Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Giải pháp phát triển cây đảng sâm trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG THỊ BÍCH THẢO

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY ĐẢNG
SÂM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH
SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG THỊ BÍCH THẢO

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY ĐẢNG
SÂM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH
SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PSG.TS. ĐINH NGỌC LAN

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020



i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đã được trích dẫn và
ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng năm 2020
Tác giả

Dương Thị Bích Thảo


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn của tôi đã được
hoàn thành.
Trước tiên, tôi xin được bầy tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo đã tham gia
giảng dạy chương trình cao học tại Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên đã trang
bị cho tôi những kiến thức trong những năm học vừa qua.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Đinh Ngọc
Lan đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
thạc sỹ này.
Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong Ban giám hiệu, phòng quản lý Đào
tạo sau Đại học, Khoa KT&PTNT đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành khóa học.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và đồng nghiệp đã

giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn

Dương Thị Bích Thảo


3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................................... vii
TRÍCH YẾU CỦA LUẬN VĂN .......................................................................viii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 4
1.1.1. Tổng quan về Đảng sâm.............................................................................. 4
1.1.2. Khái niệm về phát triển ............................................................................... 6
1.1.3. Khái niệm về phát triển Đảng Sâm ............................................................. 9
1.1.4. Vai trò của phát triển Đảng Sâm................................................................. 9

1.1.5. Nội dung của phát triển Đảng Sâm ........................................................... 11
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Đảng Sâm....................................... 14
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ........................................................ 18
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về dược liệu và Đảng Sâm trên Thế giới............... 18
1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về phát triển cây dược liệu và
Đảng Sâm ở Việt Nam ........................................................................................ 20
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 30
2.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ..................................................................... 30
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 30
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................... 34
2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của huyện ...................................................... 40


4

2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 41
2.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 41
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................ 42
2.3.3. Phương pháp phân tích đánh giá ............................................................... 43
2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế ............................ 44
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 48
3.1. Thực trạng phát triển cây Đảng sâm trên địa bàn huyện Thanh Sơn........... 48
3.1.1. Tình hình chung về Đảng sâm trên địa bàn huyện Thanh Sơn ................. 48
3.1.2. Đặc điểm phân bố Đảng sâm trên địa bàn nghiên cứu ............................. 50
3.2. Phân tích hiệu quả kinh tế từ trồng Đảng sâm ............................................. 54
3.2.1. Tình hình chung của các hộ nghiên cứu ................................................... 54
3.2.2. Chi phí trồng Đảng sâm của hộ................................................................. 58
3.2.3. Kết quả trồng Đảng sâm của hộ ................................................................ 60
3.2.4. Phân tích hiệu quả trồng Đảng sâm của các hộ điều tra ........................... 61

3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Đảng sâm ..................................... 62
3.4. Phân tích SWOT đối với Đảng sâm huyện Thanh Sơn ............................... 64
3.4.1. Điểm mạnh (Strengths) ............................................................................. 64
3.4.2. Điểm yếu (Weaknesses)............................................................................ 65
3.4.3. Cơ hội (Opportunities) .............................................................................. 68
3.4.4. Thách thức (Threats) ................................................................................. 69
3.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển Đảng sâm tại huyện Thanh Sơn................
71
3.5.1. Giải pháp về bảo tồn tại chỗ...................................................................... 71
3.5.2. Giải pháp về tổ cơ chế chính sách............................................................. 72
3.5.4. Giải pháp về vốn ....................................................................................... 74
3.5.5. Giải pháp về xã hội ................................................................................... 75
3.5.6. Giải pháp thị trường tiêu thụ và xúc tiến thương mại ............................... 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................
77
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 79
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 83


vi
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm từ viết tắt

Từ, cụm từ viết đầy đủ

BQ

Bình quân

BVTV


Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

GT

Giá trị

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HTX

Hợp tác xã


KHCN

Khoa học công nghệ

KT - XH

Kinh tế - xã hội

KTCB

Khai thác cơ bản

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn



Quyết định

SL

Số lượng

TTCN


Tiểu thủ công nghiệp



Trung ương

WB

Ngân hàng thế giới

WHO

Tổ chức y tế Thế giới

OTC

Hệ cơ số 8


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng
Bảng 2.1.

Thực trạng sử dụng đất tại huyện Thanh Sơn ............................. 32

Bảng 2.2:

Diện tích đất lâm nghiệp tại huyện Thanh Sơn........................... 33


Bảng 2.3:

Diện tích đất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản tại huyện
Thanh Sơn ................................................................................... 33

Bảng 2.4:

Diện tích đất trồng cây dược liệu tại huyện Thanh Sơn.............. 33

Bảng 2.5: Chỉ tiêu đánh giá về kinh tế của huyện Thanh Sơn từ 20172019....... 36
Bảng 2.6:

Đánh giá chỉ tiêu xã hội và môi trường tại huyện Thanh
Sơn Từ năm 2017-2019............................................................... 38

Bảng 2.7:

Dân số và lao động của huyện Thanh Sơn từ 2017-2018 ........... 40

Bảng 3.1.

Đặc điểm khác nhau giữa Đảng sâm mọc hoang và Đảng
sâm gây trồng .............................................................................. 49

Bảng 3.2:

Phân bổ Đảng sâm trên địa bàn nghiên cứu ................................ 50

Bảng 3.3.


Phân bổ Đảng sâm theo độ cao trên địa bàn nghiên cứu ............ 51

Bảng 3.4.

Phân bổ Đảng sâm theo vị trí trên địa bàn nghiên cứu ............... 51

Bảng 3.5.

Phân bổ Đảng sâm ở các dạng sinh cảnh .................................... 52

Bảng 3.6.

Diện tích trồng Đảng sâm tại huyện Thanh Sơn ......................... 53

Bảng 3.7.

Đặc điểm cơ bản của các nhóm hộ điều tra ................................ 54

Bảng 3.8.

Diện tích đất canh tác của các nhóm hộ điều tra......................... 56

Bảng 3.9:

Chi phí sản xuất cho 1 ha của hộ điều tra năm 2019 .................. 59

Bảng 3.10: Kết quả trồng Đảng sâm trên 1 ha của hộ điều tra năm 2019..........
60
Bảng 3.11: Hiệu quả sản xuất Đảng sâm của các hộ điều tra năm 2019....... 61


Biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Bản đồ huyện Thanh Sơn ........................................................... 30


8

TRÍCH YẾU CỦA LUẬN VĂN
Tên tác giả: Dương Thị Bích Thảo
Tên luận văn: Giải pháp phát triển cây Đảng Sâm (Codonopsis javanica
(Blume) Hook. f) trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số 8.62.01.15

1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn “Giải pháp phát triển cây Đảng Sâm (Codonopsis javanica
(Blume) Hook. f) trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” nghiên cứu
với mục tiêu:
- Đánh giá được thực trạng phát triển Đảng sâm trên địa bàn huyện
Thanh Sơn
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của Đảng sâm trên địa bàn huyện
Thanh Sơn.
- Phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Đảng sâm trên
địa bàn huyện Thanh Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng Đảng sâm trên địa bàn
huyện Thanh Sơn
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin: Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng,
trước tiên phân loại các nhóm hộ trồng Đảng sâm theo tiêu chí giàu nghèo

do người dân bình chọn (dựa vào thu nhập, nhà cửa, đất đai và tài sản
khác). Từ mỗi nhóm hộ giàu nghèo chọn mẫu ngẫu nhiên theo tỉ lệ 10% số
hộ từ khá trở lên, 10% số hộ trung bình, riêng số hộ nghèo có ít lên lấy tỉ lệ
là 15% số hộ nghèo, tổng số hộ điều tra của mỗi nhóm hộ là: Nhóm hộ khá
trở lên là 41 hộ, nhóm hộ trung bình là 14 hộ, nhóm hộ nghèo là 5 hộ. Tổng
số mẫu điều tra của cả 3 xã là 60 hộ.
Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp so sánh, phương pháp
thống kê mô tả, so sánh; phương pháp thống kê kinh tế; phương pháp
chuyên khảo.


9

3. Kết quả nghiên cứu
Cây Đảng sâm phân bố tự nhiên tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
mang các đặc điểm hình thái đặc trưng của loài Codonopsis javanica (Blume)
Hook.f., có dạng thân thảo, leo bằng thân quấn, là cây ưa ẩm, ưa sáng, phát
triển theo chu kỳ năm trên đất tơi xốp, giàu mùn. Hình thức tái sinh chủ yếu
bằng hạt và rễ củ. Số lượng phân bố tự nhiên lớn, trong đó, số lượng Đảng
sâm phân bố ở vùng cao nhiều hơn so với vùng thấp. Vị trí chân- sườn - đỉnh
ảnh hưởng không lớn đến sự phân bố tự nhiên. Trong nhiều dạng sinh cảnh
đều xuất hiện Đảng sâm, nhiều nhất là nương rẫy, kế đến là rừng phục hồi và
thấp nhất là rừng nguyên sinh.
Diện tích đất canh tác của các nhóm hộ có sự khác nhau, nhóm hộ khá
có diện tích đất là 3,85 ha /hộ, nhóm hộ trung bình là 2,45 ha và hộ nghèo là
1,89 ha. Trong đó diện tích trồng Đảng sâm của các hộ lần lượt là 2,13 ha/hộ
khá; nhóm hộ trung bình là 1,44 và hộ nghèo là 1,06 ha.Tổng giá trị sản xuất
thu được của cây Đảng sâm ở hộ khá cao hơn hộ trung bình và hộ nghèo. Tổng
giá trị sản xuất thu được của cây Đảng sâm bình quân một hộ khá đạt 209,068
triệu đồng/ha gấp 1,3lần so với hộ trung bình và đạt 1,7 lần so với hộ nghèo.

Mức độ đầu tư của hộ khá cao hơn hộ trung bình và hộ nghèo, chi phí trung
gian cho sản xuất cây Đảng sâm ở hộ khá bình quân là 60,286 triệu đồng/ha
gấp 1,2 lần so với hộ trung bình và 1,6 lần so với hộ nghèo. Tổng chi phí của
hộ khá là 122,921 triệu đồng/ha so với hộ trung bình gấp 1,0 lần và với hộ
nghèo là 1,3 lần.
Các nhân ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ Đảng sâm của các hộ ở
Thanh Sơn, trong đó bao gồm các yếu tố như: Trình độ văn hóa, kỹ thuật chế
biến, thị trường, điệu kiện thời tiết, đất, quy mô diện tích, điều kiện kinh tế.
Qua phân tích thực trạng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
sản xuất Đảng sâm tại huyện Thanh Sơn như giải pháp về đầu tư, hoàn thiện
hệ thống cơ sở hạ tầng cần thiết cho vùng quy hoạch trồng dược liệu, giải
pháp đầu tư cho khoa học công nghệ, đào tạo tập huấn, giải pháp về cơ chế,
chính sách, giải pháp thị trường tiêu thụ và xúc tiến thương mại


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Phát triển dược liệu trở thành một trong những mục tiêu chiến lược của
Đảng và Nhà nước ta, đã được cụ thể hóa trong các văn bản và quyết định
như: Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030; Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/04/2014 của Thủ
tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Thông báo số 164/TB-VPCP
ngày 16/06/2010 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị phát triển dược liệu và sản
phẩm thuốc quốc gia năm 2010.
Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ,

có tổng diện tích tự nhiên là 62.177,06 ha; trong đó đất sản xuất nông
nghiệp
7.931,53 ha (chiếm 12,76%), đất phi nông nghiệp 4.519,01 ha (chiếm 7,27%),
đất lâm nghiệp 45.353,48 ha (chiếm 72,94%); ngoài diện tích đất dốc và phù
sa tụ thích hợp với cây hàng năm, còn có tới 80% diện tích đất feralit phát triển
trên phiến thạch sét có độ phì tự nhiên khá và rất thích hợp đối với cây lâu
năm và cây lâm nghiệp. Vì vậy đây là khu vực tiềm năng cho phát triển cây
dược liệu nói chung và cây Đảng sâm nói riêng.
Đảng sâm có tên khoa học là Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.
1855, thuộc họ Hoa chuông Campanulaceae. Là cây thảo sống nhiều năm,
thân leo, dài 2-3m, phân nhánh nhiều. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng. Rễ
củ hình trụ dài, phân nhánh, nạc, màu vàng nhạt. Tại Việt Nam, Đảng sâm có
phân bố tự nhiên tại một số tỉnh như: Lai Châu (Sìn Hồ, Phong Thổ), Điện
Biên (Tủa Chùa), Lào Cai (Sapa, Bát Xát), Sơn La (Mộc Châu, Mường La),
Yên Bái (Mù Cang Chải), Hà Giang (Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên
Minh), Cao Bằng (Trùng Khánh, Trà Lĩnh), Bắc Kạn (Bạch Thông), Thái
Nguyên (Tam Đảo), [3], [14]........ Trên thế giới, Đảng sâm có phân bố ở một
số quốc gia như: Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Inđônêxia [20].


2

Tại Thanh Sơn, cây Đảng sâm có trong tự nhiên, song do người dân
khai thác một cách tự phát nên hiện nay cây mọc tự nhiên không còn
nhiều. Mặt khác theo chiến lược quy hoạch phát triển dược liệu của tỉnh
Phú Thọ đến năm 2020, huyện Thanh Sơn sẽ là khu vực được ưu tiên phát
triển cây dược liệu trong đó có cây Đảng Sâm.
Như vậy, từ thực trạng trên cho thấy tiềm năng phát triển cây Đảng
sâm của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ là rất lớn, đồng thời các yếu tố về
điều kiện tự nhiên (địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu,..) và xã hội phụ hợp cho

phát triển cây dược liệu Đảng sâm trở thành cây mũi nhọn, có thể trồng với
diện tích lớn tạo thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, phục vụ cho
sản xuất các sản phẩm từ loài cây này trong tương lai đáp ứng nhu cầu của
thị trường trong và ngoài tỉnh. Vì vậy, tôi chọn thực hiện đề tài: “Giải
pháp phát triển cây Đảng Sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f)
trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng phát triển Đảng sâm trên địa bàn huyện
Thanh Sơn
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của Đảng sâm trên địa bàn huyện
Thanh Sơn.
- Phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Đảng sâm trên
địa bàn huyện Thanh Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng Đảng sâm trên địa bàn
huyện Thanh Sơn
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hoạt động sản xuất Đảng sâm
ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.


3

3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian: Tập trung nghiên cứu tại các gia đình có diện tích
trồng Đảng sâm thuộc huyện Thanh Sơn.
* Về thời gian:
- Tài liệu tổng quan được thu thập trong thời gian 3 năm trở lại đây (từ
2017-2019) để so sánh các chỉ tiêu phân tích.
- Số liệu đánh giá thực trạng địa bàn nghiên cứu được tập hợp chủ yếu

từ năm 2017 đến nay.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để sản xuất và phát
triển trồng Đảng sâm đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời góp bảo tồn nguồn gen
và đa dạng sinh vật học tại địa phương.
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ xung thêm tài liệu cho công tác
nghiên cứu khoa học, tài liệu tham khảo về Đảng sâm.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Về kinh tế: Nhu cầu sử dụng các loại thảo dược để chữa bệnh, nâng
cao sức khỏe hiện nay ngày càng tăng. Quỹ đất trồng và nguồn lao động miền
núi rất lớn, đây là cơ hội để người dân miền núi sản xuất cây Đảng sâm theo
hướng hàng hóa, cải thiện và phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Về xã hội: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần sản xuất cây
Đảng sâm chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu làm dược liệu mà thực tiễn đặt ra.
- Về môi trường: Sử dụng hợp lý các nguồn đầu vào nhằm giảm thiểu
đến môi trường sinh thái khi sản xuất Đảng sâm.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan về Đảng sâm
1.1.1.1. Phân loại thực vật
Theo hệ thống thực vật [2] Đảng sâm được phân loại như sau: Giới
(regnum): Plantae Lớp (Class): Magnoliopsida Bộ (ordo): Campanulales Họ
(Family):


Campanulaceae

Chi

(genus):

Codonopsis

Loài

(species):

Codonopsis javanica (Blume). Ở Việt Nam Đảng sâm mọc rải rác ở các tỉnh
miền núi phía Bắc. Trước đây có nhiều ở một số tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà
Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Các tỉnh phía
Nam chỉ thấy tập trung ở cao nguyên Langbian (tỉnh Lâm Đồng) và xung
quanh chân núi Ngọc Linh (Đắc Glây, Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum và Quảng
Nam - Đà Nẵng). Tại Kon Tum, Sâm dây phân bố chủ yếu ở vùng Ngọc Linh
thuộc huyện Tu Mơ Rông và Đăkglei [14].
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái
Đảng sâm là loài cây cỏ, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Rễ hình tru
dài, đường kính có thể đạt 1,5 - 2cm, phân nhánh, đầu rễ phình to có nhiều vết
sẹo lồi của thân củ, thường chỉ có một rễ trụ mà không có rễ nhánh, càng nhỏ
về phía đuôi, lúc tươi màu trắng, sau khô thì rễ có màu vàng, có nếp nhăn.
Thân mọc thành từng cụm vào mùa xuân, bò trên mặt đất hay leo vào cây
khác, thân màu tím sẫm, có lông thưa, phần ngọn không lông. Lá mọc cách
hình trứng hay hình trứng tròn, đuôi lá nhọn, phần gần cuống hình tim, màu
xanh hơi pha vàng, mặt trên có lông nhung, mặt dưới mầu trắng xám nhẵn
hoặc có lông rải rác, dài 3 - 8cm, rộng 2 - 4cm. Hoa màu xanh nhạt, mọc riêng
lẻ ở kẽ nách lá, có cuống dài 2 - 6cm, đài tràng hình chuông, gồm 5 phiến

hẹp, 5 cánh có vân màu tím ở họng, lúc sắp rụng trở thành màu vàng nhạt,
chia làm 5 thùy, nhụy 5, chỉ nghụy hơi dẹt, bao phấn đính gốc. Quả bổ đôi,


5

hình chùy tròn, 3 tâm bì, đầu hơi bằng, có đài ngắn, lúc chín thì nứt ra. Có
nhiều hạt màu nâu nhẵn bóng. Rễ hình trụ tròn hơi uốn cong, dài 10 - 35cm,
đường kính 0,4 - 2cm. Bề ngoài có màu vàng nhạt đến vàng xám nâu, phía
trên của rễ có vết thân lõm xuống hình tròn, đoạn dưới có nhiều nếp vân
ngang. Toàn rễ có nhiều nếp nhăn dọc và rải rác có bì khổng. Rễ dẻo, mặt cắt
ít bằng phẳng, phần vỏ có màu vàng nhạt, phần lõi màu trắng ngà. Mùi thơm
dịu, vị ngọt [14], [28], [41].
1.1.1.3. Giá trị của Đảng sâm
Đảng sâm là một loại thuốc bổ khí thông dụng, là đầu vị của hầu hết
các bài thuốc bổ khí huyết, bổ tỳ vị, chữa bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể,
thích nghi với mọi lứa tuổi, giới tính. Ðảng sâm với liều cao có thể dùng
thay thế nhân sâm, nên người ta thường ví đảng sâm là “nhân sâm của người
nghèo”. Theo kinh nghiệm sử dụng trong nhiều năm qua, dược liệu đảng
sâm của ta hoàn toàn có khả năng thay thế được đảng sâm Trung Quốc, vừa
hiệu quả, vừa an toàn hơn rất nhiều [39]. Có thể dùng Đảng sâm như Nhân
sâm, để thay Nhân sâm khi thiếu, hoặc có Nhân sâm nhưng vẫn dùng Đảng
sâm trong trường hợp tỳ hư, ăn kém, mệt mỏi, phế hư do phiền khát hoặc
thiếu máu, vàng da, phù chân, tiểu đục. Dùng riêng hoặc dùng rộng rãi phối
hợp với các vị thuốc khác trong các bài: Tứ Quân Tử Thang, Thập Toàn Đại
Bổ Thang, Bát Vị Địa Hoàng Hoàn.
Đảng sâm, ngoài nhu cầu về số lượng rất lớn, giá trị kinh tế cao, còn có
nhiều ưu thế như địa bàn phân bố rộng, thời gian có thể thu hoạch chỉ 18-20
tháng, rất thích hợp với đồng bào miền núi có thể trồng đại trà hoặc xen canh
với các loài cây khác như (như cây ngô) trên các nương rẫy để góp phần tăng

thu nhập, xóa đói giảm nghèo… Hiện nay, nhu cầu về đảng sâm trên thị
trường dược liệu trong nước rất lớn, theo ước tính có thể trên 1.000 tấn mỗi
năm (khoảng 2% tổng lượng dược liệu tiêu thụ). Hầu hết (trên 95%) đảng sâm
chúng ta đang sử dụng đều nhập từ Trung Quốc theo đường buôn bán tiểu


6

ngạch nên rất khó quản lý về giá cả và chất lượng (các loại đảng sâm Trung
Quốc trôi nổi có độ ẩm rất cao nhưng để lâu không mốc mọt có khả năng tẩm
chất bảo quản không kiểm soát được). Chỉ trong vòng 2-3 năm gần đây, giá
Đảng sâm Trung Quốc trên thị trường tăng chóng mặt gấp 4-5 lần, nên có
nhiều bệnh viện không mua được để cung ứng cho bệnh nhân [42].
1.1.2. Khái niệm về phát triển
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Theo từ điển Bách khoa toàn thư
mở, phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
của một sự vật. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để
đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá
trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo
đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu
nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn.Theo Ngân hàng thế giới (WB): phát triển
trước hết là sự tăng trưởng về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính
quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình Đảng về cơ hội, sự tự do về
chính trị và các quyền tự do của con người.
Theo MalcomGills - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
Mỹ: phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu của
nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra,
sự đô thị hoá, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình

tạo ra các thay đổi trên.
Theo tác giả Raaman Weitz: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên
tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những
thành quả tăng trưởng trong xã hội”. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình
tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá
trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá


7

trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Tóm lại, phát
triển kinh tế là sự phát triển trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về qui mô số
lượng cũng như sự thay đổi cấu trúc theo chiều hướng tiến bộ của nền kinh tế
và việc nâng cao chất lượng của sản phẩm để đạt đến đích cuối cùng đó là
tăng hiệu quả kinh tế [29].
Trong quá trình phát triển kinh tế, khái niệm phát triển bền vững được
hình thành và ngày càng được hoàn thiện. Năm 1987, theo Ngân hàng thế giới
(WB): phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm thương tổn
đến hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội nhu cầu hiện tại mà không phương
hại đến khả năng đáp ứng đến nhu cầu của tương lai. Các thế hệ hiện tại khi
sử dụng các nguồn tự nhiên cho sản xuất và của cải vật chất không thể để cho
thế hệ mai sau phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm cạn kiệt tự nhiên và nghèo
đói. Cần phải để cho thế hệ tương lai được thừa hưởng các thành quả lao động
của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục kỹ thuật, kiến thức và các nguồn lực
khác ngày càng được tăng cường.
Mục đích phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là kiến tạo một
nền sản xuất nông nghiệp bền vững cả về mặt lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất gắn với bảo vệ môi trường; có tốc độ tăng trưởng, năng suất, chất
lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao một cách vững chắc; có
mô hình sản xuất kinh doanh bền vững, đáp ứng ổn định lương thực, thực

phẩm, nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng trong nước, xuất khẩu cả trước
mắt và lâu dài.
Đối tượng của phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là toàn bộ
cấu trúc của ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng là nông nghiệp, lâm nghiệp
và ngư nghiệp. Nội dung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững bao
gồm các vấn đề cơ bản như:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững. Đây là
quá trình chuyển dịch hợp lý, phù hợp với điều kiện của vùng, phát huy được
lợi thế so sánh, bảo đảm nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và ổn định trong


8

thời gian dài. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển
dịch bền vững không làm ảnh hưởng tới các yếu tố môi trường và xã hội và
đạt được hiệu quả nâng cao đời sống nhân dân nói chung.
Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo
hướng bền vững. Đây là quá trình bảo đảm tăng trưởng ổn định lâu dài, sử
dụng hiệu quả các nguồn lực để tăng năng suất lao động, gia tăng giá trị và chất
lượng sản phẩm, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của quốc gia. Đánh
giá hiệu quả tăng trưởng nông nghiệp theo hướng bền vững cần hướng tới phù
hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường, năng suất phải luôn đồng hành
với chất lượng nông sản, trước hết là bảo đảm tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn
thực phẩm. Sản phẩm nông nghiệp phải đa dạng, giá cả hợp lý, có sức cạnh
tranh cao.
Tăng trưởng nông nghiệp toàn diện gắn với bảo đảm công bằng xã
hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Mục tiêu phát triển
nông nghiệp theo hướng bền vững là làm cho cuộc sống ngày càng tốt hơn.
Vì vậy, quá trình phát triển cần gắn liền với các yếu tố xã hội như: Giải
quyết việc làm, sử dụng lao động hợp lý, có chính sách gia tăng sản lượng

và giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn. Gắn mục tiêu tăng trưởng
kinh tế nông nghiệp với mục tiêu tạo việc làm cho người dân và tăng năng
suất lao động. Giảm khoảng cách giàu nghèo, ổn định xã hội và nâng cao
chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Tăng trưởng nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường bền vững. Quá
trình tăng trưởng nông nghiệp cần phải có một môi trường bền vững để con
người và muôn loài tồn tại lâu dài. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững về môi trường là giảm thiểu tác hại ô nhiễm môi trường do quá trình sản
xuất nông nghiệp gây ra. Có kế hoạch khai thác, sử dụng tiết kiệm nguồn tài
nguyên, duy trì độ màu mỡ của đất, giảm thiểu ô nhiễm không khí và nguồn
nước.
Như vậy, phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người,
còn bao gồm cả các khía cạnh như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao các


9

tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, cải thiện sức khoẻ và đảm bảo sự bình
Đảng


10

cũng như quyền công dân. Phát triển còn là sự tăng bền vững về các tiêu
chuẩn sống, bảo gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi
trường. Phát triển là những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là
sự bình Đảng về cơ hội, sự tự do về chính trị và quyền tự do công dân của con
người.
1.1.3. Khái niệm về phát triển Đảng Sâm
Dựa trên cơ sở lý luận về phát triển sản xuất, chúng ta có thể hiểu

phát triển sản xuất cây Đảng sâm là sự tăng tiến về quy mô, sản lượng và sự
tiến bộ về cơ cấu giống, mùa vụ và chất lượng Đảng sâm sản xuất ra. Sản
phẩm sản xuất ra có thị trường tiêu thụ ổn định, phù hợp với nhu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng. Như vậy phát triển sản xuất Đảng sâm bao hàm
sự biến đổi về số lượng và chất lượng. Sự thay đổi về số lượng và chất lượng.
Sự thay đổi về số lượng đó là sự tăng lên về quy mô diện tích, sản lượng và
tăng tỷ trọng trong ngành sản xuất Đảng sâm trong tổng giá trị ngành nông
nghiệp và trồng trọt. Sự tăng quy mô diện tích và sản lượng trong tương lai
phải phù hợp với đặc điểm của vùng, địa phương hay tỉnh. Mở rộng diện tích
trồng Đảng sâm phải đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội và lợi ích của
người sản xuất cây dược liệu. Hiện nay diện tích sản xuất Đảng sâm nói
chung của nước ta còn rất thấp, do vậy việc tăng diện tích, sản lượng Đảng
sâm là cần thiết. Song sản xuất trong điều kiện kinh tế thị trường thì phải chú
ý đến quy luật cung cầu, giá cả, quy luật cạnh tranh thì sản xuất mới mang lại
hiệu quả và phát triển sản xuất mới đảm bảo tính bền vững. Như vậy, phát
triển sản xuất cây là một quá trình tăng tiến về quy mô và năng suất sản xuất
cây dược liệu. Sự phát triển sản xuất Đảng sâm còn thể hiện sự phù hợp về cơ
cấu giống phục vụ cho việc sản xuất, chế biến. Không những đáp ứng cho nhu
cầu tiêu dùng trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu.
1.1.4. Vai trò của phát triển Đảng Sâm
Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về
thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng
gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của


11

cơ thể. Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và “Hướng dẫn đánh giá y học
cổ truyền” năm 1991, WHO luôn khuyến nghị dùng các thuốc cổ truyền vào
chăm sóc sức khỏe ban đầu, đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả cũng như

bảo đảm nguồn cung cấp những thuốc này.
Dược liệu nói chung, Đảng Sâm nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao
hơn trồng cây lương thực, thực phẩm. Trong mấy thập niên qua, hàng ngàn tấn
Đảng sâm đã được khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm, đem lại lợi
nhuận lớn. Đảng Sâm được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn,
miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo
vệ môi trường.
Đảng sâm nói chung, cây thuốc nói riêng tồn tại cùng với thế hệ sinh
thái rừng, nông nghiệp và nông thôn, lại có mối tương quan chặt chẽ giữa đa
dạng sinh học cây thuốc và đa dạng văn hóa, y học cổ truyền, gắn với tri thức
y dược học của 54 dân tộc, là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Trong tình hình hiện nay chúng ta thấy tỷ lệ Đảng sâm nhập khẩu ngày
càng nhiều, nhất là nhập qua đường tiểu ngạch, điều đó làm cho việc quản lý
chất lượng Đảng sâm rất khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và uy
tín của y dược cổ truyền Việt Nam.
Để chủ động trong lĩnh vực phát triển y dược cổ truyền và đảm bảo y
dược cổ truyền giữ được thế mạnh của y học Việt Nam so với các nước trong
khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chủ động được nguồn dược liệu.
Hơn bao giờ hết, lúc này phát triển Đảng sâm nên được coi là an ninh quốc
gia.
Phát triển nuôi trồng Đảng sâm còn là giải pháp quan trọng hạn chế tối
đa việc khai thác tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động,
thực vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Sử dụng hiệu quả nguồn đất đai, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập,
cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người nông dân, góp phần ổn định
đời sống và an ninh xã hội, thực hiện thành công chương trình xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện thúc đẩy sản xuất theo hướng chuyên môn hóa
nhằm phát triển các loại hình hàng hóa kinh tế có hiệu quả cao.



12

Cơ sở hạ tầng của sản xuất được cải thiện (giao thông, điện, nước sinh
hoạt, các trung tâm dịch vụ kỹ thuật, thương mại...). Người dân có điều kiện
giao lưu với bên ngoài tiếp cận được nhiều hơn với thị trường, khoa học kỹ
thuật. Mở rộng giao lưu văn hóa, vừa du lịch vừa góp phần phát triển kinh tế
vừa bảo tồn và phát huy giao lưu văn hóa vùng đồng bào dân tộc ở địa phương.
1.1.5. Nội dung của phát triển Đảng Sâm
1.1.5.1. Điều kiện phát triển Đảng Sâm
- Nguồn nguyên liệu dồi dào
Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng lớn về dược liệu
trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Cục Quản lý Y dược cổ truyền
(Bộ Y tế) cho biết, trong tổng số trên 5.000 loài cây và nấm làm thuốc đã biết,
có nhiều loài có tiềm năng khai thác tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc phục vụ
nhu cầu thị trường. Theo kết quả điều tra giai đoạn 2013-2015, hiện có
khoảng 70 loài, nhóm loài cây dược liệu có tiềm năng khai thác với tổng trữ
lượng khoảng 18.000 tấn/năm (như: Đảng Sâm, Diếp cá, Cẩu tích, Lạc tiên,
Rau đắng đất…). Đặc biệt, nước ta đang sở hữu nhiều loài dược liệu quý,
hiếm, đặc hữu như: Sâm Ngọc linh, Ba kích, Châu thụ, Ngân đằng…
Trên nền thế mạnh về nguồn tài nguyên dược liệu, cộng đồng dân tộc
Việt Nam đã tích lũy được những kinh nghiệm và truyền thống lâu đời trong
sử dụng các loại cây, con làm thuốc góp phần hình thành nên một kho tàng tri
thức khổng lồ mang bản sắc riêng theo từng dân tộc, từng vùng miền. Ngành
y tế đã tổng hợp được danh mục các loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc
và thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước. Những
tri thức bản địa này là cơ sở quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc sàng lọc, nghiên
cứu phát triển sản phẩm phục vụ công tác phòng và chữa bệnh của nhân dân.
Bên cạnh đó, sau gần 30 năm thực hiện, công tác bảo tồn, khai thác và
phát triển nguồn cây thuốc đã đạt những kết quả nhất định. Đến nay, ngành y
tế đã duy trì mạng lưới bảo tồn nguồn gen tại 7 vùng sinh thái. Đồng thời,



13

ngành đã lưu giữ và bảo tồn 1.531 nguồn gen thuộc 884 loài cây thuốc tại 7
vườn cây thuốc thuộc các đơn vị; 100% các nguồn gen bảo tồn được đánh giá
ban đầu; 30% nguồn gen được đánh giá chi tiết về các chỉ tiêu sinh trưởng và
phát triển… Đặc biệt, hiện đã có 11 cây dược liệu được trồng theo nguyên tắc,
tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” trong đó co cây
Đẳn Sâm (GACP-WHO).
- Thị trường rộng lớn:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số ở các nước
đang phát triển sử dụng y học cổ truyền hoặc thuốc từ thảo dược để chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe. Chính vì vậy, ngoài những tiềm năng và thế mạnh về
nguồn tài nguyên và thuốc từ dược liệu nói chung và cây Đảng Sâm nói riêng
Việt Nam có nhiều cơ hội giúp thúc đẩy phát triển ngành dược liệu trong
nước. Theo đó, thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu của
Việt Nam là rất lớn. Hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hiện
có 63 bệnh viện y học cổ truyền công lập; 92,7% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ
phận y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh
bằng y học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử
dụng dược liệu trong khám chữa bệnh. Như vậy, nhu cầu sử dụng dược liệu
rất lớn (khoảng 10%/năm); trong đó, khối bệnh viện y học cổ truyền công lập
sử dụng khoảng 300 loại dược liệu khác nhau ở mức khoảng 3.000 tấn mỗi
năm.
Ngoài ra, tính đến tháng 12/2016, cả nước có khoảng 226 cơ sở sản
xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (trong đó có 131 cơ sở sản xuất qui mô
công nghiệp) sử dụng trên 300 loại dược liệu khác nhau với khoảng 80 loại
dược liệu được dùng phổ biến. Đồng thời, cả nước hiện có 1.440 cơ sở sản
xuất thực phẩm chức năng.

Một thế mạnh nữa của Việt Nam chính là nước ta có diện tích đất đai
rộng lớn và trù phú với lượng nhân công dồi dào, rất phù hợp cho công tác
nuôi trồng, thu hái Đảng Sâm.


14

1.1.5.2. Phát triển quy mô, diện tích trồng Đảng Sâm
Với định hướng phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt
Nam trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và
xã hội để phát triển các vùng trồng dược liệu, gắn với bảo tồn và khai thác
hợp lý nguồn dược liệu tự nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh
thái cần xây dựng quy mô, diện tích phù hợp và có hiệu quả
Quy hoạch các vùng bảo tồn và khai thác Đảng Sâm: Triển khai điều
tra, đánh giá và xác định số loài, trữ lượng và vùng có khả năng khai thác.
Xây dựng kế hoạch và các giải pháp khai thác bền vững góp phần cung cấp
nguồn Đảng Sâm phục vụ nhu cầu sản xuất và sử dụng trong khám chữa
bệnh. Quy hoạch hệ thống các vườn bảo tồn cây thuốc nhằm bảo tồn vững
chắc nguồn gen Đảng Sâm.
Quy hoạch các vùng trồng Đảng Sâm: Quy hoạch các vùng trồng tập
trung Đảng Sâm có thế mạnh, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và
sinh thái để đáp ứng nhu cầu thị trường
Phát triển nguồn giống Đảng Sâm. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật để chọn, tạo ra các loại giống Đảng Sâm có năng
suất, chất lượng cao phục vụ cho sản xuất
Quy hoạch hệ thống các cơ sở sơ chế, chế biến, chiết xuất và bảo quản
dược liệu. Nâng cấp, cải tạo đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ,
đổi mới trang thiết bị các cơ sở sơ chế, chế biến, chiết xuất, bảo quản dược
liệu. Đầu tư xây dựng mới một số cơ sở theo hướng hiện đại, đồng bộ để
đảm bảo mỗi vùng có ít nhất 01 nhà máy sơ chế, chế biến, chiết xuất cao

dược liệu đạt tiêu chuẩn.
1.1.5.3. Nâng cao năng suất, chất lượng Đảng Sâm
Việc trồng Đảng sâm có sự đầu tư chăm sóc theo đúng quy trình kỹ
thuật sẽ làm cho chất lượng Đảng sâm được tăng lên tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình tiêu thụ sản phẩm Đảng sâm trên thị trường. Phát triển sản xuất
Đảng sâm


15

cũng vậy, để cạnh tranh được trên thị trường các hộ cần đẩy mạnh đổi mới
công nghệ, cải tiến phương pháp sản xuất để nâng cao năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Sự tăng quy mô diện tích và sản
lượng trong tương lai phải phù hợp với đặc điểm của vùng, địa phương
hay tỉnh. Hiện nay sản lượng Đảng sâm nói chung của nước ta còn rất thấp,
do vậy việc nâng cao năng suất, chất lượng Đảng sâm là cần thiết. Song sản
xuất trong điều kiện kinh tế thị trường thì phải chú ý đến quy luật cung cầu,
giá cả, quy luật cạnh tranh thì sản xuất mới mang lại hiệu quả và phát triển sản
xuất mới đảm bảo tính bền vững. Như vậy, phát triển sản xuất cây Đảng sâm
là một quá trình tăng tiến về qui mô và năng suất sản xuất Đảng Sâm.
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Đảng Sâm
1.1.6.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
- Đất trồng phù hợp
Đa số cây thuốc ưa đất thịt pha cát, tơi xốp, màu mỡ. Những nơi nhiều
cát sỏi, đất rời rạc hay nhiều đất sét, ngập nước đều không thể trồng cây dược
liệu. Ở đất chua, tuy cây mọc được, nhưng bộ rễ phát triển kém, độ pH có vai
trò nhất định, có cây thuốc ưa axit, có loại ưa đất kiềm.
Khi chọn đất trồng Đảng Sâm, cần lưu ý lịch sử khu đất không có tồn
dư yếu tố độc hại. Vị trí trồng, vùng trồng phải tránh xa những điểm có nguy
cơ gây ô nhiễm, lan truyền, phát tán các tác nhân gây độc hại cho cây trồng và

sản phẩm, như khu công nghiệp, khói lò gạch, lò xi măng, khu đổ rác thải,
bệnh viện, khu dân cư...
- Chế độ nước và nguồn nước
Đa số cây thuốc ưa ẩm, nhưng lại lo úng. Nếu trời mưa nhiều, độ ẩm
cao thì sâu bệnh nhiều, củ, rễ, hoa, quả bị thối (đương quy, bạch truật, tam
thất...). Nhìn chung, Đảng sâm có nhu cầu độ ẩm thích hợp, không quá khô
hoặc quá ẩm, cần lượng mưa phù hợp, khoảng 1.500 - 2.000 mm/năm, phân
bố đều trong năm.


×