Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của CHẤT hấp PHỤ ETHYLENE và NHIỆT độ đến CHẤT LƯỢNG QUẢ dưa CHUỘT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 51 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

-------------------&------------------

NGUYỄN THỊ THẮM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT HẤP PHỤ
ETHYLENE VÀ NHIỆT ĐỘ ĐẾN CHẤT LƯỢNG QUẢ
DƯA CHUỘT

HÀ NỘI – NĂM 2019


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
--------------------&-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT HẤP PHỤ
ETHYLENE VÀ NHIỆT ĐỘ ĐẾN CHẤT LƯỢNG QUẢ
DƯA CHUỘT
Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ THẮM

Mã sinh viên

: 605087


Khóa

: 60

Ngành

: Công nghệ sau thu hoạch

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thủy

HÀ NỘI – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này là trung
thực.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc hoàn thành khóa luận này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Thắm

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân,

tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ rất lớn của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị
Bích Thủy là người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo; các cán bộ tại phòng thí
nghiệm bộ môn Công nghệ sau thu hoạch – Khoa Công nghệ thực phẩm, đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của bản thân, trong
quá trình hoàn thiện đề tài khóa luận của mình không tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, tôi rất mong nhận được những nhận xét và góp ý từ thầy cô, bạn bè để tôi có thể
hoàn thiện đề tài này được tốt nhất cũng như tích lũy được những kinh nghiệm quý
báu cho bản thân.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô giáo cùng gia đình và bạn bè luôn luôn
mạnh khỏe và công tác tốt.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 30 tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thắm

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................iv

DANH MỤC BẢNG...................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................iv
PHẦN I. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.............................................................................................1
1.2.1. Mục đích..............................................................................................................1
1.2.2. Yêu cầu................................................................................................................2
PHẦN II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................................3
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DƯA CHUỘT.........................................................................3
2.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm của một số giống dưa chuột...........................................3
2.1.2. Thành phần dinh dưỡng của dưa chuột...............................................................4
2.1.3. Công dụng và giá trị kinh tế của dưa chuột.........................................................5
2.1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên thế giới và ở Việt Nam..................5
2.2. NHỮNG BIẾN ĐỔI CHÍNH DIỄN RA TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN DƯA CHUỘT........7
2.2.1. Biến đổi vật lý......................................................................................................7
2.2.2. Biến đổi sinh lý....................................................................................................9
2.2.3. Biến đổi hoá sinh.................................................................................................9
2.2.4. Biến đổi do vi sinh vật........................................................................................11
2.3. CÁC VẬT LIỆU BAO GÓI PHỔ BIẾN CỦA RAU QUẢ TƯƠI..........................................11
2.3.1. PolyEthylene- PE...............................................................................................11
2.3.2. Low density PolyEthylene - LDPE.....................................................................11
PHẦN III - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.......................................................................................................................... 13
3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU..................................................................13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................13
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu............................................................................................13
iii


3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................................13

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.........................................................................................13
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................14
3.3.1. Phương pháp chuẩn bị mẫu và bố trí thí nghiệm...............................................14
3.3.2. Phương pháp xác định chỉ tiêu..........................................................................14
3.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU...............................................................................16
PHẦN IV - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................17
4.1. TỶ LỆ HAO HỤT KHỐI LƯỢNG TỰ NHIÊN CỦA QUẢ DƯA CHUỘT TRONG QUÁ TRÌNH
BẢO QUẢN..........................................................................................................17

4.2. SỰ BIẾN ĐỔI ĐỘ CỨNG CỦA QUẢ DƯA CHUỘT TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN........18
4.3. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CƯỜNG ĐỘ HÔ HẤP CỦA QUẢ DƯA CHUỘT TRONG QUÁ TRÌNH
BẢO QUẢN..........................................................................................................20

4.4. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA HÀM LƯỢNG CHẤT RẮN HÒA TAN TỔNG SỐ CỦA QUẢ DƯA
CHUỘT TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN...............................................................21

4.5. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ CHẤT HẤP PHỤ ETHYLENE ĐẾN TỶ LỆ THỐI
HỎNG CỦA DƯA CHUỘT TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN.....................................23

4.6. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ CHẤT HẤP PHỤ ETHYLENE ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI
MÀU SẮC VỎ QUẢ DƯA CHUỘT TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN..........................24

PHẦN V - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................25
5.1. KẾT LUẬN.............................................................................................................. 25
5.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................39

iv



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cs

Cộng sự

CT

Công thức

CĐHH

Cường độ hô hấp

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc

LDPE

Low Density Polyethylene

PE
1- MCP

Polyethylene
Tiêu chuẩn Việt Nam

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần và giá trị dinh dưỡng trong 100g dưa chuột quả tươi..................4
Bảng 2.2. Sản lượng dưa chuột toàn thế giới (2008 – 2017)..........................................6

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ và chất hấp phụ ethylene đến tỷ lệ hao hụt khối
lượng tự nhiên của quả dưa chuột trong quá trình bảo quản.............................17
Hình 4.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ và chất hấp phụ ethylene đến sự biến đổi độ cứng
của quả dưa chuột trong quá trình bảo quản......................................................19
Hình 4.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ và chất hấp phụ ethylene đến sự biến đổi cường
độ hô hấp của quả dưa chuột trong quá trình bảo quản.....................................20
Hình 4.4: Ảnh hưởng của nhiệt độ và chất hấp phụ ethylene đến sự biến đổi hàm
lượng chất rắn hòa tan tổng số của quả dưa chuột trong quá trình bảo quản.....22
Hình 4.5: Ảnh hưởng của nhiệt độ và chất hấp phụ ethylene đến tỷ lệ thối hỏng của
dưa chuột trong quá trình bảo quản...................................................................23
Hình 4.6: Ảnh hưởng của nhiệt độ và chất hấp phụ ethylene đến sự biến đổi màu sắc
vỏ quả dưa chuột trong quá trình bảo quản.......................................................24

vi


vii


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Với khí hậu và thổ nhưỡng đa dạng, phù hợp với đặc tính sinh trưởng của nhiều
loại rau quả, Việt Nam có một hệ thống cây rau phong phú với nhiều chủng loại khác
nhau, trong đó có cây dưa chuột. Dưa chuột là một trong những loại cây trồng ngắn
ngày mang lại giá trị kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp. Dưa chuột có tính mát,

vị ngọt, có tác dụng giải nhiệt, lợi thuỷ, thông ruột, giải độc…chống bệnh tiểu đường,
điều hoà huyết áp [28]. Trong dưa chuột chứa đến 95% nước, đồng thời nó còn chứa
hầu hết các loại vitamin, khoáng chất tự nhiên cần nạp vào cơ thể hàng ngày như
vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B5, vitamin B6, folic acid, canxi, sắt,
magie, photpho, kali, kẽm… mà không phải loại thực phẩm nào cũng có được. Ngoài
ra, oxit silic có trong dưa chuột còn giúp hình thành collagen, loại protein giúp neo
giữ cơ thể, giúp cơ thể hấp thu canxi cần thiết để duy trì độ bền cứng cho xương [27,
30]. Do đó, dưa chuột là loại thực vật được ưa chuộng trồng nhiều thứ tư trên thế giới
bởi những lợi ích tích cực mà nó mang lại[25].
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có thể duy trì chất lượng dưa chuột sau thu
hoạch bằng cách tồn trữ dưa ở điều kiện nhiệt độ thấp (5 – 12 0C) và độ ẩm cao (90 –
95 %) có thể bảo quản 3 đến 4 tuần. Nhiệt độ tồn trữ thay đổi theo từng giống và điều
kiện từng quốc gia [15]. Ngoài ra, để hạn chế sự mất nước và giảm hiện tượng nhăn
quả cần phải bao gói cho quả. Tuy nhiên, việc lựa chọn màng bao và chế độ bao gói
phù hợp để bảo quản được dưa chuột trong vòng 1 tuần ở điều kiện nhiệt độ thường
với chi phí thấp, dễ áp dụng ở điều kiện Việt Nam thì chưa có nghiên cứu và công bố
nào.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Bộ môn Công nghệ Sau thu hoạch,
Khoa Công nghệ Thực phẩm – Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng với sự hướng
dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thủy, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của chất
hấp phụ ethylene và nhiệt độ đến chất lượng quả dưa chuột” được tiến hành.
1.2. Mục đích – yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất hấp phụ ethylene và nhiệt độ đến chất lượng quả
dưa chuột từ đó tìm ra chế độ bảo quản phù hợp nhất nhằm đảm bảo chất lượng và kéo
1


dài thời gian bảo quản dưa chuột sau thu hoạch.
1.2.2. Yêu cầu

- Xác định được ảnh hưởng của chất hấp phụ ethylene và nhiệt độ đến các biến đổi
vật lý của dưa chuột sau thu hoạch.
- Xác định được ảnh hưởng của chất hấp phụ ethylene và nhiệt độ đến tỷ lệ hư
hỏng của dưa chuột sau thu hoạch.
- Xác định được ảnh hưởng của chất hấp phụ ethylene và nhiệt độ đến biến đổi hóa
sinh của quả dưa chuột sau thu hoạch.

2


PHẦN II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu chung về dưa chuột
2.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm của một số giống dưa chuột
Cây dưa chuột có tên khoa học Cucumis sativus thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae.
Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc xuất xứ cây dưa chuột. Theo tài liệu nghiên
cứu của De Candolle, cây dưa chuột có nguồn gốc từ Ấn Độ (Nam Á) và được trồng từ
3000 năm trước. Loài hoang dại Cucumis hardiwickii Royle là loài dưa chuột có quả
nhỏ, vị đắng và được phát hiện mọc hoang dại ở dưới chân núi Hymalaya. Theo A. De
Candolle thì xuất xứ dưa chuột là Tây Bắc Ấn Độ từ đây nó được phát triển lên phía
tây (Trung Đông) và sau đó sang phía Đông Nam Á [3].
Cho đến nay thì cây dưa chuột đã được gieo trồng rộng khắp trên thế giới từ vĩ
độ 16 đến 63o Bắc. Trong đó, dưa chuột trồng trong nhà lưới phát triển mạnh ở những
vùng có khí hậu khắc nghiệt và gần thành phố [2].
Ở nước ta, dưa chuột được trồng từ bao giờ đến nay vẫn chưa được làm rõ. Tài
liệu sớm hơn cả có nhắc đến dưa chuột là sách “ Nam phương thảo mộc trạng” của Kế
Hàm có từ năm Thái Khang thứ 6. Mô tả kỹ hơn cả là cuốn “Phủ biên tạp lục” (năm
1775), Lê Quý Đôn đã ghi rõ tên dưa chuột và vùng trồng là Đàng Trong (từ Quảng
Bình đến Hà Tiên) và Bắc Bộ. Theo Lưu Trấn Tiêu (1974), qua việc phân tích bào tử
phấn ở di chỉ tràng kênh từ thời Hùng Vương, ngoài lúa nước, còn phát hiện thấy phấn
hoa dưa chuột [43]. Như vậy có thể nói dưa chuột xuất hiện ở Việt Nam cách đây 4000

năm. Cho đến nay dưa chuột được trồng rộng khắp từ Bắc chí Nam với diện tích năm
2007 là 168.556 ha [31].
Hiện nay có rất nhiều giống dưa chuột được trồng ở nước ta, có thể kể đến một
số giống dưa chuột phổ biến như: dưa chuột Yên Mỹ, dưa chuột Nhật Bản, dưa chuột
Tam Dương và dưa chuột PC1 [22]:
• Dưa chuột Yên Mỹ
Giống Yên Mỹ là giống địa phương, thân cao 2 - 2,5m, thân mảnh nhỏ, lá màu
xanh vàng. Thời gian sinh trưởng 90 – 100 ngày. Khối lượng quả trung bình 93 –
102g, năng suất trung bình đạt 26,9 – 28,0 tấn/ha. Giống Yên Mỹ có thể gieo trồng
trong vụ xuân hè và vụ Thu Đông ở vùng đồng bằng sông Hồng. Nhược điểm của
giống này là trái nhanh biến màu vàng sau thu hái.
• Dưa chuột Nhật Bản

3


Giống dưa chuột Nhật Bản là giống dưa được ưa chuộng hiện nay. Thời gian
cho quả ngắn, khoảng 35 - 40 ngày kể từ khi trồng và thời gian thu hoạch kéo dài từ
1,5 – 2 tháng. Giống dưa cho quả rất dài khoảng 25 – 30 cm, trọng lượng quả khoảng
200 – 250 g/quả. Trái dưa có ruột đặc, màu xanh đậm có nhiều gai, thịt dưa thơm
ngon, mát dịu và nhiều nước. Năng suất trung bình đạt khoảng 60 tấn/ha. Thời vụ gieo
trồng thích hợp từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và vụ hè thu từ tháng 5 đến tháng 8.
• Giống dưa chuột Tam Dương
Giống Tam Dương là giống địa phương, cây sinh trưởng trung bình. Thời gian
sinh trường từ 65 – 80 ngày. Quả dài 10cm, đường kính 2,5 – 3 cm, năng suất đạt 15 –
20 tấn/ha, chất lượng quả tốt.
• Giống PC1
Giống PC1 do GS.VS Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự lai tạo. Cây sinh trưởng
khoẻ, phân nhánh mạnh. Thời gian sinh trưởng 85 – 90 ngày. Quả nhỏ, khối lượng quả
100 – 110g, năng suất đạt 35 – 40 tấn/ha. Chất lượng quả tốt, giòn, thơm, thích hợp

cho chế biến xuất khẩu. Giống này có thể thích hợp cho cả 2 vụ xuân hè và thu đông.
2.1.2. Thành phần dinh dưỡng của dưa chuột
Dưa chuột có tính mát, vị ngọt, có tác dụng giải nhiệt, có chứa tới 95% là nước,
ngoài ra còn chứa vitamin C, A, B1, B2, chất xơ và nhiều khoáng.
Bảng 2.1 Thành phần và giá trị dinh dưỡng trong 100g dưa chuột quả tươi
Thành phần dinh dưỡng
Nước
Năng lượng
Carbohydrate
Protein
Lipid
Vitamin C
Vitamin B1
Vitamin B2
Canxi
Sắt
Kali
Chất xơ

Đơn vị
Hàm lượng
G
95
kcal
16
G
2,9
G
0,8
G

0,1
Mg
5
Mg
0,03
Mg
0,04
Mg
23
Mg
1
Mg
169
G
0,7
(Nguồn: Viện dinh dưỡng quốc gia, 2007)

2.1.3. Công dụng và giá trị kinh tế của dưa chuột
2.1.3.1. Công dụng của dưa chuột

4


Dưa chuột là loại rau phổ biến và không hạn chế của nhiều dân tộc bởi họ tin
vào những công dụng tuyệt vời của nó. Một trong những giá trị dinh dưỡng quả dưa
chuột phải kể đến là có chất chống oxy hóa cao. Đó là β-carotene và α-carotene,
vitamin C, vitamin-A, zea-xanthin và lutein. Các hợp chất này có nhiệm vụ khử các
gốc tự do, giảm quá trình lão hóa. Ăn dưa chuột cũng là cách chúng ta ngăn ngừa ung
thư và một số bệnh nguy hiểm khác [21].
Trong thành phần của dưa chuột chứa hàm lượng carbon rất cao khoảng 7475%, ngoài ra còn cung cấp một lượng đường (chủ yếu là đường đơn). Nhờ khả năng

hòa tan, chúng làm tăng khả năng hấp thụ và lưu thông máu, tăng tính hoạt động trong
quá trình oxi hóa năng lượng của mô tế bào. Bên cạnh đó trong thành phần dinh dưỡng
của dưa chuột còn có nhiều acid amin không thay thế rất cần thiết cho cơ thể như
thianin, rivophlvavin và niaxin và các loại muối khoáng như canxi, photpho và sắt tăng
cường phân giải axit uric và các muối của axit uric (urat) có tác dụng lợi tiểu, gây cảm
giác dễ ngủ. Dưa chuột còn có tác dụng bù nước và điều hoà thân nhiệt, các vitamin và
khoáng chất trong dưa chuột giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp năng
lượng cho hoạt động sống của con người. Vì vậy nếu dưa chuột được trồng đảm bảo,
ăn cả quả rất có lợi cho sức khoẻ con người [21,29].
2.1.3.2. Giá trị kinh tế
Ngoài giá trị về dinh dưỡng, thì xét về mặt kinh tế dưa chuột là cây rau quả
quan trọng cho nhiều vùng chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dưa chuột là
một mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị cao. Trong số các loại rau trồng hiện nay, dưa
chuột là cây đứng thứ 6 trên thế giới về diện tích (2.271.260 ha năm 2017), đứng thứ
tư về sản lượng thu hoạch (83,7 triệu tấn năm 2017). Dưa chuột là loại rau ăn quả có
thời gian sinh trưởng ngắn lại cho năng suất cao, là một trong những loại rau ăn quả có
giá trị kinh tế rất cao trong ngành sản xuất rau của nhiều nước trên thế giới [2].
2.1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột trên thế giới
Theo thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), hàng năm diện tích
trồng dưa chuột trên toàn thế giới đều tăng (bảng 2.2), trong vài năm trở lại đây diện
tích tăng trung bình khoảng 1,8%/năm. Diện tích năm 2017 so với năm 2008 đã tăng

5


18,21%, năm 2017 diện tích dưa chuột trên toàn thế giới là 2.271.260 ha trong khi năm
2008 diện tích gieo trồng dưa chuột chỉ là 1.921.331ha [31].
Bảng 2.2. Sản lượng dưa chuột toàn thế giới (2008 – 2017)
Năm


Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

2008

1.921.331

304,1

58.423.224

2009

1.966.866

308,3

60.638.579

2010

2.021.070

309,3

62.514.425


2011

2.091.013

324,6

67.890.836

2012

2.115.829

334,5

70.782.553

2013

2.111.445

346,7

73.219.570

2014

2.141.057

355,5


76.120.056

2015

2.175.461

361,7

78.701.178

2016

2.218.587

362,9

80.526.983

2017

2.271.260

368,7

83.753.861

(Nguồn: Tổ chức nông lương thế giới, 2018)
Dưa chuột được trồng khắp nơi trên thế giới nhưng chủ yếu ở 10 nước trong đó
tập trung ở các nước châu Á và châu Âu. Trung Quốc là nước sản xuất nhiều dưa

chuột nhất sản lượng từ 42.241.238 tấn (năm 2008) lên 64.874.595 tấn (năm 2017).
Sản lượng dưa chuột được sản xuất tại Trung Quốc chiếm gần 65% tổng sản lượng
toàn thế giới. Sau Trung Quốc là Liên Bang Nga với sản lượng tăng từ 1.129.920 tấn
(năm 2008) lên 1.940.010 tấn (năm 2017). Một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây
Ban Nha, Hoa Kỳ… mặc dù diện tích trồng dưa chuột rất hạn chế nhưng do dưa chuột
được trồng trong nhà kính năng suất cao nên sản lượng cũng rất cao. Ở Nhật Bản, dưa
chuột là một trong các loại rau chính trồng trong nhà kính có hiệu quả kinh tế cao.
Diện tích trồng dưa chuột của Nhật Bản năm 2017 là 10.800ha nhưng năng suất trung
bình đạt 518,05tạ/ha. Năm 2016 giá trị sản xuất dưa chuột của Nhật Bản là 1482,06
triệu USD chỉ đứng sau Trung Quốc và Liên Bang Nga [31].
2.1.4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa chuột ở Việt Nam
Ở nước ta dưa chuột được trồng khắp các vùng miền trên cả nước. Tuy nhiên,
những vùng sản xuất lớn tập trung thường ở gần các khu vực có nhà máy chế biến rau
quả thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, chiếm gần 40% diện tích như Thái Bình, Hưng
Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc và Hà Nam và khu vực đồng bằng

6


sông Cửu Long như An Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long; các tỉnh Đông Nam
Bộ như Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh; Tây Nguyên như Gia Lai và duyên hải
Nam Trung Bộ như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà… Diện tích trồng dưa chuột toàn
quốc khoảng 20.000 – 27.000 ha. Từ năm 1998 đến nay diện tíc
h trồng dưa chuột tăng lên đáng kể. Nếu so với năm 1994 thì năm 2001 diện tích
đã tăng lên 2,25 lần và sản lượng tăng gần 2,43 lần (từ 180.000 tấn năm 1994 lên
430.000 tấn năm 2001). Như vậy nhờ có các tiến bộ về giống, kĩ thuật sản xuất nên
năng suất dưa chuột ở Việt Nam đã được cải thiện một phần [20].
Ở nước ta, ngoài việc dùng ăn tươi, dưa chuột còn dùng để muối chua, đóng hộp,
không những làm phong phú và tăng chất lượng rau ăn hàng ngày mà còn là nguồn
nông sản xuất khẩu có giá trị sang các nước ôn đới. Một số sản phẩm xuất khẩu được

chế biến từ dưa chuột như: đồ hộp dưa chuột dầm giấm, salat, dưa chuột muối chua,
dưa chuột muối mặn…
2.2. Những biến đổi chính diễn ra trong quá trình bảo quản dưa chuột
Sau thu hoạch, trong quả dưa chuột cũng như các loại rau quả khác nói chung
đều xảy ra các biến đổi về vật lý, sinh lý, sinh hoá. Các biến đổi này có liên quan chặt
chẽ với nhau và phụ thuộc vào tính chất tự nhiên của rau quả như giống, điều kiện gieo
trồng, chăm sóc, độ già thu hái, vận chuyển và những yếu tố kỹ thuật trong quá trình
bảo quản.
2.2.1. Biến đổi vật lý
 Sự thoát hơi nước
Trong quá trình bảo quản, hiện tượng bay hơi nước ở rau quả là một hoạt động
sinh lý bình thường nhưng thường không có lợi (lượng nước mất đi không được bù
đắp lại), sự mất nước dẫn đến hiện tượng khô héo, giảm trọng lượng quả, gây rối loạn
sinh lý, giảm khả năng kháng khuẩn… và kết quả là rau quả nhanh chóng bị thối rữa.
Theo Nguyễn Mạnh Khải (2005) sự thoát hơi nước của nông sản sau thu hoạch
là quá trình nước tự do trong nông sản khuyếch tán ra bên ngoài môi trường, nó phụ
thuộc trước hết vào đặc điểm của nông sản như mức độ háo nước của hệ keo trong tế
bào, thành phần, cấu tạo và trạng thái của mô bảo vệ, cường độ hô hấp của nông sản.
Ở rau, quả, củ non, tế bào có lớp cutin mỏng, chứa ít protein nên khả năng giữ nước
kém [6]. Theo Trần Minh Tâm (2004) thì sự mất nước thay đổi trong quá trình tồn trữ,
7


giai đoạn đầu mất nước mạnh, giai đoạn giữa giảm đi và cuối cùng khi chín hay hư
hỏng lại bắt đầu tăng lên. Quá trình thoát hơi nước ở thực vật là quá trình vật lý nên sẽ
phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ môi trường, tổn thương
cơ giới của rau quả… [9].
Trong dưa chuột có khoảng 95 – 96% nước, chủ yếu ở dạng tự do nên rất dễ
bốc hơi. Giới hạn thoát hơi nước của dưa chuột là 5% lượng nước thoát hơi tối đa. Nếu
lượng nước mất đi quá 5% quả sẽ bị héo, vỏ quả nhăn nheo, quả bị xốp, mất giòn, màu

sắc thay đổi, giảm giá trị thương phẩm [6]. Trong thực tế tồn trữ, để hạn chế sự thoát
hơi nước của rau quả, người ta thường áp dụng các biện pháp như hạ thấp nhiệt độ,
tăng độ ẩm và giảm tốc độ chuyển động của không khí trong môi trường bảo quản,
ngoài ra việc sử dụng các loại màng bao trong tồn trữ rau quả cũng giảm đáng kể hàm
lượng nước thoát hơi.


Sự giảm khối lượng tự nhiên
Sự giảm khối lượng tự nhiên là sự giảm khối lượng của nông sản do thoát hơi

nước và tổn hao chất hữu cơ do hô hấp trong đó 75 – 85% sự giảm khối lượng khi tồn
trữ là do mất nước, còn 15 – 25% là do tiêu hao chất khô trong quá trình hô hấp. Sự
giảm khối lượng này phụ thuộc vào nhiêu yếu tố như: giống, phương thức tồn trữ, điều
kiện môi trường bảo quản, độ chín của nông sản…[9]. Chúng ta không thể ngăn cản sự
giảm khối lượng xảy ra khi bảo quản nhưng hoàn toàn có thể hạn chế bằng các biện
pháp thích hợp. Với các điều kiện bảo quản như nhiệt độ, độ ẩm, bao gói, thì phương
pháp bao gói là yếu tố quan trọng nhất đối với sự giảm khối lượng tự nhiên.


Sự sinh nhiệt
Sự sinh nhiệt là yếu tố bất lợi trong quá trình bảo quản. Theo Trần Văn Hoà và

Trương Trọng Ngôn (2002), tất cả lượng nhiệt sinh ra trong rau quả tươi khi tồn trữ là
do hô hấp, 2/3 lượng nhiệt sinh ra môi trường xung quanh, còn 1/3 được dùng vào các
quá trình trao đổi chất bên trong tế bào, quá trình bay hơi và một phần dự trữ ở dạng
năng lượng hoá học. Nhiệt độ tăng, kích thích rau hô hấp mạnh, hoạt động sinh lý tăng
lên, độ ẩm tăng, đó là điều kiện thích hợp cho vi sinh vật phát triển và làm hư hỏng
một cách nhanh chóng [6].
2.2.2. Biến đổi sinh lý
8





Sự hô hấp
Hô hấp là một trong những quá trình sinh lý quan trọng nhất của cơ thể sống.

Sau thu hoạch, rau quả tiếp tục hô hấp để duy trì sự sống. Về bản chất hoá học, hô hấp
là quá trình oxi hoá chậm các chất hữu cơ phức tạp. Dưới tác dụng của enzyme các chất này
phân huỷ thành chất đơn giản hơn và giải phóng năng lượng. Như vậy, trong quá trình bảo
quản, hoạt động hô hấp thường làm biến đổi thành phần hoá sinh của quả, tiêu hao vật chất
dự trữ, làm giảm đáng kể chất lượng dinh dưỡng và cảm quan cũng như rút ngắn tuổi thọ
của quả. Ngoài ra, hô hấp còn giải phóng ra môi trường xung quanh một lượng nhiệt, hơi
nước, góp phần thúc đẩy các quá trình hư hỏng diễn ra nhanh hơn. Hô hấp ở rau quả có thể
chia thành 2 loại: hô hấp thường và hô hấp đột biến [11].
Dưa chuột là loại quả hô hấp thường tức là có cường độ hô hấp giảm chậm dần
trong quá trình sinh trưởng và sau thu hoạch. Quá trình chín chỉ xảy ra khi quả còn
trên cây. Quả có chất lượng thấp nếu thu hoạch quá sớm trước khi đạt đến độ chín
thích hợp. Ngoài ra dưa chuột cũng là loại quả có cường độ hô hấp trung bình, cường
độ hô hấp của dưa chuột là 12 – 15 ml CO 2/kg/h ở 100C, 7 – 24 ml CO2/kg/h ở 200C,
10 – 26 ml CO2/kg/h ở 250C.


Sự sản sinh ethylene
Song song với quá trình hô hấp, quả sản sinh ra khí ethylene. Sự tạo thành khí

ethylene làm tăng tính hoạt động sinh lý, hô hấp, sự xâm nhập của vi sinh vật, bệnh hại
quả và làm tăng nhiệt độ bảo quản. Tốc độ sản sinh ethylene của dưa chuột không cao,
khoảng 0,1 – 1,0µl/kg/h tại 20 0C nhưng dưa chuột lại rất nhạy cảm với ethylene ngoại
sinh. Với nồng độ 1 – 5 ppm, ethylene đã đủ làm mất màu xanh của dưa chuột sau vài

ngày bảo quản, tạo màu úa vàng. Quá trình sản sinh ethylene bị giảm đi khi rau quả
được cất giữ trong điều kiện nhiệt độ thấp bởi vì nhiệt độ thấp làm hoạt động sinh lý bị
giảm đi, các enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp bị ức chế [9].
2.2.3. Biến đổi hoá sinh
Hầu hết các thành phần hoá học của rau quả đều bị biến đổi trong quá trình bảo
quản do tham gia quá trình hô hấp hoặc do hoạt động của enzyme. Đối với dưa chuột
có một số biến đổi chính như sau đây:


Biến đổi thành phần hydratcarbon (glucid)
9


Hydratcarbon là thành phần chủ yếu của nông sản, chiếm 50 - 80% trọng lượng
chất khô. Chúng vừa là vật liệu cấu trúc của tế bào (cellulose và hemicelluloses,
pectin) vừa là nguyên liệu của quá trình hô hấp (đường) đồng thời là nguồn năng
lượng dự trữ (tinh bột) cho các hoạt động sống của nông sản [4,6].
Trong quá trình bảo quản nông sản, các loại đường đa dần dần bị thuỷ phân
thành đường đơn giản, sau đó các đường đơn này tham gia vào quá trình hô hấp để tạo
năng lượng duy trì sự sống của nông sản. Do vậy đường bị tiêu hao rất lớn trong quá
trình bảo quản. Còn tinh bột là thành phần đóng vai trò dự trữ, sự biến đổi tinh bột
theo hướng sinh tổng hợp hay thuỷ phân có ý nghĩa quyết định đến chất lượng nông
sản sau thu hoạch. Sự biến đổi của hàm lượng tinh bột và đường trong nông sản phụ
thuộc vào phương pháp bảo quản cũng như độ chín thu hoạch của nông sản. Ở một số
nông sản, đường tự do sẽ tổng hợp thành tinh bột sau khi thu hoạch, làm giảm chất
lượng của nông sản. Trong dưa chuột hydratcarbon chiếm khoảng 2,2%, trong đó chủ
yếu là đường tổng số, do vậy hàm lượng đường sẽ bị giảm đi sau quá trình tồn trữ, làm
cho hàm lượng chất rắn hoà tan trong quả giảm [4].
Các hợp chất pectin trong dưa chuột thường tập trung ở thành tế bào làm nhiệm
vụ gắn kết các tế bào lại với nhau. Trong quá trình bảo quản, quả thường chuyển từ

trạng thái cứng sang trạng thái mềm. Sự thay đổi trạng thái này là do sự thuỷ phân
protopectin dưới tác dụng của enzyme polygalacturonase thành các pectin hoà tan,
đường và ethanol hoặc sự phá vỡ liên kết giữa hợp chất pectin với thành phần khác của
thành tế bào dưới tác dụng của enzyme [4].

Sắc tố
Sự thay đổi màu sắc của quả là một tiêu chí hết sức quan trọng được sử dụng để
đánh giá chất lượng quả. Nguyên nhân sự thay đổi màu sắc là do các sắc tố bị thuỷ
phần hoặc hình thành sắc tố mới. Dưa chuột bảo quản lâu ngày thường bị vàng là do
sự thuỷ phân chlorophyll đồng thời với sự tổng hợp carotenoid [9]

Sự biến đổi của vitamin và các chất khác
Dưa chuột có chứa một số vitamin như vitamin A, C, B 1, B2 trong đó vitamin C
là nhiều nhất (5mg/100g quả tươi) và cũng dễ bị tổn hao nhất trong quá trình bảo quản.
Vitamin C (acid ascorbic) bị tổn hao do nó là chất dễ bị oxi hoá và chuyển thành dạng
dehydroascorbic dễ bị phân huỷ dưới tác dụng của nhiệt độ, nhiệt độ càng cao, sự tổn
thất càng lớn, do đó bảo quản ở nhiệt độ thấp sẽ hạn chế được sự tổn thất này [8]
Protein và lipit trong dưa chuột chiếm tỷ lệ rất ít và thường chuyển hoá từ dạng

10


này sang dạng khác trong quá trình bảo quản [9].
2.2.4. Biến đổi do vi sinh vật
Tổn thất sau thu hoạch đối với dưa chuột ngoài những biến đổi vật lý và hoá
học còn có các biến đổi do vi sinh vật. Một số bệnh ở dưa chuột như: thương tổn chấm
đen do Collectotrichum lagenarium; bệnh héo loang lổ màng do Pythium
aphanidematum với đặc trưng là xốp, xanh sẫm, sũng nước; bệnh chấm đen (hay đốm
góc) do vi khuẩn Pseudomonas lachrymans; bệnh thối nhũn do vi khuẩn
Mycosphaerela citrulina.

2.3. Các vật liệu bao gói phổ biến của rau quả tươi
Một số loại vật liệu bao gói phổ biến của rau quả tươi là LDPE, PE. Với các
thông tin cụ thể được trình bày sau đây.
2.3.1. PolyEthylene- PE
• Sản phẩm trùng hợp của ethylene
• Nhựa nhiệt dẻo được sử dụng phổ biến trên thế giới
• Tính chất:
– Màu trắng, hơi trong, không dẫn nhiệt và điện
– Không tác dụng với các dung dịch axit, kiềm, thuốc tím và
nước brom
– Dù ở nhiệt độ cao, PE không thể hòa tan trong nước, trong
các loại rượu béo, aceton, ete etylic, glycerin và các loại dầu
thảo mộc
• Phân loại theo khối lượng riêng:
– LDPE (0,91 – 0,925 g/cm3)
– MDPE (0,926 – 0,94 g/cm3)
– HDPE (0,941 – 0,965 g/cm3)
2.3.2. Low density PolyEthylene - LDPE
LDPE là bao bì PE có mật độ thấp, được sản xuất bằng phương pháp trùng hợp
khí C2H4, là loại bao bì quan trọng và có nhiều ứng dụng nhất.
+ Tính chất:
-

Tỷ trọng 0,91 – 0,925g/ cm3
LDPE trong suốt, mềm, dẻo, bề mặt láng bóng.
LDPE bền ở nhiệt độ 60 – 70oC
11


Tính chống thấm O2 và CO2 kém, tính chống thấm nước tốt.

LDPE với độ dày 25 µm có tính thấm O 2 là 6400 - 9600 (cm3/m2.day.bar) ở 38oC,
-

90% RH, tính thấm CO2 là 3000 – 4000 (cm3/m2.day.bar) ở 38oC, 90% RH, thấm H2O
là 12 - 20 (g/m2.day) ở 38oC, 90% RH.
Tính bền hóa học cao, chịu được tác dụng của axit, kiềm. Khả năng in ấn của
chúng không cao.
+ Công dụng
LDPE thường được sử dụng làm bao bì chứa đựng để bảo quản rau quả tươi sống.
Vì có tính bền hóa học cao nên LDPE còn thường được dùng làm lớp lót trong cùng
của bao bì ghéo nhiều lớp.

12


PHẦN III - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là giống dưa chuột được trồng ở Văn Đức – Văn Giang –
Hưng Yên được thu hoạch vào cuối tháng 4 năm 2019 ở độ già 2.
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu
+ Thiết bị:
- Cân kĩ thuật Shinko có độ chính xác 0.01g ( Nhật Bản)
- Máy đo độ cứng Wagner Instrusment FDK – 30 (Mỹ )
- Chiết quang kế ATAGO Pal1
- Máy đo cường độ hô hấp
- Máy đo màu
- Kho lạnh
- Log tag

+ Dụng cụ
- Băng dính, giấy đánh dấu công thức, dao, cốc thuỷ tinh, rổ nhựa…
+ Bao bì
- Túi LPDE (Fresh and fresh) của Thái Lan
- Túi PE (Có bổ sung phụ gia) Viện Hóa
3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch, Khoa Công nghệ thực phẩm, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu: 1/2019 – 5/2019
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất hấp phụ Ethylen và nhiệt độ đến các biến đổi vật
lý của dưa chuột sau thu hoạch.
- Nghiên cứu ảnh hưởng củ của chất hấp phụ Ethylen và nhiệt độ đến tỷ lệ hư
hỏng của dưa chuột sau thu hoạch.

3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp chuẩn bị mẫu và bố trí thí nghiệm
3.3.1.1. Chuẩn bị mẫu

13


Thu hoạch dưa ở ĐG 2. Dưa sau thu hoạch được vận chuyển nhẹ nhàng về
phòng thí nghiệm, giữ khô, bao gói túi PE đục lỗ, bảo quản ở nhiệt độ mát 20oC.
3.3.1.2. Bố trí thí nghiệm
CT
1
2
3
4

5
6

Chất hấp phụ
ethylene

Không

Không



Bao bì

Nhiệt độ BQ

PAK
PAK
PE đục lỗ
PE đục lỗ
PAK
PE đục lỗ

8
8
20
20
Nhiệt độ phòng
Nhiệt độ phòng


Theo dõi: 2 ngày/lần
Chuẩn bị mẫu nghiên cứu: 1kg (1 CT) x 6 CT x 5 lần theo dõi = 30 kg.
Chỉ tiêu: cường độ hô hấp, hao hụt khối lượng, HL chất khô hòa tan, màu sắc,
độ cứng. tỷ lệ hư hỏng.
3.3.2. Phương pháp xác định chỉ tiêu
3.3.2.1. Phương pháp xác định hao hụt khối lượng tự nhiên
Xác định hao hụt khối lượng tự nhiên của dưa chuột trong quá trình bảo quản
bằng phương pháp cân. Cân khối lượng của dưa chuột ở mỗi công thức trước khi bảo
quản và ở mỗi lần phân tích bằng cân kĩ thuật (± 0,01g). Trên cơ sở đó xác định khối
lượng hao hụt do sự thoát hơi nước và hô hấp của nông sản.
Hao hụt khối lượng tự nhiên được tính theo công thức:
X (%) 

( A  B)
*100%
A

Trong đó:
X: Tỷ lệ hao hụt khối lượng ở mỗi lần phân tích (%)
A: Khối lượng mẫu trước khi bảo quản (g)
B: Khối lượng mẫu ở mỗi lần phân tích (g)
3.3.2.2. Phương pháp xác định độ cứng
Độ cứng của quả được xác định bằng dụng cụ đo độ cứng Wagner Instrusment
FDK – 30 (Mỹ).
Nguyên lý đo dựa trên lực tác động vào vật liệu để xác định độ cứng của đối
tượng đo. Đối với dưa chuột là loại quả cứng thì dùng kim đo có đường kính 0,5cm.
Tiến hành: dùng dao gọt vỏ quả sao cho diện tích vị trí gọt vừa bằng hoặc lớn
hơn diện tích mũi kim một chút. Ấn đầu mũi kim của dụng cụ đo độ cứng vào phần
14



thịt quả đã được gọt vỏ sao cho phần thịt quả vừa chạm tới vạch trên đầu đâm. Mỗi
quả đo 3 vị trí theo chiều dọc của quả dưa. Đọc giá trị đo trên máy theo hệ đơn vị kg.
Kết quả thu được là giá trị trung bình của 3 lần đo. Tính toán lực đo bằng đơn vị kg/cm2
Độ cứng được tính theo công thức:
X = F/S
Trong đó:
X: là độ cứng thịt quả (kg/cm2)
F: Chỉ số lực tác dụng hiển thị trên máy đo (kg)
S: Diện tích mũi kim (cm2)
3.3.2.3. Phương pháp xác định hàm lượng chất rắn hòa tan tổng số
Sử dụng máy chiết quang kế ATAGO Pal1
Nguyên lý: khi đi từ một môi trường (không khí) và một môi trường khác (chất
lỏng) tia sáng sẽ bị lệch (bị khúc xạ). Nếu chất lỏng là một dung dịch chất tan (dung
dịch đường, muối…) thì dựa trên độ lệch của ta sáng ta có thể đọc được nồng độ chất
hoà tan.
Tiến hành: với 10 quả nhắc lại ở mỗi công thức, ta dùng dao bổ dọc từ trên
xuống đuôi quả, tại mỗi vị trí đầu, giữa, cuối ta lấy một phần nhỏ, sau đó ép lấy dịch.
Sau khi chuẩn máy và lau sạch bề mặt lăng kính ta nhỏ dịch mẫu lên lăng kính và tiến
hành đo. Đọc kết quả trực tiếp trên máy. Đơn vị đo hàm lượng chất rắn hoà tan là độ
Brix (0Bx).
3.3.2.4. Phương pháp xác định tỷ lệ hư hỏng
Tiến hành: Cân tổng khối lượng quả sau thời gian bảo quản, sau đó cân khối
lượng quả bị hư hỏng (thối, nhũn, vàng héo...).
Tỷ lệ thối hỏng (%) = (B/A)*100

Trong đó:
B: Số quả thối hỏng .
A: Số quả theo dõi
3.5.2.5. Xác định sự thay đổi màu sắc vỏ quả

Màu sắc vỏ quả được xác định bằng máy đo màu CM-2500d Konica Minolta (Nhật
Bản)
Màu sắc được thể hiện ở 3 thông số L*,a*,b*.

15


Trong đó :
L*: chỉ số thể hiện độ sáng của vỏ quả có giá trị từ 0 (đen) đến +100 (trắng)
a*: chỉ số thể hiện dải màu sắc từ xanh lá cây đến đỏ, giá trị từ (-60) đến (+60)
b*: chỉ số thể hiện dải màu sắc từ xanh nước biển đến vàng, giá trị từ (-60) đến
(+60)
3.5.2.6. Xác định sự thay đổi cường độ hô hấp của quả
Xác định cường độ hô hấp Nguyên tắc: Xác định hàm lượng O2 và CO2 bằng
máy đo GS Clarus 580, hãng PerkinElmer (Mỹ)
Tiến hành:
Chuẩn bị bình đo hô hấp, xác định thể tích bình.
Cân khối lượng dưa chuột, đặt vào bình và đóng kín nắp.
Thời gian hô hấp được tính từ lúc đóng kín nắp bình. Rút khí trong các bình để
đo hàm lượng O2, CO2 của mỗi loại sản phẩm ở các công thức xử lý khác nhau. Thời
gian nuôi mẫu: 1-2h. Dựa trên số liệu thu được, tính toán cường độ hô hấp
Cường độ hô hấp được tính theo công thức:
R (mlCO2/kg.h)= ([CO2]cuối – [CO2]đầu) × volthực )/(m×t)
Trong đó : - Vthực = Vbình – Vnông sản = Vbình – m
- Thể tích hộp chứa (Vbình – đơn vị là lít).
- Khối lượng mẫu (m: đơn vị là kg).
- Nồng độ CO2 ban đầu (0%).
- Khoảng thời gian tiến hành thí nghiệm (t - đơn vị h).
- Nồng độ CO2 cuối (%)
. Khi tiến hành đo, sử dụng xi lanh hút 50µl khí, bơm vào máy sắc ký, sau đó đọc

kết quả trên màn hình máy tính.
3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lí bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 và Minitab18

16


×