Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết việt nam đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 182 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƢƠNG THỊ HƢƠNG

VĂN HÓA TÂM LINH TRONG
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƢƠNG THỊ HƢƠNG
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 62 22 01 21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN THỊ BÍCH THU
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Chủ tịch Hội đồng đánh giá


Người hướng dẫn khoa học

Luận án Tiến sĩ

PGS.TS. Hà Văn Đức

PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thu

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
mình. Các số liệu, dẫn chứng sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, công bố
theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân
tích một cách trung thực, khách quan, phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Các kết
quả này chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào khác.
Nghiên cứu sinh

Dƣơng Thị Hƣơng


LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo nghiên cứu sinh hoàn thành bản luận án này. Không có sự hướng dẫn tận
tâm, nhiệt tình của cô, bản luận án này chắc chắn sẽ không thể hoàn thành.
Xin trân trọng cảm ơn gia đình, đồng nghiệp tại Đại học Quốc Gia Hà Nội,
bạn bè thân thiết đã luôn bên Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành bản luận án này.
DƢƠNG THỊ HƢƠNG



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

5

1. Lí do chọn đề tài

5

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

7

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

7

4. Phương pháp nghiên cứu

8

5. Đóng góp của luận án

9

6. Bố cục của luận án


9

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

10

1.1 Khái lƣợc về văn hóa, tâm linh và văn hóa tâm linh

10

1.1.1 Khái lược về văn hóa

10

1.1.2 Khái lược về tâm linh

12

1.1.3 Khái lược về văn hóa tâm linh

16

1.2 Khái lƣợc về cơ sở hình thành văn hóa tâm linh trong văn hóa 17
Việt Nam
1.2.1 Những yếu tố văn hóa bản địa

17

1.2.2 Những yếu tố văn hóa ngoại sinh


20

1.3 Cơ sở hình thành văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam 24
đƣơng đại
1.3.1 Kế thừa yếu tố văn hóa tâm linh trong văn học dân gian và văn học 25
trung đại
1.3.2 Kế thừa yếu tố văn hóa tâm linh trong văn học hiện đại 1900 – 1945, 28
văn học phương Tây và thế giới
1.4 Tình hình nghiên cứu văn hóa tâm linh trong văn học Việt Nam

29

Tiểu kết chƣơng 1

40

1


Chƣơng 2. NHẬN DIỆN MỘT SỐ YẾU TỐ VĂN HÓA TÂM LINH 41
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
2.1 Không gian văn hóa tâm linh

41

2.1.1 Sự đa dạng, phong phú trong các loại hình không gian

41

2.1.2 Sự hài hòa, hỗn dung giữa các không gian văn hóa tâm linh


45

2.1.3 Tính thiêng và phàm trong không gian văn hóa tâm linh

47

2.1.4 Không gian văn hóa tâm linh trong những thời khắc lịch sử biến động

50

2.2 Thời gian văn hóa tâm linh

52

2.2.1 Tính kì ảo và tính hiện thực trong thời gian văn hóa tâm linh

53

2.2.2 Tính thiêng trong thời gian văn hóa tâm linh

55

2.2.3 Tính bình đẳng và tính giao thoa trong thời gian văn hóa tâm linh

57

2.2.4 Tính luận đề trong thời gian văn hóa tâm linh

59


2.3 Các hiện tƣợng văn hóa tâm linh

61

2.3.1 Điềm báo

61

2.3.2 Tính linh

64

2.3.3 Mộng

66

2.4 Các nghi lễ văn hóa tâm linh

68

2.4.1 Tang ma

69

2.4.2 Lễ hội

72

2.4.3 Thờ cúng, cầu nguyện


75

2.4.4 Bói toán

79

2.4.5 Các nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng

80

Tiểu kết chƣơng 2

82

Chƣơng 3. CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TÂM LINH TRONG 84
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
3.1 Nhân vật tu hành

85

2


3.1.1 Nhân vật tu hành trong mối quan hệ giữa Đạo và Đời

85

3.1.1.1 Ẩn dật và tham chính


85

3.1.1.2 Tu đạo và những nỗi niềm thế tục

88

3.1.2 Nhân vật tu hành trong mối quan hệ giữa Thân và Tâm

90

3.1.3 Giải thiêng một số nhân vật tu hành lịch sử

96

3.2 Nhân vật linh hồn, ma quỷ

104

3.2.1 Linh hồn, ma quỷ với những ám ảnh chiến tranh

104

3.2.2 Linh hồn, ma quỷ với motif báo oán, báo ân

107

3.2.3 Linh hồn, ma quỷ với tâm thức con người hiện đại

109


3.3 Nhân vật có năng lực siêu nhiên

113

3.3.1 Nhân vật có phép thuật

113

3.3.2 Nhân vật có năng lực liên thông với người âm

118

Tiểu kết chƣơng 3

121

Chƣơng 4. PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN VĂN HÓA TÂM LINH 123
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
4.1 Một số biểu tƣợng mang tính văn hóa tâm linh

123

4.1.1 Mộ

124

4.1.2 Núi

127


4.1.3 Sông

129

4.2 Kiến tạo đề tài và cấu trúc tiểu thuyết theo quan niệm văn hóa 132
tâm linh
4.2.1 Kiến tạo đề tài văn hóa tâm linh

133

4.2.2 Kiến tạo cấu trúc tiểu thuyết theo quan niệm văn hóa tâm linh

136

4.2.2.1 Cấu trúc luân hồi, lời nguyền

136

4.2.2.2 Một vài cấu trúc khác

138

4.3 Dấu ấn của cái kì ảo và cái huyền ảo trong biểu hiện văn hóa tâm linh

139

3


4.3.1 Dấu ấn của cái kì ảo trong biểu hiện văn hóa tâm linh


140

4.3.2 Dấu ấn của cái huyền ảo trong biểu hiện văn hóa tâm linh

144

4.4 Dấu ấn của phân tâm học trong biểu hiện văn hóa tâm linh

146

4.4.1 Phân tâm học với xây dựng giấc mộng

146

4.4.2 Phân tâm học với xây dựng nhân vật tâm linh

149

Tiểu kết chƣơng 4

156

KẾT LUẬN

158

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 161
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


162

PHỤ LỤC

176

4


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn hóa tâm linh là một trong những thành tố quan trọng cấu thành nền văn
hóa Việt Nam nói chung, văn học Việt Nam nói riêng. Những dấu ấn văn hóa tâm
linh hiển diện rõ nét trong văn học dân gian, văn học trung đại và văn học Việt Nam
giai đoạn trước 1945. Sau một thời gian dài vắng bóng trong văn học Việt Nam giai
đoạn 1945 – 1975 vì những yếu tố chủ quan và khách quan, văn hóa tâm linh đã dần
dần khôi phục lại vị trí, tầm ảnh hưởng của mình trên văn đàn Việt với độ bao phủ
rộng khắp ở hầu hết các thể loại thơ, kịch, truyện ngắn và đặc biệt là tiểu thuyết, thể
loại vốn được coi như “máy cái của một nền văn học”. Sự xuất hiện của văn hóa
tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại vừa đa dạng, phong phú, vừa sâu
sắc, tinh tế và biến ảo.
Về thực tiễn sáng tác, nhiều phạm trù, lĩnh vực văn hóa tâm linh là đối tượng
miêu tả chính yếu của các tiểu thuyết Việt Nam đương đại như tôn giáo, tín ngưỡng,
linh hồn, năng lực siêu nhiên… Nhiều hiện tượng, vấn đề quan thiết của đời sống xã
hội, đời sống tinh thần của con người hiện đại được các nhà văn phản ánh dưới góc
nhìn văn hóa tâm linh như chiến tranh, nỗi cô đơn...Văn hóa tâm linh vừa là đối
tượng, vừa là công cụ miêu tả của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Khảo sát, nghiên
cứu văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng ta sẽ tìm thấy
dòng chảy văn hóa tâm linh nói riêng, văn hóa nói chung xuyên suốt chiều dài lịch

sử đất nước, dân tộc. Dòng chảy này là một trong những nhân tố chính yếu giúp
người Việt và thế giới “hiểu” Việt Nam hơn. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng
trong kỉ nguyên hội nhập, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Đây là lí do cơ
bản, quan trọng nhất khiến chúng tôi lựa chọn đề tài Văn hóa tâm linh trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại.
Mặt khác, ở khía cạnh nghệ thuật, tiểu thuyết là thể loại mà văn hóa tâm linh
ghi dấu ấn đậm nét nhất. Văn hóa tâm linh tham gia vào hầu hết các yếu tố nghệ
thuật kiến tạo nên tiểu thuyết đương đại như nhân vật, không - thời gian nghệ thuật,
đề tài, cấu trúc, các chi tiết, tình tiết… Có thể nói, văn hóa tâm linh là nhân tố quan

5


trọng tạo nên “diện mạo mới”, “sắc thái mới” cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại
và rộng hơn là văn học Việt Nam đương đại. Thông qua việc nghiên cứu văn hóa
tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại chúng ta sẽ thấy được quá trình phát
triển và đổi mới của không chỉ tiểu thuyết Việt Nam đương đại mà còn của cả nền
văn học Việt Nam đương đại. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn khảo sát, nghiên cứu văn
hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại chứ không phải các thể loại văn
học khác.
Về thực tiễn nghiên cứu, song song với các tác phẩm văn học có sự hiện
diện của văn hóa tâm linh là các công trình nghiên cứu văn hóa tâm linh trong văn
học nói chung, tiểu thuyết nói riêng. Các công trình này đã khảo cứu văn hóa tâm
linh trên nhiều phương diện khác nhau. Có công trình chú tâm vào yếu tố biểu
tượng văn hóa tâm linh; có công trình để ý đến cái ảo, công cụ đắc lực khắc họa văn
hóa tâm linh; lại có công trình tập trung về những biểu hiện của văn hóa tâm linh…
Sự xuất hiện của các công trình này đã làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề, khía cạnh về
văn hóa tâm linh ở thể loại quan trọng bậc nhất của văn học này. Tuy nhiên cho đến
nay vẫn chưa có một công trình nào khảo sát một cách toàn diện vấn đề văn hóa tâm
linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Đây cũng là một lí do thôi thúc chúng

tôi thực hiện đề tài Văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
Về thực tiễn cuộc sống, hiện vẫn còn nhiều người nhầm lẫn, ngộ nhận,
không phân biệt rõ ràng giữa văn hóa tâm linh với các hiện tượng mê tín dị đoan.
Trong nhiều trường hợp, ranh giới giữa văn hóa tâm linh và mê tín dị đoan khá
mong manh. Chúng tôi lựa chọn đề tài này một phần cũng xuất phát từ mong muốn
qua việc nghiên cứu văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại sẽ cung
cấp một cái nhìn chân xác, nhận thức đúng đắn hơn về văn hóa tâm linh và việc
thực hành văn hóa tâm linh trong cuộc sống.
Trên cơ sở thực tiễn sáng tác, thực tiễn nghiên cứu và thực tiễn cuộc sống
như đã nêu ở trên, chúng tôi hi vọng công trình của mình sẽ góp thêm một “tiếng
nói”, một cách hiểu, một cách lí giải cho ngành khoa học văn học nói riêng, khoa
học xã hội và nhân văn nói chung trong việc tìm hiểu văn hóa tâm linh trong tiểu

6


thuyết đương đại để chúng ta vừa hiểu thêm về một giai đoạn văn học và lao động
sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn, vừa có nhận thức đúng và sâu sắc về các giá trị
văn hóa tâm linh của dân tộc.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố văn hóa tâm linh trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại. Khái niệm văn học đương đại hiện nay có nhiều cách
hiểu khác nhau. Cách hiểu thứ nhất cho rằng văn học đương đại được tính từ sau
năm 1975 đến nay. Cách hiểu thứ hai nhận định đây là khái niệm dùng để chỉ văn
học sau đổi mới 1986 đến nay. Và văn học đương đại dùng để chỉ những tác phẩm
xuất hiện từ đầu thế kỉ XXI đến nay là nội dung của cách hiểu thứ ba. Văn học Việt
Nam từ 1975 đến 1985 vẫn chưa có những biến chuyển, cách tân mạnh mẽ và chưa
có nhiều tiểu thuyết có dấu ấn văn hóa tâm linh sâu đậm. Nếu lựa chọn khái niệm
văn học đương đại theo cách hiểu thứ ba thì sẽ bỏ qua những tiểu thuyết mang đậm
dấu ấn văn hóa tâm linh trong giai đoạn 1986 – 2000. Do đó, trong luận án này,

chúng tôi sử dụng cách hiểu thứ hai, quan niệm văn học đương đại là văn học từ đổi
mới 1986 đến nay. Phạm vi nghiên cứu của luận án chủ yếu là các tiểu thuyết xuất
bản từ 1986 đến 2016, cột mốc đánh dấu ba thập kỉ đổi mới văn học nước nhà. Từ
1986 đến 2016 có hàng nghìn tiểu thuyết xuất bản, vậy nên việc khảo sát hết là điều
bất khả thể. Vì thế, trong luận án này chúng tôi tập trung vào nhóm tác giả có những
tác phẩm ghi đậm dấu ấn văn hóa tâm linh như Nguyễn Xuân Khánh, Hồ Anh Thái,
Vũ Huy Anh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Nguyễn Một, Phạm Ngọc
Tiến, Thùy Dương, Hòa Vang... Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có
đề cập đến một số tiểu thuyết xuất bản trong các giai đoạn văn học trước và sau năm
2016 có dấu ấn văn hóa tâm linh cùng văn học nước ngoài để có cái nhìn đối sánh,
làm rõ vấn đề nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng
tôi hướng đến những mục đích chính sau:

7


Nhận diện đời sống văn hóa tâm linh dân tộc trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại và quan niệm của các nhà văn về một số vấn đề văn hóa tâm linh.
Nêu lên vai trò và những đóng góp của văn hóa tâm linh trong quá trình đổi
mới, cách tân tiểu thuyết đương đại, qua đó thấy được sự vận động, phát triển của
tiểu thuyết đương đại nói riêng, văn học Việt Nam đương đại nói chung.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, chúng tôi xác định cần hoàn thành các
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Khái quát, làm rõ nội hàm và các đặc trưng cơ bản của văn hóa tâm linh để
có cái nhìn tổng quát, hệ thống về văn hóa tâm linh nói chung và văn hóa tâm linh
trong văn học nói riêng.
Khảo sát, phân tích và làm rõ vai trò kép mã văn hóa và mã nghệ thuật của
những yếu tố văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại; phân tích các

đặc trưng của các loại hình nhân vật tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
Phân tích các phương thức nghệ thuật xây dựng văn hóa tâm linh trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận án này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học. Đây là phương pháp nghiên cứu chủ
đạo. Sử dụng phương pháp này sẽ giúp chúng ta giải mã được những yếu tố văn hóa
tâm linh phức tạp, đa tầng nghĩa trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
Tiếp cận phân tâm học. Phân tâm học là hướng tiếp cận hiệu quả trong
phân tích, nghiên cứu vô thức, giấc mơ - những yếu tố có bóng dáng của văn hóa
tâm linh. Áp dụng phân tâm học vào nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đương đại sẽ
làm sáng tỏ nhiều vấn đề văn hóa tâm linh.
Phƣơng pháp so sánh. Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh nhằm có cái
nhìn toàn diện về văn hóa tâm linh trong tiến trình văn học sử Việt Nam trên hai
phương diện đồng đại và lịch đại.

8


Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học. Chúng tôi sử dụng phương pháp này
nhằm làm nổi bật lên những yếu tố hình thức, nghệ thuật biểu hiện văn hóa tâm linh
trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
Phƣơng pháp loại hình học. Chúng tôi sử dụng phương pháp loại hình
nhằm làm rõ loại hình nhân vật tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
Phƣơng pháp liên ngành. Việc tiếp cận văn hóa tâm linh từ những khía
cạnh khác nhau như ngôn ngữ học, xã hội học, tôn giáo học… sẽ giúp luận án có cái
nhìn bao quát và toàn diện về vấn đề nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận án
Luận án là công trình chuyên biệt nghiên cứu văn hóa tâm linh trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại.

Luận án đã nhận diện các yếu tố tâm linh, đặc biệt chỉ ra loại hình nhân vật
tâm linh trên cơ sở làm rõ mối quan hệ giữa đời sống văn hóa tâm linh và đời sống
xã hội trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
Luận án đã khẳng định thành tựu và đóng góp của văn hóa tâm linh trong
tiểu thuyết Việt Nam đương đại trên hai phương diện nội dung - nghệ thuật, qua đó
phản ánh sự vận động và phát triển, đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại
trong bối cảnh văn học Việt Nam đang có bước chuyển mình mạnh mẽ, tái hòa nhập
với văn học thế giới sau 1986.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được triển khai thành 4 chương cụ
thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Nhận diện các yếu tố văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại.
Chương 3. Các loại hình nhân vật tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
Chương 4: Phương thức biểu hiện văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt
Nam đương đại.

9


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Khái lƣợc về văn hóa, tâm linh và văn hóa tâm linh
1.1.1 Khái lƣợc về văn hóa
Văn hóa là một thành tố quan trọng cấu tạo nên xã hội loài người, thu hút
được mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. Nhà
nghiên cứu Trần Thị Hồng Thúy trong Đại cương văn hóa Việt Nam cho biết đến
nay số lượng các định nghĩa về văn hóa “đã tăng lên rất nhiều (trên 300 định
nghĩa)” [162, tr 26]. Việc tìm hiểu hết và trình bày các quan niệm về văn hóa không

phải là mục đích chính của luận án này. Dưới đây, chúng tôi chỉ trình bày các quan
niệm văn hóa ở dạng thức cơ bản nhất để phục vụ cho việc nghiên cứu văn học, chứ
không có ý định đi sâu vào văn hóa học. Chúng tôi nhận thấy mặc dù có số lượng
định nghĩa nhiều nhưng về cơ bản các định nghĩa về văn hóa đều tuân theo một
“công thức” tổng quan gồm ba bước như sau. Thứ nhất, nêu lên các yếu tố cấu
thành nội hàm văn hóa. Thứ hai, chỉ ra những đặc trưng của văn hóa và cuối cùng
nêu lên vai trò, vị trí, tác động của văn hóa đối với con người, quốc gia, dân tộc. Do
vậy, chúng tôi sẽ trình bày các quan niệm về văn hóa theo các bước trên.
Về các yếu tố cấu thành nội hàm văn hóa. Theo nhà dân tộc học Taylor văn
hóa gồm: “tổng thể phức hợp các kiến thức, tín ngưỡng nghệ thuật, đạo đức, luật lệ,
phong tục và tất cả những khả năng và thói quen mà con người đạt được với tư cách
là thành viên trong xã hội” [44, tr 25]. Nhiều nhà nghiên cứu ngoài việc nhấn mạnh
đến các yếu tố trong đời sống tinh thần còn bổ sung thêm yếu tố vật chất trong nội
hàm văn hóa. Nhà nghiên cứu Karpov viết: “Văn hóa là toàn bộ những của cải vật
chất và tinh thần, kết quả của những hoạt động có tính chất xã hội và lịch sử của
loài người” [44, tr 25]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Duy quan niệm: “Văn hóa là
toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mang tính biểu tượng, do loài người sáng
tạo ra trong lịch sử để lại” [44, tr 29]. Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm cho rằng:
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng

10


tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người
với môi trường tự nhiên và xã hội.” [147, tr 10] còn UNESCO khẳng định: “Văn
hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ
và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã
hội” [195, tr 23].
Về các đặc trưng của văn hóa. Khi bàn về các đặc trưng của văn hóa, các
nhà nghiên cứu đều có những nhận định khá tương đồng. Văn hóa có tính hệ thống.

Đặc trưng này chỉ rõ văn hóa không là một cái gì đó nhỏ lẻ, riêng biệt mà được cấu
thành từ nhiều bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc với nhau. Điều này
nhằm giúp văn hóa “thực hiện chức năng tổ chức xã hội… làm tăng độ ổn định của
xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự
nhiên và xã hội của mình” [147, tr 11]. Văn hóa cũng có tính giá trị. Đây là đặc
trưng phản ánh trình độ phát triển văn hóa của mỗi cá nhân, dân tộc và quốc gia.
Đặc trưng này phản ánh “mức độ nhân bản của xã hội và con người” [147, tr 11].
Học giả Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hóa sử cương viết: “Về phương diện tĩnh
thì văn hóa là trạng thái tiến bộ của những tác dụng ấy (về kĩ thuật, kinh tế, tư
tưởng, nghệ thuật, xã hội tổ chức – DTH) ở một thời gian nhất định, và tất cả các
tính chất mà những tác dụng ấy bày ra ở các xã hội loài người” [1, tr 10]. Ngoài tính
hệ thống, giá trị, văn hóa còn có tính nhân sinh. Thuộc tính này “cho phép phân biệt
văn hóa như một hiện tượng xã hội (do con người sáng tạo) với các giá trị tự nhiên”
[147, tr 12]. Nhấn mạnh đến nguồn gốc xã hội của văn hóa, P. Sorokin cho rằng văn
hóa chỉ được tạo ra bởi các hoạt động của con người, dù đó là hoạt động có ý thức
hay vô thức: “Văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt
động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác
động đến lối ứng xử của nhau” [162, tr 27]. Do được tạo ra bởi các hoạt động của
con người, nên văn hóa không “nhất thành bất biến” mà luôn biến đổi, vận động
theo điều kiện, hoàn cảnh sống, tâm lí của con người trong không - thời gian. Sự
biến đổi, vận động này “tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu; nó buộc văn
hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bổ lại các giá trị” [147,

11


tr 12]. Vì vậy, văn hóa có tính thích nghi. W.Sumner và A.Keller đặc biệt chú trọng
đến thuộc tính này của văn hóa, thậm chí hai ông cho rằng đây là điều kiện tiên
quyết để hình thành văn hóa: “Tổng thể những sự thích nghi của con người với các
điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa hay văn minh” [162, tr 27]. Đặc trưng

sau cuối của văn hóa là tính lịch sử. Theo đó, văn hóa được tạo dựng qua một quá
trình lâu dài chứ không phải tự nhiên mà có. Tính lịch sử quy định văn hóa có tính
kế thừa như nhận định của R.Linton: “Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà
người ta học được và các kết quả ứng xử mà các thành tố của nó được các thành
viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa” [162, tr 27].
Về vai trò, vị trí, tác động của văn hóa. Các định nghĩa đều cho rằng văn hóa
tạo ra những khác biệt, những ý nghĩa độc đáo, đặc sắc khi tác động lên con người
và xã hội. UNESCO nhấn mạnh nhờ văn hóa mà con người có “khả năng suy xét về
bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân
bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí” [195, tr 23] và cũng nhờ
văn hóa mà “từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” [162, tr 27], điều
mà nhà nghiên cứu Phan Ngọc gọi là sự khúc xạ giữa các nền văn hóa: “Nét khác
biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa
khác nhau là độ khúc xạ” [195, tr 21].
Tóm lại, qua những trình bày ở trên, chúng tôi hiểu văn hóa là những thành
tựu lớn do con người tạo ra bằng trí tuệ và lao động trên tất cả các phương diện
nhằm phục vụ đời sống con người ngày một tốt hơn theo không – thời gian; là thứ
phân biệt, làm nên giá trị, đẳng cấp của con người so với các sinh/động vật còn lại
trên thế gian. Văn hóa có mối liên hệ khá chặt chẽ với tâm linh, một khái niệm, một
phạm trù hoàn toàn thuộc về lĩnh vực tinh thần - vốn là một trong những khía cạnh
cơ bản cấu tạo nên văn hóa.
1.1.2 Khái lƣợc về tâm linh
Cũng như văn hóa, tâm linh có nhiều cách hiểu khác nhau. Cho đến thời
điểm hiện tại, đây vẫn là một khái niệm để mở. Roberto Assagioli từng phải thốt lên
rằng: “Nếu có một từ nào bị lầm lẫn, khó hiểu, và hiểu sai nhiều nhất thì đó là từ

12


tâm linh” [146, tr 34]. Theo sự quan sát của chúng tôi, cho đến nay có các hướng

nghiên cứu về tâm linh sau:
Thứ nhất, xem tâm linh là một hiện tượng có tính chất dị thường, là “đường
dây” liên lạc giữa người sống và người đã mất. Nhà nghiên cứu Đỗ Kiên Cường
quan niệm: “Tại nước ta, thuật ngữ tâm linh đang được dùng theo các nghĩa sau:
1/Tinh thần, trí tuệ…2/Tín ngưỡng…3/Các hiện tượng dị thường, như ngoại cảm,
hoặc sức mạnh tâm trí trên vật chất” [146, tr 38]. Nhà nghiên cứu Phạm Ngọc
Quang định nghĩa: “Tâm linh là khái niệm dùng để chỉ niềm tin vào khả năng tồn
tại của vong… tin vào khả năng đặc biệt của con người có thể tiếp xúc với vong,
nhờ vậy, có thể giúp con người đang sống biết được những thông tin về một số vấn
đề đã, đang và sẽ diễn ra…” [146, tr 38].
Thứ hai, nhìn nhận tâm linh trong quá trình diễn tiến của lịch sử, ở mỗi giai
đoạn, tâm linh lại có nội hàm khác nhau. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Phương
quan niệm: “tâm linh là nghi lễ ma thuật của các tộc người nguyên thủy; là bói toán,
tiên tri thời cổ đại; là tôn giáo, thần học thời trung đại; là ngoại cảm, sự hài hòa của
vũ trụ, một phần là biểu hiện của trí tuệ đại vũ trụ thời hiện đại” [146, tr 36].
Thứ ba, quan niệm tâm linh dựa trên nền tảng phân tâm học. Freud cho rằng
nguồn cội của ý thức tâm linh xuất phát từ những nghi thức totem giáo thời nguyên
thủy, khi con người vừa sợ hãi vừa tìm cách bảo vệ quyết định “lịch sử” hạ sát
người cha chung của mình. Jung xuất phát từ lí thuyết về tiềm thức, giấc mơ để lí
giải về nguồn gốc của tâm linh. Sau khi nghiên cứu cái siêu tôi, Roberto Assagioli
đã quan niệm tâm linh:
là tính hiện thực tối cao dưới dạng siêu việt, tức tuyệt đối của nó,
không có giới hạn hay quy định cụ thể nào. Như vậy, tâm linh tự nó
vượt qua mọi giới hạn thời gian hay không gian, mọi liên hệ với vật
chất… tâm linh là vĩnh hằng, vô hạn, tự do, phổ biến. Tính hiện thực
cao nhất và tuyệt đối ấy không thể nào biết được về mặt trí tuệ, vì nó
vượt qua trí tuệ của con người, nhưng nó lại có thể được nêu lên thành

13



những định đề về mặt lí trí, được phát triển về mặt trực giác và, ở một
mức độ nào đó, được thể nghiệm về mặt thần bí [14, tr 295 - 296].
Thứ tư, quan niệm tâm linh gắn chặt với tôn giáo. Nhà nghiên cứu Đỗ Lai
Thúy quan niệm:
Khái niệm tâm linh vừa hẹp hơn lại vừa rộng hơn khái niệm tín
ngưỡng tôn giáo. Hẹp hơn vì ở tín ngưỡng tôn giáo ngoài phần tâm
linh còn có phần mê tín dị đoan và sự cuồng tín tôn giáo… Rộng hơn
vì tâm linh gắn liền với những khái niệm cái thiêng liêng, cái cao cả,
cái siêu việt… không chỉ có ở đời sống tôn giáo, mà còn có cả trong
đời sống tinh thần, đời sống xã hội [158, tr 8].
Các tác giả Lịch sử tâm linh thậm chí còn đồng nhất nó với lịch sử của Cơ
đốc giáo khi họ viết:
Tâm linh chắc chắn tự thân nó luôn có sức hấp dẫn kì lạ. Quan hệ
giữa con người với Thượng Đế dưới hình thức sâu kín nhất chính là
nền tảng của Cơ đốc giáo… Tiếp đó, thế giới Cơ đốc giáo đã sáng
tạo ra cả một nền văn học tâm linh rộng lớn. Bên cạnh đó, những
nhân vật siêu phàm, đặc biệt là các vị thánh được mô tả như những
hình mẫu hoàn thiện. Một nền văn học thánh truyện phong phú đã ra
đời [40, tr 3].
Nhà nghiên cứu Trác Tân Bình cho rằng: “Lịch trình tôn giáo phản ánh quá
trình trải qua về mặt tâm linh của con người, đồng thời cũng là sự phản chiếu sinh
động sự hình thành, phát triển tâm hồn của dân tộc chủ thể” [22, tr 161].
Thứ năm, quan niệm tâm linh có tính chất tổng hợp các hướng nghiên cứu kể
trên, nêu lên những đặc trưng cơ bản nhất của khái niệm. Nhà nghiên cứu Nguyễn
Đăng Duy cho rằng: “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời
thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng, tôn giáo. Cái thiêng
liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý
niệm” [44, tr 12]. Nhà nghiên cứu Hồ Bá Thâm trong bài viết Tìm hiểu các định
nghĩa khác nhau về tâm linh quan niệm: “Tâm linh là sức mạnh bí ẩn của vũ trụ,


14


của não người, ở ý thức chiều sâu, chiều cao và cả sự thiêng hóa sức mạnh ấy ở
những mức độ và phương diện nào đó” [146, tr 40].
Mặc dù có những quan niệm khác nhau, nhưng qua các khái niệm đã trình
bày ở trên, chúng tôi nhận thấy tâm linh có những đặc trưng cơ bản sau:
Một là, tâm linh có mối quan hệ mật thiết với tôn giáo. Mỗi tôn giáo đều có
một hệ thống “thánh nhân” được huyền thoại hóa có sức ảnh hưởng tới con người
qua nhiều thế hệ như Đức Phật trong Phật giáo hay đức Chúa trong Thiên chúa
giáo. Cho đến ngày hôm nay, những tín đồ của các tôn giáo trên vẫn đặt niềm tin
vào quyền năng vô biên của những đấng cứu thế ở tôn giáo mình theo.
Hai là, tâm linh gắn kết với ý thức con người. Chỉ con người có ý thức, có
tâm hồn mới có quan niệm về tâm linh: “Một người mất trí không còn khả năng suy
nghĩ, thì trong đầu người ấy chẳng có cái gì, cũng chẳng có tâm linh” [44, tr 13].
Ba là, tâm linh gắn chặt với niềm tin vào cái thiêng.
Bốn là, tâm linh có sự gắn kết chặt chẽ với những người đã mất. Trên thực tế
các hoạt động như gọi hồn, cúng bái, thờ tự… đều xuất phát từ niềm tin rằng những
hoạt động đó là phương thức kết nối giữa con người trên dương gian với linh hồn ở
thế giới bên kia. Nói như nhà nghiên cứu Lê Thu Yến, tâm linh là “triết học về sự
tồn tại của con người sau khi chết” [201, tr 19].
Năm là, tâm linh có tính lịch sử, được kế thừa, tiếp nối, truyền từ đời này
sang đời khác. Tuy nhiên, tâm linh cũng không phải “nhất thành bất biến” mà có
khả năng thích ứng, biến đổi tùy theo hoàn cảnh, nhận thức của con người. Mỗi con
người tùy hoàn cảnh, địa vị, trình độ học thức… có thể có những quan niệm khác
nhau về tâm linh.
Cũng giống như văn hóa, tâm linh là một khái niệm phức tạp, có độ mở cao,
là nơi “hợp lưu” của nhiều tư tưởng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Khi đã
bàn đến văn hóa và tâm linh, tất yếu chúng ta phải nói đến một khái niệm cơ bản:

văn hóa tâm linh.

15


1.1.3 Khái lƣợc về văn hóa tâm linh
Như trình bày ở trên, văn hóa và tâm linh có nhiều khái niệm khác nhau, tuy
nhiên lại có rất ít khái niệm về văn hóa tâm linh. Trên thực tế, thuật ngữ văn hóa
tâm linh chỉ xuất hiện “sau khi một số nhà nhân học, tâm lí học xã hội quốc tế thừa
nhận yếu tố tâm linh là một trong bốn thuộc tính của con người (con người xã hội,
con người sinh học, con người tâm lí, con người tâm linh)” [87, tr 18]. Theo nhà
nghiên cứu Nguyễn Đăng Duy: “Văn hóa tâm linh là văn hóa biểu hiện những giá
trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong
cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo” [44, tr 27]. Ở đây, chúng tôi thấy cần thiết phải
phân biệt, làm rõ mối quan hệ giữa văn hóa tâm linh với hai khái niệm văn hóa và
tâm linh. Theo định nghĩa của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Duy, văn hóa tâm linh,
cũng như văn hóa ẩm thực, văn hóa giao tiếp… là một lĩnh vực, một bộ phận của
văn hóa nên có những đặc trưng chung của văn hóa đồng thời lại có những nét khu
biệt riêng.
Hai khái niệm tâm linh và văn hóa tâm linh rất “gần gũi” với nhau, đều đề
cập đến “cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường” và “niềm tin thiêng
liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo” rất khó phân biệt một cách rạch ròi, cụ
thể. Trong tầm kiến văn của mình, chúng tôi hiểu với tâm linh, nhà nghiên cứu
Nguyễn Đăng Duy thiên về yếu tố tĩnh, tinh thần của khái niệm này khi ông cho
rằng cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống hàng ngày và niềm tin thiêng liêng
trong tôn giáo đều “đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm”. Trong khi đó,
với văn hóa tâm linh, ông lại nghiêng về yếu tố động, vật chất. Nguyễn Đăng Duy
viết: “văn hóa tâm linh bao gồm cả văn hóa vô hình, văn hóa hữu hình và văn hóa
hành động” [44, tr 297]. Trong ba yếu tố cấu thành văn hóa tâm linh trên, ngoài văn
hóa vô hình (các quan niệm, ý niệm về tâm linh), văn hóa hữu hình và văn hóa hành

động đều mang tính biểu hiện và tính vật chất. Người Việt có niềm tin thiêng liêng
vào đạo Mẫu, đó là tâm linh. Đền Mẫu là nơi thờ phụng Mẫu, được xây dựng bằng
các vật chất cụ thể như gỗ, gạch, ngói…theo một kiểu kiến trúc, kiểu bài trí nhất
định (có nhiều biến thể khác nhau tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể).

16


Đền Mẫu do vậy là một thực thể văn hóa tâm linh có tính hữu hình thể hiện niềm tin
thiêng liêng vào đạo Mẫu. Các nghi lễ hầu đồng, cầu nguyện trước ban thờ Mẫu…
là những hoạt động cụ thể của con người bằng cách cử động thân mình, tay, chân,
cổ, miệng… Các nghi lễ đó là văn hóa tâm linh có tính chất hành động biểu lộ niềm
tin thiêng liêng với đạo Mẫu. Tuy nhiên không phải bất kì tính hữu hình, tính hành
động nào thể hiện cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống và niềm tin thiêng liêng
vào tôn giáo cũng được gọi là văn hóa tâm linh. Chỉ những hành động mang những
biểu hiện của văn hóa mới được gọi là văn hóa tâm linh, còn những biểu hiện có
tính phản văn hóa, tiêu cực thì không được coi là văn hóa tâm linh. Chúng tôi tiến
hành phân tích hai hành động dưới đây để làm rõ sự khác biệt:
Hành động thứ nhất, chôn sống các cung tần mĩ nữ trong đám tang của các
hoàng đế phong kiến.
Hành động thứ hai, chôn trong quan tài người mất những vật dụng sinh hoạt
thường ngày như bát đĩa, chăn chiếu, ấm pha trà…
Hai hành động kể trên đều biểu hiện cho niềm tin “trần sao âm vậy” rất phổ
biến trong tâm linh người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung. Tuy
nhiên chỉ hành động thứ hai là có văn hóa biểu hiện tâm linh. Hành động thứ nhất là
hủ tục phi đạo đức. Thực tế đời sống cho thấy hành động phản văn hóa kể trên đã
không còn tồn tại trong xã hội hiện đại. Do đó, hành động này không phải là văn
hóa biểu hiện tâm linh.
Trên đây là những phân biệt một cách tương đối về hai khái niệm tâm linh và
văn hóa tâm linh. Trong luận án, chúng tôi sử dụng khái niệm văn hóa tâm linh của

nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Duy đã trình bày ở trên làm nền tảng cho nghiên cứu
văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
1.2 Khái lƣợc về cơ sở hình thành văn hóa tâm linh trong văn hóa Việt Nam
1.2.1 Những yếu tố văn hóa bản địa
Việt Nam là quốc gia gồm 54 dân tộc. Mỗi dân tộc lại có đời sống văn hóa
tâm linh khác nhau. Việc trình bày đời sống văn hóa tâm linh của các dân tộc nằm
ngoài mục đích, yêu cầu của luận án và vượt quá trình độ hiểu biết của chúng tôi.

17


Do vậy, trong phần này chúng tôi chỉ nêu một cách khái lược về cơ sở hình thành
văn hóa tâm linh của người Việt. Chữ người Việt trong phần này và cũng như các
phần sau của luận án dùng để chỉ người Kinh – tộc người chiếm đa số trong các tộc
người Việt ở Việt Nam.
Việt Nam là đất nước nông nghiệp, gắn bó mật thiết với cây lúa nên đời sống
văn hóa, tín ngưỡng về cơ bản tuân theo quy luật của nền văn minh lúa nước. Đó là
một nền văn minh có tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Sự sùng bái này đã hình thành
nên quan niệm “vạn vật hữu linh” và tín ngưỡng đa thần của người Việt. Người
Việt đã xây dựng cho mình một hệ thống thần linh tự nhiên riêng. Về các hiện
tượng tự nhiên, người Việt có thần mây, thần mưa, thần sấm, thần chớp, thần đất
(Thổ công), thần nước (Hà bá)…Về thực vật, người Việt thường thờ những loại cây
gắn bó với mình như cây đa, cây gạo…(Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề).
Về động vật, ngoài các con vật thân thuộc trong sinh hoạt thường nhật, người Việt
còn phong thần, thờ các loại vật dữ tợn gây ra nhiều hiểm họa cho đời sống như hổ,
rắn... Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Duy đã viết về tục thờ hổ của người dân miền
Nam như sau: “Hiện tượng tôn thờ thần Hổ, với những tước vị Sơn quân (vua
núi)… Bạch nha hổ lang chi thần (thần hổ lang răng trắng)…nhiều đền miếu… còn
có nghi lễ riêng cúng tế ông Hổ, gọi là tế Sơn quân” [42, tr 33]. Tín ngưỡng sùng
bái tự nhiên khiến người Việt có lối sống thân thiện, hài hòa, tôn trọng thiên nhiên.

Một tín ngưỡng khác của người Việt được hình thành từ tín ngưỡng sùng bái
tự nhiên là tín ngưỡng phồn thực. Phụ thuộc vào tự nhiên, vào đời sống nông nghiệp
để duy trì sự sống và giống nòi, người Việt luôn mong ước có cuộc sống “cơm no
áo ấm”, “con cháu đầy nhà”. Niềm mong ước, khát vọng ấy được họ chuyển hóa
thông qua tín ngưỡng phồn thực. Người Việt tin rằng việc thờ phụng cơ quan sinh
dục và hành vi giao phối, tiến hành các nghi thức liên quan đến hai việc thờ phụng
này sẽ đem lại mùa màng bội thu, đời sống no ấm.
Ngoài các tín ngưỡng phản ánh mối quan hệ giữa con người với đời sống tự
nhiên, người Việt còn có tín ngưỡng sùng bái con người, phản ánh mối quan hệ
giữa con người với con người. Tín ngưỡng sùng bái con người được biểu hiện ở tín

18


ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Trong tâm thức của người Việt, con người khi mất vẫn có
mối liên hệ với người đang sống. Thông qua các hành động thờ phụng, tế lễ, gọi
hồn… người sống và người đã khuất sẽ kết nối với nhau. Là tộc người có ý thức rất
sớm về nguồn cội, ở cấp độ dân tộc – quốc gia, người Việt có tục thờ vua Hùng –
thủy tổ khai sinh ra tộc mình. Đây là một trong những tục thờ cúng lâu đời và có
sức lan tỏa xã hội mạnh mẽ nhất của người Việt: Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày
giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Ngoài tục thờ vua Hùng, ở cấp độ gia đình, dòng tộc,
người Việt thờ cúng ông tổ, cụ kị, ông bà, cha mẹ, những người cùng huyết thống.
Hành động thờ cúng tổ tiên thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ
trồng cây” tốt đẹp của người Việt.
Từ tín ngưỡng sùng bái con người, người Việt còn có tín ngưỡng thờ nhân
thần. Đó là những con người trong truyền thuyết dân gian như Tứ bất tử (Chử Đổng
Tử, Đức Liễu Hạnh, Tản Viên và Thánh Gióng) hoặc những người thật trong đời
thực có công lao giúp nhân dân, dân tộc. Với những người thật trong cuộc sống, tùy
theo mức độ cống hiến mà người Việt có những cách thờ tự khác nhau. Người có
công với làng được nhân dân làng đó thờ cúng như các thành hoàng làng; người có

công với quốc gia được phong thần, phong thánh, nhân dân cả nước thờ phụng như
đức Thánh Trần. Ngoài ra, người Việt còn thờ tà thần. Đây là những con người có lí
lịch bất hảo như ăn mày, trộm cướp... nhưng do chết vào giờ thiêng có thể gây tác
oai tác quái cho mọi người nên phải thờ phụng để mong yên ổn.
Một điểm nhấn đặc sắc trong nền văn hóa tâm linh của nước ta đó là tín
ngưỡng thờ Mẫu. Hình thành trên cơ sở sự tổng hòa giữa tín ngưỡng thờ nữ thần, tư
duy âm dương và nền văn minh lúa nước của người Việt, tín ngưỡng thờ Mẫu, theo
Ngô Đức Thịnh, là “một thứ đạo giáo đặc thù của Việt Nam” [166, tr 21]. Nhờ tính
chất đặc thù này, đạo Mẫu có sức ảnh hưởng lớn trong đời sống văn hóa tâm linh
dân tộc. Nói đến đạo Mẫu là nói đến nghi lễ hầu đồng. Đây là “một hình thức diễn
xướng đặc thù, một loại hình sân khấu tâm linh” [166, tr 357]. Vừa có tính chất tâm
linh, vừa mang tính sân khấu, tục thờ Mẫu là một trong tín ngưỡng thuần Việt độc
đáo, lâu đời nhất ở nước ta, phản ánh sự đa dạng và chiều sâu văn hóa dân tộc.

19


Bên cạnh những giá trị văn hóa, nhân văn tích cực, đời sống văn hóa tâm linh
bản địa cũng mang trong mình những yếu tố lạc hậu. Sự sùng bái thần thánh quá
mức sẽ gây ra thói mê tín dị đoan cho người Việt. Nhiều người Việt, ngay trong kỉ
nguyên internet hiện nay, mà hễ cứ thấy một hiện tượng thiên nhiên bất thường, một
động – thực vật kì lạ là chăm chăm “phong thần”, “phong thánh”, lập bàn thờ, bát
hương cúng bái mà không chịu tìm hiểu, truy xét trên cơ sở khoa học. Mặt khác, do
quá chú trọng đến việc thờ tự nên cuộc sống của người Việt nặng về âm phần, nghĩ
nhiều đến tương lai, “hậu sự” hơn là hiện tại. Thêm nữa, nhiều nghi lễ văn hóa tâm
linh cầu kì, phức tạp, kéo dài gây nên những tốn kém về tiền bạc, mệt mỏi về thể
xác và dễ phát sinh ra những hành động biến tướng, phản cảm.
Qua quá trình tồn tại và phát triển hàng ngàn năm, người Việt đã xây dựng
cho mình một nền văn hóa tâm linh có bản sắc, dấu ấn riêng. Mặc dù còn có những
yếu tố tiêu cực, nhưng trên hết đó là một nền văn hóa tâm linh đậm đà tính nhân

văn, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp của người Việt trong các mối quan hệ với tự
nhiên, với con người, với vũ trụ; phản ánh khát vọng của người Việt về một cuộc
sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc. Nền văn hóa tâm linh ấy được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác làm nên căn cốt, bản lĩnh văn hóa Việt, giúp dân tộc Việt
trường tồn với thời gian và tự tin hội nhập cùng thế giới mà không lo bị hòa tan,
phai nhạt bản sắc.
1.2.2 Những yếu tố văn hóa ngoại sinh
Bên cạnh những yếu tố văn hóa nội sinh, nền văn hóa tâm linh Việt Nam còn
được hình thành trên cơ sở giao thoa và tiếp biến với những yếu tố văn hóa tâm linh
khác của nhân loại. Nho giáo, theo các nhà nghiên cứu, truyền vào nước ta từ rất
sớm vào năm 111 trước công nguyên theo con đường đô hộ, cai trị mà nhà Hán áp
đặt lên “thuộc địa” sau một cuộc thôn tính. Nhà nghiên cứu Trần Nghĩa dẫn An Nam
chí lược cho biết Tích Quang, Nhâm Diên hai thái thú cai trị người Việt là những
người đầu tiên truyền bá Nho học vào nước ta: “Tích Quang người Hán Trung,
trong thời vua Bình Đế (1-5 CN) làm Thái thú Giao Chỉ, lấy lễ nghĩa dạy dân...
Nhâm Diên…thông hiểu Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu… làm thái thú quận

20


Cửu Chân” [194, tr 150]. Là một học thuyết thiên về chính trị - đạo đức, nhưng Nho
giáo cũng quan tâm đến văn hóa tâm linh. Nho giáo có hệ thống quan niệm riêng về
Trời, đấng tối cao (Thiên chi sinh vật – trời sinh ra muôn vật, vạn vật bản hồ thiên –
trời là cái gốc của vạn vật…) về quỷ thần (kính quỷ thần nhi viễn chi – tôn trọng
quỷ thần nhưng tránh xa, tế thần như thần tại – tế thần như có thần ở đó…); về mối
quan hệ giữa con người với trời và quỷ thần (quân tử úy thiên mệnh – người quân
tử phải biết sợ mệnh trời, ngũ thập nhi tri thiên mệnh – năm mươi tuổi con người
mới biết mệnh trời …), về lẽ sinh tử của con người (sinh kí dã, tử quy dã – sống là
gửi vậy, thác là về vậy, tử tất quy thổ, cốt nhục tệ ư hạ, âm vi dã thổ, kì khí phát
dương ư thương vi chiêu minh – chết thì hài cốt chôn xuống đất, dần tan đi, còn lại

cái khí tinh anh thì lên trên khoảng không gian rực rỡ…). Thông qua con đường
“giáo hóa” của chính quyền đô hộ, những tư tưởng, quan niệm chủ đạo của Nho
giáo nói chung và những tư tưởng, quan niệm về văn hóa tâm linh nói riêng kể trên
đã truyền bá đến người Việt, được người Việt tiếp thu, dung nạp và cải biến cho phù
hợp với nền văn hóa bản địa.
Sinh khởi từ Ấn Độ, Phật giáo là tôn giáo lớn trên thế giới. Phật giáo truyền
bá vào Việt Nam theo hai con đường Phật giáo Trung Quốc và Phật giáo Ấn Độ.
Tuy nhiên cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác quyết chính xác thời điểm
Phật giáo du nhập vào nước ta. Hiện đang tồn tại hai luồng ý kiến về vấn đề này.
Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng đạo Phật du nhập vào nước ta khoảng thế kỉ thứ III
đến thứ II trước công nguyên. Nhà nghiên cứu Lê Mạnh Thát đồng ý với quan điểm
này khi nhận định về sự xuất hiện của sư Phật Quang trong lịch sử Phật giáo nước
nhà: “Cho nên, giả thiết sự tồn tại của nhà sư Phật Quang giữa thế kỉ thứ III hay thứ
II trước Dương lịch có thể chứng minh được” [142, tr 25]. Luồng ý kiến thứ hai cho
rằng Phật giáo vào nước ta ở thời điểm sau công nguyên. Đây là quan điểm của các
nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Lang. Học giả Nguyễn Văn Huyên
viết trong Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam: “đạo Phật được đưa vào Việt
Nam hồi thế kỉ II và III bởi những người Trung Quốc tị nạn tại Việt Nam sau khi
Linh Đế nhà Hán từ trần năm 189” [74, tr 1018]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Lang

21


×