Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI DNTN VẠN PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.1 KB, 25 trang )

TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI DNTN VẠN PHÚC
I. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ DNTN VẠN PHÚC
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Doanh nghiệp Vạn Phúc là một doanh nghiệp tư nhân - giám đốc doanh
nghiệp là bà Nguyễn Thị Vinh, người đứng đầu bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
Tiền thân của doanh nghiệp là một của hàng với qui mô hoạt động buôn bán nhỏ,
nhưng do nhu cầu phát triển ngày 26/2/1998 theo quyết định số 3416GP/TLDN
của UBND thành phố Hà Nội doanh nghiệp Vạn Phúc được thành lập.
Trụ sở giao dịch của doanh nghiệp đặt tại: 46 đường Sân Bay, phường
Khương Mai - Quận Thanh Xuân - Hà Nội.
Hiện nay, Doanh nghiệp Vạn Phúc đang là một trong những doanh nghiệp
được biết đến trong khối cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ với chức năng
kinh doanh: Buôn bán hàng tư liệu sản xuất chủ yếu là sắt thép và vật liệu xây
dựng, đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá, gia công sản xuất cấu kiện phi tiêu chuẩn.
Thị trường của doanh nghiệp là Hà Nội và các tỉnh lân cận. Doanh nghiệp là đơn vị
hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng và chịu trách nhiệm về tình hình hoạt
động kinh doanh, kết quả tài chính của mình trước pháp luật. Doanh nghiệp thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.
2. Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp:
Bộ máy quản lý của doanh nghiệp gồm có:
• Giám đốc doanh nghiệp: Là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh
doanh, đại diện của doanh nghiệp trước pháp luật và là người đưa ra quyết định
cuối cùng liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
• Các phòng ban chức năng: Được tổ chức theo yêu cầu trong việc quản lý, sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các phòng ban này dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của giám đốc và có trách nhiệm giúp đỡ giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh
doanh nhằm đạt hiệu quả cao.
- Phòng tài vụ: Là bộ phận quản lý trong doanh nghiệp thực hiện hạch toán kế
toán thống kê của doanh nghiệp và cung cấp thông tin tài chính cho Ban giám đốc;
ngoài ra phòng kế toán còn có nhiệm vụ lập và báo cáo tài chính theo qui định.


- Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm về hoạt động mua bán hàng hoá của
doanh nghiệp và lập kế hoạch cho toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bộ phận sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất, đảm bảo cấp phát đủ chủng loại
vật tư phục vụ cho các phân xưởng bộ phận, trực tiếp thực hiện sản xuất để hoàn
thành sản phẩm.
PHÒNG T I VÀ Ụ
BỘ PHẬN SẢN XUẤT
GI M Á ĐỐC DOANH NGHIỆP
Bộ phận cắt bản mã tôn
Bộ phận SX phi tiêu chuẩn
PHÒNG KINH DOANH
Bộ phận bán h ngà
Bộ phận giao dịch
Sơ đồ 12: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của DNTN Vạn Phúc
3. Tổ chức bộ máy kế toán tại DNTN Vạn Phúc.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và kinh doanh, DN Vạn Phúc áp dụng
hình thức kế toán tập trung để phù hợp với điều kiện và trình độ của cán bộ kế toán
và quản lý. Bộ máy kế toán của DN gồm có 4 người, mỗi người chịu trách nhiệm
độc lập đối với công việc của mình.
• Kế toán trưởng : Là người có vai trò chính trong bộ máy kế toán của DN. Ngoài
việc theo dõi tổng hợp về vật liệu, hàng hoá và công nợ, tổng hợp lập báo cáo tài
chính của doanh nghiệp.
• Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý thu chi tiền mặt tại doanh nghiệp. Hàng ngày
lập báo cáo quỹ đối chiếu với các kế toán khác trong doanh nghiệp.
• Kế toán hàng hoá, công nợ: Theo dõi một cách chi tiết về hàng hoá, nguyên vật
liệu và theo dõi công nợ cuả khách hàng. Chịu trách nhiệm về quản lý kho cũng
như theo dõi sổ sách chi tiết về tình hình nhập xuất vật liệu, hàng hoá tại kho.
• Kế toán máy: Là người chịu trách nhiệm nhập toàn bộ hoá đơn, chứng từ của các
nghiệp vụ phát sinh trong ngày vào máy tính mà kế toán tổng hợp và kế toán chi
tiết đưa lên.

Sơ đồ 13: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp
THỦ QUỸ
KẾ TO N M YÁ Á
KẾ TO N TRÁ ƯỞNG
Kiêm kế toán tổng hợp
KẾ TO N H NG HO CÔNG NÁ À Á Ợ
Nhận xét: Với hình thức tổ chức bộ máy kế toán, hiện nay tại DN vẫn áp
dụng song song đồng thời cả kế toán máy và kế toán tay. Điều này chưa đem lại
hiệu quả công việc cao và lãng phí thời gian vì phải tiến hành hạch toán, ghi sổ hai
lần trong khi đó thì chỉ cần một lần là đủ. Việc ghi chép chứng từ, số liệu vào các
sổ cũng như nhập vào máy tính chưa được tiến hành kịp thời trong khi có thể khắc
phục bằng cách phân mảng công việc cho mỗi người bằng cách ứng dụng trực tiếp
trên phần mềm kế toán mà doanh nghiệp đang sử dụng.
Một số chỉ tiêu kinh tế mà DNTN Vạn Phúc đạt được trong những năm
qua:
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 6 tháng đầu
năm 2003
1. Tổng doanh thu 15.245.591.299 15.499.044.661 7.800.212.452
2. Giá vốn 14.842.249.477 15.078.254.074 7.602.431.949
3. Lợi nhuận gộp 403.341.822 420.790.587 197.780.503
4. Tổng chi phí 361.930.853 373.352.715 165.515.819
5. Lợi nhuận trước thuế 41.410.969 47.437.872 32.264.684
6. Nộp NSNN 13.251.510 15.180.199 10.324.699
7. Tổng vốn kinh doanh 489.067.153 509.924.906 509.924.000
8. Số lao động 30 40 45
9. Thu nhập bình quân 700.000 850.000 1.000.000
Nhận xét: Thông qua các chỉ tiêu trên đã phản ánh được phần nào tình hình
hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp .
Mặc dù tổng doanh thu của Doanh nghiệp là tăng đều qua các năm, tuy vẫn ở

mức chưa cao nhưng trong cơ chế thị trường hiện nay, việc làm ăn buôn bán là rất
khó khăn, đặc biệt là đối với một DN nhỏ, mới đi vào hoạt động lại chuyên kinh
doanh những mặt hàng mang tính cạnh tranh cao. Do vậy để tồn tại và duy trì được
hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo đời sống cho hơn 45 lao động cũng là
một sự cố gắng không ngừng của giám đốc, cũng như toàn bộ đội ngũ nhân viên
của DN .
Đến nay, chỉ căn cứ trên một số chỉ tiêu của 6 tháng cuối năm 2002, có thể
thấy rõ một bước tiến đi lên đáng kể, thể hiện rõ nhất là việc tăng lên về lợi nhuận
đi đôi với việc giảm bớt những khoản chi phí so với hai năm trước 2000-2001 điều
này chứng tỏ DN ngày càng chú trọng hơn nữa đến những chiến lược phát triển
của DN (ví dụ như: làm phong phú chủng loại mặt hàng kinh doanh, áp dụng
những mức giá hợp lý, quan tâm nhiều đến chất lượng hàng hoá, các dịch vụ sau
bán hàng...).
Tóm lại, Doanh nghiệp đã định hướng quản lý và đầu tư cho hoạt động kinh
doanh của mình đúng hướng nên qui mô hoạt động kinh doanh của DN ngày càng
mở rộng, doanh thu được nâng cao đem lại lợi nhuận lớn, đảm bảo tốt đời sống
công nhân viên của Doanh nghiệp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ TIÊU THỤ (XĐKQTT)TẠI DNTN VẠN PHÚC.
1. Chế độ kế toán và một số phương pháp áp dụng trong công tác tiêu thụ
hàng hoá tại DNTN Vạn Phúc.
Doanh nghiệp tổ chức kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành
theo quyết định số 1141TC/QĐ-CĐKT do Bộ Tài Chính ban hành ngày
01/01/1995.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Doanh nghiệp báo cáo kế toán theo quí.
Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán.
- Kết quả hoạt động kinh doanh.

- Thuyết minh báo cáo tài chính.
2. Trình tự ghi sổ kế toán tiêu thụ hàng hoá và XĐKQTT ở DN:
Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Theo hình thức này
thì hàng ngày khi phát sinh các nghiệp vụ kế toán lưu chuyển hàng hoá, căn cứ vào
các chứng từ gốc như: Hoá đơn GTGT, PXK…kế toán tiến hành vào Sổ chi tiết
các TK 156,632,511,641,642 đồng thời vào Nhật ký chung và Nhật ký bán hàng
(nếu có). Định kỳ (3,5,7 ngày) trên cơ sở Nhật ký bán hàng, Nhật ký chung kế toán
lập Sổ cái cho các TK liên quan TK156,511,632,641,642,911. Cuối tháng kế toán
tổng hợp dựa vào các thông tin trên Sổ cái để lập ra Bảng cân đối số phát sinh.
Ngoài ra các Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ chi tiết) còn được dùng để
đối chiếu với các Sổ cái làm căn cứ để kế toán có thể lập được các Báo cáo kế toán
cuối kỳ.
Ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung có ưu điểm là đơn giản, phù hợp với
việc sử dụng kế toán máy tuy nhiên có sự trùng lắp trong việc ghi chép nên nếu sử
dụng kế toán thủ công trong điều kiện doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ kinh tế
phát sinh thì công việc kế toán sẽ vất vả.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Hoá đơn GTGT, chứng từ gốc khác
Sổ chi tiết TK511,TK131,
TK156…
Nhật ký bán h ng: TK511,TK131,TK632,TK111,TK156,TK3331,à
TK911,TK421
Nhật ký chung
Sổ cái TK511,TK632,TK156,TK911,TK421
Sổ tổng hợp chi tiết TK511,131,156,
TK111,112
111,112
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo t i chínhà
: Ghi hàng ngày

: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu kiểm tra.
3. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại DNTN Vạn Phúc.
Nhiệm vụ đặt ra cho công tác hạch toán tiêu thụ tại DN là phải theo dõi, phản
ánh và hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời quá trình tiêu thụ hàng hoá, doanh thu
bán hàng, tình hình thanh toán và thu tiền bán hàng, tình hình thanh toán với ngân
sách nhà nước về các loại thuế. Thông qua đó giám sát tình hình thực hiện kế
hoạch mua bán hàng hoá (về số lượng, giá cả, thanh toán...) để xác định chính xác
kết quả hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp.
Công tác tổ chức hạch toán tiêu thụ của doanh nghiệp được thể hiện thông
qua nội dung trình bày sau đây:
3.1 Kế toán doanh thu bán hàng:
Doanh thu bán hàng: Là tổng giá trị thực hiện được do việc bán hàng, cung
cấp lao vụ dịch vụ cho khách hàng.
Hiện nay doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp bao gồm doanh thu từ :
Doanh thu thực hiện được từ việc bán hàng hoá: (Chủ yếu là sắt thép và vật
liệu xây dựng). Tức là bên mua cử đại diện đến kho của Doanh nghiệp để nhận
hàng. Doanh nghiệp xuất kho hàng hoá, giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Sau
khi đại diện bên mua nhận đủ hàng thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, khi đó
hàng được xác định là tiêu thụ. Đây là nguồn doanh thu chính để thực hiện kế
hoạch lợi nhuận.
Công thức xác định theo doanh thu hàng hoá kinh doanh:
Doanh thu bán hàng
hoá kinh doanh
=
=
Số lượng hàng hoá
tiêu thụ
x
x

Đơn giá bán
- Doanh thu từ thành phẩm: Tức là từ nguyên vật liệu mua về như sắt, thép, tôn…
được đưa vào bộ phận sản xuất để sản xuất ra sản phẩm đó là các cấu kiện phi tiêu
chuẩn.
a) Công tác tiêu thụ hàng hoá tại doanh nghiệp:
Doanh nghiệp thực hiện việc tiêu thụ hàng hoá theo phương thức trực tiếp.
Theo phương thức này, sản phẩm được bán trực tiếp cho người mua. Việc thoả
thuận về giá cả, phương thức thanh toán được diễn ra giữa doanh nghiệp và khách
hàng mà chủ yếu là thanh toán trực tiếp tại doanh nghiệp.
b) Phương pháp hạch toán:
Các tài khoản sử dụng:
* Nhóm tài khoản chính:
Bao gồm các tài khoản : TK155, TK156, TK5111, TK5112, TK632,
* Nhóm tài khoản liên quan đến công tác thanh toán tiền hàng:
+ Các tài khoản công nợ : TK 331, TK 131, TK138, TK 333.
+ Các tài khoản vốn bằng tiền: TK 111,TK 112, TK 113.
Chứng từ kế toán trong công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá :
Chứng từ là những minh chứng bằng giấy tờ về nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá
đã phát sinh hay đã hoàn thành dựa trên nguyên tắc qui định của nhà nước:
Hệ thống chứng từ được sử dụng tại doanh nghiệp :
- Hoá đơn GTGT (Biểu số 1)
- Phiếu xuất kho.(Biểu số 14)
- Phiếu thu tiền mặt, giấy báo có, giấy nhận nợ (Biểu số 2)
- Các chứng từ khác liên quan.
* Một số qui định về chứng từ:
Về nơi phát hành và lập chứng từ: Sau khi đã phản ánh các nghiệp vụ phát
sinh taị kho và cửa hàng, các chứng từ được chuyển toàn bộ lên cho phòng kế toán
để hạch toán và lưu trữ. Trước khi hạch toán, các chứng từ phải được kiểm tra và
được kế toán tổng hợp thông qua. Sau khi tiến hành ghi sổ và hạch toán thống kê,
các chứng từ được sắp xếp và lưu trữ theo chế độ quy định.

c) Hệ thống sổ, phương pháp hạch toán và trình tự ghi chép các nghiệp vụ tiêu
thụ hàng hoá và các khoản doanh thu:
* Hệ thống sổ:
- Nhật ký chung.
- Nhật ký bán hàng:
- Sổ quĩ tiền mặt, sổ phụ ngân hàng.
- Sổ chi tiết doanh thu hàng hoá, thành
phẩm
- Sổ chi tiết giá vốn hàng hoá.
- Sổ cái doanh thu.
- Sổ cái các tài khoản liên quan.
- Sổ theo dõi thuế GTGT.
- Sổ theo dõi công nợ của khách
hàng.
- Các sổ khác liên quan
Về cơ bản hệ thống sổ của doanh nghiệp đã chấp hành đúng chế độ qui định.
* Qui trình bán hàng:
- Tại cửa hàng:
Nhân viên bán hàng hàng ngày ngoài việc ghi chép tình hình xuất bán hàng
hoá thông qua phiếu bán hàng, phiếu bán Nợ (Biểu 20), còn là người trực tiếp giao
dịch bán hàng và thu tiền hàng. Cuối ngày nhân viên bán hàng có trách nhiệm phải
nộp đồng thời phiếu bán hàng và phiếu bán Nợ cùng với toàn bộ số tiền hàng
trong ngày về phòng kế toán của doanh nghiệp. Toàn bộ số tiền bán hàng đều được
nộp vào quĩ của doanh nghiệp.
Tại kho: Hiện nay, Doanh nghiệp có 3 kho hàng tại trụ sở 199 – Trường
Chinh. Khi có nghiệp vụ bán hàng, phòng kế toán sẽ viết hoá đơn, thủ kho của các
kho hàng tương ứng sẽ tiến hành xuất kho khi có lệnh xuất kho. Do DN là đối
tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên khi viết hoá đơn bán hàng
sẽ sử dụng hoá đơn GTGT theo mẫu số 01.GTKT – 3LL BK.01-B của Bộ Tài
chính ban hành ngày 16/7/1998 theo quyết định số 885/1998/QĐ. Hoá đơn được

đặt giấy than viết một lần làm 3 liên.
Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho do bộ phận bán hàng viết để giao cho
khách theo đúng như số lượng hàng trên phiếu xuất kho. Cuối ngày thủ kho có

×