Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TÀI LIỆU THI CHỨNG CHỈ ĐIỀU TRA VIÊN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HẠNG III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.29 KB, 15 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN I
LỚP BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN
CHỨC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HẠNG III
Câu 1: Anh, chị hãy phân tích vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị
Câu 2: Anh/Chị hiện tại đã được chuyển xếp (hoặc dự kiến chuyển xếp) sang viên
chức hạng III chuyên ngành nào. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; tiêu
chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức hạng III chuyên ngành
Anh/Chị hiện tại đã được chuyển xếp (hoặc dự kiến chuyển xếp)?
CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 2
LỚP BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
VIÊN CHỨC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HẠNG III
Câu 1:Anh (chị) hãy nêu vai trò và ý nghĩa của công tác điều tra tài nguyên
môi trường? Nêu ví dụ minh hoạ.
Câu 2:Nguyên tắc, trình tự điều tra tài nguyên môi trường? Nêu rõ nội dung
các bước thực hiện trong điều tra tài nguyên môi trường?

PHẦN I

Câu 1: Anh, chị hãy phân tích vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước
CHXHCN Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Các tổ
chức trong hệ thống này vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
nhân dân làm chủ”, được gắn kết với nhau theo những quan hệ, cơ chế và nguyên
tắc nhất định trong một môi trường văn hóa chính trị đặc thù.
=>Vai trò Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong hệ thống chính trị
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột của hệ thống chính
trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay


mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của
đời sống xã hội. Nhà nước là phương tiện quan trọng nhất của nhân dân thực hiện


quyền làm chủ của mình. Nhà nước trong hệ thống chính trị có chức năng thể chế
hoá đường lối, quan điểm của Đảng thành các quy định pháp luật trong Hiến pháp
và các quy định pháp luật khác và thực hiện quyền quản lý đất nước. Hoạt động
của nhà nước nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng nhưng có tính độc lập tương đối, với
các công cụ và phương thức quản lý riêng của mình.
Quyền lực nhà nước ở nước ta thuộc về nhân dân, được tổ chức và thực hiện
theo nguyên tắc: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta thể hiện rõ ràng
nguyên tắc này:
- Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà
nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 6 Hiến pháp
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định rõ: Nhân dân sử dụng quyền lực nhà
nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý
chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước
nhân dân.
Quốc hội do nhân dân trực tiếp bầu ra, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến
và lập pháp. Bên cạnh đó, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn
bộ hoạt động của nhà nước và quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối
ngoại, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
- Thực hiện quyền hành pháp là bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương
tới địa phương, đứng đầu là Chính phủ. Theo quy định của điều 109 Hiến pháp
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội,
cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước, chịu trách nhiệm
trước Quốc hội và phải báo cáo công tác với Quốc hội.
Bộ và cơ quan ngang Bộ là các cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực (hay nhóm ngành, lĩnh vực) trên phạm vi



cả nước và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực được
giao.
Các cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập theo từng nhiệm kỳ,
thực hiện những nhiệm vụ nhất định do Chính phủ giao (có thể làm chức năng
quản lý hành chính nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công cho Chính phủ). Bộ máy
chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay được tổ chức ba cấp (tỉnh, huyện, xã)
với hai cơ quan chủ yếu là Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.
- Cơ quan tư pháp bao gồm Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các
cấp. Đây là những cơ quan được lập ra trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước
để bảo vệ pháp luật, đảm bảo việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, chính
xác. Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật, đồng
thời coi trọng giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Vì vậy,
cần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Câu 2: Anh/Chị hiện tại đã được chuyển xếp (hoặc dự kiến chuyển xếp) sang
viên chức hạng III chuyên ngành nào. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi
dưỡng; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức hạng III
chuyên ngành Anh/Chị hiện tại đã được chuyển xếp (hoặc dự kiến chuyển
xếp)?
Trả lời:
Hiện tại tôi dự kiến chuyển xếp viên chức hạng III chuyên ngành điều tra
tài nguyên môi trường
Theo Số: 53/2015/TTLT-BTNMT-BNV Thông tư liên tịch quy định mã số
và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Điều tra tài
nguyên môi trường
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành địa chất, khoáng sản,
tài nguyên nước, khí tượng, thủy văn, hải văn, hải dương, đất đai, địa chính,

biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường hoặc chuyên ngành khác có liên
quan; nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác phải hoàn thành chương trình bồi


dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành do cơ quan quản lý viên
chức chuyên ngành điều tra tài nguyên môi trường quy định;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TTBGDĐT ;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ
bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên
chức điều tra viên tài nguyên môi trường hạng III.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Có kiến thức cơ bản về công tác điều tra một trong các lĩnh vực của
ngành tài nguyên và môi trường;
b) Nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của lĩnh vực;
c) Có khả năng phân tích tình hình sản xuất, đời sống xã hội liên quan đến
công tác điều tra tài nguyên môi trường.
Việc thăng hạng chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng III:
Viên chức thăng hạng từ chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường
hạng IV lên chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng III phải có
thời gian công tác giữ chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng IV
như sau:
a) Đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ cao đẳng trở lên
phải có thời gian công tác giữ chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường
hạng IV tối thiểu đủ 02 (hai) năm;
b) Đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ trung cấp phải có
thời gian công tác giữ chức danh điều tra viên tài nguyên môi trường hạng
IV tối thiểu đủ 03 (ba) năm.



PHẦN II
Câu 1. Vai trò và ý nghĩa của công tác điều tra tài nguyên môi trường
2.1. Ý nghĩa: Kết quả Điều tra tài nguyên môi trường có ý nghĩa quan trọng:
- Trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường;
- Quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
2.2.Vai trò của công tác điều tra tài nguyên môi trường
- Vai trò thực sự là nguồn lực làm tiền đề kinh tế - kỹ thuật để phát triển các
ngành then chốt của đất nước;
- Cung cấp thông tin về CSDL tài nguyên môi trường, trên cơ sở đó để các
cơ quan quản lý ra các quyết định quản lý có hiệu quả. Thông tin TNMT càng
chính xác thì càng hữu ích cho quản lý đất nước.
Câu 2 .
I. Quy trình thực hiện công tác điều tra tài nguyên môi trường thuộc
lĩnh vực địa chất khoáng sản
A. Một số khái niệm chung
1- Quy phạm:
+ Quy phạm là tài liệu do Chính phủ, một Bộ hoặc Tổng cục ban hành, quy
định các nguyên tắc cơ bản, các mẫu mực vào điều kiện kỹ thuật phải tôn trọng
trong những công tác khảo sát, thiết kế, thi công, lắp đặt, thí nghiệm, vận hành,
quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa (Nghị định số 124-CP ngày 24 tháng 08 năm 1963
của Hội đồng Chính phủ).
+ Quy phạm là tài liệu quy định các nguyên tắc cơ bản và các công thức
tính toán về thiết kế cũng như về xây lắp (Thông tư số 2506-UB/CQL ngày 12
tháng 09 năm 1961 của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước).
2- Quy chế:
Là văn bản nêu các điều, khoản quy định thành chế độ hoạt động chung của
tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị hoặc trong xã hội để các thành
viên có liên quan thi hành, nhằm bảo đảm sự thống nhất hành động, tinh thần kỉ
luật, hiệu quả công việc và mục tiêu cần đạt tới.
Có nhiều hình thức, mức độ thể hiện QC khác nhau tuỳ theo từng tổ chức

có tính chất, nhiệm vụ hoạt động khác nhau: có loại QC thể hiện các hoạt động của
tổ chức một cách toàn diện, lâu dài và có thể được bổ sung theo định kì (QC làm
việc của cấp uỷ đảng, của hội đồng nhân dân, của ban chấp hành đoàn thể ...); có
loại QC thể hiện các hoạt động ngắn hạn của một hoặc nhiều tổ chức có liên quan,


xử lí một công việc nhất định trong một thời gian nhất định (QC đấu thầu công
trình xây dựng cơ bản, tổ chức cuộc thi tranh giải báo chí, thi đấu thể thao...)
3- Quy chuẩn:
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và
yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối
tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ
sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và
an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác
(Luật TC-QC 2006)
4- Quy định: Là tài liệu đưa ra những quy tắc pháp lí bắt buộc và được một
tổ chức thẩm quyền chấp nhận.
5- Quy định kỹ thuật: Là quy định đưa ra những yêu cầu kĩ thuật, có thể
trực tiếp hoặc trích dẫn từ các tiêu chuẩn, đặc tính kĩ thuật hoặc quy phạm thực
hành. Một QĐKT có thể được kèm theo một hướng dẫn kĩ thuật nhằm chỉ rõ
những cách thức để thoả mãn những yêu cầu của quy định, nghĩa là điều khoản
hướng dẫn thực hiện.
6- Quy trình:
+ Quy trình là tài liệu do một Bộ, Tổng cục hay một xí nghiệp ban hành,
quy định chi tiết từng việc làm và trình tự tiến hành (Nghị định số 124-CP ngày 24
tháng 08 năm 1963 của Hội đồng Chính phủ).
+ Quy trình và tài liệu phát triển theo quy phạm hay tiêu chuẩn, trong đó
quy định chi tiết các phương pháp tính toán thiết kế, quy định chi tiết các phương
pháp thi công xây lắp (Thông tư số 2506-UB/CQL ngày 12 tháng 09 năm 1961
của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước).

+ Quy trình công nghệ: Là tổng thể các phương pháp sản xuất, chế biến,
thay đổi tình trạng, thuộc tính, hình thức nguyên liệu, vật tư hay bán thành phẩm
có liên hệ với nhau trong quá trình sản xuất. QTCN của sản xuất gồm có bảng kê
và trình tự các thao tác biến vật liệu thành thành phẩm; các loại và tính chất của
thiết bị, công cụ và trang bị mà công nhân dùng để hoàn thành từng giai đoạn sản
xuất; trình độ lành nghề của công nhân để hoàn thành mỗi thao tác và các chế độ
sản xuất nhất định của công tác.
7- Tiêu chuẩn
+ Tiêu chuẩn là tài liệu quy định các trị số tính toán, các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật cần thiết phải áp dụng khi thiết kế và xây lắp (Thông tư số 2506-UB/CQL
ngày 12 tháng 09 năm 1961 của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước).
+ Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm
chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường


và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả của các đối tượng này (Luật TC-QC 2006).
8-Hướng dẫn kỹ thuật: Hướng dẫn kỹ thuật và tài liệu hướng dẫn thao tác
thi công, hướng dẫn sử dụng mày móc, v.v… (Thông tư số 2506-UB/CQL ngày 12
tháng 09 năm 1961 của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước).
B. Quy trình điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường trong lĩnh vực
địa chất khoáng sản
1. Khái niệm về các loại đề án, báo cáo địa chất
1.1- “Đề án địa chất” là văn bản trình bày cơ sở khoa học để lựa chọn đối
tượng cho điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, những yêu cầu, nội
dung công việc, phương pháp kỹ thuật, khối lượng, dự toán kinh phí, thời gian, lao
động để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Đề án địa chất bao gồm bản
thuyết minh, các phụ lục và các bản vẽ minh hoạ kèm theo.
Đề án địa chất được cấp có thẩm quyền phê duyệt là cơ sở pháp lý về kinh
tế-kỹ thuật để tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản

(dưới đây gọi chung là điều tra địa chất và khoáng sản).
1.2. “Bước địa chất” là một phần của đề án địa chất. Mỗi bước địa chất có
mục tiêu nhiệm vụ, khối lượng công việc, chi phí tài chính, tiến độ thi công riêng.
Các bước địa chất của một đề án địa chất được thiết kế tiếp nối, đảm bảo tính tuần
tự của các phương pháp, sao cho kết quả của bước trước phải là cơ sở để thực hiện
bước sau.
1.3. “Báo cáo thông tin” là văn bản trình bày kết quả điều tra địa chất và
khoáng sản sau khi thi công một số bước của đề án địa chất, trên cơ sở đó các cấp
có thẩm quyền sẽ xem xét, quyết định được tiếp tục, phải dừng thi công hoặc điều
chỉnh đề án. Báo cáo thông tin được thể hiện dưới dạng văn bản, biểu bảng, bản
vẽ, phản ảnh trung thực các kết quả địa chất đạt được.
Báo cáo thông tin thành lập khi được ghi trong quyết định phê chuẩn đề án
hoặc khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền bằng văn bản.
Đề án địa chất được thành lập trên cơ sở kế hoạch điều tra cơ bản địa chất
về tài nguyên khoáng sản, hoặc các quyết định lập đề án của cấp có thẩm quyền.
Các đề án địa chất đã được phê duyệt, vì lý do nào đó dừng thi công giữa
chừng phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản.
Tất cả các đề án kết thúc hoặc dừng lại giữa chừng đều phải lập báo cáo
trình cấp có thẩm quyền xem xét.


1.4.“Báo cáo địa chất” là văn bản trình bày kết quả điều tra địa chất và
khoáng sản sau khi thực hiện đề án địa chất (Báo cáo tổng kết). Báo cáo địa chất
được thể hiện dưới dạng văn bản, các biểu bảng, hình vẽ, bản đồ, phản ảnh trung
thực đặc điểm địa chất, khoáng sản, địa hoá, địa vật lí, các kết quả phân tích, trên
cơ sở đó đánh giá triển vọng khoáng sản của vùng nghiên cứu, chọn diện tích cho
điều tra địa chất và khoáng sản ở các giai đoạn tiếp theo.
Báo cáo địa chất được cấp có thẩm quyền phê chuẩn và giao nộp Lưu trữ
địa chất là cơ sở pháp lý để thanh quyết toán.
2. Nguyên tắc, trình tự điều tra, đánh giá khoáng sản

2.1.Phải tuần tự từ sơ bộ đến chi tiết, từ bề mặt xuống dưới sâu;
2.2. Thiết kế và thực hiện các phương pháp phải tuân thủ các quy định kỹ
thuật hiện hành và tính tuần tự;
2.3. Đánh giá toàn bộ khoáng sản, bao gồm khoáng sản chính và khoáng
sản đi kèm;
2.4. Đánh giá khoáng sản thực hiện theo trình tự sau: Xây dựng (lập đề án)
 Triển khai thi công đề án (Thi công đề án) Lập báo cáo tổng kếtNộp lưu
trữ nhà nước.
3. Yêu cầu của bước xây dựng đề án đánh giá khoáng sản
3.1. Xác định đúng đối tượng khoáng sản, diện tích cần đánh giá, các tiền
đề, yếu tố địa chất thuận lợi cho tạo khoáng, các quy luật phân bố khoáng sản, dự
báotài nguyên có thể đánh giá phát hiện được, mức độ phức tạp về địa chất.
3.2. Xác định rõ các nhiệm vụ địa chất cụ thể và lựa chọn tổ hợp hợp hợp lý
các phương pháp đánh giá và các công việc nghiên cứu, phụ trợ với các đối tượng
địa chất, khoáng sản cụ thể và mục tiêu nhiệm vụ được giao.
3.3. Thiết kế hợp lý trình tự đánh giá, trình tự áp dụng các phương pháp, tổ
chức hợp lý quá trình quản lý và thi công đề án.
4. Nhiệm vụ của bước xây dựng đề án là:
4.1. Thu thập, tổng hợp tài liệu hiện có về cơ sở hạ tầng, về địa chất, địa vật
lý, địa hoá, địa mạo – vỏ phong hoá…, đánh giá hiện trạng và mức độ tin cậy của
chúng, đánh giá hiệu quả và hạn chế của các phương pháp đã thực hiện.
4.2. Khảo sát sơ bộ diện tích được giao nhằm thu thập bổ sung các tài liệu
địa chất, khoáng sản cần thiết; xác định đúng đắn các điều kiện thực hiện các công
trình địa chất, tìm hiểu cơ sở hạ tầng. Lấy mẫu thử nghiệm địa hoá, mẫu tham số
địa vật lý, đo thử nghiệm địa vật lý làm cơ sở cho việc thiết kế hợp lý các phương
pháp và trình tự thực hiện.


4.3. Xác định số lượng khu vực đang có hoạt động khoáng sản thuộc đối
tượng đánh giá. Đối với các hoạt động khai thác phải xác định rõ các khu vực khai

thác hầm lò; các khu vực khai thác lộ thiên.
4.4. Xây dựng mục tiêu đạt được, gồm: Địa chất, khoáng sản và điều tra
hiện trạng (nếu có).
4.5. Dự kiến loại hình quặng hoá (kiểu mỏ khoáng) có thể phát hiện và
đánh giá. Xác định các nhiệm vụ địa chất cụ thể của đề án.
4.6. Thiết kế các phương pháp kỹ thuật, xác định khối lượng công việc, các
yêu cầu cụ thể của các phương pháp, các chủng loại mẫu cần lấy, gia công và phân
tích.
4.7. Đề xuất dự kiến các chỉ tiêu để dự báo tài nguyên có thể đạt được.
4.8. Xác định cơ sở để lập dự toán và lập dự toán đề án
5. Triển khai thi công đề án đánh giá khoáng sản
Chia thành 2 giai đoạn:
1. Giai đoạn đánh giá sơ bộ:
a) Thành lập bản đồ hiện trạng mức độ điều tra địa chất, thăm dò và khai
thác khoáng sản, gồm các dạng công việc:
- Thu thập, phân tích, xử lý, tổng hợp tài liệu;
- Tổng hợp và thống kê tài nguyên xác định còn lại tại các mỏ khoáng sản
đã và đang khai thác: phải làm rõ được trữ lượng, tài nguyên chắc chắn, tin cậy; tài
nguyên dự tính trong ranh giới cho phép, ngoài ranh giới cấp phép hoạt động
khoáng sản, trong vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản (nếu có);
- Tổng hợp, ghi nhận làm rõ đặc điểm quặng hoá, thành phần vật chất,
thành phần có ích đi kèm (kể cả các đối tượng mới trong quá trình khai thác);
- Tổng hợp, phân tích, xử lý các tài liệu địa chất khoáng sản, khảo sát bổ
sung nhằm đảm bảo đủ cơ sở chứng minh tài nguyên còn lại và dự báo triển vọng
phát triển mỏ tiếp theo;
- Công tác khảo sát bổ sung, phân tích, xử lý tài liệu, loại hình quặng hoá
và dự báo triển vọng phát triển mỏ tiếp theo trong thành lập bản đồ hiện trạng mức
độ điều tra địa chất, thăm dò và khai thác khoáng sản tại mỗi khu vực khoáng sản
tương ứng công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:10.000.
b) Đánh giá sơ bộ

- Thành lập bản đồ/sơ đồ địa chất khoáng sản ở tỷ lệ 1: 25.000 hoặc 1:
10.000 tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp và kích thước của đối tượng khoáng sản.
- Căn cứ các tài liệu địa chất khoáng sản, dấu hiệu tìm kiếm khoáng sản
(các dị thường địa hoá, địa vật lý, diện phân bố đới khoáng hoá), kiểm tra các phát


hiện khoáng sản, thân khoáng sản tại ác vị trí có các dấu hiệu tìm kiếm bằng các
công trình khai đào trên mặt và/hoặc khoan, kết hợp thu thấp tài liệu công trình cũ
gặp quặng (nếu có). Mỗi thân khoáng sản phải có một đến hai vị trí được lấy mẫu
khống chế đầy đủ bề dày;
- Nền địa hình sử dụng là bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 theo hệ toạ độ quốc
gia (thu nhỏ hoặc phóng to phù hợp với tỷ lệ điều tra). Định vị các điểm khảo sát,
các công trình, các tuyến công trình bằng GPS cầm tay hoặc bằng địa bàn, thước
dây theo các mốc tự nhiên, nhân tạo.
- Lấy mẫu, gia công, phân tích mẫu các loại nhằm làm rõ thành phần và các
đặc tính vật lý cơ bản của khoáng sản. Tại các vết lộ, công trình khoan, khai đào
gặp khoáng sản phải lấy mẫu rãnh, tại các đới khoáng hoá phải lấy mẫu rãnh điểm
hoặc mẫu cục.
- Đánh giá sơ bộ khoáng sản bằng tổ hợp phương pháp hợp lý nhằm chính
xác hoá các tiêu chuẩn cho việc đánh giá triển vọng các khu vực khác và bước đầu
phân loại các đới khoáng hoá các thân khoáng sản theo mức độ triển vọng.
- Dự báo tài nguyên cho các thân khoáng sản trên cơ sở bề dầy, chiều dài,
độ sâu dự kiến, các dấu hiệu địa chất, địa hoá, địa vật lý, các chỉ tiêu tính toán định
hướng theo các hướng dẫn, các mỏ khoáng tương tự;
- Lập báo cáo kết quả địa chất làm cơ sở để thiết kế cho đánh giá các thân
khoáng sản ở giai đoạn đánh giá chi tiết. Trường hợp lập báo cáo thông tin sẽ được
quy định cụ thể trong đề án.
2. Giai đoạn đánh giá chi tiết
a) Công tác trắc địa
- Sử dụng bản đồ địa hình hệ toạ độ quốc gia cùng tỷ lệ hoặc hiệu chỉnh từ

bản đồ địa hình cùng tỷ lệ được bổ sung từ bản đồ địa hình hệ toạ độ quốc gia có
tye lệ nhỏ hơn một bậc.
- Khi lập mới phải tuân thủ quy định hiện hành của Bộ TN&MT;
- Định vị lưới khống chế, các điểm đầu, cuối tuyến trục, tuyến trục cắt
tuyến ngang, các công trình đã thi công, các vết lộ khoáng sản phải thực hiện bằng
thiết bị trắc địa có sai số trung phương vị trí mặt phẳng/đọ cao điểm công tình như
sau: Tỷ lệ 1:10.000 = 10/2,0m; tỷ lệ 1: 5.000 = 5/1,5m; tỷ lệ 1:2.000 – 1: 1.000 =
2,5/1,0m.
b) Công tác địa chất
- Mô tả chi tiết các vết lộ tự nhiên, nhân tạo;
- Tổng hợp các loại tài liệu địa vật lý, địa hoá để lập bản đồ địa chất khoáng
sản và các mặt cắt ở tỷ lệ 1:10.000 đến 1:2.000 hoặc lớn hơn theo mức độ phức tạp


và kích thước các đối tượng cần biểu diễn. Trên bản đồ và mặt cắt phải thể hiện
được các yếu tố địa chất ảnh hưởng đến việc hình thành, phân bố và biến đổi
khoáng sản và vị trí phân bố các loại khoáng sản. Xác định các thân khoáng sản và
quy luật phân bố khoáng sản.
- Lấy mẫu địa hoá, trọng sa sườn theo mạng lưới tuyến nhằm phát hiện, dự
báo các thân khoáng sản ẩn hoặc bị che phủ.
c) Công tác địa vật lý
- Lựa chọn tổ hợp các phương pháp địa vật lý phù hợp với từng đối tượng
nghiên cứu cũng như khả năng của từng phương pháp;
- Thi công các phương pháp địa vật lý theo mạng lưới tuyến vuông góc với
phương cấu trúc của thân khoáng sản và tuần tự từ phương pháp nghiên cứu nông
đến phương pháp nghiên cứu sâu;
- Thành lập các sơ đồ, thiết đồ, mô hình địa chất – địa vật lý để xác định vị
trí, quy mô phân bố, mức đọ dị thường đã phát hiện;
- Thường xuyên đối sánh kết quả thi công địa vật lý với kết quả địa chất để
xác định bản chất dị thường đúng đối tượng;

- Yêu cầu kỹ thuật thi công và xử lý tài liệu của từng phương pháp vật lý
tuân thủ các quy định kỹ thuật chuyên ngành.
d) Công tác địa chất thuỷ văn – địa chất công trình
Làm rõ đặc điểm địa chất thuỷ văn – địa chất công trình của các loại đất đá
trong diện tích đanh giá khoáng sản, gồm:
- Thu thập, nghiên cứu, xử lý, tổng hợp các loại tài liệu hiện có;
- Lập sơ đồ ĐCTV-ĐCCT cùng tỷ lệ với bản đồ địa chất-khoáng sản trên
diện tích đánh giá các thân khoáng sản;
- Hút, đổ nước thí nghiệm ở một số lỗ khoan và hố đào trong tầng chứa
nước chủ yếu và trong thân khoáng sản theo quy định kỹ thuật chuyên ngành;
- Quan trắc ĐCTV đơn giảntrong tất cả các lỗ khoan, giếng;
- Lấy và phân tích các loại mẫu nước mặt, nước dưới đất trong tầng chứa
nước chủ yếu, trong thân khoáng sản và tầng đá vây quanh khoáng sản;
- Lấy và phân tích mẫu cơ lý đất, đá vây quanh và trong thân khoáng sản.
đ) Công tác thi công công trình
Sử dụng các công trình khai đào, khoan trên các tuyến để đánh giá theo dõi
thân khoáng sản theo chiều sâu và theo đường phương. Một thân khoáng sản ít
nhất phải có hai công trình khai đào hoặc khoan; lấy mẫu khống chế đầy đủ bề dày
theo mạng lưới công trình đã thiết kế. Mạng lưới tuyến đánh giá cần bố trí phù hợp


với đặc điểm phân bố các thân khoáng sản và mức độ phức tạp của chúng, đáp ứng
yêu cầu của cấp tài nguyên được quy định tại Thông tư 43.
e) Công tác mẫu
- Lấy và phân tích các loại mẫu nhằm:
+ Phân chia các loại khoáng sản theo thành phần và đặc điểm cấu tạo kiến
trúc. Khoanh định diện tích phân bố theo chất lượng trong các khối xác định tài
nguyên. Yêu cầu phân tích phải đủ cơ sở để đánh giá khả năng sử dụng khoáng sản
trong các lĩnh vực khác nhau;
+ Xác định loại khoáng sản, điều kiện thành tạo khoáng sản;

+ Xác định thành phần vật chất, chất lượng khoáng sản (thành phần hoá
học, khoáng vật, cấu tạo, kiến trúc, dạng tồn tại của thành phần có ích, có hại; các
thành phần, yếu tố có hại cho quá trình tuyển; thí nghiệm các quy trình tuyển khác
nhau, xác định mức độ thu hồi các thành phần có ích, chất lượng tinh khoáng (tinh
quặng), thành phần đuôi khoáng sản (đuôi quặng), và đề xuất sơ đồ định hướng để
làm giàu khoáng sản. Sơ bộ đánh giá tính khả tuyển của khoáng sản bằng cách so
sánh với các mỏ khoáng tương tự và lấy mẫu nghiên cứu kỹ thuật trong phòng;
+ Xác định các thông số chất lượng để tính tài nguyên khoáng sản;
- Công tác lấy và phân tích mẫu phải đảm bảo độ chính xác và tính đại diện.
Các mẫu rãnh phải được lấy theo đúng kích thước thiết kế phù hợp với từng loại
khoáng sản. Khuyến khích lấy mẫu bằng phương pháp cơ giới hoá (cưa, cắt tạo
rãnh lấy mẫu). Mẫu kỹ thuật trong phòng phải bảo đảm yêu cầu đại diện cho
khoáng sản được đánh giá.
- Việc lấy và phân tích mẫu phải được kiểm tra, đánh giá độ ti cậy theo các
quy định hiện hành.
g) Tính tài nguyên dự tính cấp 333 và dự báo tài nguyên cấp 334a cho các
thân khoáng theo một hoặc vài phương án chỉ tiêu tính tài nguyên. Các chỉ tiêu
tính tài nguyên được xây dựng trên cơ sở so sánh với các mỏ khoáng đã thăm dò
hoặc khai thác có quy mô, chất lượng, điều kiện khai thác, chế biến khoáng sản
tương tự. Việc xác định tài nguyên phải tính bằng 2 phương pháp khác nhau để đối
sánh, đánh giá độ tin cậy (khuyến khích sử dụng các phần mềm chuyên dụng). Đối
với các khoáng sản đi kèm, tuỳ thuộc mức độ biến đối so với khoáng sản chính và
hàm lượng của chúng, có thể xác định tài nguyên cùng cấp hoặc giảm một cấp.
h) Đánh giá sơ bộ khả năng kinh tế của tài nguyên khoáng sản đã xác định
trên cơ sở: nhu cầu của xã hội, thị trường; cơ sở hạ tầng, tài nguyên dự báo, chất
lượng khoáng sản, khả năng và phương pháp khai thác, chế biến khoáng sản; mức
độ ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường sinh thái.


6. Sản phẩm của đề án đánh giá khoáng sản

6.1. Sản phầm chính gồm: Thuyết minh đề án, các bản vẽ, phụ lục kèm theo
và tài liệu nguyên thuỷ. Các tài liệu phải thành lập trong báo cáo thực hiện theo
quy định tại Thông tư 03/2011/TT-BTNMT ngày 29/01/2011 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường, quy định nội dung lập bản đồ địa chất khoáng sản chi
tiết và thiết kế, bố trí các dạng công việc đánh giá khoáng sản. Tài liệu nguyên
thuỷ thành lập theo quy định hiện hành.
6.2. Hình thức tài liệu đánh giá khoáng sản
a) Các dạng tài liệu bản vẽ, phụ lục và bản lời trong đánh giá khoáng sản
phải được thể hiện dưới dạng giấy và/hoặc dạng số, đúng quy cách theo các quy
định hiện hành.
b) Hệ thống ký hiệu địa chất khoáng sản sử dụng theo quy định tại Thông
tư số 23/2012/TT-BTNMT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lập bản đồ địa chất khoáng sản
tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền” QCVN 49:2012/BTNMT.

II. Nội dung cơ bản của công tác điều tra tài nguyên môi trường
1. Khái quát về công tác điều tra tài nguyên và môi trường

1.1. Khái niệm cơ bản về Tài nguyên môi trường
* Theo PGS. TS Lê Huy Bá, Tài nguyên môi trường là một khái niệm gồm 3
yếu tố sau:
- Là loại tài nguyên thiên nhiên, có các quá trình hình thành, tồn tại và
chuyển hoá tuân theo các định luật về nhiệt động học;
- Tham gia vào các hoạt động kinh thành phần tế - xã hội – Môi trường, nó là
thành phần môi trường, đồng thời cũng là Môi trường thành phần;
- Là đầu ra của một hệ sinh thái môi trường của quá trình sản xuất và có thể
là đầu vào của một quá trình sản xuất, hay một hệ sinh thái Môi trường nào
đó.
* Định nghĩa Tài nguyên: là các dạng vật chất được tạo thành trong quá
trình hình thành và phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con

người. Các dạng vật chất này cung cấp nguyên – nhiên vật liệu, hỗ trợ và
phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của con người.
* Phân loại Tài nguyên: chia ra 2 loại
- Tài nguyên thiên nhiên: là các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá
trình hình thành và phát triển của tự nhiên và sinh vật.


Tài nguyên nhân tạo: do lao động của con người tạo ra. Vd: nhà cửa, ruộng
vườn, xe cộ…
* Tài nguyên thiên nhiên bao gồm:
- Tài nguyên đất;
- Tài nguyên nước;
- Tài nguyên khoáng sản;
- Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.
* Định nghĩa Môi trường: Theo Luật Môi trường năm 1995 xác định: “Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
* Phân loại: có 2 loại chính
- Môi trường tự nhiên;
- Môi trường nhân tạo
* Điều tra tài nguyên môi trường là hoạt động thuộc nhóm điều tra cơ bản về
tài nguyên, gồm có đất đai, địa chất và khoáng sản, nước, khí hậu, biển và hải đảo
nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước và quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội
bền
vững.
-

1.2. Chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước
về điều tra tài nguyên môi trường

a) Chủ trương, đường lối của Đảng về công tác điều tra tài nguyên môi trường
(tự nghiên cứu)
* Nghị quyết của Đảng về chủ trương phát triển ngành tài nguyên môi trường; gần
đây có Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị về Phát triển năng lượng.
* Nội dung điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bao gồm:
- Điều tra, phát hiện khoáng sản cùng với việc lập bản đồ địa chất khu vực, địa
chất tai biến, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản biển, bản đồ chuyên đề và
nghiên cứu chuyên đề về địa chất, khoáng sản;
- Đánh giá tiềm năng khoáng sản theo loại, nhóm khoáng sản và theo cấu trúc
địa chất có triển vọng nhằm phát hiện khu vực có khoáng sản mới.
* Định hướng phát triển công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Hoạt động điều tra cơ bản địa chất được Nhà nước ưu tiên đầu tư cho điều tra
cơ bản địa chất về khoáng sản cả phần đất liền và biển, hải đảo để làm rõ tiềm
năng tài nguyên khoáng sản. Thăm dò, khai thác khoáng sản gắn với chế biến và
sử dụng hiệu quả. Cân đối giữa khai thác với dự trữ khoáng sản; phát triển bền
vững công nghiệp khai khoáng gắn với bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng
– an ninh.
- Ưu tiên hoàn thành công tác đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỉ lệ
1/50.000 trên diện tích lãnh thổ, các hải đảo; điều tra địa chất khoáng sản biển tỉ lệ
1/500.000, chú trọng công tác điều tra, phát hiện khoáng sản ở các khu vực có cấu
trúc địa chất thuận lợi cho tạo quặng;


-Đánh giá tổng thể tiềm năng một số loại khoáng sản quan trọng:
+ Than nâu ở đồng bằng Sông Hồng;
+ Bauxit, sắt laterit ở Tây Nguyên;
+Đất hiếm, urani, chì kẽm ở Tây Bắc, Việt Bắc, Trung Bộ;
+ Liti, vàng ở Trung Trung Bộ;
+ Đá hoa trắng ở Bắc Bộ; đá ốp lát ở Trung Bộ;
Một số loại khoáng sản khác trong các cấu trúc có tiền đề và dấu hiệu thuận

lợi đến độ sâu 500m - 1.000m.
* Nguyên tắc xây dựng quy hoạch:
+ Quy hoạch phải bảo đảm tính kế thừa các quy hoạch đã và đang thực hiện
ở giai đoạn trước gồm Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng
sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (Quy hoạch 116);
+ Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 (Quy hoạch 1388) đang thực hiện).
b) Chính sách, pháp luật về điều tra tài nguyên môi trường (tự nghiên cứu)
- Luật Khoáng sản;
- Luật Bảo vệ môi trường;
- Luật Năng lượng;
- Luật Đất đai;
- Luật Biển.
- Các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật về tài nguyên môi trường (thuộc 7
lĩnh vực).



×