Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

tiểu luận CHỌN và PHÂN TÍCH nội DUNG TRONG 3 CHIẾN lược đàm PHÁN để GIẢI QUYẾT VIỆC TRUNG QUỐC xây đảo NHÂN tạo ở HOÀNG SA và TRƯỜNG SA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.78 KB, 11 trang )

TIỂU LUẬN CAO HỌC
MÔN: KỸ NĂNG LẬP LUẬN VÀ ĐÀM PHÁN

ĐỀ TÀI
CHỌN VÀ PHÂN TÍCH NỘI DUNG TRONG 3 CHIẾN LƯỢC
ĐÀM PHÁN ĐỂ GIẢI QUYẾT VIỆC TRUNG QUỐC XÂY ĐẢO
NHÂN TẠO Ở HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

1


MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài

1. Tiềm năng và chiến lược của Biển Đông
Biển Đông được bao bọc bởi tám nước khác là Trung Quốc,
Philippin, Indonesia, Bruney, Malaysia, Singapore, Thái Lan và
Campuchia. Vấn đề chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán
quốc gia trên biển được xác định và giải quyết theo luật pháp quốc
tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982. Biển
Đông được nhân dân Việt Nam gọi theo thói quen như một danh từ
riêng. Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí
lớn nhất thế giới. Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga thì khu vực
vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt
đóng băng, và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí
trong tương lai gần. Chính tiềm năng dầu khí chưa được khai thác
được coi là một nhân tố quan trọng làm tăng thêm các yêu sách chủ
quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển
quanh hai quần đảo. Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông


biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu
Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí chiến lược, có thể
dùng để kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại Biển Đông và dùng
cho mục đích quân sự như đặt trạm ra đa, các trạm thông tin, xây
dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè... Các nhà

2


chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần
đảo Trường Sa sẽ khống chế được cả Biển
2. Lý do chọn đề tài
Lịch sử đã nhiều lần chứng kiến đối đầu quân sự giữa Việt Nam và
Trung Quốc. Giờ đây, Việt Nam đã và đang nâng cao sức mạnh quân
sự để chuẩn bị cho các cuộc đối đầu có thể xảy ra. Phải thừa nhận
rằng, so với Trung Quốc, sức mạnh quân sự của Việt Nam hiện yếu
hơn. Trung Quốc đang nhanh chóng hiện đại hóa các lực lượng vũ
trang và có số lượng vượt xa Việt Nam trên nhiều phương diện, nhất
là ở lực lượng hải quân, Trung Quốc luôn thường trực tư tưởng bá
quyền, nước lớn nên mọi động thái rất hung hăng, bất chấp Luật
pháp Quốc tế, khát vọng thâu tóm và kiểm soát Biển Đông, soán
ngôi vị trí siêu cường của ông chủ Nhà Trắng. Trung Quốc đã ngang
nhiên và trắng trợn tiến hành một loạt các hoạt động xâm phạm chủ
quyền biển đảo của Việt Nam, xây dựng trái phép trên hai quần đảo
Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam có cơ sở
và nhiều bằng chứng pháp lý về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa,
có sự ủng hộ tích cực của bạn bè quốc tế, trong đó có Mỹ. Để tránh
tranh chấp mất ổn định trong khu vực và thiệt hại cho nhân dân 2
nước nếu chiến tranh xảy ra. Bằng mối giao hảo lâu đời giữa Việt

Nam và người bạn láng giềng Trung Hoa, Việt Nam kiên trì chiến
lược đàm phán với Trung quốc trong việc giải quyết vấn đề Trường
Sa, Hoàng Sa hiện nay với 3 nội dung: Đàm phán song phương, đàm
phán đa phương, đàm phán nguyên tắc tại tòa án quốc tế. Em chọn
“2 nội dung chiến lược: đàm phán song phương và đàm phán đa

3


phương để giải quyết vấn đề Trung Quốc xây dựng trái phép ở 2
quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa ở Việt nam”. Sách lược đàm phán có
thể mềm dẻo hay cứng rắn cần linh hoạt, uyển chuyển tùy thuộc vào
diễn biến, thực tiễn phát sinh. Đối với việc đàm phám tại Tòa án
quốc tế, Việt Nam phải cân nhắc bởi Trung Quốc đã từng bác bỏ
phiên tòa mà Liên hợp quốc mở theo đề nghị của phía Philippines.
II. Đối tượng nghiên cứu: Nội dung của chiến lược đàm phán
III. Phạm vi nghiên cứu: Chiến lược đàm phán của Việt Nam
trong việc Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa, Hoàng Sa
hiện nay
IV. Mục đích nghiên cứu: Phân tích những nội dung cốt lõi trong
chiến lược đàm phán nhằm đem lại hiệu quả trong việc giải quyết
vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa
V. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, phương pháp
tổng hợp, so sánh, diễn dịch...

4


NỘI DUNG
I. Hoạt động xây dựng ngang ngược của Trung Quốc tại

Trường Sa, Hoàng Sa
Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 134 đảo, bãi đá, bãi ngầm,
với diện tích khoảng 180.000km2, nằm ở phía đông đông nam bờ
biển Nam Trung bộ, thuộc lãnh thổ nước Việt Nam. Trong cuộc xâm
chiếm bất hợp pháp của Trung Quốc tại khu vực bãi đá ở Trường Sa,
tính đến 6-4-1988, họ đã chiếm đóng các đảo đá Chữ Thập, Châu
Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma, Xu Bi. Năm 1988, Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông báo cho Liên
hiệp quốc, gửi nhiều công hàm phản đối đến Bắc Kinh; đặc biệt là
các công hàm ngày 16, 17, 23 tháng 3-1988 đề nghị hai bên thương
lượng giải quyết vấn đề tranh chấp, nhưng Trung Quốc tiếp tục
chiếm giữ các bãi đá đã chiếm được và khước từ đàm phán. Ngày
14-4-1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối việc Quốc hội Trung
Quốc sáp nhập 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Hải
Nam. Năm 1995, Trung Quốc lại huy động quân đội đánh chiếm đá
Vành Khăn, nằm về phía đông nam Trường Sa. Hiện nay họ đang sử
dụng sức mạnh để bao vây, chiếm đóng bãi cạn Cỏ Mây, nằm về
phía đông, gần với đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của
Việt Nam. Ngay sau khi chiếm đóng trái phép bãi đá Gạc Ma, Trung
Quốc xây dựng căn cứ gồm 3 kết cấu hình bát giác. Đến đầu năm
1989, họ đã hoàn thiện lô cốt xi măng cao 2 tầng và củng cố thành
nhà bê tông 4 tầng với tường chắn sóng, tháp canh, các thiết bị thông
tin liên lạc. Từ năm 2014, Trung Quốc tập trung tàu thuyền, phương
tiện cơ giới hiện đại nạo vét san hô, chuyên chở vật liệu từ bờ, đào
5


đắp để xây công trình, đường sá, bến tàu và các hạng mục kiên cố
khác tại Gạc Ma, hiện đã hoàn tất các hạng mục xây dựng cơ bản.
Tất cả công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Gạc Ma

đều được sơn màu trắng, rất dễ nhận dạng khi cách xa hơn 10 hải lý.
Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 17-4-2015 cho thấy, chỉ trong 10
tuần, Trung Quốc đã trái phép đắp xong đảo nhân tạo lớn ở đá Xu
Bi. Kích thước và hình dạng của “đảo nhân tạo” đá Xu Bi cho thấy
Trung Quốc có thể xây dựng một đường băng sân bay dài 3.300m.
Đến nay, họ đã đắp được một “hòn đảo” rộng tới 2,27km2 trên đá
Xu Bi, gần bằng đá Chữ Thập. Ở đá Chữ Thập có một cảng biển lớn
cùng đường băng sân bay dài 3.300m đang được xây dựng. Việc
Trung Quốc liên tục mở rộng ở điểm cực nam của đá Xu Bi cho thấy
mục tiêu là xây dựng một quân cảng. Đá Vành Khăn cũng là nơi
Trung Quốc ráo riết đắp đảo nhân tạo trái phép. Tính đến 13-4-2015,
diện tích của “đảo nhân tạo” trên đá Vành Khăn đã rộng tới
2,42km2. Đá Xu Bi, đá Vành Khăn và đá Chữ Thập là 3 trong số 7
rạn san hô ở quần đảo Trường Sa đã bị Trung Quốc bồi đắp thành
đảo nổi và đang ráo riết xây dựng, trang bị để phục vụ cho mục đích
quân sự. Sự điên cuồng của các chương trình xây dựng ở quần đảo
Trường Sa, cách xa bờ biển Trung Quốc hàng ngàn cây số, thấy rõ
mưu đồ thâu tóm biển Đông của họ. Đặc biệt, ngày 26-5-2015, Bộ
Giao thông - Vận tải Trung Quốc tổ chức lễ khởi công xây dựng trái
phép 2 ngọn hải đăng ở đá Gạc Ma và đá Châu Viên thuộc quần đảo
Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với
khoảng 90% biển Đông và đang thực thi tuyên bố bằng cách bồi đắp,
xây dựng trái phép một chuỗi đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm ở

6


quần đảo Trường Sa, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và nhiều
nước trên thế giới.
II. Tuyên bố của Việt Nam

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã
từng lên tiếng đanh thép: “Việt Nam cực lực phản đối hành vi này và
yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xây dựng mở
rộng trái phép, các hành động thay đổi hiện trạng, không để hành
động tái diễn trong tương lai vì nó ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định
ở biển Đông... Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý để khẳng định chủ
quyền với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa...”. Ngày 28-5-2015,
trả lời câu hỏi về phản ứng trước việc Trung Quốc xây 2 ngọn hải
đăng trái phép ở quần đảo Trường Sa, ông Lê Hải Bình tuyên bố:
Hành động này vi phạm chủ quyền của Việt Nam, cũng như Tuyên
bố về Ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002 ký giữa ASEAN
và Trung Quốc. “Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các
hoạt động xây dựng tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nghiêm
túc tuân thủ và thực thi luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên
hiệp quốc về Luật Biển 1982 cũng như Tuyên bố về Ứng xử của các
bên ở biển Đông, không có những hành động làm phức tạp thêm tình
hình ở biển Đông” - ông Bình nói.
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII đang diễn ra ở Hà Nội, nhiều
đại biểu Quốc hội đã bày tỏ nỗi lo ngại về hành động leo thang căng
thẳng của Trung Quốc tại biển Đông. Có đại biểu cho rằng, việc
Trung Quốc xây dựng trái phép đảo nhân tạo nghiêm trọng hơn rất

7


nhiều lần việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981. Và
Quốc hội đã có một phiên họp về tình hình biển Đông vào chiều 5-62015.
III. Phản ứng của thế giới
Đối với thế giới, nhất là trên các diễn đàn quốc tế, tình hình
biển Đông và những việc làm phi pháp của Trung Quốc tại đây đã bị

thế giới cực lực phản đối. Tại Hội nghị Shangri La 2015 ở
Singapore, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đề cập nhiều đến nguy cơ
và những thách thức, vấn đề trên biển, di dân, thảm họa thiên nhiên.
Trong bài phát biểu, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter nói rằng
những hòn đảo nhân tạo Bắc Kinh xây dựng ở biển Đông đang phá
hoại an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và kêu gọi
Trung Quốc thúc đẩy các phương pháp ngoại giao để giải quyết
những căng thẳng trong khu vực tranh chấp này.
Ngày 8-6-2015, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nền công
ng2hiệp phát triển (G7) bế mạc với tuyên bố chung đề cập tới nhiều
vấn đề khu vực và thế giới. Và an ninh hàng hải là một trong những
vấn đề được các nhà lãnh đạo G7 quan tâm. Trong tuyên bố chung,
G7 nhấn mạnh cần duy trì trật tự hàng hải theo luật pháp quốc tế
cũng như bảo đảm an ninh hàng hải quốc tế, đặc biệt là Công ước
của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.
IV. Thái độ của Trung Quốc

8


Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc cùng các nước trong khu
vực giải quyết tranh chấp thông qua các giải pháp hòa bình, không
ép buộc nhau, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tiến tới xây dựng bộ quy
tắc ứng xử đa phương trên biển để xoa dịu căng thẳng.
Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn bác bỏ lời đề nghị Washington giải quyết
tranh chấp đồng thời với tất cả các bên để ngăn chặn căng thẳng “leo
thang”. Trung Quốc theo đuổi giải pháp giải quyết tranh chấp trên
biển theo xu hướng đàm phán với từng nước riêng lẻ, chứ không
muốn đưa tranh chấp ra bàn đàm phán đa phương.
Các chuyên gia phân tích quốc tế cho rằng việc cải tạo, xây

dựng các đảo của Trung Quốc trên Biển Đông là nhằm mục đích
quân sự, đặc biệt là việc xây dựng một đường băng, để làm nền tảng
thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.
Trong một phát biểu mới đây, Ngoại trưởng Philipines Anbert
del Rosario nhấn mạnh chính sách này của Trung Quốc ở Biển Đông
sẽ đe dọa đến an ninh và ổn định của khu vực. Ông cũng lý giải các
hành động vội vã này của Trung Quốc là vì muốn các công trình trên
Biển Đông được hoàn thành trước khi các bên thống nhất được Bộ
Quy tắc ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (COC)./.
V. Phân tích chiến lược đàm phán
Việt Nam kiên trì đấu tranh giải quyết việc xây dựng trái phép
của Trung Quốc tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt
nam và những cuộc hội đàm song phương cấp cao giữa 2 nước trong

9


thời gian qua nhằm mong muốn 2 nước giải quyết bằng biện pháp
hòa bình để tránh xung đột vũ trang và căng thẳng ngày càng leo
thang. Bên cạnh dó bằng các phương tiện truyền thông, Việt Nam đã
cung cấp những thông tin, hình ảnh, bằng chứng về việc Trung Quốc
xâm phạm chủ quyền của Việt nam và vi phạm Công ước quốc tế về
Luật biển DOC, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế trên bàn
đàm phán đa phương, đó là điều mà Trung Quốc không thích, với ích
lợi và tiềm năng chiến lược của Biển Đông nên vấn đề Biển Đông đã
trở thành mối quan tâm chung của thế giới. Các nội dung đàm phán
này không nhằm tới một thỏa thuận, trao đổi nào hết, chỉ có một
thỏa thuận duy nhất là Trung Quốc phải dừng ngay các hoạt động
xây dựng trái phép ở Hoàng sa và Trường Sa, một thỏa thuận công
bằng, đó là chủ quyền của Việt Nam là bất khả xâm phạm. Việt Nam

đã thuyết phục bằng chứng cứ lịch sử, bằng mối bang giao giữa hai
nước, bằng việc khẳng định chủ quyền của mình, bằng sự giúp đỡ về
quân sự của thế giới, đặc biệt là Mỹ, bằng thái độ cứng rắn nhất
quán về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ tác động không nhỏ tới
các hành vi ngang ngược, thiếu văn minh, sự toan tính kém thông
minh, thể hiện tư duy kiểu Trung Quốc, chắc chắn Trung Quốc sẽ bị
giảm uy tín của một nước lớn và bị cô lập trước bạn bè quốc tế.

10


KẾT LUẬN
Lịch sử của Việt Nam là đấu tranh chống quân xâm lược, nhân
dân Việt Nam có truyền thống nồng nàn yêu nước, quyết chí chống
giặc ngoại xâm. Hòa bình hôm nay đã phải đổi bằng bao xương máu
của các thế hệ đi trước, những trang sử bi hùng của dân tộc mãi mãi
nhắc mỗi người Việt Nam sống, làm việc, chiến đấu với trách nhiệm
cao nhất. Nguyên tác của đàm phán là 2 bên đạt tới một thỏa thuận
chung, và thành công của đàm phán là cả hai đều cảm thấy mình
chiến thắng, không nghiêng về lợi ích của bên nào. Đối với vấn đề
phức tạp, liên quan đến lợi ích quốc gia, cần phải sử dụng kết hợp
đàm phán song phương và đàm phán đa phương để thể hiện sự tôn
trọng mỗi bên cũng như tăng cường sức mạnh, trọng lượng cho nội
dung đàm phán, có lúc mềm dẻo như ngọn cỏ, có lúc cứng rắn như
khối đá. Đối với đàm phán bằng nguyên tắc tại tòa án quốc tế,

11




×