Tổng hợp kiến thức từ môn Lý thuyết và kĩ năng truyền hình
Mục lục
Phần 1: Lý thuyết cơ bản từ những buổi lên lớp
Phần 1: Những kĩ năng cơ bản của môn truyền hình
Phần 3: Kinh nghiệm rút ra từ những bài tập nhóm
Phần 1: Lý thuyết cơ bản từ những buổi lên lớp
Chương 1: Sơ lược về ngành truyền hình
Chương 2: Báo chí truyền hình
Chương 3: Ngôn ngữ truyền hình
Chương 4: Các thể loại báo chí truyền hình
Phần 2: Những kĩ năng cơ bản của môn truyền hình
Kĩ năng thâm nhập và điều tra
Kĩ năng dựng phim
Kĩ năng giao tiếp và khai thác tư liệu thực tế
Kĩ năng lên kế hoạch cho tác phẩm truyền hình
Kĩ năng dĩ bất biến ứng vạn biến
Kĩ năng biên tập và hậu kì
1
Phần 1: Lý thuyết cơ bản từ những buổi học trên lớp
Chương 1: Lý thuyết cơ bản về ngành truyền hình
1. Sự ra đời của ngành truyền hình
Truyền hình thế giới
Truyền hình Việt Nam có lịch sử ra đời đặc biệt, khi đó đất nước đang
còn chiến tranh. Năm 1966 Ban Tuyên giáo Trung ương đã giao nhiệm
vụ cho Tổng cụ thông tin và Đài tiếng nói Việt Nam lên phương án xây
dựng vô tuyến truyền hình. Đến 4/1/1968 phó thủ tướng Lê Thanh Nghị
đã ký quyết định thành lập “Xưởng phim vô tuyến truyền hình Việt
Nam” trước mắt đẩy mạnh tuyên truyền ra nước ngoài về cuộc chiến
tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam thông qua các phim tài liệu gửi
ra phát sóng truyền hình ở nước ngoài. Trụ sở đầu tiên của xưởng phim
vô tuyến truyền hình phải ở nhờ xưởng phim đèn chiếu số 5 Thi Sách –
Hà Nội. Thiết bị đầu tiên là 4 chiếc máy quay phim 16 ly đã cũ, và một
số hộp phim từ hàng viện trợ của Hội hữu nghị Xô – Việt trong đó có
bàn dựng phim 16 ly. Khi đó phim đi quay về phải tráng bằng tay,
ngâm thuốc trong chậu rửa mặt. Phim 16 ly khi đó hình ảnh đen trắng
và không có tiếng động.
Cuối năm 1969 nhà nước đã cấp cho Xưởng một khu đất tại Chùa Bộc
để xây Đài phát hình và trường quay, nhưng do khả năng hạn hẹp và
2
thiếu thiết bị nên Xưởng phim không tiếp tục hoàn thành “sứ mệnh”
làm truyền hình được.
Trong khi đó, năm 1967, ông Trần Lâm, khi đó là Tổng biên tập đài
Tiếng nói Việt Nam, nhân chuyến tham Cuba đã ký với Viện Phát thanh
và Truyền hình Cuba để “mượn” sóng phát thanh đối ngoại và nhờ đào
tạo cán bộ làm truyền hình. Tháng 6/1968 Đài tiếng nói Việt Nam gửi
18 kỹ sư và kỹ thuật viên giỏi sang Cuba học tập. Khi đó ở Miền Nam,
Mỹ đã cho xây dựng đài truyền hình và phát sóng ở một số khu vực.
Cuối tháng 11/1969 đoàn cán bộ kỹ thuật học ở Cuba về nước với các
kiến thức về truyền hình và nhiều sơ đồ máy móc thiết bị truyền hình.
Đầu năm 1970, các cán bộ kỹ thuật của Đài tiếng nói Việt Nam bắt tay
vào tìm kiếm thiết bị và lắp ráp camera. Tháng 8/1970, ở Cục kỹ thuật
phát thanh 45 – Bà Triệu – Hà Nội đã cho chạy thử 2 máy ghi hình điện
tử với tên gọi “NT.1” (Ngựa trời 1) và “NT.2” (Ngựa trời 2). Đây là 2
camra được lắp từ những linh kiện cũ rời rạc, trong đó 2 ống đèn điện
tử cũ phải liên hệ “kỳ công” xin từ Liên Xô về.
2. Truyền hình thế giới
Truyền hình là loại hình ra đời gắn liền với phát minh của các nhà khoa
học, sự ra đời của chiếc ti vi được kế thừa từ nhiều nghiên cứu trước
đó. Hơn nữa trong giai đoạn đầu tiên, các nhà khoa học của một số
quốc gia đều nghiên cứu và thử nghiệm về truyền hình. Mỗi thế hệ tivi
mới ra đời lại đánh dấu một bước phát triển của truyền hình và những
chiếc ti vi cũ lại trở thành “lạc hậu”. Sự phát triển mạnh mẽ của các
3
loại thiết bị truyền hình góp phần hoàn thiện hệ thống truyền hình trên
toàn thế giới.
Ai phát minh ra truyền hình
Cho đến nay khó có câu trả lời làm hài lòng mọi người, bởi vì giai đoạn
đầu của truyền hình mỗi quốc gia đều cho rằng mình có người “phát
minh” ra truyền hình. Người Mỹ tin rằng đó là Jenkins hoặc
Frarnswoth. Người Nhật tin đó là Takayanagi. Ở Nga, Boris Rosing. Ở
Pháp, Belin và Barthelemy. Ở Đông Âu, Von Mihaly. Ở Đức, Karolus.
Ở Anh có sự chọn lựa Campbell –Swinton – là người đưa ra khái niệm
và Baird là người thử nghiệm thực hành.
Truyền hình đã được nghĩ ra (phác thảo trên giấy) trong một thời gian
và chờ đợi sự phát triển theo kịp của lĩnh vực điện tử. Nó đã bắt kịp vào
đầu những năm 1920 với sự nhanh nhạy của tế bào quang điện và đèn
điện tử. khi đó chức năng quét hình chưa thể thực hiện bằng điện tử.
Paul Nipkow đã phát minh một phương pháp quét hình cơ khí vào năm
1884. Phương pháp này dựa trên nền tảng cơ bản dùng một đĩa quay
với đường xoáy chon ốc, trên đó có các lỗ thủng. Mỗi vòng quay sẽ cho
1 frame hình. Đĩa Nipkow đã được những người chế tạo ti vi sử dụng
làm nền tảng cho hệ thống truyền hình của họ.
Khái niệm quét hình đồng bộ hiển thị bằng điện tử được biết đến vào
năm 1908 bởi Campbell Swinton. Ông đã đưa ra hệ thống “Nhìn xa
điện tử” như một đề xuất trong thư gửi Nature (18/6/1908) và các bài
4
giảng (1911) minh họa bằng sơ đồ mạch. Điều này gần như tương xứng
sẽ dẫn đến sự phát triển của hệ thống điện tử vào năm 1920 và những
điều thực hành thực tế những năm 1930.
Là một kỹ sư nổi tiếng nhất được cho là người đầu tiên chứng minh hệ
thống truyền hình làm việc. Ông đã nghiên cứu tại trường đại học
Glasgow và bị gián đoạn bởi sự bùng nổ chiến tranh thế giới lần thứ
nhất. Về sau ông chuyển đến bờ biển phía nam nước Anh và ông áp
dụng tạo ra hệ thống truyền hình, một giấc mơ của nhiều nhà khoa học
trong những thập kỷ qua. Thiết bị thô đầu tiên của ông không đồng bộ
và đến cuối năm 1924 ông đã truyền được hình ảnh “mập mờ” qua vài
bước chân. Vào ngày 26/1/1926 ông là người đầu tiên trên thế giới
chứng minh một hệ thống truyền hình hoạt động thực sự. Năm 1927 hệ
thống truyền hình của ông đã truyền hình ảnh ở khoảng cách 438 dặm
bằng đường điện thoại từ London đến Glasgow, và ông thành lập Công
ty Phát triển Truyền hình Baird (BTDC). Năm 1928 Công ty của ông
lần đầu tiên truyền thành công hình ảnh truyền hình qua Đại Tây
Dương giữa London và New York và truyền những hình ảnh đầu tiên
đến một chiếc tầu giữa Đại Tây Dương. Vào năm 1929 Bưu điện Đức
đã đề nghị ông cung cấp để thử nghiệm dịch vụ truyền hình dựa trên hệ
thống cơ khí của mình. Giai đoạn đầu âm thanh và hình được gửi thay
phiên, và về sau nó được truyền đồng bộ (từ năm 1930). Tuy nhiên, hệ
thống truyền hình cơ khí của Baird đã nhanh chóng trở nên lỗi thời vì
hệ thống điện tử phát triển, chủ yếu của Marconi ở Mỹ.
Chương 2: Báo chí truyền hình
5
Sự khác biệt giữa báo chí truyền hình với các loại hình báo chí khác
chính là khả năng truyền đạt thông tin thông qua hình thức giao tiếp
đặc biệt. Mỗi chương trình truyền hình đều xác định nhóm đối tượng
khán giả chính và lựa chọn người dẫn chương trình cho phù hợp.
Thông tin trên truyền hình đ\ược truyền đạt theo tuyến tính thời gian,
người xem khó có thể “nóng lòng” xem lướt như báo viết. Do đó những
người làm chương trình cần quan tâm tới tâm lý khán giả, lựa chọn thời
điểm phát sóng chương trình cho phù hợp. Ví dụ, Đài truyền hình Việt
Nam chọn giờ “vàng” 19 giờ để phát sóng chương trình thời sự. Đây là
khoảng thời gian nhiều người có mặt ở nhà để xem truyền hình nhất.
Việc phân loại thông tin theo các kênh và chọn thời điểm phát sóng
chương trình phù hợp sẽ giúp cho người xem chủ động hơn trong tiếp
nhận thông tin.
6
Chương 3: Ngôn ngữ truyền hình
Các yếu tố phối hợp, bổ sung cho hình ảnh:
Lời bình: lời bình thường giải thích cho người xem biết cái gì đang diễn
ra trên màn hình, lời bình cung cấp them thông tin mà hình ảnh chưa
nói được. Nếu hình ảnh là cụ thể thì lời bình thường khái quát câu
chuyện hơn. Sự diễn tả bằng từ ngữ cũng là thói quen của con người
khi truyền đạt thông điệp. Viết lời bình cho truyền hình cần hiểu rằng
nó chỉ là một bộ phận hỗ trợ , bổ xung thông tin chứ không phải là toàn
bộ thông tin như phát thanh. Do đó, lời bình có mối quan hệ chặt chẽ
với hình ảnh, nó bám sát hình ảnh nhưng lại không được “miêu tả”
những điều người xem đã nhìn thấy.
Hìn ảnh được rút gọn cả về không gian và thời gian diễn ra sự kiện, do
đó lời bình là sợi dây kết nối câu chuyện một cách rõ ràng hơn. Lời
bình còn góp phần định hướng thông tin mà mình muốn truyền đạt, bởi
bản thân hình ảnh cũng cho người xem những nhận thức nhiều chiều.
Lời nói nhân vật (phỏng vấn): Mỗi sự kiện diễn ra đều có vai trò con
người trong đó, thông tin trên truyền hình không chỉ có lời bình của
phóng viên mà còn những tiếng nói của người trong cuộc, người chứng
kiến, người nhìn nhận đánh giá…. Nếu lời bình được phóng viên viết ra
và phần nào thể hiện ý chủ quan thì những trích dẫn phỏng vấn, phát
biểu tạo cho câu chuyện chân thật khách quan hơn.
7
Việc lựa chọn nhân vật phỏng vấn là một vấn đề quan trọng, bởi một sự
kiện diễn ra mỗi người có một cách nhìn và góc độ nhận xét đánh giá.
Những phỏng vấn trái chiều về một chủ đề làm cho câu chuyện hấp dẫn
hơn. Cách đặt câu hỏi phỏng vấn để tạo kịch tính cho câu chuyện là
“nghệ thuật” của người làm truyền hình.
Tiếng động: Là bộ phận không thể thiếu trên truyền hình, nó có vai trò
làm cho hình ảnh chân thật, sinh động, nới rộng không gian và quan
trọng hơn nó mang giá trị thông tin. Giá trị thông tin của tiếng động là
đặc trưng của âm thanh trong đời sống con người mà mỗi khi nghe thấy
người ta liên tưởng và nhận biết được sự việc. Tiếng gõ mõ tụng kinh
làm người xem nhận biết không gian chùa của phật giáo, tiếng sáo
H’mông liên tưởng tới vùng núi cao. Tiếng tầu hỏa làm người xem nghĩ
đến ga xe lửa… còn rất nhiều âm thanh mang giá trị thông tin có khi
còn nhiều hơn cả lời bình.
Âm nhạc: âm nhạc là loại hình nghệ thuật có phương thức riêng tác
động đến người nghe. Việc sử dụng âm nhạc trên truyền hình như một
sự hỗ trợ về môi trường tiếp nhận thông tin. Âm nhạc góp phần tạo nên
tiết tấu của tác phẩm, tạo người xem cảm xúc khi tiếp nhận hình ảnh.
Những nốt nhạc vui, buồn, nhanh chậm … làm người xem đồng cảm
hơn với thông điệp của tác giả. Cũng có trường hợp lạm dụng âm nhạc
làm cho hình ảnh bị chi phối. Việc lựa chọn âm nhạc phải phù hợp với
tính chất từng loại thông điệp.
Chương 4: Các thể loại báo chí truyền hình
8
Phỏng vấn truyền hình
Tạo đàm truyền hình
Cầu truyền hình
Truyền hình trực tiếp
Phần 2: Những kĩ năng cơ bản của ngành truyền hình dưới góc độ
một người quay phim
1. Kĩ năng thâm nhập và điều tra
Qua quá trình làm bài tập nhóm, bản thân em đã rút ra được một số
kinh nghiệm để thực hiện tốt khâu điều tra và thâm nhập hiện trường
như sau:
Thứ nhất, hòa mình vào cộng đồng đích đang muốn điều tra và khai
thác bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa bản thân với quần chúng sở
tại. Cùng tham gia lao động, sinh hoạt, chuyện trò,… với người dân, từ
đó thu thập được những câu chuyện thú vị, những thông tin đắt giá,
những dữ liệu chân thực từ chính cộng đồng đó.
Thứ hai, quan sát và tìm hiểu từ đó vận dụng vào quá trình điều tra
những tập tục, phong cách sống và lời ăn tiếng nói của cộng đồng đó.
Ví dụ, trong lần thực tế để điều tra về cuộc sống ven bãi sông Hồng, em
và Trọng cùng lao động với người nông dân trồng chuối, cùng nói
chuyện với người bán râu ngô ở giữa cầu, cùng tham gia những chơi
9
của những đứa trẻ ven bãi sông đó, và kết quả là hai anh em đã thu
được toàn bộ những thông tin cần thiết để làm bài.
2. Kĩ năng lên kế hoạch cho tác phẩm truyền hình
Trước mỗi chuyến đi làm bài, em phải bàn bạc, lên kế hoạch cùng
nhóm của mình để chuẩn bị kịch bản, địa điểm cần đến, những cảnh
cần quay, đồng thời phỏng đoán toán những tình huống ngoài dự
kiến có thể xảy ra, tìm nhạc nền, lời bình…
Những lần chuẩn bị này giúp em dần dần hình thành phản xạ cho
việc chuẩn bị làm tác phẩm, làm việc thực tế chứ không đơn thuần
chỉ là lý thuyết sách vở, trở nên thành thạo hơn với hoạt động truyền
hình, chăm hay không bằng tay quen.
Với tư tưởng không để nước đến chân mới nhảy, em cùng Trọng
luôn vạch kế hoạch ngay sau khi nhận yêu cầu bài tập của cô trên
lớp một cách tỉ mỉ và chuyên nghiệp nhất có thể trong khả năng của
hai anh em. Việc này đã giúp hình thành tác phong nhanh nhẹn mà
em còn thiếu bấy lâu. Em cảm kích thanh niên Trọng rất nhiều đã
luôn nhắc nhở em ( một cách khó chịu) để thực hiện kế hoạch đúng
hạn mà cô giao cho.
3. Kĩ năng dĩ bất biến ứng vạn biến
10
Đứng trong những gì bất biến của kịch bản để đánh giá về những sự
kiện lẻ tẻ được gọi là vạn biến khi đi thực tế điều tra. Trong quá trình
điều tra, bản thân em và Trọng đã gặp phải nhiều khó khăn do sự việc
diễn ra không đúng như kịch bản hoạch định trong buổi thực tế. Tuy
vậy, luôn dùng những thứ có trong kịch bản để đối phó chính là biện
pháp mà Trọng đã tư vấn cho em trong khi tác nghiệp.
4. Kĩ năng biên tập và hậu kì
Qua môn học này, em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý từ việc sử
dụng các phần mềm dựng phim, làm âm thanh và chỉnh sửa hình ảnh.
Việc này khiến bản thân em cảm thấy tự tin hơn rất nhiều khi tham gia
làm các tác phẩm về sau này.
Phần 3: Kinh nghiệm rút ra từ các buổi làm bài tập nhóm
1. Kinh nghiệm làm việc nhóm
Việc tận dụng được những ưu điểm từ các thành viên trong nhóm được
Trọng thực hành rất hiệu quả, là một người nhóm trưởng nóng tính
nhưng biết cảm thông. Những lưu ý khi làm việc nhóm được em rút ra
như sau:
Không được dùng những đại từ chỉ định mang tính đay nghiến khi giao
tiếp với các thành viên trong nhóm.
Phải giữ bình tĩnh khi đàm thoại online bàn việc nhóm.
11
Nhất định phải tôn trong ý kiến của nhau khi bàn bạc kế hoạch, nếu ý
kiến đó không hợp lý nhất thiết phải dùng lý lẽ phù hợp để phản biện
và bác bỏ, không được nổi nóng và gạt ngay ý kiến đó sẽ khiến các
thành viên phật ý.
2. Kinh nghiệm làm phóng sự truyền hình
Phải có kế hoạch rõ ràng từ trước và nhất thiết phải có một buổi dựng
thô để rà cảnh lỗi và cảnh thiếu. Nếu có cảnh lỗi hoặc thiếu thì phải bổ
sung ngay lập tức sau đó tiến hành làm mịn dựng chuẩn và xuất tác
phẩm.
Những tài liệu tham khảo mà bản thân em đã sử dụng trong quá trình
làm bài tập nhóm:
1. Giáo trình báo truyền hình
2. Cuốn nhiếp ảnh nghệ thuật của cộng đồng nhiếp ảnh Việt Nam
biên soạn.
3. Các tài liệu khác trên mạng internet, các cổng thông tin chuyên
về làm phim và nhiếp ảnh
12