Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bản tin thị trường tài chính ngày 30 tháng 10 namw 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.49 KB, 7 trang )

FN-SCIC-301007
Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
Strategy
BẢN TIN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Ngày 30 tháng 10 năm 2007
Nội dung
I. Thông tin kinh tế vĩ mô
II. Thị trường tài chính
III. Tiêu điểm phân tích
IV. Thông tin về hoạt động của Tổng công ty
1. Thông tin kinh tế vĩ mô
Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về hấp dẫn đầu tư
Báo cáo Đầu tư thế giới (WIR) 2007 do Diễn đàn Liên Hợp Quốc về thương mại và phát
triển (UNCTAD) công bố ngày 17/10 cho biết có 11% tập đoàn xuyên quốc gia khẳng định Việt
Nam sẽ là điểm đầu tư hấp dẫn nhất của họ trong những năm tới. Với kết quả này, Việt Nam xếp ở
vị trí thứ 6 trong 141 nền kinh tế được khảo sát về triển vọng thu hút đầu tư, sau Trung Quốc (52%),
Ấn Độ (41%), Mỹ (36%), Nga (22%) và Brazil (12%). Theo WIR 2007, Việt Nam đang trở thành
một điểm đầu tư quan trọng không chỉ trong lĩnh vực sản xuất, mà cả trong các ngành dịch vụ, ngân
hàng và tài chính. Điều này cho thấy một sự chuyển mình mạnh mẽ của một nền kinh tế phát triển
theo hướng ngày càng đa dạng. Khảo sát cũng cho biết, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam
nằm trong số 5 điểm đầu tư hấp dẫn nhất của các tập đoàn kinh tế Nhật Bản năm 2007. Tuy nhiên,
Việt Nam vẫn chưa có tên trong danh sách 10 nền kinh tế châu Á thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) nhất trong năm 2006. Nguyên nhân là do khả năng thực hiện FDI thấp. Theo báo
cáo, số vốn FDI thực hiện tại Việt Nam chỉ đạt 2,31 tỷ USD năm 2006. Chính vì vậy, chỉ số thực
hiện vốn FDI của Việt Nam trong năm 2006 đã tụt xuống thứ 78/141, đứng sau Singapore (thứ 5),
Thái Lan (52), Trung Quốc (69), Malaysia (71)...
Chỉ số giá tiêu dùng sắp vượt ngưỡng mục tiêu
Số liệu từ Tổng cục Thống kê chiều ngày 24/10 cho thấy CPI tháng 10 đã tăng vọt 0,74%,
đưa mức tăng chung 10 tháng đầu năm lên 8,12%, sát với mục tiêu kiềm chế mà một số ban ngành
đề cập đến trong thời gian qua là 8,2%. Mức tăng trên cũng đã rất gần với dự báo 8,3% trong năm
nay của Ngân hàng Nhà nước, vượt mức dự báo 8% của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong khi dự báo


hai tháng cuối năm thường là “mùa tăng giá” mạnh. Điểm nổi bật trong đà tăng giá tháng 10 này là
vị trí số 1 thuộc về nhóm hàng Nhà ở và vật liệu xây dựng (gồm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật
liệu xây dựng), tăng tới 1,51% so với tháng 9. Đây cũng là tháng giá nhà đất, vật liệu xây dựng tăng
mạnh. Đứng thứ hai về mức tăng giá mạnh tháng này là nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng
1,095. Trong đó, nhóm Lương thực tăng 1,11%, nhóm Thực phẩm tăng 1,19%.
2. Thị trường tài chính
“Bản tin thị trường tài chính” – ngày 30 tháng 10 năm 2007
1
FN-SCIC-301007
Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
Strategy
2.1. Thị trường vốn

VNIndex và HASTC-Index biến động trái chiều và không ổn định
Trong hai tuần cuối tháng 10, chỉ số VNIndex và HASTC-Index có xu hướng biến động trái
chiều nhau. Chỉ số VNIndex có xu hướng giảm xuống dưới 1100 điểm. Số phiên giảm nhiều hơn số
phiên tăng. Trong khi đó, chứng khoán trên sàn Hà Nội thường xuyên ở tình trạng sốt nóng. Chỉ số
HASTC-Index đã có lúc vượt ngưỡng 380 điểm. Trong khi các cổ phiếu blue-chip và chứng chỉ quỹ
có xu hướng giảm giá thì cổ phiếu của những công ty nhỏ hoặc mới lên sàn lại thu hút được sự quan
tâm của nhà đầu tư. Trong thời gian này, nhóm cổ phiếu Sông Đà là tâm điểm của thị trường khi
đồng loạt tăng giá. Các cổ phiếu blue-chip lại có xu hướng giảm giá, gây ảnh hưởng lớn đến chỉ số
VNIndex.
Biểu đồ HASTC-Index và VNIndex từ 1/10 đến 30/10

Nguồn: HASTC và BIDV Securities Company
2.2. Thị trường tiền tệ - ngoại hối

Thị trường ngoại hối

Do đồng USD tiếp tục bị mất giá trên thị trường tài chính thế giới, nên VND tiếp tục duy trì

xu hướng tăng giá nhẹ so với USD. Tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong hai tuần
cuối tháng 10 có tăng nhẹ so với hai tuần đầu tháng 10, dao động chủ yếu ở mức 16.164 - 16.165 so
với mức 16.161-16.162 trong hai tuần đầu tháng 10. Các ngân hàng thương mại tiếp tục duy trì tỷ
giá mua/bán USD thấp. Tỷ giá mua vào, bán ra của các ngân hàng thương mại nhà nước và cổ phần
đều thấp hơn tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng. Vietcombank chỉ mua vào USD đúng
bằng mức sàn quy định của Ngân hàng nhà nước. Trong khi đó, chênh lệch tỷ giá mua/bán USD trên
thị trường tự do cũng không đáng kể. Với dòng vốn đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ đang và sẽ vào
Việt Nam lớn như hiện nay, dự báo tỷ giá mua/bán USD sẽ không tăng đột biến.
“Bản tin thị trường tài chính” – ngày 30 tháng 10 năm 2007
2
FN-SCIC-301007
Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
Strategy
Tỷ giá m ua USD
16020
16040
16060
16080
16100
16120
16140
16160
16180
1/10/07
3/10/07
5/10/07
9/10/07
11/10/07
15/10/07
17/10/07

19/10/07
23/10/07
25/10/07
29/10/07
VND
Thị trường tự do Vietcombank
Tỷ giá BQ trên TTLNH Biên độ tối đa
Tỷ giá bán USD
16020
16040
16060
16080
16100
16120
16140
16160
16180
1/10/07
3/10/07
5/10/07
9/10/07
11/10/07
15/10/07
17/10/07
19/10/07
23/10/07
25/10/07
29/10/07
VND
Thị trường tự do Vietcombank

Tỷ giá BQ trên TTLNH Biên độ tối đa
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
2.3. Thị trường tài chính thế giới

FED quyết định cắt giảm 25% lãi suất FFTR

Đúng như dự đoán của thị trường, trong phiên họp diễn ra ngày 31/10/2007, FED đã quyết
định cắt giảm 0,25% lãi suất FFTR, đẩy lãi suất cơ bản USD xuống mức 4,5%, đồng thời cắt giảm
0,25% lãi suất chiết khấu. Đợt cắt giảm này không gây bất ngờ như đợt 18/9, nhưng cũng có tác
động mạnh mẽ khiến USD rơi xuống mức thấp kỷ lục mới so với EUR, có thời điểm tỷ giá
USD/EUR vượt mốc tâm lý 1,4500, đạt 1,4505 USD/EUR. Làn sóng ồ ạt bán ra USD được tiếp tục
đẩy mạnh sau quyết định của FED, khiến USD rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 26 năm qua so
với GBP, mức thấp nhất kể từ năm 1984 so với AUD và duy trì ở mức thấp nhất trong vòng 47 năm
qua so với CAD. Tuy nhiên, sau quyết định lãi suất, FED đưa ra nhận định quan trọng “Tăng trưởng
kinh tế có thể suy giảm trong thời gian tới”, nhưng “Việc cắt giảm lãi suất phải hướng tới việc giảm
tác động của cuộc khủng hoảng tài chính lên toàn bộ nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” và
“nguy cơ lạm phát cũng không kém nguy cơ giảm tăng trưởng”. Đồng thời, Bộ Thương mại của Mỹ
cũng công bố GDP bình quân đạt 3,9% trong quý III/2007, mức tăng cao nhất kể từ Quý I/2006 và
chỉ số việc làm ADP T10 cho thấy có thêm 2000 việc làm được tạo ra. Tuy nhiên, trong bối cảnh
FED cắt giảm lãi suất, các chỉ số trên không hỗ trợ mạnh mẽ đồng USD, nhưng làm giảm dự báo về
việc FED tiếp tục cắt giảm lãi suất cuối năm nay từ 64% xuống còn 42%. USD được dự đoán là sẽ
tiếp tục duy trì ở mức thấp so với EUR.
USD giảm đẩy giá dầu và vàng lên mức kỷ lục
Trong thời gian qua, giá dầu và vàng đã liên tiếp phá vỡ các kỷ lục do những thông tin không
thuận về nguồn cung dầu mỏ và giá USD giảm. Giá dầu ngày 1/11/2007 đạt mức kỷ lục mới trên 95
“Bản tin thị trường tài chính” – ngày 30 tháng 10 năm 2007
3
FN-SCIC-301007
Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
Strategy

USD/thùng, mức tăng cao nhất trong vòng 10 tháng qua. Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm dự
trữ nhiên liệu của Mỹ và việc FED cắt giảm lãi suất. Giá dầu thô của Mỹ (CLcl) tăng 4,9USD, hơn
5%, đạt mức 95,28 USD/thùng. Giá dầu thô Brent Luân đôn (LCOcl) tăng 3,19 USD, đạt mức 90,63
USD/thùng. Giá vàng cũng tăng đạt mức kỷ lục khi giá dầu tăng mạnh và đồng USD giảm xuống
mức thấp kỷ lục so với các loại ngoại tệ chủ yếu khác do việc FED cắt giảm lãi suất. Giá vàng giao
ngay (XAU) đóng cửa đạt mức 791,70/792,50 USD/oz., giá vàng tương lai giao hàng vào tháng 12
(GCZ7) tăng 7,5 USD, đạt mức 795,30 USD/oz.
3. Tiêu điểm phân tích
Hướng đi nào cho ngành ngân hàng Việt Nam?
Trong giai đoạn 2005 – 2007, các ngân hàng Việt Nam được hưởng những yếu tố kinh tế vĩ
mô thuận lợi và đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Lợi nhuận trên vốn tự có của nhiều ngân
hàng đạt 9-10%, cao hơn nhiều so với mức 1-2% của ngành công nghiệp. Ngày nay, việc huy động
vốn của ngân hàng từ xã hội, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần không còn quá khó. Những
ngân hàng có tài sản trị giá tỷ USD sẽ tăng lên. Thời điểm 2007, mức vốn trung bình của một
NHTMNN là 4.200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu. Hệ số an toàn vốn bình
quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam thấp (dưới 5%), chưa đạt tỷ lệ theo yêu cầu của Ngân
hàng Nhà nước và thông lệ quốc tế (8%). Chất lượng và hiệu quả sử dụng tài sản Có thấp (dưới 1%),
lại phải đối phó với rủi ro lệch kép là rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá. Điểm hạn chế thứ hai của các
ngân hàng trong nước là hệ thống dịch vụ và sản phẩm ngân hàng trong nước còn nghèo nàn, chất
lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền
thống. Các ngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi, chiếm 94% tổng nguồn vốn huy
động và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm trên 80% tổng thu nhập.
Việc cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, trong khi thị trường bất động sản và thị
trường hàng hóa chưa phát triển và còn nhiều biến động phức tạp; tự do hóa lãi suất có xu hướng
làm cho mặt bằng lãi suất trong nước tăng lên, tạo điều kiện thu hút thêm tiết kiệm vào hệ thống
ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi tăng lên khiến chi phí vốn từ nguồn nợ ngân hàng tăng lên.
“Bản tin thị trường tài chính” – ngày 30 tháng 10 năm 2007
4
FN-SCIC-301007

Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
Strategy
Một vòng xoáy ponzi mới bắt đầu do các NHTM có xu hướng bơm tiền cho các khách hàng truyền
thống và lớn! Bệnh cũ tái phát. Cấu trúc tài sản và việc cân đối nguồn vẫn là mối lo thường trực kể
từ khi hệ thống ngân hàng 2-cấp ra đời tới nay. Con số 50% tổng huy động ngắn hạn được kết
chuyển sang nguồn tài trợ trung hạn trở lên rất đáng suy ngẫm. Hồi năm 1998, con số này là 25-30%
đã có rất nhiều ý kiến cảnh báo về độ rủi ro và mất cân đối tài chính. Hôm nay nó là 50%.
Với việc thực hiện cam kết WTO về mở cửa thị trường tài chính, ngành ngân hàng Việt Nam
sẽ phải đổi mới chính mình để tồn tại trong môi trường cạnh tranh gay gắt hơn với các ngân hàng
nước ngoài. Từ nay đến 2010, các ngân hàng sẽ phải đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu là 8% cũng
như tuân thủ việc quản trị ngân hàng theo chuẩn Basel II. Trong khi đó, thị trường dịch vụ ngân
hàng truyền thống đang giảm dần mức sinh lời, còn thị trường ngân hàng bán lẻ lại đòi hỏi những
đầu tư căn bản về công nghệ và con người thì mới có thể cạnh tranh được với các ngân hàng nước
ngoài có mức độ chuyên nghiệp cao trong lĩnh vực này sắp vào Việt Nam. Vậy các ngân hàng đang
chọn giải pháp gì để tăng vốn và thị phần?
 Bán cổ phần cho ngân hàng nước ngoài: Hiện nay đã có 7 NHTMCP bán cổ phần cho
các ngân hàng nước ngoài với tỷ lệ cổ phần bình quân là 10%. Chẳng hạn, Sacombank có
cổ đông nước ngoài là ANZ, ACB là Standard Chartered Plc, Techcombank là HSBC và
Habubank là Deutsche Bank. Các cổ đông chiến lược này cam kết sẽ hỗ trợ các ngân
hàng về mặt công nghệ và kỹ năng.
 Bán cổ phần cho các tổng công ty lớn: Hơn 10 tổng công ty đã là đối tác chiến lược của
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Ngoài việc cùng BIDV, Vincom,
Vinashin... nộp hồ sơ xin thành lập Ngân hàng Phát triển công nghiệp (IDB), Tổng công
ty dệt may Vinatex còn góp vốn vào Ngân hàng Nam Việt, Hàng Hải, ACB, Eximbank..
Gần đây Vinafood I đã cam kết mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược của
Incombank khi ngân hàng này tiến hành cổ phần hóa. Cam kết chủ yếu ở đây là các hỗ
trợ phát triển kinh doanh, mở rộng thị phần cho vay.
 Trở thành cổ đông chiến lược của các ngân hàng khác: Theo thoả thuận, Vietcombank
cùng với Công ty Liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank (VCBF) sẽ
đầu tư và nắm giữ 30% vốn điều lệ của GiaDinhBank và trở thành cổ đông chiến lược

trong nước duy nhất của GiaDinhBank. Đây có thể là tiền đề cho những sáp nhập, hợp
nhất trong hệ thống ngân hàng trong tương lai.
 Cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước: Theo kế hoạch của chính phủ, bốn
NHTMNN là Vietcombank, Incombank, BIDV và Mekong Housing Bank sẽ tiến hành
cổ phần hóa từ nay đến 2010.
 Tham gia các lĩnh vực phi truyền thống: NHTMCP Phương Nam lập công ty bảo hiểm.
Nhiều ngân hàng khác cũng có công ty chứng khoán, công ty bất động sản, công ty quản
lý quỹ, công ty cho thuê tài chính như Vietcombank, BIDV, Habubank, v.v…
 Mở rộng mạng lưới “bán lẻ”: Để chuẩn bị cho việc thâm nhập sâu hơn vào thị trường
dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nhiều ngân hàng đã tích cực mở rộng và nâng cấp mạng lưới
chi nhánh của mình. Nếu so sánh quy mô mạng lưới, không có NHTMCP nào sánh được
với các NHTMQD mà lớn nhất là Agribank với 500 phòng giao dịch và 1.500 chi nhánh
toàn quốc. BIDV có 104 chi nhánh cấp I và sở giao dịch khắp nước, hàng trăm phòng
giao dịch. Incombank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống
NHTM, với mạng lưới 2 sở giao dịch, 130 chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch. Các
“Bản tin thị trường tài chính” – ngày 30 tháng 10 năm 2007
5

×