Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Kịch bản xây dựng tình bạn đẹp Nói không với bạo lực học đường mới nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.35 KB, 12 trang )

CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT CHỦ ĐỀ
“ XÂY DỰNG TÌNH BẠN ĐẸP – NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG”
1. Ổn định tổ chức
MCtấn: Chào mừng quý thầy cô,và toàn thể các bạn học sinh đến với chương trình sinh hoạt
chủ đề “ Xây dựng tình bạn đẹp – Nói không với bạo lực học đường” ngày hôm nay.
2. Văn nghê chào mừng
MCduyên: Để mở đầu chương trình sinh hoạt chủ đề “Xây dựng tình bạn đẹp – Nói không
với bạo lực học đường” ngày hôm nay, xin trân trọng kính mời quý thầy cô, và các bạn cùng
thưởng thức chương trình văn nghệ do các bạn học sinh trong đội Văn nghệ nhà trường thể
hiện.
-Tấn: Tiếp theo chương trình, là tiết mục múa: Giấc mơ trưa của chi đoàn 11a1 Kính mời thầy
cô và các bạn cùng thưởng thức.
3. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
Mc Tấn:! Kính thưa các thầy cô giáo!- Thưa toàn thể các bạn!
Diễn đàn "Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường" trong các chi đoàn nhằm
tuyên truyền, định hướng cho các bạn học sinh những giá trị, đạo đức tốt đẹp, nêu tấm gương
người tốt, việc tốt để các bạn noi theo, đẩy lùi bạo lực học đường. Đây là giải pháp thiết thực,
hiệu quả của tổ chức Đoàn chung tay cùng ngành giáo dục và toàn xã hội xây dựng văn hóa học
đường và giải quyết vấn nạn bạo lực học đường trong trường học hiện nay, thể hiện rõ vai trò,
trách nhiệm của tổ chức Đoàn trường đối với công tác phòng chống bạo lực học đường trong
Đoàn viên- thanh niên.
Mc Duyên: Bạo lực học đường luôn được toàn xã hội quan tâm bởi người gây ra lại là chính
là học sinh. Một bộ phận học sinh chưa có nhận thức đúng đắn, thích thể hiện bản thân thái
quá, thiếu khả năng kiềm chế và cách ứng xử không đúng với những mâu thuẫn nhỏ trong
cuộc sống nên đã gây ra những va chạm đáng tiếc. Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau lắng
nghe ý kiến của các bạn học sinh trong diễn đàn để xem các bạn ấy suy nghĩ thế nào về vấn đề
bạo lực học đường và xây dựng tình bạn đẹp.


Mc Tấn: Đến dự với Diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường” hôm
nay, xin nhiệt liệt chào mừng và trân trọng giới thiệu sự có mặt của quý vị đại biểu:


Thầy Lê Thế Hiển-Hiệu trưởng nhà trường.
Cô Phạm Thị Hồng- Bí thư chi bộ- Phó hiệu trưởng nhà trường
Thầy Nguyễn Tin- phó hiệu trưởng nhà trường
Đặc biệt là sự có mặt các thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn Đoàn viên- thanh niên trong nhà
trường.
4. Giới thiệu chủ tọa, thư kí, chuyên gia tư vấn diễn đàn và mời lên vị trí điều hành
Mc Duyên: Để buổi diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường” được
diễn ra sôi nổi, chất lượng, em xin trân trọng giới thiệu Ban tư vấn:
-

Thầy Trương Văn Hưởng- Đại diện tổ tư vấn Tâm lý- phó bí thư Đoàn trường

-

Thầy Đỗ Anh Cường – Đại diện Ban nề nếp của nhà trường

-

Cô Phùng Thị Mai –Phó bí thư Đoàn trường

-

Cô Nguyễn Thu Thủy- tổ trưởng Tổ Ngữ Văn

Mc Tấn: Chúng ta hãy nổ một tràng pháo tay để chào đón ban tư vấn.
Xin kính mời các thầy cô trong Ban tư vấn lên sân khấu.
Mc Duyên: Để mở đầu cho chủ đề Xây dựng tình bạn đep, sau đây, kình mời quí thầy cô và
các bạn lắng chia sẻ về tình bạn đẹp đến từ bạn Nguyễn Anh Thư- đại diện đến từ chi đoàn
12A2. Xin mời bạn bước lên sân khấu.
Kính thưa quí thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến!

Từ xa xưa, tình bạn đã trở thành đề tài hấp dẫn của nhiều sáng tác thơ ca. Nhân dân ta đã có
nhiều câu hát cảm động về tình cảm cao đẹp ấy:
Bạn về có nhớ ta chăng
Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời.
Hay là :
Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn thuận lợi ân cần có nhau
Bạn bè là nghĩa trước sau
Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai.


Tình bạn là mạch chảy đồng hành suốt cuộc đời của mỗi con người. Đó là tình cảm gắn bó
giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở tự nguyện, có chung sở thích, lí tưởng sống hoặc sự phù
hợp về tính tình, quan điểm… Đáng trân quý nhất là những tình bạn trong sáng, lành mạnh,
biết giúp nhau cùng tiến bộ. Để tình bạn trở nên cao đẹp như thế, yếu tố cần thiết nhất là bạn
bè phải biết tôn trọng lẫn nhau, biết cảm thông, chia sẻ, phải thực sự chân thành và có trách
nhiệm với nhau.
Tình bạn trong sáng, lành mạnh có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người. Có
tình bạn ấy con người sẽ cảm thấy ấm áp, tự tin hơn, mối quan hệ giữa con người với con
người sẽ tốt đẹp hơn. nhờ đó mỗi cá nhân luôn biết cách để tự hoàn thiện mình. Lịch sử từng
có những tình bạn cao cả, vĩ đại luôn khiến người đời ngưỡng mộ. Đó là tình cảm của Lưu
Bình – Dương Lễ, tình bạn của Mác – Ăng ghen, Nguyễn Khuyến – Dương Khuê…
Tình bạn trong sáng, lành mạnh có khả năng khẳng định vị trí của mỗi người trong mắt bạn
mình. Cổ nhân có câu “Học thầy không tày học bạn”. Câu nói này khẳng định vai trò quan
trọng của người bạn tốt – là người thầy của ta trong cuộc sống. Bạn tốt là gương sáng cho ta
noi theo, bạn tốt biết chia sẻ, tương trợ, giúp đỡ ta khi ta gặp khó khăn, họ là người thầy dẫn
dắt ta đến xứ sở của điều hay, lẽ phải, xứ sở của cái đẹp. Đường đời vạn nẻo không ít gian
nan, thử thách. Trên con đường dằng dặc ấy, nếu có được vài người bạn tốt, cùng kề vai sát
cánh thì còn gì bằng. Những người bạn ấy sẽ tiếp thêm cho ta niềm tin, nghị lực để vượt qua
thử thách, giúp đỡ lẫn nhau, cùng hướng đến những điều tốt đẹp. Tình bạn giữa Mác và Ăng

ghen là tình bạn vĩ đại như thế.
Tình bạn trong sáng, lành mạnh không chấp nhận những toan tính nhỏ nhen, vụ lợi và sự đố kị
hơn thua. Hiểu biết, thông cảm và sẵn sàng chia sẻ vui buồn sướng khổ với nhau, đó mới thực
sự là bạn tốt. Những kẻ “Khi vui thì vỗ tay vào/ Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai” không xứng
đáng được coi là bạn.
Đã là bạn – nhất là bạn thân, thường dễ dàng bỏ qua những thói hư tật xấu của nhau. Đó là
một sai lầm nên tránh. Nể nang, bao che cho thói hư tật xấu của bạn là làm hư bạn, khiến bạn
dấn sâu vào sai lầm. Nghiêm khắc, thẳng thắn góp ý khi bạn đi lầm đường; đồng thời cần bao
dung, rộng lượng khi bạn mắc lỗi. Có như thế bạn mới có cơ hội sửa chữa sai lầm, trở thành
người hữu ích. Đó cũng là cơ sở làm nảy sinh sự tin tưởng giữa bạn bè, giúp bạn thêm tự tin
trong cuộc sống, giúp tình bạn thêm khăng khít, bền chặt.


Tình bạn trong sáng, lành mạnh cao đẹp như thế nhưng đáng tiếc trong cuộc sống vẫn còn có
hiện tượng lợi dụng bạn, hãm hại bạn, coi tình bạn là trò đùa. Đó là những hiện tượng đáng
phê phán.
Tình bạn cao đẹp không phải tự nhiên mà có, mà đó là kết quả của một quá trình gắn bó lâu
dài giữa những người biết tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau. Tình bạn đẹp là món quà tinh thần vô
giá dành cho những ai biết tôn trọng, nâng niu nó. Hãy biết vun đắp tình bạn hằng ngày, từ
những việc nhỏ nhất. Biết tôn trọng bạn, biết cảm thông chia sẻ với bạn những khó khăn trong
học tập, cuộc sống… đều là việc làm hữu ích vun đắp tình bạn trong sáng, lành mạnh. Vườn
hoa ngát hương sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều khi có sự góp mặt của nhiều loài hoa, cuộc
sống sẽ tuyệt vời hơn biết bao khi chúng ta nổ lực, cố gắng toả hương góp phần vào vườn hoa
chung của cộng đồng. Để những loài hoa bé nhỏ cũng được mọi người ghi nhớ, mến yêu rất
cần sự tương hỗ của đồng loại. Tình bạn đẹp, trong sáng, lành mạnh sẽ giúp mỗi cá nhân biết
cách tự toả hương. Đó là giá trị tuyệt vời nhất của tình bạn lành mạnh, trong sáng.
MC Duyên: cảm ơn bạn Anh Thư đã trãi lòng mình về tình bạn đẹp nhất của mỗi chúng ta.
Để tiếp nối chương trình chúng ta hãy lắng nghe một câu chuyện như là một thông điệp về
tình bạn ấy giữa đời thường.
( sau khi Hoài Linh kể xong + câu hỏi tương tác)

Câu hỏi: Bạn có bao nhiêu người bạn? trong đó có bao nhiêu người bạn thân? Theo bạn,
để xây dựng tình bạn đẹp chúng ta cần làm gì?
Trả lời:
Để có được tình bạn đẹp và người bạn đích thực không phải dễ dàng.
Bạn cần rất nhiều nỗ lực để cùng xây dựng một tình bạn đẹp và bền vững
qua thời gian.
1. Biết lắng nghe
Nếu bạn chỉ nói mà không biết lắng nghe, bạn sẽ có rất ít bạn bè. Bạn nên lắng nghe tâm tư
tình cảm của người bạn mà bạn yêu quý. Lắng nghe cũng thể hiện bạn là một người bạn đích
thực.
2. Chọn bạn bè một cách khôn ngoan
Hãy tìm bạn, đừng tìm bè. Đừng chọn những bạn bè sẽ làm bạn xấu đi, hoặc đó chỉ là những
người có thể đi ăn chơi nhậu nhẹt cùng bạn, rồi đến khi gặp khó khăn thì tắt máy và không
quan tâm. Hãy làm bạn với người bạn thực sự có thể gắn bó.
3. Tin tưởng vào linh cảm


Bạn phải tin vào linh cảm của bản thân khi làm bạn với một người. Đừng để những lời nói và
suy nghĩ của người khác làm ảnh hưởng đến tình bạn của hai người hoặc khiến bạn hiểu lầm
người bạn của mình.
4. Dành thời gian cho bạn bè
Chúng ta đều bận rộn suốt cả ngày, và bạn không thể dành nhiều thời gian để hỏi thăm bạn
bè. Vì vậy hãy dành nhiều thời gian hơn để có những tình bạn đẹp.
5. Tôn trọng bạn bè và bí mật của họ
Đôi khi cách duy nhất để tôn trọng bạn bè của bạn là tôn trọng quyết định của họ, ngay cả khi
bạn không đồng ý. Ví dụ, bạn không hề thích cô bạn thân của mình hẹn hò với anh chàng đó,
nhưng bạn nên tôn trọng sự lựa chọn của cô ấy bởi vì đó là chàng trai làm cho bạn thân của
bạn hạnh phúc. Và chắc chắn bạn có thể hiểu, không phải ai cũng có thể là điều mà anh/cô ấy
chia sẻ những bí mật thầm kín của mình, nếu bạn là người ấy, hãy tôn trọng và giữ bí mật.
6. Luôn luôn trung thực

Bạn phải luôn luôn trung thực với bạn bè, ngay cả khi bạn không đồng tình với họ. Ví dụ, bạn
không thích thói quen hút thuốc, hoặc sự lười biếng trong việc học,... của một người bạn thân,
hãy góp ý thẳng thắn, cho dù cậu ấy có phật ý như thế nào. Người bạn thực sự như chiếc
gương, họ thường nói với bạn những gì bạn biết nhưng không muốn tin.
7. Tha thứ
Bạn bè cũng phải đối mặt với những công việc và khó khăn trong cuộc sống thường ngày mà
không thể đến bên bạn thường xuyên. Đôi khi, họ có thể bỏ lỡ những sự kiện quan trọng của
cuộc đời bạn, nhưng đừng bao giờ nghĩ rằng họ đã lờ bạn đi và giữ trong lòng một mối ác
cảm.
8. Xin lỗi
Bạn có thể mắc sai lầm trong tình bạn, giống như bạn phạm sai lầm trong mối quan hệ khác.
Tìm hiểu để nói lời xin lỗi khi cần thiết. Hãy xin lỗi và sửa sai một cách chân thành, chắc chắn
những người bạn thân của bạn sẽ không nỡ giận bạn quá lâu.
9. Không ghen tỵ
Ghen tỵ là kẻ thù tồi tệ nhất của bất kỳ một mối quan hệ nào dù là tình yêu hay tình bạn. Dù
mối quan hệ của hai bạn như thế nào, bạn không bao giờ nên để cái tôi của bạn đi theo hướng
này. Tình bạn là mối quan hệ bình đẳng và hãy trân trọng thay vì ghen tỵ và nghĩ những điều
không hay về bạn ấy.
10. Giúp bạn bè của bạn mà không cần trả ơn
Luôn luôn giúp đỡ bạn bè khi anh/cô ấy cần. Tuy nhiên, đừng làm điều này với hy vọng mình
sẽ được giúp lại, hoặc được đền đáp xứng đáng. Đó không phải là tình bạn. Tình bạn không có
chỗ cho vụ lợi, toan tính và những suy nghĩ ích kỷ.


MC Duyên: kính thưa quí thầy cô giáo và các bạn thân mến!
Qua câu chuyện của bạn Hoài Linh, chúng ta có thể thấy bạo lực học đường có thể gây
nên những hậu quả không thể lường trước, có thể là sinh mạng, là tương lai của một con
người.
Những năm gần đây, BLHĐ trong học sinh ở Việt Nam thu hút được nhiều sự quan tâm
của ngành giáo dục nói riêng, và toàn xã hội nói chung bởi sự gia tăng về số vụ, sự phức tạp

hơn về các hình thức biểu hiện. Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT)
đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh
nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ
khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị
buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau... Bạo lực
học đường đã trở thành mối lo ngại của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở
của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.
Ngay sau đây, để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng bạo lực học đường, nó là gì?nguyên
nhân, hậu quả và những biện pháp có thể khắc phục ngay trong thực tế nhà trường chúng ta.
Xin kính mời quí thầy cô và các bạn học sinh đến với phần tiếp theo của chương trình:
DIỄN ĐÀN NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG.thông qua một số câu hỏi sau đây.
Mc Tấn: Diễn đàn của chúng ta sẽ tập trung thảo luận vào các câu hỏi do chủ tọa đưa ra. Các
bạn học sinh giơ tay phát biểu và chia sẻ những suy nghĩ của mình về xây dựng tình bạn đẹp
và phòng chống bạo lực học đường.
Mc Duyên: Chúng tôi rất mong muốn các bạn hãy mạnh dạn, nhiệt tình đóng góp ý kiến để
diễn đàn của chúng ta sôi nổi và hiệu quả. Các bạn đã sẵn sàng chưa? Chúng ta hãy đến với
câu hỏi đầu tiên:
Câu 1: Bạn hãy cho biết: Bạo lực học đường là gì? Bạn suy nghĩ già về tình trạng bao lực học
đường nói chung và ở trường chúng ta nói riêng?
Trả lời:
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc
phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm
vi trường học.


Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh
hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng
lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và
mang vũ khí đến trường.
MC Duyên :Câu 2: Bạn hãy cho biết những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bạo lực học

đường?
Nguyên nhân tâm lý – Xã hội đẫn đến hành vi BLHĐ
BLHĐ trong học sinh xuất phát từ những nguyên nhân rất đa dạng, bao gồm cả những nguyên
nhân mang tính sinh học và xã hội
4.1. Do quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình
Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách học sinh. Trong gia đình có 3 kiểu quan hệ
giữa cha mẹ và con cái: Quan hệ tin tưởng – bình đẳng; Quan hệ bàng quang – xa cách, Quan
hệ nghiêm khắc – cứng nhắc. Trong 3 quan hệ này quan hệ kiểu (2) bàng quang xa cách dẫn
đến tình trạng bạo lực nhiều vì cha mẹ không có cơ hội chia sẻ tâm sự, uốn nắn các em, các
em thiếu sự quan tâm giáo dục, thương yêu đùm bọc (do cha mẹ lo làm ăn, cha mẹ hay gây
lộn với nhau… ) vì thế các em đẽ nhập bạn với các nhóm bạn xấu trong nhà trường dẫn đến
tình trạng bạo lực.
4.2. Sự khát khao khẳng định cái “Tôi ”
Tâm lý muốn khẳng định cái Tôi mạnh mẽ, muốn thể hiện suy nghĩ, quan điểm và cách
hành xử riêng của mình không phụ thuộc vào người lớn.
Nếu cha mẹ đối xử kiểu bàng quan – xa cách hoặc nghiêm khắc cứng nhắc thì học sinh
cảm thấy bị cô độc ngay trong ngôi nhà của mình. Ở trường có thể do kết quả học tập không
tốt, do cha mẹ trách mắng, Thầy cô phê bình... học sinh sẽ tiếp nhận chuẩn mực khác đi ngược
với nội quy, quy tắc của xã hội. Thay vì khẳng định bản thân bằng kết quả học tập tốt, tu
dưỡng phấn đấu tốt học sinh lại phản ứng bằng cách lập các “Chiến tích” như: bắt nạt, đe doạ,
trấn lột, đánh bạn vì thích làm đại ca.
4.3. Tâm lý gặp khó khăn trong việc kết bạn vì: Lịch học tập, làm việc kín cả tuần ,
không có thời gian cho việc kết bạn, giao lưu, chia sẻ, đối với bạn bè trở thành người dửng
dưng xa cách .
Lớp trẻ ngày càng trở nên ích kỷ, ai cũng muốn trở thành người hàng đầu, kẻ chiến thắng,
ít quan tâm đến kẻ yếu, người thất bại.
4.4. Ảnh hưởng của văn hoá và các phương tiện truyền thông.
Hiện nay, từ rất nhỏ trẻ em cũng chơi trò chơi bạo lực (Ở nhà trẻ, mẫu giáo nhiều trò chơi
bạo lực (Kiếm, súng, siêu nhân …), lớn lên có xu hướng hành xử bạo lực.
Học sinh đắm mình trong các nhân vật, các trò chơi Game online trực tuyến đầy tính bạo

lực.


Các bộ truyện tranh bạo lực, phim ảnh, truyền hình tràn lan... đã tác động đến nhận thức,
tình cảm làm cho những nhân vật trong phim… mặc dù sai nhưng các em vẫn ngộ nhận là
đúng và học theo, làm theo.
Đôi khi, bạo lực cũng xuất phát từ nguyên nhân do bị bắt nạt, bị nói xấu hoặc bị gây hấn
rồi phản ứng lại bằng các hình thức bạo lực khác nhau. Bên cạnh đó, đáng lưu ý là những
nguyên nhân xuất phát từ sự rủ rê, lôi kéo từ bạn bè, và không ít trường hợp đã dẫn đến
những vụ học sinh đánh hội đồng trong và ngoài nhà trường.
MC Tấn:
Câu 3: Theo bạn,để hạn chế hành vi bạo lực học đường, học sinh, phụ huynh, nhà trường
và xã hội cần làm gì? Em có đề xuất gì để giảm tình trạng BLHĐ ngay tại trường ta hay
không?
Trả lời: Một số biện pháp hạn chế BLHĐ
5.1. Biện pháp tận gốc là gia đình, nhà trường và xhội cần tuyên truyền giáo dục để các em
phải tự nhận ra sai lầm và từ bỏ hành vi bạo lực một cách tự nguyện .
5.2. Về phía xã hội: các cơ quan chức năng cần có những biện pháp, các chế tài hạn chế sự
ảnh hưởng của văn hoá độc hại ảnh hưởng đến nhân cách của học sinh. Thực hiện nghiêm túc
Nghị định 80/2017/NĐCP (Nghị định của Chính phủ ) và Quyết định 5886 của Bộ Giaó dục
và Đào tạo về phòng chống BLHĐ
5.3. Đối với nhà trường
- Quan tâm tới học sinh cả trong và ngoài môi trường nhà trường.
- Không cho phép thái độ định kiến thù địch và phân biệt đối xử diễn ra giữa học sinh và
các nhóm học sinh trong lớp, phải thiết lập quy tắc này ngay từ khi bắt đầu vào học.
- Luôn lắng nghe học sinh của mình xem điều gì đang diễn ra ở các em.
- Sớm nhận biết những dấu hiệu bạo lực ở học sinh. Các dấu hiệu cho thấy bạo lực sắp xảy
ra bao gồm: Học sinh giảm hứng thú học tập, thích chơi hoặc xem các trò game bạo lực; tâm
trạng chán nản; nói về nỗi tuyệt vọng, thất vọng và cô lập với các học sinh khác, thiếu kỹ năng
kiểm soát giận dữ, hoặc mang vũ khí vào lớp.

- Tổ chức hội thảo, thảo luận về các biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường.
- Tổ chức các nhóm bạn phát hiện và khuyến khích những học sinh thông báo các biểu
hiện và bạo lực cho Giáo viên.
- Dạy học sinh kỹ năng kiểm soát sự giận dữ và giải quyết xung đột.
- Giữ mối liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh và Công an địa phương nơi trường
đứng chân để xử lý nhanh kịp thời các vụ việc xảy ra.
MC Duyên:
Câu 4: Thông qua các phương tiện truyền thông, có nhiều vụ việc các bạn học sinh bị bắt nạt,
đánh đập. Trong một số video clip thậm chí khi có đánh nhau, các bạn học sinh khác không


can ngăn mà còn đứng xung quanh cổ vũ rồi chụp ảnh, quay phim. Những điều này cho thấy
các bạn đã không ý thức được hành vi sai trái của mình, làm xấu đi hình ảnh của môi trường
học đường. Chắc chắn sau mỗi vụ việc như vậy đều để lại những hậu quả nặng nề. Người bạn
bị bạo hành sẽ mang theo trong mình những tổn thương về tinh thần, sức khỏe, ảnh hưởng lớn
đến học tập và sinh hoạt hàng ngày. Theo bạn nếu gặp phải trường hợp đó trên đường đi
học về bạn sẽ làm gì?
Trả lời: (Để các bạn trả lời tự do)
Hỏi ý kiến từ ban cố vấn
Xử lý hành vi bạo lực học đường:
Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 1999 (văn bản mới nhất: bộ luật hình sự năm 2015) thì:
“Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14
tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm
trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Hành vi này có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 Bộ luật này:
"Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;”
Ngoài ra, cũng có thể thuộc tội làm nhục người khác:
"Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (Điều 121).
Theo Điều 8 Bộ luật này, đây đều là tội phạm ít nghiêm trọng nên những bạn học sinh này
không thuộc đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự theo Khoản 2 Điều 12 kể trên. Không
thể truy cứu trách nhiệm hình sự với những em này được.
Tuy nhiên, những em này có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt hành chính:
"Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính
do cố ý” (Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012) với hình thức Cảnh cáo "Cảnh cáo
được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết
giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi
vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện” (Điều
22 Luật này).


Bên cạnh đó, hành vi này cũng xâm phạm tới sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm nên có thể
phải bồi thường thiệt hại dân sự do xâm phạm sức khoẻ. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị
giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của
người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung
bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong
thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường
xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Việc đánh đập này cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của con chị
nên chúng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm. Thiệt hại

được xác định như sau:
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, chúng còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần
như:
"Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn
bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây
thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy
định tại Điều 599 của Bộ luật này
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng
tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn
thiếu bằng tài sản của mình” (Điều 586 Bộ luật dân sự 2015).
MC Tấn: Câu 5: Khi các bạn học sinh có những hành vi như tẩy chay một bạn trong lớp hay
thường xuyên có những lời lẽ xúc phạm, chê bai những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn
hay các bạn có những khiếm khuyết về hình thức. Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Trả lời: (Để các bạn trả lời tự do)
Hỏi ý kiến từ ban cố vấn


Câu 6:Qua thực tế hoặc tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể thấy BLHĐ
gây ra những hậu quả vô cùng to lớn. Vậy có phải chỉ học sinh bị bạo lực học đường mới là
chủ thể duy nhất bị ảnh hưởng bởi hành vi bạo lực học đường? Nếu không, bạn hãy cho biết
những chủ thể nào thường bị ảnh hưởng bởi bạo lực học đường?
Trả lời :Những chủ thể sau đây bị ảnh hưởng :
1duyên. Ảnh hưởng đến bản thân học sinh
- Đối với nạn nhân: Những vụ bạo lực học đường thương gây ra những hậu quả về mặt thể
xác. Đó là những vết bầm tím, trầy xước, tổn thương vùng ngoài da, gãy xương thậm chí
không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những đứa trẻ. Về mặt tinh thần, những đứa trẻ
bị bạo lực thường cảm thấy bị tổn thương, lo âu, chán nản, cô đơn, mệt mỏi. Ngoài ra, các em

rất dễ bị trầm cảm, sợ hãi, ám ảnh, tự cô lập mình với thế giới bên ngoài gây khó khăn trong
cuộc sống thường ngày và ngay cả lúc các em trưởng thành. Thậm chí nhiều em sẽ có phản
ứng tiêu cực như tự tử hoặc nổi loạn để trả thù.
- Đối với các bạn học sinh chứng kiến bạo lực: Với trường hợp này, khi chứng kiến những
hành vi bạo lực, sẽ thấy sợ hãi hoặc có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, thậm chí có
nhiều khả năng trở thành người có hành vi bạo lực trong tương lai.
2Tấn. Ảnh hưởng đến gia đình
- Bạo lực học đường ảnh hưởng đến hạnh phúc, tương lai của mỗi gia đình. Những gia đình có
con em là nạn nhân thường phải chịu đựng những nỗi đau về mặt tinh thần không thể nào bù
đắp được. Không chỉ vậy, nó khiến các bậc phụ huynh luôn trong trạng thái lo lắng về sự an
toàn, tương lai và cả tính mạng của con em mình.
- Đối với gia đình có con em gây ra hành vi bạo lực sẽ dẫn đến mâu thuẫn gia đình trong việc
nuôi dạy và quản lý con cái. Không chỉ vậy, cuộc sống gia đình cũng bị ảnh hưởng, xáo trộn
do phản ứng của dư luận và mọi người xung quanh.
3duyên. Ảnh hưởng đến nhà trường
- Bạo lực học đường gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập chung vì các em
học sinh không còn cảm thấy an toàn trong chính ngôi trường của mình. Nhiều học sinh tỏ ra
sợ hãi, ngại đến trường, vắng học thường xuyên.
- Ngoài ra, những hành vi bạo lực sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của trường và thành tích thi
đua của lớp. Không chỉ vậy, bản thân chính các thầy cô và phụ huynh đều tỏ ra lo lắng,


căng thẳng và không an tâm về sự an toàn của học sinh bởi bạo lực học đường luôn rình rập
và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
4tấn. Ảnh hưởng đến xã hội
- Bạo lực học đường thể hiện sự suy đồi về mặt đạo dức và sự sai lệch về mặt hành vi đáng
báo động của một bộ phận trong xã hội hiện nay. Những vụ bạo lực học đường đã góp phần
làm mất trật tự xã hội, để lại gánh nặng cho xã hội, ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của đất
nước cũng như sự phát triển của quốc gia Việt Nam chúng ta.
=> Chính vì vậy, ngay từ bây giờ toàn xã hội, gia đình , nhà trường, chính bản thân chúng ta

cần chung tay góp sức ngăn chặn sự phát triển của bạo lực học đường để môi trường xã hội trở
nên lành mạnh và phát triển hơn
Vâng, rất cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các bạn. Lúc này, nếu các bạn vẫn còn bất
kì thắc mắc, hoặc ý tưởng đóng góp cho việc xây dựng tình bạn đẹp- nói không với bạo
lực học đường vui lòng giơ tay phát biểu. Các thầy cô trong ban cố vấn sẽ là người bạn
đồng hành giúp các bạn có thể giải quyết một số vấn đề các bạn còn băn khoăn.
( mời đặt câu hỏi và mời đại diện ban cố vấn đưa ra câu trả lời)
Kính thưa quí thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến! Sau gần một giờ đồng hồ,
Chương trình sinh hoạt chủ đề “Xây dựng tình ban đẹp – Nói không với bạo lực” tại Đoàn
trường THPT Phạm Văn Đồng đã thành công tốt đẹp. Chương trình ngày hôm nay đề cập đến
những nội dung đã thu hút nhiều bạn học sinh trong nhà trường tham gia nhiệt tình, đề cao
trách nhiệm trong công tác phòng chống bạo lực học đường, xây dựng văn hóa học đường và
xây dựng tình bạn đẹp, lành mạnh tại Đoàn trường mình. Một lần nữa, xin cảm ơn quý thầy cô
và các bạn học sinh đã nhiệt tình tham gia buổi sinh hoạt ngày hôm nay. Buổi sinh hoạt chủ
đề “Xây dựng tình ban đẹp – Nói không với bạo lực” đến đây kết thúc.
5. chương trình NỐI VÒNG TAY YEU THƯƠNG ( cô Hà)



×