Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận kinh diển , tư tưởng lênin về vấn đề nhà nước trong tác phẩm “nhà nước và cách mạng”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.62 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
I.LỜI MỞ ĐẦU
II.NỘI DUNG
Chương I:hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Chương II. Tư tưởng Lênin về vấn đề nhà nước trong tác
phẩm “nhà nước và cách mạng”
2.1. Lênin bảo vệ và phát triển tưởng của Mác và Ăngghen về
Nhà nước
2.2.Quan niệm về nhà nước của Lênin
2.2.1.Nguồn gốc nhà nước
2.2.2.Bản chất của nhà nước
2.3.Sự chuyển hóa từ nhà nước tư sản sang nhà nước vô sản
2.4.Học thuyết về hai giai đoạn của xã hội cộng sản.
Chương III.tư tưởng về nhà nước của V.I. Lênin trong tác
phẩm “Nhà nước
và cách mạng” đối với thực tiễn xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa
ở nước ta hiện nay.
1


3.1. Cơ sở pháp lý để tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền
ở Việt Nam.
3.2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và vai trò của Đảng
Cộng sản.
3.3. Những đặc trưng về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam.
3.4. Những yêu cầu về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam
3.5. Phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.


III. KẾT LUẬN
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


I. LỜI MỞ ĐẦU
Lênin là người thầy vĩ đại của phong trào vô sản quốc tế,
cùng với những đóng góp to lớn trong hoat động cách mạng của
người vào phong trào vô sản quốc tế, Lênin còn để lại nhiều tác
phẩm mang tính chất lý luận cho phong trào vô sản quốc tế mà giá
trị của nó vẫn còn mang tính chất phương pháp luận cho phong
trào cách mạng ngày nay của giai cấp vô sản trên toàn thế giới.
Tác phẩm “Nhà Nước Và Cách Mạng” được đánh giá là một
tác phẩm kinh điển xuất sắc của học thuyết mác-xit về nhà nước,
trong quá trình nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm lịch sử của xã
hội loài người về nhà nước Lênin đã trình bày một chác rõ ràng và
khoa học về nguồn gốc, bản chất cũng như sự tiêu vong của nhà
nước khi nó đã hết vai trò lịch sủ trong xã hội loài người. Tác
phẩm Nhà nước và cách mạng đã đặt cơ sở cho lý luận về nhà
nước xã hội chủ nghĩa – phần quan trọng nhất của học thuyết
Mácxit về nhà nước. Nước ta hiện nay đang trong giai đoạn quá độ
đi lên chủ nghĩa xã hội, vai trò của nhà nước vẫn còn mang giá trị
trong việc điều hành và quản lý đất nước, việc nghiên cứu và phát
triển học thuyết Mác-Lênin về nhà nước để áp dụng vào thực tiễn
nước ta trong việc xây dựng một nhà nước theo mô hình chủ nghĩa
xã hội là việc làm cần thiết và quan trọng.
Ngày nay, Đảng và Nhà Nước ta đang chủ chương xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vì vậy việc nghiên cứu học
3



thuyết Mác - Lênin về nhà nước và ứng dụng vào thực tế nước ta
trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có vai
trò cực kỳ quan trọng.

4


II NỘI DUNG
Chương I: Vài nét về tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”
1.1.Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Tác phẩm này được viết ra trong hoàn cảnh trước ngày nổ ra
cách mạng tháng 10 (từ tháng 7 đến tháng 8 năm 1917). Để tránh
sự bắt bớ của Chính phủ lâm thời lúc bấy giờ, Lênin phải ẩn náu
trong nhà một người công nhân ở ga Rađơlít trên biên giới Nga Phần Lan, về sau lại ẩn náu trong túp lều tranh phía sau hồ Rađơlít
để hoạt động và viết tác phẩm này
Sống trong hoàn cảnh bí mật, Lênin không một phút nào
ngừng hoạt động cách mạng, Người vẫn giữ mối liên hệ với Trung
ương Đảng. Thời gian ở đây, Lênin viết thêm 60 bài báo, sách và
thư từ. Trong số đó có tác phẩm Nhà nước và cách mạng nổi
tiếng, nó được viết ra như có sự hối thúc của thời cuộc, như dành
riêng cho giai cấp công nhân để giành lấy chính quyền.
Trong tác phẩm này, Lênin không những đã khôi phục được
quan điểm của Mác và Ăngghen về nhà nước mà còn phát triển
một bước học thuyết của chủ nghĩa Mác về nhà nước và chuyên
chính vô sản. Sau đó không lâu, Lênin có ý muốn viết tiếp phần
thứ hai của tác phẩm này - một bài tổng kết những kinh nghiệm
của cuộc Cách mạng Nga năm 1905 và năm 1917; tổng hợp lại
những kinh nghiệm mới của chính quyền Xô viết để tiếp tục phát

huy và làm phong phú thêm học thuyết về nhà nước của mình. Rất
tiếc, Lênin chưa kịp làm công việc đó thì Người đã từ trần. Đây là
5


một thiệt thòi lớn cho nhân loại, cho những nước đi theo con
đường của Lênin.
Vì sao trong hoàn cảnh căng thẳng như vậy mà Lênin vẫn
quyết định viết tác phẩm Nhà nước và cách mạng ?
Có ba lý do:
Một là, trong lời tựa lần xuất bản thứ nhất tác phẩm này,
Lênin cũng đã chỉ rõ: “Hiện nay, vấn đề nhà nước có một ý nghĩa
quan trọng đặc biệt về phương diện lý luận cũng như về phương
diện chính trị - thực tiễn”.
Theo Lênin, vấn đề Nhà nước bao giờ cũng là vấn đề cơ bản
của mọi cuộc cách mạng.
Đúng như Mác đã tổng kết cuộc cách mạng Pháp 1848 1851 trong tác phẩm Ngày mười tám tháng Sương mù của Lui
Bônapác đã viết: Các chính Đảng lần lượt nối gót nhau đấu tranh
giành chính quyền, đều coi việc đoạt lấy tòa lâu đài Nhà nước đồ
sộ kia là chiến lợi phẩm chủ yếu của kẻ chiến thắng.
- Khi giai cấp vô sản giành được chính quyền thì sức mạnh
của đảng được thực hiện thông qua nhà nước, đảng sẽ lãnh đạo
được toàn xã hội.
- Lênin dự đoán được cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa
tháng Mười Nga nhất định sẽ thành công, chính quyền Xô viết sẽ
về tay công nông. Để giúp giai cấp vô sản hiểu về nhà nước, biết

6



cách quản lý nhà nước của mình, Người viết tác phẩm Nhà nước
và cách mạng.
Hai là, trong thời điểm này (1917), chủ nghĩa tư bản đã phát
triển đến giai đoạn đế quốc chủ nghĩa - chủ nghĩa tư bản phân
chia thị trường, xâm chiếm lãnh thổ thuộc địa và chính chủ nghĩa
đế quốc đã làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản căng thẳng và
sâu sắc cực độ. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) nổ ra
hòng phân chia thế giới và dập tắt phong trào cách mạng của công
nhân các nước, nhưng kết quả thì ngược lại. Cuộc chiến tranh này
đã tập trung tất cả mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản (mâu thuẫn
giữa tư sản với vô sản, giữa chủ nghĩa đế quốc với nhân dân các
nước thuộc địa và nửa thuộc địa, giữa chủ nghĩa đế quốc với chủ
nghĩa đế quốc) đã làm tăng nhanh và sâu sắc thêm quá trình biến
chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh (chủ nghĩa tư bản lũng đoạn)
thành chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước (chủ nghĩa đế quốc).
Đồng thời đẩy nhanh thêm những tai họa chưa từng có và làm
tăng thêm tinh thần cách mạng của nhân dân.
Kết quả là đẩy cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản
thêm nhanh và thuận lợi:
- Phong trào cách mạng vô sản thế giới phát triển rầm rộ.
- Thời cơ giai cấp vô sản giành lấy chính quyền từ tay giai
cấp tư sản đã chín muồi.

7


- Vấn đề giai cấp vô sản và quan hệ đối với nhà nước được
đặt ra.
- Việc giai cấp vô sản trực tiếp tổ chức vũ trang và cuộc
cách mạng vô sản giành chính quyền bằng bạo lực đã trở thành

vấn đề hành động thực tế trước mắt.
Lênin khẳng định: Chủ nghĩa đế quốc là đêm trước của cách
mạng vô sản. Vì vậy, vấn đề nhà nước được đặt ra một cách cấp
bách. Tác phẩm Nhà nước và cách mạng chính là sự chuẩn bị lý
luận về nhà nước và cách mạng cho giai cấp vô sản giành chính
quyền và nắm lấy chính quyền, là cương lĩnh xây dựng nhà nước
của giai cấp vô sản, vũ trang về mặt lý luận cho giai cấp vô sản và
quần chúng cách mạng Nga, làm cho những hoạt động khởi nghĩa
vũ trang có sự chỉ đạo lý luận mácxít.
Ba là, viết Nhà nước và cách mạng, Lênin muốn đập tan
luận điệu của bọn cơ hội ở Quốc tế II (điển hình là Bécstanh và
Causky), mưu toan chống lại những nguyên lý về nhà nước của
Mác, chống lại việc xây dựng phương pháp cách mạng để thay thế
nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản. Bọn cơ hội, xét lại ở Quốc
tế II ra sức bảo vệ lý luận phát triển, bảo vệ hòa bình để chuyển từ
chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội. Còn bọn vô chính phủ
thì tìm cách chống lại bất kỳ một nhà nước nào, kể cả nhà nước
chuyên chính vô sản.

8


Trước tình hình đó, Lênin cho rằng, nếu không đấu tranh
kiên quyết chống những thiên biến cơ hội chủ nghĩa về vấn đề nhà
nước thì không thể đấu tranh giải phóng quần chúng cần lao khỏi
ảnh hưởng của giai cấp tư sản nói chung. Những ý tưởng đó đã
thúc giục Người bắt tay viết Nhà nước và cách mạng.
Vì sao Lênin lấy tên tác phẩm là Nhà nước và cách mạng?
Tên tác phẩm Nhà nước và cách mạng nói lên rằng, để có
một nhà nước vô sản - nhà nước kiểu mới, nhà nước của giai cấp

công nhân và nhân dân lao động do họ làm chủ - thì chỉ có một
con đường là dùng bạo lực cách mạng, mọi phương pháp khác
đều là cải lương cơ hội.
Vấn đề nhà nước của Lênin gắn liền với phương pháp bạo
lực cách mạng.
Chương II: Tư tưởng Lênin về vấn đề nhà nước trong tác
phẩm “Nhà nước và cách mạng”
2.1. Lênin bảo vệ và phát triển tưởng của Mác và Ăngghen về
Nhà nước
2.2.Quan niệm về nhà nước của Lênin
2.2.1.Nguồn gốc nhà nước
2.2.2.Bản chất của nhà nước
2.3.Sự chuyển hóa từ nhà nước tư sản sang nhà nước vô sản
9


2.4.Học thuyết về hai giai đoạn của xã hội cộng sản.
Chương III: Tư tưởng về nhà nước của VI Lênin trong tác
phẩm “Nhà nước và cách mạng”đối với thực tiễn xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
3.1.Cơ sở pháp lý để tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền
ở Việt Nam.
3.2.Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và vai trò của Đảng
Cộng sản.
3.3.Những đặc trưng về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam.
3.4. Những yêu cầu về xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam
3.5. Phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.


10


III KẾT LUẬN
Tư tưởng về nhà nước có một vị trí đặc biệt quan trọng trong
hệ thống lý luận của Lênin, bởi nó không thuần túy là những lý
thuyết khoa học mà gắn bó chặt chẽ với quan điểm chính trị; nó
không đơn giản là những suy tư tinh thần mà gắn liền với những
hoạt động thực tiễn sinh động của ông. Chính vì vậy, tìm hiểu
những tư tưởng của Lênin về nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với chúng ta trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” đã soi sáng một cách
toàn diện về vấn đề dân chủ vô sản như là một nền dân chủ cao
nhất, đã vạch ra sự khác biệt về chất giũa dân chủ vô sản và dân
chủ tư sản, đã chỉ ra tính hạn chế và tính hình thức của nền dân chủ
tư sản. Lênin đã nhận xét rằng sự phát triển triệt để của dân chủ,
việc tìm ra các hình thức phát triển như vậy, việc thử nghiệm
chúng trong thực tiễn là một trong những nhiệm vụ cơ bản của
cuộc đấu tranh nhằm tổ chức lại xã hội theo chủ nghĩa xã hội.
Tác phẩm Nhà Nước và cách mạng là một đóng góp cực kỳ
to lớn vào việc vũ trang về mặt tư tưởng và lý luận cho các đảng
cộng sản và các đảng công nhân trên thế giới. Đây được coi như
kim chỉ Nam cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trên thế giới
cũng như trong việc xây dựng mô hình nhà nước chủ nghĩa xã hội
11


tiến lên chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Việc nghiên cứu tác

phẩm này có ý nghĩa thực tiễn đối với việc xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Tác phẩm đến nay
vẫn giữ nguyên giá trị. Đảng ta đã và đang vận dụng một cách
đúng đắn sáng tạo học thuyết về nhà nước của chủ nghĩa Mác Lênin vào việc xây dựng một nhà nước pháp quyền Việt Nam, nhà
nước của dân, do dân và vì dân.

12


IV TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tác phẩm “ nhà nước và cách mạng” V.I.Lê-nin Tập
33.sdđ Nxb CTQG HCM.
2. Hội nghị Trung ương lần 7, 8 khoá VII.
3. Hội nghị Trung ương 3 và 7 khóa VIII.
4. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X.
5. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI.

13



×