Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Hướng dẫn sử dụng Arduino cơ bản Tập 7 Arduino với các đồ án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 33 trang )

HƯỚNG DẪN SỬ
DỤNG ARDUINO CƠ
BẢN
TẬP 7: ARDUINO VỚI CÁC ĐỒ ÁN

PHẦN 1: IOT với Smarthome
Đề tài 1: Smarthome với Bluetooth
Đề tài 2: Smarthome với SMS và WiFI
Đề tài 3: Smarthome Weberver
Đề tài 4: Smarthome với Firebase- Webserver

Tài liệu tự học The Moon - ARDUINO IOT VIETNAM
2020
/>
1


ĐỀ TÀI 1: ĐIỀU

KHIỂN THIẾT BỊ BẰ NG BLUTOOTOTH

1.1. Phần cứng
1. Board Arduino UNO R3.
2. Module Bluetooth HC 05.
3 .Module giảm áp LM 2596.
4. Module RFID.
5. Màn hình LCD.
6. Điện trở, Biến áp, Dioce cầu, IC ổn áp 7805
1.2. Phần mềm
1. Arduino IDE
2. Mit App Inventor



(Giới thiệu tóm tắt)
1.1 Hệ thống đóng mở cửa bằng thẻ RFID
1.1.1 Sơ đồ khối
Thiết kế hệ thống điều khiển đóng mở cửa thông qua việc sử dụng thẻ từ
để điều khiển. Trường hợp bị mất thẻ từ hoặc mất điện, việc đóng mở cửa sẽ
được thực hiện bằng phương pháp thủ công thông qua việc sử dụng chìa khóa
để mở cửa.
KHỐI MODULE RFID

KHỐI MODULE
NGUỒN

Thẻ từ

KHỐI XỬ LÝ
TRUNG TÂM

KHỐI RELAY/NGÕ RA

Hình 3. 1: Sơ đồ khối thẻ RFID

Tài liệu tự học The Moon - ARDUINO IOT VIETNAM
/>
2


1.1.2 Thiết kế phần cứng
Thiết kế phần cứng của hệ thống mở cửa bằng thẻ RFID chia làm 4 khối cụ thể
như sau:

• Khối nguồn
• Khối xử lý trung tâm
• Khối Module RFID
• Khối Relay và điều khiển
1.1.3. Sơ đồ kết nối thiết bị

Hình 3. 2: Sơ đồ kết nối các module của thẻ RFID

1.1.4. Nguyên lý hoạt động của hệ thống
Đầu tiên để mở cửa là chúng ta sẽ cần có thẻ từ để khối module RFID
nhận dạng thẻ.
• Đóng cửa:
Tài liệu tự học The Moon - ARDUINO IOT VIETNAM
/>
3


Chúng ta sẽ đưa thẻ từ lại gần thiết bị đọc thẻ để thiết bị đọc thẻ nhận tín
hiệu và truyền về Arduino để đưa ra tín hiệu đóng Relay.
• Mở cửa:
Một lần nữa chúng ta sẽ đưa thẻ từ lại gần thiết bị đọc thẻ để thiết bị đọc
thẻ nhận tín hiệu và truyền về Arduino để đưa ra tín hiệu mở Relay.

2.1. Hệ thống điều khiển thiết bị điện dân dụng
2..2.1. Sơ đồ khối
Thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện dân dụng trong nhà thông qua
điện thoại thông minh trên nền tảng Android. Để điều khiển thiết bị, chúng ta
phải kết nối với bộ xử lý trung tâm, thông qua kết nối Bluetooth trên điện
thoại với Bluetooth của bọ xử lý trung tâm.


KHỐI MODULE
BLUETOOTH

KHỐI MODULE
NGUỒN

KHỐI ĐIỀU KHIỂN
(ĐIỆN THOẠI
ANDROID)

KHỐI XỬ LÝ
TRUNG TÂM

KHỐI ĐÈN
BÁO/RELAY/NGÕ
RA
2.2.2 Thiết kế phần cứng
Thiết kế phần cứng của điều khiển thiết bị điện bằng điện thoại thông minh
chia làm 4 khối cụ thể như sau:
• Khối nguồn
Tài liệu tự học The Moon - ARDUINO IOT VIETNAM
/>
4


• Khối xử lý trung tâm
• Khối Module Bluetooth
• Khối đèn báo/Relay và điều khiển
2.2.3. Sơ đồ nguyên lý


2.2.4. Nguyên lý hoạt động của hệ thống
Đầu tiên, khởi động phần mềm Android. Khi phần mềm xuất hiện chúng
ta sẽ thực hiện kết nối Bluetooth giữa điện thoại với Module Bluetooth HC-05
của khối xử lý trung tâm. Sau khi kết nối thành công phần mềm sẽ hiện thị
thông báo là đã kết nối. Tiếp theo chúng ta sẽ điều khiển phần mềm để đóng
mở thiết bị theo ý muốn.

Khi bật thiết bị:
Khi nhấp vào một nút nhấn nào đó trên phần mềm Android thì nó sẽ gởi tín
hiệu mở thiết bị đi đến Module Bluetooth HC-05 thông qua Bluetooth trên
điện thoại. Sau đó Module Bluetooth HC 05 sẽ truyền tính hiệu về Arduino để
đưa ra tín hiệu mở đèn/đóng relay.

Khi tắt thiết bị:
Khi nhấp vào một nút nhấn nào đó trên phần mềm Android thì nó sẽ gởi tín
hiệu đóng thiết bị đi đến Module Bluetooth HC-05 thông qua Bluetooth trên
điện thoại. Sau đó Module Bluetooth HC 05 sẽ truyền tính hiệu về Arduino để
đưa ra tín hiệu tắt đèn/mở relay.

Tài liệu tự học The Moon - ARDUINO IOT VIETNAM
/>
5


Hình 4. 1: Code chương trình

Tài liệu tự học The Moon - ARDUINO IOT VIETNAM
/>
6



Hình 4. 2: Ứng dụng trên điện thoại

Tài liệu tự học The Moon - ARDUINO IOT VIETNAM
/>
7


3.1. Lưu đồ giải thuận cho Arduino

Bắt đầu

Thiết lập
Serial begin(9600)

Serial available
()> 0

Gửi gói dữ liệu tiếp theo

NO

Kiểm tra điều kiện

YES
Điều khiển thiết bị

Tài liệu tự học The Moon - ARDUINO IOT VIETNAM
/>
8



3.2. Lưu đồ giải thuật chương trình trên Smartphone

Bắt đầu

Hệ thống báo muốn bật Bluetooth

Thoát ứng dụng

No

Click yes

Yes

Nếu là lần đầu kết nối thì yêu cầu nhập
mật khẩu
Từ lần thứ 2 trở đi bỏ qua bước này
No
Tìm địa chỉ
MAC thiết bị

Yes

Màn hình điện thoại hiện “ Đã kết nối “

Có button nào
được click


No
Yes

Thiết bị được đóng/mở theo button đã được
nhấn

Tài liệu tự học The Moon - ARDUINO IOT VIETNAM
/>
9


4.1. Kết quả
Hướng dẫn sử dụng:
Đến với ngôi nhà thông minh chúng ta sẽ cần phải có thẻ từ hoặc là chìa
khóa cửa để mở cửa ra vào. Việc sử dụng chìa khóa thì sẽ không đề cập đến vì
đó là phương pháp dự phòng khi mất thẻ từ, về vấn đề thẻ từ khi muốn ra vào
cửa chúng ta chỉ việc đưa thẻ từ lên gần nơi đọc thẻ.

thì cửa sẽ mở

đưa thẻ lên gần nơi đọc thẻ thêm lần nữa thì cửa sẽ đóng

Vào đến bên trong ngôi nhà hệ thống đèn và quạt trong phòng
sẽ được điều khiển từ xa bằng sóng Bluetooth thông qua điện thoại thông
minh trên nền tảng Android. Để điều khiển được thiết bị chúng ta cần phải kết
nối với hệ thống trung tâm, bằng cách kết nối Bluetooth điện thoại với
Bluetooth của hệ thống thông qua phần mềm Control Electricity Equipment

Tài liệu tự học The Moon - ARDUINO IOT VIETNAM
/>

10


Khi kết nối xong chúng ta sẽ dễ dàng điều khiển được thiết bị trong phòng,
việc tắt hay mở các thiết bị trở nên dễ dàng cho người sử dụng khi chỉ cần
chạm vào các nút trên phần mềm để đóng mở các thiết bị.

Ngoài ra nếu muốn các thiết bị mở đồng loạt mà không muốn tốn công nhấn
từng cái thì chỉ việc nhấn vào nút đỏ (PUSH) thì tất cả các thiết bị sẽ mở đồng
loại, nhấn thêm lần tiếp theo thì sẽ tắt đồng loạt.
Việc mở cửa bằng thẻ từ hoặc điều khiển thiết bị từ xa sẽ tạo cảm giác thoải
mái, tiện lợi, cho người sử dụng, đem đến sự hiện đại cho ngôi nhà.
Kết quả là như thế nhưng mọi việc đều có ưu và nhược điểm tồn tại kèm theo
dưới đây là ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm rút ra trong quát trình thi
công và trải nghiệm sản phẩm.
Ưu điểm:
Đem đến sự tiện lợi, thoải mái nhất định đến cho người sử dụng.
Mỗi thẻ từ sẽ chỉ có một mã thẻ duy nhất nên việc sao chép hay có thêm 1 thẻ
thứ hai (nếu không cung cấp thẻ từ gốc) là việc không thể, đều này sẽ đảm bảo
về vấn đề bảo mật cho ngôi nhà.
Giao diện Android đẹp, dễ dàng thao tác, sử dụng, dễ dàng cài đặt trên hầu hết
điện thoại và máy tính bảng sử dụng hệ điều hành Android.
Tốc độ xử lý và phản hồi giữa người dùng và phần mền nhanh chóng.
Không bị nhiễu tín hiệu.
Nhược điểm:
Việc đóng mở cửa bằng thẻ từ, chìa khóa chỉ đem lại sự tiện lợi cho người sử
dụng chưa thật sự đảm bào về tính an toàn cho ngôi nhà, phù hợp hơn với nhà
Tài liệu tự học The Moon - ARDUINO IOT VIETNAM
/>
11



có hai lớp cửa và việc sử dụng thẻ từ để mở lớp cửa đầu tiền sẽ là lựa chọn
hoàn hảo cho ngôi nhà.
Khoảng cách giao tiếp giữa thẻ RFID với đầu đọc thẻ để mở cửa(5cm-10cm) và
giữa điện thoại đến module Bluetooth(15m-20m) còn hạn chế. Do chất lượng
linh kiện và cách thiết kế còn kém nên khoảng cách giao tiếp giữa các thiết bị
không được xa.
Sản phẩm chưa được họat động trong thời gian dài và ở nhiều môi trường
khác nhau nên chưa xác định được độ ổn định của sản phẩm.
Giao diện điều khiển chưa thật sự mang tính chuyên nghiệp.
PHỤ LỤC

Code cho phần đóng mở cửa bằng thẻ RFID
Code cho phần điều khiển thiết bị bằng điện thoại thông minh

Tài liệu tự học The Moon - ARDUINO IOT VIETNAM
/>
12


ĐỀ TÀI 2: ĐIỀU

KHIỂN THIẾT BỊ BẰ NG

SMS VÀ WIFI SỬ DỤNG ARDUINO MEGA2560
(Giới thiệu tóm tắt)
1.1. Mô hình khối tổng quát

Tài liệu tự học The Moon - ARDUINO IOT VIETNAM

/>
13


1.2. Sơ đồ các khối.
• Khối nhận và xử lý tin nhắn, cuộc gọi.
o Module sim: nhận tin nhắn và cuộc gọi
o Board mega 2560: xử lý thông tin từ cuộc gọi và tin nhắn.
• Khối nhận và xử lý wifi .

5V

TÍN HIỆU
TỪ TIN
NHẮN
SMS

MODULE
SIM900A
CẢM
BIẾN
NHIỆT
ĐỘ
LM35

NGUỒN 9V

3.3V

ARDUIN

O
MEGA

RƠLE
CÔNG
SUẤT

MODULE
WIFI
ESP8266

Tài liệu tự học The Moon - ARDUINO IOT VIETNAM
/>
NHIỆT
ĐỘ

THIẾT
BỊ
ĐIỆN

TÍN
HIỆU TỪ
WIFI

14


1.3. Nguyên lý hoạt động
-Đầu tiên, khi khởi động, bộ giám sát, điều khiển sẽ thiết đặt các thông số cấu hình
cho Module sim, thiết đặt các trạng thái ban đầu là mức “0” của rơle. Tiếp theo đó

sẽ đo nhiệt độ môi trường để gửi tin nhắn lời chào báo về số điện thoại đã cài trước.
Nếu nhiệt độ cao hơn 50 độ C thì sẽ có tin nhắn cảnh báo trả về, đồng thời đóng
một rơle, rơle này có thể tùy biến tùy theo yêu cầu và hoàn cảnh của mỗi nơi, như
bật hệ thống báo cháy, hoặc ngắt hệ thống điện, v.v... Tiếp theo tin nhắn sẽ có một
cuộc gọi để cảnh báo lần nữa. Còn nếu nhiệt độ dưới 50 độ C thì sẽ có tin nhắn
chào kèm theo thông báo nhiệt độ hiện tại.
- Tiếp theo đó, bộ giám sát, điều khiển sẽ liên tục cập nhật nhiệt độ, trạng thái tin
nhắn trả về và trạng thái kết nối với module ESP8266. Nếu nhiệt độ quá cao, thì sẽ
thực hiện hành động như đã nêu trên, nếu nhiệt độ đạt mức cho phép thì bộ giám
sát, điều khiển sẽ hoạt động bình thường.
- Nếu sử dụng điều khiển bằng wifi thì khi truy cập vào địa chỉ IP của module wifi
thì trạng thái của các thiết bị sẽ được hiển thị, người sử dụng có thể điều khiển
thông qua các nút nhấn trên web.
- Nếu có cuộc gọi hoặc tin nhắn đến thì module sim nhận tin nhắn và chuyển nội
dụng tin nhắn về cho board mega 2560 xử lý. Đầu tiên sẽ thực hiện lệnh mà tin
nhắn yêu cầu và sau đó sẽ gởi tin nhắn với nội dung là trạng thái của các thiết bị về
điện thoại người dùng.
- Cuối cùng, bộ giám sát, điều khiển sẽ tổng hợp 3 thông tin từ cảm biến nhiệt độ, tin
nhắn SMS, wifi để đưa ra quyết định cuối cùng, bật hay tắt rơle.
- Mỗi rơle sẽ điều khiển ứng với một thiết bị công suất như: đèn, quạt, máy lạnh, rèm
cửa, v.v... Mỗi thiết bị công suất sẽ được kết nối với một rơle, lúc này, mỗi rơle sẽ
đóng vai trò như là một khóa truyền thống nhưng được điều khiển bằng tín hiệu
điện và điều khiển từ xa được.
2.1. Khối nhận và xử lý tin nhắn cuộc gọi
Tài liệu tự học The Moon - ARDUINO IOT VIETNAM
/>
15


Khối nhận và xử lý cuộc gọi bao gồm hai bộ phận chính:

• Module sim 900A
• Board arduino mega 2560
Khối này có nhiệm vụ: thu thập dữ liệu được gửi qua sóng điện thoại (tin nhắn sms),
truyền thông tin về bộ xử lý, chấp hành lệnh từ bộ xử lý để gửi những thông tin cần thiết
trả về lại thiết bị gửi.
2.2. Khối xử lý wifi
Khối xử lý wifi bao gồm:
• Module wifi ESP 8266 v12
• Khối nguồn cấp cho Module wifi
2.3. Module sim900A
Module Sim900A là module GSM, hoạt động ở 2 băng tần 900/1900 MHz, xây
dựng dựa trên Sim900A của hãng SIMCOM. Module Sim900A do MLAB sản xuất được
thiết kế tập trung hướng đến sự ổn định trong hoạt động của thiết bị, dễ sử dụng với
người dùng và phục vụ chủ yếu cho việc điều khiển và giám sát các thiết bị qua
GSM/GPRS, mọi tính năng không cần thiết đều được loại bỏ để đạt được yêu cầu chính
của khách hàng với chi phi phí thấp nhất. Sử dụng tập lệnh AT để giao tiếp với vi điều
khiển.
a) Phần cứng và kết nối


Kết nối module sim 900A với Board Arduino mega 2560

ARDUINO
MEGA

MODULE
SIM

TX1(18)


TX

RX1(19)

RX

GND

GND

Hình 2.5: Sơ đồ lý thuyết kết nối giữa Arduino Mega với module Sim900A
2.4. Module Wifi ESP 8266 v12

Hình 2.9: Module wifi esp 8266
a) Phần cứng và kết nối
Module wifi esp 8266 v12 có nhân xử lý là IC Wifi SoC ESP8266. Module được tích
hợp anten Wifi PCB, trong đề tài này, nhóm sử dụng thêm đế hàn ra chân cho module để
thuận tiện hơn cho việc lắp ráp, kết nối.


n3
3.1. Code cho Arduino Mega


ĐỀ TÀI 3: ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ QUA WEBSERVER
(Giới thiệu tóm tắt)
.
1. IC Cảm ứng điện dung AT42QT2120.
2. Triac BTA12 – 600BRG.
3. MOC3020.

4. ESP8266.
5. IC FT232.
6. IC CP2102.
7. IC PL-2303.
8. IC CH340G.
9. IC nguồn LNK3206G...

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Điều khiển trực tiếp từ mô hình
Khi người dùng chạm vào bề mặt phím cảm ứng điện dung của mô hình, tín hiệu điều khiển
được đưa tới bộ xử lý trung tâm, sau đó bộ xử lý trung tâm gửi tín hiệu điều khiển đến mạch
công suất, cho phép đóng tắt thiết bị tương ứng. Tiếp theo gửi dữ liệu chứa trạng thái của thiết bị
lên server thông qua Internet, cụ thể là mạng wifi. Server sẽ tiếp nhận dữ liệu vừa gửi tới, kế
đến tiến hành xử lý và lưu dữ liệu vào cơ sở dữ liệu. Cập nhật trạng thái hiện tại của thiết bị trên
web. Người dùng có thể truy cập vào web để biết được trạng thái hiện tại của thiết bị.
Điều khiển thông qua web
Người dùng truy cập vào web, server sẽ trả về trạng thái hiện tại của thiết bị lên web. Người
dùng có thể lựa chọn thiết bị cần điều khiển. Khi người dùng tác động vào web, server sẽ gửi dữ
liệu điều khiển về bộ xử lý trung tâm. Bộ xử lý trung tâm nhận dữ liệu, sau đó tiến hành tác
động để đóng mở thiết bị tương ứng và đồng thời server sẽ cập nhật trạng thái của thiết bị vừa
được tác động.
Web server
Web server có thể là phần cứng hoặc phần mềm, hoặc cả hai.


Ở khía cạnh phần cứng, web server là một máy tính lưu trữ các file thành phần của một website
(các tài liệu, hình ảnh,…) và có thể phân phát chúng tới thiết bị của người dùng. Web server kết
nối tới Internet và có thể truy cập tới thông qua một tên miền.
Ở khía cạnh phần mềm, web server điều khiển người sử dụng web truy cập tới các file được lưu
trữ trên một HTTP server (máy chủ HTTP). HTTP server là một phần mềm hiểu được các địa

chỉ web (URL) và giao thức trình duyệt web (HTTP).
Web server hỗ trợ giao thức HTTP (Giao thức truyền phát siêu văn bản). HTTP là cách truyền
các siêu văn bản giữa hai máy tính.
Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu là một hệ thống các thông tin có cấu trúc, được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ
nhằm thoả mản yêu cầu khai thác thông tin đồng thời của nhiều người sử dụng hay nhiều
chương trình ứng dụng chạy cùng lúc với những mục đích khác nhau.
Thiết kế sơ đồ khối hệ thống

Server

Cảm ứng điện
dung

Xử lý trung tâm

Công suất

Nguồn

Khối cảm ứng điện dung: khi người dùng chạm vào phím cảm ứng, tín hiệu tác động sẽ


gửi sang khối xử lý trung tâm.
Khối xử lý trung tâm: nhận tín hiệu tác động từ khối cảm ứng điện dung, xử lý sau đó
xuất tín hiệu điều khiển thiết bị cho khối công suất thực thi, kế đến gửi dữ liệu lên khối server.
Khối xử lý trung tâm có thể nhận dữ liệu yêu cầu điều khiển thiết bị từ server, sau đó gửi tín
hiệu đến khối công suất. Để điều khiển thiết bị mà server yêu cầu thông qua sự tác động của
người dùng.
Khối công suất: nhận tín hiệu từ khối xử lý trung tâm, để điều khiển thiết bị.

Khối server: nhận dữ liệu điều khiển từ khối xử lý trung tâm, tiến hành lưu trạng thái của
thiết bị vào cơ sở dữ liệu. Để người dùng có thể truy cập, biết được lịch sử đóng tắt của thiết bị.
Người dùng có thể sử dụng web server, tác động và điều khiển thiết bị theo như mong muốn.
Khi tác động thì server sẽ tiến hành gửi dữ liệu điều khiển xuống khối xử lý trung tâm, khối xử
lý trung tâm nhận được dữ liệu sẽ truyền dữliệu điều khiển thiết bị tương ứng sang khối công
suất để tiến hành đóng tắt thiết bị.


Lưu đồ của web server
Bắt đầu

User và password
đúng?
S

Đ

Chọn phòng cần điều
khiển và giám sát

Nút nhấn trên web
đƣợc nhấn?

Đ

Gửi tín hiệu
điều khiển
xuống ESP

S


ESP gửi trạng thái
của thiết bị lên
server?

Đ

Lƣu trạng thái
của thiết bị
vào cơ sở dữ
liệu

S

Người dùng truy cập vào web, đăng nhập đúng user và password. Sau đó chọn phòng cần
điều khiển và giám sát. Khi người dùng nhấn vào nút điều khiển trên web, thì web sẽ gửi tín hiệu
điều khiển xuống ESP, thiết bị tương ứng được điều khiển. Sau đó web lưu trạng thái của thiết
bị vừa được điều khiển vào cơ sở dữ liệu. Khi ESP giữ trạng thái của thiết bị lên web, web
cung sẽ lưu trạng thái của thiết bị vào cơ sở dữ liệu.


Lưu đồ của ESP
Bắt đầu

Cấu hình 4 chân ngõ
ra và 4 chân ngõ vào

Kết nối mạng

Kết nối với

server

Server gửi dữ
liệu?

Đ

Điều khiển thiết bị
mà server yêu cầu

Đ

Điều khiển thiết bị
tƣơng ứng với nút nhấn

S

Nút cảm ứng
đƣợc nhấn?
S

Gửi trạng thái của thiết
bị lên server

ESP sẽ kết nối với mạng wifi, tiến hành kế nối với server. Sau khi kết nối xong, sẽ
thực hiện tuần hoàn. Chờ nếu có dữ liệu từ server gửi xuống, thì sẽ điều khiển thiết bị mà
server mong muốn. Nếu người dùng tác động vào nút nhấn, thì ESP sẽ tiến hànhgửi tín hiệu
sang mạch công suất để điều khiển thiết bị, sau đó tiến hành gửi dữ liệu lên server. Server sẽ
lưu trạng thái của thiết bị.
Phần mềm lập trình cho Web

Sử dụng phần mềm Visual Studio để lập trình cho Web.
Visual Studio là IDE (Integrated Development Environments) có thể được sử
dụng để xây dựng các dự án liên quan đến giải pháp phần mềm, ứng dụng và giao diện
Tài liệu tự học The Moon - ARDUINO IOT VIETNAM />
23


người dùng, đồ họa. Hỗ trợ lập trình với nhiều ngôn ngữ như: C/C++, Visual Basic,
C#, HTML, CSS, Javascript,…

Phần mềm Visual Studio.
Phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft SQL Server để xây dựng cơ sở dữ liệu cho web
server.
Microsoft SQL Server Management Studio là một công cục trực quan dùng để
quản lý SQL Server, người dùng có thể thực hiện được các tương tác với cơ sở dữ liệu
(database) bằng câu lệnh hoặc trên giao diện người. SQL Server Management Studio
được thiết kế đơn giản và dễ sử dụng nhưng người dùng cần có thời gian nhất định làm
quen với nó.

Tài liệu tự học The Moon - ARDUINO IOT VIETNAM />
24


Phần mềm SQL Server Management Studio.

Chương trình cho ESP8266:
Chương trình cho web server:

Tài liệu tự học The Moon - ARDUINO IOT VIETNAM />

25


×