như sau: "Một người có thể tha hồ dùng
mọi cách để tơ vẽ và biện hộ cho hành vi
trái ln lý của mình, chẳng hạn nhắc lại
nó như như một lỗi lầm khơng cố ý, một sự
thiếu cẩn trọng (...); song anh ta cũng thấy
rằng vị trạng sư biện hộ khơng có cách
nào làm cho kẻ tố cáo ở ngay bên trong
chính bản thân anh ta im lặng được (...),
khơng thể bảo vệ anh ta thốt khỏi sự quở
trách đối với chính mình. (...) Đó cũng
chính là cơ sở của lòng hối hận về một


16

TRẦN HỮU QUANG – LUẬN VỀ Ý NGHĨA TRIẾT HỌC…


hành vi đã xảy ra từ lâu mỗi khi nhớ lại,
một cảm giác đau đớn do chính tình cảm
luân lý tạo ra" (Kant, 2007, tr. 173-174).
Chúng ta hoàn toàn có thể ứng dụng ý
tưởng của Kant để hiểu thêm về lương
tâm chức nghiệp đang bàn ở đây.
Nghĩa vụ nghề nghiệp chỉ đòi hỏi ông thợ
quét vôi quét cho xong căn nhà theo y như
yêu cầu của chủ nhà, cũng như chỉ đòi hỏi
cái bàn chế tác đá quý phải được đóng thế
nào cho đúng với đơn đặt hàng của xưởng
chế tác. Nhưng chính ý thức đạo đức nghề
nghiệp, hay lương tâm nghề nghiệp, mới là
cái đã thôi thúc ông thợ quét vôi nói với
người chủ nhà rằng chỗ nào ông thấy
không ưng ý thì tôi sẽ quét lại, và đã khiến
cho ông thợ chế tác đá quý phải khó chịu
khi thấy mặt dưới ngăn kéo của cái bàn
chế tác đá quý chưa được bào cho thật
nhẵn. Có thể nói lương tâm nghề nghiệp là
một động lực tinh thần thúc đẩy người lao
động vươn đến sự hoàn hảo, vì bản thân
công việc, chứ không vì đồng lương hay vì
phần thưởng.
Chúng ta có thể hiểu rằng khái niệm đạo
đức nghề nghiệp có lẽ cũng bao hàm cả
những ý niệm liên quan tới cái chân, cái
thiện và cái mỹ. Trong ý thức đạo đức
nghề nghiệp, bên cạnh lòng say mê và tận

tụy với công việc, người ta không chỉ dừng
lại ở những yêu cầu về các tiêu chuẩn bên
ngoài của sản phẩm lao động, mà còn tự
mình đặt ra yêu sách làm sao cho kết quả
lao động của mình được thật tốt, thật đẹp,
hoàn hảo hết mức có thể được. Hiển nhiên
là điều này ch ỉ có thể xuất phát từ chính
lương tâm của người lao động mà thôi,
chứ không ai cưỡng ép nổi. Hiểu theo
chiều hướng này , chúng ta mới thấy quả

thực là "lao động kiến tạo hình thể và đào
luyện không chỉ cho đối tượng mà cho cả
người lao động" (Bùi Văn Nam Sơn, trong
Hegel, 2006, tr. 463).
Báo Tuổi Trẻ gần đây có đăng một bài
phóng sự rất hấp dẫn về nghề "len trâu"
(tức là lùa đàn trâu có khi hàng trăm con đi
đến những vùng đất cao để có cỏ cho
chúng ăn, đi hết nơi này tới nơi khác, có
khi đi vài tháng trời mới về). Ở xã Thường
Thới Tiền thuộc tỉnh Đồng Tháp, phóng
viên đã gặp được bà Út Em, 60 tuổi, đi
chăn trâu suốt từ khi lên 5 tuổi cho tới nay.
Bà tâm sự: "Cha tui nói coi trâu cũng là
một nghề, mình không thương trâu thì
đừng làm nghề này, nên tui không bao giờ
gởi nhờ người khác đi len, đồng xa mấy tui
cũng đi, tự tay chăm sóc trâu. Mỗi lần bán
trâu là tui khóc suốt ngày như bán con

mình vậy"(4).
Chuyện bà Út Em thương trâu như con
mình có thể được coi như một hình ảnh
tiêu biểu về ý nghĩa của lao động theo
Hegel cũng như ý nghĩa của nghề nghiệp thiên chức theo Weber.
7. NHẬN ĐỊNH
Lý thuyết đạo đức học của Kant thường
được gọi là đạo đức học nghĩa vụ
(deontological ethics) – vốn nhấn mạnh tới
nguyên tắc tự trị của lương tâm đạo đức –
đối lập với lý thuyết đạo đức học định chế
của Hegel (Bùi Văn Nam Sơn, 2010, tr. 35)
cũng như các lý thuyết đạo đức học vốn
dựa trên hậu quả (consequentialist ethics)
hay dựa trên mục đích (teleological ethics)
để định nghĩa một hành vi đạo đức (Bùi
Văn Nam Sơn, 2007, tr. XIII).
Chúng tôi cho rằng trong hoàn cảnh thực
tế của Việt Nam ngày nay, cần xác lập lại


TAẽP CH KHOA HOẽC XAế HOI soỏ 3 (187) 2014

17

quan nim v o c ngh nghip theo
hng o c hc ngha v ca Kant,
ngha l chỳ trng ti ng c ch quan
ca ngi lao ng, ti lng tõm ca cỏ
nhõn, ti s "tụn kớnh" cỏc quy tc ca bn

phn ngh nghip, tn ty vi cụng vic vỡ
chớnh cụng vic, ch khụng phi vỡ bt c
mc ớch ngoi ti no khỏc, nh c
lũng ngi khỏc, cú tin, hay c
khen thng... nhng iu nay, nu cú,
ch l (v phi c coi l) h qu ca quỏ
trỡnh lao ng, ch khụng phi l mc tiờu.
Cú l cn hiu cõu "nht ngh tinh, nht
thõn vinh" theo ngha ú, ch khụng phi
"ngh tinh" l c "vinh thõn" hay "phỡ
gia"!

tớch hn l thỏi v hnh vi i n kt
qu, do ú khụng quan tõm ti ng lc
ni tõm v ting núi ca lng tõm... H
qu sõu xa ca xu hng nay trong trit lý
giỏo dc l ch nhm mc tiờu o to ra
nhng con ngi cụng c, ch khụng
nhm n mu ngi t do bit c lp t
duy v phỏn oỏn.

Mt cõu hi cú th c t ra õy l
phi chng tỡnh trng xem nh o c
ngh nghip khỏ ph bin hin nay chớnh
l h qu ca tỡnh trng suy thoỏi v o
c xó hi núi chung? Theo thin ý chỳng
tụi, suy cho cựng, c hai thc trng ny
thc ra u bt ngun t hai nguyờn nhõn
chớnh: ú l s khng hong ca trit lý
o c xó hi, cng nh s rn nt trong

trt t lut phỏp
Trit lý v o c xó hi Vit Nam trong
nhiu thp niờn qua mang m xu hng
chớnh tr húa trong mi lnh vc ca i
sng xó hi v vn húa. Nu núi theo ngụn
t ca Kant thỡ ú l mt trit lý o c
t nn tng trờn s ngoi tr, ch khụng
da trờn s t tr. Xu hng ny coi trng
tiờu chun "chớnh tr" hn l nng lc
chuyờn nghip (trng "hng" hn "chuyờn"),
cao chiu kớch chớnh tr hn l chiu
kớch o c, quan tõm ti mc ớch hn
l phng tin (mc ớch bin minh cho
phng tin), chỳ trng kt qu v thnh

Hu qu nghiờm trng ca th trit lý o
c "ngoi tr" y l nhng cn bnh m
hin nay ó xõm thc vo hu ht cỏc lnh
vc v cỏc nh ch xó hi, nh bnh
thnh tớch, bnh thi ua(5), bnh gi di,
bnh sng hai mt, bnh chy cht, t mua
quan bỏn chc, thúi lm n gian di, hay t
phe cỏnh in hỡnh cho mt th ch ngha
t bn bố phỏi thõn hu (cronyism) (xem
thờm Trn Hu Quang, 2012).
Tr li ca ch o c ngh nghip,
chỳng tụi mun nhn mnh rng trong mi
quan h gia trt t o c v trt t
phỏp lý trong lnh vc ngh nghip, trt t
phỏp lý phi cú trc ngha l phi in

ch húa mt cỏch cht ch v thc thi
nghiờm tỳc cỏc quy chun ca tng ngh
nghip nht nh. Bi l trt t o c ch
cú th hỡnh thnh trờn c s mt trt t
phỏp lý lnh mnh v n nh. V bỏc s
thm m b nghi nộm xỏc bnh nhõn xung
sụng, theo chỳng tụi, l mt s kin in
hỡnh cho tỡnh trng khng hong trong trt
t phỏp lý núi cỏch khỏc, s kin nay tuy
cỏ bit nhng l du hiu phn ỏnh mt
tỡnh hỡnh xó hi nghiờm trng hn nhiu so
vi chuyn suy thoỏi y c.
Ch khi no xỏc lp c vng chc mt
nn k lut ngh nghip v ý thc ngha v
ngh nghip (trt t phỏp lý), thỡ lỳc ú
mi cú th núi n o c ngh nghip


TRẦN HỮU QUANG – LUẬN VỀ Ý NGHĨA TRIẾT HỌC…

18

(trật tự đạo đức) cũng như lòng yêu nghề.
Nếu trật tự pháp lý bị rạn nứt thì có nói đạo
đức nghề nghiệp đến mấy cũng bằng thừa.
Tuy nhiên, trật tự pháp lý chỉ là một chiều
kích tối thiểu. Muốn xây dựng được một
nội lực mạnh (trong một công ty nói riêng
hay trong một xã hội nói chung) thì lại phải
cần đến chiều kích đạo đức nghề nghiệp.

Những câu chuyện về lòng yêu nghề và ý

thức đạo đức nghề nghiệp của những
người thợ thủ công cổ truyền Nhật Bản là
những bằng chứng minh họa sinh động
cho điều này.
Ý thức đạo đức nghề nghiệp là một trong
những động lực và những nền tảng tinh
thần của một nền kinh tế hiện đại cũng
như của một xã hội hiện đại. 

GHI CHÚ
Trong tập Bản thảo kinh tế-triết học năm 1844, Karl Marx viết như sau: "Do đó, sự vĩ đại của
'Hiện tượng học' của Hê-ghen [tức quyển Hiện tượng học tinh thần – chú thích của chúng tôi, THQ]
và của kết quả cuối cùng của nó – phép biện chứng của tính phủ định với tính cách là nguyên lý
thúc đẩy và sản sinh – là ở chỗ Hê-ghen xem xét sự tự sản sinh của con người như là một quá
trình, xem xét sự đối tượng hóa như là sự phân hóa đối tượng, như là sự tha hóa và sự tước bỏ
sự tự tha hóa ấy, do đó ông nắm lấy bản chất của lao động và hiểu con người đối tượng, con
người chân chính, vì có tính chất hiện thực, là kết quả của lao động của bản thân con người" (Karl
Marx. Bản thảo kinh tế-triết học năm 1844, trong Karl Marx và Friedrich Engels, Toàn tập, tập 42,
Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia, Sự thật, 2000, tr. 227-228, những chỗ nhấn mạnh là do Karl
Marx).
(1)

Immanuel Kant. 1795. Hướng đến nền hòa bình vĩnh cửu. B71, dẫn lại theo Bùi Văn Nam Sơn,
2007, tr. xxx.
(2)

(3)


Xem thêm Trần Hữu Quang. Không muốn, không dám, và không thể. Thời báo Kinh tế Sài Gòn,
ngày 19/11/2009, tr. 16.
(4)

Xem Binh Nguyên. Đi tìm mùa len trâu. Tuổi Trẻ cuối tuần, ngày 1/12/2013, tr. 20-21.

Xem chẳng hạn những ý kiến lên án bệnh phong trào và bệnh thi đua trong Tuổi Trẻ, ngày
6/1/2014, tr. 12.
(5)

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
1. Báo Tuổi Trẻ ngày 22/10/2013.
2. Bùi Văn Nam Sơn. 2007. ‘Phê phán lý tính thực hành' và sự phản tư đạo đức học, trong I.
Kant. Phê phán lý tính thực hành (Đạo đức học). Hà Nội: Nxb. Tri thức.
3. Bùi Văn Nam Sơn. 2010. 'Các nguyên lý của triết học pháp quyền': từ pháp quyền tự nhiênlý tính đến pháp quyền tự nhiên-tư biện, trong G.W.F. Hegel. Các nguyên lý của triết học pháp
quyền. Hà Nội: Nxb. Tri thức.
4. Hegel, Georg W.F. 2006. Hiện tượng học tinh thần (1807). Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú
giải. Hà Nội: Nxb. Văn học.
5. Hegel, Georg W.F. 2010. Các nguyên lý của triết học pháp quyền (1821). Bùi Văn Nam Sơn
(Xem tiếp trang 42)


(Tiếp theo trang 18)

TRẦN HỮU QUANG – LUẬN VỀ Ý NGHĨA TRIẾT HỌC…
10

LUẬN VỀ Ý NGHĨA TRIẾT HỌC…

dịch và chú giải. Hà Nội: Nxb. Tri thức.

6. Kant, Immanuel. 2007. Phê phán lý tính thực hành (Đạo đức học) (1788). Bùi Văn Nam Sơn
dịch và chú giải. Hà Nội: Nxb. Tri thức.
7. Kant, Immanuel. 2009. Groundwork of the Metaphysic of Morals (1785). translated and
analysed by H. J. Paton. New York: Harper Perennial, Modern Thought.
8. Lalande, André. 1988. Vocabulaire Technique et Critique de la Philosophie, Paris, Presses
Universitaires de France, 16e édition.
9. Parsons, Talcott. 1964. Max Weber: The Theory of Social and Economic Organization, New
York: The Free Press.
10. Trần Hữu Quang, Bùi Văn Nam Sơn. 2008. Lời giới thiệu, trong Max Weber. Nền đạo đức
Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản. Hà Nội: Nxb. Tri thức.
11. Trần Hữu Quang . 2012. Đi tìm nguồn gốc của tình hình suy thoái đạo đức trong xã hội.
Tạp chí Thời Đại mới, số 24, tháng 3.
12. Trần Văn Toàn. 2011. Tìm về ý nghĩa của lao động và kỹ thuật. Hà Nội: Nxb. Tri Thức và
Đại học Hoa Sen.
13. Weber, Max. 2008. Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản (1920). Bùi
Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng và Trần Hữu Quang dịch. Hà Nội: Nxb. Tri thức.



×