Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Co ban relay tram

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.39 MB, 35 trang )

HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN

I.

Giới thiệu chung các thành phần thuộc hệ thống bảo vệ..................................................1
1.

Phần tử được bảo vệ......................................................................................................1

2.

Máy biến dòng điện.......................................................................................................1

3.

Máy biến điện áp...........................................................................................................5

4.

Relay bảo vệ..................................................................................................................6

5.

Relay khóa (relay lockout, relay 86).............................................................................6

6.

Hệ thống máy cắt...........................................................................................................7

7.


Các thiết bị phụ trợ cho thử nghiệm relay.....................................................................7

II.

Các kiến thức cơ bản về điện ba pha.................................................................................8
1.

Các định luật cần nắm...................................................................................................8

2.

Điên áp ba pha...............................................................................................................8

III.

Chức năng relay bảo vệ cơ bản.........................................................................................9

1.

Chức năng bảo vệ quá dòng điện có thời gian..............................................................9

2.

Chức năng bảo vệ quá dòng cắt nhanh........................................................................11

3.

Chức năng bảo vệ dòng điện thứ tự không..................................................................11

4.


Chức năng bảo vệ quá dòng có hướng........................................................................11

5.

Bảo vệ so lệch..............................................................................................................12

6.

Bảo vệ so lệch tổng trở cao.........................................................................................15

7.

Bảo vệ khoảng cách.....................................................................................................16

IV.

Chức năng bảo vệ cho các phần tử được bảo vệ.............................................................20

1.

Bảo vệ máy biến áp.....................................................................................................20

2.

Bảo vệ thanh cái..........................................................................................................27

3.

Bảo vệ phát tuyến........................................................................................................28


V.

Hệ thống relay bảo vệ trạm nhà máy Hàm Thuận..........................................................31
1.

Bảo vệ máy biến áp chính 1T, 2T................................................................................31

2.

Bảo vệ máy biến áp 3T................................................................................................32

3.

Bảo vệ phát tuyến........................................................................................................33

4.

Bảo vệ thanh cái..........................................................................................................34

DHD

Page 0


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN

I.
1.
2.

-

Giới thiệu chung các thành phần thuộc hệ thống bảo vệ
Phần tử được bảo vệ
Phát tuyến
Thanh cái
Máy biến áp
Máy biến dòng điện
Thường được gọi là : BI, CT, TI

-

Kí hiệu trên bản vẽ:

-

-

Nhiệm vụ:
 Biến đổi dòng điện sơ cấp thành thứ cấp ( thường là 5A hoặc 1A)
 Cách ly mạch sơ cấp và thứ cấp ( dùng trong đo lường và bảo vệ)
 Tạo sự phối hợp dòng điện giữa các pha ( vd: cộng dòng điện 3pha)
Nguyên lý hoạt động:

-

Sơ đồ thay thế:

-


Đặc tính từ hóa :

DHD

Page 1


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN

-

 Điểm gập Vk:
Là một điểm trên đường cong từ hóa
Từ đó để tăng điện áp lên 10% -> cần tăng dòng từ hóa 50%-> tại vùng bão hòa
mối quan hệ giữa điện áp và dòng điện không còn tuyến tính nữa.
Từ đó dựa vào đặc tính từ hóa ta có thể xác định được vùng làm việc bão hòa
của CT.
Hiện tượng hở mạch thứ cấp và bão hòa mạch từ

-

 Qua sơ đồ ta thấy toàn bộ dòng điện sơ cấp sẽ dùng để từ hóa mạch từ -> tổn
thất công suất trong lõi thép lớn -> phát nóng lõi thép và cuộn dây->có thể làm
cháy cách điện
 Mặt khác do dòng từ hóa lớn dẫn đến lõi thép sẽ bị bão hòa, sức điện động cuộn
thứ cấp có dạng nhọn đầu và có giá trị lớn gây nguy hiểm cho người và thiết bị.
 Do đó khi trong quá trình vận hành và sửa chữa, tuyệt đối không được để hở
mạch thứ cấp CT.
 Cũng do đó trong quá trình CT bão hòa -> dòng sơ cấp sẽ tang cao -> dòng thứ
cấp có dạng xung nhọn, dòng hiệu dụng rất nhỏ.

Giải thích thông số ghi trên biến dòng:

DHD

Page 2


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN

-

Một số kiểu CT:

CT vòng xuyến

DHD

Page 3


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN

CT có bồn dầu phía trên

CT có bồn dầu phía dưới
DHD

Page 4



HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN
3. Máy biến điện áp
- Thường được gọi là : BU, PT, VT

-

-

-

-

Kí hiệu trên bản vẽ:
Nhiệm vụ:
 Biến đổi tỉ lệ điện áp từ sơ cấp sang thứ cấp theo tiểu chuẩn ( thường là 100V
hoặc 110V)
 Cách ly mạch sơ cấp với mạch thứ cấp (dùng trong đo lường và bảo vệ)
Điện áp danh định sơ cấp và thứ cấp
 BU ngoài trời thường sử dụng điện áp pha: điện áp danh định của cuộn sơ cấp
là điện áp danh định của lưới điện.
 BU dùng cho đo lường phạm vi điện áp làm việc sẽ từ 80-120% điện áp danh
định
 BU dùng cho bảo vệ sẽ từ 0,05->1,5 hoặc 1,9 lần điện áp danh định
BU kiểu tụ phân áp (CVT)
Sơ đồ thay thế như sau:

Thường dùng cho hệ thống điện áp cao nhằm giảm kích thước, chi phí sản xuất.
Thường dùng kết hợp với hệ thống thông tin tải ba PLC
Một số hình ảnh BU:


DHD

Page 5


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN

4. Relay bảo vệ
Là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống bảo vệ. hiện nay chủ yếu dùng relay kỹ
thuật số cho hệ thống bảo vệ.
Nó chứa tất cả các chức năng bảo vệ , tùy thuộc vào từng phần tử được bảo vệ ta sẽ có
các chức năng khác nhau được cài đặt cho relay bảo vệ để tạo thành hệ thống bảo vệ cho
các phần tử.
5. Relay khóa (relay lockout, relay 86)
Relay khóa được sử dụng để trip máy cắt cho các chức năng bảo vệ không tham gia
đóng lặp lại.
Relay khóa có hai cuộn dây( một cuộn trip, và một cuộn reset). Khi relay khóa tác
động sẽ giữ cố định tiếp điểm đầu ra, và chỉ nhả ra khi relay được reset.

DHD

Page 6


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN
6. Hệ thống máy cắt
Có nhiệm vụ cô lập sự cố khi nhận được lệnh trip từ relay
7. Các thiết bị phụ trợ cho thử nghiệm relay
- Các terminal test: thường được dùng để nối với các tiếp điểm trip của relay với
mạch trip máy cắt. hoặc có thể dùng cho các mạch CT, PT. mục đích chính thuận

lợi cho quá trình cô lập, sửa chữa, thử nghiệm hệ thống relay bảo vệ

Terminal test dùng cho mục đích cô lập mạch trip

Terminal test dùng cho việc thử ngiệm
DHD

Page 7


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN
-

Một số hệ thống thống lại sử dụng testblock thay cho các terminal test. Đi kèm với
các testblock là các testplug

II. Các kiến thức cơ bản về điện ba pha
1. Các định luật cần nắm
- Định luật Kirchoff
 Tổng dòng điện vào và ra của một nút (đối tượng) bằng không.
 Tổng điện áp trong một vòng kín bằng không
- Định luật Ohm
 U=IxZ
 Z = U/I
2. Điên áp ba pha
- Hệ thống điện ba pha cân bằng

-

Hệ thống điện ba pha mất cân bằng


DHD

Page 8


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN

Phương trình mối liên hệ giữa các điện áp

III. Chức năng relay bảo vệ cơ bản
1. Chức năng bảo vệ quá dòng điện có thời gian
-

Ký hiệu : I> hoặc 51
Bảo vệ làm việc khi giá trị dòng điện tăng cao hơn giá trị cài đặt (Ikđ)
Đặc tính thời gian độc lập: relay khởi động thì thời gian tác động không phụ thuộc
vào độ lớn của dòng điện bảo vệ.

DHD

Page 9


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN

-

-


Đặc tính thời gian phụ thuộc: khi relay khởi động thì thời gian tác động sẽ phụ
thuộc vào giá trị dòng điện.

Thực tế thì các hãng relay thường sẽ chọn đặc tính thời gian theo các tiêu chuẩn
IEC, IEEE, ANSI…
Phối hợp thời gian giữa các relay bảo vệ thời gian độc lập
Xét một sơ đồ đơn giản gồm hai máy cắt như sau

DHD

Page 10


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN
Khi sự cố tại điểm N2 thì cả BV1 và BV2 đều khởi động, nhưng mong muốn là
BV2 phải tác động trước do vậy cần phải có sự phối hợp thời gian giữa BV1 và

2.
-

BV2. Thời gian cài đặt cho relay BV1 sẽ là :
Nếu có nhiều phân đoạn thì việc cài đặt này sẽ làm tăng rất nhiều thời gian tác
động của các relay gần nguồn, nên thường thì sẽ dùng đặc tính phụ thuộc
Chức năng bảo vệ quá dòng cắt nhanh
Kí hiệu : I>> (50)
Bảo vệ tác động khi giá trị dòng ngắn mạch lớn hơn giá trị cài đặt.
Nguyên tắc: đảm bảo tính chọn lọc bằng việc chọn dòng khởi động lớn hơn dòng
ngắn mạch max qua chỗ đặt bảo vệ khi ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ

-


Các relay bảo vệ không cần phối hợp thời gian do thời gian tác động gần bằng 0
Relay không bảo vệ toàn bộ đường dây mà chỉ bảo vệ đường một phần do dòng
điện ngắn mạch sẽ giảm dần theo chiều dài của đường dây.
3. Chức năng bảo vệ dòng điện thứ tự không
- Kí hiệu : I0>(51N), I0>>(50N)

-

8.
-

Sử dụng bộ lọc dòng điện thứ tự không
Tính toán dòng khởi động:
 Chế động bình thường:
Về lý thuyết dòng qua relay sẽ bằng 0
Thực tế do sai số BI, dong không cân bằng dẫn tới sẽ có dòng thứ tự không.
Do đó để relay không tác động nhầm, người ta cài đặt giá trị sao cho lớn hơn
giá trị do các sai số trên gây ra :
 Chế độ sự cố :
Dòng điện qua relay tăng cao hơn nhiều lần giá trị tác động, nên relay sẽ hoạt
động.
Chức năng bảo vệ quá dòng có hướng
Kí hiệu : 67, 67N
Bảo vệ tác động khi: dòng điện sự cố chạy theo hướng qui định (chiêu dương từ
thanh góp hướng ra đường dây) lớn hơn giá trị cài đặt.
Việc xác định hướng dòng điện được thực hiện bằng bộ định hướng công suất
Bộ định hướng công suất:
 Được đấu nối để đảm bảo relay hoạt động đúng trong mọi trường hợp.
 Sơ đồ đấu nối thường được sử dụng là sơ đồ 900


DHD

Page 11


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN

-

-

Trong sơ đồ này giả sử sự cố pha 1, thì dòng này sẽ được so sánh với áp U23.
Xét trong trường hợp lý tưởng thì áp U23 sẽ vuông góc với I1 do đó được gọi là
sơ đồ 900
Lý do dùng điện áp dây pha không sự cố làm điện áp tham chiếu vì:
 Khi chạm một pha: Nếu dùng điện áp Pha1 làm tham chiếu thì khi sự cố điện áp
này sẽ giảm thấp, dẫn tới không chính xác.
 Hoặc khi pha 1,2 sự cố điện áp U12 cũng giảm thấp dẫn tới không chính xác cho
phép so sánh.
 Do vậy phải chọn điện áp dây với pha không sự cố để đảm bảo tính chính xác.
Đặc tính làm việc của relay

9. Bảo vệ so lệch
- Kí hiệu : 87
- Nguyên lý hoạt động: so sánh dòng đầu vào và đầu ra của phần tử được bảo vệ,
tính toán ra dòng so lệch. Khi dòng so lệch đủ lớn thỏa mãn đặc tuyến bảo vệ của
relay, chức năng sẽ tác động.
- Xét dòng so lệch trong ba trường hợp
1, Chế độ bình thường:

 Dòng điện chạy qua relay như hình vẽ
DHD

Page 12


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN

 Trong trường hợp lý tưởng thì dòng so lệch bằng 0. Tuy nhiên thực tế thì do sai
số của BI nên dòng so lệch khác 0.
2, Chế độ sự cố ngoài vùng:
 Phân bố dòng điện tương tự bình thường.
 Do dòng điện sự cố nên có giá trị lớn dẫn đến sai số lớn.
 Do vậy cần đặt giá trị relay phù hợp để tránh tác động nhầm.

3, Chế độ sự cố trong vùng bảo vệ:
Trong chế độ này dòng so lệch sẽ bằng tổng hai dòng đầu vào và đầu ra của thiết
bị, nên sẽ có giá trị lớn relay sẽ tác động

DHD

Page 13


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN

Tổng kết ba trường hợp trên ta được dòng so lệch trong ba trường hợp như nhau:

-


Để đảm bảo relay làm việc luôn đúng trong các trường hợp, người ta sử dụng bảo
vệ so lệch có hãm:
 Giải pháp sử dụng “bảo vệ so lệch có hãm” : hoạt động dựa trên hai loại dòng
điện, dòng so lệch (id) và dòng hãm (ih).
 Dòng hãm có công thức tính:
hoặc

Tùy thuộc vào từng hãng relay
 Công thức liên hệ giữa dòng so lệch và dòng hãm

DHD

Page 14


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN

 Từ các công thức trên ta có nhận xét như sau:
+ Nếu sự cố ngoài vùng bảo vệ thì dòng hãm sẽ rất lớn và dòng so lệch nhỏ
+ Việc lựa chọn hệ số Khãm sẽ ảnh hưởng đến độ nhạy và khả năng làm việc của
relay. Nếu hệ số lớn relay sẽ khó tác động nhầm nhưng độ nhạy lại kém, nếu hệ
số này lớn thì relay sẽ dễ tác động nhầm hơn nhưng lại tăng độ nhạy. Do đó cần
tính toán để lựa chọn cho phù hợp.
 Từ công thức trên ta có được đồ thị như sau:

10. Bảo vệ so lệch tổng trở cao
- Kí hiệu : 87H
- Bảo vệ được sử dụng để đảm bỏa relay làm việc tin cậy trong trường hợp CT bị
bão hòa mạch từ
 Hiện tượng này thường xảy trong bảo vệ thanh góp, khi mà dòng trên một

nhánh có thể bằng tổng các dòng của các nhánh khác

DHD

Page 15


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN

-

Xét sự cố với sơ đồ đơn giản hai ngăn lộ như sau:
 CT bị bão hòa không có dòng thứ cấp
 CT còn lại có dòng qua relay và qua mạch thứ cấp của CT bị bão hòa -> relay
sẽ tác động sai
 Do đó để hạn chế dòng qua relay người ta nối tiếp một điện trở có giá trị lớn.

11. Bảo vệ khoảng cách
- Kí hiệu: 21, 21N

DHD

Page 16


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN
-

-


Bảo vệ khoảng cách dựa trên các giá trị dòng điện và điện áp tại điểm đặt relay để
xác định tổng trở sự cố. nếu tổng trở này nhỏ hơ giá trị tổng trở cài đặt trong relay
thì relay sẽ tác động.
Tổng trở gồm hai thành phần R&X: để thuận tiện phân tích sẽ sử dụng măt phẳng
tổng trở biểu diễn làm việc của bảo vệ khoảng cách.

-

Xét sơ đồ đơn giản sau:

-

Biểu diễn tổng trở của hệ thống trong lúc hoạt động bình thường và sự cố trên đồ
thị

Từ đồ thị ta nhận thấy khi sự cố xảy ra , điểm sự cố luôn có xu hướng tiến về
đường tổng trở của đường dây nên có thể chế tạo relay hoạt động trên đường tổng
trở. Tuy nhiên trong thực tế thì so một số sai số, hoặc là do sự cố có thể qua tổng
DHD

Page 17


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN
trở trung gian nên có thể điểm sự cố có thể lệch so với đường tổng trở, vì thế người
ta chế tạo relay với đường đặc tính được mở rộng qua hai bên đường tổng trở
đường dây.
Có hai dạng đường đặc tính thường gặp ở các dòng relay hiện nay là dạng đường
“Ohm” và “Quadrilateral”: trong đó dạng “Quadrilateral” được sử dụng phổ biến
hơn với các relay ngày nay vì có khả năng bám sát hơn với đặc tính của đối tượng

được bảo vệ

-

Relay thường được chỉnh đinh với 4 vùng
Xét sơ đồ sau:

 Vùng I(Z1):
 Có thời gian tác động tức thời
 Thường được cài đặt bảo vệ từ 80-90% ZAB
 Không thể cài đặt 100% đường dây vì những sai số của BU, BI. Khi tính
toán giá trị cài đặt luôn giả thuyết ở điều kiện lý tưởng (bỏ qua điện dung
của đường dây) các pha luôn đảo pha tuần tự nhưng thực tế hoạt động thì
điều này là không thể. Do đó nếu cài đặt 100% relay rất dễ bị tác động
nhầm
 Vùng II (Z2):
DHD

Page 18


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN
 Tác động có thời gian trễ theo nguyên tắc phân cấp thời gian, phối hợp với
các bảo vệ liền kề.
 Được cài đặt tối thiểu từ 120-150% ZAB
 Vùng 2 của BV1 là bảo vệ dự phòng cho BV3,5,7 do đó giá trị không thể
vượt quá vùng 1 của BV3,5,7 và bảo vệ tới 50% của đường dây ngắn nhất.
 Vùng III (Z3):
 Bao trùm đường dây dài nhất từ thanh cái B tuy nhiên không được vượt quá
vùng 2 của các BV3,5,7.

 Vùng Reverse (Z3R, Z4)
 Đặt khoảng 25%ZAB
 Bảo vệ dự phòng cho thanh góp
 Gia tăng hiệu quả của bảo vệ
 Thường dùng đặc tính hình tròn

DHD

Page 19


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN

IV. Chức năng bảo vệ cho các phần tử được bảo vệ
1. Bảo vệ máy biến áp
Các chức năng thường được cài đặt cho bảo vệ máy biến áp: 87T, 87N,64B, 49, 50/51,
50/51N, 24, FR .
Các bảo vệ không điện như bảo vệ quá nhiệt máy biến áp, relay hơi (96), đồng hồ chỉ
thị mức dầu…
- Khảo sát các sự cố và chế độ bất thường trong máy biến áp:
 Các sự cố:
 Phóng điện sứ xuyên
 Sự cố pha – pha, pha – đất đối với cuộn dây cao áp và hạ áp
 Sự xâm ẩm của hơi nước vào dầu cách điện
 Sét đánh lan truyền vào trạm làm hỏng cách điện cuộn dây
 Sự cố giữa các vòng dây trên cùng cuộn dây
 Chế độ bất thường:
 Quá tải
 Mức dầu tăng cao hoặc giảm thấp
 Hỏng bộ chuyển đổi đầu phân áp

 Lõi từ bị quá từ thông
Bảo vệ so lệch 87T:
DHD

Page 20


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN
-

Sử dụng bảo vệ so lệch có hãm
Dùng làm bảo vệ chính cho máy biến áp
Phạm vi bảo vệ được giới hạn bởi vị trí đặt CT

-

Các ảnh hưởng đến bảo vệ cần được lưu ý
 Tổ đấu dây máy biến áp:
 Máy biến áp tổ đấu dây hai phía khác nhau ->dòng điện các phía bị lệch
pha.
 Sự lệch pha dòng điện các phía gây ra dòng điện so lệch, vì vậy trong các
relay hiện đại có đưa ra các thuật toán để bù góc pha.
 Hiệu chỉnh tỷ số biến dòng:
 Do các CT các phía có tỷ số biến khác nhau, các giá trị nhị thứ khác nhau.
Dẫn tới phát sinh dòng điện so lệch
 Các relay hiện đại sẽ tự động tính toán để bù tỷ số biến áp
 Hãm bảo vệ khi đóng máy biến áp không tải:
 Khi đóng xung kích máy biến áp, dòng từ hóa lõi thép tăng cao. Dòng từ
hóa luôn có chứa thành phần sóng hài bậc 2
 Dạng sóng hài bậc 2 là một đặc trưng của dòng từ hóa xung kích, nên được

sử dụng làm thành phần hãm sóng hài.
 Tuy nhiên hãm sóng hài chỉ dùng cho bảo vệ 87T, để bảo vệ cho quá trình
đóng xung kích, tránh hiện tường dòng xung kích quá lớn dẫn đến nguy
hiểm cho máy biến áp người ta còn cài đặt một chức năng so lệch khác gọi
là “Quick diff”, chức năng này không bị block bởi sóng hài bậc 2.
Bảo vệ so lệch thứ tự không(87N):
- Các sự cố gần điểm trung tính, dòng sự cố thường rất bé.
- Các bảo vệ thứ tự không (50&51N) có thể hoạt động không còn chính xác.
- Do đó người ta thiết kế bảo vệ so lệch thứ tự không để bảo vệ trong các trường hợp
này do có ưu điểm độ nhạy cao.

DHD

Page 21


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN

Bảo vệ chống chạm đất phía trung tính cách đất (64B)
- Cuộn dây có trung tính cách điện, khi xảy ra sự cố chạm pha – đất. Dòng điện thứ
tự không rất nhỏ .-> relay bảo vệ quá dòng không thể hoạt động được.
- Để phát hiện sự cố chạm đất sử dụng điện áp thứ tự không 3U0:
- Điện áp tứ tự không được đo bởi cuộn tam giác hở của PT

Khi hoạt động bình thường ba pha đối xứng nên tổng điện áp bằng không, do đó
điện áp đầu ra PT bằng không
Khi xảy ra sự cố pha – đất sẽ làm lệch pha điện áp dẫn đến xuất hiện điện áp thứ tự
không -> relay hoạt động theo nguyên lý quá điện áp thứ tự không.
Bảo vệ chống quá từ thông lõi thép (24)
DHD


Page 22


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN
-

-

Chức năng quá từ thông hay còn gọi là quá kích từ được dùng để bảo vệ quá từ
thông trong lõi thép
Nguyên nhân:
 Điện áp hệ thống bị tăng cao.
 Tần số hệ thống bị giảm thấp.
Hiện tượng khi quá từ thông: lõi từ không thể mang thêm từ thông -> từ thông móc
vòng qua các kết cấu kim loại lân cận -> gây ra hiện tượng phát nóng.
Phương thức bảo vệ:
 Giám sát tỉ số V/f
 Bảo vệ có trễ một khoảng thời gian, do quá từ thông tức thời không gây nguy
hại không cần phải cắt tức thời.

Bảo vệ quá tải (49):
- Nguyên lý tác động gần giống với chức năng quá dòng, tuy nhiên giá trị tác động
thường nhỏ hơn rất nhiều và thời gian tác động lớn hơn.
- Thông thường người ta chỉ sử dụng chức năng này để báo alarm, nhằm cho người
vận hành biết tình trạng tải trên máy biến áp để có phương hướng giải quyết.
Chức năng quá dòng 50/51
Hoạt động theo giá trị dòng cài đặt, có phối hợp bảo vệ với các chức năng và các hệ
thống bảo vệ của lưới điện.
Chức năng quá dòng chạm đất 50/51N

DHD

Page 23


HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẠM ĐIỆN
Hoạt động theo giá trị dòng cài đặt, có phối hợp bảo vệ với các chức năng và các hệ
thống bảo vệ của lưới điện.
Bảo vệ lỗi máy cắt (50BF)
Bảo vệ hoạt động khi có tín hiệu kích hoạt bảo vệ từ các bảo vệ chính
(87;50/51;50/51N).
Sự cố được duy trì mà máy cắt không mở được.
Bảo vệ sẽ gửi tín hiệu trip đến các máy cắt có liên quan nhằm cô lập sự cố ra khỏi hệ
thống.
Các bảo vệ không điện
 Reley 96
 Thường gọi là relay hơi (Buchholz).
 Để chống các sự cố bên trong thùng dầu, kể cả các sự cố về điện và về dầu
như là: ngắn mạch giữa các pha, chập một số vòng trong cùng một cuộn
dây, chập các pha ở gần điểm trung tính hay điểm nối hai pha trong cuộn
tam giác. Các sự cố về dầu có thể xảy ra là: phát sinh khí trong dầu, dầu
trong thùng dầu bị xì chảy ra ngoài.
 Có cấu tạo gồm hai tổ hợp phao nằm lơ lửng trong dầu:

 Thường được lắp đặt tại ống nối giữa bồn dầu phụ và thùng dầu chính máy
biến áp.

DHD

Page 24



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×