Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp phát thanh truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.22 KB, 65 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................................................1
I. MỞ ĐẦU............................................................................................................................................2
1.1 Lý do chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp...............................................................................2
1.1.1 Tác phẩm tốt nghiệp giúp sinh viên bộc lộ khả năng làm báo phát thanh.........................2
1.1.2 Chương trình phù hợp với năng lực của sinh viên.............................................................3
1.1.3 Tác giả đã tham gia sản xuất nhiều chương trình Sóng trẻ................................................4
1.2 Tính cấp thiết và lịch sử nghiên cứu đề tài...............................................................................4
1.2.1 Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................................4
1.2.2 Lịch sử nghiên cứu đề tài....................................................................................................5
1.3 Mục đích và nhiệm vụ của tác phẩm tốt nghiệp.......................................................................6
1.3.1 Mục đích của tác phẩm tốt nghiệp.......................................................................................6
1.3.2 Nhiệm vụ của tác phẩm tốt nghiệp......................................................................................7
1.4 Phương thức sản xuất chương trình Sóng trẻ và tác phẩm tốt nghiệp...................................8
1.4.1 Phương thức sản xuất chương trình Sóng trẻ.....................................................................8
1.4.2 Phương thức thực hiện tác phẩm tốt nghiệp.....................................................................10
1.5 Khái quát về tác phẩm tốt nghiệp – chương trình Sóng trẻ số 13.........................................11
1.5.1 Nội dung chính của tác phẩm tốt nghiệp...........................................................................12
1.5.2 Hình thức của tác phẩm tốt nghiệp...................................................................................13
1.5.3 Vai trò của bản thân trong tác phẩm tốt nghiệp................................................................15
1.6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tác phẩm tốt nghiệp............................................................15
1.6.1 Ý nghĩa lý luận của tác phẩm tốt nghiệp..........................................................................15
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn của tác phẩm tốt nghiệp.......................................................................16
II. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP.........................................................17
3. BÁO CÁO QUY TRÌNH THỰC HIỆN TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP.........................................37
3.1 Quá trình thực hiện tác phẩm..................................................................................................37
3.1.1 Quá trình tìm kiếm và lựa chọn chủ đề, đề tài..................................................................37
3.3.2 Tăng cường công tác quảng bá cho chương trình............................................................53

1



3.3.3 Đề cao sự sáng tạo, đổi mới dựa trên khung chương trình chuẩn...................................54
3.3.4 Tổ chức họp ban biên tập thường xuyên để trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng.................55
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................58
PHỤ LỤC............................................................................................................................................59

I. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp
1.1.1 Tác phẩm tốt nghiệp giúp sinh viên bộc lộ khả năng làm báo phát thanh
Hiện nay khi các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng phát
triển, nhu cầu tiếp nhận và lựa chọn thông tin của công chúng ngày càng đa
dạng, phong phú và có phần khắt khe hơn. Điều này tạo ra nhiều cơ hội và thách
thức cho những người làm báo phát thanh nói riêng và những người làm báo nói
chung. Sự năng động, sáng tạo của nhà báo phát thanh đóng vai trò quan trọng
để báo phát thanh ngày càng mới mẻ, thu hút được nhiều thính giả hơn. Có
nghĩa là một nhà báo phát thanh hiện đại không chỉ thực hiện một công việc duy
nhất là viết báo, mà còn có khả năng đảm nhiệm nhiều vai trò khác trong quá

2


trình thực hiện tác phẩm phát thanh. Đó là biên tập tác phẩm, tìm kiếm nhân vật,
dẫn chương trình, dựng chương trình, cho tới việc xử lý các yếu tốt kỹ thuật…
Với một sinh viên chuyên ngành phát thanh, việc tập làm tác phẩm, tập
dựng một chương trình với đầy đủ thành tố của một chương trình phát thanh là
một quá trình rèn nghề hữu ích. Không những vậy, việc này còn giúp cho sinh
viên có thêm nhiều trải nghiệm, nhiều bài học thực tiễn quý báu.Nhận thấy được
tầm quan trọng của điều đó, tôi đã lựa chọn hình thức thực hiện hiện tác phẩm
tốt nghiệp. Bởi khi thực hiện tác phẩm, sinh viên sẽ thể hiện rõ nhất năng lực

làm báo phát thanh của mình. Đây cũng là dịp để vận dụng tối đa các kỹ năng
thực hành với tri thức tích lũy được trong 4 năm học.
1.1.2 Chương trình phù hợp với năng lực của sinh viên
Chương trình Sóng trẻ được lên sóng từ tháng 1 năm 2010 với những
format cũng như cách thể hiện phù hợp với nhu cầu của giới trẻ, đặc biệt là sinh
viên trên địa bàn thủ đô. Đây là chương trình phát thanh được thực hiện cho sinh
viên và bởi sinh viên, nên các nội dung được đề cập đến trong chương trình rất
gần gũi với sinh viên. Bản thân tôi cũng là một sinh viên, một người trẻ, bởi vậy,
khi thực hiện chương trình Sóng trẻ, tôi vừa được học hỏi, vừa được bày tỏ và
đồng cảm với mỗi số phát sóng của chương trình. Bởi những chủ đề được nêu ra
đều gần gũi, thân thuộc và thiết yếu đối với bản thân tôi nói riêng và sinh viên
nói chung. Khi lựa chọn thực hiện chương trình, tôi có nhiều cơ hội để hiểu hơn
về mình và bạn bè cụng trang lứa.
Chương trình Sóng trẻ với thời lượng 30 phút, đề cập đến mọi mặt của đời
sống sinh viên. Nội dung, sắc thái, các vấn đề của chương trình hoàn toàn phù
hợp với sinh viên năm bốn có thể thực hiện. Thêm vào đó, chương trình hướng
tới đối tượng là sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thủ đô, do
vậy, việc tiếp cận nguồn tin, đi thực tế, viết bài có phần thuận lợi hơn và sinh
viên có thể đáp ứng được những yêu cầu đặt ra.

3


Xuất phát từ những lý do trên, 30 phút của chương trình thực sự là một
sân chơi, một vườn ươm bổ ích và thuận lợi cho sinh viên lựa chọn hình thức tác
phẩm tốt nghiệp.
1.1.3 Tác giả đã tham gia sản xuất nhiều chương trình Sóng trẻ
Chương trình Phát thanh Sóng trẻ được tổ chức sản xuất và thực hiện bởi
Khoa Phát thanh – Truyền hình. Điều này đã tạo cơ hội cho sinh viên chuyên
ngành phát thanh trong khoa có thể tham gia sản xuất chương trình, bản thân tôi

cũng may mắn được trải nghiệm cơ hội bổ ích này khi được vào ban biên tập
của chương trình Sóng trẻ. Trong thời gian là sinh viên, tôi đã thực hiện nhiều
tin, bài và biên tập các số Sóng trẻ. Là một thành viên trong Câu lạc bộ Phát
thanh Sóng trẻ, không chỉ được trực tiếp biên tập và xây dựng các số Sóng trẻ
mà tôi còn được học tập rất nhiều kỹ năng từ các anh chị khóa trước, các bạn,
các em trong Câu lạc bộ. Hiểu được kết cấu và cách viết của chương trình, tôi
xem như đó là một điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt tác phẩm tốt nghiệp của
mình.
1.2 Tính cấp thiết và lịch sử nghiên cứu đề tài
1.2.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đề tài tôi chọn cho chương trình Sóng trẻ số 13 là Sinh viên với những
hiểu biết về hầu đồng. Hầu đồng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng
dân gian của nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, hầu đồng là nghi
thức không thể thiếu trong các thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức
Thánh Trần… Dân gian tin rằng, các ông đồng, bà đồng khi lên đồng có thể ban
phước lành, sức khỏe, bình an cho mọi người. Về bản chất, hầu đồng là một tín
ngưỡng dân tộc, một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp. Tuy nhiên, nhiều người,
nhất là nhiều bạn sinh viên chưa hiểu hết về nghi lễ văn hóa truyền thống này,
dẫn đến những nhìn nhận sai lệch về hầu đồng.
Với bản chất là một hoạt động nghiêng về thế giới tâm linh, hầu đồng dựa
vào niềm tin của con người để có thể phán truyền, diệt tà ma, ban phúc lộc …,
4


đây cũng chính là yếu tố nhạy cảm, khiến cho nhiều người dễ bị lợi dụng và tác
động. Nhiều kẻ bất chính dựa vào điều này để trục lợi từ những người thiếu hiểu
biết và có niềm tin mù quáng. Đây là vấn đề vẫn luôn được nhiều người quan
tâm và bàn luận. Bởi vậy, hơn ai hết, những người trẻ chúng ta cần có những
hiểu biết nhất định về nghi lễ văn hóa hầu đồng để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.
Như vậy, với mong muốn đem đến một góc nhìn sâu sắc, chân xác về vấn đề, tọa

đàm Sinh viên với những hiểu biết về hầu đồng càng trở nên cấp thiết hơn.
1.2.2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trong quá trình sản xuất chương trình Sóng trẻ, bản thân tôi đã được tiếp
xúc nhiều với các bạn cùng làm chương trình, biết được các đề tài mà các biên
tập viên thường chọn lựa xoay quanh các vấn đề quen thuộc của giới trẻ. Bên
cạnh đó, nhiều chủ đề còn theo các ngày lễ lớn trong năm. Vì vậy, khi nghĩ ra
chủ đề “Sinh viên với những hiểu biết về hầu đồng”, tôi nhận thấy sự mới lạ
trong góc tiếp cận. Ngoài ra, khi tìm hiểu tác phẩm tốt nghiệp của các anh chị
khóa trước, chưa có tác phẩm nào đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, trên phạm
vi rộng hơn, đã có các tác phẩm báo chí đề cập đến tín ngưỡng hầu đồng trong
các chương trình về văn hóa truyền thống của dân tộc, như: phóng sự truyền
hình Hầu đồng: văn hóa tín ngưỡng cần bảo tồn trong chương trình Tìm về
nguồn cội phát sóng trên đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội, các bài viết phản
ánh những biến tướng trong nghi lễ hầu đồng trên báo Lao động, báo mạng điện
tử Vietnamnet, VnExpress…Tuy vậy, đề tài “Sinh viên và những hiểu biết về
hầu đồng” với phương thức sản xuất là một chương trình phát thanh, cũng là
một tác phẩm tốt nghiệp nói về những hiểu biết của sinh viên về hầu đồng thì
chưa có chương trình nào đề cập đến.
Có thể việc lựa chọn đề tài liên quan đến hầu đồng để sản xuất chương
trình Sóng trẻ số 13 là 1 sự mạo hiểm bởi theo lời khuyên của các anh chị khóa
trên thì đây là vấn đề có tính nhạy cảm. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của giảng
viên hướng dẫn là Thạc sĩ Nguyễn Văn Trường, tôi đã chọn đề tài này cho tác
phẩm tốt nghiệp, đúc rút những kinh nghiệm, tâm huyết của một sinh viên năm 4
5


chuyên ngành Phát thanh. Sau quá trình tìm hiểu, đọc tài liệu và thu thập thông
tin, tôi tự tin vào lựa chọn của mình và cố gắng thực hiện tác phẩm một cách tốt
nhất.
1.3 Mục đích và nhiệm vụ của tác phẩm tốt nghiệp

1.3.1 Mục đích của tác phẩm tốt nghiệp
Chương trình đặt ra vấn đề hiện nay một bộ phận sinh viên không có
những hiểu biết về các nghi lễ văn hóa truyền thống của dân tộc mà cụ thể là
trong tác phẩm này là nghi lễ hầu đồng. Đó là thực tế dẫn đến những nhìn nhận
sai lệch, cũng là điểm yếu khiến kẻ xấu xó thể lợi dụng để trục lợi bất chính.
Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Giám đốc viện nghiên cứu văn hóa Việt Nam:
"Bản chất nguyên sơ của hầu đồng là hình thức hoạt động văn hóa tín ngưỡng
tâm linh, nhưng hiện nay đang bị bóp méo và lợi dụng. Nhiều người lên đồng vì
những lợi ích vật chất, và ở đó có nguy cơ trở thành môi trường kiếm tiền, làm
giàu, trục lợi. Cái mà người ta gọi buôn thần, bán thánh". Bởi vậy, Sóng trẻ số
13 với chủ đề Sinh viên với những hiểu biết về hầu đồng muốn gửi đến thông
điệp với các bạn sinh viên là hãy tìm hiểu về những kiến thức văn hóa – xã hội,
đặc biệt đừng bỏ qua những kiến thức về các nghi lễ văn hóa truyền thống, tâm
linh của dân tộc. Bởi nó không chỉ thể hiện sự trân trọng của người trẻ đối với
các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, mà còn là cách để tránh được sự
lợi dụng của những kẻ có động cơ trục lợi bất chính thông qua việc lợi dụng
lòng tin của con người qua các yếu tố tâm linh.
Qua 15 phút “Diễn đàn Sóng trẻ”, tôi muốn đem đến cho thính giả một
cái nhìn có khía cạnh sâu sắc từ một người nghiên cứu văn hóa, đồng thời là
cuộc trao đổi về vấn đề những hiểu biết của sinh viên về nghi lễ hầu đồng. Từ
đó góp phần bổ sung thêm kiến thức về chủ đề này, đồng thời thể hiện rõ quan
điểm:“Việc tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống tâm linh có vai trò rất
quan trọng đối với mỗi người, nhất là với các bạn sinh viên”.
Chương trình Sóng trẻ là một tổng thể bao gồm nhiều chuyên mục, mỗi
chuyên mục có mục đích và nhiệm vụ riêng. Trong “Bản tin Sóng trẻ”, với thời
6


lượng 5 phút, sinh viên thực hiện muốn cập nhật những tin tức vừa và sắp diễn
ra, xoay quanh đời sống của sinh viên trên địa bàn thủ đô. Trong đó có 2 tin có

âm thanh hiện trường, 3 đến 4 tin đưa tin về các sự kiện, hoạt động sắp diễn ra
liên quan đến giới trẻ, sinh viên trên địa bạn Hà Nội. Phần tin tức sẽ phụ thuộc
vào dòng thời sự trong thời điểm phát sóng chương trình. Chuyên mục “Lăng
kính sinh viên” là góc phản ánh của phóng viên về những bạn trẻ có đam mê với
nghệ thuật hát văn hầu đồng, góp phần tô đậm thêm chủ đề của chương trình.
Chuyên mục “Quà tặng âm nhạc” là một ca khúc vui tươi, đem đến những giây
phút thư giãn cho thính giả.
Tóm lại, mục đích cuối cùng tôi muốn hướng tới đó là xây dựng
một chương trình phát thanh Sóng trẻ hoàn chỉnh, tạo điểm nhấn, thu hút sự
quan tâm của thính giả, nội dung, hình thức phù hợp với tính chất của chương
trình phát thanh dành cho giới trẻ, đảm bảo ý nghĩa thực tiễn là lý luận chung.

1.3.2 Nhiệm vụ của tác phẩm tốt nghiệp
Nhiệm vụ đầu tiên là cần theo dõi các số Sóng trẻ đã và đang phát sóng
cũng như theo sát dòng thời sự đang diễn ra. Điều này giúp tôi đảm bảo sự thống
nhất chặt chẽ với hệ thống chương trình. Đồng thời đảm bảo tính thời sự cập
nhật, thông tin mới mẻ, bổ ích.
Thứ hai là việc nghiên cứu tài liệu phải chặt chẽ, nghiêm túc, cập nhật
thường xuyên. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, mà chủ yếu
là mạng Internet để tìm hiểu thông tin. Ngoài ra cần tham khảo ý kiến của những
người có trình độ chuyên môn vững chắc, chuyên nghiên cứu về vấn đề này. Với
một vấn đề mang tính nhạy cảm cao như hầu đồng, cần phải đặc biệt cẩn thận
nghiên cứu và tìm hiểu.
Thứ ba là xây dựng đề cương khoa học, rõ ràng, cụ thể để đảm bảo sự
thuận lợi trong quá trình thực hiện tác phẩm tốt nghiệp. Thứ tư là việc theo dõi
sát sao từ dầu đến cuối chương trình. Để chương trình đủ thời lượng và mọi việc
được thực hiện đúng ý tưởng của mình.
7



1.4 Phương thức sản xuất chương trình Sóng trẻ và tác phẩm tốt nghiệp
1.4.1 Phương thức sản xuất chương trình Sóng trẻ
Phương thức sản xuất chương trình Sóng trẻ cũng giống như nhiều
chương trình phát thanh truyền thống khác. Các tư liệu sẽ được chuẩn bị sẵn từ
trước, sau đó sẽ thực hiện ghi âm tại phòng thu, dựng chương trình, ghi đĩa và
phát sóng. Theo format chương trình mới được thực hiện như sau:
Nhạc hiệu chương trình
1. Lời giới thiệu (2 phút 30 giây):
Hai người dẫn chương trình, thường là 1 MC nam và 1 MC nữ đọc và thể
hiện trên nền nhạc
2. Bản tin Sóng trẻ (5 phút):
Bản tin gồm các thông tin về mọi mặt liên quan đến học sinh, sinh viên
diễn ra trên địa bàn Hà Nội. Mỗi bản tin thường có năm hoặc sáu tin vắn, trong
đó có hai tin có âm thanh gốc. Bản tin được thể hiện với hai giọng nam – nữ.
Đặc biệt là cách thể hiện mới mẻ, hai người dẫn chương trình dẫn tro đổi về
thông tin, tạo sự tương tác, không khí vui vẻ cho chương trình. Phần tin được
sắp xếp theo thứ tự quan trọng của tin hoặc theo thứ tự thời gian diễn ra thông
tin, từ gần đến xa.
3. Diễn đàn sóng trẻ (14 phút)
Phóng sự thời sự (khoảng 3 phút): đề tài về sinh viên và đời sống sinh
viên, đặc biệt là những vấn đề nổi cộm trong đời sống sinh viên hiện nay, có liên
quan trực tiếp đến nội dung chính của chủ đề mà chương trình đề cập đến.
Tọa đàm sóng trẻ là cuộc trò chuyện, trao đổi giữa Biên tập viên hoặc
người dẫn chương trình với chuyên gia hoặc những người liên quan về chủ đề
chương trình đề cập, và đã được nói đến trong phóng sự trên. Lựa chọn chuyên
gia để phỏng vấn trao đổi phải là chuyên gia về lĩnh vực đó, không sử dụng
khách mời nói ngọng hoặc cắt bỏ hoàn toàn những từ bị ngọn, lặp.

8



Chú ý: Nội dung của phóng sự và tọa đàm phải thống nhất, bàn sâu về
chủ đề, làm nổi bật được thông điệp mà chương trình muốn nói. Đó là những
vấn đề nảy sinh trong giới trẻ và học đường hiện nay. Hình thức cuộc trao đổi
cần linh hoạt, tránh công thức, khuôn sáo, có thể thực hiện bên ngoài phòng thu.
(Nhạc quảng bá chương trình)
Các bạn đang lắng nghe chương trình phát thanh Sóng trẻ, được phát sóng trên
tần số 90 mê –ga – héc của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội vào lúc 10giờ
05 phút thứ 3 hàng tuần, và phát lại vào lúc 16 giờ 05 phút cùng ngày.
4. Quà tặng âm nhạc: (Khoảng 4 phút)
Một ca khúc yêu cầu của bạn trẻ. Phần âm nhạc trong chương trình cần
được lựa chọn kỹ cho phù hợp với giới trẻ và sinh viên. Nếu có thể là những ca
khúc có liên quan đến chủ đề của chương trình để làm nổi bật chủ đề mà số sóng
trẻ đề cập đến.
5. Lăng kính sinh viên: (4 phút)
Chuyên mục này là góc phản ánh cảu sinh viên về các nhu cầu thu hút
được sự quan tâm đông đảo của giới trẻ như giới thiệu về một câu lạc bộ, một
địa điểm, một tấm gương đặc biệt. Nội dung của chuyên mục cũng cần liên quan
đến nội dung chính mà chương trình đề cập đến.
Chào kết thúc (30 giây): Hai MC nói trên nền nhạc:
(Trên nền nhạc)
*MC nữ: Các bạn vừa lắng nghe chương trình phát thanh Sóng Trẻ!
*MC nam: Kịch bản: ……………………………………..………….……
*MC nữ: Dẫn chương trình: …………………………………..…..………
*MC nam: Kỹ thuật phòng thu: ………………………………………….
*MC nữ: Biên tập: ……………………………………………………..…..
9


*MC nam: Chủ nhiệm chương trình: PGS.TS. Nguyễn Thị Trường Giang

*MC nữ: Xin chào tất cả các bạn!
1.4.2 Phương thức thực hiện tác phẩm tốt nghiệp
Để thực hiện chương trình Sóng trẻ số 13, tác giả đã vận dụng nhiều
phương pháp như: Nghiên cứu tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp
quan sát,phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá và so sánh.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu và tìm hiểu tài liệu là
một bước vô cùng quan trọng trong quá trình sáng tạo tác phẩm của người làm
báo nói chung và người làm báo phát thanh nói riêng. Sau khi tìm được chủ đề
của chương trình, tôi bắt tay vào tìm hiểu những tài liệu, sách báo có liên quan
đến chủ đề, tìm hiểu sâu hơn về nghi lễ hầu đồng và những quan niệm, những
góc nhìn của các chuyên gia, những người trong cuộc về vấn đề này. Các thông
tin chủ yếu đọc được trên mạng, trên sách báo. Trong quá trình đó tôi thu thập
được rất nhiều thông tin khác nhau, nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, kết hợp
với quá trình tìm hiểu thực tế và những hiểu biết nhất định của bản thân về đề tài
này, tôi chọn lọc được thông tin nào thực sự hữu ích và đáng tin cậy.
- Phương pháp phỏng vấn: Đây là phương pháp phổ biến nhất trong quá
trình hoạt động báo chí. Trong tác phẩm tốt nghiệp này, phương pháp phỏng vấn
dường như được tôi sử dụng xuyên suốt trong tất cả các chuyên mục của chương
trình. Từ phỏng vấn chân dung đến phỏng vấn lấy quan điểm, ý kiến, phỏng vấn
đưa tin, phỏng vấn sâu thu thập tài liệu. Đối tượng phỏng vấn cũng rất phong
phú, bao gồm sinh viên, ban tổ chức chương trình, người nghiên cứu văn hóa,
người nghiên cứu, giảng dạy…Có thể nói, để hoàn thành bài viết, chuyên mục
nào tôi cũng sử dụng đến phương pháp này..
Phỏng vấn ở phần Tin tức để nói lên ý nghĩa và điểm mới của các hoạt
động. Phỏng vấn ở phần Diễn đàn để lấy quan điểm, ý kiến của những bên liên
quan làm sáng tỏ vấn đề. Phỏng vấn trong Chuyên mục Lăng kính sinh viên để
10


thấy được suy nghĩ của nhân vật về vấn đề được đề cập đến, cụ thể là niềm đam

mê hát chầu văn trong giới trẻ hiện nay.
- Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát là một phương pháp mà
những người làm báo cần phải có và phải được sử dụng linh hoạt. Trong quá
trình thực hiện Sóng trẻ số 13, tôi luôn để ý quan sát một cách tinh tế, phát hiện
vấn đề nhanh chóng để đặt câu hỏi cho nhân vật. Theo tôi phương pháp phỏng
vấn và phương pháp quan sát cần kết hợp linh hoạt với nhau để đạt được hiệu
quả tối đa trong việc tìm kiếm và khai thác thông tin.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh: Việc kết hợp
các thao tác này giúp cho tôi có cái nhìn tỏng quát, toàn diện hơn để rút ra được
những vấn đề quan trọng và bổ sung thêm những thiếu sót cho tác phẩm. Tôi sử
dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá chủ yếu là để đưa ra những kết
luận và nắm bắt ý chính trong câu trả lời của khách mời trong chuyên mục Diễn
đàn Sóng trẻ. Từ ý kiến của các vị khách mời, tôi có sự nắm bắt và tổng hợp sau
mỗi câu hỏi và là ý tưởng để dẫn dắt sang câu hỏi sau.
Còn phương pháp so sánh được tôi sử dụng để tìm ra những điểm hạn chế
trong quá trình xây dựng tác phẩm của mình. Với việc đọc các kịch bản chương
trình Sóng trẻ của những anh chị khóa trước, kết hợp việc nghe các chương
trình, tôi so sánh ưu, khuyết điểm của các số phát sóng và tổng hợp những kinh
nghiệm quý giá cho bản thân.
Như vậy, để xây dựng thành công một tác phẩm tốt nghiệp, tôi đã vận
dụng nhiều phương pháp khác nhau. Bởi chỉ có vận dụng linh hoạt các phương
pháp đó thì mới có thể tìm kiếm và khai thác thông tin một cách tối ưu, đưa
những thông tin phù hợp nhất vào chương trình của mình.
1.5 Khái quát về tác phẩm tốt nghiệp – chương trình Sóng trẻ số 13
Tác phẩm tốt nghiệp của tôi là Chương trình Phát thanh Sóng trẻ số 13
với chủ đề “Sinh viên với những hiểu biết về hầu đồng” được phát sóng vào lúc
10 giờ 05 phút ngày 29 tháng 3 năm 2016, phát lại lúc 16 giờ 05 phút cùng ngày
trên tần số 90 MHz, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội. Chương trình tuân
11



theo khung chương trình của Sóng trẻ đã được quy định từ trước gồm các
chuyên mục: Bản tin sóng trẻ, Diễn đàn Sóng trẻ, Quà tặng âm nhạc và Lăng
kính sinh viên.
1.5.1 Nội dung chính của tác phẩm tốt nghiệp
Chương trình Sóng trẻ số 13 có những nội dung chính cụ thể như sau:
* Lời giới thiệu: Hai MC giới thiệu những nội dung chính sẽ có trong 30
phút của chương trình Sóng trẻ.
* Bản tin Sóng trẻ: gồm 5 tin về một số hoạt động tiêu biểu của sinh viên
thủ đô trong tuần qua và những hoạt động thú vị sắp diễn ra. Tin 1 là thông tin
về Đêm chung kết cuộc thi Tài sắc nữ sinh báo chí – Press Beauty 2016. Với
thông tin này, tôi đã có mặt tại hiện trường, đưa tin về kết quả chung cuộc và
phỏng vấn Ban tổ chức chương trình. Tin 2 cũng là tin có sử dụng âm thanh gốc,
đó là tin về hoạt động tình nguyện “Tìm về làng chài” của Đoàn sinh viên tình
nguyện Học viện Hành chính Quốc gia. Tôi đã đến gặp trưởng ban tổ chức
chương trình trong buổi họp của Đội tình nguyện ngay trước ngày chuyến tình
nguyện diễn ra. Tin 3 đưa tin về sự kiện “Bí kíp nâng cao trí nhớ” do Trung tâm
Tình nguyện Quốc gia và Đại sứ quán Israel phối hợp tổ chức nhằm hưởng ứng
Tháng Thanh niên 2016 và kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh. Tin thứ tư là thông tin về “Cuộc thi Hùng biện Socrates 2016” sẽ diễn ra
tại trường Đại học Luật Hà Nội vào ngày mồng 2 tháng 4. Và tin cuối cùng là
thông tin cho những sinh viên quan tâm đến vấn đề du học, đó chính là Hội
Thảo Hướng nghiệp và Tư vấn du học: Path2Future , diễn ra vào ngày 3 tháng 4
năm 2016.
* Chuyên mục Diễn đàn Sóng trẻ với chủ đề chính là “Sinh viên với
những hiểu biết về hầu đồng”, thính giả được cùng bàn luận về chủ đề này với 2
khách mời là Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh (Giám đốc Viện nghiên cứu văn
hóa Việt Nam) và bạn Dương Văn Định (là sinh viên và là người bén duyên với
nghiệp hầu đồng). Trong đó tôi có sử dụng 1 bài phản ánh và 1 chùm ý kiến để
12



làm đòn bẩy gợi mở vấn đề đồng thời thay đổi cách thức truyền tải thông tin để
người nghe có thể tiếp nhận thông tin tích cực hơn.
* Chuyên mục Quà tặng âm nhạc với ca khúc “Quê hương tôi” và lời
nhắn chân thành từ một bạn du học sinh Việt Nam tại Pháp vừa góp phần tô
điểm thêm văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung, vừa tạo không khí thư
giãn cho người nghe sau khi nghe một chuỗi các tin tức, tọa đàm liên tục.
* Chuyên mục Lăng kính sinh viên với góc phản ánh về những bạn trẻ
có niềm đam mê hát chầu văn đã phản ánh được những tâm tư, tình cảm của
những người trẻ vẫn tiếp nối bộ môn nghệ thuật truyền thống này. Tác giả chọn
3 nhân vật nổi bật là sinh viên của trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền và Học viện Âm nhạc Việt Nam. Cả 3 đều là những người
trẻ, có những hoạt động niềm đam mê với nghệ thuật hát văn. Đồng thời, tác giả
cũng đã có mặt tại Trung tâm phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam gặp gỡ và
phỏng vấn Nhạc sĩ Thao Giang, giám đốc Trung tâm, cũng là người thầy của 1
trong 3 nhân vật xuất hiện trong phóng sự để tìm hiểu thêm sâu thêm về vấn đề
này.
1.5.2 Hình thức của tác phẩm tốt nghiệp
Chương trình Sóng trẻ số 13 với chủ đề “Sinh viên với những hiểu biết
về hầu đồng” có hình thức ngắn gọn, súc tích, phù hợp với yêu cầu của hình
thức một tác phẩm phát thanh, vận dụng hiệu quả các phương tiện tác động của
báo phát thanh là lời nói, tiếng động, âm nhạc.
* Lời nói là dạng ký hiệu đặc trưng nhất tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa
phát thanh với các loại hình báo chí khác, lời nói chiếm tỉ lệ lớn trong âm thanh
tổng hợp của một chương trình, nhất là chương trình mang tính chất thông tin,
bàn luận. Trong chương trình Sóng trẻ số 13, tôi sử dụng nhiều dạng lời nói
nhằm làm sinh động, phong phú và tăng sức thuyết phục với người nghe. Các
dạng lời nói bao gồm: lời của MC, lời của nhân vật, lời của Biên tập viên trong


13


tọa đàm, lời của nhân vật trong các phần xuyên suốt chương trình cùng với lời
nói của khách mời trong tọa đàm.
* Tiếng động là những âm thanh của đời sống được ghi lại và phát trong
các tác phẩm, chương trình phát thanh. Trong tác phẩm tốt nghiệp, tôi có sử
dụng nhiều tiếng động làm tăng tính chính xác, chân thực và góp phần làm
phong phú, đã dạng âm thanh cho tác phẩm phát thanh. Đó là âm thanh tại hiện
trường đêm chung kết cuộc thi Tài sắc nữ sinh báo chí, là âm thanh tại 1 buổi
hầu đồng, âm thanh tại Đêm văn nghệ ở đền Dục Anh…Tất cả âm thanh xuất
hiện trong bài đều là âm thanh tự nhiên được thu âm trực tiếp tại hiện trường và
được kết hợp với lời nói, tăng tính biểu cảm.
* Âm nhạc là một ký hiệu ngôn ngữ âm thanh trong báo phát thanh giúp
tác phẩm phát thanh hấp dẫn, lôi cuốn hơn. Trong số Sóng trẻ 13 này, âm nhạc
cũng được đưa vào khéo léo trong một số đoạn dẫn trên nền nhạc, nhạc cắt, âm
nhạc trong bài hát thuộc chuyên mục Qùa tặng âm nhạc..Tất cả đều góp phần
đem lại những giây phút thư giãn, nghỉ ngời cho thính giả.
* MC dẫn chương trình: Hai MC dẫn chương trình là Thành Đạt và Việt
Chinh, đây là hai MC có giọng đọc truyền cảm, cuốn hút người nghe. Chính sự
vui tươi và sự kết hợp hài hòa giữa giọng nam và giọng nữ đã tạo ra được hiệu
ứng tiếp nhận thông tin tích cực cho người nghe.
* Lời dẫn và cách viết trong từng phần tác phẩm: Tôi vận dụng lối viết
ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với cách viết cho báo phát thanh, giúp tác phẩm trở
nên dễ tiếp nhận hơn. Trong phần chuyển các chuyên mục, tôi cố gắng tìm ra sự
dí dỏm để chuyển tiếp các phần 1 cách tự nhiên, dễ hiểu, đồng thời tạo được
không khí vui tươi, cuốn hút của chương trình.
Tóm lại sự kết hợp linh hoạt các yếu tố của báo phát thanh là lời nói, tiếng
động, âm nhạc …đã góp phần làm nên sự hấp dẫn, lôi cuốn của chương trình
Sóng trẻ số 13.


14


1.5.3 Vai trò của bản thân trong tác phẩm tốt nghiệp
Trong chương trình Sóng trẻ số 13 này, bản thân tôi là người duy nhất
thực hiện các khâu sản xuất từ đầu đến cuối chương trình dưới sự hướng dẫn tận
tình của người hướng dẫn là thầy Nguyễn Văn Trường và sự hỗ trợ kỹ thuật của
thầy Thái Hà – phụ trách kỹ thuật của Sóng trẻ, sự giúp đỡ của hai MC trong
phần đọc lời dẫn chương trình.
Tôi đã tự mình thực hiện các khâu từ tìm kiếm, chọn lọc chủ đề chương
trình, sau đó nghiên cứu tư liệu, tài liệu cho đến khâu cuối cùng là dựng chương
trình, cắt âm thanh tọa đàm, chỉnh sửa chương trình,tiếp nhận phản hồi của thính
giả. Các khâu sản xuất chương trình sẽ được báo cáo cụ thể ở phần sau, trong
phần đầu tác giả chỉ xin phép nhắc đến vai trò của bản thân trong chương trình.
Tự mình đóng nhiều vai trò trong một chương trình, tôi cũng gặp nhiều
khó khăn như việc sắp xếp thời gian phù hợp để đi tác nghiệp cho từng chuyên
mục, việc quản lý, phân loại âm thanh rất nhiều nên không tránh khỏi sự nhầm
lẫn, thời gian thực hiện tác phẩm cũng là thời gian sinh viên đang đi thực tập,
bởi vậy có nhiều lúc áp lực công việc dồn lại khiến bản thân tôi cảm nhận được
sự vất vả, khó khăn … tuy nhiên nhờ có sự giúp đỡ, động viên của thầy cô, bạn
bè, tôi đã vượt qua được những khó khăn để hoàn thiện chương trình, đúng thời
gian phát sóng.
1.6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tác phẩm tốt nghiệp
1.6.1 Ý nghĩa lý luận của tác phẩm tốt nghiệp
Chương trình Sóng trẻ số 13 với chủ đề “Sinh viên với những hiểu biết về
hầu đồng” một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc tìm hiểu những kiến
thức văn hóa xã hội, đặc biệt là văn hóa tâm linh, nghi lễ hầu đồng đối với giới
trẻ, đồng thời nêu lên thực trạng nhiều bạn sinh viên vẫn còn thờ ơ với những
kiến thức văn hóa đó.

Bên cạnh đó, chương trình phát thanh Sóng trẻ số 18 cũng như chương trình
phát thanh Sóng trẻ khác, là nơi để cho sinh viên chuyên ngành phát thanh có cơ
hội tiếp xúc áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn ngay trong khi còn là
15


sinh viên. Tạo cơ hội cho sinh viên rèn nghề để không bị bỡ ngỡ khi ra trường
làm tại các cơ quan báo chí, đặc biệt là phát thanh - chuyên ngành mà sinh viên
theo học suốt 4 năm tại Học viện.
Chương tốt nghiệp nhằm tiếp nối, phát huy hình thức tốt nghiệp bằng cách
làm tác phẩm tốt nghiệp của sinh viên các khóa trước, giúp khoa Phát thanh Truyền hình có thêm cơ sở khoa học để tiếp tục áp dụng và rộng rãi hình thức
này cho các khóa tiếp theo.
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn của tác phẩm tốt nghiệp
Bên cạnh ý nghĩa lý luận, chương trình Sóng trẻ số 13 còn có ý nghĩa đối
với thực tiễn đời sống. Diễn đàn Sóng trẻ với chủ đề “Sinh viên với những hiểu
biết về hầu đồng” góp phần khẳng định giá trị của nghi lễ hầu đồng. Đồng thời
giúp thính giả nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu những ý nghĩa
tốt đẹp của nghi thức văn hóa này. Bên cạnh đó, từ câu chuyện xoay quanh một
bộ phận những người lợi dụng yếu tố tâm linh để trục lợi bất chính từ hầu đồng,
chương trình cũng đưa ra được những giải pháp cụ thể để hạn chế những biến
tướng này, góp phần giữ gìn nét văn hóa truyền thống tâm linh tốt đẹp của dân
tộc.
Chuyên mục Bản tin sóng trẻ cung cấp những thông tin về các hoạt động
đã, đang và sắp diễn ra của sinh viên thủ đô để thính giả có thể nắm rõ và tìm
hiểu thêm về các sự kiện.
Chuyên mục Quà tặng âm nhạc với bài hát “Quê hương tôi” mang đến
giai điệu vui tươi, thư giãn cho người nghe. Bên cạnh đó, ca khúc cũng có dụng
ý riêng, tôi sẽ trình bày trong phần sau của phần báo cáo.
Trong chuyên mục Lăng kính sinh viên, Bài viết “Hát chầu văn – ngọn
lửa đam mê của một lớp trẻ” đã góp phần khẳng định niềm đam mê của nhiều

bạn trẻ đối với loại hình nghệ thuật truyền thống này. Đây cũng là loại hình nghệ
thuật liên quan đến nghi thức hầu đồng, bởi vậy, ngoài việc đem đến hình ảnh
những người trẻ có niềm đam mê với nghệ thuật hát văn, tác giả cũng muốn tạo
16


sự liên kết, thống nhất, để tổng thể chương trình tạo được dấu ấn sâu sắc, toàn
diện, làm nổi bật mục đích chính của người thực hiện.

II. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP
Sau đây là kịch bản chi tiết chương trình Sóng trẻ số 13 với chủ đề “Sinh
viên với những hiểu biết về hầu đồng”. Kèm theo báo cáo này là một đĩa CD
chứa chương trình dưới dạng file âm thanh mp3.
KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH SÓNG TRẺ SỐ 13
Chủ đề: Sinh viên với những hiểu biết về hầu đồng
(Số 13, phát sóng ngày 29 tháng 3 năm 2016)
1. Nhạc hiệu chương trình + Lời giới thiệu (30s):
2. Lời mở đầu (2’): (dẫn trên nền nhạc)
*MC nam: Thành Đạt và Việt Chinh xin chào các bạn thính giả đang nghe đài!
*MC nữ: Rất vui được gặp lại quý vị trong chương trình Sóng Trẻ, phát sóng
vào lúc 10 giờ 05 phút, sáng thứ 3 hằng tuần trên tần số 90MHz của Đài Phát
17


thanh – Truyền hình Hà Nội. Chương trình của chúng tôi sẽ được phát lại vào 16
giờ 05 phút cùng ngày.
*MC nam: Các bạn thân mến, Hầu đồng là một trong những tín ngưỡng văn
hóa có từ lâu đời liên quan đến tục thờ Mẫu của người Việt cổ. Trải qua bao thời
gian, nghi lễ hầu đồng vẫn tồn tại như một bảo tàng sống của truyền thống văn
hoá Việt Nam. Hiện nay, Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch đã công nhận hầu

đồng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và đang trình UNESCO công nhận
là Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.
*MC nữ: Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị văn hóa của hầu đồng cũng đứng trước
nhiều tranh cãi bởi những biến tướng do người trong cuộc gây ra. Hơn thế, nhiều
người, trong đó một bộ phận là sinh viên chưa có những hiểu biết đúng đắn về
nghi thức văn hóa dân gian này. Điều đó dẫn đến những nhìn nhận sai lệch về ý
nghĩa tốt đẹp vốn có của một hoạt động chứa đựng những giá trị văn hóa tâm
linh truyền thống của người Việt.
*MC nam: Vậy hầu đồng có ý nghĩa như thế nào? Và chúng ta cần phải làm gì
để nghi thức văn hóa dân gian này có thể phát huy được nét đẹp và ý nghĩa
truyền thống của nó. Chương trình hôm nay sẽ dành phần lớn thời gian để bàn
về vấn đề này. Sau đây là phần giới thiệu những nội dung chính sẽ có trong
chương trình:
*MC nữ: 15 phút “Diễn đàn Sóng trẻ” ngày hôm nay, chúng ta sẽ gặp gỡ hai vị
khách mời đặc biệt: Giáo sư Ngô Đức Thịnh, hiện là Giám đốc Trung tâm
nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam; và bạn Dương Định, một
bạn sinh viên bén duyên với nghiệp hầu đồng. Xoay quanh tọa đàm “Sinh viên
với những hiểu biết về hầu đồng” chúng ta sẽ có dịp hiểu rõ: nhìn nhận của
sinh viên về hầu đồng và những nét văn hóa tốt đẹp cần lưu giữ của nghi thức
này.

18


*MC nữ: Chuyên mục “Quà tặng âm nhạc” ngày hôm nay sẽ là lá thư đặc biệt
của một du học sinh Việt Nam tại Pháp gửi đến những người bạn của mình, với
một ca khúc vui tươi, trong sáng, các bạn đừng bỏ lỡ nhé.
*MC nam: Mỗi tuần một góc nhìn mới, “Lăng kính sinh viên” tuần này sẽ
giới thiệu đến các bạn niềm đam mê hát chầu văn của một nhóm sinh viên đang
góp phần giữ gìn và phát huy loại hình văn hóa truyền thống này.

*MC nữ: Nhưng trước hết, hãy cùng Thành Đạt và Việt Chinh điểm qua một số
tin tức nổi bật trong tuần với “Bản tin Sóng trẻ”.
(Nhạc cắt)
3. Bản tin Sóng Trẻ (5’):
*MC nam: Chung kết cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí – Press Beauty 2016 đã
diễn ra thành công tại Học viên Báo chí và tuyên truyền vào tối 24 tháng 3 vừa
qua. Đúng với khẩu hiệu của chương trình “Rạng ngời vẻ đẹp trí tuệ”, Press
Beauty năm nay đã khẳng định: “Nữ sinh Báo chí không chỉ đẹp về bên ngoài,
mà hơn cả, họ còn tự tin khẳng định vẻ đẹp trí tuệ bên trong con người mình”.
*MC nữ: Đêm chung kết là sự góp mặt của 10 gương mặt xuất sắc đến từ các
khoa thuộc hai khối: Lý luận & Nghiệp vụ của Học viện. Để thể hiện được “tài
sắc” của mình, các thí sinh phải trải qua 4 phần thi: trang phục áo dài, trang phục
dạ hội, tài năng và ứng xử. Xuất sắc vượt qua các thí sinh còn lại, danh hiệu hoa
khôi Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2016 đã thuộc về Vũ Phương Anh – nữ
sinh đến từ lớp Quan hệ công chúng K34.
*MC nam: Phát biểu cuối cuộc thi, bạn Vũ Duyên, phó ban tổ chức chương
trình chia sẻ:
Băng: (24s) Mình cũng như hơn 100 người trong Ban tổ chức đang
thực sự vỡ òa và rất nhiều bạn đang khóc ở trong kia. Mình cho rằng những nỗ
lực suốt từ tháng 10 cho đến ngày hôm nay đã được ghi nhận. Thành công của
19


ngày hôm nay không chỉ đến từ các thành viên của ban tổ chức mà mình cũng
rất cảm ơn sự nỗ lực rất nhiều của cá bạn thí sinh, ngày hôm nay các bạn đã
làm rất tốt, ngoài sức mong đợi của ban tổ chức.
*MC nữ: Ngày 27 tháng 3 vừa qua, Đội Sinh viên Tình nguyện xung kích Học
viện Hành chính Quốc Gia vừa tổ chức thành công chương trình " Tìm Về Làng
Chài" . Chương trình hướng đến những người có hoàn cảnh khó khăn tại làng
chài Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội.

*MC nam: Với mong muốn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, hơn
50 tình nguyện viên trong đội đã đến hỏi thăm và tặng 30 suất quà cho những
người ở đây. Mỗi suất quà có giá trị hơn 100 nghìn, gồm những vật dụng cần
thiết như nồi niêu, gia vị và gạo. Được biết, kinh phí để tổ chức chuyến thiện
nguyện này là do các bạn tình nguyện viên đóng góp và lấy từ chương trình
“Khúc yêu thương” do đội tổ chức trước đó tại Thái Nguyên.
Bạn Nguyễn Đức Tâm, trưởng ban tổ chức chương trình cho biết:
Băng: (15s) Đội mình quyết định chung tay góp sức để giúp những người
có hoàn cảnh khó khăn nơi làng chài ven sông Hồng. Mình muốn góp một phần
quà nhỏ dành cho họ, giúp họ có cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất và tinh thần.
Một phần giúp cho những trẻ em ở nơi đây có thêm sách vở để giúp trẻ em ở nơi
đây đến trường lớp đầy đủ.
*MC nữ: Từ 14h đến 17h ngày 31 tháng 3, tại hội trường 26/3, tầng 2 số 62 Bà
Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ diễn ra buổi tọa đàm “Bí kíp nâng cao trí nhớ”.
Chương trình do Trung tâm Tình nguyện Quốc gia và Đại sứ quán Israel phối
hợp tổ chức nhằm hưởng ứng Tháng Thanh niên 2016 và kỷ niệm 85 năm Ngày
thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
*MC nam: Tại đây, các đoàn viên, thanh niên sẽ được chia sẻ một số bí kíp
giúp học tập tốt hơn và tự tin hơn trong công việc và cuộc sống như: bí quyết có
trí nhớ tốt, bí quyết học ngoại ngữ theo logic, sắp xếp mục tiêu công việc…
20


Chương trình cũng là nơi để các bạn đoàn viên, thanh niên có cơ hội được găp
gỡ và giao lưu với diễn giả nổi tiếng thế giới về trí nhớ Eran Katz.
*MC nữ: Được biết, diễn giả Eran Katz là người có trí nhớ được ghi vào kỉ lục
Guiness, có thể nhớ 500 chữ số liên tiếp. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách về
luyện trí nhớ và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Hai cuốn sách của ông được phát
hành tại Việt Nam là "Bí mật của một trí nhớ siêu phàm" và "Trí tuệ Do Thái"
đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía các bạn trẻ. Eran Katz cũng đã có 2000

cuộc nói chuyện trên khắp thế giới chia sẻ các bí quyết về trí nhớ và các kĩ năng
khác, hơn 200.000 khán giả đã tham gia các buổi nói chuyện của ông.
*MC nam: Một thông tin thú vị dành cho những bạn sinh viên có khả năng nói
và đam mê hùng biện. “Cuộc thi Hùng biện Socrates 2016” sẽ chính thức diễn
ra tại trường Đại học Luật Hà Nội vào ngày mồng 2 tháng 4 tới. Với thông điệp:
“Bạn tư duy - Bạn nói - Bạn tỏa sáng”, đây là cuộc thi được tổ chức thường
niên dành cho sinh viên các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội.
*MC nữ: Thí sinh đăng ký tham dự cuộc thi phải đáp ứng đủ các điều kiện: Có
điểm tổng kết học kì I năm học 2015 – 2016 trên 6.5 (hệ 10.0) hoặc trên 2.5 (hệ
4.0), đạo đức tốt; không mắc các tật về phát âm (nói lắp, nói ngọng, …), chưa
đạt các giải Nhất, Nhì, Ba tại các cuộc thi Socrates trước đó.
*MC nam: Song hành với cuộc thi, ban tổ chức còn mở Minigame “I DARE
YOU” để các bạn sinh viên được nêu lên quan điểm của mình với những chủ đề
như: Công khai danh tính ngừoi mua bán dâm - Nên hay Không nên?, "Ngoại
tình có thể bị đi tù" bạn ủng hộ hay phản đối… Mọi thông tin chi tiết liên tục
được cập nhật tại fanpage “Cuộc thi hùng biện Socrates”.
*MC nữ: Thông tin cuối cùng xin dành cho những bạn trẻ có mong muốn du
học. Vào 8 giờ 30phút sáng ngày 3 tháng 4, Hội Thảo Hướng nghiệp và Tư
vấn du học: Path2Future sẽ diễn ra tại Tháp Hà Nội (Hanoi Tower), 49 Hai Bà
Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện do Công ty tư vấn du học New Ocean phối
hợp cùng Vụ Công Tác Thanh Niên, Bộ Nội Vụ tổ chức.

21


*MC nam: Dự kiến sẽ có 300 học sinh, sinh viên ưu tú trên toàn quốc tham dự
hội thảo với nhiều nội dung như: Gặp gỡ và chia sẻ với những Du học sinh trở
về nước và thành công trong lĩnh vực của mình; Giao lưu văn hóa và nền giáo
dục với các bạn sinh viên quốc tế; Hỏi đáp trực tiếp với Đại Sứ Quán các nước.
Ngoài ra, bạn cũng có cơ hội gặp gỡ trực tiếp gần 30 trường quốc tế và nhận học

bổng hấp dẫn từ các Trường ĐH trên thế giới. Sự kiện miễn phí vé vào cửa cho
người tới tham dự.
(Nhạc cắt)

4. Diễn đàn Sóng Trẻ (14’):
*MC nữ: Chào mừng quý vị và các bạn đến với chuyên mục Diễn đàn sóng
trẻ: Sinh viên với những hiểu biết về hầu đồng. Như đã giới thiệu ở phần đầu
chương trình, Hầu đồng là một nghi thức văn hóa truyền thống độc đáo của
người Việt cần được bảo tồn và phát huy. Tuy nhiên lại có không ít người chưa
hiểu hết được điều đó dẫn đến những cái nhìn sai lệch.
*MC Nam: Chính vì vậy hôm nay chúng tôi thực hiện tọa đàm này mong muốn
các bạn sinh viên sẽ có những nhìn nhận đúng đắn và sâu sắc hơn về loại hình
văn hóa tín ngưỡng độc đáo này của dân tộc. Ngay sau đây chúng ta sẽ đến với
cuộc trò chuyện với hai vị khách mời ngày hôm nay. Xin mời BTV Thái Hải.
BTV : Vâng, xin cảm ơn Thành Đạt. Thưa quý vị và các bạn, đến với phòng thu
của chúng tôi hôm nay, xin được trân trọng giới thiệu, Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Đức
Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng, Ủy viên
Hội đồng di sản quốc gia, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Việt
Nam. Và vị khách mời thứ 2: Bạn Dương Định, là một sinh viên và cũng là một
người người có duyên bén nghiệp với hầu đồng.
22


KM Ngô Đức Thịnh: Vâng, Xin chào các bạn thính giả đang nghe chương
trình.
BTV: Lời đầu tiên, thay mặt những người làm chương trình, Thái Hải xin cảm
ơn 2 vị khách mời đã nhận lời tham gia Diễn đàn của chúng tôi ngày hôm nay.
Và trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện với chủ đề Sinh viên với những hiểu biết
về hầu đồng, xin mời Giáo sư Ngô Đức Thịnh, bạn Dương Định và các bạn
thính giả cùng lắng nghe bài phản ánh sau đây của phóng viên Sóng trẻ.

(Phát bài phản ánh - 2phút 30giây)

Nghi thức văn hóa hầu đồng dưới góc nhìn của sinh viên
Hầu đồng là một hoạt động trong tín ngưỡng văn hóa có từ lâu đời liên
quan đến tục thờ Mẫu của người Việt cổ. Về bản chất, hầu đồng là một nghi thức
giao tiếp với thần linh thông qua các ông đồng, bà đồng, mà mọi người thường
hay gọi là “cô, cậu”. Dân gian tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân
xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban
phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử.
Có một thời gian, nghi lễ hầu đồng bị cấm đoán rất gắt gao, và bị xem là
hoạt động mê tín dị đoan. Những năm gần đây, hầu đồng được nhìn nhận lại với
ý nghĩa tốt đẹp của một hoạt động văn hóa, tâm linh truyền thống. Hầu đồng đã
được Bộ văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa Quốc gia,
và trình lên UNESCO để xét công nhận Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Tuy nhiên, khi đi tìm lời giải cho câu hỏi: những người xung quanh chúng
ta, đặc biệt là các bạn sinh viên hiểu gì về hầu đồng, chúng tôi thật sự ngạc
nhiên khi nhiều người cho rằng: hầu đồng tức là lên đồng nhảy múa mà thôi.
Bạn Nguyễn Quỳnh Trang, sinh viên năm thứ 3 của Học viện Hành chính nói:

23


Băng: (18s) “Thực tế thì mình có nghe nói nhiều đến hầu đồng, nhưng
mình không hiểu rõ về nó. Mình chỉ thấy bạn bè mình truyền tai nhau là người
ra hầu đồng là những người có căn quả, có thể nói được những điều mà người
thường không nhìn ra được. Và nhiều người bạn của mình thì thường nhờ
những người hầu đồng đó xem bói cho”.
Mặc dù hầu đồng đã được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá như “kho tàng
sống của di sản văn hóa Việt”, nhưng không ít người vẫn nhìn nhận nghi thức
văn hóa này theo cách chủ quan, phiến diện. Theo họ, chính những người trong

cuộc đang cố tình làm hình ảnh của hầu đồng xấu đi trong mắt người khác.
Theo lời kể của thanh đồng Lê Quân, sinh viên năm cuối thuộc một
trường Đại học trên địa bàn Hà Nội - một người dày công tìm hiểu về nghi lễ
hầu đồng trong Đạo Mẫu, chúng tôi được biết: có những người không có hiểu
biết nhưng vẫn ra hầu đồng. Do vậy, họ chính là bộ phận không nhỏ làm cho
hoạt động này bị biến tướng.
Băng: (16s) Nói về số lượng đồng cô hiện nay ở cả nước rất là nhiều.
Nhưng để hỏi những người đấy, Đạo Mẫu là gì? Thì họ không biết. Thậm chí họ
cũng chẳng biết là khi mình hầu một vị thánh thì vị thánh ấy có nguồn gốc như
thế nào. Bởi vì họ không có sự nghiên cứu, tìm hiểu.
Trong khi những hiểu biết về các nghi lễ truyền thống của dân tộc được
nhìn nhận nghiêm túc, dưới góc độ văn hóa thì vẫn có nhiều người hiểu sai lệch
về nét đẹp văn hóa này. Đã đến lúc chúng ta - những tri thức trẻ cần có cái nhìn
khách quan hơn về truyền thống văn hóa dân tộc nói chung và nghi thức hầu
đồng nói riêng, để nghi thức văn hóa này phát huy được giá trị và ý nghĩa tốt
đẹp vốn có.
(Hết bài phản ánh)

24


BTV: Vừa rồi là bài phản ánh của Phóng viên Sóng trẻ về thực trạng nhiều sinh
viên chưa có những hiểu biết nhất định về hầu đồng, vậy ông có nhận xét gì về
thực trạng này qua bài phản ánh trên, thưa Giáo sư Ngô Đức Thịnh?
KM Ngô Đức Thịnh: Bài phản ánh trên cũng thể hiện được phần nào hiểu biết
và nhận thức của sinh viên đối với vấn đề này. Sinh viên là một trong những lực
lượng tri thức, ngoài cái chuyên môn của mình thì cần phải có sự hiểu biết nhất
định về văn hóa dân tộc.
BTV: Vậy còn bạn Dương Định, bạn nghĩ sao về vấn đề này?
KM2 Dương Định: Mình thấy rằng các bạn trẻ nói chung và các bạn sinh viên

nói riêng thì chưa hiểu hết về văn hóa hầu đồng là như thế nào. Hầu đồng
không như những loại hình văn hóa khác. Khi người ta có đến với hầu đồng thì
người ta phải diễn xướng ở trong đền hoặc phủ hoặc điện. Và những nơi đó thì
các bạn sinh viên hoặc các bạn trẻ ít khi có thể tiếp xúc được.
BTV: Vâng, thưa Giáo sư Ngô Đức Thịnh, ông có thể cho các bạn thính giả của
chương trình biết ý nghĩa sâu xa của hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống
này là gì được không ạ?
KM Ngô Đức Thịnh: Hầu đồng là một nghi lễ của Đạo Mẫu nên không thể
không gắn với đạo Mẫu. Đạo Mẫu và hầu đồng là một hình thức của tín ngưỡng
vừa có tính chất xã hội, vừa mang tính tự nhiên. Còn có một ý nghĩa rất quan
trọng nữa là các vị thần trong đạo Mẫu khi nhập đồng là những người có công
với dân, với nước, những người sinh thì vi tướng, tử thì vi thần. Có thể có những
người là nhân vật lịch sử ví dụ như Đức thánh Trần chẳng hạn. Còn một giá trị
quan trọng của đạo Mẫu nữa là trong đạo Mẫu thể hiện một sự bình đẳng các
dân tộc. Trong đạo Mẫu có một hệ thống thần linh là người dân tộc thiểu số.
Đây nó thể hiện một tư tưởng hòa hợp dân tộc, hòa hợp văn hóa.
BTV: Xin cảm ơn Giáo sư. Bạn Dương Định thân mến, khi bạn có duyên với
nghiệp hầu đồng thì gia đình và bạn bè của bạn có phản ứng như thế nào?
25


×