Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Translation ver.-LCA METHODOLOGY AND PRACTICE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.74 KB, 8 trang )

ASI@ ITC U3S2-7 - Goal and Scope
e-textile



Hộp thông tin trực tuyến về sản xuất hiệu quả trong ngành dệt


Cảm ơn bạn đã tải chương trình này từ địa chỉ www.e-textile.org, hộp công cụ trực tuyến
về sản xuất hiệu quả trong ngành dệt. e-textile.org cung cấp nhiều thông tin có ích mang
đặc thù của ngành như định mức tiêu thụ các ứng dụng thành công, mẹo thực hiện, qui
định, địa chỉ liên hệ và liên kết. Đặc trưng chủ yếu của e-textile là ba công cụ có tên sau:
- Tự học (e-learning): khóa học trực tuyế
n cung cấp các thông tin cơ sở về sản xuất
hiệu quả trong ngành dệt,
- Thực hiện (e-efficiency): công cụ quản lý xác định các cơ hội cải thiện và cải thiện
hiện trạng của doanh nghiệp,
- Giải pháp (e-solutions): Cơ sở dữ liệu gồm hơn 200 giải pháp về sản xuất hiệu quả.
Tài liệu này là một phần của công cụ Tự học.



Giới thiệu Phương pháp luận và thực tiễn Đánh giá vòng đời sản phẩm
Mark Goedkoop
UNESCO-IHE, Delft, Hà Lan



© hộp công cụ e-textile. Tài liệu này được tải về từ www.e-textile.org
ASI@ ITC U3S2-7 - Goal and Scope
e-textile



© hộp công cụ e-textile. Tài liệu này được tải về từ www.e-textile.org
Mục lục
3.1.

Giới thiệu................................................................................................................................... 1

Đánh giá vòng đời sản phẩm ......................................................................................................... 1

Lý do biện hộ.................................................................................................................................. 3

Một số lưu ý về tiêu chuẩn ISO với LCA ........................................................................................ 4

3.2.

Mục tiêu và phạm vi ................................................................................................................. 5

Nhu cầu xác định mục tiêu và phạm vi .......................................................................................... 6

Xác định mục tiêu........................................................................................................................... 6

Xác định phạm vi............................................................................................................................7

Công dụng, đơn vị công dụng và dòng tham chiếu ................................................................... 7

Ranh giới của hệ thống.............................................................................................................. 7

Tiêu chí để bao gồm các đầu vào và đầu ra.............................................................................. 8

Yêu cầu về chất lượng số liệu ................................................................................................... 8


Sự phân bổ ................................................................................................................................9

3.3.

Danh mục kiểm kê (thu thập số liệu).................................................................................... 11

Thực tế thu thập số liệu................................................................................................................ 11

Số liệu dựa trên bảng đầu vào đầu ra.......................................................................................... 12

Khái niệm về bảng đầu vào-đầu ra.......................................................................................... 12

Cộng thêm tải lượng môi trường.............................................................................................. 13

Sử dụng bảng đầu vào-đầu ra (bảng IO) trong LCA của bạn ................................................. 13

3.4.

Đánh giá tác động .................................................................................................................. 14

Giới thiệu ...................................................................................................................................... 14

Tiêu chuẩn ISO về phương pháp đánh giá tác động................................................................... 14

Lựa chọn phương pháp và loại tác động ..................................................................................... 15

Phân loại....................................................................................................................................... 17

Mô tả đặc điểm............................................................................................................................. 17


Các bước tuỳ chọn....................................................................................................................... 19

Chuẩn hoá................................................................................................................................ 19

Xếp nhóm và phân hạng.......................................................................................................... 19

Đánh giá tầm quan trọng ......................................................................................................... 20

3.5.

Diễn giải................................................................................................................................... 23

Sự không chắc chắn .................................................................................................................... 23

Phân tích độ nhạy ........................................................................................................................ 24

Phân tích sự đóng góp ................................................................................................................. 24

3.6.

Thiết kế sinh thái .................................................................................................................... 25

Thiết kế sinh thái các sản phẩm và quá trình............................................................................... 25

Tính sáng tạo................................................................................................................................ 25

Cấu trúc quá trình thiết kế ............................................................................................................ 26

Quá trình thiết kế sinh thái ........................................................................................................... 27


LCA trong thiết kế sinh thái .......................................................................................................... 28

3.7.

Các khía cạnh thực tiễn......................................................................................................... 31

ước tính khối lượng công việc ..................................................................................................... 31

Sàng lọc ................................................................................................................................... 31

Các vấn đề thực tiễn trong LCA nội bộ ngắn gọn.................................................................... 32

Các vấn đề thực tiễn trong một LCA bao quát để công bố ..................................................... 32

Một số hướng dẫn về ước tính quỹ thời gian........................................................................... 33

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................................... 34


ASI@ ITC U3S2-7 - Goal and Scope
e-textile

© hộp cônng cụ e-textile. Tài liệu này được tải về từ www.e-textile.org
5

3.2. Mục tiêu và phạm vi
Một nghiên cứu LCA bao gồm 4 bước:
1. Xác định mục tiêu và phạm vi của nghiên cứu.
2. Xây dựng mô hình về vòng đời sản phẩm với tất cả các dòng vào và ra về mặt môi trường.

Bước này thường được xem như bước lập danh mục kiểm kê vòng đời sản phẩm (LCI).
3. Hiểu được sự liên quan về mặt môi trường của tất cả các dòng vào và ra. Bước này được xem
là bước đánh giá tác động của vòng đời sả
n phẩm.
4. Diễn giải kết quả nghiên cứu.
Kỹ thuật chính được sử dụng trong LCA là lập mô hình. Trong bước lập danh mục kiểm kê, người
ta cần phải lập một mô hình từ một hệ thống kỹ thuật phức tạp gồm quá trình sản xuất, sử dụng,
vận chuyển và thải bỏ sản phẩm. Kết quả sẽ thu được một sơ đồ dòng hay còn g
ọi là sơ đồ quá
trình gồm tất cả các quá trình có liên quan. Đối với mỗi quá trình, tất cả các dòng vào và ra tương
ứng đều phải được liệt kê. Cuối cùng ta sẽ thu được một danh sách rất dài các dòng vào và ra,
mà thông thường thì rát khó để diễn giải.
Trong bước đánh giá tác động của vòng đời, người ta sẽ sử dụng một mô hình hoàn toàn khác để
mô tả sự liên quan của các dòng vào và ra. Do vậy, một mô hình về cơ chế môi trường sẽ được
ứng dụng. Ví dụ, phát thải SO
2
sẽ có liên quan tới độ axit tăng lên và có thể gây ra những thay đổi
về đất, dẫn đến hiện tượng cây cối bị chết, v.v... Thông qua một số cơ chế môi trường như vậy,
kết quả LCI có thể được giải thích bằng số lượng các loại tác động như tác động axit hoá, tác
động thay đổi khí hậu, v.v...
Một vấn đề thường hay gây tranh cãi là việc cho trọng số đối với các loại tác độ
ng, bởi vì đây là
một vấn đề mang tính chủ quan.
Tìm hiểu bản chất đa ngành của LCA:
Một trong những thuộc tính phức tạp của LCA nằm ở đặc điểm rất đa ngành của tiếp cận này.
Theo nghiên cứu Hofstetter 1998, chúng ta có thể phân biệt ra 3 khía cạnh đều là yêu cầu của
LCA. Mỗi phạm vi đó đều có những đặc điểm rất khác nhau:
Khía cạnh kỹ thuật: là việc mô hình hoá các hệ thống kỹ thuật, ví dụ như các quá trình sản xuất,
vận chuyển, v.v... Thông thường, những điểm không rõ ràng trong khía cạnh kỹ thuật không lớn
hơn hệ số 2, trong khi phần lớn các phép đo đạc đều có thể thẩm tra và lặp lại.

Khía cạnh sinh thái: là việc mô hình hoá các cơ chế môi trường ("Cái gì xảy ra kèm với một phát
thải?"). Những điểm không rõ ràng thường có trọng số từ 1 đến 3, và thường thì việc xác minh lại
là khó hoặc không thể thực hiện được, ví dụ một người không thể tiến hành thử nghiệm thay đổi
khí hậu và lặp lại điều này một vài lần để có được kết quả đo đạc đáng tin cậy.
Khía cạnh giá trị: là quá trình xử lý các lựa chọn mang tính chủ quan. Công việc này bao gồm
định ra trọng số cho các loại tác động, nhưng vì ta sẽ thấy các giá trị cúng đóng một vai trò thiết
yếu khi lựa chọn một thủ tục phân bổ hoặc một phạm vi thời gian. Ví dụ, trong khi đánh giá tác
động, điều quan trọng là phải xác định xem một sự tổn hại tiềm tàng gây ra bởi kim loại nặng sẽ
tồn tại chỉ 100 năm hay sẽ là vĩnh viễn. Khía cạnh giá trị là một đặc thù trong lĩnh vực khoa học xã
hội. Trong khía cạnh giá trị, người ta không thể thực sự đề cập tới những điểm không chắc chắn, .
ASI@ ITC U3S2-7 - Goal and Scope
e-textile

© hộp cônng cụ e-textile. Tài liệu này được tải về từ www.e-textile.org
Là một người thực hiện LCA, bạn sẽ phải hiểu các cách suy nghĩ khác nhau nói trên để có thể trao
đổi một cách hiệu quả với các chuyên gia của mỗi khía cạnh này, và điều tiết các tranh luận về
những điểm không rõ ràng và tính xác thực.
Nhu cầu xác định mục tiêu và phạm vi
Đối với mọi mô hình, một người cần phải hiểu rằng một mô hỉnh là việc làm đơn giản hoá hiện
thực, và đối với mọi quá trình đơn giản hoá, điều này có nghĩa là hiện thực sẽ bị làm méo đi ở một
vài diểm nào đó. Vì thê, thách thức đối với người thực hiện LCA là phải xây dựng mô hình theo
cách mà việc đơn giản hoá, và do đó là những phần bị làm méo đi, không
ảnh hưởng đến kết quả
nhiều lắm.
Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là trước tiên bạn phải xác định thật cẩn thận mục tiêu và
phạm vi của nghiên cứu LCA. Trong mục tiêu và phạm vi, những lựa chọn quan trọng nhất (và
thường mang tính chủ quan) sẽ được mô tả, ví dụ như:
• Lý do thực hiện LCA, và những câu hỏi cần được giải đáp.
• Mộ
t định nghĩa tỉ mỉ về sản phẩm, vòng đời của sản phẩm đó và những chức năng mà sản

phẩm sẽ thực hiện trong vòng đời.
• Cơ sở của phép so sánh (đơn vị công dụng của sản phẩm) khi cần phải so sanh các sản phẩm
với nhau.
• Một mô tả về những ranh giới của hệ thống.
• Một mô tả về cách thức giả
i quyết vấn đề đã đặt ra.
• Các yêu cầu về số liệu và chất lượng số liệu.
• Các điều kiện giả thiết và giới hạn.
• Những yêu cầu liên quan tới thủ tục đánh giá tác động của vòng đời (LCIA), và các diễn giải
tiếp theo.
• Các đối tượng có chủ đích và cách chia xẻ các kết quả.
• Nếu có thể, sẽ áp dụng phương thức xem xét đánh giá bởi 1 c
ơ quan tương đương.
• Yêu cầu về hình thức báo cáo của nghiên cứu.
Việc xác định mục tiêu và phạm vi là một hướng dẫn giúp bạn bảo đảm tính chắc chắn của LCA
bạn sẽ thực hiện.
Mục tiêu và phạm vi không thể được sử dụng như một văn bản bất di bất dịch. Trong quá trình
LCA, một người có thể có những điều chỉnh, nếu những lựa ch
ọn ban đầu là không tối ưu hoặc
không khả thi. Tuy nhiên, những điều chỉnh như thế cần phải được thực hiện một cách có ý thức
và cẩn thận.
Xác định mục tiêu
Rõ ràng là một LCA cần phải được tiến hành vì một mục đích nào đó. Tuy nhiên, trong ISO có một
vài yêu cầu cụ thể để xác định mục tiêu:
• Việc áp dụng và các đối tác có chủ đích sẽ được mô tả một cách rõ ràng. Đây là một vấn đề
quan trọng bới một nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp số liệu để sử dụng nội bộ có thể sẽ
có cấu trúc hoàn toàn khác so với m
ột nghiên cứu nhằm mục đích so sánh công khai 2 sản
phẩm với nhau. Ví dụ, trong trường hợp thứ 2, ISO nói rằng việc cho trọng số có thể không
được sử dụng khi đánh giá tác động và cần phải có một thủ tục xem xét lại của 2 chủ thể

tương đương. Thông tin liên lạc với các bên liên quan trong quá trình nghiên cứu cũng là một
vấn đề quan trọng.

6

ASI@ ITC U3S2-7 - Goal and Scope
e-textile

© hộp cônng cụ e-textile. Tài liệu này được tải về từ www.e-textile.org
• Những nguyên nhân để tiến hành nghiên cứu cũng cần được mô tả rõ ràng. Liệu tổ chức chịu
trách nhiệm về LCA có đang cố gắng để chứng tỏ điều gì không?, có phải người có trách
nhiệm chỉ có ý định cung cấp thông tin mà thôi?, v.v...
Một vài nghiên cứu LCA nhằm phục vụ nhiều mục đích. Các kết quả có thể được sử dụng cả nội
bộ lẫn bên ngoài công ty. Trong trường hợp này, h
ệ quả của việc sử dụng các kết quả theo hai
hướng như thế cần phải được mô tả rõ ràng. Ví dụ, phương pháp đánh giá tác động sử dụng nội
bộ và với bên ngoài sẽ khác nhau.
Ví dụ về thực hiện một nghiên cứu LCA phục vụ 2 mục đích
Một công ty dệt đang chuẩn bị để thực hiện một nghiên cứu LCA cho một trong các sản phẩm
bằng cotton của mình để quyết định khả năng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài rất quan tâm đến
môi trường, đồng thời, họ cũng muốn nâng cao nhận thức về môi trường trong số người lao động
của họ.
Xác định phạm vi
Phạm vi của nghiên cứu sẽ mô tả những lựa chọn về phương pháp thực hiện, những giả thiết và
giới hạn nghiên cứu quan trọng nhất. Bới LCA là một thủ tục lặp, nên lối viết tắt của thuật ngữ này
được đưa vào trong hầu hết các phần hướng dẫn sau. Điều này có nghĩa là một người bắt đầu với
những ranh giới đầu tiên c
ủa hệ thống và những yêu cầu ban đầu về chất lượng, mà sau này có
thể được điều chỉnh nếu có thêm các thông tin khác.
Công dụng, đơn vị công dụng và dòng tham chiếu

Một vấn đề đặc biệt quan trọng khi so sánh các sản phẩm là đơn vị công dụng hay cơ sở so sánh.
Trong nhiều trường hợp, người ta không thể chỉ đơn gian so sánh sản phẩm A với sản phẩm B vì
chúng có thể có các đặc tính khác nhau. Ví dụ, m
ột hộp giấy đựng sữa chỉ có thể dùng một lần,
trong khi chai đựng sữa có thể được dùng tới 10 lần hoặc nhiều hơn. Nếu mục đích của LCA là so
sánh hệ thống chứa sữa, thì người ta không thể so sánh 1 hộp giấy với 1 cái chai. Phương pháp
tốt hơn là so sánh 2 cách chứa và vận chuyển 1000 lít sữa. Trong trường hợp đó, người ta có thể
so sánh 1000 hộp sữa giấy với khoảng 100 chai sữ
a và 900 lần rửa chai (giả sử mỗi chai có thể
được gửi trả lại 9 lần).
Xác định đơn vị công dụng có thể là một việc làm thực sự khó khăn, vì hiệu quả của các sản phẩm
không phải lúc nào cũng dễ mô tả. Ví dụ, công dụng của một que kem, một hệ thống xẻ chia
phương tiện, hay một kỳ nghỉ là gì?
Ranh giới của hệ thống
Các hệ thống sản phẩm thường có quan hệ tương hỗ rất phức tạp. Ví dụ, trong LCA về hộp giấy
chứa sữa, xe tải cũng được sử dụng. Tuy nhiên, xe tải cũng là một sản phẩm với vòng đời riêng
của mình. Để sản xuất xe tải thì cần phải có thép, để sản xuất thép thì cần có than và vận chuyển
bằng xe tải, v.v... Rõ ràng là người ta không thể lần theo tất cả
các dòng vào và ra của hệ thống
sản phẩm, và cần phải xác định rang giới của hệ thống. Cũng hiển nhiên là thông qua việc tách ra
một số phần nhất định bởi chúng nằm ngoài ranh giới của hệ thống thì kết quả nghiên cứu cũng
có thể bị lệch đi.
Việc vẽ một sơ đồ hệ thống và xác định các ranh giới trên sơ đồ này sẽ rất hữu ích. Nh
ững lựa
chọn quan trọng trong phần này gồm:
• Có bao hàm quá trình sản xuất và thải bỏ các sản phẩm thuộc tư liệu sản xuất (như xe tải,
thiết bị đổ khuôn, v.v....) không? Bởi vì trong khi phân tích năng lượng, người ta có thể phân
biệt 3 cấp độ:

7


×