Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng hồ chí minh ở việt nam hiện nay tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.49 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

TUYÊN TRUYỀN CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN
TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Công tác tư tưởng
Mã số: 9310201

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2020


Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS Lương Ngọc Vĩnh
2. PGS, TS Đoàn Thị Minh Oanh
Phản biện 1: GS, TS. Trần Văn Phòng
Phản biện 2: GS, TS. Dương Xuân Ngọc
Phản biện 3: PGS, TS. Nguyễn Viết Thông


Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án
cấp trường họp tại:
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Vào hồi ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm …..

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia
2. Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền
3. Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời nhắc nhở đối với cán bộ, đang viên:
“Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn
lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi,
nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Chủ nghĩa cá nhân
chính là kẻ địch “nội xâm” của những người cộng sản, cho nên Người yêu cầu
“chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo đề phòng và kiên quyết tiêu diệt”. Để cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa cá nhân giành thắng lợi thì trước hết mỗi cán bộ, đảng viên
phải nắm vững và hiểu rõ nguồn gốc, bản chất, tác hại của chủ nghĩa cá nhân… mà
điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục của
Đảng. Do đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh, luôn coi công tác tuyên truyền là một trong những bộ phận trọng yếu của
công tác tư tưởng, là nhân tố cấu thành quan trọng hàng đầu trong sự lãnh đạo của
Đảng đối với xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động tuyên truyền của Đảng nói chung và tuyên truyền
chống CNCN trong cán bộ, đảng viên nói riêng vẫn được tiến hành thường xuyên nhưng
chất lượng, hiệu quả tuyên truyền chưa đáp ứng mục đích yêu cầu bởi hoạt động tuyên
truyền còn tồn tại hạn chế chưa được khắc phục và tồn tại những vấn đề đặt ra khó giải

quyết. Vì vậy, tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền chống chủ nghĩa cá
nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay có ý
nghĩa thiết thực, quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, tác giả đã chọn vấn đề:
Tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ
Chí Minh ở Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng tuyên truyền chống chủ
nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đề xuất phương hướng
và giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ,
đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về các nội dung có liên quan đến đề tài; nhận xét
khái quát về kết quả đã nghiên cứu và chỉ ra hướng nghiên cứu tiếp theo;
- Xây dựng khung lý thuyết về tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ,
đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Phân tích thực trạng truyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân và chỉ rõ những vấn đề
đặt ra đối với việc truyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay;


- Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền chống chủ
nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam trong thời
gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ
Chí Minh ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận án không đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí

Minh về chủ nghĩa cá nhân, mà tiếp cận chống chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ
Chí Minh như là một nội dung của hoạt động tuyên truyền.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong
cán bộ, đảng viên của Đảng ở Việt Nam. Trong đó, tác giả chọn khảo sát bằng bảng hỏi
tại 10 tỉnh, bao gồm: 04 tỉnh miền Bắc, 03 tỉnh miền Trung và 03 tỉnh miền Nam.
- Phạm vi về thời gian khảo sát thực trạng: Từ năm 2011 đến năm 2019 (gắn
với việc ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XI).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng về công tác tuyên truyền và tuyên truyền
chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử
dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp điều tra xã hội học, nghiên cứu tài liệu,
phương pháp thu thập, xử lý thông tin, phương pháp lịch sử và lôgic, phương pháp phân
tích, tổng hợp, diễn dịch… để hoàn thành những mục tiêu nghiên cứu đề ra.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án góp phần làm rõ hơn nội dung về tư tưởng Hồ Chí Minh về CNCN và
chống CNCN; xây dựng được cơ sở lý luận về tuyên truyền chống CNCN và chống
CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Luận án đã chỉ ra được những biểu hiện mới của CNCN trong bối cảnh hiện nay.
Phát hiện những khó khăn, những vấn đề đặt ra trong quá trình tuyên truyền chống
CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với bối cảnh hiện nay.
Từ góc độ khoa học công tác tư tưởng, luận án đề xuất được các phương hướng
và giải pháp nâng cao chất lượng, kết quả tuyên truyền chống CNCN phù hợp với đối
tượng cán bộ, đảng viên hiện nay.



6. Ý nghĩa của luận án
Các quan điểm, những giải pháp được đề ra trong luận án có thể áp dụng vào thực
tiễn tuyên truyền, giáo dục đấu tranh chống những nguy cơ và biểu hiện suy thoái về
tư tưởng chính trị và đạo đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Việt Nam
hiện nay.
Kết quả của luận án sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên
cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng vào thực tiễn để tuyên truyền, giáo dục tư
tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy cho lĩnh
vực Hồ Chí Minh học, lĩnh vực công tác tư tưởng cũng như các ngành, lĩnh vực khoa
học xã hội có liên quan về phương pháp tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng; bồi
dưỡng tư tưởng, tình cảm, ý thức chính trị cán bộ, đảng viên và nhân dân.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, kết
luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến tuyên truyền
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước của các tác giả John Martin,
Everette E. Dennis và John C. Merrill, G.S. Jowett và V.O’ Donnell, Chu Hiểu Tín,
Phùng Linh Chi, Lương Khắc Hiếu, Hoàng Quốc Bảo, Phạm Tất Thắng, Doãn Thị
Chín... đã đề cập nhiều nội dung liên quan đến tuyên truyền như: mục đích, yêu cầu
của công tác tuyên truyền đối với từng nhiệm vụ cụ thể; một số nội dung, phương
thức đổi mới công tác tuyên truyền trước yêu cầu, nhiệm vụ mới. Tuy nhiên, chưa có
công trình nào đề cập một cách đầu đủ, sâu sắc, khoa học và có hệ thống về các yếu
tố cấu thành của hoạt động tuyên truyền dưới góc độ khoa học công tác tư tưởng.
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa cá nhân và chống chủ nghĩa cá nhân
1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa cá nhân
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước của các tác giả Hạ Vỹ Đông, Lý

Dĩnh, Dương Tông Nguyên, Peter L. Callero, Robert Villegas, F.A. Hayek, Phạm
Huy Kỳ, Bùi Kim Hồng, Nguyễn Trọng Phúc, Mạch Quang Thắng... Qua các nghiên
cứu đã cho thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân là một vấn đề được
đông đảo các nhà khoa học quan tâm. Hầu hết các công trình đều cho thấy được
những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải nhận diện chủ nghĩa
cá nhân, những biểu hiện và tác hại của chủ nghĩa cá nhân đối với con người, đối với
công việc.


1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về
chống chủ nghĩa cá nhân
Các công trình nghiên cứu đã đề xuất nhiều biện pháp chống chủ nghĩa cá nhân
dưới nhiều phương diện, góc độ khác nhau. Nhìn chung, các giải pháp đều hướng đến
giải quyết các vấn đề thuộc về tổ chức Đảng; bản thân cán bộ, đảng viên và các vấn
đề thuộc về môi trường chính trị, văn hóa, xã hội. Trong đó, nhấn mạnh vấn đề tuyên
truyền, học tập và làm theo tấm gương gương đạo đức Hồ Chí Minh là một giải pháp
quan trọng để mọi cán bộ, đảng viên và tổ chức Đảng phòng, chống chủ nghĩa cá
nhân có hiệu quả.
1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến tuyên truyền chống chủ nghĩa
cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Các công trình hầu hết đều đề cập đến việc tuyên truyền nâng cao hiểu biết về
biểu hiện và tác hại của chủ nghĩa cá nhân như một biện pháp nhằm chống chủ nghĩa
cá nhân có hiệu quả. Tuy nhiên, chưa có công trình nào bàn đến việc tuyên truyền
chống chủ nghĩa cá nhân dưới góc độ khoa học công tác tư tưởng, chưa bàn đến các
yếu tố cấu thành của hoạt động tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ
đảng viên.
Tóm lại, từ việc điểm luận các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án,
xuất phát từ tình hình thực tiễn trong thời gian qua, từ việc nghiên cứu về tuyên
truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên vẫn còn nhiều vấn đề, trong
phạm vi luận án, tác giả nhận thấy cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ các vấn đề sau:

- Làm sáng tỏ những giá trị lý luận trong tư tưởng Hồ Chí Minh về CNCN và
chống CNCN.
- Từ góc độ khoa học công tác tư tưởng, làm rõ khái niệm tuyên truyền và tuyên
truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh; làm rõ các
yếu tố cấu thành: chủ thể, nội dung, phương thức, phương tiện và kết quả tuyên
truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Thực trạng ưu điểm và hạn chế về chủ thể, nội dung, phương thức, phương tiện
và kết quả tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí
Minh ở Việt Nam hiện nay.
- Những vấn đề đặt ra trong tuyên truyền chống CNCN theo tư tưởng Hồ Chí
Minh gắn với bối cảnh hiện nay.
- Những phương hướng và giải pháp mới, đặc thù dưới góc độ khoa học công tác
tư tưởng để nâng cao chất lượng tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên
theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Với việc chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, có thể khẳng định, việc lựa
chọn đề tài luận án tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên
theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay là phù hợp và cấp thiết.


Chương 1. TUYÊN TRUYỀN CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN TRONG
CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - MỘT SỐ VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân và chống chủ nghĩa cá
nhân trong cán bộ, đảng viên
1.1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên
1.1.1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân
Chủ nghĩa cá nhân là hệ thống các quan điểm, thái độ, hành vi của chủ thể nhằm
thỏa mãn nhu cầu lợi ích của chủ thể ấy trên cơ sở tuyệt đối hóa vai trò và lợi ích cá
nhân, tách rời và đối lập, làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng, xã hội.
1.1.1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về nguồn gốc của chủ nghĩa cá nhân

Theo Hồ Chí Minh, nguồn gốc cơ bản sinh ra chủ nghĩa cá nhân bao gồm: nguồn
gốc kinh tế - xã hội; những tàn dư tư tưởng văn hóa, vết tích xấu xa của xã hội cũ; sự
thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, vi phạm các chuẩn mực đạo đức cách mạng của
chính đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng.
1.1.1.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân
Tổng hợp các quan điểm của Hồ Chí minh, có thể khái quát biểu hiện của chủ
nghĩa cá nhân bằng 10 “căn bệnh” sau: bệnh quan liêu; bệnh tham lam; bệnh lười
biếng; bệnh kiêu ngạo; bệnh hiếu danh; bệnh hữu danh vô thực; bệnh cận thị; bệnh tỵ
nạnh; bệnh xu nịnh; bệnh a dua và kéo bè kéo cánh. Theo Hồ Chí Minh, các thứ bệnh
nói trên đều do một thứ “vi trùng độc” sinh ra đó là chủ nghĩa cá nhân.
1.1.1.4. Quan điểm Hồ Chí Minh về tác hại của chủ nghĩa cá nhân
- Tác hại của chủ nghĩa cá nhân đối với mỗi cá nhân cán bộ, đảng viên: chủ nghĩa
cá nhân khiến cho cán bộ, đảng viên giảm sút ý chí chiến đấu, suy giảm đạo đức cách
mạng, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, thậm chí làm hại đến lợi ích của tập thể, của
cách mạng. Chủ nghĩa cá nhân còn dẫn đến thái độ kiêu ngạo, công thần, quan liêu ở
cán bộ, đảng viên.
- Tác hại của chủ nghĩa cá nhân đối với tổ chức, với tập thể: Theo Hồ Chí Minh,
những căn bệnh của chủ nghĩa cá nhân sẽ khiến cho “Đảng xệch xoạc, ý kiến lung
tung, kỷ luật lỏng lẻo, công việc bê trễ. Chính sách không thi hành được triệt để,
Đảng xa rời dân chúng”. Đó là con đường ngắn nhất dẫn đến suy thoái.
1.1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên
1.1.2.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu chống chủ nghĩa cá nhân
- Chống chủ nghĩa cá nhân nhằm mục tiêu xây dựng và rèn luyện đạo đức cách
mạng đồng thời phát hiện và loại bỏ “căn bệnh” này khỏi cán bộ, đảng viên.
- Chống chủ nghĩa cá nhân nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội mới tốt đẹp, xã
hội xã hội chủ nghĩa.


1.1.2.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về giải pháp chống chủ nghĩa cá nhân
- Nhóm giải về phía Đảng, tổ chức Đảng: Tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý

tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo
đức của người đảng viên; Thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong
Đảng; Hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên;
Chế độ sinh hoạt của chi bộ nghiêm túc; Kỷ luật của Đảng nghiêm minh; Thực hiện
công tác kiểm tra.
- Nhóm giải pháp về sự tự ý thức, tự rèn luyện của mỗi cán bộ đảng viên: mỗi cán
bộ, đảng viên“phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết,
trước hết”; phải đấu tranh kiên quyết với chủ nghĩa cá nhân và không ngừng bồi
dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết; cán bộ, đảng viên phải gần gũi quần
chúng; cán bộ, đảng viên “Phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu
biết để làm tốt mọi nhiệm vụ”.
1.1.2.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về điều kiện đảm bảo chống chủ nghĩa cá nhân
- Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác và kiên quyết tự đấu tranh với chính mình
chống chủ nghĩa cá nhân.
- Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân phải gắn liền với việc bảo vệ và cải
thiện những lợi ích cá nhân chính đáng.
- Đảng, Chính phủ và toàn thể Nhân dân phải đồng lòng trong cuộc chiến chống
chủ nghĩa cá nhân.
1.2. Tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh - khái niệm và các yếu tố cấu thành
1.2.1. Khái niệm tuyên truyền và tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong
cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
1.2.1.1. Khái niệm tuyên truyền
Tuyên truyền là một dạng thức của truyền thông mang tính thuyết phục nhằm
truyền bá, phổ biến, giải thích, trao đổi các quan điểm, tư tưởng hoặc tri thức nhằm
hướng nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng theo ý chí và mục đích của chủ thể
tuyên truyền.
1.2.1.2. Tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh
- Khái niệm cán bộ.

Cán bộ là khái niệm chỉ những người được tuyển dụng vào làm việc ở các cơ
quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế do Nhà
nước thành lập, tổ chức lực lượng vũ trang. Họ có thể giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
hoặc làm công tác nghiệp vụ, chuyên môn đơn thuần, nhưng họ là những người trong
biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước để phân biệt với nhân dân.


- Khái niệm đảng viên.
Đảng viên là khái niệm dùng để chỉ những người tham gia vào một đảng chính trị
trên tinh thần tự nguyện, tự giác thực hiện những nội quy, quy định và điều lệ của tổ
chức đảng, hoạt động và phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của tổ chức đảng mà họ tham
gia.
- Tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ
Chí Minh là một nội dung công tác tuyên truyền của Đảng nhằm truyền bá tư tưởng
Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong cán
bộ, đảng viên, trên cơ sở đó hình thành nhận thức, thái độ và hành vi tích cực của cán
bộ, đảng viên trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.
1.2.2. Các yếu tố cấu thành tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán
bộ, đảng viên
1.2.2.1. Chủ thể tuyên truyền
- Các chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân bao
gồm Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy đảng các cấp.
- Các chủ thể tham mưu về tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân này bao gồm
Ban Tuyên giáo Trung ương và ban tuyên giáo cấp tỉnh, huyện, cấp cơ sở; ban tuyên
giáo của các đảng ủy trực thuộc Trung ương; bộ phận tuyên huấn của lực lượng vũ
trang (công an, quân đội).
- Các chủ thể trực tiếp triển khai thực hiện tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân
bao gồm đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, bí thư cấp ủy, người đứng đầu,

chính quyền các cấp.
Ngoài ra còn có các chủ thể cùng tham gia tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân
như: các tổ chức chính trị – xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng,…
1.2.2.2. Nội dung tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân.
- Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân của Đảng và Nhà
nước.
- Gương điển hình tiên tiến, kinh nghiệm hay, cách làm tốt và những biểu hiện tiêu
cực trong chống chủ nghĩa cá nhân.
1.2.2.3. Phương pháp và hình thức tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân
- Phương pháp tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân.
Phương pháp tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân, bao gồm: nhóm phương pháp
dùng lời nói (báo cáo, thuyết trình, tọa đàm, hội thảo, nói chuyện thời sự, trao đổi, thảo
luận…); nhóm phương pháp trực quan (sử dụng tranh ảnh, tài liệu, tư liệu…); nhóm
phương pháp thực tiễn.


- Hình thức tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân.
Hình thức tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân: Tuyên truyền trực tiếp: tuyên truyền
trực tiếp thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên thông qua hội thảo, hội nghị,
lớp học, hội thi…; Tuyên truyền gián tiếp: Hình thức này chủ yếu sử dụng các phương tiện
thông tin đại chúng như: phát thanh, phát hình, thông qua internet, các trang mạng xã hội,
viết báo, biểu diễn nghệ thuật…
1.2.2.4. Phương tiện tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân
Có năm nhóm phương tiện để tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ,
đảng viên, bao gồm: hệ thống giáo dục lý luận chính trị; các phương tiện truyền thông
đại chúng; lời nói của báo cáo viên, tuyên truyền viên; các thiết chế văn hóa – văn
nghệ; các thiết chế xã hội (các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội –
nghề nghiệp…).
1.2.2.5. Chất lượng và kết quả tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân

Chất lượng và kết quả tuyên truyền thể hiện trong nhận thức của cán bộ, đảng viên
bao gồm: sự quan tâm, hứng thú của cán bộ, đảng viên đối với nội dung tuyên truyền;
mức độ và chất lượng tri thức mà đối tượng tiếp nhận được.
Chất lượng và kết quả tuyên truyền thể hiện trong thái độ của cán bộ, đảng viên,
bao gồm: mức độ đồng tình, ủng hộ với các chủ trương, biện pháp chống chủ nghĩa cá
nhân; thái độ căm ghét chủ nghĩa cá nhân và thể hiện niềm tin vào sự thắng lợi của
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.
Chất lượng và kết quả tuyên truyền thể hiện trong hành vi tích cực của cán bộ,
đảng viên, bao gồm: tích cực, chủ động tìm hiểu và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh về chống chủ nghĩa cá nhân; sẵn sàng tham gia các hoạt động thực tiễn nhằm
chống chủ nghĩa cá nhân; tích cực đấu tranh để loại bỏ những biểu hiện của chủ nghĩa
cá nhân và thể hiện bằng kết quả tu dưỡng đạo đức, lối sống và kết quả hoàn thành
nhiệm vụ được giao của cán bộ, đảng viên.
1.3. Những yếu tố tác động đến tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong
cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam
1.3.1. Những yếu tố quốc tế
- Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa trong khu vực và trên thế giới: có nhiều
thuận lợi, ổn định và phát triển sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền, ngược lại,
khi tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa trong khu vực và trên thế giới có nhiều biến
động phức tạp sẽ ảnh hưởng đến thái độ, niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Trình độ phát triển khoa học - công nghệ, đặc biệt là khoa học - công nghệ trong
tuyên truyền, truyền thông tác động trực tiếp đến phương tiện, phương pháp, hình thức
tuyên truyền.
- Sự chống phá của các thế lực thù địch đối với lĩnh vực tư tưởng, chính trị, văn
hóa bằng “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” trong nội bộ


cán bộ, đảng viên của Đảng và Nhà nước ta có tác động lớn đến tuyên truyền chống
chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện
nay.

1.3.2. Những yếu tố trong nước
- Truyền thống đạo đức, văn hóa của dân tộc là cơ sở quan trọng để tiếp thu những
nội dung tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân.
- Nền kinh tế thị trường cũng bộc lộ những mặt trái dễ làm cho người cán bộ, đảng
viên sa ngã, biến chất về nhân cách, về đạo đức, lối sống khiến cho nhân dân bất bình và
giảm niềm tin đối với Đảng, Nhà nước, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Các điều kiện kinh tế - xã hội là tiền đề, là cơ sở vững chắc để tăng cường tuyên
truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên có hiệu quả. Tuy nhiên, đối
với cán bộ, đảng viên (kể cả cán bộ làm tuyên truyền), khi có mức sống ngày càng cao,
cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ nếu không được tuyên truyền, giáo dục và rèn
luyện tốt về đạo đức và tác phong quần chúng thì cũng rất dễ đi đến những biểu hiện
tiêu cực có tác động xấu tới việc tiếp thu nội dung tuyên truyền.
Chương 2. TUYÊN TRUYỀN CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN TRONG
CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1. Khái quát thực trạng chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở Việt Nam
hiện nay
2.1.1. Trong đội ngũ cán bộ, đảng viên vẫn tồn tại những biểu hiện của chủ
nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân rất đa dạng, luôn biến hóa “muôn hình
vạn trạng”. Tuy nhiên, hầu hết các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân vẫn nằm trong 10
“căn bệnh” mà Hồ Chí Minh đã khái quát: bệnh quan liêu; bệnh tham lam; bệnh lười
biếng; bệnh kiêu ngạo; bệnh hiếu danh; bệnh “hữu danh vô thực”; bệnh cận thị; bệnh
tỵ nạnh; bệnh xu nịnh; bệnh a dua và kéo bè, kéo cánh.
2.1.2. Xuất hiện nhiều biểu hiện mới của chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ,
đảng viên hiện nay
Hiện nay, dưới tác động của mặt trái cơ chế thị trường, bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế, những “căn bệnh” của chủ nghĩa cá nhân đã được phát triển với
những biểu hiện mới như: “lợi ích nhóm”, tham nhũng, bệnh vô cảm, “bệnh chạy”...
2.2. Thực trạng tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng

viên theo tư tưởng Hồ Chí minh ở Việt Nam hiện nay
- Khái quát việc tổ chức khảo sát: Đề tài khảo sát 100 cán bộ lãnh đạo, quản lý và
9000 cán bộ, đảng viên và 300 cán bộ làm công tác tuyên truyền ở 10 tỉnh, trong đó có
04 tỉnh miền Bắc (Hà Nội, Cao Bằng, Sơn La, Bắc Giang), 03 tỉnh miền Trung (Đà


Nẵng, Hà Tĩnh, Kon Tum), 03 tỉnh miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tây
Ninh).
2.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân
2.2.1.1. Ưu điểm
* Về chủ thể tuyên truyền:
- Hầu hết cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đã quan tâm, thường xuyên lãnh
đạo, chỉ đạo tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân: Đảng ta đã ban hành và đang
tích cực tổ chức triển khai thực hiện nhiều văn bản, chỉ thị về tuyên truyền chống chủ
nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Trong đó có: Chỉ thị 03-CT/TW, Chỉ thị
05-CT/TW...; tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết và các kết luận của Trung ương;
Bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và nhiệm vụ chính trị của địa phương mình, Tỉnh
ủy các tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo và chỉ đạo việc tuyên truyền
chống chủ nghĩa cá nhân; Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể đã chủ động chỉ đạo, triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các yêu cầu của
Tỉnh thông qua: tổ chức học tập, quán triệt các chuyên đề, chỉ đạo và cam kết nêu
gương chống lại các biểu hiện suy thoái, nêu gương về phẩm chất đạo đức…
- Ban Tuyên giáo Trung ương và ban tuyên giáo hầu hết các tỉnh đã phát huy tốt vai
trò tham mưu và hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân: Căn cứ vào
những chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, ban tuyên giáo các tỉnh cũng đã có
nhiều hành động như: ban hành, triển khai, hướng dẫn thực hiện nhiều văn bản; phát
hành báo chí, tạp chí, bản tin của đơn vị; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn; tổ
chức các cuộc thi viết, thi tìm hiểu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, thi sáng kiến chống
tham nhũng…

- Báo cáo viên, tuyên truyền viên đã tích cực, chủ động tuyên truyền chống chủ
nghĩa cá nhân: hầu hết đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên từ cấp trung ương đến cơ
sở đều đảm nhiệm tuyên truyền các nội dung về chống chủ nghĩa cá nhân; tuyên truyền
bởi đội ngũ bí thư cấp ủy, người đứng đầu các cơ quan đơn vị; nhiều nơi được tuyên
truyền bởi đội ngũ văn nghệ sĩ; tuyên truyền bởi cán bộ các tổ chức như: Đoàn Thanh
niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh…
* Về nội dung tuyên truyền:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân đã trở thành một nội dung
quan trọng trong công tác tuyên truyền ở hầu khắp các địa phương trong cả nước:
Nhiều chuyên đề với nội dung chống chủ nghĩa cá nhân mang tính thiết thực và gắn với
nhiệm vụ công tác của mỗi cán bộ, đảng viên được từng bước đưa vào cuộc sống và trở
thành một trong những nội dung thiết yếu, quan trọng và thường xuyên theo tinh thần
Chỉ thị 03-CT/TW, Chỉ thị 05-CT/TW. Nội dung tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về
chống chủ nghĩa cá nhân được đưa vào giáo dục trong hệ thống giáo dục lý luận chính
trị ở các trường chính trị tỉnh trong cả nước trong môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh…


- Những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tiếp tục được
cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên coi trọng: thông qua Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, với sự vận dụng vào
bối cảnh hiện nay, Đảng ta đã nêu lên những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân thuộc
nhóm biểu hiện về đạo đức, lối sống; Quy định số 101-QĐ/TW của Ban Bí thư; Quy
định số 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị… việc tuyên truyền sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về chống chủ nghĩa cá nhân của Đảng và Nhà nước ta hiện nay được gắn liền với
việc tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW.
- Gương điển hình tiên tiến về chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên
theo tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành một nội dung tuyên truyền quan trọng và
thường xuyên: Trong cả nước, năm 2016 có 285 điển hình; 2017 có 279 điển hình;
2018 có 128 điển hình, năm 2019 có 130 điển hình trong học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh với những hành động thiết thực, vì lợi ích cộng đồng

được vinh danh, tuyên truyền. Nhiều cơ quan báo, đài, cổng thông tin điện tử của các
tỉnh thường xuyên duy trì các tin nhanh, video clip về gương người tốt, việc tốt,
chuyên mục, chuyên trang như: “Người tốt việc tốt”, “Gương người tốt, việc tốt làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Học Bác mỗi ngày”…
- Đấu tranh phê phán tiêu cực, biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân nhất là trong văn
học nghệ thuật đã có nhiều tác phẩm có giá trị: như các tác phẩm điện ảnh và phim
truyền hình, nghệ thuật sân khấu, văn xuôi,...
* Về phương pháp, hình thức và phương tiện tuyên truyền:
- Phương pháp tuyên truyền đã được sử dụng phong phú, đa dạng, phù hợp với đối
tượng từng địa bàn: khảo sát về tính hiệu quả của các phương pháp tuyên truyền chống
chủ nghĩa cá nhân, tỷ lệ đánh giá tính hiệu quả của các nhóm phương pháp tuyên tuyền ở
cả các nhóm đối tượng được khảo sát có sự thống nhất với nhau và đều có tỷ lệ đánh giá
hiệu quả cao (>70%). Do đặc thù của đội ngũ cán bộ, đảng viên làm việc và hoạt động
trong tổ chức nên hoạt động tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân thường sử dụng những
phương pháp gần gũi, gắn liền với hoạt động của tổ chức, đơn vị như tuyên truyền trực
tiếp bằng lời nói của bí thư chi bộ, người đứng đầu cơ quan đơn vị thông qua các buổi sinh
hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên môn, các buổi họp của cơ quan, đơn vị; Đúc kết các nội
dung và mục tiêu tuyên truyền thành các thông điệp hoặc khẩu hiệu…
- Phát huy tốt các hình thức truyền thống đi đôi với tích cực đổi mới, sáng tạo
nhiều hình thức mới, hiện đại: Tuyên truyền thông qua tổ chức hội nghị, hội nghị học
tập, hội nghị trực tuyến, hội thi tìm hiểu … được các các cấp, các ngành, các địa
phương sử dụng khá phổ biến. Nhiều địa phương đã có những sáng kiến như tuyên
truyền thông qua hình thức tổ chức chào cờ đầu tuần, kể chuyện học và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh như ở Đảng bộ tỉnh Sơn La, Điện Biên,
Lào Cai, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Cần Thơ, Trà Vinh…


- Các phương tiện thông tin đại chúng được sử dụng thường xuyên và ngày càng
phát huy hiệu quả trong tuyên truyền: Ở cấp trung ương, các Đài Truyền hình Việt
Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam… đã thực hiện mỗi tuần đưa 01 tin hoặc 01 phóng sự

ngắn giới thiệu điển hình học tập và làm theo Bác, trong đó có các các nội dung về
học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh như: tiết kiệm, chống lãng phí, quan liêu,
tham nhũng, chống các biểu hiện tham lam, lười biếng trông chờ ỷ lại, những biểu
hiện của chủ nghĩa cá nhân… phát vào chương trình thời sự hằng ngày.
Các tỉnh ủy cũng phối hợp với các cơ quan báo chí tỉnh xây dựng tin, bài, chương
trình để tuyên truyền rộng rãi trên tất cả các loại hình báo chí của địa phương, trên
cổng thông tin điện tử tỉnh, các tạp chí, bản tin, tập san... của các cơ quan, đơn vị của
tỉnh trung bình trên 300 tin, bài, phóng sự. Tuyên truyền thông qua đội ngũ báo cáo
viên, tuyên truyền miệng cũng được thực hiện một cách thường xuyên và định kỳ. sử
dụng báo cáo viên hoặc tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh, truyền hình bằng
tiếng dân tộc thiểu số (đối với địa phương ở miền núi, vùng có nhiều cán bộ, đảng
viên và nhân dân là người dân tộc thiểu số).
- Điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân
được đáp ứng ngày càng đầy đủ và hiện đại hơn: máy chiếu, máy fax, máy ghi âm, máy
ảnh, máy tính kết nối internet tốc độ cao, các phần mềm quản lý, phần mềm tìm kiếm tư
liệu… đã dần được trang bị đầy đủ. Việc xuất bản và trang cấp các tài liệu tham khảo
phục vụ tuyên truyền ngày càng được quan tâm và chú ý hơn. Qua số liệu khảo sát về
những đánh giá của đội ngũ làm tuyên truyền về thực trạng trang thiết bị và cơ sở vật
chất phục vụ cho hoạt động tuyên truyền hiện nay, có 50.15% cán bộ được hỏi trả lời đã
được đáp ứng đủ về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tuyên truyền.
* Về chất lượng và kết quả tuyên truyền:
- Đa số cán bộ, đảng viên đã có những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa cá nhân và
chống chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Qua khảo sát thực tiễn, có
29.15% cho rằng đã rất rõ về các nội dung tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân; có
52.1% cho rằng đã khá rõ về các nội dung tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân.
- Phần lớn cán bộ, đảng viên đều thể hiện thái độ đồng tình, ủng hộ với các chủ
trương, biện pháp chống chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận
dụng của Đảng trong điều kiện mới: Qua khảo sát về thái độ căm ghét chủ nghĩa cá
nhân của cán bộ, đảng viên, có 77.92% không thể chấp nhận được những biểu hiện
của chủ nghĩa cá nhân. Đồng thời, có 96.01% đối tượng được hỏi đồng tình với các

chủ trương, biện pháp chống chủ nghĩa cá nhân và không có cán bộ, đảng viên nào
phản đối các chủ trương, biện pháp chống chủ nghĩa cá nhân. Điều này cho thấy
những kết quả bước đầu của tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân là tương đối khả
quan, dự báo những kết quả tích cực.
- Đa số cán bộ, đảng viên đã tham gia tìm hiểu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về
chống chủ nghĩa cá nhân và các phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, thi đua


hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao: 100% cán bộ, đảng viên các cấp đã chủ động xây
dựng kế hoạch cá nhân học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và
cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”, học tập tấm gương Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư; nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân… Nhiều phong trào thực
tiễn đã thu hút sự chủ động tham gia của cán bộ, đảng viên. Số liệu khảo sát cho thấy, có
94.15% trả lời rằng họ đồng ý và không có ý kiến nào là không đồng ý sàng tham gia
các phong trào chính trị - xã hội thực tiễn nhằm chống chủ nghĩa cá nhân. Đồng thời, tỷ
lệ đảng viên được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong cả nước trung bình
đều đạt trên 85%/năm.
2.2.1.2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan:
Những thành tựu đã đạt được trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, thành
công trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại
của đất nước trong những năm qua, đặc biệt là “Công tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi
tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Những mô hình mới, những cách làm hay, những gương điển hình tiên tiến trong
chống chủ nghĩa cá nhân là những minh chứng sinh động tạo nên sức hấp dẫn và
thuyết phục trong tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân.
Những thành tựu khoa học, công nghệ trên lĩnh vực thông tin truyền thông đã tạo ra
điều kiện thuận lợi để đổi mới phương thức, phương tiện tuyên truyền.
Sự phát triển về kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện nâng cao trình độ dân trí, ý thức

và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân góp phần làm nên những kết quả
tích cực cho tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân.
Truyền thống đạo đức về tinh thần đoàn kết, đùm bọc, tinh thần cố kết cộng đồng của
dân tộc Việt Nam đã tác động không nhỏ trong việc xây dựng lối sống vì cộng đồng, loại
trừ những hành vi, biểu hiện của thói ích kỷ, cá nhân… tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động
tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân.
- Nguyên nhân chủ quan:
Sự nhận thức sâu sắc tầm quan trọng, đánh giá đúng vai trò của tuyên truyền chống
chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh của cấp ủy đảng,
chính quyền các tỉnh trong cả nước; sự phối hợp đồng bộ và có hiệu quả giữa các tổ
chức, cơ quan, ban ngành, đoàn thể, cơ quan truyền thông, các tổ chức chính trị - xã hội
trong quá trình tuyên truyền.
Mỗi cán bộ, đảng viên ở góc độ đối tượng tuyên truyền đã chủ động tiếp thu các
nội dung tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân, tích cực tham gia các hoạt động đấu
tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Và ở góc độ chủ thể tuyên truyền, mỗi cán bộ, đảng
viên cũng đã tích cực tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân cho bạn bè, đồng nghiệp
của của mình.


Tính gắn kết, đoàn kết, giúp đỡ nhau cong công việc cũng như trong cuộc sống của
cán bộ, đảng viên.
Sự gương mẫu của cán bộ tuyên truyền và của những lãnh đạo chủ chốt ở các cơ
quan, đơn vị, địa phương.
Sự phối hợp thường xuyên giữa các hình thức, các kênh tuyên truyền ngày càng
có hiệu quả; hệ thống cơ sở vật chất phục vụ tuyên truyền được bổ dung và dần nâng
cấp đã từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Hạn chế
* Về chủ thể tuyên truyền:
- Cấp ủy đảng, chính quyền một số địa phương chưa nhận thức thật sự sâu sắc và có

quyết sách phù hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân: Đảng ta
chưa có một văn bản chỉ đạo chuyên biệt nào về tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân
trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, dẫn tới một số cấp ủy đảng, chính
quyền các tỉnh cũng chưa quan tâm xây dựng các văn bản chỉ đạo tuyên truyền tuyên truyền
chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh mà thực tế
mới chỉ lồng ghép nội dung này vào các hoạt động tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của
Đảng, tuyên truyền thông qua các ngày kỷ niệm, các ngày lễ lớn của đất nước và của địa
phương.
- Ban tuyên giáo ở một số địa phương vẫn còn thiếu chủ động, lúng túng trong
công tác tham mưu và hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền: Việc xây dựng chương trình,
kế hoạch hành động chưa sát hợp với từng lĩnh vực, địa bàn, cơ quan, đơn vị; Việc
tham mưu triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về tuyên truyền chống chủ
nghĩa cá nhân còn ít chú trọng tới khía cạnh tư tưởng chính trị trong từng lĩnh vực,
địa phương. Công tác phối hợp chưa được thực hiện thường xuyên.
- Một bộ phận cán bộ tuyên truyền còn những hạn chế về năng lực và phẩm chất:
không ít cán bộ thiếu kinh nghiệm thực tiễn, khả năng nói, viết và thuyết phục đối
tượng. Cán bộ trẻ phần lớn là thiếu kinh nghiệm hoạt động thực tiễn vì thế ít được
phân công thực hiện những nhiệm vụ mới và khó. Cán bộ lớn tuổi lại thường có biểu
hiện ngại học tập, nâng cao trình độ, làm việc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm.
Cán bộ thực hiện tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân không có chế độ và ít
được hướng dẫn chuyên sâu, ít đầu tư công sức và sự sáng tạo nên hiệu quả tuyên
truyền không cao. Một bộ phận cán bộ tuyên truyền còn thể hiện sự thiếu mẫu mực
về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Qua khảo sát, có tới 13.04% đối tượng được hỏi cho
rằng cán bộ tuyên truyền chưa mẫu mực và có 15.16% khó trả lời.
* Về nội dung tuyên truyền:
- Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân chưa thực sự sâu
sắc, chưa gắn với thực tiễn hiện nay: Qua khảo sát thực tiễn, có đến 44.8% cán bộ,


đảng viên được hỏi cho rằng nội dung tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về chống

chủ nghĩa cá nhân là ít bổ ích và không bổ ích.
Ít các giải pháp mang tính khả thi mà chủ yếu vẫn là các giải pháp mang tính lý
luận, khó vận dụng. Nội dung tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ
nghĩa cá nhân đã được đưa vào giáo dục trong hệ thống giáo dục lý luận chính trị ở
tất cả các trường chính trị tỉnh nhưng cũng chỉ ở mức lồng ghép vào các phần nhỏ
trong các bài học.
- Nội dung về sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân của
Đảng và Nhà nước còn khô cứng, ở tầm vĩ mô, chưa đi vào đời sống thực tế: Những ý
tưởng mới, nội dung mới trong các bài viết được đăng tải trên các tạp chí khoa học hoặc
đưa ra tham luận trong các diễn đàn, hội thảo khoa học phần lớn đều bị biên tập lược bỏ,
gọt giũa để giữ “an toàn”. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về
công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền … nhưng lại thiếu và hầu như chưa có những chỉ
thị, nghị quyết riêng biệt về tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân. Do đó cấp ủy đảng,
chính quyền các cấp ở các địa phương lúng túng trong việc xây dựng các văn bản chỉ đạo
tuyên truyền.
- Gương điển hình tiên tiến về chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh có nơi hiệu quả chưa cao, chưa tạo sức lan tỏa, thuyết phục trong xã hội:
Đại bộ phận các bài viết về gương người tốt, việc tốt dừng lại ở việc biểu dương thành tích còn
những việc làm tiếp theo, việc so sánh, đúc rút kinh nghiệm để hình thành các mô hình hay cho
mọi người học tập còn chưa làm được nhiều. Cách chọn đối tượng để phản ánh đôi lúc giống
nhau, cùng một mô hình chỉ khác địa phương nên các điển hình dễ khiến người đọc có cảm
giác được nhắc đi nhắc lại nhiều lần không tạo sự hấp dẫn. Chủ yếu còn thiên về phản ánh mặt
trái, mặt tiêu cực gây tâm lý bi quan.
* Về phương pháp, hình thức, phương tiện tuyên truyền:
- Một số địa phương vẫn sử dụng các phương pháp tuyên truyền cũ, lạc hậu,
mang tính áp đặt, một chiều: Qua khảo sát thực tiễn, phương pháp tuyên truyền được
sử dụng nhiều nhất hiện nay vẫn là phương pháp dùng lời nói, trong đó chủ yếu là
thuyết trình (chiếm 68.05%). Trong khi đó, rất ít cơ quan, đơn vị, địa phương quan
tâm đổi mới phương pháp, áp dụng các phương pháp mang tính tăng cường trao đổi,
đối thoại, thảo luận, giải đáp những yêu cầu từ phía người được tuyên truyền.

- Hình thức tuyên truyền ở một số địa phương còn lạc hậu, đơn điệu và nhàm
chán: Qua khảo sát về mức độ hấp dẫn và phù hợp của các hình thức tuyên truyền
cho thấy, tỷ lệ đánh giá về mức độ hấp dẫn và phù hợp của các hình thức tuyên truyền
không cao. Các hình thức tuyên truyền mới chỉ được áp dụng và triển khai ở một số
địa phương, cơ quan, đơn vị và mang tính nhỏ lẻ chứ chưa được kiểm nghiệm tính
hiệu quả và nhân rộng.
- Một số địa phương việc sử dụng các phương tiện tuyên truyền còn gặp nhiều khó
khăn, nhất là trong quản lý và làm chủ các phương tiện hiện đại: Tình trạng “nhiễu”


thông tin; Xuất hiện nhiều luồng thông tin xấu, độc, phản tuyên truyền… gây tác động tiêu
cực đến các đối tượng tiếp nhận thông tin; Việc xã hội hóa truyên truyền chống chủ nghĩa
cá nhân chưa thực hiện được nhiều…
- Ở một số địa phương vẫn còn tình trạng thiếu tài liệu, thiết bị và kinh phí phục
vụ cho tuyên truyền: Qua khảo sát, có 37.7% đánh giá về thực trạng trang thiết bị và
cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tuyên truyền hiện nay là đáp ứng chưa thật đầy
đủ; có 11.23% đánh giá còn thiếu và 0.92% đánh giá không được trang bị.
* Về chất lượng và kết quả tuyên truyền:
- Một số cán bộ, đảng viên chưa quan tâm và chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về
chủ nghĩa cá nhân và chống chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh và của
Đảng ta: Đánh giá mức độ quan tâm của cán bộ, đảng viên đối với nội dung tuyên
truyền, có 26.3% cán bộ tuyên truyền đánh giá đối tượng lắng nghe nhưng không thích
thú với nội dung tuyên truyền và có 0.92% cán bộ tuyên truyền đánh giá đối tượng
không quan tâm đến những nội dung tuyên truyền. Đồng thời, có 17.1% cán bộ, đảng
viên cho rằng họ vẫn chưa rõ một vài vấn đề trong nội dung tuyên truyền chống chủ
nghĩa cá nhân và 1.65% chưa rõ về các nội dung tuyên truyền chống chủ nghĩa cá
nhân. Kết quả điều tra này cho thấy, vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
chưa thực sự quan tâm, hứng thú đối với những nội dung tuyên truyền.
- Vẫn có một bộ phận cán bộ, đảng viên tỏ thái độ thờ ơ với các nội dung tuyên
truyền chống chủ nghĩa cá nhân: Qua khảo sát, có gần 50% trong tổng số cán bộ,

đảng viên được hỏi có thái độ không tích cực khi tham gia các hoạt động tuyên truyền
chống chủ nghĩa cá nhân. Điều này chứng tỏ một tình trạng báo động trong tuyên
truyền chống chủ nghĩa cá nhân, đó là thái độ thờ ơ với hoạt động tuyên truyền,
không quan tâm đến nội dung tuyên truyền, muốn đứng ngoài cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa cá nhân, thậm chí có thể gọi là thờ ơ chính trị.
- Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”: Một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có những biểu hiện của chủ nghĩa cá
nhân. Khảo sát xu hướng hành động của cán bộ, đảng viên khi chứng kiến những biểu hiện
chủ nghĩa cá nhân của đồng nghiệp, bạn bè, có 13.03% cho rằng, họ sẽ dửng dưng, bỏ qua; có
2.12% cho rằng họ làm mình cũng làm. Ngoài ra, theo Báo cáo điều tra dư luận xã hội của
Viện Nghiên cứu dư luận xã hội - Ban Tuyên giáo Trung ương (số 01-BCĐT/VNCDLXH,
ngày 01/3/2018) cho thấy: có 38% người được hỏi cho rằng có hiện tượng đặt lợi ích cá nhân
lên trên lợi ích tập thể, đặc quyền, đặc lợi, vun vén cá nhân.
2.2.2.2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan: Những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và
trong nước; Bên cạnh mặt tích cực, kinh tế thị trường cũng tạo ra nhiều tác động tiêu cực
đến nhân cách, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên; Các thế lực thù địch
đã dùng nhiều hình thức, biện pháp để tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Đảng và Chính


quyền Nhà nước Việt Nam; tăng cường kêu gọi và truyền bá lối sống thực dụng theo
kiểu phương Tây, lối sống vì lợi ích cá nhân, vị kỷ, cơ hội, thực dụng… gây nhiễu loạn
tư tưởng, mất phương hướng trong đời sống xã hội; Do đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên và
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn nhiều khó khăn, hạn chế hạ tầng
giao thông nên việc tuyên truyền rộng rãi đến tất cả các địa phương, các tỉnh, nhất là các
huyện, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, các vùng đặc biệt khó khăn…
gặp nhiều thách thức; phần lớn cán bộ, đảng viên xuất thân từ giai cấp nông dân, tiểu tư
sản nên họ ít nhiều vẫn còn tiềm ẩn “căn bệnh” chủ nghĩa cá nhân của nông dân, tiểu tư
sản và trí thức cũ, đẫn đến tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân và cải tạo tàn dư tư

tưởng lạc hậu gặp nhiều khó khăn.
- Nguyên nhân chủ quan: Ở một số địa phương, cán bộ lãnh đạo, cấp ủy, đặc biệt
là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, và sự
cấp thiết của việc tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo
tư tưởng Hồ Chí Minh; Sự hiểu biết còn nhiều hạn chế của các chủ thể về nội dung
tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân; Nguồn kinh phí đầu tư cho tuyên truyền
chống chủ nghĩa cá nhân và các biện pháp tạo động lực cho cán bộ tuyên truyền
không đủ mạnh; Sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật, cơ chế xử lý các trường
hợp vi phạm chưa đủ sức răn đe, làm gương cho những trường hợp còn lại.
2.3. Những vấn đề đặt ra đối với tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong
cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
2.3. 1. Tính tích cực, chủ động và năng lực của cán bộ tuyên truyền chưa đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong thời kỳ mới
Cán bộ tuyên truyền cần phải tích cực, tự giác để trở thành tấm gương nói đi đôi
với làm, tự mình rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân; đồng thời,
phải thay đổi tư duy, tâm thế của người nắm “quyền lực thông tin”, “độc quyền thông
tin” bằng việc tự mình tích cực, chủ động tích lũy kiến thức để thực hiện tốt nhiệm
vụ.
2.3.2. Nội dung, phương thức tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân chưa theo kịp
trình độ dân trí và sự phát triển của truyền thông xã hội
Thời gian qua, việc tuyên truyền các nội dung tuyên truyền chống chủ nghĩa cá
nhân trong cán bộ, đảng viên thường được thực hiện bởi các phương pháp hành
chính. Trong khi đó, Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân vốn giàu
tính nhân văn và sự giản dị, cần phải được chuyển tải bằng con đường văn hóa, với
phương pháp, cách thức văn hóa.
Tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ
Chí Minh ít được kết hợp với các phương thức tuyên truyền hiện đại. Vì thế, dù các
chủ thể tuyên truyền đã có nhiều nỗ lực và cố gắng nhưng vẫn thiếu sự hấp dẫn, lôi
cuốn các đối tượng.



2.3.3. Kết quả tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân chịu sự tác động mạnh mẽ
của xu hướng đề cao lợi ích cá nhân từ phía đối tượng trong cơ chế thị trường
Hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường đang tạo ra nhiều tiêu cực xã hội, nhiều
nghịch lý, bất công làm cho công tác tuyên truyền trở nên khó khăn khi tuyên truyền
cho cán bộ, đảng viên về tinh thần dám nghĩ, dám làm, một người vì mọi người, hy
sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích của tập thể…
2.3.4. Tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân gặp nhiều khó khăn từ môi trường
xã hội và các điều kiện đảm bảo
Trong thực tiễn công tác, đội ngũ những người làm tuyên truyền, đặc biệt là đội
ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên rất ít được thụ hưởng những chế độ, chính sách
tương xứng với vai trò to lớn, chức năng quan trọng của công tác tuyên truyền. Bên
cạnh đó, chúng ta cũng cần phải nhanh chóng xây dựng môi trường pháp luật đủ sức
mạnh răn đe và đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên.
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TUYÊN TRUYỀN CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN TRONG CÁN
BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN TỚI
3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân
trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam thời gian tới
3.1.1. Phát huy sức mạnh của của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị và mỗi cán bộ,
đảng viên tham gia chống chủ nghĩa cá nhân
Tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân là một cuộc chiến đấu lâu dài và gian nan,
do đó phải làm sao cho tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trở thành nhiệm vụ của
toàn Đảng, cả hệ thống chính trị và mỗi cán bộ, đảng viên.
3.1.2. Tạo ra sự đột phá về nội dung, phương thức tuyên truyền trong bối cảnh
bùng nổ thông tin và sự phát triển của mạng xã hội
Tạo ra sự đột phá về nội dung tuyên truyền đồng nghĩa với việc rút ngắn dung
lượng nhưng vẫn phải đảm bảo thể hiện được những vấn đề cơ bản nhất, trọng tâm
nhất, sát với thực tiễn, không máy móc, giáo điều, khô cứng. Đồng thời, phải tạo

được sự đột phá về phương thức tuyên truyền theo hướng tiến hành công tác tuyên
truyền thông qua mạng internet, các mạng xã hội, các phương tiện truyền thông đại
chúng một cách trực diện, liên tục.
3.1.3. Tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân là một hoạt động trọng tâm của
nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, căn cứ vào tình hình thực tiễn
hiện nay, sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta yêu cầu mỗi cán bộ, đảng
viên của Đảng phải là những tấm gương trong thực tiễn, phải là những chiến sĩ tiên


phong, gương mẫu trên mọi lĩnh vực, nhất là về đạo đức, nêu cao tinh thần chống chủ
nghĩa cá nhân.
Do đó, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên phải gắn liền với tuyên
tuyền, giáo dục đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, đây là vấn đề vừa cấp
bách, vừa cơ bản, lâu dài, có tác động trực tiếp và to lớn đến thành công của sự
nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội.
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền chống chủ nghĩa cá
nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam thời gian tới
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với chủ thể tuyên truyền
3.2.1.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng, trực tiếp là cấp uỷ đảng
các cấp đối với hoạt động tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân
Cấp ủy đảng lãnh đạo thông qua: các Nghị quyết, các kế hoạch và chương trình
hành động; Đảng lãnh đạo thông qua các ngành, tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh
tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách về chống chủ nghĩa cá nhân; Đảng
lãnh đạo thông qua việc phát huy vai trò của Ban Tuyên giáo, của cấp ủy trong chỉ
đạo chặt chẽ hoạt động tuyên truyền; Đảng lãnh đạo đổi mới đồng bộ cả nội dung,
hình thức, phương pháp, phương tiện và cán bộ tuyên truyền.
3.2.1.2. Phát huy vai trò nòng cốt và năng lực tham mưu của Ban Tuyên giáo các cấp
- chú trọng chức năng tham mưu của Ban Tuyên giáo trong việc dự báo diễn biến
tư tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên để có kế hoạch tuyên truyền đúng hướng và

kịp thời
- Ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành, cơ quan trong thực hiện nhiệm vụ.
- Ban Tuyên giáo cần chủ động đề xuất, kiến nghị phương hướng, nội dung tuyên
truyền, đề xuất những yêu cầu, điều kiện, phương tiện công tác để cấp ủy bàn bạc
quyết định, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác của Ban.
3.2.1.3. Phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng trong tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân
- Phối hợp giữa các lực lượng: cơ quan tuyên giáo, báo cáo viên, tuyên truyền
viên, đảng viên của Đảng, hệ thống trường Đảng, đoàn thể quần chúng, cơ quan
truyền thông, thiết chế văn hóa, tổ chức xã hội…
- Nâng cao nhận thức cho cấp ủy, người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị về vai
trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác phối hợp.
- Người lãnh đạo, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần đưa ra định hướng
hoạt động tuyên truyền thường kỳ, định hướng công tác đào tạo và thống nhất
phương thức thông tin.
- Tổ chức các hội thảo, hội nghị trao đổi, rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp
giữa các tổ chức, đoàn thể; mở các lớp tập huấn chung cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ
tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân…


3.2.2. Nhóm giải pháp đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện
tuyên truyền
3.2.2.1. Đổi mới nội dung tuyên truyền theo hướng cụ thể, thiết thực gắn với chức
trách, nhiệm vụ của từng cán bộ, đảng viên
- Tăng cường tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân những
chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về các giải pháp chống chủ nghĩa cá nhân.
- Tiếp tục tuyên truyền sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá
nhân của Đảng và Nhà nước gắn việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII,
Chỉ thị 05-CT/TW, Quy định số 47-QĐ/TW…
- Tuyên truyền gương điển hình tiên tiến: kịp thời lựa chọn, phát hiện, bồi dưỡng các
mô hình điểm, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, thiết thực ở địa bàn cơ sở. Bên cạnh đó,

cần tuyên truyền cả những tấm gương xấu, những trường hợp vi phạm và mắc chủ nghĩa
cá nhân đã bị xử lý nghiêm minh để cảnh giác, giáo dục cán bộ, đảng viên.
3.2.2.2. Đa đạng hóa, hiện đại hóa phương pháp, hình thức tuyên truyền phù hợp
với sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới
- Tăng cường đối thoại, đẩy mạnh dân chủ hóa, đa dạng hóa phương thức, kết hợp
phương thức tuyên truyền hiện đại với các phương tiện hiện đại như các phương tiện
truyền thông đại chúng.
- Áp dụng các hình thức tuyên truyền mới, có tính sáng tạo như: tranh luận, đối thoại
bình đẳng, dân chủ giữa cán bộ, đảng viên, tranh thủ lấy ý kiến đóng góp của cán bộ,
đảng viên; tổ chức các hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa nghệ thuật… trong khi sử
dụng các phương thức tuyên truyền truyền thống.
- Sử dụng các phương thức tuyên truyền trực quan ở địa phương có tỷ lệ cao cán
bộ, đảng viên là người dân tộc thiểu số; đúc kết các nội dung và mục tiêu tuyên
truyền thành các thông điệp hoặc khẩu hiệu cụ thể, ngắn gọn; phát động các cuộc thi,
phong trào thi đua ngắn hạn nhưng nối tiếp nhau.
- Khuyến khích cán bộ, đảng viên tham gia tích cực vào các tổ chức chính trị - xã
hội, các câu lạc bộ; Nội bộ hóa phương thức tuyên truyền gián tiếp: phát hành các bản
tin nội bộ, tập san nội bộ, trang thông tin nội bộ trên các website; tuyên truyền qua mạng
xã hội bằng việc thiết lập các trang tin tức, các fanpage nội bộ, các group nội bộ,
forum… theo nhóm trong từng cơ quan, đơn vị.
3.2.2.3. Phối hợp chặt chẽ và phát huy hiệu quả các phương tiện tuyên truyền
- Nâng cao chất lượng giảng dạy trong hệ thống giáo dục lý luận chính trị.
Các trường chính trị tỉnh đề xuất và phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh biên soạn lại bài giảng học phần tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng tăng
thời lượng nội dung có liên quan đến chống chủ nghĩa cá nhân hoặc biên soạn nội
dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân thành một chuyên đề riêng
và đưa vào chương trình đào tạo; Xây dựng đội ngũ giảng viên đạt chuẩn về nhận


thức chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất, đạo đức, lối sống để truyền thụ

kiến thức; Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học tư tưởng Hồ
Chí Minh.
- Nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đảng, Nhà nước, các cơ quan quản lý và cơ quan báo chí chủ động hơn trong
cung cấp cũng như xử lý thông tin tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông
nhằm đảm bảo tính khách quan và đại chúng; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin
mạng, quản lý thông tin trên internet, nhất là thông tin trên các mạng xã hội; Thực
hiện nghiêm các chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương và Tỉnh ủy về quy chế phát ngôn
và cung cấp thông tin cho báo chí.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân thông qua mạng
xã hội theo các mô hình: xây dựng trang fanpage “thông tin cần biết”, mô hình “Sách nói
đạo đức”… được đăng tải trên mạng xã hội, facebook, fanpage, cổng thông tin điện tử
để sử dụng như một kênh tuyên truyền chính thống trên mạng xã hội.
Bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, phóng viên, biên tâp
viên các cơ quan báo chí; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi
phạm trong hoạt động báo chí.
- Tận dụng triệt để ưu thế của mạng xã hội trong tuyên truyền chống chủ nghĩa
cá nhân.
Xây dựng theo mô hình các trang fanpage, mô hình “Sách nói đạo đức” đăng tải
trên mạng xã hội; Sản xuất và đăng tải các phim ngắn, truyện ngắn, tiểu phẩm phê
phán nhưng mang tính hài hước, hoặc các phim, ảnh tư liệu…
Xây dựng lực lượng “tác chiến” tuyên truyền trên mạng xã hội; sử dụng những
“hot blogger”, “hot facebooker”, “hot youtuber” là những người có sức ảnh hưởng
trên cộng đồng mạng đăng tải, truyền bá và phát tán thông tin và tuyên truyền dưới sự
định hướng của cơ quan tuyên giáo; thiết lập các “cộng đồng” trên mạng xã hội; thực
hiện tuyên truyền, tư vấn chủ chương, chính sách, pháp luật, tư tưởng lý luận chính
trị online qua mạng xã hội…
- Đổi mới và phát huy ưu thế của công tác tuyên truyền miệng phù hợp với sự
phát triển của công nghệ thông tin.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác

thông tin, tuyên truyền miệng; Nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện công tác thông
tin, tuyên truyền miệng ở các cấp; Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện để đội ngũ báo
cáo viên yên tâm gắn bó lâu dài với công việc, nhằm tạo ra đội ngũ có kỹ năng, kỹ
xảo trong tuyên truyền miệng.
- Khai thác thế mạnh tuyên truyền của các thiết chế văn hóa, văn nghệ.
Cổ vũ, động viên văn nghệ sỹ, cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia các cuộc
thi, các giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn hóa, văn nghệ về chủ đề chống


chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh; tiếp tục hoàn thiện cơ chế tạo động
lực cho các văn nghệ sỹ tích cực sáng tác những tác phẩm có giá trị trong tuyên
truyền chống chủ nghĩa cá nhân.
- Mở rộng tuyên truyền bằng các thiết chế xã hội.
Xây dựng và nâng cao chất lượng trang thông tin điện tử và các Bản tin của các tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, các câu lạc bộ, hội,
nhóm có cán bộ, đảng viên tham gia sinh hoạt ở các địa phương trong cả nước; Thành
lập Tổ tuyên truyền, thiết lập mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác
viên của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội.
3.2.3. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ tuyên truyền
3.2.3.1. Tăng cường đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho tuyên
truyền đi đôi với hiệu quả đầu tư và sử dụng trang thiết bị
- Tiến hành rà soát các chế độ quy định về bảo đảm, quản lý, sử dụng kinh phí đối
với công tác tuyên truyền; bảo đảm kinh phí in, mua tài liệu, chế độ hỗ trợ kinh phí cho
cán bộ tuyên truyền, các báo cáo viên, tuyên truyền viên.
- Bên cạnh việc tận dụng triệt để cơ sở vật chất sẵn có; chủ động đầu tư thêm cơ
sở vật chất từ nguồn vốn tự có và công sức của cán bộ, đảng viên
- Thường xuyên đánh giá thực trạng cơ sở vật chất hiện có, trên cơ sở đó, xác
định nhu cầu mua săm, xây dựng mới, sữa chữa, cải tạo, với mục tiêu ưu tiên các
hạng mục công trình: phòng học, thư viện, hội trường và đặc biệt chú trọng đầu tư ở
các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.

3.2.3.2. Tăng cường nguồn kinh phí ngoài ngân sách cho các hoạt động tuyên truyền
Tận dụng cơ hội tài trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp; Chủ trương xã hội
hóa nâng cấp, xây dựng mới hệ thống biển tuyên truyền nhiệm vụ chính trị kết hợp
quảng cáo; Huy động sự đóng góp của toàn xã hội cho hoạt động tuyên truyền.
3.2.4. Nhóm giải pháp về điều kiện đảm bảo hoạt động tuyên truyền
3.2.4.1. Tăng cường công tác tổng kết, kiểm tra, đánh giá của các cấp ủy về chất
lượng, hiệu quả tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên
- Chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất đạo đức người đứng đầu cấp
ủy, tổ chức đảng và tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội
ở các cấp trong lãnh đạo, quản lý.
- Tập trung kiểm tra, đánh giá thái độ tích cực của cán bộ, đảng viên đối với công
việc, đối với nhân dân.
- Tổng kết, kiểm tra, đánh giá kết quả tu dưỡng đạo đức, lối sống và kết quả hoàn
thành nhiệm vụ được giao của cán bộ, đảng viên.
3.2.4.2. Triệt tiêu các điều kiện làm xuất hiện “căn bệnh chủ nghĩa cá nhân”
trong cán bộ, đảng viên
- Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.


- Xây dựng và triển khai thực hiện quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức của cán
bộ, đảng viên.
3.2.4.3. Có cơ chế, pháp luật đủ sức răn đe và xử phạt những trường hợp cán bộ,
đảng viên suy thoái làm ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể, tổ chức và nhân dân
- Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực đủ sức ngăn chặn các hành vi lạm quyền,
chuyên quyền, sử dụng quyền lực vì mục đích tối đa hóa lợi ích của cá nhân.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích việc phát hiện và tố giác hành vi chủ nghĩa cá nhân
bằng việc mở rộng cơ hội tiếp cận thông tin cho người dân.
- Xây dựng cơ chế xử lý những trường hợp cán bộ, đảng viên suy thoái làm ảnh
hưởng đến lợi ích của tập thể, tổ chức và nhân dân.
3.2.4.4. Xây dựng môi trường lành mạnh, tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ, đảng

viên công tác, rèn luyện và phấn đấu
Xây dựng và phát huy lối sống “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi
người”, có ý thức tự trọng, tự chủ, trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, sống
và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, phù hợp thuần phong mỹ tục, truyền thống
của người Việt Nam.


×