Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số giải pháp giúp trẻ 5 6 tuổi học tốt môn chữ cái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.02 KB, 15 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN kinh NGHIỆM
§Ò tµi: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI
HỌC TỐT MÔN CHỮ CÁI”

Quảng Bình, tháng 3 năm 2019
1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN kinh NGHIỆM
§Ò tµi: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI
HỌC TỐT MÔN CHỮ CÁI”

Họ và tên: Trần Thị Huệ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Phú Thủy

Quảng Bình, tháng 3 năm 2019
2


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1: Lí do chọn đề tài, sáng kiến:
Trẻ em hôm nay là thế hệ mầm non tương lai của đất nước, là những chủ nhân sẽ
kế thừa và phát huy những gì tốt đẹp nhất của loài người.
Như Bác Hồ đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành


Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Lời dạy của Bác đã thấm nhuần vào trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam.
Chính điều đó mục tiêu của giáo dục Mầm non hiện nay nhằm tạo điều kiện phát huy
hiệu quả của lực lượng hiện đại trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, văn hoá tạo tiền
đề phát triển nhân lực lao động cho tương lai. Trong chương trình giáo dục Mầm non
hiện nay yêu cầu trẻ được phát triển qua 5 mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẫm
mĩ, tình cảm xã hội. Ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Các
mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi là: Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng
nghe, đọc, phát âm và một số kĩ năng cần thiết cho việc học đọc, học viết sau khi trẻ
bước vào lớp một như: Cách lật, mở sách, cách đưa mắt, cách cầm bút và qua các trò
chơi chữ cái, khả năng phối hợp tay mắt và tri giác trọn vẹn từ trái sang phải, biết diễn
tả sự việc và ý muốn của mình bằng câu đầy đủ một cách rõ ràng, mạch lạc. Mặt khác
trẻ 5 tuổi tiếp nhận việc đọc một cách gián tiếp thông qua việc phát âm và trò chơi với
chữ cái dưới sự hướng dẫn của cô giáo.
Vậy làm thế nào để giúp trẻ nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ làm quen với
chữ cái và phát huy tính tích cực của môn học với trẻ. Là một giáo viên trực tiếp đứng
lớp, tôi luôn lo lắng, suy nghĩ, nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm ở các đồng
nghiệp, nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ sao cho trẻ
lĩnh hội một cách nhẹ nhàng, thoải mái, nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái trong
chương trình giáo dục mầm non, làm thế nào để có những phương pháp giảng dạy sao
cho lượng kiến thức trẻ tiếp thu đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi nhưng vẫn đảm
bảo tích hợp được nhiều nội dung vào giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi
cuốn đối với trẻ, phù hợp với điều kiện trường/ lớp mình đang công tác nhằm nâng cao
chất lượng hoạt động trong giờ làm quen chữ cái một cách có hiệu quả tốt nhất. Chính
vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi học tốt môn
chữ cái”.
1.2: Điểm mới của đề tài:
Đề tài sáng kiến này đã từng có nhiều người nghiên cứu song ở mỗi trường có một
đặc điểm riêng, do vậy các giải pháp mà tôi đưa ra áp dụng cũng không thể giống nhau.
Qua nhiều nội dung, nhiều biện pháp, với mong muốn trẻ nhận biết và phát âm

chuẩn chữ cái để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển vốn từ một cách mạch lạc. Rèn
luyện kỉ năng nhận biết chữ cái và phát âm chuẩn cho trẻ ở các hoạt động lồng ghép
một cách phù hợp.
Điểm mới của đề tài là giáo viên luôn chủ động sáng tạo xây dựng kế hoạch, tạo cơ
hội phát huy tính tích cực của trẻ thông qua đồ dùng dạy học, đồ chơi. Đổi mới phương
pháp giảng dạy, lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở trẻ
thực hiện. Trẻ tự do hoạt động theo năng lực của mình nhằm phát huy tính tích cực,
sáng tạo, tránh áp đặt, rập khuôn, bắt buộc trẻ phải làm theo hướng dẫn của giáo viên.
1.3: Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến:
Việc dạy trẻ 5-6 tuổi nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái là hết sức cần thiết.
3


Phm vi tụi nghiờn cu ti ny l trong trng mm non, tớch ly, ỏp dng v tụi
ang tin hnh nghiờn cu, ỏp dng i vi tr 5-6 tui ti n v tụi ang cụng tỏc,
đề tài ny ó c ỏp dng trong trng v có thể áp dụng rộng rãi cho
các trờng bạn trong huyện, trong tỉnh.
2. PHN NI DUNG
2.1: Thc trng ca ni dung cn nghiờn cu.
Bn thõn tụi c phõn cụng dy lp 5-6 tui vi s s lp 35 chỏu. Tụi nhn thy
thc t thc hin tt chng trỡnh giỏo dc mm non sau sa i thỡ hu nh cỏc giỏo
viờn ang cũn b vng mc gia cỏi mi v cỏi c, cha thit k cho mỡnh c tit
dy thc s i mi v ly tr lm trung tõm, m h ang cũn bt chc nhau. Do ú
giỏo viờn cũn lỳng tỳng trong cỏch la chn cỏc hỡnh thc cho tit hc, bờn cnh ú l
cỏch s dng dựng trc quan cha phỏt huy c cụng dng ca dựng sn cú
trong thc t, vic a ng dng cụng ngh thụng tin, thit k giỏo ỏn in t a vo
bi dy cha c linh hot, vỡ vy m tit hc cũn nhiu hn ch, do ú kin thc, k
nng m tr thu c trờn tit hc cũn cha ỏp ng c vi yờu cu kin thc cụ t
ra cho tr.
Mt khỏc, tr trng tụi phn a l con em thuc gia ỡnh lm nụng nghip, tuy

cựng mt tui nhng nhn thc ca tr cng cha c ng u.
Vỡ vy, vic chm súc giỏo dc tr núi chung v dy tr hc ch cỏi núi riờng cũn
gp mt s thun li v khú khn sau.
* Thun li:
- C s vt cht nh trng khỏ y , m bo cho vic chm súc, giỏo dc tr.
- Lp hc rng, thoỏng mỏt thõn thin, b trớ cỏc gúc trong lp phự hp cho tr
hot ng, sõn trng cú nhiu bn hoa, cõy cnh thun tin cho tr c vui chi, lm
quen, ụn luyn ch cỏi mi lỳc, mi ni.
- Ph huynh nhit tỡnh ng h khi giỏo viờn tuyờn truyn, vn ng, su tm
dựng chi phc v chuyờn .
- Ban giỏm hiu nh trng luụn quan tõm, ch o sỏt sao giỏo viờn v chuyờn
mụn, hng thỏng c Ban giỏm hiu d gi, gúp ý ỳc rỳt kinh nghim, ú l iu
kin thun li tụi dy tt mụn hc ny.
* Khú khn:
- Trong lp cú nhiu chỏu chm phỏt trin trớ tu, mt s chỏu núi ngng, núi lp
nhiu, kh nng nhn bit ca tr khụng ng u, nờn quỏ trỡnh ging dy cũn gp
nhiu khú khn.
- Ngh nghip chớnh ca ph huynh ch yu l lm nụng nghip nờn ớt dnh thi
gian quan tõm n vic hc ca con, cha nhn thc c ht tm quan trng ca la
tui mu giỏo, cha chu khú phi hp vi giỏo viờn kốm cp thờm cho tr nh.
- Trỡnh o to tin hc ca bn thõn tụi cha c bi bn, cha cú h thng.
Kh nng thit k chng trỡnh Powerpoit cho cỏc hot ng cũn lỳng tỳng, cha khoa
hc nh la chn hỡnh nh cha phự hp cha hp dn, hiu ng, phong nn cha p
cũn ri mt.
- Trang thit b cho tr thc hnh trũ chi Kidsmart trong cỏc gi hot ng
chiu, hot ng mi lỳc mi ni cũn thiu.
* Quỏ trỡnh iu tra thc tin:
4



Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn khả năng giao tiếp và khả năng tiếp thu phát triển hơn,
ngôn ngữ của trẻ phong phú hơn giai đoạn trước. Để tổ chức tốt hoạt động cho trẻ làm
quen chữ cái và biết được mức độ tiếp thu, nhận thức của trẻ. Ngay từ đầu năm học tôi
đã tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái dưới mọi hình thức khác nhau như trò chuyện với
trẻ, đọc thơ, kể chuyện, cho trẻ đọc chữ cái ở thẻ, nhận biết tên và ký hiệu của mình ở
một số đồ dùng cá nhân trong lớp như: Khăn lau mặt, ca uống nước,.…và tiến hành
khảo sát, đánh giá, qua đó nhận thấy một số nhược điểm lớn là một số trẻ chưa tập
trung chú ý và không hứng thú, nhận biết mặt chữ chậm, một số trẻ phát âm không rõ
các chữ cái đã được làm quen thể hiện ở kết quả khảo sát chất lượng đầu vào của trẻ:
Kết quả
Tốt
Khá
TB
Yếu

Số trẻ
5/35
9/35
10/35
11/35

%
14,3 %
25,7 %
28,6 %
31,4 %

Với kết quả khảo sát thực tế ở trên, tôi nhận thấy hoạt động “ Làm quen chữ cái” là
một vấn đề cần đặt lên hàng đầu. Điều này làm tôi băn khoăn, suy nghĩ ngày đêm tích
cực học hỏi, sưu tầm những phương pháp mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động

làm quen chữ cái và đây cũng là lý do tôi chọn đề tài: "một số giải pháp giúp trẻ 5-6
tuổi học tốt môn chữ cái".
2.2: Các giải pháp:
2.2.1. Tạo môi trường làm quen chữ cái:
Đối với trẻ mầm non, lớp học chính là mái nhà thứ hai của trẻ. Cảm giác đầu tiên
khi trẻ bước vào lớp đó là sự gần gũi, thân thiện giống nhà của mình. Trong ngôi nhà ấy
phải có sự tươi mới, hấp dẫn của những bức tranh, bức ảnh trang trí phù hợp theo chủ
đề, phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Vì vậy, để trẻ hứng thú khi làm quen chữ viết tôi đã mạnh dạn thay mảng tường
các góc hoạt động bằng nội dung tranh vẽ phong phú, đẹp mắt có chứa các chữ cái về
chủ đề đang học nhằm lôi cuốn trẻ tích cực tham gia các hoạt động. Hình ảnh sưu tầm
phải rõ ràng, màu sắc đẹp, dưới mỗi bức tranh tôi dán các dòng chú thích giúp trẻ luyện
nhận biết, phát âm chữ cái. Các hình ảnh được dán vừa tầm mắt của trẻ: Không quá
cao, không quá thấp. Tôi trang trí các góc chơi bằng chính sản phẩm của cô và trẻ tạo
sự thích thú và hăng say học tập của trẻ. Riêng góc học tập tôi luôn dành các mảng
tường mở với các bài tập sáng tạo, tái tạo để cho trẻ được tự do làm các bài tập theo khả
năng, sở thích của mình, tự in, tô vẽ các chữ cái đã học. Việc trang trí được thực hiện
theo chủ đề và theo nhóm chữ cái đã học, và được trang trí những góc trong lớp phù
hợp với tầm nhìn và trẻ dễ quan sát.
Những đồ dùng đồ chơi sản phẩm: Vẽ, nặn, xé dán, cắt dán...đều phải viết chữ để
hàng ngày kích thích trẻ quan sát và tìm các chữ cái đã học, khi nhớ được các chữ cái
trẻ có thể đọc dòng chữ một cách rõ ràng theo cách riêng của mình.
Đối với giáo viên dạy lớp 5 tuổi cần xác định, trang trí lớp học cho trẻ 5 tuổi khác
hẳn với trang trí ở lớp bé, nhỡ. Trên mỗi bức tranh, góc đồ chơi đều có viết chữ. Viết để
trẻ có thể đọc, ghi nhớ mặt chữ và tạo điều kiện ban đầu cho trẻ làm quen với chữ cái.
Ngay từ khi nhận lớp và ổn định danh sách lớp, tôi tạo cơ hội để trẻ tiếp xúc với
chữ cái, tên của mình bằng cách: Viết các danh sách của ba tổ có kèm theo kí hiệu để
5



trẻ biết tên mình ở chổ nào, có những bạn nào trong tổ của mình. Chữ của trẻ tôi
thường viết ở dạng chữ in thường và chữ viết hoa (vì đây là tên riêng) kèm theo kí hiệu.
Trẻ được khắc sâu hình ảnh tên của mình và được làm quen với các kiểu chữ. Vì thế mà
trẻ dễ dàng nhận biết các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, ca, cốc, vở tập tô, vở toán, vở
tạo hình…khi trẻ hoạt động. Hàng ngày trẻ sử dụng đồ dùng, biết tên, kí hiệu của mình,
của bạn, biết tên của mình có chữ gì, biết thứ tự của từng chữ từ trái sang phải của các
chữ như thế nào.
Thực tế cho thấy, trẻ đến trường ngoài hoạt động có chủ đích, hoạt động ăn, ngủ,
còn các thời gian khác trẻ hoạt động với môi trường bên ngoài như: mảng tuyên truyền,
khu vực để đồ dùng cá nhân của trẻ. Đây là nơi trẻ thường xuyên hoạt động nên có tác
dụng ôn tập cũng cố chữ cái rất tốt. Ví dụ như nơi để đồ dùng cá nhân áo quần, mũ, túi
xách của trẻ tôi đều quy định vị trí của mỗi trẻ cụ thể và kèm theo ký hiệu tên riêng của
mỗi trẻ. Từ đó mỗi khi trẻ hoạt động không những rèn khả năng tự phục vụ cho trẻ mà
còn bổ trợ rất hiệu quả trong việc phát triển chữ cái cho trẻ.
Mỗi một môi trường hoạt động của trẻ, tôi đều chủ động tạo môi trường để trẻ có
cơ hội được luyện phát âm, ôn luyện chữ đã biết, làm quen chữ mới và làm quen từ.
Đây là một trong những hình thức phát triển vốn từ cho trẻ một cách rất tự nhiên, thoải
mái, không gò bó áp đặt trẻ và trẻ cũng rất thích thú khi tham gia.
Những hình ảnh trang trí tôi thường xuyên thay đổi để phù hợp với chủ đề. Khi trẻ
học đến nhóm chữ cái nào, tôi cho trẻ tự tìm chữ cái xung quanh lớp nhóm chữ cái đó.
Hàng tháng tôi thường làm đồ dùng dạy học theo từng chủ đề phục vụ hoạt động.
Khai thác tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng góp phần
tạo ra môi trường giáo dục, kích thích sự hứng thú của trẻ với bộ môn làm quen chữ
cái. Những đồ dùng đồ chơi tôi đã làm như dùng gáo dừa sơn màu sau đó viết chữ cái
lên đó và cho trẻ làm quen với chữ. Những đoạn dây thừng đã bỏ đi tôi tận dụng và tạo
thành những chữ cái thật ngộ nghĩnh cho trẻ học. Những chiếc mũ có những con vật
như Mèo con, Sóc, Thỏ, Nhím… có gắn chữ cái đang học cho trẻ đội. Tất cả những đồ
dùng đồ chơi tự làm đó đã phát huy tác dụng tích cực trong việc cho trẻ làm quen với
chữ cái. Trẻ tỏ ra hứng thú và hoạt động đạt hiệu quả cao.
2.2.2: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Đễ thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non hiện nay đòi hỏi người giáo viên
mầm non phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, phải có kiến thức về công
tác chăm sóc giáo dục trẻ, vì vậy tôi đã thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chương trình
chăm sóc và giáo dục trẻ, nhằm tạo cho trẻ có thói quen giờ nào việc nấy, tạo tâm thế
cho trẻ để khi bước vào lớp một trẻ khỏi bị ngỡ ngàng.
Khi thực hiện hoạt động làm quen chữ cái tôi luôn chú ý đến việc tổ chức
hoạt động vùa học, vừa chơi, chú ý giáo dục luôn lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được tham
gia hoạt động theo nhóm tránh áp đặt trẻ
Đối với môn chữ cái nói riêng luôn xây dựng kế hoạch cụ thể từng chủ đề, hàng
tháng, tuần, phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp mình phụ trách, khai thác trên
mạng Interent để tìm những nội dung phù hợp để đưa vào giờ học gây hứng thú cho trẻ
tham gia hoạt động, tôi luôn tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do Phòng, cụm, trường
tổ chức, tích cực tìm tòi các tài liệu, sách báo liên quan đến chương trình giáo dục mầm
non, dự các giờ dạy mẫu của đồng nghiệp, trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm với các bạn
đồng nghiệp về hình thức tổ chức giờ học, nghệ thuật thu hút trẻ, cách xử lý các tình
huống sư phạm, đồng thời lắng nghe sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường,
6


trực tiếp dạy các giờ thực hành để đúc rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho bản thân.
Khi tổ chức tiết học cho trẻ tôi luôn dành thời gian nhiều hơn, tham khảo ý kiến
của tổ chuyên môn, của các bạn dạy lâu năm, nghiên cứu kỹ bài dạy, nắm chắc nội
dung, mục tiêu trọng tâm của tiết dạy, tìm ra các phương pháp hay phù hợp với tình
hình của lớp học, cách lòng ghép tích hợp như: toán, văn học, âm nhạc... hợp lý, vừa ôn
lại bài học trước vừa gây hứng thú và thay đổi không khí giữa các tiết học cho trẻ.
Trước mỗi giờ học tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ dạo chơi để trẻ quan sát và khám
phá để giúp trẻ ghi nhớ những chữ cái để trẻ học, từ đó trẻ biết vận dụng trí nhớ vào bài
học. Như vậy, sẽ tạo cho trẻ có sự sáng tạo hơn và tiết học nhẹ nhàng hơn, hứng thú với
cô và trẻ, sẽ đem lại kết quả cao hơn.

Lời nói của cô giáo cần đơn giãn, nhẹ nhàng, dễ hiểu, diễn cảm, thái độ trìu mến,
cần có những thủ thuật để khích lệ trẻ tập trung chú ý và sự suy nghĩ của trẻ, không nên
cho trẻ vỗ tay nhiều lần trong quá trình đàm thoại, vì nó sẽ làm phân tán sự chú ý và
gián đoạn luồng suy nghĩ của trẻ. Chính vì thế tôi phải biết kiên trì, cần mẫn học thuộc
giáo án, chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, đẹp, hấp dẩn nhằm tạo hứng thú, thu hút và lôi cuốn
trẻ vào hoạt động học để giúp trẻ tiếp thu một cách chính xác.
2.2.3: Thực hiện tốt giờ hoạt động chung làm quen với chữ cái:
Để các tiết học làm quen với chữ cái được thành công và trẻ nhận biết và phát
âm đúng chữ cái, đó là một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên. Muốn giờ học cho trẻ làm
quen với chữ được tốt thì giáo viên phải nắm được mục tiêu của bài học, dạy đúng
phương pháp, kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, dễ hiểu, tránh sự
rập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới. Vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy làm quen với
chữ cái tôi phải chuẩn bị đồ dùng chu đáo, nghiên cứu bài soạn kỹ lưỡng và chuẩn bị
các bước chuyển tiếp nhẹ nhàng.
* Ví dụ : Làm quen chữ cái b, d, đ. Chủ đề nghề nghiệp.
I. Mục tiêu
- Trẻ nhận biết và phát đúng các chữ cái b, d, đ.
- Trẻ nhận ra các chữ cái đã học trong các từ
- Trẻ có kỹ năng so sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau của 2 cặp chữ
cái b, d, đ.
- Trẻ biết chơi và hứng thú chơi các trò chơi với các chữ cái nhằm cũng cố và phát
âm.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ biết yêu quí các chú bộ đội.
II. Chuẩn bị
- Hình ảnh trên máy về các chữ cái b, d, đ.
- Các đồ dùng, trang phục các chú bộ đội về các chữ cái b, d, đ
- Hột hạt, nét rời các chữ cái b, đ, d, đoạn thơ chú bộ đội hành quân
- Nhạc không lời bài hát chú bộ đội.
- Xắc xô.

- Trang phục gọn gàng.
III. Tiến hành
*Hoạt động 1: Ổn định:
Cho cả lớp hát bài: chú bộ đội
- Các con vừa hát bài hát nói về ai?
7


- Đễ các chú bộ đội vui lòng các con phải làm gì? Hôm nay cô sẽ dạy các con làm
quen chữ cái b, d, đ nhé.
* Hoạt động 2: Nội dung
- Làm quen chữ b: Ô cửa số một xuất hiện hình ảnh gì đây các con?
Đây là hình ảnh chú bộ đội đang hành quân trong mưa đấy các con ạ, dù khó khăn,
nguy hiểm nhưng các chú bộ đội vẩn phải hành quân về phía trước đễ bảo vệ hòa bình
cho đất nước đấy.
Và trên hình ảnh có từ “chú bộ đội hành quân” cô mời các con cùng đọc!
- Cô cũng có các chữ cái rời ghép thành từ chú bộ đội hành quân, các con cùng đọc
lại với cô. Trong từ “chú bộ đội hành quân” có rất nhiều chữ cái các con đã được học
rồi, ai nhanh mắt lên tìm cho cô xem nào.
+ Mời 1 trẻ lên tìm các chữ cái đã học trong từ và phát âm cùng cả lớp.
+ Và có một chữ cái mới, ai giỏi cho cô biết đây là chữ cái gì nào? Cô cũng có thẻ
chữ cái về chữ cái b các con cùng đọc với cô nào.
- Có một số bạn đã biết vì đã được bố mẹ cho làm quen trước ở nhà, còn có nhiều bạn
chưa biết, đễ phát âm đúng thì các con nghe cô phát âm trước.
- Chữ cái b gồm một nét thẳng bên trái và một nét cong tròn bên phải.
- Giới thiệu chữ cái b in hoa, in thường, viết thường.
- Cho cả lớp phát âm lại.
* Cho trẻ làm quen chữ d:
- Cô đố lớp mình đây là hình ảnh gì? Đây là hình ảnh bộ đội duyệt binh đấy các con
ạ, dưới hình ảnh có từ “bộ đội duyệt binh” cả lớp đọc cùng cô 2 lần .

+ Mời 1 trẻ lên tìm các chữ cái đã học trong từ và phát âm cùng cả lớp.
+ Cô giới thiệu chữ cái d có trong từ. Cô cũng có thẻ chữ cái về chữ cái b các con
cùng đọc với cô nào.
+ Cô giới thiệu chữ d in thường, cô phát âm mẫu chữ d 3 lần.
+ Cho cả lớp đọc.
- Chữ cái d gồm một nét thẳng bên phải và một nét cong tròn bên trái.
- Giới thiệu chữ cái b in hoa, in thường, viết thường.
- Cho cả lớp phát âm lại.
* Giới thiệu chữ cái đ trong từ " Cây đàn"
+ Mời 1 trẻ lên tìm các chữ cái đã học trong từ và phát âm cùng cả lớp. Cô cũng có thẻ
chữ cái về chữ cái đ các con cùng đọc với cô nào.
+ Cô giới thiệu chữ cái đ có trong từ.
+ Cô giới thiệu chữ đ in thường, cô phát âm mẫu chữ đ 3 lần.
+ Cho cả lớp đọc.
- Chữ cái đ gồm một nét thẳng bên phải, một nét cong tròn bên trái.
- Giới thiệu chữ cái đ in hoa, in thường, viết thường.
- Cho cả lớp phát âm lại.
* So sánh chữ b, d
- Các con thấy chữ b và chữ d có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau? ( 2- 3 trẻ trả
lời).
+ Giống nhau: Đều có 1 nét cong tròn và 1 nét sổ thẳng.
+ Khác nhau: Chữ b có 1 nét sổ thẳng ở bên trái, 1 nét cong tròn ở bên phải; chữ d thì
có 1 nét sổ thẳng ở bên phải, 1 nét cong tròn ở bên trái.
- So sánh chữ d và chữ đ
8


+ Giống nhau đều có một nét cong tròn ở bên trái và một nét sổ thẳng ở bên phải.
+ Khác nhau: Khác nhau về cách phát âm. Chữ d không có nét ngang ở trên còn chữ đ
có một nét ngang ở trên

* Luyện tập:
+ Trò chơi: Đi siêu thị
Cô giải thích luật chơi, cách chơi.
- Trẻ chơi 3 lần
+ Trò chơi: Xếp hột hạt, ghép nét rời.
Cô sẽ cho các con thực hiện theo nhóm, mỗi nhóm cô đã chuẩn bị các đồ dùng, nhóm 1
có hột hạt các con đến đó xếp hột hạt các chữ cái b, d, đ, nhóm 2 cô đã chuẩn bị các
đoạn thơ các con đến đó gạch chân chữ b, d, đ trong từ, nhóm 3 cô đã chuẩn bị các nét
rời các con đến đó ghép các nét rời thành chữ cái b, d, đ.
* Hoạt động 3: Kết thúc:
- Hôm nay các con đã được học các chữ cái b, d, đ rồi, về nhà các con nhớ ôn lại và
qua bài học hôm nay các con phải biết yêu quý, kính trọng các chú bộ đội các con nhớ
chưa nào. Các con cùng thể hiện bài hát “cháu thương chú bộ đội”
+ Loại tiết: Trò chơi với chữ cái.
( Mỗi tiết học tôi tổ chức từ 3-4 trò chơi tùy bài học nhằm ôn luyện, cũng
cố chữ cái đã học).
Ví dụ: Trò chơi “ Tìm chữ cái theo hiệu lệnh”
Cách chơi: Tôi cho trẻ đến tham quan nhà bạn Búp Bê và giới thiệu gia đình bạn
tặng một hộp quà, mời một trẻ khám phá xem có gì. Trẻ mở ra và nói “ Chữ cái e, ê”.
Tôi cho trẻ chọn cho mình một chữ cái và là theo hiệu lệnh của cô. Ví dụ: “Tất cả
những bạn có chữ cái e sẽ ngồi về phía bên phải của cô, những bạn có chữ cái ê sẽ ngồi
về phái bên trái của cô (ngồi đối diện nhau). Hai nhóm sẽ lắng nghe cô phát âm chữ cái
nào thì đưa nhanh chữ cái đó lên. Trẻ về ngồi theo đúng vị trí của mình, cô kiểm tra,
sau đó cùng trẻ chơi. Cô nói “ e” đâu, thì tất cả trẻ cầm chữ cái “e” đưa lên, cô mời
nhóm đối diện phát âm và cho trẻ quay mặt thẻ chữ cái vào và phát âm, mời cá nhân trẻ
phát âm. Tương tự chữ cái “ ê” cô cũng dùng hình thức tương tự.
* Trò chơi: Tìm chữ cái trong từ.
Chuẩn bị: cô chuẩn bị những hình ảnh có từ chứa chữ cái mới vừa học treo xung
quanh lớp.
Cách chơi: Cô giới thiệu nội dung chơi “Tìm chữ cái trong từ”. Sau đó cho trẻ về

các bức tranh tìm chữ cái mới vừa được học. Cô đi đến từng bức tranh và hỏi trẻ chữ
cái mới nào các con vừa được học. Trẻ trả lời.
* Trò chơi: Chơi với chữ cái theo nhóm yêu thích.
Chuẩn bị: Cô chuẩn bị hột hạt, vỏ ốc, xúc xắc, các nét rời, các bài thơ, ca dao có
chứa chữ cái đang mới.
Cách chơi: Cô chia đồ chơi thành 4 nhóm. Cô giới thiệu đồ chơi: một nhóm xếp
hột hạt, vỏ ốc thành chữ cái mới, một nhóm ghép các nét rời thành chữ cái mới, một
nhóm chơi với xúc xắc và nhóm còn lại sẽ gạch chân dưới chữ cái trong từ. Sau đó cho
trẻ chọn nhóm mà trẻ thích và về chơi.
* Trò chơi: Ô chữ kỳ diệu.
Chuẩn bị: Máy tính, các ô chữ được sắp xếp theo quy luật và ô chữ sắp xếp lộn
xộn.
9


Luật chơi: Nếu tìm đúng chữ cái thì được thưởng một tràng pháo tay, nếu chọn
sai thì phải chọn lại.
Cách chơi: Trẻ tìm quy luật sắp xếp các chữ cái đề tìm chữ cái còn thiếu và kích
chuột vào chữ cái đó.
* Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh.
Chuẩn bị: 3 bài thơ về chủ đề có chứa chữ cái mới học, bút dạ cho 3 đội, các
vòng hoặc đường díc dắc để trẻ bật.
Luật chơi: Sau một bản nhạc, đội nào gạch chân được nhiều chữ cái mới học, đội
đó dành chiến thắng.
Cách chơi: Chia lớp làm 3 đội, mỗi đội có một bài thơ hoặc bài ca dao giống
nhau có chứa chữ cái vừa học treo trên bảng, các thành viên của 3 đội cùng nhau bật
hoặc nhảy qua các vòng và gạch chân dưới chữ cái mới vừa học.
* Trò chơi: Xếp hột hạt thành chữ cái.
Chuẩn bị: Bảng, hột hạt đủ cho trẻ.
Cách chơi: Các con sẽ dùng hột hạt xếp thành chữ cái mới vừa học.

* Trò chơi: Ong tìm mật.
Chuẩn bị: Các đường dích dắc.
Cách chơi: Chia lớp làm hai hoặc ba đội tùy theo nhóm chữ cái học. Mỗi đội là
một chữ cái. Các chú ong bay theo đường dích dắc đi lấy những bông hoa có gắn chữ
cái giống mũ ong mình đội về bỏ vào giỏ của đội mình. Đội nào mang được nhiều hoa
về và đúng với chữ cái của đội mình thì thắng cuộc.
* Trò chơi: Vòng quay kỳ diệu.
Chuẩn bị: một vòng quay lớn có gắn các chữ cái mới vừa học.
Cách chơi: Trẻ lên quay, khi vòng quay dừng lại ở ô chữ cái nào thì trẻ phát âm
chữ cái đó.
* Trò chơi: Về đúng bến.
Chuẩn bị: Các bến xe ô tô, trên mỗi bến xe có chứa chữ cái mới vừa học.
Luật chơi: Bạn nào về nhầm bến sẽ làm theo yêu cầu của lớp
Cách chơi: Cô đã chuẩn bị các bến xe ô tô có chứa các chữ cái mới vừa học, các
con sẽ chọn một vé xe có chứa chữ cái mới vừa học. Nhiệm vụ của các con sẽ tìm đúng
bến xe của mình để về. Sau khi trẻ về bến mình chọn, cô đến và kiểm tra xem trẻ đã về
đúng chưa.
Qua những trò chơi đó giúp cho trẻ rất nhiều, trong qua trình chơi trẻ sẽ nắm
vững mặt chữ, đọc và giúp viết được các chữ trẻ sẽ ghi nhớ sâu hơn. Việc tổ chức trò
chơi làm quen với chữ cái phải tuân theo một “chương trình”. Cô giáo là người dẫn
chương trình kết hợp khéo léo các trò chơi có khoảng thời gian cho trẻ thư giãn bằng
các trò chơi xen lẫn giữa động và tĩnh, để trẻ cảm thấy thoải mái và tích cực hơn. Và
tùy vào từng loại tiết để giáo viên lựa chọn trò chơi phù hợp. Thường xuyên thay đổi
trò chơi nhằm kích thích hứng thú, tò mò tạo sự mới lạ cho trẻ.
Bằng các trò chơi mới trẻ sẽ hứng thú khám phá những điểm mới của bài học,
tạo được sức hút mạnh mẽ của trẻ vào bài học và giúp trẻ khắc sâu trí nhớ về cấu tạo
chữ được làm quen.
2.2.4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động cho trẻ làm quen với
chữ cái:
Trẻ 5-6 tuổi bước đầu đã cho làm quen với máy tính, được tham gia vào các trò

chơi trên máy tính như sử dụng chuột, bấm chuột, di chuột để chọn chữ. Kết hợp với
10


những âm thanh, hình ảnh sống động kích thích trẻ tham gia vào hoạt động. Khi tiếp
cận với máy tính trẻ rất thích. Vì thế vào các giờ học, giờ chơi, tôi thường cho trẻ tiếp
cận với máy tính một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Tôi còn sử dụng máy tính để soạn
giáo án điện tử đề dạy trẻ. Tuỳ từng bài để tôi soạn giáo án, chọn trò chơi phù hợp để
đưa vào bài dạy.
Không những đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giờ học để dạy trẻ,
ngoài ra ở mọi lúc, mọi nơi, giờ hoạt động góc, hoạt động chiều...,cho trẻ ôn luyện,
chơi với các trò chơi chữ cái trên máy vi tính như các trò chơi (Thử tài của bé; Ô cửa kì
diệu; Bé nhanh trí…). Trẻ rất hứng thú vào hoạt động và hiệu quả là trẻ nhận biết và
phát âm chữ cái rất nhanh.
Nhận thấy được sự cần thiết và ích lợi của việc ứng dụng công nghệ thông tin, tôi
đã không ngường học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, qua Internet…để đưa công nghệ thông
tin vào trong giảng dạy. Đặc biệt tôi thấy hoạt động làm quen với chữ cái trước kia cần
phải mất nhiều thời gian để làm đồ dùng như vẽ tranh, cắt dán chữ phía dưới tranh,
bảng gài chữ, thẻ chữ to, nam châm, bảng… dễ gây cho giáo viên lúng túng trong việc
sử dụng đồ dùng. Chẳng hạn trong giờ làm quen với nhóm chữ có 3 chữ cái như: i, t, c
hoặc b, d, đ thì đương nhiên cô phải dùng 3 tranh và 3 bảng gài chữ có gắn các thẻ chữ
rời tương ứng với bức tranh, lại chưa kể đến các thẻ chữ to cho trẻ nhìn rõ.
Nhưng khi ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết chữ cái thì không chỉ giúp trẻ tiếp
cận với tin học mà còn giúp tôi tiết kiệm được thời gian và kinh phí cho việc làm đồ
dùng đồ chơi, hiệu quả và chất lượng giáo dục vẫn được đảm bảo.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen với chữ cái đã mang lại cho
trẻ hứng thú và kích thích thích trẻ tham gia vào hoạt động. Bởi trên máy có các hình
ảnh xuất hiện và mất đi kèm theo các hiệu ứng mới lạ, hấp dẫn theo ý muốn của cô
giáo. Và trẻ sẽ tập trung chú ý trước những điều mới lạ, tiết học càng đạt hiệu quả cao
hơn

Ví dụ: Tiết làm quen với chữ cái e, ê ở chủ đề gia đình tôi đưa hình ảnh “rèm cửa”,
“ cái ghế” từ mạng Internet, dưới mỗi hình ảnh đó tôi đánh chữ tương ứng. Khi dạy đến
chữ nào thì hình ảnh đó xuất hiện kèm theo từ, trẻ chọn chữ cái nào học rồi thì khi nháy
chuột chữ cái đó sẽ chuyển màu. Khi tôi gới thiệu chữ e thì hiệu ứng sẽ chuyển màu và
xuất hiện ở phông chữ to. Hoặc khi cho trẻ so sánh chữ e, ê những nét nào giống nhau
thì sẽ xuất hiện và có màu giống nhau.
Hay trong giờ làm quen với chữ tôi đã sưu tầm các trò chơi cho trẻ sử dụng ở máy
tính, trò chơi này trẻ phải tư duy để tìm chữ cái sắp xếp theo đúng quy luật. Như vậy trẻ
vừa được dùng chuột để di chuyển, vừa được củng cố lại chữ cái đã học.
2.2.5: Dạy trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc mọi nơi.
Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mẫu giáo “Trẻ học mà chơi, chơi mà học” ghi nhớ
của trẻ không chủ định, trẻ chóng nhớ nhưng mau quên. Do đó muốn nâng cao chất
lượng cho trẻ làm quen với chữ cái không dừng lại trên tiết học mà phải thường xuyên,
tranh thủ ở mọi lúc mọi nơi, các hoạt động trong ngày để cho trẻ làm quen với chữ cái
một cách hợp lý .
* Cụ thể như:
+ Giờ hoạt động góc:
Trong giờ hoạt động góc, trẻ vừa được chơi, vừa được học. Cô cho trẻ ôn chữ cái
bằng hình thức thực hiện tập tô chữ cái đã học theo nhóm ở góc học tập, cho trẻ tô chữ
cái in mờ, nối chữ cái trong từ với chữ cái in đậm... Mỗi giờ hoạt động cho một nhóm
11


khoảng 5-6 trẻ thực hiện, cứ lần lượt cho tất cả trẻ trong lớp được thực hiện phần hướng
dẫn tô chữ cái và thực hiện các bài theo yêu cầu của từng nhóm chữ. Trong quá trình trẻ
tô cô quan sát, hướng dẫn trẻ về kĩ năng cầm bút, tư thế ngồi, điểm đặt bút, tô theo
chiều mũi tên, đọc chữ cái...
+ Giờ hoạt động ngoài trời:
Trẻ ra sân được khám phá thế giới xung quanh, được vui chơi chạy nhảy, được
khám phá những điều mình thích, cho trẻ tự sáng tạo xếp các hột, hạt, hòn sỏi thành các

chữ đã học, hay dùng phấn viết lên sân những chữ đã học rồi cùng phát âm.
+ Giờ ăn, tôi giới thiệu món ăn cho trẻ và giải thích các chữ cái có trong món ăn.
Ví dụ: món cá có chữ cái c và chữ cái a, món cơm có chữ cái c,m, ơ...
Không dừng lại với những hoạt động trên mà tôi còn cho trẻ ôn luyện chữ cái vào
các thời điểm trong ngày như giờ hoạt động chiều, vào các hoạt động lồng ghép, tích
hợp ở các môn học khác.
Nói tóm lại hình thức tổ chức dạy trẻ làm quen chữ cái kết hợp với các hoạt động
trong ngày là một việc làm cần thiết trong quá trình luyện kỉ năng đọc chữ cái góp
phần nâng cao chất lượng cho trẻ phát triển ngôn ngữ rất hữu hiệu.
2.2.6: Ph©n chia trÎ theo ®èi tîng ®Ó cã biÖn ph¸p kÌm cÆp
båi dìng.
Chúng ta cũng biết rằng, ngôn ngữ của trẻ phát triển theo từng độ tuổi. Vì vậy,
chúng ta cần quan tâm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Vì đây cũng chính là phương tiện
cần thiết để dẫn dắt trẻ vào cuộc sống và giúp trẻ phần nào có các kỷ năng nghe, nói,
đọc, viết được, rèn luyện thành thạo trước lúc trẻ bước vào trường tiểu học một cách tự
tin hơn, không lúng túng, không nhút nhát khi giao tiếp với thầy cô, bạn bè và có thể
tham gia vào quá trình học tập một cách có hiệu quả.
Ở lứa tuổi mẫu giáo việc giáo dục cá nhân là rất cần thiết, có tác dụng tốt đến trẻ
và đặc biệt là chữ cái, bởi vì trẻ có thuộc chữ cái trẻ mới có thể đọc và viết. Trong quá
trình dạy trẻ làm quen với chữ cái tôi luôn tìm hiểu khả năng, đặc điểm tâm lý của từng
trẻ. Từ đó xây dựng các biện pháp giáo dục cho phù hợp. Trong lớp tôi có nhiều trẻ
chưa mạnh dạn, ít giơ tay phát biểu, nói nhỏ, nói ngọng. Chính vì vậy tôi đã tìm ra các
biện pháp sau:
Trong khi dạy tôi cho trẻ luyện đọc nhiều lần, trước tiên tôi cho trẻ đọc đồng
thanh vài lần sau đó cho cá nhân trẻ đọc. Để dễ theo dõi cách phát âm và kịp thời sửa
ngay cho trẻ tôi đứng đối diện với trẻ. Nếu trẻ phát âm chưa đúng, tôi yêu cầu trẻ nhìn
khuông miệng và nghe tôi phát âm sau đó phát âm lại nhiều lần. Chẳng hạn chữ N- L,
trẻ rất khó nhận biết hay lẫn lộn nên phát âm thường sai nên tôi hướng dẫn kỹ cách phát
âm
+ L: Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi

+ N: Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát với hàm dưới
+ Hoặc chữ u, ư cũng có một số trẻ phát âm chưa chuẩn.
Bên cạnh những trẻ phát âm sai, còn có một số trẻ phát âm còn nhỏ chưa
rõ ràng. Tôi đã giúp trẻ phát âm to rõ ràng bằng cách cho những trẻ phát âm tốt phát âm
mẫu cho trẻ nghe. Lúc này với tâm lý mình cũng phải bằng bạn nên trẻ đã cố gắng phát
âm to, rõ ràng giống như bạn.
Tôi thường xuyên gần gũi, quan tâm đến trẻ nhút nhát, đặc biệt trong giờ học tôi
hay khen trẻ trước cả lớp mặc dù cháu làm chưa đúng lắm, động viên khích lệ trẻ khi
trẻ gặp khó khăn trong học tập. Đầu tiên tôi hỏi trẻ những câu hỏi dễ, sau đó mức độ
12


khó tăng dần, những trẻ phát âm chưa chuẩn tôi phát âm nhiều lần cho trẻ nghe, cho trẻ
giỏi kèm cặp thêm cho trẻ yếu. Kết quả thu được:
Với cách làm như vậy, trẻ lớp tôi đã có những tiến bộ rõ rệt, thay vì phát âm nhỏ
chưa rõ ràng, chính xác thì đa số trẻ đã phát âm to hơn, chuẩn hơn so với đầu năm.
Trẻ mạnh dạn hơn và tích cực tham ra vào các hoạt động nhận biết chữ cái nhanh
hơn và cũng như các hoạt động khác.
2.2.7: Phối kết hợp với giáo viên trong lớp và phụ huynh.
Trẻ đến trường được cô giáo dạy dỗ với nhiều nội dung làm quen chữ cái thông
qua các hoạt động với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, các kiến thức, kĩ năng về
chữ cái mà giáo viên cung cấp cần được ôn luyện tại nhà. Vì vậy, để giúp trẻ học tốt
cần có sự cộng tác giữa giáo viên, phụ huynh và trẻ. Vậy làm thế nào để tuyên truyền
phụ huynh một cách thuyết phục đạt hiệu quả, đó là công việc không đơn giản.
Phụ huynh các cháu hầu hết là nông dân lao động nên ít quan tâm đến việc học
hành của con cái. Nhiều phụ huynh chưa phối kết hợp với giáo viên để dạy trẻ theo một
phương pháp nhất định. Nắm bắt điều này, ngay từ khi nhận lớp, tôi tiến hành nắm bắt
nhận thức của trẻ và tiến hành tổ chức họp phụ huynh nhằm tuyên truyền thông báo về
khả năng học lực của mỗi trẻ. Qua đó yêu cầu phụ huynh kết hợp chặt chẽ với giáo viên
trong việc dạy dỗ các cháu. Mới đầu phụ huynh chưa thực sự quan tâm nhưng dần dần

thông qua các giờ đón trả trẻ, tôi động viên các bậc phụ huynh kèm cặp con em mình
nhiều hơn về các môn học, đặc biệt là chữ cái. Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh biết
một số cách thức tập luyện chữ cái chính xác.
Ví dụ: hiện nay một số phụ huynh dạy các cháu phát âm một số chữ cái chưa
đúng:
+ Chữ “q” đọc là “Cu” nhưng có một số phụ huynh lại dạy cho trẻ là “Quờ”.
+ Hay chữ “l”, “m”, “n” lại đọc là “e lờ”, “e nờ”, “e mờ”
Nếu không thống nhất trẻ sẽ giao động không biết thế nào là đúng, hơn nữa nếu
đã đọc sai thì rất khó sữa.
Bên cạnh đó trong quá trình gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh, tôi nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc làm quen chữ cái sẽ thuận lợi cho trẻ rất nhiều trong việc tiếp thu
bài học không chỉ ở cấp học mầm non mà còn cả cấp học sau này. Hàng ngày tôi
thường trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ để về nhà phụ huynh kết hợp
dạy thêm, ôn luyện cho trẻ. Những trẻ nhút nhát tôi thường xuyên phối kết hợp với gia
đình kèm cặp thêm cháu, động viên trẻ tham gia nhiều hoạt động tập thể tạo tính mạnh
dạn và tích cực tham gia vào hoạt động nhận biết chữ cái nhanh hơn và các hoạt động
khác. Lên kế hoạch, thông báo chương trình dạy trẻ ghi rõ nội dung dạy vào bảng cha
mẹ cần biết để phụ huynh theo dõi, ôn luyện cho trẻ ở nhà. Giới thiệu một số cuốn sách
giúp trẻ học tốt chữ cái cho phụ huynh biết và mua. Trao đổi với phụ huynh về một số
nhược điểm của trẻ về cách phát âm, nhận biết mặt chữ cái...để phụ huynh nắm được.
Từ những biện pháp ấy đã thúc đẩy phụ huynh quan tâm đến con em hơn. Chăm
lo cung cấp chữ cái ở nhà cho trẻ nhiều hơn. Cho nên trẻ lớp tôi hiện nay mạnh dạn
giao lưu, phát âm chữ cái to, rõ ràng. Đa số phụ huynh hưởng ứng, ủng hộ nhiệt tình.
2.2.8: Kết quả đạt được:
Sau khi tiến hành các biện pháp trên. Bản thân tôi thấy các cháu lớp tôi ngày càng
hứng thú say mê học môn làm quen với chữ cái, khả năng nhận biết và phát âm đúng,
chuẩn các chữ cái rất cao. Khoảng 98% trẻ trong lớp mạnh dạn, năng động, tích cực
tham gia tự tin trong tiết học chữ cái nói riêng và tất cả cá môn học khác nói chung. Kết
13



quả đánh giá môn làm quen chữ cái của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi lớp tôi phụ trách đạt
được như sau:
Kết quả
Tốt
Khá
TB
Yếu

Số trẻ
28/35
7/35
0
0

%
80 %
20 %
0
0

- Bản thân tôi cũng đã nắm vững hơn về nội dung, phương pháp tổ chức hoạt
động “Làm quen chữ cái” cho trẻ ở chương trình giáo dục mầm non có nhiều đổi mới,
sáng tạo hơn và ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin vào trong công tác giảng dạy.
- Phần lớn các bậc phụ huynh quan tâm đến việc học của trẻ và có hướng cộng tác
với cô giáo ngày càng cao.
3: PHẦN KẾT LUẬN:
3.1: Ý nghĩa của đề tài:
Để dạy trẻ 5-6 tuổi học tốt chữ cái đạt kết quả như trên, trong quá trình thực hiện
tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân:

- Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, có lòng yêu nghề, mến trẻ say sưa học
hỏi, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để nắm chắc mục đích yêu cầu, nội dung nhiệm vụ của
bộ môn.
- Chuẩn bị chu đáo bài dạy và đồ dùng trước trước khi lên lớp.
- Đồ dùng phải đẹp, phù hợp, hấp dẫn và sử dụng linh hoạt, hợp lý tạo bất ngờ,
hứng thú cho trẻ.
- Lựa chọn, ứng dụng các trò chơi hay, hấp dẫn vào tiết học tạo hứng thú, phát
huy trí thông minh cho trẻ.
- Cô giáo sử dụng ngôn ngữ sư phạm mẫu mực, phát âm, sử dụng từ ngữ chuẩn.
- Tạo môi trường chữ viết phong phú, đa dạng để kích thích trẻ làm quen với chữ
cái.
- Bám vào nội dung, mục tiêu dạy trẻ đúng trọng tâm của bài dạy, tích hợp các
môn học khác vào tiết học một cách hợp lý nhằm đem lại kết quả cao, lời giới thiệu bài,
bước chuyển tiếp phải linh hoạt gây được sự chú ý của trẻ và đặc biệt cô giáo phải nắm
vững mục tiêu, phương pháp bộ môn.
- Cần quan tâm gần gũi, khuyến khích để trẻ chủ động phát huy tính độc lập
trong bộ môn và tập luyện bồi dưỡng thêm cho trẻ yếu.
- Cho trẻ ôn luyện làm quen chữ cái ở mọi nơi, mọi lúc.
- Cần làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh và ban giám hiệu nhà trường để
hỗ trợ về cơ sở vật chất.
- Không ngừng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để học hỏi, trao dồi kinh
nghiệm với các bạn đồng nghiệp để đưa ra những hình thức tổ chức mới, sáng tạo áp
dụng trong công tác chăm sóc và giảng dạy được tốt.
3.2: Kiến nghị, đề xuất:
Từ thực tế trên bản thân tôi có một số ý kiến đề xuất như sau: Rất mong các cấp
hổ trợ thêm đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học theo thông tư 02. Hàng
năm cần bổ sung các loại tài liệu để giáo viên tham khảo, nghiên cứu, tìm ra những
14



biện pháp có hiệu quả giúp trẻ lĩnh hội kiến thức làm quen với chữ cái đạt kết quả cao
nhất, đồng thời giúp cho trẻ phát triển toàn diện về các lĩnh vực và đặc biệt là lĩnh vực
phát triển ngôn ngữ, bổ sung thêm tài liệu về các trò chơi chữ cái, cũng như việc sử
dụng trò chơi chữ cái trong trường mầm non cho giáo viên. Điều này góp phần nâng
cao nhận thức của giáo viên về hoạt động làm quen chữ cái.
Trên đây là: “Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 học tốt môn chữ cái”. Trong quá trình
làm đề tài tôi đã nghiên cứu và đưa ra nhiều biện pháp với mong muốn lớn nhất của tôi
là làm sao giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng và chuẩn 29 chữ cái trong chương trình
giáo dục mầm non để chuẩn bị bước vào lớp một. Trong quá trình thực hiện không
tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong được sự giúp đỡ góp ý chân thành của các bạn
đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường và sự giúp đỡ của cấp trên để đề tài của tôi
được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

15



×