Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận Lịch sử Đảng: Ngoại giao Singapore và Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.74 KB, 26 trang )

1. Lý do chọn đề tài
Từ một nước nhỏ bé, nghèo nàn, non trẻ nằm ở cực nam bán đảo Malay với
tống diện tích gần 700 km2, dân số hơn 4 triệu người và hầu như không có tài
nguyên, khoáng sản gì, không có cả đất canh tác, thậm chí còn thiếu cả nước ngọt,
Singapore đã ra đời và phát triển trong những điều kiện hết sức đặc biệt. Do nắm
bắt được xu thế của thời cuộc, xuất phát từ những đặc thù của mình, Singapore đã
xây dựng được chiến lược phát triển đất nước rất độc đáo.
Trải qua hơn bốn thập niên xây dựng và phát triển, Singapore ngày nay đã
xây dựng được một số cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao
hàng đầu ở châu Á và thế giới; là một trong những nước đi đầu trong việc chuyển
đổi sang nền kinh tế tri thức và đang thực hiện kế hoạch biến đảo quốc này thành
một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế
toàn cầu và châu Á...Với những gì đã diễn ra sau năm 1965 không ai có thế nghĩ
rằng Singapore có thể tồn tại và phát triển nhanh như vậy. Ngày nay, Singapore là
nước duy nhất thuộc Thế giới thứ ba nhưng có mức sống của các nước G7, và
trong một số trường hợp vượt các nước G7 [3: 8].
Việt Nam và Singapore ở cùng trong một khu vực địa lý văn hoá, chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của nền văn hoá Khổng giáo, vì thế giữa Singapore và Việt Nam
có nhiều điểm khá tương đồng. Không chỉ sự gần gũi về lịch sử, văn hoá mà Việt
Nam và Singapore còn có cùng chung một xuất phát điểm từ những nước thuộc
Thế giới thứ ba đang vươn mình để trở thành những quốc gia phát triển.
Quan hệ Việt Nam – Singapore chính thức được khai thông vào năm 1973,
trải qua những thăng trầm mối quan hệ này ngày nay đã đơm hoa kết trái với việc
học hỏi kinh nghiệm thành công của nhau. Quan hệ Việt Nam – Singapore từ năm
1973 đến nay trải qua bao thăng trầm cùng với những biến cố của lịch sử, chính trị
trong khu vực và thế giới. Sang thập niên 1990, quan hệ Việt Nam – Singapore dần
được xác lập trở lại. Năm 1991, Chính phủ Singapore huỷ bỏ lệnh cấm đầu tư tại
Việt Nam.
Từ năm 1991 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác thương
mại và đầu tư lớn của Việt Nam: hoạt động có hiệu quả, đóng góp đáng kể cho việc
giải quyết việc làm, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Nghiên cứu, tìm




hiểu về mối quan hệ giữa hai nước Singapore và Việt Nam từ năm 1991 đến năm
2000 là một điều cần thiết, có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ Việt Nam – Singapore những năm đầu thế kỷ XXI đã trở thành một
trong những mối quan hệ chiến lược trong khu vực ASEAN của Việt Nam. Vì vậy,
đã có nhiều công trình nghiên cứu cũng như rất nhiều sách, báo và tạp chí đề cập
đến mối quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, về vấn đề hợp tác trên lĩnh vực văn hóa
– giáo dục vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào.
Quyển “XINGAPO - đặc thù và giải pháp” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia ấn hành năm 2007 của PGS.TS. Dương Văn Quảng đã phân tích bối cảnh, sự ra
đời, quá trình phát triển và triển vọng của Singapore. Có thể nói, đây là một trong
những công trình nghiên cứu mang tính toàn diện về sự phát triển của đảo quốc Sư
Tử. Tác giả nhấn mạnh về những nỗ lực phi thường, những đặc thù riêng của quốc
đảo nhỏ bé này. Quyển sách này cũng đề cập đến chính sách đối ngoại của
Singapore với các nước trong đó có Việt Nam.
Tuy vậy, vấn đề quan hệ Việt Nam – Singapore có được tác giả nhắc
đến nhưng chưa tập trung, chỉ được đề cập trong những chương mục nhỏ của
cuốn sách. “Lịch sử quan hệ Việt Nam – Singapore (1965 – 2005)” là công
trình nghiên cứu của TS. Phạm Thị Ngọc Thu. Cuốn sách đã tái hiện một cách
đầy đủ và hệ thống lịch sử quan hệ giữa hai nước từ năm 1965 đến năm 2005, là
cơ sở lý luận khoa học cho công tác nghiên cứu và dự báo, góp phần đem đến
những thông tin bổ ích xác đáng về quan hệ hai nước. Tuy nhiên, cuốn sách cũng
chưa phân tích và đi sâu vào vấn đề quan hệ Việt Nam – Singapore, chỉ giới hạn
trong giai đoạn (1965 – 2005) chưa làm rõ được vấn đề cần nghiên cứu của đề tài
do đặc thù về tính khái quát cao của công trình này.
Chuyên sâu vào lĩnh vực kinh tế, tiêu biểu nhất phải kể đến là “Kinh nghiệm
phát triển Singapore” (1996) của Tan Teek Meng và đồng nghiệp biên soạn. Đây là
cuốn sách tập hợp các bài viết có giá trị của các giảng viên, giáo sư kinh tế hàng

đầu của Singapore.
Sau đại hội lần thứ VI năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường
lối đối ngoại đổi mới, chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền


kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm thu hút đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam. Sau Hiệp định Paris về Campuchia được ký kết, thủ tướng Võ
Văn Kiệt sang thăm chính thức Singapore tháng 11 năm 1991 đã chính thức mở ra
thời kỳ mới, thời kỳ hợp tác toàn diện. Từ đây đã xuất hiện nhiều bài báo và
những cuốn sách của các tác giả trong và ngoài nước bàn về vấn đề hợp tác
này, nhưng vấn đề quan hệ - hợp tác trong những năm đầu thế kỷ XXI chưa
được đề cập tới sâu và chỉnh thể.
Trong các nhà nghiên cứu của Việt Nam về Singapore phải kể đến các tên
tuổi cùng các bài viết sau: Trần Khánh với: “Cộng hoà Singapore - 30 năm xây
dựng và phát triển” (1995), “Đặc thù phát triển chủ nghĩa tư bản ở Singapore”
(1996), “Vị thế của Singapore trong hợp tác nội bộ ASEAN” (2003),… Ngoài ra
còn kể đến các tác giả khác như: Hồ Châu, Nguyễn Hữu Cát, Lê Thanh Hương,
Hoàng Thị Thanh Nhàn, Hoàng Văn Hiển, Phương Mai, Nguyễn Xuân Thiên,
Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Luyến, Trần Thị Vinh…cũng đóng góp rất nhiều
bài viết về đất nước Singapore.
3. Phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
* Về mặt không gian: đề tài giới hạn trong quan hệ Việt Nam – Singapore từ
năm 1991 đến năm 2000, do đó các vấn đề khác như quan hệ với các nước trong
khối, khu vực và thế giới… được giới hạn ở một mức độ nhất định.
* Về mặt thời gian: Đề tài chỉ giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 1991
đến năm 2000. Những sự kiện trước đó được coi là phần dẫn nhập của vấn đề.
3.2. Nguồn tư liệu
- Luận văn tham khảo, một số tài liệu bằng tiếng Anh (đã được dịch). Đây là
nguồn tài liệu tham khảo rất quan trọng.

- Nguồn tài liệu tiếng Việt đăng tải trên các sách, chuyên khảo về vấn đề
quan hệ giữa Việt Nam và Singapore…
- Các tạp chí chuyên ngành ở Việt Nam và các số liệu thống kê, thông tin
khác.


4. Phương pháp nghiên cứu
Là một đề tài thuộc Khoa học Lịch sử, nên tác giả đã sử dụng phương pháp
lịch sử và phương pháp logic như là hai phương pháp chủ đạo.
Bên cạnh đó, do yêu cầu đề tài, tác giả còn sử dụng một số phương pháp
khoa học liên ngành như phân tích, tổng hợp, dự báo…nhằm xem xét, đánh giá
một cách khách quan về vấn đề nghiên cứu.
5. Bố cục của bài viết
Về cấu trúc, ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Phụ lục, bài viết có 3 chương
như sau:
Chương 1: Vài nét về quan hệ Singapore - Việt Nam trước năm 1991.
Chương 2: Quan hệ Singapore – Việt Nam những năm 1991 – 2000.


Chương 1: Vài nét về quan hệ Singapore - Việt Nam từ năm 1973 năm
1991.
Sau hơn hai thập kỷ chạy đua vũ trang đầy tốn kém và nguy hiểm, tình hình
thế giới đã có những thay đổi căn bản khác trước. Thế giới xuất hiện xu hướng hoà
hoãn Đông – Tây với những cuộc thương lượng giữa hai nước đứng đầu hai cực là
Liên Xô và Mỹ.
Khác với Việt Nam Cộng hòa, cán cân thương mại Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa với Singapore không bị chênh lệch quá nhiều. Tuy nhiên, còn quá ít trao đổi
thương mại để đánh giá mức độ ảnh hưởng hay quan tâm đến nhau giữa hai nhà
nước này. Các mặt hàng trao đổi chủ yếu giai đoạn này bao gồm: lạc, đường, mật
ong, cà phê, xi măng, sắt thanh và các dầu thảo mộc khác. Nhìn chung do tính chất

phức tạp của tình hình thế giới và khu vực giai đoạn này nên quan hệ giữa
Singapore và Việt Nam nói chung còn hạn chế. Việc Việt Nam bị phân chia thành 2
chế độ chính trị khác nhau cũng gây khó khăn cho Singapore khi muốn tập trung
phát triển quan hệ hợp tác ở một khu vực. Bằng sự khéo léo của mình khi vận dụng
chính sách đối ngoại linh hoạt, Singapore đã có những bước đi đầu tiên đến cả hai
khu vực của Việt Nam. Tuy chưa đạt được mục tiêu như mong muốn nhưng mối
quan hệ hợp tác này cũng đã thể hiện thiện chí và nhu cầu liên kết ngày càng cao
của Singapore nói riêng và xu thế của khu vực và thế giới nói chung.
Ngày 1/8/1973, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức thiết lập quan hệ
ngoại giao với Singapore. Đây là bước ngoặt lịch sử trong quan hệ giữa hai nước
kể từ khi thành lập. Từ hai nước khác nhau về chế độ chính trị, chính sách đối
ngoại và chưa thiết lập quan hệ ngoại giao thì kể từ đây quan hệ hai nước bắt đầu
bước sang một trang mới. Tuy nhiên, giai đoạn từ 1973-1975 do Việt Nam vẫn còn
duy trì hai chính quyền và sự can thiệp của Mỹ vào Miền Nam Việt Nam nên
mối quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Singapore vẫn chưa thực
sự diễn ra mạnh mẽ.
Tháng 7/1976 Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền đã có các cuộc tiếp xúc với
các nhà lãnh đạo Singapore, khẳng định những nguyên tắc cơ bản của chính sách
đối ngoại với khu vực của Việt Nam như: tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ của nhau; cùng tồn tại hoà bình; không để lãnh thổ cho nước ngoài sử
dụng; giải quyết các tranh chấp thông qua giả pháp thương lượng hòa bình; phát


triển hợp tác khu vực… Những nguyên tắc này là cơ sở cho việc hiểu biết lẫn
nhau, thức đẩy quan hệ giữa hai nước phát triển.
Trong các năm 1977 và 1978 đã diễn ra một số hoạt động ngoại giao giữa
hai nước. Đặc biệt là chuyến thăm chính thức Singapore của Thủ tướng Phạm Văn
Đồng tháng 10/1978, chuyến thăm của Bộ trưởng bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn
Duy Trinh vào tháng 1/1978 trong khuân khổ các chuyến thăm chính thức các
nước ASEAN. Sau các chuyến thăm này, hai bên đã ra tuyên bố chung về các

nguyên tắc chỉ đạo quan hệ hợp tác cùng chung sống hoà bình giữa hai nước.
Ngoài ra, Việt Nam còn cử một số phái đoàn để triển khai các hoạt động hợp tác cụ
thể và đón các đoàn doanh nghiệp Singapore đến Việt Nam. Những cuộc tiếp xúc
này đã mở ra giai đoạn mới trong quá trình phát triển quan hệ hợp tác giữa hai
nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam với các
nước ASEAN nói chung và với Singapore nói riêng, tạo điều kiện cho các bên hiểu
biết và tin tưởng lẫn nhau. Chính trong thời gian này, trao đổi thương mại giữa Việt
Nam và Singapore đã tăng lên nhanh chóng.
Từ năm 1979, quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN nói chung cũng
như Singapore nói riêng trở nên căng thẳng trước vấn đề Campuchia. Trong giai
đoạn này quan hệ giữa hai nước bị chững lại, Singapore ban hành lệnh cấm đầu tư
vào Việt Nam, song quan hệ thương mại của cả hai bên vẫn tiếp tục được duy trì.
Từ giữa những năm 1980 đã diễn ra những chuyển biến quan trọng trong chính
sách của ASEAN đối với Việt Nam, được đánh dấu bằng quyết định của hội nghị
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ASEAN tháng 12/1985 về việc đối thoại với các nước
Đông Dương, Sự kiện này nhằm tìm ra một giải pháp chính trị cho vấn đề
Campuchia.
Về Việt Nam, từ năm 1986 với đường lối đổi mới toàn diện, chính sách đối
ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, cùng với việc giữ đúng cam kết rút quân khỏi
Campuchia đã giúp cho quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN trở nên tốt hơn.
Quan hệ Singapore – Việt Nam cũng bắt đầu có những bước chuyển biến tích cực
nhằm thúc đẩy mối quan hệ hai nước phát triển theo chiều hướng tốt đẹp.


Chương 2: Quan hệ Singapore – Việt Nam những năm 1991 – 2000.
1. Quan hệ chính tri
Cùng với sự kết thúc “chiến tranh lạnh”, giảm căng thẳng giữa các siêu
cường trên thế giới và ở Đông Nam Á, việc ký kết Hiệp định hòa bìnhè Campuchia
ở Paris tháng 10/1991 đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ giữa Việt Nam với
ASEAN nói chung và Singapore nói riêng.

Chuyến thăm chính thức Singapore của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ
Văn Kiệt tháng 11/1991 là sự kiện đầu cho thời kỳ hợp tác song phương sau hơn
một thập kỷ “băng giá” trong quan hệ giữa hai nước. Các nhà lãnh đạo hai nước đã
ký kết hiệp định tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế và trao đổi cơ quan đại diện
ngoại giao. Tháng 12/1991 Đại sứ quán Việt Nam được thiết lập ở Singapore, còn
Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội được chính thức ra mắt vào tháng 9/1992.
Năm 1992 đã chứng kiến những hoạt động ngoại giao sôi nổi trong quan hệ
giữa hai nước Việt Nam – Singapore. Tháng 4/1992 Bộ trưởng cấp cao Lý Quang
Diệu thăm Việt Nam lần thứ nhất. Tháng 10/1992 Bộ trưởng Ngoại giao Singpaore
Wang Kan Seng thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Cũng trong tháng 10/1992
Phó Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Singapore. Trong năm 1992 Việt Nam và
Singapore đã ký kết Hiệp định hàng hải (tháng 4/1992), Hiệp định về vận chuyển
hàng không (4/1992), Hiệp định Thương mại (tháng 10/1992), Hiệp định về
khuyến khích và bảo hộ đầu tư (tháng 10/1992).
Chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt
Nam Đỗ Mười tháng 10/1993 là sự kiện nổi bật trong quan hệ giữa hai nước sau
hai mươi năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là chuyến thăm chính
thức đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến một nước thành viên
ASEAN. Báo chí Singapore bình luận: “Chuyến thăm Singapore lần đầu tiên của
bị lãnh tụ 76 tuổi của Đảng Cộng sản Việt Nam, một người rất hiếm khi đi nước
ngoài, là một sự kiện đặc biệt quan trọng trong quan hệ hai nước” 1. Phát biểu tại
buổi lễ đón đoàn, Thủ tướng Singapore Goh Chock Tong nói: “Chúng tôi sẽ làm tất
cả những gì có thể làm được để giúp đỡ nhân dân Việt Nam phát triển kinh tế”.
Tổng Bí thư Đỗ Mười đã gặp gỡ Tổng thống Singapore Ong Teng Cheong, Bộ
trưởng cấp cao Lý Quang Diệu và các nhà lãnh đạo Singapore để trao đổi những
1 Bussiness Time (Singapore), ngày 5/10/1993.


quan điểm về các vấn đề quốc tế, vấn đề khu vực và quan hệ hợp tác song phương
giữa hai nước. Về vấn đề Việt Nam chuẩn bị gia nhập ASEAN, Thủ tướng Goh

Chock tong nói: “Singapore thực sự vui mừng khi Việt Nam tham gia vào cộng
đồng các nước Đông Nam Á”2.
Tháng 11/1993 Bộ trưởng cao cấp Lý Quang Diệu thăm Việt nam lần thứ
hai. Trong chuyến thăm này, ông đã làm việc với các nhà lãnh đạo Việt Nam tại
thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ông nhấn mạnh rằng, hai năm tới là thời gian
rất quan trọng đối với Việt Nam. Chính phủ cần có những biện pháp cải cách về
hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời
ông cho rằng việc tổ chức lại hệ thống thương mại trong nước, xây dựng hệ thống
kinh tế mở để hoàn thiện cơ chế thị trường, cải cách hệ thống luật pháp là những
vấn đề cấp bách đối với Việt Nam hiện nay3.
Cùng trong năm 1993 đã diễn ra các hoạt động trao đổi giữa các bộ, các
ngành của hai nước. Tháng 1/1993 Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Tế sang thăm và
làm việc tại Singapore. Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công thương Singapore Lim
Boon Heng; Bộ trưởng Bộ Môi trường, Tiến sĩ Ahmah Mattar, thăm và làm việc tại
Việt Nam tháng 5/1993. Trong dịp này Việt Nam và Singapore đã ký kết Hiệp định
hợp tác trong quản lý và bảo bệ môi trường. Tháng 8/1993, Bộ trưởng Bộ giáo dục
Singapore Lee Yock Suan thăm và làm việc với Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam,
mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ hợp tác và giáo dục giữa hai nước.
Chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của Thủ tướng Singapore
Goh Chock Tong tháng 3/1994 và chuyến thăm chính thức Singapore lần đầu tiên
của Thủ tướng Võ Văn Kiệt tháng 5/1994 là những sự kiện nổi bật đánh dấu bước
phát triển lien tục trong quan hệ giữa hai nước. Những cuộc trao đổi ý kiến chân
thành, cởi mở, hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo hai nước về vấn đề an ninh
khu vực, về sự hợp tác kinh tế, thương mại song phương, đã củng cố và tăng cường
quan hệ hợp tác giữa hai nước. Thủ tướng Goh Chock Tong đồng thời cũng khẳng
định sự ủng hộ của Singapore đối với việc Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN.
Hai bên đã khẳng định hai lĩnh vực hợp tác kinh tế chủ yếu là các khu công nghiệp
Việt Nam – Singapore và hợp tác du lịch. Hai nước đã ký kết Hiệp định tránh đánh
thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn thuế, lậu thuế (tháng 3/1994), Thỏa thuận về
2 Reuter New Service, ngày 5/10/1993.

3 Bussiness Time (Singapore), ngày 20/11/1993.


hợp tác trong vận tải đường bộ cho Hà Nội (tháng 3/1994), Hiệp định về hợp tác
du lịch (tháng 8/1994).
Tháng 2/1995, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm và làm việc
với Bộ ngoại giao Jayakuma và các quan chức Bộ Ngoại giao Singapore. Hai bên
đã khẳng định tăng cường sự hợp tác song phương trong các lĩnh vực chính trị,
kinh tế – thương mại. Phía Singapore đã bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với việc
Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 3/1995, Bộ trưởng cao
cấp Lý Quang Diệu thăm và làm việc tại Việt Nam lần thứ ba. Trong chuyến thăm
này ông Lý Quang Diệu đã làm việc với các nhà lãnh đạo Việt Nam về sự phát
triển của các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác.
Năm 1995 cũng đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước
trong lĩnh vực quốc phòng với chuyến thăm Singapore chính thức đầu tiên của Bộ
trưởng Quốc phòng, Đại tướng Đoàn Khuê tháng 3/1995. Hai bên đã thảo luận về
sự hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, việc trao đổi các đoàn quân sự và hợp tác
trong công nghiệp quốc phòng giữa hai nước. Phát biểu tại cuộc họp báo ngày
8/3/1995, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Singapore, tiến sĩ Lee Boon Yang, đánh giá:
“Các cuộc thảo luận đã diễn ra rất tốt đẹp. Singapore đã có quan hệ kinh tế rất
mạnh với Việt Nam trong những năm gần đây. Chuyến thăm đầu tiên của Bộ
trưởng Bộ quốc phòng Việt nam, Tướng Đoàn Khuê, đã mở ra sự hợp tác mới
trong lĩnh vực quốc phòng”4.
Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của
ASEAN. Từ chỗ từng là đối thủ của các nước trong khu vực, Việt Nam đã chính
thức trở thành một thành viên của cộng đồng ASEAN, trở thành một nhân tố tích
cực góp phần vào sự nghiệp bảo vệ hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực
Đông Nam Á. Kể từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN, hợp tác giữa hai nhà nước
Việt Nam – Singapore ngày càng được đẩy mạnh thông qua các hoạt động của
Chính phủ, các bộ, ngành chuyên môn của hai quốc gia. Ngày 6/9/1995 Chủ tịch

Nghị viện Singapore kiêm Chủ tịch Liên minh nghị viện ASEAN (AIPO) Tan Soo
Khoon dẫn đầu đoàn đại biểu AIPO thăm chính thức Việt Nam. Ngày 16/9/1995
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch quốc hội Nông Đức Mạnh dẫn đầu
thăm chính thức Singapore theo lời mời của Chủ tịch Nghị viện Singapore, đồng
thời dự lễ kết nạp Việt Nam làm thành viên chính thức của AIPO. Chuyến thăm
4 Báo The Straits Times (Singapore), ngày 8/3/1995.


này là một bước phát triển mới trong quan hệ giữa Quốc hội và Nghị viện hai
nước.
Như vậy, từ năm 1992 đến năm 1995, quan hệ chính trị, ngoại giao Việt
Nam và Singapore có những bước phát triển liên tục và mở rộng trên nhiều lĩnh
vực. Qua các cuộc hội đầm, tiếp xúc ở các cấp khác nhau, các nhà lãnh đạo hai
nước đã đi đến những nhận thức chung quan trọng nhằm tăng cường tình hình hợp
tác về mọi mặt giữa hai nước.
Sau những hoạt động ngoại giao nhộn nhịp, từ năm 1996 quan hệ song
phương giữa hai nước tiếp tục phát triển về chiều sâu. Sự kiện nổi bật của năm
1996 trong quan hệ hai nước là sự tham dự của hai Thủ tướng Việt Nam và
Singapore trong lễ đông thổ xây dựng Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore,
tháng 5/1996, ở tỉnh Bình Dương (VSIP). Thủ tướng Singapore Goh Chock Tong
cho rằng VSIP “là biểu tượng của quan hệ giữa hai nước” 5. Có thể nói đây là khu
công nghiệp Việt Nam - Singapore đầu tiên được coi là dự án thành công nhất của
sự hợp tác kinh tế giữa hai nước. Trong năm 1996 đã diễn ra các chuyến thăm và
làm việc tại Singapore của các bộ, các ngành, các doanh nghiệp Việt Nam.
Chuyến thăm và làm việc tại Singapore của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn
Đình Lộc và đoàn luật sư Việt Nam (tháng 8/1996) theo lời mời của Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao và luật pháp, Giáo sư Jayakumar, đã mở ra sự hợp tác trong lĩnh vực
luật pháp giữa Việt Nam và Singapore, một đất nước có nền luật pháp nghiêm
minh và chặt chẽ có tiếng trên thế giới. Về phía Singapore, có các chuyến thăm và
làm việc tại Việt Nam của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tiến sĩ

Tony Tan (tháng 11/1996), của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Luật pháp, Giáo sư
Jayakumar (tháng 8/1996). Tháng 12/1996, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt và
Thủ tướng Singapore Goh Chock Tong đã có một cuộc gặp gỡ ở Giacácta, bên lề
Hội nghị cấp cao không chính thức các nước ASEAN.
Năm 1997 đã diễn ra việc trao đổi các đoàn đại biểu giữa hai đảng: Đảng
Hành động nhân dân Singapore (PAP) và Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 5/1997,
đoàn đại biểu trẻ nòng cốt của Đảng PAP và Liên đoàn lao động Singapore
(NTUC) do tướng George Yeo dẫn đầu đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tháng 8/1997, Đoàn đại biểu Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam
5 Báo The Straits Times (Singapore), ngày 14/5/1996.


do đồng chí Phan Thế Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban, sang thăm và
nghiên cứu kinh nghiệp của Đảng PAP trong lĩnh vực chống tham nhũng.
Tháng 11/1997, Bộ trưởng cao cấp Lý Quang Diệu sang thăm và làm việc tại
Việt Nam lần thứ tư. Trong chuyến thăm này ông đã làm việc và trao đổi với các
nhà lãnh đạo Việt Nam về những kinh nghiệm của Singapore trong công cuộc phát
triển kinh tế và sự tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, thương
mại.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính đang tác động xấu đến
sự phát triển kinh tế – chính trị của các nước trong khu vực, tháng 3/1998, Chủ tịch
nước Trần Đức Lương thăm chính thức Singapore. Đây là chuyến đi đầu tiên của
Chủ tịch sang hai nước ASEAN (Malaixia và Singapore). Chuyến thăm và làm
việc của Chủ tịch Trần Đức Lương nhằm tăng cường sự hợp tác giữa hai nước và
cùng chia sẻ kinh nghiệm để vượt qua khủng hoảng. Tháng 11/1998, Bộ trưởng cao
cấp Lý Quang Diệu thăm và làm việc tại Việt Nam lần thứ năm. Trong chuyến
thăm lần này, ông Lý Quang Diệu đã trao đổi với các nhà lãnh đạo Việt Nam về
tình hình cuộc khủng hoảng kinh tế – thương mại giữa hai nước. Tháng 11/1998,
Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải va Thủ tướng Singapore Goh Chock Tong đã
gặp nhau bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai tại Kuala

Lumpur.
Ngày 17/4/2000, nhận lời mời của Phó Thủ tướng thương trực Nguyễn Tấn
Dũng, Phó Thủ tướng Lý Hiển Long đã đến Hà Nội bắt đầu chuyến thăm chính
thức Việt Nam. Hai bên cùng trao đổi và nhất trí rằng hai bên cần tương cường trao
đổi các đoàn cấp cao, các bộ, ngành, tiếp xúc giữa các doanh nghiệp hai nước cũng
như duy trì cơ chế hợp tác hiện hành và triển khai nhanh, có hiệu quả các thỏa
thuận cấp cap, góp phần thiết thực vào việc cùng củng cố quan hệ hợp tác cùng có
lợi giữa hai nước, đồnh thời tìm hiểu nhiều lĩnh vực mới để mở rộng sự hợp tác hai
nước vào đầu thế kỷ XXI.
Tháng 9/2000, Tổng Thống Cộng hòa Singapore S.R.Nathan đã tiếp Chủ
tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh nhân dịp Chủ tịch sang dự kỳ họp thứ 21, Đại hội
đồng AIPO tổ chức tại Singapore. Tổng thống S.R.Nathan đánh giá cao sự phát
triển tốt đẹp của quan hệ hai nước trong thời gian vừa qua và cho rằng hai nước
cần có hỗ trợ hợp tác với nhau hơn nữa trong thời gian tới.


Bước sang thế kỷ XXI, quan hệ Việt Nam – Singapore được đánh dấu bằng
chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của tân Tổng thống S.R.Nathan tháng
2/2001. Phát biểu nhân chuyến thăm, Tổng thống S.R.Nathan nhấn mạnh: “Chúng
tôi mong muốn được hợp tác với Việt Nam trong một quan hệ đối tác chiến lược –
Việt Nam, một thành viên mới của ASEAN trên lục địa Đông Nam Á và Singapore
– một thành viên có thâm niên hơn nằm trong khu vực Đông Nam Á hải đảo –
nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự hội nhập ASEAN. Quan hệ đối tác này có lợi cho Việt
Nam, có lợi cho Singapore và cũng có lợi cho toàn khu vực”6.
Về văn hóa, năm 1998 đã đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ văn
hóa giữa hai nước. Tháng 4/1998 Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin Nguyễn Khoa
Điềm thăm và làm việc tại Singapore. Trong chuyến thăm này, Bộ trưởng Nguyễn
Khoa Điềm cùng Bộ trưởng Bộ Thông tin và Nghệ thuật George Yeo đã ký Bản ghi
nhớ về hợp tác văn hóa thông tin giữa hai nước. Theo đó, hai nước sẽ tăng cường
hợp tác trên lĩnh vực văn hóa: trao đổi sách báo tài liệu văn hóa, nghệ thuật, lịch

sử, phim ảnh, radio, chương trình vô tuyến truyền hình, trao đổi các đoàn nghệ
thuật, chuyên gia văn hóa, triển lãm văn hóa và nghệ thuật, lien kết các trường đại
học, viện nghiên cứu va bảo tàng giữa hai nước.
Trao đổi văn hóa và giao lưu giữa các tổ chức quần chúng, các ngành, các
cấp địa phương là những cầu nối phong phú và đa dạng giữa nhân dân hai nước
Việt Nam và Singapore. Những cuộc trao đổi, tiếp xúc của các tầng lớp quần chúng
nhân dân, sự tham gia của các đoàn nghệ sĩ Việt Nam trong các lien hoan nghệ
thuật, lễ hội Chingay hàng năm, việc trao đổi các đoàn học sinh, sinh viên giữa hai
nước đã góp phần giúp cho nhân dân hai nước hiểu biết nhiều hơn, toàn diện hơn
về đất nước, con người Việt Nam và Singapore. Đặc biệt, những chuyến đi thực tế
của học sinh, sinh viên, thương gia Singapore sang nước ta đã dây được ấn tượng
sâu sắc về giá trị văn hóa Việt Nam.
2. Quan hệ kinh tế.
Quan hệ kinh tế Việt Nam – Singapore bao gồm ba lĩnh vực chủ yếu: quan
hệ thương mại, đầu tư trực tiếp và hợp tác kỹ thuật.
Trước hết nói về quan hệ thương mại. Từ đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX
buôn bán hai chiều giữa hai nước đã tương đối phát triển. Ngay từ trước khi hai
6 Bộ Ngoại giao Việt Nam:


nước có quan hệ ngoại giao chính thức, Việt Nam đã thành lập Cơ quan đại diện
các tổng công ty xuất nhập khẩu ở Singapore để điều hành các hoạt động thương
mại. Khi xảy ra vấn đề Campuchia, quan hệ chính trị giữa hai nước bị chững lại,
Singapore ban hành lệnh cấm đầu tư vào Việt Nam. Tuy vậy, quan hệ thương mại
giữa hai nước vẫn tiếp tục được suy trì suốt thời kỳ “băng giá” trong quan hệ chính
trị giữa hai nước. Vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, kim ngạch hàng
xuất khẩu giữa hai nước đã tăng lên đáng kể. Việt nam xuất khẩu sang Singapore
trên 20 mặt hàng khác nhau, trong đó dầu thô là mặt hàng đứng đầu, kế đó là các
mặt hàng nông, lâm, hải sản. Tổng kim ngạch hàng của ta trong chín tháng đầu
năm 1988 là 113.027.644 USD, lớn gấp hai lần so với tổng kim ngạch hàng nhập

khẩu từ Singapore là 51.001.278 USD7.
Từ đầu những năm 1990 trở lại đây, cùng với những bước phát triển dồn dập
trong quan hệ chính trị giữa hai nước, quan hệ kinh tế song phương cũng có những
bước phát triển nhảy vọt. Việc ký kết các hiệp định kinh tế như: Hiệp định về vận
chuyển hàng không (4/1992), Hiệp định thương mại (10/1992), Hiệp định hàng hải
(4/1992), Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (10/1992), Hiệp định tránh
thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn thuế, lậu thuế (3/1994) đã tạo điều kiện thuận
lợi và thúc đẩy buôn bán hai chiều giữa hai nước, kim ngạch giữa hai nước tăng lên
không ngừng, đồng thời cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu cũng đa dạng hơn. Cùng
với Nhật Bản, Singapore luôn là một trong hai bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.
Về cơ cấu hàng hóa, Việt Nam xuất khẩu sang Singapore những mặt hàng
truyền thống như dầu thô, gia vị, cà phê, hạt và quả có dầu, hải sản, cao su, hoa
quả,… Từ năm 1996, nhiều mặt hàng mới của Việt Nam đã xuất hiện trên thị
trường Singapore như đồ chơi trẻ em, giày dép, quần áo, máy thu hình, vật liệu xây
dựng, đồ gỗ, thiết bị thông tin liên lạc,… Các mặt hàng mới tuy kim ngạch còn nhỏ
nhưng giá cả có thể cạnh tranh được, góp phần đa dạng hóa cơ cấu xuất khẩu của
Việt Nam.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, dầu thô là mặt hàng đứng
đầu trong nhiều năm. Tiếp đến là gia vị. Mặt hàng cà phê cũng có chiều hướng gia
tăng hơn hai lần so với năm 1996. Bốn mặt hàng cao su, hải sản, quần áo nam và
giày dép cũng được xếp vào bảng có số lượng xuất khẩu lớn trong các mặt hàng
Việt Nam xuất khẩu sang Singapore. Mặt hàng hạt và quả có dầu có chiều hướng
7 Tài liệu lưu trữ cơ quan thương vụ Việt Nam vtại Singapore (N0 3140).


giảm dần trong ba năm 1996 – 1998 vì lý do hiện nay các công ty của ta thường
xuất khẩu sang các thị trường như Insddooneexssia, Malaixia, Philippin mà trước
đây vẫn thường qua chung chuyển qua Singapore. Đồng thời cũng còn do chất
lượng mặt hàng này của ta không đồng đều, nhiều khi không đủ tiêu chuẩn xuất
khẩu nên không tìm được khách mua.8

Việt Nam nhập khẩu từ Singapore khoảng 20 mặt hàng khác nhau trong đó
đứng đầu là dầu tinh chếm rồi đến thuốc lá, kế đó là các mặt hàng: máy xử lý dữ
liệu, thiết bị điện dân dụng. Thiết bị mạch điện, điều hòa nhiệt độ, thuốc men, đồ
dùng gia dụng, đồ điện tử, vật liệu giấy,… Một số mặt hàng nhập khẩu có chiều
hướng gia tăng như dầu tinh chế, van điện tử, máy xử lý dữ liệu, dụng cụ mạch
điện, máy văn phòng và máy xử lý dữ liệu, dụng cụ mạch điện, vật liệu giấy,…
Tuy vậy, một số mặt hàng có chiều hướng giảm như thuốc lá (từ chỗ kim
ngạch nhập khẩu đạt 234.923.000 ddoola Singapore năm 1996, giảm xuống còn
160.424.000 đôla Singapore năm 1998), hàng gia dụng, phụ tùng và máy móc điện,
hợp chất hóa học Nitrogen…
Nhìn chung, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng lên nhanh chóng
kể từ đầu những năm 1990. Năm 1992, kim ngạch giữa hai nước đạt 1,7 tỷ đôla
Singapore tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; năm 1993 kim ngạch giữa hai nước
đạt 2,151 tỷ đôla Singapore, tăng 26%. Trong vòng bốn năm từ năm 1993 đến năm
1997, kim ngạch giữa hai nước đã tăng gấp hơn 1,5 lần, từ 2,151 tỷ đôla Singapore
năm 1993 lên 3,280 tỷ đôla Singapore năm 1997, với mặc tăng trưởng trung bình
hàng năm từ 25 đến 34%. Từ năm 1996 đến 2000, Singapore luôn là bạn hàng lớn
nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch hai chiều trên 3 tỷ đôla Singapore (tương
đương với 2 tỷ USD). Năm 1998, tuy diễn ra khủng hoảng kinh tế khu vực,
Singapore vẫn giữa vững là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch
hai chiều là trên 3 tỷ ddoola Singapore. Năm 2000 con số này đã tăng lên trên 5 tỷ
đôla Singapore.
Thực tế cho thấy sự phát triển kinh tế của Singapore dựa rất nhiều vào
thương mại. Theo số liệu của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, năm 1997 (năm
Singapore đạt kim ngạch thương mại cao nhất trong thập nhiên 1990), kim ngạch
hai chiều của Singapore đạt 382 tỷ đôla Singapore, trong đó xuất khẩu là 186 tỷ
8 Bảng 1 (Phụ lục): Tình hình xuất khẩu hàng Việt Nam sang Singapore (1996 – 1998)
Bảng 2 (Phụ lục): Tình hình xuất khẩu hàng Việt Nam sang Singapore (1999 –2000)



đôla Singapore, nhập khẩu là 196 tỷ đôla Singapore. Kim ngạch thương mại của
Singapore thường gấp ba lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và bằng 4/5 kim
ngạch thương mại của Trung Quốc. Singapore là nước có kim ngạch thương mại
đứng thứ 13 trên thế giới 9. Vì thế, cho dù kim ngạch hai chiều giữa Singapore và
Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng trong những năm 1990, thì tỷ trọng của Việt
Nam trong kim ngạch của Singapore với thế giới mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
Về xuất khẩu của Việt Nam vào Singapore, năm 1999 la năm ta đạt tỷ lệ cao nhất,
cũng chỉ chiếm 1,07% tỏng kim nghạch hai chiều của Singapore. Như vậy có thể
nói, mặc dù buôn bán hai chiều giữa hai nước Việt Nam và Singapore đã phát triển
khá mạnh, nhưng cần có những biện pháp để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu và thị
trường giàu tiềm năng này, đồng thời làm giảm dần thâm hụt trong cán cân thương
mại hai chiều.
Đầu tư trực tiếp là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong quan hệ kinh tế
giữa hai nước Việt Nam và Singapore. Trong những năm 1970, Singapore đã bắt
đầu thăm dò khả năng đầu tư vào Việt Nam. Tuy vậy khi xảy ra vấn đề Campuchia,
Singapore đã ban hành lệnh cấm đầu tư vào Việt Nam. Năm 1991 sau khi Hiệp
định hòa bình về Campuchia được ký kết, Singapore bãi bỏ lệnh cấm này. Từ năm
1991 đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Đến tháng
10/1993, tức là chỉ trong vòng hai năm, Singapore đã xấp thứ chín trong số 10 nhà
đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, với tổng số vốn lên tới 225,3 triệu đôla Singapore.
Phần lớn các dự án đầu tư tập trung vào các ngành từ kinh doanh bất động sản,
thức ăn, đồ uống đến vật liệu xây dựng10.
Đến năm 1994, với 51 dự án được cấp giấy phép và tổng số vốn đầu tư lên
tới 385 triệu đôla Singapore, Singapore đã trở thành nhà đầu tư thứ tám trong số 10
nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam. Với tốc độ phát triển nhanh chóng
như vậy, tính đến tháng 3/1998, với 201 dự án có tổng số vốn đầu tư trên 6,4 tỷ
USD, Singapore đã trở thành nước dẫn đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ
đầu tư vào Việt Nam11. Tính đến tháng 10/2000 tổng số sự án đầu tư đã lên đến con
số 239 với tổng số vốn đăng ký 6,77 tỷ USD 12. Mặc dù đã vào Việt Nam tương đối
muộn so với các nước khác nhưng các doanh nghiệp Singapore đã lần lượt vượt

qua Đài Loan, Hồng Kông để trở thành nhà đầu tư lớn nhất. HIện tại, các doanh
9 Tài liệu lưu trữ cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Singapore (N0 3140)
10 Bussiness Time (Singapore), ngày 5/10/1993.
11 Reuter News Service.
12 Bộ Ngoại giao Việt Nam:


nghiệp Singapore đã có mặt trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế Việt Nam, song tập
trung nhiều nhất là xây dựng khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê (44 dự án
được cấp giấy phép với trên 2,1 tỷ USD, trong đó lớn nhất là khu vực Đà Lạt –
Dankia có tổng số vốn đầu tư là 706 triệu USD). Lĩnh vực công nghiệp cũng thu
hút với số lượng lớn các dự án: 73 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn 1,2 tỷ
USD. Các công ty Singapore tập trung nhiều vào việc phát triển cơ sở hạ tầng các
khu công nghiệp, đô thị, cảng, Singapore còn là cửa ngõ sôi động của cộng đồng
kinh doanh quốc tế trước khi vào Việt Nam. Nhiều tập đoàn, công ty đa quốc gia
như Coca – Cola, Pepsi – Coca, Mercedes – Benz, Nomura,… đã thông qua các chi
nhánh của họ ở Singapore để đầu tư vào Việt Nam.
Một biểu tượng thành công điển hình của sự hợp tác kinh tế – kỹ thuật giữa
hai nước là dự án xây dựng khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) ở tỉnh
Bình Dương. Đây là dự án hợp tác giữa chính phủ hai nước, Thủ tướng Việt Nam
Võ Văn Kiệt va Thủ tướng Singapore Goh Chock Tong đã tham dự lễ động thổ xây
dựng VSIP tháng 5/1996. Khu công nghiệp này được xây dựng trên một diện tích
500 hecta với tổng số vốn đầu tư xây dựng trong giai đoạn đầu (1996 – 1998) là
52,5 triệu USD. Trong giai đoạn này, trên 70% diện tích đất đai và một nửa số nhà
mát, công trường đã được xây dựng. Từ năm 1998, VSIP đã bước vào giai đoạn
xây dựng thứ hai. Tính đến đầu năm 1999 số vốn đầu tư xây dựng VSIP đã lên đến
85 triệu USD. Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính đã có những tác động
xấu đến sự phát triển kinh tế trong khu vực, VSIP vẫn đạt được những bước phát
triển đều đặn, đúng kế hoạch ban đầu đặt ra. Tính đến tháng 2 năm 1999, VSIP đã
thu hút 33 dự án đầu tư với tổng số vốn 380 triệu USD 13.

Cùng với việc xây dựng và phát triển khu công nghiệp Việt Nam –
Singapore chính phủ hai nước đã thống nhất về việc thành lập một Trung tâm đào
tạo kỹ thuật Việt Nam – Singapore (VSTTC). Tháng 9/1997, VSTTC bắt đầu được
khởi công với kinh phí xây dựng 10 triệu USD, đánh dấu một giai đoạn mới của sự
hợp tác kỹ thuật và đào tạo kỹ thuật của hai nước. VSTTC có cơ sở hạ tầng hiện
đại, thiết bị đào tạo chất lượng cao, với phương pháp đào tạo kỹ năng thực hành
liền tay để đảm bảo cho học sinh tốt nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, có thể
làm việc cho khu công nghiệp VSIP. Hai công ty đa quốc gia hàng đầu cuẩ
Singapore là Công ty Festo và công ty Mitutoyo Asia Pacific đã lắp đặt phòng thí
nghiệp đặc biệt: phòng thí nghiệp đo lường Mitutoyo để giảng dạy cho học sinh
13 Bussiness Time (Singapore), ngày 2/2/1999.


những công nghệ tiên tiến nhất. Đội ngũ giáo viên của VSTTC bao gồm các
chuyên gia Singapore và các chuyên gia Việt Nam được đào tạo tại Viện Đào tạo
kỹ thuật quốc gia Singapore. Tháng 9/1998, VSTTC đã khai giảng khóa đào tạo
đầu tiên. Những học viên sau khi tốt nghiệp sẽ được tuyển dụng vào làm việc tại
khu công nghiệp Việt Nam – Singapore và sẽ trở thành công nhân lành nghề cho
các khu công nghiệp khác ở nước ta. Ngoài ra còn phải kể đến hàng tram học sinh,
cán bộ Việt Nam đang tham dự các lớp huấn luyện, đào tạo ngoại ngữ, chuyên
ngành ở Singapore. Trong khuân khổ các thỏa thuận hiện có giữa hai nước, sự hợp
tác kỹ thuật giữa hai nước đang ngày càng được củng cố và tăng cường.


Kết luận
Kể từ khi chính thức lập quan hệ ngoại giao năm 1973 đến nay, quan hệ giữa
hai nước Singapore và Việt Nam đã trải qua những thăm trầm dưới tác động của
những nhân tố lịch sử, chính trị, trong khu vực và thế giới. Có thể nói, chỉ từ đầu
thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở lại đây, hai nước mới có cơ hội để tăng cường hiểu
biết, tin cậy lẫn nhau và phát triển quan hệ hợp tác trên lĩnh vực chính trị, ngoại

giao và kinh tế – thương mại. Trong vòng chưa đầy một thập kỷ, quan hệ giữa hai
nước đã có những bước chuyển biến dồn dập, những bước phát triển nhanh chóng
mà quan hệ trước đó khó có thể hình dung ra được.
Nếu so sánh quan hệ song phương Việt Nam – Singapore với các nước khác
trong khu vực, có thể nói rằng quan hệ song phương Việt Nam – Singapore đã có
những bước phát triển nhanh, mạnh mẽ hơn, đặc biệt là những bước nhảy vọt trong
quan hệ kinh tế – thương mại. Chuyển biến đó đã khiến Singapore từ chỗ một nước
đến sau nhưng đã nhanh chóng trở thành đối tác hàng đầu về thương mại và đầu tư
trực tiếp vào Việt Nam.
Có được sự phát triển này trước hết là do những cố gắng nỗ lực từ cả hai
phía Việt Nam và Singapore, cả hai nước ngày càng nhận thức được sự cần thiết và
cấp bách của việc phát triển quan hệ song phương trên các lĩnh vực chính trị và
kinh tế. Đối với Việt Nam, một nước phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh, lợi ích
lúc này là duy trì hòa bình, ổn định khu vực, tạo dựng một môi trường quốc tế và
khu vực thuận lợi cho công nghiệp hóa đất nước, tập trung sức lực vào phát triển
kinh tế. Việt Nam nhìn thấy ở Singapore, một nước nhỏ trong khu vực có xuất phát
điểm tương đồng Việt Nam, đã vươn lên thành một nước có nền kinh tế phát trienr
nhất ở khu vực hiện nay. Đó cũng chính là điều lý giải được mục đích của năm
chuyến thăm và làm việc ở Việt Nam của Bộ trưởng cao cấp Lý Quang Diệu,
người được tôn vinh là cha đẻ của nước Singapore độc lập, nhằm chia sẻ những
kinh nghiệm với các nhà lãnh đạo Việt Nam. Singapore cũng tìm thấy ở Việt Nam
một thị trường rộng lớn còn bỏ ngỏ, một bạn hàng gần gũi về địa lý, một môi
trường đầu tư hấp dẫn. Đồng thời những diễn biến mới của tình hình quốc tế và
khu vực cũng tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Tuy nhiên, cũng cần thấy những trở ngại trọng quan hệ song phương Việt
Nam – Singapore, đặc biệt là trong quan hệ kinh tế – thương mại. Mặc dù kim


ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng lên nhanh chóng trong những
năm 1990 nhưng tỷ trọng của Việt Nam trong kim ngạch cuae Singapore với thế

giới chỉ mới chiếm con số 1% (1,07% năm 2000). Singapore là thị trường đòi hỏi
hàng hóa chất lượng cao: từ hàng tiêu dùng điện tử, ô tô, xăng dầu và các máy móc
công cụ đều có mặt của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Mobil Oil, Caltex, GE,
Mercedes, IBM, Addidas,… Thực phẩm hoa quả tươi đều nhập từ Mỹ, Niu dilaan,
Thái Lan,… Hàng Việt Nam lao động rẻ, giá thành thấp, mẫu mã thay đổi nhanh
đáp ứng thay đổi của nhu cầu tiêu dùng là những điểm mạnh song điều đó chưa đủ
để chiếm lĩnh thị phần Singapore do chất lượng còn thấp so với nhu cầu của thị
trường yêu cầu chất lượng cao. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, những
chính sách về thuế, tài chính chưa thực sự đồng bộ,… còn là những trở ngại cho
quan hệ song phương. Do vậy, việc đảm bảo môi trường chính trị ổn định, môi
trường kinh doanh với hệ thống tài chính, ngân hàng lành mạnh, luật pháp nghiêm
minh là nhân tố hàng đầu để củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, khai thác tiềm
năng hiện có của quan hệ song phương cùng có lợi.


Tài liệu tham khảo
1. Trịnh Minh Anh (2007), “Những yếu tố tác động đến tiến trình hội nhập kinh tế
quốc của Việt Nam” Tạp chí Tạp chí Cộng sản, số 773, tháng 3.
2. Báo Nhân dân, ngày 6/7/1976
3. Bộ ngoại giao Việt Nam:
4. Bussiness Time (Singapore).
5. Trương Mỹ Hoa (2003), “Bình đảng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát
triển giữa các dân tộc” Tạp chí Cộng sản, số 15, tháng 5.
6. Trần Khánh (2003), “Vị thế của Xingapo trong hợp tác nội bộ ASEAN”, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á 04/2003.
7. Nguyễn Duy Lợi (2005), “Chênh lệch phát triển trong ASEAN”, Tạp chí Những
vấn đề Kinh tế thế giới, số 2 (106).
8. Nguyễn Văn Nam (2008), Tìm hiểu lịch sử các nước Đông Nam Á ASEAN
(trước công nguyên đến thế kỷ XX), Nxb Hà Nội.
9. Vũ Dương Ninh (Chủ biên) (2004), Việt Nam – ASEAN quan hệ đa phương và

song phương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Lương Ninh – Đỗ Thanh Bình – Trần Thị Vinh (2005), Lịch sử Đông Nam Á,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Reuter News Service ngày 5/10/1993.
12. Tài liệu lưu trữ Cục phát triển Thương vụ Việt Nam tại Singapore (N0 3140)
13. Tài liệu lưu trữ Cục phát triển Thương mại Singapore (STDB) 01/1999.
14. The Straits Times (Singapore)
15. Lim chong Yah (2002), Đông Nam Á chặng đường dài phía trước, Nxb Thế
giới, Hà Nội.


Phụ lục
1. Những sự kiện chính trị quan trọng trong tiến trình lịch sử Singapore (1965
– 2008)
Ngày 09/08/1965: Singapore tách khỏi Malaysia và trở thành một quốc gia độc lập,
chủ quyền và dân chủ.
Ngày 21/09/1965: Singapore trở thành thành viên thứ 117 của Liên hợp quốc.
Ngày 22/12/1965: Sửa đổi Hiến pháp và Singapore trở thành nước Cộng hoà
Singapore, ông Yusof bin Ishak là Tổng thống đầu tiên.
Ngày 14/03/1967: Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi quy định chế độ nghĩa vụ quân sự
bắt buộc đối với mọi công dân nam giới từ 18 tuổi trở lên.
Ngày 12/06/1967: Singapore phát hành đồng tiền riêng.
Ngày 08/08/1967: Singapore tham gia thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN).
Năm 1970: Thành lập Cơ quan Tiền tệ Singapore – MAS.
Ngày 31/10/1971: Bộ tư lệnh Viễn Đông của Anh chấm dứt hoạt động và rút khỏi
Singapore.
Tháng 5/1973: Chấm dứt chế độ chuyển đổi tiền tệ tự động với Malaysia.
Ngày 03/09/1976: Sửa đổi Luật về nghị sĩ quốc hội nâng số lượng ghế từ 65 lên 69
Ngày 29/07/1980: Sửa đổi Luật về nghị sĩ quốc hội nâng số lượng ghế từ 69 lên 75

Ngày 22/08/1984: Sửa đổi Luật bầu cử quốc hội quy định có nghị sĩ lựa chọn.
Ngày 01/06/1988: Sửa đổi Luật bầu cử quy định thành lập 14 Khu vực bầu cử theo
Đại diện cộng đồng.
Ngày 10/09/1990: Sửa đổi Hiến pháp quy định có nghị sĩ chỉ định.


Ngày 28/11/1990: Ông Goh Chok Tong trở thành thủ tướng thay ông Lý Quang
Diệu.
Ngày 30/11/1991: Sửa đổi Hiến pháp quy định bầu cử Tổng thống trực tiếp.
Ngày 01/09/1993: Ông Ong Teng Cheong là Tổng thống đầu tiên được bầu trực
tiếp.
Ngày 02/01/1997: Bầu cử Quốc hội, các đảng đối lập giành được hai ghế.
Ngày 01/09/1999: Ông S.R.Nathan được bầu làm Tổng thống.
Tháng 11/2001: Bầu cử Quốc hội, PAP giành được 75,3% số phiếu bầu.
Ngày 12/08/2004: Ông Lý Hiển Long lên làm Thủ tướng thay ông Goh Chok
Tong.


2. Bảng số liệu về quan hệ kinh tế Việt Nam - Singapore
Bảng 1: Tình hình xuất khẩu hàng Việt Nam sang Singapore (1996 – 1998)
(Đơn vị tính: Nghìn đôla Singapore – S$)
Số TT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Mặt hàng
Dầu thô
Gia vị
Cà phê
Giày dép
Tôm cua đông lạnh
Hàng may mặc nam
Cá đông lạnh
Cao su thiên nhiên
Thiết bị điện dân dụng
Gạo
Hạt và quả có dầu
Hàng dệt kim (nam)
Thiết bị liên lạc viễn thông
Vô tuyến
Vải

Đồ nhựa
Đồ nội thất
Trứng chim cút
Rau quả tươi
Hàng dệt kim (nữ)
Các mặt hàng khác
Tổng cộng

1996
260.975
49.997
25.692
14.1183
20.736
10.116
7.853
8.083
26.128
4.078
18.248
2.417
4.397
4.580
2.807
3.685
3.10
4.550
3.859
456
138.973

614.892

1997
387.215
64.073
54.834
28.170
21.750
15.082
9.720
16.117
29.191
8.608
6.524
8.548
7.416
7.849
6.747
4.099
3.636
4.310
1.951
1.209
129.177
807.279

Nguồn: Cục phát triển thương mại Singapore (STDB), 11/1/1999

1998
386.968

63.818
30.601
22.560
14.480
12.984
10.507
10.401
10.398
9.613
9.283
8.243
6.294
5.603
5.212
4.498
4.239
3.890
3.512
2.962
83.225
709.179


Bảng 2: Tình hình xuất khẩu hàng Việt Nam sang Singapore (1999 – 2000)
(Đơn vị tính: Nghìn đôla Singapore – S$)
Số TT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Mặt hàng
Dầu thô
Gia vị
Giày dép
Gạo
Cá đông lạnh
Tivi màu
Hàng dệt kim
Thiết bị liên lạc viễn thông
Máy phát điện
Đồ nội thất
Tôm cua đông lạnh
Cà phê

Thiết bị điện dân dụng
Cao su thiên nhiên
Đường và mật ong
Thiết bị điện
Hàng may mặc (nam)
Hàng dệt đan (nam)
Đồ nhựa
Các mặt hàng khác
Tổng cộng

1999
2000
(nghìn SgD) (nghìn SgD)
413.785
959.221
123.131
91.835
29.156
35.885
44.057
31.820
15.117
20.212
6.304
7.894
12.291
15.076
7.562
7.899
5.512

8.086
6.667
9.210
14.520
15.481
26.066
9.177
6.077
9.101
32.082
16.046
81
1.490
2.564
3.251
11.490
7.544
5.113
5.788
5.369
6.920
103.097
137.934
888.038
1.413.215

Nguồn: Cục phát triển thương mại Singapore (STDB), 11/1/1999


Bảng 3: Tình hình xuất khẩu hàng Singapore sang Việt Nam (1996 – 1998)

(Đơn vị tính: Nghìn đôla Singapore – S$)
Số TT

Mặt hàng

1
2
3
4
5

Dầu tinh chế
Thuốc lá
Van điện tử
Máy xử lý dữ liệu
Phụ tùng thiết bị điện dân
dụng
Thiết bị liên lạc viễn thông
Phụ tùng văn phòng và áy xử
lý dữ liệu
Thiết bị mạng điện tử
Máy móc điện tử
Các sản phẩm của dầu
Điều hòa không khí
Thuốc men
Vật liệu giấy
Nhôm
Đồ gia dụng
Vật liệu nhà
Vật liệu và thiết bị chụp ảnh

Phụ tùng và máy điện tử
Hợp chất Nitrogen
Thiết bị đo lường
Các mặt hàng khác
Tổng cộng

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

1996
(nghìn SgD)
632.617
234.923
33.387
87.865
70.763


1997
(nghìn SgD)
638.766
160.424
122.810
93.209
57.848

1998
(nghìn SgD)
641.766
193.687
165.297
96.337
83.543

61.943
20.539

50.206
43.269

69.242
55.612

31.647
22.665
31.417
40.260

30.580
17.846
17.104
34.769
12.519
33.768
50.286
46.162
24.549
883.368
2.419.717

58.128
46.272
40.559
44.317
35.082
27.800
26.172
34.602
15.237
34.535
30.648
38.730
20.047
854.763
2.473.424

52.314
51.834

42.260
40.070
37.100
35.690
31.849
29.230
25.946
25.545
24.260
22.696
21.598
785.063
2.520.990

Nguồn: Cục phát triển thương mại Singapore (STDB), 11/1/1999


×