Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Nghiên cứu hiệu quả của quá trình lên men đậu nành làm thức ăn cho cá chạch bùn (misgurnus anguillicaudatus) giai đoạn cuối thương phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 59 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA THỦY SẢN
------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG BỘT
ĐẬU NÀNH LÊN MEN LÀM THỨC ĂN CHO CÁ
CHẠCH BÙN (Misgurnus anguillicaudatus ) GIAI ĐOẠN
CUỐI THƯƠNG PHẨM.

1

Sinh viên thực hiện

: TỐNG THỊ HƯỜNG

Lớp

: K59 – NTTS

Ngành

: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS. TRẦN THỊ NẮNG THU

Bộ môn


: DINH DƯỠNG & THỨC ĂN THỦY SẢN

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu trong luận văn này hoàn toàn trung
thực và chính xác, là kết quả của quá trình theo dõi thí nghiệm trong thời gian
thực tập, không sao chép của bất kì tác giả nào.
Sinh viên thực hiện

Tống Thị Hường

2

2


LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, để hoàn thành chương trình đào tạo Đại học tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc, Ban đào tạo và toàn thể các thầy cô
giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tôi cũng xin cảm ơn Ban chủ nhiệm,
cán bộ khoa và các thầy giáo, cô giáo Khoa Thủy Sản – Học Viện Nông
nghiệp Việt Nam đã cho tôi kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập,
thực tập và rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp để hoàn thành chương trình đào tạo
Kĩ sư nuôi trồng thủy sản.
Tôi cũng xin gửi lời tri ân tới PGS.TS. Trần Thị Nắng Thu là người đã
hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn KS. Mai Văn Tùng đã đồng hành và
giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực tập. Tôi cũng xin cảm ơn Khoa Thủy

sản đã hỗ trợ bể nuôi, trang thiết bị, dụng cụ, giúp tôi hoàn thành công việc
thực tập.
Và cuối cùng là lời cảm ơn thân thương nhất tôi xin gửi đến bố mẹ,
những người thân trong gia đình, các thành viên lớp K59NTTS đã giúp đỡ, động
viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội , ngày tháng năm 2018
Sinh viên thực tập

Tống Thị Hường

3

3


MỤC LỤC
3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
CTTA
NTTS
NXB
CS
CTV

4

Giải thích đầy đủ

Công thức thức ăn
Nuôi trồng thủy sản
Nhà xuất bản
Cộng sự
Cộng tác viên

4


DANH MỤC BẢNG
4

DANH MỤC HÌNH

5

5


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành Nuôi trồng thủy sản Việt Nam ngày càng giữ vị trí quan trọng, là
ngành mũi nhọn trong nền kinh tế nước ta, không chỉ trong lĩnh vực xuất khẩu,
nuôi trồng thủy sản còn có ý nghĩa rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm
cho con người, đặc biệt là vùng nông thôn và khu vực miền núi. Sản phẩm
thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn thực phẩm quan trọng trong
đời sống vì hàm lượng protein cao, hàm lượng lipid th ấp, ch ứa các d ưỡng
chất thiết yếu,dễ tiêu hóa và hấp thu. Theo thống kê của Tổng cục thủy sản
(2013), ước tính giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 ước tính đạt 188 nghìn tỷ,
trong đó nuôi trồng ước tính đạt 115 nghìn tỷ, giá trị khai thác đạt hơn 73 nghìn

tỷ. Chạch bùn là loài thủy sản đang được nước ta tập trung chú ý và phát triển
bởi nó giàu giá trị dinh dưỡng và cũng là một mặt hàng có giá trị thương mại
khá cao.
Ngoài yếu tố con giống, môi trường nuôi ra thì thức ăn cũng đóng vai trò
rất cao quyết định đến hiệu quả kinh tế của người nuôi trồng thủy sản, thường
chi phí cho thức ăn luôn chiếm tỷ lệ cao, chiếm đến 70-80% chi phí sản xuất. Vì
thế, việc nghiên cứu để giảm giá thành thức ăn nhưng vẫn giữ ổn định hoặc nâng
cao chất lượng thức ăn luôn được các nhà sản xuất quan tâm. Protein là thành
phần dinh dưỡng được đặc biệt chú ý trong thức ăn, cùng với đó là các acid
amin cấu tạo nên protein. Trên thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu tâp trung làm
tăng hàm lượng protein trong thức ăn để đầu ra cá đạt chất lượng cao nhất.
Trong các ao nuôi, trang trại nhỏ lẻ, nguồn thức ăn tự nhiên thường được cung
cấp thêm vào ao nuôi thường là các loại cây cỏ và phụ phẩm nông nghiệp. Tuy
nhiên phương pháp này không đạt hiệu quả cao bởi lượng protein trong nguồn
thức ăn này khà thấp, mặt khác các loại phụ phẩm nông nghiệp không đạt yêu
cầu vệ sinh, dễ mang theo mầm bệnh vào môi trường nuôi.

6

6


Hiện nay trong các nguồn protein thực vật, các chế phẩm từ đậu tương có
tỷ lệ protein khá cao, như sản phẩm bột đậu tương truyền thống (Soybeans-SB),
bột đậu tương lên men (Fermented Soybeans-FSB), bột đậu tương đậm đặc.
Tuy nhiên các sản phẩm lên men luôn có những công dụng nhất định.
Việc lên men bột đậu tương sẽ giúp chuyển hóa các protein khó tiêu có trong hạt
đậu tương, giúp cá dễ dàng tiêu hóa và vẫn giữ nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng.
Ngoài ra, bột đậu tương lên men có chứa một số vi khuẩn của nhóm vi khuẩn
lactic, giúp tăng sinh các lợi khuẩn, giảm sự sinh sôi của các vi khuẩn có hại gây

hại cho cá. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, hàm lượng protein của bột
đậu nành lên men (fermented soybean meal) tăng 19%, kèm theo tăng 18.75%
trong tổng số axit amin thủy phân so với bột đậu nành khô hay bột động vật
khác như bột đầu tôm trong thức ăn cá chạch bùn.
Để hiểu thêm về vấn đề này dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị
Nắng Thu, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả của quá
trình lên men đậu nành làm thức ăn cho cá chạch bùn (Misgurnus
anguillicaudatus) giai đoạn cuối thương phẩm”, để tìm hiểu xem việc sử dụng
bột đậu nành lên men làm thức ăn cho cá chạch bùn có những hiệu quả gì, sử
dụng với liều lượng bao nhiêu để đạt hiệu quả nhất, và có khác biệt gì so với các
nguồn protein khác.
1.2. Mục tiêu và nội dung đề tài
1.2.1. Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thức ăn bổ sung bột đậu nành lên
men đến tốc độ tăng trưởng của cá chạch bùn giai đoạn cuối thương phẩm.
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thức ăn bổ sung bột đậu nành lên
men đến hệ số chuyển đổi thức ăn của cá chạch bùn giai đoạn cuối thương phẩm.
So sánh hiệu suất nuôi cá chạch bùn khi sử dụng thức ăn bổ sung bột đậu
nành lên men so với các nguồn protein khác.

7

7


1.2.2. Nội dung nghiên cứu:
Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung bột đậu nành lên men vào thức ăn
đến tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn ở cá chạch bùn
giai đoạn cuối thương phẩm.


8

8


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học của cá chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus)
2.1.1. Vị trí phân loại của cá chạch bùn
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cobitidae
Loài:

Misgurnus

anguillicaudatus

(Cantor,1842)
Tiếng Anh: Oriental weatherfish
Một số tên gọi khác : Cá chạch Đài Loan (Nguyễn Văn Hảo, 2005, Cá
nước ngọt Việt Nam tập II).
2.1.2. Đặc điểm phân bố
Cá chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus) là một trong những đối tượng
thủy sản được nuôi khá phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, cá chạch bùn có
nguồn gốc từ Đài Loan đưa về Việt Nam ương nuôi và nhân giống, tuy mới
được thử nghiệm thời gian không lâu nhưng đạt hiệu quả cao rõ rệt.
Trên thế giới, cá chạch bùn phân bố chủ yếu ở một số nước chấu Á như
Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Nhật Bản và Đài Loan. Ở Viêt Nam, cá chạch bùn
phân bố ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc, Nam Trung Bộ và

khu vực Tây Nguyên (Nguyễn Văn Hảo, 2005; Bùi Huy Cộng, 2011).
2.1.2. Đặc điểm hình thái

Hình 1. Cá chạch bùn (nguồn: tepbac.com)
Hình thái ngoài chạch bùn thân thon dài, phần đuôi hơi dẹp bên, nếp da
trên cuống ít phát triển. Đầu nhọn, nhỏ, hơi tròn. Mắt bé ở 2 bên đầu, không có
9

9


gai dưới mắt,miệng được bao quanh bởi 5 bộ râu,sử dụng để sàng lọc qua bùn
hoặc sỏi để tìm kiếm thức ăn, hoặc sử dụng để đào dưới lớp sỏi và cát để ẩn
thân. Vây có đuôi hình tròn tuyến đuôi hoàn chỉnh. Hai bên lưng màu tro đậm,
có con có đốm đen xen kẽ. Toàn thân phủ vảy tròn rất nhỏ. Miệng cá chạch bùn
ở phía dưới hình móng ngựa, răng hàm nhỏ, mịn. Hậu môn ở gần vây hậu môn.
Chạch bùn là loài cá nổi bật trong một loạt màu sắc như màu hồng, cam,
xám và nhiều dạng khác, chúng có bề ngoài mảnh mai và giống lươn, chúng có
thể thay đổi màu sắc từ màu vàng sang màu xanh lá cây ô liu, màu nâu thông
thường hoặc xám với mặt dưới nhạt hơn.
Bảng 1. Phân biệt cá chạch đực, cá chạch cái
Đặc trưng

Thể hình
Hình ống tròn, bụng
Chạch cái
to tròn
Hơi giống hình chóp
Chạch đực tròn, bụng bé


Vây ngực
Rộng và ngắn nhỏ,
đầu trước hơi tròn
Con đực to hơn con
cái

Vây lưng
Không có hình gì
đặc biệt
Hai sườn đầu cuối
của chân vây ngực
có mấu thịt nổi rõ rệt
(Nguồn: www.dopa.com)

2.1.3. Đặc điểm thích nghi
Nhiệt độ phù hợp cho cá chạch bùn sinh trưởng và phát triển là từ 1530oC, thích hợp nhất từ 24-27oC. Ở nhiệt độ này chạch ăn khỏe và mau lớn.
Cá chạch có sức thích nghi nhanh ở môi trường sống xấu. Khi nhiệt độ
nước quá cao hoặc quá thấp cá chạch rúc xuống bùn. Khi thời tiết thay đổi bất
thường hay khi có triệu chứng bệnh, cá chạch nổi lên mặt nước. Ngoài hô hấp
bằng da, mang, cá chạch bùn còn có thể thở bằng ruột, khi nước thiếu oxy chạch
ngoi lên trực tiếp mặt nước để đớp không khí, thực hiện trao đổi khí ở trong ruột
sau đó khí được thải qua hậu môn ra ngoài.
Một nghiên cứu được các nhà khoa học của Hàn Quốc công bố tại hội
nghị thường niên tại Philadelphia (2008) là loài cá này có khả năng diệt
muỗi trong các ruộng lúa.
2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng

10

10



Cá chạch bùn mới nở chỉ to bằng đầu kim khâu, sau 1 tháng có chiều dài
2-3 cm, sau nửa năm được 4-6 cm, cá chạch trưởng thành nặng 30-60g, con to
nhất nặng 100 g dài 20 cm. Trong tự nhiên thường gặp cá chạch bùn có chiều dài
17cm; nặng 27,8g. Thậm chí có con lên tới 20cm, nặng 100g.
Tốc độ sinh trưởng của chạch bùn phụ thuộc chế độ dinh dưỡng và môi
trường, thức ăn ở giai đoạn đầu là đặc biệt quan trọng với chạch bùn (Bùi Quang
Tề, 2012).
2.1.5. Đặc điểm sinh sản
Cá chạch bùn thành thục ở 2 tuổi, mùa đẻ trứng thường từ tháng 4-9, rộ
nhất từ tháng 5-7. Lượng trứng tùy theo chiều dài thân. Cá chạch cái dài 8cm có
khoảng 7000 trứng; thân dài 15 cm có sức sinh sản khoảng 12-18.000 trứng,
thân dài 20 cm có sức sinh sản 16-24.000 trứng; trứng có dạng hình tròn, đường
kính 1,2-1,5 mm; màu vàng; có tính dính nhưng lực bám không mạnh. Khi đẻ
trứng cá chạch đực dùng móm kích thích vào bụng chạch cái, cá chạch cái ngoi
lên mặt nước, con đực đuổi theo liền và quấn chặt vào thân con cái, lúc này con
cái đẻ trứng, con đực phóng tinh. Trứng cá chạch dính trên cỏ nước hoặc các vật
bám khác, sau 2-3 ngày trứng nở thành chạch bột.
2.1.6. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá chạch bùn lúc nhỏ ăn động vật là chính, về sau chuyển dần sang ăn
tạp. Giai đoạn trưởng thành cá ăn thực vật là chủ yếu. Cỡ dưới 5cm chủ yếu ăn
luân trùng, râu ngành, chân chèo và các động vật phù du khác. Cỡ 5-8cm ngoài
thức ăn ĐVPD, chạch còn ăn giun nhỏ và ấu trùng muỗi lắc. Cỡ 8-9cm chạch
còn ăn tảo khuê, thân lá cây cỏ non và hạt ngũ cốc, cỡ trên 9cm chạch chuyển
sang ăn thức ăn thực vật là chính (Bùi Quang Tề, 2012). Nuôi trong ao các
chạch bùn còn ăn các thức ăn tinh.
Nhu cầu dinh dưỡng của cá chạch bùn thay đổi theo từng giai đoạn phát
triển. Trong các nghiên cứu về dinh dưỡng thì yếu tố đóng vai trò quan trọng và
cấp thiết nhất đối với sự phát triển của cá đó là protein. Các loài cá khác nhau có

nhu cầu protein khác nhau, và giữa các độ tuổi và điều kiện môi trường khác
nhau. Đối với cá nhỏ nhu cầu protein trong khẩu phần thức ăn nhiều hơn cá lớn,
11

11


cá nuôi trong hệ thống nghèo thức ăn tự nhiên, đòi hỏi hàm lượng protein trong
khẩu phần thức ăn cao hơn so với các nuôi trong môi trường giàu thức ăn tự
nhiên hay trong các ao có phân bón (Lê Văn Thắng, 1991).
Protein là thành phần quan trọng nhất để xây dựng các tổ chức sản xuất các
enzym cho cơ thể. Protein là hợp chất cao phân tử có 50% cacbon, 20% oxy, 7%
hydro, 16% nito, và 5% là các thành phần khác (Trần Thị Thanh Hiền, 2004).
Cá không có nhu cầu protein cố định nhưng đòi hỏi một sự phối hợp của
20 axit amin trong đó có 10 axit amin thiết yếu(bao gồm: Lysine (Lys),
Tryptophane (Trp), Methionine (Met), Isoleusine (Iso), Leusine (Leu), Arginine
(Arg), Histamine (His), Phenynalanine (Phe), Valine (Val) và Threonine (Thr))để
tạo nên các protein. Tiêu hóa protein xảy ra trước hết dưới dạng tác dụng của các
enzym thức ăn được tiêu hóa để tạo thành các axit amin tự do rồi hấp thu qua
ống tiêu hóa vào máu, chúng được máu vận chuyển đến các tổ chức khác nhau
để tham gia vào quá trình sinh tổng hợp hoặc oxy hóa để giải phóng năng lượng.
Protein có trong mọi động vật và thực vật khác nhau về tổng lượng và
thành phần axit amin do vậy khả năng cung cấp lượng protein sẵn có trong
nguyên liệu không cân bằng so với nhu cầu của cá. Trong các nguồn cung cấp
protein thì bột cá và bột đậu tương là 2 nguyên liệu được ưa chuộng nhất vì
chúng chứa đủ các axit amin thiết yếu và đặc biệt chúng chứa hàm lượng protein
thô cao. Bột cá chứa hàm lượng phốt-pho vượt xa so với nhu cầu của cá do vậy
để giảm lượng phốt-pho cần giảm lượng bột cá trong khẩu phần ăn đồng thời
thay thế bằng các nguyên liệu khác chứa ít phốt-pho hơn. Nhiều nghiên cứu cho
thấy bột đậu nành có thể thay thế 60-80% bột cá trong khẩu phần thức ăn thủy

sản. Hiện bột đậu nành sử dụng làm thức ăn thủy sản có hàm lượng protein 4750%. Đối với cá chạch bùn nuôi thương phẩm cần sử dụng thức ăn cung cấp
hàm lượng đạm từ 30-35%, lượng thức ăn 5-8% trọng lượng cơ thể.
2.2. Tình hình nuôi cá chạch bùn ở trong nước và trên thế giới
2.2.1. Tình hình nuôi cá chạch bùn ở trong nước
Ở Việt Nam, cá chạch bùn phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và
miền núi các tỉnh phía Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (Nguyễn Văn Hảo,
12

12


2005). Hiện nay cá chạch bùn không còn nhiều trong tự nhiên (Nguyễn Văn Hảo,
2005), do nhu cầu tiêu dùng cảu thị trường, gần đây bà con nông dân chú ý ương
nuôi nhân giống về cá chạch bùn giống để phục vụ nuôi thương phẩm.
Về hình thức nuôi, ở Việt Nam có các mô hình nuôi cá chạch bùn thương
phẩm phổ biến như nuôi trong ao, trong ruộng hay trong bể xi măng.
Nuôi trong ao, sử dụng ao nông, mực nước không quá 40cm, diện tích
100-200 m2, trong ao có hố sâu 60-70 cm. Nhược điểm nuôi trong ao tốc độ tăng
trưởng của chạch bùn thấp hơn nuôi trong ruộng. Tỷ lệ sống đạt 65-80%.
Nuôi trong ruộng, bùn ruộng hơi chua, ít cát bùn, không có mạch nước
ngầm phun lên. Nếu ruộng được bón lót đầy đủ có nhiều thức ăn tự nhiên thì có
thể giảm lượng thức ăn tinh. Nuôi trong ruộng tỷ lệ sống cao hơn nuôi trong ao,
đạt 70-90%.
Để chuẩn bị thức ăn cho cá chạch bùn, hộ nuôi theo mô hình cá chạch
luồn lúa chủ động đóng phân chuồng đã lên men vi sinh vào bao sau đó thả
xuống ruộng. Phân men vi sinh tạo ra màu để nuôi cá đồng thời là môi trường để
tạo nguồn thức ăn vi sinh, giun đỏ cho cá giống. Sử dụng thức ăn men vi sinh
cho cá chạch không những tạo môi trường giàu oxy còn giúp tiết kiệm chi phí
xử lý phế thải trong chăn nuôi, đồng thời giảm chi phí mua thức ăn; đồng thời
phân vi sinh bón trực tiếp cho lúa giúp tăng năng suất lúa, hạn chế sử dụng phân

bón hoá học, thuốc trừ sâu.
Nuôi thương phẩm chạch bùn, để tiết kiệm chi phí và thời gian, người
nuôi thường sử dụng cám công nghiệp dạng viên nổi hàm lượng đạm dao động
từ 38-40%, ăn 2-3 lần/ngày, với lượng thức ăn 8-12% trọng lượng cơ thể.

2.2.2. Tình hình nuôi cá chạch bùn trên thế giới
Trên thế giới cá chạch bùn chủ yếu được nuôi ở các nước khu vực Châu Á
như Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Nhật Bản. Cá chạch bùn là một trong những
đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế, giàu dinh dưỡng. Người dân Trung Quốc
13

13


còn sử dụng cá chạch bùn như một loại dược liệu chữa bệnh (Nguyến Văn Hảo,
2005). Trên thế giới cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về loài cá
này, chủ yếu là các nghiên cứu về phân loại còn nghiên cứu về sinh học và đặc
biệt về sinh sản và nuôi thương phẩm cá chạch bùn rất hạn chế (Ngô Trọng Lư,
2002; Trung tâm khuyến ngư quốc gia, 2006).
Ở Hàn Quốc đã bắt đầu nghiên cứu đặc điểm sinh học và cho sinh sản
nhân tạo giống cá chạch bùn từ năm 1974. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trog
quá trình sinh sản nhân tạo, tỷ lệ nở khoảng 85%, tỷ lệ sống từ cá bột lê cá giống
5cm khoảng 70% (Công ty EWEON, 2009).
2.3. Tổng quan về cây đậu nành (tên khoa học Glycine max)
2.3.1. Giá trị dinh dưỡng của hạt đậu nành
Ở Hoa Kỳ, cây đậu nành là một trong năm cây lương thực quan trọng, đối
với đậu nành thì có khoảng 70 triệu tấn bột đậu nành là có nguồn gốc từ đậu
nành chuyển gen được dùng làm thức ăn chăn nuôi hàng năm. Những thức ăn có
nguồn gốc đậu nành thế hệ thứ hai đã xuất hiện phục vụ bữa ăn hàng ngày,
người tiêu dùng có thể dễ tìm thấy các sản phẩm đậu tương như ngoài các món

truyền thống như sữa đậu nành, đậu hũ, xì dầu. Ngoài ra trong chăn nuôi và nuôi
trồng thủy sản bột đậu lành còn được sử dụng như một thành phần chính để sản
xuất thức ăn bởi hàm lượng protein khá cao. Theo các nguồn phân tích khác,
trong hạt đậu nành có các thành phần hóa học như sau: Protein (40%), lipid (1225%), glucid (10-15%); có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na,
S; các vitamin A, B1, B2, D, E, F; các enzyme, sáp, nhựa, cellulose.
Ngoài ra, bột đậu nành được coi là một nguồn cung cấp protein hoàn
chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các amino acid không thay thế cần thiết cho cơ
thể. Các thực phẩm làm từ đậu nành được xem là một loại "thịt không xương" vì
chứa tỷ lệ đạm thực vật dồi dào, có thể thay thế cho nguồn đạm từ thịt động vật.
Thậm chí, lượng đạm (protein) trong 100gr đậu nành có thể tương đương với
lượng đạm trong 800gr thịt bò.
Hàm lượng protein tổng dao động tỏng hạt đậu nành từ 29,6% - 50,5%,
trung bình là 36-40%, các nhóm protein đơn giản ( 0% so với tổng số protein):
14

14


Albumin (6-8%), glubin (25-34%), glutelin (13-14%), prolamin chiếm lượng
nhỏ không đáng kể.
Bảng 2. Thành phần dinh dưỡng trong 100g bột đậu nành
Năng lượng
Carbohydrat
Đường
Chất xơ thực phẩm
Chất béo
Chất béo no
Chất béo không no
đơn
Chất béo không no đa

Protein
Tryptophan
Threonin
Isoleucin
Leucin
Lysin
Methionin
Cystin

1.866 kJ (446 kcal)
30,16 g
7,33 g
9,3 g
19,94 g
2,884 g
4,404 g

Arginin
Histidin
Alanin
Axit aspartic
Axit glutamic
Glycin
Prolin

11,255 g
36,49 g
0,591 g
1,766 g
1,971 g

3,309 g
2,706 g
0,547 g
0,655 g

Serin
Nước
Vitamin A equiv.
Vitamin B6
Vitamin B12
Vitamin C
Vitamin K
Canxi
Sắt

Phenylalanin
Tyrosin
Tyrosin
Valin

2,122 g
1,539 g
1,539 g
2,029 g

3,153 g
1,097 g
1,915 g
5,112 g
7,874 g

1,880 g
2,379 g

2,357 g
8,54 g
1 μg (0%)
0,377 mg (29%)
0 μg (0%)
6,0 mg (10%)
47 μg (45%)
277 mg (28%)
15,70 mg
(126%)
Magie
280 mg (76%)
Phospho
704 mg (101%)
Kali
1797 mg (38%)
Natri
2 mg (0%)
Kẽm
4,89 mg (49%)
(Nguồn: Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ USDA)

Một số enzyme trong bột đậu nành:
Urease: Chống lại sự hấp thụ các chất đạm qua hàng ruột qua đó không
nên ăn đậu nành sống
Lipase: Thủy phân glyceric tạo thành glycerin và acid béo.
Phospholipase: thủy phân ester của các acid acetic.


15

15


Amilase: Thủy phân tinh bột
Lypoxygenase: Xúc tác phản ứng chuyển H2 trong acid béo
Carbohydrates: Glucid trong bột đậu nành khoảng 22-35,5%, trong đó 13% là tinh bột. Carbohydrates được chia làm hai loại: tan trong nước chiếm
khoảng 10% và không tan trong nước.
Bảng 3. Thành phần Carbohydrates trong bột đậu nành
Loại

Phần trăm
%

Cellulose

4,0

Hemicellulose

15,4

Stachyose

3,8

Rafinose


1,1

Saccharose

5,0

Các loại đường
khác

5,1

(Nguồn: Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ USDA)
2.4. Đậu nành lên men
2.4.1. Các khái niệm lên men
Lên men là quá trình nuôi cấy vi sinh vật để tạo ra sinh khối (tăng sinh)
hoặc thúc đẩy vi sinh vật tạo ra sản phẩm trao đổi chất (các hợp chất sinh hóa),
như chuyển đổi đường thành sản phẩm như: axit, khí hoặc rượu...của nấm men
16

16


hoặc vi khuẩn, hoặc trong trường hợp lên men axit lactic trong tế bào cơ ở điều
kiện thiếu khí oxy. Lên men cũng được sử dụng rộng rãi hơn trong sự tăng sinh
khối của vi sinh vật trên môi trường sinh trưởng, sự tích lũy các sản phẩm trao
đổi chất hữu ích cho con người trong quá trình nuôi cấy VSV.
2.4.2. Đậu nành lên men trong thức ăn thủy sản:
Đậu nành với hàm lượng protein tương đối cao từ lâu được xem là một
trong những nguồn đạm từ thực vật có khả năng thay thế hoàn toàn bột cá trong
thức ăn thủy sản. Nhiều sản phẩm lên men từ đậu nành từ lâu được dùng là thực

phẩm, bên cạnh đó nhiều sản phẩm lên men từ đậu nành cũng cho thấy hiệu quả
trong tăng cường sức khỏe và tăng trưởng ở động vật thủy sản (ĐVTS).
Việc bổ sung các sản phẩm đậu nành lên men truyền thống vào khẩu phần
thức ăn của ĐVTS giúp đối tượng nuôi hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn qua đó
kích thích tăng trưởng cùng với tăng cường hệ thống miễn dịch của ĐVTS.
2.5. Tình hình nghiên cứu bột đậu nành làm thức ăn NTTS trong nước và
ngoài nước
2.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Do bột đậu nành chứa hàm lượng protein cao và các acid amin quan
trọng, giá thành thấp và được bán rộng rãi trên thị trường nên bột đậu nành là
một trong những sự lựa chọn tối ưu nhất thay thế cho bột cá. Tuy nhiên vấn đề
về sự hấp dẫn vật nuôi và sự chống oxi hóa thức ăn cũng góp phần làm hạn chế
việc bổ sung bột đậu nành, đặc biệt là thức ăn cho cá ăn thịt. Các nghiệm thức
thức ăn khác nhau, bao gồm quá trình lên men, có thể mang lại ưu thế về giảm
hoặc loại trừ yếu tố oxi hóa trong tăng cường hàm lượng protein, làm tăng tỉ lệ
hấp thụ protein và lượng thức ăn ăn vào. Nguyên & cs (2013) cho răng khi bổ
sung bột đậu nành lên men bằng các dòng vi khuẩn khác nhau có làm ảnh hưởng
đến sự tăng trưởng của cá cam Nhật (Seriola quinqueradiata)

17

17


18

18


Bảng 4. Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hiền và cộng sự năm 2014

về đề tài thay thế bột cá bằng một số nguồn bột đậu nành trong thức ăn
cho cá lóc (Channa striata)
Nghiệm thức
DWG
(g/con/ngày)
SGR (%/ngày)

NT1
0,83 ±
0,004b

NT2

NT3
NT4
0,69 ±
0,69 ± 0,007a
0,79 ± 0,005b
a
0,002
3,27 ±
3,57 ± 0,1b 3,27 ± 0,19a
3,5 ± 0,12b
0,006a
FCR
0,84 ±
0,84 ± 0,09a 0,86 ± 0,12a
0,85 ± 0,005a
0,008a
PER

2,7 ± 0,3a
2,74 ± 0,39a
2,69 ± 0,29a 3,12 ± 0,68a
Trần Thị Thanh Hiền, Bengston David &cs, 2014. Thay th ế b ột cá b ằng m ột
số nguồn bột đậu nành trong thức ăn cho cá lóc (Channa striata), 310-318.
Trần Thị Thanh Hiền và cs (2014) đã tiến hành nghiên cứu về thay thế bột
cá bằng một số nguồn đậu nành trong thức ăn cho cá lóc. Thí nghiệm được thực
hiện với 4 nghiệm thức khác nhau; nghiệm thức 1 sử dụng 100% bột cá (FM),
nghiệm thức 2 thay thế 40% bột đậu nành (SB), nghiệm thức 3 thay thế 40% bột
đậu nành lên men (FSB) và nghiệm thức 4 thay thế 40% bột đậu nành đậm đặc
(SPC). Kết quả sau khi tiến hành thí nghiệm cho thấynghiệm thức FSB
(fermented soybean) không đạt hiệu quả tối ưu mà còn cho tăng trưởng thấp hơn
so với nghiệm thức cho ăn hoàn toàn bột cá và nghiệm thức cho ăn bột đậu
tương đậm đặc, có thể nói khả năng sử dụng các nguồn bột đậu nành cũng như
hàm lượng bột đậu nành thay đổi tùy theo loài động vật thủy sản.
Theo Trần Thị Thanh Hiền & cs (2014) thì đậu nành lên men cần thiết
phải nghiên cứu về bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết và tỷ lệ bổ sung khác
nhau trong làm thức ăn cho cá lóc đen và khi thay thế bột cá bởi các nguồn bột
đậu nành với tỷ lệ thích hợp thì sẽ không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá.
Nghiên cứu của Trần Thị Bé và Trần Thị Thanh Hiền (2010) cho thấy đối
với cá lóc đen mức thay thế bột đậu nành trích ly tối đa là 30%, muốn thay thế
40% cần bổ sung phytase. Một số kết quả nghiên cứu trên nhóm cá ăn động vật
19

19


cũng cho thấy hàm lượng protein đậu nành thay thế cho bột cá chỉ khoảng 10
-30% đối với nhóm cá ăn động vật như cá lăng nha (Nguyễn Huy Lâm và ctv.,
2012), cá thát lát còm (Nguyễn Thị Linh Đan và ctv, 2013). Ở cá bớp

(Rachycentron canadum) cỡ 97-136g khi được nuôi trong lồng đặt ngoài bờ biển
có thể sử dụng thức ăn thay thế 33% protein bột cá bằng protein bột đậu nành
(Huang, 2007). Ai and Xie (2007) nghiên cứu trên một loài cá da trơn (Silurus
meridionalis) khi sử dụng protein bột đậu nành thay thế cho protein bột cá có bổ
sung methionine thì thấy rằng nó có thể thay thế tới 52% nhưng khi không có bổ
sung methionine thì mức thay thế chỉ đạt 39%.
Hiệu quả sử dụng protein PER là chỉ tiêu cho thấy mức độ động vật thủy
sản sẽ tận dụng nguồn protein trong thức ăn để xây dựng cơ thể (Trần Thị Thanh
Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009).
2.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Bột đậu nành thường được sử dụng thay thế cho nguồn protein trong thức
ăn của động vật thủy sản, nhưng lợi ích của bột đậu nành có thể bị hạn chế bởi
khả năng tiêu hóa và sự oxi hóa của môi trường đến thức ăn. Quá trình lên men
bột đậu nành có thể làm hạn chế hai vấn đề cản trở này, do đó nên sử dụng bột
đậu nành đã lên men hơn là dùng bột đậu nành đậm đặc. Trên thế giới đã có
nhiều đề tài nghiên cứu về việc sử dụng bột đậu nành lên men làm thức ăn trong
nuôi trồng thủy sản đã cho nhiều kết quả khác nhau như cá chẽm trắng (Jesse T.
Trushenski & cs,2014), cá hồi vân (Mecheal E. Barnes & cs, 2014), rùa mềm
Trung Quốc (Yurong Zou & cs, 2012), cá ngựa bạc (Shuenn-Der Yang & cs,
2009), …

20

20


Bảng 5. Nghiên cứu của Michale và cs (2012) về thay thế bột cá bằng bột
đậu nành lên men trong thức ăn của cá hồi vân (Rainbow Trout)
Nghiệm
NT1

NT2
NT3
NT4
NT5
NT6
thức
Đậu nành
0
10
20
30
40
50
lên men (%)
5694 ± 5965 ± 5783 ± 5402 ±
5402 ±
3603 ±
Wcuối (g)
a
a
a
a
b
88
128
97
39
173
49c
ADGw

4388 ± 4659 ± 4477 ± 4096 ±
3350 ±
2297 ±
(g/con/ngày
a
a
a
a
b
88
128
97
39
173
490c
)
SGRw
357 ±
256 ±
176 ±
(%/con/ngà 336 ± 7
343 ± 7 314 ± 3
10
13
38
y)
Thức ăn (g) 3838
3838
3838
3838

3838
3838
0,88 ±
0,88 ±
0,88 ±
0,94 ±
1,15 ±
2,06 ±
FCR
a
a
a
a
ab
0,02
0,02
0,02
0,001
0,006
0,62c
Tỷ lệ cá
0,13 ±
0,25 ±
0,63 ±
1,88 ±
0
0,5 ± 0,2
chết
0,13
0,14

0,32
1,39
Michael E. Barner, Michael L. Brown, Kurt A. Rosentrater, Jason R. Sewell,
2012, An initial investigation replacing fish meal with a commercial
fermented soybean meal product in the diets of juvenile rainbow trout, 234243.
Michael E. Barner & cs (2012) đã tiến hành nghiên cứu thay thế bột cá
bằng bột đậu nành lên men (PSG) trong thức ăn của cá hồi vân thực hiện với 6
nghiệm thức thức ăn. Cuối thí nghiệm cho kết quả tỷ lệ sống của cá ở nghiệm
thức 2 (10% PSG) đạt 100%, NT6 (50% PSG) cho tỷ lệ sống thấp nhất là
98,12%. Thí nghiệm cho kết quả tăng trưởng tuyệt đối của cá ở NT2 là cao nhất
đạt 46,59 g/con/ngày và thấp nhất ở NT6 là 22,97 g/con/ngày. Về tăng trưởng
khối lựơng tương đối ở NT2 vẫn đạt giá trị cao nhất là 357 g/con/ngày và thấp
nhất vẫn là cá ở NT6 đạt 176 g/con/ngày. Cùng một khối lượng thức ăn cho ăn ở
mỗi nghiệm thức trong suốt quá trình thí nghiệm là (3838 g/bể) nhưng cho hệ số

21

21


chuyển hóa thức ăn không giống nhau, cụ thể hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)
của NT2 là thấp nhất (FCR=0,83) và ở NT6 là cao nhất (FCR=2,06).
Kết thúc thí nghiệm cho ra kết quả ở NT2 (10% PSG) đạt hiệu suất nuôi
tốt nhất cả về tăng trưởng, tỷ lệ sống, FCR. Các yếu tố này kém nhất ở NT6
(50% PSG).Điều đó cho thấy việc thay thế một phần bột cá cần ở liều lượng
thích hợp cho mỗi loài ở mỗi điều kiện nuôi phù hợp.
Bảng 6. Nghiên cứu của Shuenn Der Yang và cộng sự năm 2009 về
ảnh hưởng của chế độ cho ăn có chứa bằng bột đậu nành lên men (FSB)
đến hiệu suất tăng trưởng, thành phần cơ thể và đặc điểm huyết học |
của cá ngựa bạc (Bidyanus)

NT1
NT2
NT3
NT4
NT5
NT6
NT7
10%FSB 20%FSB 24%FSB 36%FSB 48%FSB 60%FSB 60% a.a
Wđầu (g) 48,24
48,51
48,32
48,27
48,18
48,47
48,52
cd
d
d
bc
ab
a
Wcuối (g) 104,84 105,93 103,84 96
90,51
85,64
98,09bcd
PER
1,54c
1,52c
1,49c
1,41bc

1,29ab
1,24a
1,41bc
SR (%) 95,56
96.67
92,78
95
93,33
93,89
93,33
Shuenn-Der Yang, Tain-Sheng Lin, Fu-Guang Liu and Chyng-Hwa Liou,2009,
Dietary Effects of Fermented Soybean Meal on Growth Performance, Body
Composition and Hematological Characteristics of Silver Perch (Bidyanus
bidyanus), 53-63
Shuenn-Der Yang & cs (2009) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chế
độ cho ăn chứa bột đậu nành lên men đến hiệu suất tăng trưởng, thành phần cơ
thể và đặc điểm huyết học của cá ngựa bạc (Bidyanus) tiến hành thí nghiệm
trong bể xi măng. Sau 8 tuần thí nghiệm được kết quả nêu ở bảng trên. Kết quả
cho thấy tốc độ tăng trưởng, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), hiệu quả protein
(PER) thấp hơn ở các nghiệm thức cho ăn bột đậu nành lên men với tỷ lệ cao.
Việc bổ sung methionine và lisine (NT7) làm cải thiện đáng kể hiệu suất tăng
trưởng của cá. Tuy nhiên tỷ lệ mỡ trong màng bụng cũng như cơ thịt của cá thấp
hơn ở các nghiệm thức có tỷ lệ bột đậu nành lên men cao, hàm lượng
Hemglobin máu, Cholesterol cũng bị ảnh hưởng bởi bột đậu lành lên men và các
22

22


acid amin. Kết quả thử nghiệm chỉ ra rằng ở NT3 (thay thế 24% FSB) không có

ảnh hưởng kém đến tăng trưởng của cá cũng như các chỉ số chuyển hóa thức ăn
(FCR), hiệu quả protein (PER).
Một số các nghiên cứu khác vê sử dụng bột nành lên men trong thức ăn
cho động vật thủy sản, cũng cho các kết quả khác nhau.
Trong nghiên cứu của Artur Rombenso & cs (2012) so sánh việc sử dụng bột
đậu tương truyền thống và bột đậu tương lên men thay thế cho bột các trong hỗn
hợp thức ăn cho cá vược lai (Bass Bass Morone chrysops x Striped Bass M.
Saxatilis). Thí nghiệm được thực hiện với 3 nghiệm thức thức ăn khác nhau:
nghiệm thức 1 (30% bột cá), nghiệm thức 2 (thay thế bột đậu nành 5%), nghiệm
thức 3 (thay thế bột đậu nành lên men 10%) với khối lượng cá thả ban đầu là 18,1 ±
0,2. Sau 8 tuần tiến hành thí nghiệm ông chỉ ra rằng quá trình lên men làm tăng khả
năng thu nhận và giá trị dinh dưỡng trong thức ăn cho cá vược lai và bột đậu nành
len men hứa hẹn là một lựa chọn thay thế thức ăn cho các loài cá ăn thịt.
Trong nghiên cứu của Michael E. Barnes & cs về đề tài tăng trưởng,
tình trạng đường tiêu hóa và đáp ứng miễn dịch của cá hồi cầu vồng (Rainbow
Trout) khi sử dụng bột đậu lành lên men thương mại. Thí nghiệm được thực hiện
trong thời gian 205 ngày với 3 nghiệm thức: nghiệm thức 1 (40% bột cá, 0% bột
đậu lên men), nghiệm thức 2 (15% bột cá, 35% bột đậu lành lên men), nghiệm
thức 3( 0% bột cá, 50% bột đậu lành lên men). Kết thúc thí nghiệm, kết quả cho
thấy có sự khác biệt lớn về tăng trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ở
nghiệm thức 1 và nghiệm thức 3. Tăng trưởng chiều dài và khối lượng cá ở
nghiệm thức 2 cao hơn so với ở nghiệm thức 1 và 3. Tăng trưởng khối lượng
tương đối (SGRw) ở nghiệm thức 3 là thấp nhất và không có sự khác biệt giữa 2
nghiệm thức còn lại. Chỉ số hepatosomatic không khác biệt đáng kể giữa cả 3
nghiệm thức nhưng tình trạng gan của cá ở nghiệm thức 3 là yếu nhất. Chỉ số
splenosomatic, hoạt động của đại thực bào, hoạt động của đường hô hấp không
khác biệt giữa các nghiệm thức được thực hiện trong thí nghiệm. Từ kết quả của

23


23


thí nghiệm trên Michael cho thấy ở nghiệm thức 2 (35% bột đậu lành lên men,
15% bột cá) không làm giảm hiệu suất nuôi.
Một thí nghiệm khác của Yurong Zou & cs (2012) khi nghiên cứu ảnh
hưởng của thay thế bột cá bằng bột đậu lành lên men đến hiệu suất tăng
trưởng ,hiệu quả sử dụng thức ăn và hoạt động enzim của rùa mềm Trung Quốc
(Pelodiscus sinensis) thí nghiệm được thực hiện trong thời gian 120 ngày, với 3
nghiệm thức thức ăn khác nhau: nghiệm thức 1 (% bột cá, và 0% bột đậu lành
lên men), nghiệm thức 2: 4.72% bột cá3% bột đậu làng lên mem), nghiệm thức
3 (9.44% bột cá, 6% bột đậu lành lên men), với trọng lượng cá thả ban đầu là
115.52 ± 1.05 g/con.
Kết quả nhận được sau thí nghiệm tốc độ cho ăn (FR), tốc độ tăng trưởng
cụ thể và hiệu quả sử dụng protein (PER) ở NT1 và NT2 không có sự khác biệt,
tuy nhiên ở NT3 các chỉ số này thấp hơn đáng kể.Thí nghiệm còn chỉ ra rằng
không có sự khác biệt đáng kể về transaminase, glutanic oxalacetic, huyết thanh
và glutamicpyruvic trong cả 3 nghiệm thức.Tuy nhiên nồng độ axit uric trong
máu rùa ở NT2 và NT3 thấp hơn đáng kể so với NT1.
Từ thí nghiệm trên Yurong Zou chỉ ra rằng việc sử dụng bột đậu lành lên
men với hàm lượng như ở NT2 (3% bột đậu lành lên men) rùa vừa ít nồng độ
axit uric trong máu vừa không ảnh hưởng đến sự phát triển của rùa mà vẫn đạt
hiệu suất nuôi cao.
Theo Jesse T. Trushenski & cs (2014) khi so sánh hiệu suất của cá chẽm
trắng (Nobilis atractoscion) và cá đuôi vàng (Seriola lalandi) được cho ăn chế
độ ăn với ba nghiệm thức đó là thức ăn có chứa bột cá, bột đậu nành khô và bột
đậu nành lên men, kết quả cho thấy cá chẽm có khả năng ăn các thức ăn tự chế
thành phần có chứa bột cá, bột đậu tương hay bột đậu tương lên men và khi thay
thế hoàn toàn bằng bột cá cho năng suất thấp ở cả hai loài.


24

24


PHẦN III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Cá chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus) giai
đoạn cuối thương phẩm.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2018 đến 08/2018.
Địa điểm nghiên cứu: Khoa thủy sản, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
3.2. Vật liệu nghiên cứu
Cá chạch bùn(Misgurnus anguillicaudatus) giai đoạn cuối thương phẩm,
trọng lượng ban đầu có kích cỡ khoảng 4,33 g/con, cá khỏe mạnh không bệnh
tật, không dị hình.
Dàn bể thí nghiệm nuôi cá chạch bùn là 9 thùng nhựa120 lít.

Hình 2. Các bể các bố trí trong thí nghiệm.
Trong bể được thả các đoạn ống nhựa làm giá thể để chạch chui rúc, trú
ngụ. Các ống nhựa được cắt mài nhẵn 2 đầu tránh làm xước da cá, trước khi thả
vào bể ống nhựa được vệ sinh sạch sẽ, ngâm Clo, phơi khô rồi mới thả vào bể.

25

25


×