Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Ảnh hưởng của ngập úng đến đặc điểm sinh lý và năng suất cây đậu xanh (vigna radiata (l ) wilczek) vụ xuân 2018 tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 67 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, báo cáo, kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng trong bất kì bài khóa luận, luận văn, luận án nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trong khoá luận đều được ghi rõ nguồn
gốc và trích dẫn đầy đủ.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Thảo

LỜI CẢM ƠN

11


Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp,
ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình
của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô
giáo tại trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam cùng các thầy cô giáo trong
khoa Nông học đã trực tiếp tham gia giảng dạy, tận tình giúp đỡ tôi trong bốn
năm học vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới ThS. Vũ
Tiến Bình thuộc bộ môn Sinh lý thực vật - Khoa Nông học - Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thành bài khoá luận này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người thân trong
gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan, khóa
luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự


thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Văn Thảo

MỤC LỤC

22


DANH MỤC BẢNG BIỂU

33


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) thuộc chi Vigna, họ Fabaceae là
cây trồng quan trọng của nền nông nghiệp nước ta. Đây là một trong những cây
họ đậu điển hình, sinh trưởng khỏe, có thời gian sinh trưởng ngắn nên dễ luân
canh với cây trồng khác, có thể tăng vụ để đạt hiệu quả kinh tế, thích hợp với
nhiều mô hình trồng trọt, nhiều loại đất canh tác. Trên thị trường, cây đậu xanh
được sản xuất để khai thác protein, dạng bột trong nguyên liệu thực phẩm, nước
giải khát và làm giá sống cung cấp vitamin cho con người. Đậu xanh trồng để
thu hoạch hạt. Hạt đậu xanh là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao do có hàm
lượng protein phong phú và rất dễ tiêu hóa. Trung bình trong 100g bột đậu xanh
cho ta 24,2g Prôtêin; 1,3g dầu; 3,5g khoáng; 59,9g hyđratcacbon; 75mg Ca;
405mg P; 8,5mg Fe; 49,0mg Caroten; 0,72 mg B1; 0,25mg B2 và 348 Kcalo. Có
giá trị dinh dưỡng cao lại là cây phổ biến dễ trồng nên hạt đậu xanh được chế

biến thành rất nhiều sản phẩm khác nhau. Qua các hội nghị quốc tế cho thấy, sản
phẩm từ hạt đậu xanh rất đa dạng như đậu xanh nấu chín, làm giò, làm bánh,
làm kẹo, đồ xôi, nấu chè, làm miến, làm giá, một số loại đồ uống, chế biến bột
dinh dưỡng. Tại nước ta, đậu xanh đã đi vào văn hóa ẩm thực từ rất sớm, từ thời
vua Hùng đậu xanh đã được sử dụng để tạo ra bánh trung một loại bánh đặc sản
chỉ có ở Việt Nam, cùng với thời gian hạt đậu xanh còn chứa nhiều loại bánh đặc
sản mang đậm bản sắc văn hóa như bánh đậu xanh, sử dụng làm nhân cho nhiều
loại bánh cổ truyền như bánh khúc, bánh giò..v..v..Trong dân gian đậu xanh
được xem như một loại thuốc nam để giải nhiệt hạ khí, giải độc tiêu phù. Cây
đậu xanh và các cây họ đậu nói chung có khả năng cố định đạm sinh học nhờ
cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm Rhizobium SP (đáp ứng 60-70% nhu cầu
đạm của cây). Sau khi thu hoạch, thân lá đậu xanh để lại trên ruộng là nguồn
phân xanh có tác dụng làm tăng chất hữu cơ và dinh dưỡng cho đất. Đậu xanh
thấp cây, thân lá phát triển do vậy trồng loại cây này còn có vai trò hạn chế sự
44


xói mòn rửa trôi đất. Là cây trồng có khả năng chịu hạn, có thể chịu được tác
động xấu của điều kiện ngoại cảnh, do đó đậu xanh là cây trồng mang lại hiệu
quả kinh tế cho các vùng canh tác nhờ nước trời.
Úng là hiện tượng thừa nước đối với cây trồng, đây là hiện tượng khá phổ
biến ở nước ta gây ra thiệt hại rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức sống và năng
suất cây trồng. Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay nguồn nước tưới vẫn phụ
thuộc nhiều vào tự nhiên, chỉ có một số nơi có thể chủ động được nguồn nước
tưới, mà lượng mưa ở nước ta thường phân bố không đều giữa các vùng và các
tháng trong năm. Do vậy, trong các vụ gieo trồng cây đậu xanh đều có thể gặp
úng ở những giai đoạn sinh trưởng phát triển nhất định làm ảnh hưởng đến tỷ lệ
mọc mầm, khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của cây.
Cây đậu xanh cũng được đánh giá là cây trồng thích ứng với biến đổi khí
hậu vì nó có thể chịu được khô hạn, có thể chịu được khí hậu khô nóng, có thể

sinh trưởng và thích ứng trên đất nghèo dinh dưỡng (Phạm Văn Chương và cs.,
2011; Nguyễn Quốc Khương và cs., 2014). Do đó cây đậu xanh đang được quan
tâm phát triển trên qui mô lớn. Tuy nhiên, cây đậu xanh có nhược điểm là chịu
úng rất kém. Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu trên cây đậu xanh về khả
năng chịu úng còn nhiều hạn chế. Và xuất phát từ những lí luận và thực tiễn đó,
tôi quyết định chọn đề tài: “Ảnh hưởng của ngập úng đến đặc điểm sinh lý và
năng suất cây đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) vụ xuân 2018 tại Gia
Lâm, Hà Nội”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Thông qua một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất để đánh giá ảnh hưởng của
ngập úng ở các thời kỳ sinh trưởng, cũng như khả năng phục hồi của cây đậu
xanh sau úng. Từ đó đánh giá được tác hại của ngập úng để có biện pháp canh
tác thích hợp, tăng khả năng chịu úng cho cây đậu xanh.

55


1.2.2. Yêu cầu
Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, sinh lý và năng suất cây
đậu xanh ở các thời kỳ gây úng khác nhau.
Đánh giá khả năng chịu ngập của cây đậu xanh.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
-

Qua quá trình thực hiện đề tài, sinh viên sẽ được thực hành việc nghiên cứu
khoa học, biết phương pháp phân bổ thời gian hợp lý trong công việc để đạt
được hiệu quả cao trong quá trình làm việc thực tiễn.
- Kết quả của đề tài nghiên cứu góp phần làm cơ sở dữ liệu tham khảo cho

các đề tài nghiên cứu khác trong nghiên cứu về cây đậu xanh nói chung và tính
chịu úng của đậu xanh nói riêng.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Đề tài là tài liệu cho những nghiên cứu tính chịu úng của đậu xanh. Trong
điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay nhất là đối với Việt Nam một nước chịu ảnh
hưởng mạnh liệt thì việc nghiên cứu về tính chịu úng của đậu xanh là vô cùng
quan trọng.

66


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về cây đậu xanh và tình hình sản xuất đậu xanh trên thế
giới và Việt Nam
2.1.1. Tổng quan về cây đậu xanh
2.1.1.1. Sơ lược về cây đậu xanh
Cây đậu xanh có tên tiếng Anh là Mung bean hoặc Green bean, tên khoa
học là Vingna radiata (L) là cây đậu đỗ quan trọng sau đậu tương và cây lạc.
Tên khoa học: Vigna radiata(L) R. Wilczek
Bộ

: Fabales

Họ

: Fabaceae

Chi

: Vigna


Loài

: V. Radiata

Trong hệ thống Cronquist năm 1981 và một số hệ thống phân loại khác bộ
Đậu (Fabales) chỉ chứa mỗi ngành đậu (Fabaceace).
Trong Hệ thống phân loại APG II (Angiosperm Phylogeny Group II) (2003)
+ Bộ đậu bao gồm 4 họ là:
- Họ đậu (Fabaceae) gồm 4 Phân họ.
- Họ Viển chí (Polygalaceae) gồm 4 Phân họ.
- Họ Suyên biến (Surianaceae) gồm 1 Phân họ.
- Họ Quillajaceae.
+ Họ đậu (Fabaceae) gồm 4 Phân họ, đây là họ lớn thứ ba sau họ Phong
lan và họ Cúc, với khoảng 730 chi và 19.400 loài.
+ Phân họ Đậu (Faboideae) với 31 Tông, trên 400 chi và hàng ngàn loài.
+ Chi Đậu (đỗ) (Vigna) là một chi thực vật thuộc Phân họ Đậu (đổ). Tên
Latin của chi này được đặt theo tên của Domenico Vigna, nhà thực vật học người
Ý ở thế kỉ 17.
+ Cây đậu xanh (Vigna radiata) được trồng trên thế giới gồm có 3 Thứ
(phân loài):
77


V. radiata var. grandiflora
V. radiata var. radiata
V. radiata var. Sublobata
Trong lịch sử phân loại, cây đậu xanh đã từng xếp vào chi Phaselous vì
vậy nó còn có tên là Phaselous radiata L hoặc tên là Phaselous aureus Roxb
(Phạm Ngọc Quang và CS, 1989)

- Đậu xanh (Vigna radiata) thuộc loại cây thân thảo mọc đứng.
- Lá mọc kép 3 lá chét, có lông hai mặt.
- Hoa màu vàng lục mọc ở kẽ lá.
- Quả hình trụ thẳng, mảnh nhưng số lượng nhiều, có chứa hạt hình tròn hơi
thuôn, kích thước nhỏ, màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa.
2.1.1.2. Nguồn gốc
Loài đậu xanh (Vigna radiata) có nguồn gốc ở Ấn Độ và Trung Á, từ đó
lan sang nhiều khu vực khác của châu Á.
Bằng chứng khảo cổ theo phương pháp Carbon phóng xạ đã phát hiện vết
tích cây đậu xanh được trồng ở nhiều vùng của Ấn Độ gồm phía đông của khu
vực nền văn minh cổ Harappan ở Punjab và Haryana có niên đại khoảng 4500
năm, và ở bang Karnataka phía Nam Ấn Độ có niên đại hơn 4000 năm. Các
bằng chứng khảo cổ cũng đã kết luận cây đậu xanh được trồng rộng rải ở Ấn Độ
cách nay khoảng 3.500 - 3.000 năm.
Hiện nay các nhà khoa học đã tìm thấy tổ tiên của cây đậu xanh là Phân
loài Vigna radiata var. sublobata còn mọc hoang dại ở Mông Cổ. Điều đó cho
biết Mông Cổ cũng là nơi đã thuần hóa loài cây đậu xanh từ lâu đời.
Ở Thái Lan, vết tích cây đậu xanh trồng đã được xác định cách nay
khoảng 2200 năm tại khu vực Khao Sam Kaeo ở miền nam Thái Lan.
Ở Châu Phi, trên đảo Pemba trong thời đại của thương mại Swahili, thế kỷ
thứ 9 hoặc thứ 10, vết tích cây đậu xanh trồng cũng đã được phát hiện.

88


Cây đậu xanh có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn khá và có thể thích
nghi với các vùng có điều kiện khắc nghiệt. Ở châu Á cây đậu xanh được trồng
nhiều ở các quốc gia như: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal,
Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào, Philippines,
Malaysia và Indonesia. Sau này cây đậu xanh còn được trồng ở Trung Phi, các

vùng khô và nóng ở Nam Âu, phía Đông Bắc châu Úc, Nam Mỹ và miền Nam
Hoa Kỳ. Nó được sử dụng như một thành phần trong các món ăn mặn và ngọt.
Cây đậu xanh trồng trên thế giới thuộc Thứ (Phân loài) phổ biến (V.
radiata var. Radiata).
Ở Việt Nam đậu xanh được trồng trong khắp cả nước từ Bắc vào Nam.
Đây là loài cây rau và thực phẩm quan trọng và là một loại đậu có giá trị đặc biệt
trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.
2.1.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây đậu xanh
- Rễ: Gồm 1 rễ cái và các rễ phụ. Đất xốp thoáng rễ có thể mọc sâu đến 40 cm,
nhờ đó cây chịu hạn tốt hơn. Từ 15 ngày sau khi gieo, rễ đã có nốt sần hữu hiệu
cho cây.
Trên rễ phụ của cây đậu xanh thường xuất hiện nhiều lông hút và nốt sần.
Kích thước nốt sần trong khoảng 4-5 mm, có chức năng chính là cố định đạm và
N2 trong khí quyển nhờ vi khuẩn Rhizobium cộng sinh (Trần Đình Long, 1998).
Đặc điểm này của rễ giúp cây chịu hạn khá nhưng lại chịu úng kém nhất là cây
còn nhỏ (0 – 25 ngày sau gieo)
- Thân: Cao 40 – 80 cm. Chiều cao thân phụ thuộc giống và cách trồng. Trong
điều kiện bón phân, chăm sóc tốt, đậu càng cao cây cho năng suất càng tốt (nếu
không bị đỗ ngã).
- Lá: Khi mới mọc, cây có 2 lá đơn nhỏ, sau đó là các lá kép. Mỗi lá kép có 3 lá
đơn. Các lá ở ngọn cần thiết để nuôi trái và hột nên phải được chăm sóc kỹ để
ngừa sâu bệnh. Hai lá đơn đầu tiên dễ bị dòi đục thân tán công nên cũng cần xịt
thuốc kịp lúc.
99


- Hoa: cây đậu xanh nở hoa rải rác thành nhiều lứa khác nhau. Căn cứ vào thời
gian ra hoa Viện sinh học quốc tế đã chia đậu xanh làm ba nhóm là: nhóm ra hoa
không tập trung nở hoa liên tục trong vòng 30 ngày, nhóm ra hoa tập trung hoa
nở liên tục trong vòng 16 ngày, nhóm trung gian nở hoa từ 16-30 ngày.

Từ 18 – 21 ngày sau khi gieo, đậu xanh đã bắt đầu có nụ hoa nhưng nụ
còn rất nhỏ, nằm khuất trong vảy nhỏ (gọi là mỏ chim) ở các nách lá. Nụ hoa
phát triển từ các chùm hoa có 16 – 20 hoa nhưng thường chỉ đậu 3 – 8 quả. Hoa
nở từ 35 – 40 ngày sau khi gieo. Tùy vào điều kiện canh tác và giống cây có từ
5-7 trục hoa/cây tương ứng với 30-280 hoa/cây (Fakir et al, 2011). Khô hạn là
yếu tố chính làm giảm số hoa và quả từ 20-40 % (Mahdi et al, 2013).
- Quả: Từ lúc nở, trái bắt đầu phát triển và chín sau 18 – 20 ngày. Quả non màu
xanh, nhiều lông tơ, khi chín có màu nâu đen hay vàng và ít lông. Số quả trên
cây phụ thuộc vào nhiều.
- Hạt: Các giống thường có hạt màu xanh mỡ (bóng) hay mốc (có những giống
hạt vàng, nâu hay đen), 1000 hạt nặng 30 – 70 g. Các giống hạt xanh bóng, có
trọng lượng 1000 hạt nặng hơn 55 (g) thích hợp để xuất khẩu. Hạt đậu xanh có
nhiều giá trị dinh dưỡng. Trong 1 hạt có 24 % protein, 2 – 4 % chất béo, 50 %
đường bột, nhiều sinh tố B và P.
Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thì thành phần dinh
dưỡng trong hạt đậu xanh và giá đậu xanh như sau

1010


Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu xanh khô

Năng lượng
Carbohydrate
Đường

1452 kJ (347 kcal)
62,62 g
6,6 g


Chất xơ thực phẩm

16,3 g

Chất béo

1,15 g

Protein

23,86 g

Thiamine (vit. B 1)

0.621 mg (54%)

Riboflavin (vit. B 2)

0,233 mg (19%)

Niacin (vit. B 3)

2,251 mg (15%)

1111


Axit pantothenic (B 5)

1.91 mg (38%)


Vitamin B 6

0.382 mg (29%)

Folate (vit. B 9)

625 mg (156%)

Vitamin C

4,8 mg (6%)

Vitamin E

0,51 mg (3%)

Vitamin K

9 mg (9%)

Canxi

132 mg (13%)

Ủi

6.74 mg (52%)

Magiê


189 mg (53%)

Mangan
Phốt pho

1.035 mg (49%)
367 mg (52%)

Kali

1246 mg (27%)

Kem

2,68 mg (28%)

1212


Chú ý: Tỷ lệ phần trăm đáp ứng nhu cầu mỗi ngày của người lớn
Nguồn: Cơ sở dữ liệu của USDA dinh dưỡng

Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng trong 100 g hạt đậu xanh hấp chín

Năng lượng
Carbohydrate
Đường
Chất xơ thực phẩm
Chất béo

Protein
Thiamine (vit. B 1)
Riboflavin (vit. B 2)
Niacin (vit. B 3)
Axit pantothenic (B 5)
Vitamin B 6
Folate (vit. B 9)
Vitamin C
Vitamin E
Vitamin K
Canxi
Sắt
Magiê
Mangan
Phốt pho
Kali
Kẽm

441 kJ (105 kcal)
19.15 g
2g
7,6 g
0,38 g
7,02 g
0,164 mg (14%)
0,061 mg (5%)
0,577 mg (4%)
0,41 mg (8%)
0,067 mg (5%)
159 mg (40%)

1 mg (1%)
0,15 mg (1%)
2,7 mg (3%)
27 mg (3%)
1,4 mg (11%)
48 mg (14%)
0,298 mg (14%)
99 mg (14%)
266 mg (6%)
0,84 mg (9%)

Chú ý: Tỷ lệ phần trăm đáp ứng nhu cầu mỗi ngày của người lớn
Nguồn: cơ sở dữ liệu USDA dinh dưỡng
2.1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của đậu xanh

1313


Đậu xanh là một loại cây thực phẩm ngắn ngày có khả năng thích ứng
rộng trên nhiều vùng, miền khác nhau, thời gian sinh trưởng chỉ khoảng 65 - 70
ngày.
Tại miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đậu xanh có thể canh tác trong 3 vụ
chính là Hè Thu (tháng 5 – 8), Thu Đông (tháng 5 – 11), Đông Xuân (giữa tháng
11 – 2).
Sinh trưởng của đậu xanh gồm 4 thời kỳ sau:
Thời kì mọc
Nếu gặp điều kiện thuận lợi, đậu xanh có thể mọc đều khoảng 3 - 4 ngày sau
gieo. Hạt đậu xanh nhỏ (Trọng lượng 1.000 hạt chỉ đạt 50 - 65 g) nên hạt nảy mầm
nhanh và thời gian này phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện hút nước của hạt.
Hạt mọc, khi xuất hiện 2 lá đơn mọc đối (lá đầu tiên là 2 lá đơn mọc đối,

các lá sau là lá kép có 3 lá chét). Đậu xanh là cây ưa ấm, nhiệt độ thích hợp cho
đậu nảy mầm phải trên 200C, độ ẩm đất khoảng 75 - 80%.
Thời kì cây con
Từ khi mọc đến khi cây bắt đầu có hoa là khoảng 30 – 35 ngày. Ở giai
đoạn đầu, đậu xanh cần dinh dưỡng (N, P, K) để hoàn thiện thân lá và bộ rễ, giai
đoạn khoảng trên dưới 30 ngày (trước và sau ra hoa) cây đậu xanh có thể tự
dưỡng nhờ vi khuẩn cố định đạm ở nốt sần.
Sự hình thành nốt sần: bắt đầu từ khi cây đậu đã hình thành lá chét, cho
đến khi ra hoa (khoảng 20 -30 ngày sau gieo) là nơi cố định đạm, nhờ có nốt
sần, đậu xanh không cần bón nhiều phân đạm. Cần tác động các biện pháp kỹ
thuật như: bón phân, phòng trừ sâu bệnh tạo điều kiện cho nốt sần hình thành
sớm và nhiều.
Thời kì cây con đậu xanh sinh trưởng chậm. Các biện pháp kỹ thuật canh
tác tạo điều kiện cho cây sinh trưởng thuận lợi và nhất là cần phải tránh sâu bệnh
làm chết cây sẽ làm giảm mật độ cây thu hoạch do đó làm giảm năng suất.
Thời kì ra hoa – thu lần 1
1414


Thời gian khoảng 20 ngày
Quá trình nở hoa: Đậu xanh có thời gian ra hoa kéo dài và không có đợt
hoa rộ rõ rệt như ở lạc và đậu tương. Thời gian ra hoa kéo dài và quả phát dục
nhanh (từ khi hoa nở đến quả chín chỉ khoảng 15 - 17 ngày) nên đậu xanh phải
thu nhiều lần - đây là nhược điểm của đậu xanh vì công thu hoạch cao.
Vị trí hoa và quả đậu xanh: Hoa đậu xanh mọc thành chùm hoa tự, mỗi
hoa tự có thể có 10 - 15 hoa, nhưng chỉ đậu khoảng 2 - 5 quả chín cho thu
hoạch. Hoa tự mọc ở nách lá. Những giống cải tiến hiện nay có đặc điểm quan
trọng là: cuống hoa tự ở vị trí thấp dài hơn cuống hoa tự ở vị trí cao nên các hoa
và quả đậu xanh tạo thành tầng quả vượt lên trên tầng lá. Đặc điểm này rất có lợi
cho chăm sóc và thu hoạch.

Sinh trưởng thân lá: Thời kì này, cùng với quá trình ra hoa, kết quả là sự
sinh trưởng mạnh của các bộ phận sinh dưỡng (cây tăng nhanh chiều cao thân và
cành do đó số lá, diện tích lá cũng tăng nhanh). Lượng chất khô tích luỹ trong
thời kì này là lớn nhất, cho nên thời kì này cũng đòi hỏi nhiều dinh dưỡng nhất
cho cây phát triển.
Thời kì thu hoạch
Từ thu lần 1 đến thu hết: Thời gian khoảng 10 - 20 ngày. Thời gian của thời
kì này phụ thuộc vào số lần thu hái và khoảng cách giữa 2 lần thu. Các giống địa
phương thường phải hái ngay khi chín, nếu thu hái không kịp quả dễ bị tách vỏ,
văng hạt nên thường phải thu hái hàng ngày hoặc cách 1 ngày (cách nhật).
Giống cải tiến thường có vỏ quả dầy, khi chín khó tách vỏ hơn nên khoảng
cách giữa 2 làn thu khoảng 3 - 5 ngày. Đặc điểm này đã giảm nhiều công thu
hái. Kéo dài thời gian thu hoạch và tăng số lần thu hái là một khâu kĩ thuật cơ
bản tăng năng suất đậu xanh.
Muốn tăng số lần thu hái, cần phải duy trì bộ lá xanh. Nếu bộ lá tàn sớm
thì sẽ giảm số lần hái, thời gian này bị rút ngắn và sản lượng các lần hái sau
cũng kém.
1515


2.1.1.5. Công dụng
Đậu xanh là một loại cây đem lại giá trị về nhiều mặt trong cuộc sống.
Cây đậu xanh do có nốt sần ở rễ do đó cây có tác dụng rất tốt trong việc
cải tạo đất, phế phẩm của cây sau thu hoạch vùi xuống đất cung cấp một lượng
dinh dưỡng đáng kể, giúp đất tơi xốp.
Các nhà khoa học của trường đại học Kasetsart - Thái Lan cho rằng đậu
xanh có thể chế biến thành các tổ hợp giàu protein với giá thành hạ nhất. Sự kết
hợp giữa bột đậu xanh và bột gạo, bột mì, vừng cùng với gia vị sẽ tạo nên những
thực phẩm giá trị dinh dưỡng cao thay cho một số món ăn cao cấp được chế biến
từ động vật.

Ngoài giá trị dinh dưỡng đậu xanh còn có ý nghĩa y học. Đậu xanh còn được
dùng như một thực phẩm chức năng có tính giải độc, hạ nhiệt (Đỗ Tất Lợi, 1977).
Do có giá trị dinh dưỡng cao nên đậu xanh được sử dụng để chế biến mộ
số sản phẩm có giá trị như: bánh đậu xanh, bột đậu xanh, miến, giá đỗ (Trần Văn
Lài và CS, 1993).
2.1.2. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới và Việt Nam
2.1.2.1. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới
Cây đậu xanh là một trong những cây họ đậu quan trọng nhất ở châu Á và
cũng là cây trồng phổ biến ở nhiều châu lục khác. Hiện nay có 29 quốc gia trồng
đậu xanh với tổng diện tích trên 6 triệu ha, sản lƣợng đậu xanh toàn cầu là 3
triệu tấn. Ấn Độ là quốc gia sản xuất đậu xanh lớn nhất, theo sau là Trung Quốc
và Myanmar (Nair et al., 2014).
Cây đậu xanh có khả năng chịu hạn và chi phí đầu vào sản xuất thấp, thân
lá của nó có thể làm thức ăn cho chăn nuôi, làm phân xanh nên được trổng phổ
biến. Đậu xanh có thời gian sinh trửởng ngắn (55-70 ngày), có thể phát triển
trong suốt 2 tháng nắng nóng trong năm và nó là cây vụ Hè rất thích hợp trong
thời gian bỏ hoang mùa hè của hệ thống canh tác lúa – mì (Nair et al., 2014).

1616


Phạm vi phân bố của đậu xanh ở 40 vĩ độ bắc hoặc nam tại những nơi có
nhiệt độ trung bình ban ngày trên 200C, tập trung chủ yếu ở khu vực Nam và
Đông Nam châu Á bao gồm các quốc gia Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Ấn Độ và Việt Nam (Nair et al., 2013). Tại Ấn Độ, diện tích trồng đậu
xanh là 3,5 triệu ha, sản lượng hạt đạt 1,2 triệu tấn (Nair et al., 2013). Cây đậu
xanh được bố trí giữa 2 cây trồng chính (lúa mì – đậu xanh – lúa) hoặc (lúa mì –
đậu xanh – bông). Đậu xanh trồng ở vụ Hè (tháng 4 - tháng 6) trong điều kiện
khí hậu khô, nóng và lượng nước tưới cung cấp cho cây rất hạn chế. Vì vậy, sản
lượng đậu xanh vụ Hè thường thấp do hạn chế về nước tưới cùng với khả năng

bốc hơi cao (Pannu and Singh, 1993).
Trung Quốc là quốc gia sản xuất đậu xanh lớn thứ hai trên thế giới, diện
tích trồng trên 700.000 ha. Sản lượng đậu xanh của Trung Quốc đạt 980.000 tấn
(Nair et al., 2013).
Pakistan cũng là quốc gia sản xuất đậu xanh lớn ở khu vực châu Á. Đậu
xanh là cây đậu đỗ chiếm vị trí thứ 3 sau đậu cỏ (Lathyrus sativus L.) và đậu
lăng (Lens culinaris Medik). Diện tích trồng đậu xanh của Pakistan năm 2009 là
231.100 ha với sản lƣợng 157.400 tấn, năng suất trung bình 0,72 tấn/ha. Đậu
xanh được trồng trong mùa Xuân (tháng 2 - tháng 3) và mùa Kharif (tháng 6 –
tháng 7). Lượng nước thất thường trong những tháng này cho thấy cây con
thường bị thiếu nước. Bên cạnh đó, lượng mưa phân bổ không đều giữa các mùa
và các vùng, dẫn đến tình trạng thiếu nước trong mọi giai đoạn sinh trƣởng phát
triển của cây (Aslam et al., 2013).
Cây đậu xanh cũng là cây trồng quan trọng của các quốc gia Myanmar,
Bangladesh, Sri Lanka. Đậu xanh có thể trồng ở điều kiện độ ẩm và mức phân
bón thấp, là một trong số cây đậu đỗ lấy hạt trong hệ thống canh tác nhờ nước
trời ở vùng đất khô hạn và bán khô hạn của Sri Lanka. Khoảng 80% diện tích
đậu xanh trồng dựa vào nguồn nước trời trong mùa Maha (từ tháng 11 đến tháng
3) ở vùng đất cao hoặc chân đất thấp được trồng lúa từ vụ trước, diện tích còn lại
1717


được trồng trong mùa Yala (từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 đến tháng 9). Đặc trưng
của mùa Yala đó là thời kỳ mưa ngắn kéo dài từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5,
sau đó tình trạng khô hạn kéo dài cho đến cuối tháng 9. Do đó, cây đậu xanh
trồng trong điều kiện nguồn nước cung cấp từ đất bị thiếu và thường bị hạn làm
giảm năng suất đậu xanh đáng kể (Ranawake et al., 2012).
Hạt đậu xanh có màu vàng hoặc màu xanh. Vỏ hạt trơn bóng hoặc xanh
mốc và thị hiếu của người tiêu dùng về màu sắc hạt ở các quốc gia là khác nhau.
Vỏ hạt màu xanh trơn bóng được người dân Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan và Úc

ưa chuộng, trong khi đó hạt xanh mốc được người dân In đô nê xia, Tanzania,
Kenya, Việt Nam ưa chuộng. Hạt màu vàng được người dân Philippines và Sri
Lanka ưa chuộng (Nair et al., 2013). Để đáp ứng nhu cầu phát triển đậu xanh
trên thế giới, trong nhiều năm qua bằng những nỗ lực hợp tác của AVRDC với
các đối tác quốc gia để nghiên cứu cải thiện và phát triển giống đậu xanh cũng
như công nghệ nhằm giải quyết các khó khăn chính trong sản xuất đậu xanh ở
châu Á. Kết quả là đã tạo ra các giống cải tiến có đặc điểm như thời gian sinh
trưởng ngắn, năng suất cao và chống chịu bệnh đặc biệt là bệnh đốm nâu, phấn
trắng và vàng lá virut. Gần 1,5 triệu nông dân tại các quốc gia Bangladesh,
Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Nepal, Pakistan, Sri Lanka và Thái Lan
đã trồng các giống cải tiến với diện tích 2.932.000 ha, năng suất trung bình tăng
khoảng 300 kg/ha, sản lƣợng tăng từ 2,5 triệu tấn năm 1985 lên 3,1 triệu tấn
năm 2006. Về nhu cầu tiêu thụ đậu xanh tăng từ 22% lên 66% ở các quốc gia
khác nhau. Lợi nhuận tăng thêm hàng năm từ đậu xanh tại Parkistan từ 3,514,21 triệu USD (Shanmugasundaram et al., 2009). Tại Pakistan, sử dụng giống
mới đã làm tăng năng suất đậu xanh lên 55% so với sử dụng các giống truyền
thống, ngoài ra cây đậu xanh luân canh với cây lúa mì đã tiết kiệm tới 23% chi
phí sản xuất. Sử dụng giống mới tại Bangladesh đã làm tăng năng suất 40%, tỉ
suất lợi nhuận là 2,58 so với giống cũ. Tại Trung Quốc sản lượng chỉ đạt
500.000 tấn (năm 1986) tăng lên 891.000 tấn năm 2000, năng suất từ mức 914
1818


kg/ha (năm 1986) tăng lên 1154 kg/ha (năm 2000), mức độ tiêu thụ tăng từ
14,1% lên 28% trong giai đoạn này khi ứng dụng giống mới (Nair et al., 2013).
2.1.2.2. Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam
Cũng giống như nhiều nước châu Á khác đậu xanh cũng là cây trồng phổ
biến tại Việt Nam. Tại nước ta đậu xanh được sử dụng chế biến thực phẩm, làm
thuốc, làm phân xanh, có vị trí quan trọng trong cơ cấu luân canh, xen canh và
gối vụ. Đặc biệt ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đồng
bằng sông Cửu Long, cây đậu xanh đã trở thành cây trồng quan trọng trong sản

xuất vụ Hè Thu, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân. Nguyễn Văn
Chương và cs. (2016) nêu rõ: Khó thống kê một cách chính xác diện tích cây
đậu xanh ở nước ta, vì từ lâu loại cây này vẫn được xem là một cây trồng phụ
được xếp chung với các loại đậu đỗ khác trong Niên giám thống kê hàng năm,
mặc dù nhu cầu về cây trồng này rất lớn trong chế biến lương thực, thực phẩm.
Diện tích ước đoán hằng năm có khoảng 60 - 80 ngàn ha, năng suất trung bình
từ 0,6-0,8 tấn/ha. Hiện nay, sản lượng đậu xanh không đủ để đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ trong nước mà hàng năm phải nhập khẩu một lượng không nhỏ từ Trung
Quốc và Campuchia. Mặc dù không được đầu tư nghiên cứu như cây đậu tương
và lạc, nhưng do nhu cầu tiêu dùng lớn với xu hướng đa dạng hoá cây trồng và
sản phẩm cùng với chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở một số địa
phương nên cây đậu xanh được sự quan tâm của nhiều công ty phân phối và
được trồng rất phổ biến từ Bắc chí Nam, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ và
duyên hải miền Trung Bộ.
Đậu xanh được sản xuất trong vụ Hè Thu ở vùng Bắc Trung Bộ qui mô
khoảng 25.000 ha (Phan Thị Thanh và Nguyễn Thị Nhàn, 2012). Theo số liệu
thống kê của Cục thống kê Hà Tĩnh năm 2014, tại Hà Tĩnh có 8.457 ha đậu
xanh, năng suất trung bình đạt 0,79 tấn/ha.
Việt Nam là nước chụi ảnh hưởng nặng từ việc biến đổi khi hậu, tình hình
sản xuất đậu xanh tại nước ta chưa thực sự phát triển vẫn mang tính quảng canh
1919


cao dẫn đến năng suất đậu xanh chưa cao và thất thường. Tuy đã có các công
trình nghiên cứu các đề tài về đậu xanh nhưng chưa nhiều. Nếu được đầu tư
đúng mức sẽ làm tăng năng suất và chất lượng đậu xanh, hạn chế tình trạng đang
diễn ra hiện nay tại nước ta.
2.2. Khái niệm về ngập úng và tính chống chịu ngập úng của cây trồng
2.2.1. Khái niệm về ngập úng
2.2.1.1. Vai trò của nước

Nước là thành phần bắt buộc của tế bào sống. Có nhiều nước thực vật
mới hoạt động bình thường được. Nhưng hàm lượng nước trong thực vật không
giống nhau, thay đổi tùy loài hay các tổ chức khác nhau của cùng một loài thực
vật. Hàm lượng nước còn phụ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng của cây và điều
kiện ngoại cảnh mà cây sống. Vai trò quan trọng nhất của nước là tham gia vào
quá trình trao đổi chất của thực vật. Vai trò đó được thể hiện ở những mặt sau:
- Nước là dung môi: Nước hòa tan được nhiều chất trong tế bào và hầu hết
các phản ứng hóa học trong tế bào thực vật đều xảy ra trong môi trường nước.
- Nước là một chất phản ứng: Nước tham gia tích cực vào các phản ứng
sinh hóa như là một cơ chất của phản ứng,
- Nước là thành phần cấu trúc tạo nên chất nguyên sinh (90%)
- Nếu như hàm lượng nước giảm thì chất nguyên sinh từ trạng thái sol
chuyển thành gel và hoạt động sống của nó sẽ giảm sút.
- Tất cả các quá trình trao đổi chất tiến hành được đều cần có nước tham
gia. Nước làm thay đổi chiều hướng và cường độ của các quá trình trao đổi chất
trong tế bào.
- Nước còn là nguyên liệu tham gia vào một số quá trình trao đổi chất của
tế bào.
- Nước là phương tiện vận chuyển các sản phẩm của quá trình trao đổi
chất, nước hòa tan các chất và vận chuyển chúng từ cơ quan tổng hợp đến cơ
quan tiêu thụ, giúp các bộ phận của cây liên hệ với nhau thành một thể thống
2020


nhất hoàn chỉnh. Người ta ví: “nước trong cơ thể thực vật như máu trong cơ thể
động vật”.
- Ở những cơ quan và bộ phận non, nước duy trì độ trương của tế bào giúp
chúng có hình thái đặc trưng trong tự nhiên, làm cho các quá trình sinh lý ở bên
trong tế bào diễn ra mạnh mẽ, có lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây.
- Cây xanh còn nhờ quá trình thoát hơi nước ở bề mặt lá để điều hòa nhiệt

độ cơ thể, điều này đặc biệt có ý nghĩa trong những trưa hè nắng nóng.
- Nhờ tính chất phân cực, nước trong tế bào thường liên kết với các ion,
các phân tử keo ưa nước tạo nên lớp màng hyđrat bảo vệ hạt keo, duy trì tính ổn
định của keo nguyên sinh chất và các hoạt động trao đổi chất.
- Nước có thể cho một số tia sáng có bước sóng ngắn đi qua, giúp cho các
loài thực vật thủy sinh sống dưới đáy đại dương và ao hồ có thể quang hợp được.
- Nước nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong việc
bảo đảm mối liên hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường. Trong
quá trình trao đổi giữa cây và môi trường đất có sự tham gia tích cực của ion H+
và OH- do nước phân ly ra.
- Nước góp phần vào sự dẫn truyền xung động các dòng điện sinh học ở
trong cây khiến chúng phản ứng mau lẹ không kém một số thực vật bậc thấp
dưới ảnh hưởng của tác nhân kích thích của ngoại cảnh.
- Nước có một số tính chất hóa lý đặc biệt như tính dẫn nhiệt cao, có lợi
cho thực vật phát tán và duy trì nhiệt lượng trong cây. Nước có sức căng bề mặt
lớn nên có lợi cho việc hấp thụ và vận chuyển vật chất. Nước có thể cho tia tử
ngoại và ánh sáng trông thấy đi qua nên có lợi cho quang hợp. Nước là chất
lưỡng cực rõ ràng nên gây hìện tượng thủy hóa và làm cho keo ưa nước được ổn
định.
Căn cứ vào khả năng sử dụng của cây người ta có thể chia ra 2 loại nước:
một loại cây sử dụng được và một loại cây không sử dụng được.
2.2.1.2. Sự trao đổi nước của cây
2121


Cây hút nước chủ yếu qua bộ rễ, nước đi từ ngoài môi trường vào trong cây
nhờ hai quá trình hút chủ yếu là thụ động và bị động:
Quá trình thụ động: Quá trình này do sự thoát hơi nước trên bề mặt lá gây nên.
- Năng lượng của quá trình thoát hơi nước trên mặt lá là nguồn năng
lượng ánh sáng mặt trời. Nó làm thoát hơi nước từ các vi mao quản của tế bào

mô dậu lá, làm sức hút nước của tế bào lá tăng và phải hút nước của tế bào cận
kề để bù vào.
- Do giữa các phân tử nước có lực liên kết nội tụ nên thoát hơi nước đã
tạo ra một dòng hút liên tục kéo nước từ rễ đi lên các bộ phận phía trên của cây.
Động lực trên có trị số khá lớn, khoảng 12 - 13 atm (có khi từ 20 - 40 atm),
nhưng đây là lực hút nước bị động, chỉ xảy ra khi có ánh sáng.
∗ Ý nghĩa của hút nước bị động: Nhờ có động lực này mà cây cao hàng chục
mét vẫn có thể hút nước lên được. Quá trình hút nước này nhờ hệ thống mạch
dẫn và chỉ thực hiện ở thực vật bậc cao.
Quá trình chủ động: Đây là quá trình hút nước nhờ áp lực của rễ.
- Trị số của động lực này chỉ khoảng 3- 4 atm, làm dâng cột nước lên cao
20-30 m. Quá trình hút nước chủ động được chứng minh bằng hai hiện tượng
sau:
+ Hiện tượng chảy nhựa: Khi cắt ngang thân cây ở sát gốc thì ở chỗ cắt sẽ
tiết ra những giọt nhựa, trong giọt nhựa đó có các chất vô cơ và hữu cơ. Nguyên
nhân 28 gây ra hiện tượng chảy nhựa là do rễ sinh ra áp lực đẩy nước đi lên. Nếu
gắn áp lực kế vào chỗ cắt sẽ đo được áp suất của nhựa chảy ra.
Độ chảy nhựa phụ thuộc vào từng loại cây (cây hòa thảo chảy nhựa ít hơn
cây hai lá mầm), phụ thuộc vào trạng thái sinh lý và tuổi cây, các yếu tố như các
mùa khác nhau, nhiệt độ đất, lượng nước trong đất, nồng độ dung dịch đất.
+ Hiện tượng ứ giọt: Có thể nhận thấy hiện tượng này ở những cây sinh
trưởng trong điều kiện ẩm ướt hoặc khi để một cành cây có lá trong chuông thủy
tinh đã làm bão hòa hơi nước. Lúc đó, ở đầu lá hay mép lá sẽ ứ đọng những giọt
2222


nước. Thành phần các chất trong giọt ứ ra cũng gồm chất vô cơ và hữu cơ. Giọt ứ
thông qua các khe hở ở mép lá, lỗ vỏ, mầm nách... mà chảy ra ngoài do dưới khe
hở có gắn với mao quản hay mạch dẫn của gân lá. Khi thực vật hút nhiều nước
đồng thời độ ẩm không khí cao, nhiệt độ không khí thấp làm quá trình thoát hơi

nước ở lá kém, áp lực rễ đã ép nước vào gian bào rồi theo mao quản đi ra.
Hiện tượng ứ giọt là một trong những chỉ tiêu sinh lý quan trọng để đánh
giá hoạt động của bộ rễ.
- Hiện tượng chảy nhựa và ứ giọt đều do áp lực rễ gây nên, hiện tượng
này có liên quan chặt chẽ đến hoạt động trao đổi chất, nhất là hô hấp của rễ cây.
Khi môi trường đất có nồng độ dung dịch quá cao hoặc có nhiều chất ức chế hô
hấp (H2S, KCN) sẽ làm cho hoạt động chảy nhựa và ứ giọt bị đình chỉ.
- Theo Xabinin, chảy nhựa và ứ giọt có liên quan đến quá trình thẩm thấu
và áp suất thẩm thấu của tế bào. Tốc độ chảy nhựa được tính bằng công thức:
V = K . (Pi - Pe)
Trong đó:
K: Hệ số tỷ lệ dẫn nước trong cây
Pi: Áp suất thẩm thấu của dịch nhựa chảy ra
Pe: Áp suất thẩm thấu của dung dịch bên ngoài
- Quá trình hút nước chủ động diễn ra hết sức phức tạp, cơ chế của áp lực
rễ như sau:
Áp lực rễ được sinh ra khi Pi > Pe, nghĩa là sức hút nước trong tế bào lớn
hơn lông→sức giữ nước của môi trường. Lúc đó, nước sẽ đi vào cơ thể theo
hướng: đất mạch gỗ của rễ, thân → tế bào nội bì → tế bào nhu mô vỏ rễ →hút
khí khổng.→ thịt lá → gân lá → Nước đi vào rễ theo cơ chế áp lực rễ.
Theo Xabinin và Pristley, nước có thể đi từ ngoài vào trong theo một
chiều là do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa mạch dẫn và các tế bào nhu mô

2323


vỏ của rễ. Trong lớp tế bào nhu mô vỏ, áp suất thẩm thấu tăng dần từ ngoài vào
trong. Đến lớp tế bào nội bì, áp suất thẩm thấu có giảm xuống, tuy nhiên, dòng
nước từ tế bào nhu mô vẫn vượt qua lớp tế bào nội bì để vào mạch gỗ.
2.2.1.3 Khái niệm về ngập úng

Úng là hiện tượng thừa nước đối với cây trồng. Đây là hiện tượng phổ
biến ở nước ta. Có nhiều mức độ úng khác nhau: có những vùng ngập quanh
năm, có vùng ngập theo mùa..v..v.. dù ở mức độ nào thì úng đều gây hại nghiêm
trọng cho cây trồng.
Tác hại do úng gây ra:
Đất bị ngập úng các tế khổng ở mặt đất thay vì chứa oxygen chuyển sang
chứa các khí khác dẫn đến tình trạng thiếu oxy cho hoạt động hô hấp của rễ. Đất
thiếu oxy vi sinh vật yếm khí trong đất hoạt động mạnh càng làm cho oxy trầm
trọng và làm gia tăng các khí độc làm cho rễ cây bị thối. Nồng độ oxy trong đất
thoát nước là 20,6% sấp xỉ nồng độ oxy trong khí quyển. Hệ số khuyếch tán oxy
trong đất kém 4 lần trong không khí. Do đất thiếu oxy nên rễ hô hấp yếm khí
không đủ năng lượng cho việc hút nước và hút khoáng, là cơ hội cho nấm bệnh
tấn công vào rễ. Hiện tượng nghẹt rễ làm cây bị “stress”, tổng hợp ethylene bên
trong gây ngộ độc, làm lá rụng nhất là sau nước rút. Khí khổng ở lá đóng lại,
giảm khả năng hút nước, lá bị rủ héo. Đây là một trong những trường hợp xảy ra
hạn sinh lý cho cây trồng gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây.
Tùy theo mức độ ngập úng và khả năng chống chịu của cây nên mức độ hại
chúng gây ra cũng khác nhau.

2.2.2. Tính chống chịu ngập úng của cây trồng
Tính chống chịu của cây trồng là khả năng cây trồng chịu được và chống
lại các điều kiện bất thuận của môi trường để tồn tại và phát triển. Tùy thuộc vào

2424


các tác nhân gây bất lợi (hạn, rét, úng..v..v..) để phân loại các tính chống chịu
tương ứng (hạn, rét, úng..v..v..).
Để tồn tại và phát triển cây trồng phải hình thành khả năng thích nghi với
những biến đổi của môi trường. Khả năng biến đổi sự trao đổi chất phù hợp với

điều kiện thay đổi của môi trường càng lớn, phản ứng thích nghi của cơ thể với
môi trường càng rộng và càng thích nghi hơn với điều kiện sống. Khả năng
chống chịu có thể di truyền lại mà không đụng đến cơ chế di truyền của cơ thể.
Trên rễ phụ của cây đậu xanh thường xuất hiện nhiều lông hút và nốt sần.
Kích thước nốt sần trong khoảng 4-5 mm, có chức năng chính là cố định đạm và
N2 trong khí quyển nhờ vi khuẩn Rhizobium cộng sinh (Trần Đình Long, 1998).
Đặc điểm này của rễ giúp cây chịu hạn khá nhưng lại chịu úng kém nhất là cây
còn nhỏ (0 – 25 ngày sau gieo).
2.3. Những nghiên cứu về tính chịu úng của cây trồng
2.3.1. Những nghiên cứu tính chịu úng của cây trồng trên thế giới
Theo Wadman-Van Schravendijk và Van Andel (1985), một số loài cây họ
đậu có khả năng chịu được úng tới 20 ngày nhưng sinh trưởng chậm trong thời
ngập úng, còn theo Singh et al. (1991) sự phát triển của bộ rễ bị ảnh hưởng
nhiều hơn so với các bộ phận trên mặt đất. Nguyên nhân do ngập úng làm giảm
sự trao đổi khí oxy (O2) giữa đất và khí quyển dẫn đến giảm khối lượng chất khô
của bộ rễ, vận chuyển nước, chất dinh dưỡng qua hệ thống rễ, hình thành các
chất độc gây hại cho cây trồng (Wesseling, 1974). Hệ thống rễ sẽ bị tổn thương
trong điều kiện đất ngập nước kéo dài 1-3 ngày, thông khí kém gây ra chết tế
bào, thậm chí gây thối bộ rễ (Singh et al., 1991). Theo Lakitan B (1990), cây họ
đậu khi bị ngập úng độ dẫn của lá và đồng hóa các bon bị giảm trong vòng 1-3
ngày đầu cũng như làm khí khổng đóng nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng đồng hóa
CO2 trong quang hợp.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ngập úng gây thiệt hại năng suất cây trồng
ở giai đoạn đầu lớn hơn giai đoạn sau (Meyer et al, 1987; Kanwar et al, 1988,
Mukhtar et al, 1990; Lizaso và Ritchie, 1997).

2525



×