Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phương pháp dạy môn lịch sử địa lí lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.71 KB, 14 trang )

CHUYÊN ĐỀ
PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 5
*****************
A- Lí do chọn chuyên đề:
- Trước năm 2000, cùng với Khoa học, Lịch sử và Địa lí là những môn của môn
TN&XH. Trong chương trình 2000, Lịch sử và Địa lí là hai phần của môn Lịch sử &
Địa lí nhằm tăng cường sự kết hợp nội dung gần nhau của hai phần này.
Với nội dung, phương pháp tổ chức dạy học hiện nay và đặc thù của môn học thì
rất khó cho GV dạy và khó cho việc học của học sinh. Để thực hiện được đòi hỏi
người giáo viên phải nắm vững mục tiêu, phương pháp, nội dung chương trình bài
học của Lịch sủ & Địa lí, không những thế mà còn phải có kiến thức về Lịch sử &
Địa lí thì mới có thể giảng dạy tốt môn học này sao cho phát huy được tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của HS phù hợp với dặc điểm đối tượng HS và điều kiện
của từng lớp học, từng địa phương nhằm bồi dưỡng cho HS phương pháp học, khả
năng hợp tác, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm
đem lại niềm vui, hứng thú cho HS trong học tập. Chính vì lí do đó mà tổ 4 -5 chọn
mở chuyên đề “ Phương pháp dạy môn Lịch sử - Địa lí lớp 5”.
B – Mục tiêu của chuyên đề:
* Chuyên đề này giúp cho giáo viên biết và hiểu:


- Nội dung, chương trình mơn Lịch sử và Địa lí lớp 5.
- Một số biện pháp, hình thức, phương pháp dạy học Lịch sử - Địa lí lớp 5 theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
- Cách lập kế hoạch bài học ( bài soạn ) để dạy Lịch sử - Địa lí lớp 5.
* Với GV: Nâng cao kĩ năng dạy học tích cực phân mơn Lịch sử - Địa lí nhằm
đem lại hiệu quả thiết thực trong giảng dạy.
- Cơ động, linh hoạt đa dạng hố hoạt động dạy học, phát huy tính chủ động
và sáng tạo của HS
* Với HS: Nâng cao kỹ năng thu thập thơng tin, sử dụng nguồn tư liệu có sẵn từ
SGK và các phương tiện thồng tin khác.


- Gợi cho HS lòng u thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam, có ý thức giữ
gìn bản sắc văn hố dân tộc và hành động bảo vệ mơi trường
- giáo dục HS lòng say mê, u thích học mơn Lịch sử & Địa lí.
C - Nội dung chun đề:
1. Chương trình:
2. Thực trạng:
2.1. Học sinh: phần lớn học sinh chưa có ý thức tự
giác học tập, nhất là đối với các môn ít tiết như Lịch sử Đòa lí. HS không mặn mà hay nói đúng hơn là coi môn học


này là môn phụ, HS thường có quan điểm là được không
cần phải học nhiều, nếu học thì cũng chỉ thời gian sau là
quên, nên HS tiếp thu bài thụ động, máy móc, ít quan
tâm đến khai thác kiến thức ở kênh hình ở SGk để thấy
được cái hay, cái đẹp của môn học … Tất cả những điều
đó dẫn đến khi học tiết Lịch sử - Đòa lí các em không có
hứng thú học tập, tiếp thu bài một cách thụ động.
2.2. Giáo viên:
- GV lập kế hoạch bài dạy đầy đủ, nhìn chung tốt
nhưng trong quá trình giảng dạy GV cũng còn hạn chế là
chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, lựa chọn hình
thức dạy học chưa phù hợp, chưa quan tâm phân loại các
đối tượng HS để có phương pháp giảng dạy phù hợp, còn
lúng túng, chưa linh hoạt trong cách lựa chọn phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học, chưa gây được hứng thú học
tập cho HS. Tổ chức các hình thức hoạt động trong một
bài dạy còn mang tính hình thức.
- GV phải quanh vào nhiều cuộc thi, sân chơi trí tuệ nên thời gian đầu tư cho
mơn học Lịch sử - Địa lí khơng có nhiều.



2.3. Sách giáo khoa:
- Nội dung, khiến thức trong mỗi bài còn nặng, còn dài nhiều kênh chữ, ít kênh
hình, chưa tạo được hứng thú cho HS với mơn học
2.4. Trang bị - đồ dùng dạy học: còn thiếu ( Lược đồ, bản
đồ, tranh ảnh, video…) hỗ trợ cho một tiết dạy cũng phần
nào làm cho HS nhàm chán, không thích học.
3. Giải pháp thực hiện:
- Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra
và hướng dẫn Học sinh có ùphương pháp tự học, tự tìm tòi,
khám phá qua sự dẫn dắt của GV, phát huy tính tích cực, tư
duy độc lập, sáng tạo trong nhận thức để vận dụng vào
cuộc sống.
- Yêu cầu HS phải động não suy nghó, làm việc với
kênh hình, đồ dùng dạy học và liên hệ với thực tế để
tìm ra kiến thức mới.
- Phần câu hỏi hoặc yêu cầu các hoạt động học tập
được in nghiêng ở SGK, GV tổ chức cho HS hoạt động để
khai thác thông tin, rèn luyện kó năng.


- GV nắm chắc mục tiêu chương trình và nội dung SGK. Nội
dung kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau : SGK, SGV Các tài
liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm , bảo tàng, thực tế,…
gắn với vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS;
với tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường đòa
phương; với những vấn đề HS quan tâm.
- GV cần thay đổi cách thức phương pháp học tập của
HS, sử dụng một cách nhuần nhuyễn các PPDH phù hợp
với đặc trưng bộ môn, đặc điểm của từng loại bài nhằm

phát huy tính tích cực, tư duy độc lập, sáng tạo trong hoạt
động nhận thức của HS. Điểm cơ bản là chuyển từ học
tập thụ động, ghi nhớ kiến thức là chính sang học tập tích
cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng bồi dưỡng PP tự học,
rèn luyện kó năng vận dụng kiến thứcvào thực tiễn.
- GV đổi mới các hình thức tổ chức học tập, làm cho
việc học của HS trở nên lí thú, gắn với thực tiễn. Kết
hợp dạy học cá nhân với dạy học theo nhóm nhỏ, tăng
cường sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa HS trong quá
trình giáo dục. GV phải làm mọi cách để cho HS được suy


nghó nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, bày tỏ ý kiến nhiều
hơn và hợp tác học tập với nhau nhiều hơn.
- GV cần phải phân loại trình độ HS, từ đó có thể lựa
chọn hình thức, PPdạy học cho phù hợp, tạo cho không khí
tiết học diễn ra nhẹ nhàng, HS thấy được vai trò chủ đạo
của các em, từ đó HS có hứng thú trong học tập, phát
huy được vai trò tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo cho
HS.Trong từng tiết học.
- GV cần tạo cơ hội cho tất cả các đối tượng HS được
tham gia.
- Giảm bớt áp lưc từ các cuộc thi để học sinh có thời gian tìm hiểu thêm về kiến
thức lịch sử, địa lí
4. Phương pháp dạy các loại, các dạng bài Lịch sử - Địa lí lớp 5:
1 . Định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ .
- GV nêu những câu hỏi định hướng, xác định nhiệm vụ mà HS phải giải quyết
+ Lời dẫn phải súc tích , giàu cá tính khái qt và giàu hình ảnh .
+ Phải đề cập tới cốt lõi của bài học .
+ Tạo ấn tượng, gợi ý tò mò của HS .



2 . Tổ chức cho HS tiếp cận nguồn tư liệu trong SGK để có những hình ảnh cụ
thể về sự kiện, hiện tượng lịch sử, tranh, ảnh, clip, bản đồ… .
- GV trình bày các sự kiện, sự việc, hiện tượng bằng phương pháp tường thuật,
miêu tả, kể chuyện, kết hợp với các phương tiện trực quan để HS thấy rõ hình ảnh
quá khứ .
3 . Tổ chức cho HS làm việc, tự giải quyết nhiệm vụ học tập mà GV đã nêu ra
ở đầu giờ hoặc ở đầu mỗi phần. Ở bước này GV có thể cho HS trình bày ý kiến cá
nhân hoặc trao đổi thảo luận nhóm để rút ra những ý kiến chung
4 . Kết luận vấn đề: GV cho HS nhận xét, đánh giá những ý kiến chung hoặc cá
nhân xem các bạn đúng hay sai, cần bổ sung thêm gì không. Sau đó GV khẳng định
các kết quả học tập của HS và chốt lại những vấn đề cần nắm chắc .
5. Phương tiện dạy học môn Lịch sử - Địa lí lớp 5 :
- Tranh , ảnh ( dùng cho hoạt động kể chuyện , thảo luận , quan sát và phân tích
tranh , … ) .
- Các loại phiếu học tập ( dùng cho thảo luận nhóm , điều tra , thống kê ,… )
- Dụng cụ , đồ vật ( dùng cho hoạt động đóng vai , trò chơi ,…) , băng hình ,
băng tiếng ,…
- Các loại bản đồ, lược đồ…
6. Hình thức tổ chức dạy học môn lịch sử lớp 5 :


- Đa dạng hoá các hình thức dạy học :
+ Phối hợp các hình thức chung cả lớp , theo nhóm , học cá nhân , đối thoại
thầy – trò , chơi trò chơi đóng vai ,…
+ Cần tích cực liên hệ nội dung bài học với môi trường thực tế như liên hệ tên
trường, tên đường phố, tên quê hương, tên các danh nhân lịch sử,…
- Trong quá trình dạy học nếu vận dụng tốt các hình thức với nhau sẻ làm cho tiêt
học sôi nổi, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham gia nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.

7. Một số phương pháp dạy học chủ yếu :
a / Quan sát :
Là phương pháp quan sát đối tượng thực địa hoặc qua tranh ảnh, băng hình ,
vật thật hoặc thông qua hệ thống câu hỏi theo mục đích sự vật, sự việc; đối tượng
quan sát phải phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện địa phương .
b/ Đàm thoại ( hỏi đáp ) :
Là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa giáo viên và học sinh về các vấn đề
lịch sử - địa lí, dựa trên một hệ thống câu hỏi đã được GV chuẩn bị trước. Tuy nhiên
các câu hỏi phải ngắn gọn, chính xác, có thể kích thích tư duy độc lập của học sinh .
c / Thảo luận nhóm :
Là phương pháp chia HS thành các nhóm nhỏ để các em tự do trao đổi ý kiến, bày tỏ
thái độ, chia sẻ kinh nghiệm, liên hệ thực tế về một vấn đề lịch sử, địa lí nào đó dưới


sự hướng dẫn của GV. Tuy nhiên khơng phải kiến thức nào cũng tiến hành thảo luận
nhóm. Thơng thường chỉ những nội dung kiến thức phức tạp, có nhiều cách hiểu khác
nhau hoặc những nhận xét, kết luận của SGK khơng viết sẵn cho học sinh .
d / Trò chơi :
Là phương pháp tổ chức cho HS thực hiện những thao tác, hành động thích
hợp với bài học lịch sử, địa lí thơng qua một trò chơi nào đó .
e / Đóng vai :
Là phương pháp tổ chức cho HS nhập vai vào nhân vật trong những tình huống
lịch sử giả định để các em bộc lộ thái độ , hành vi ứng xử .
g / Phương pháp tường thuật, miêu tả, kể chuyện :
GV kể lại các câu chuyện lịch sử, tường thuật lại diễn biến các sự kiện lịch sử,
miêu tả các sự vật đối tượng, thiết chế , …đã tồn tại trong lịch sử .
Tuỳ từng bày GV kết hợp các phương pháp dạy sau cho phù hợp với trình độ
học sinh và điều kiện địa phương .
7. Lập kế hoạch bài dạy theo hướng phát huy tính tích cực của HS :
I- Xác đònh mục tiêu của bài học.

+ Kiến thức
+ Kĩ năng
+ Thái dộ


II- Chuẩn bò đồ dùng:
- Để đạt mục tiêu của bài họcGV cần suy nghó xem
phải sử dụng những đồ dùng, thiết bò đồ dùng nào trong
tiết học
- Xác đònh HS phải chuẩn bò gì, GV chuẩn bò gì….
III. Thiết kế các hoạt động
- Các hoạt động được sắp xếp theo thứ tự, logic, hợp lí.
Mỗi HĐ GV cần dự kiến thời gian, …
*Ví dụ: HĐ 1 (Làm việc cả lớp)
-GV nêu câu hỏi –HS quan sát tranh SGK trả
lời.
-GV tóm tắt ý, kết luận hđ 1
HĐ2 (Làm việc theo cặp hoặc nhóm nhỏ)
-B1: Quan sát hình và thảo luận
-B2: HS trình bày kết quả –GV giúp HS hoàn
thiện câu trả lời.
-GV kết luận HĐ2 ( Có thể đặt câu hỏi để
củng cố để KL hđ2)
HĐ3 (Làm việc cá nhân hoặc theo cặp)


-B1:Quan sát hình , kết hợp vốn hiểu biết,
chuẩn bò trả lời
-B2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ.
-GV kết luận hđ3.

HĐ4-(Làm việc cả lớp)
-GV hỏi- HS trả lời- Cô kết luận hđ4
-Rút bài học
*Củng cố: nhắc lại ý chính, giáo dục HS
*Dặn dò…
8. Bài soạn minh họa
Lịch sử
Đường Trường Sơn
I.

Mục tiêu:

Học xong bài này, HS biết:
-

Đường Trường Sơn là hệ thống giao thơng qn sự quan trọng.
Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,…cho chiến
trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng

-

chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.
Giáo dục HS niềm tự hào dân tộc
II.
Đồ dùng dạy học:
Bản đồ hành chính Việt Nam ( để chỉ phạm vi tuyến đường Trường Sơn).


-


Sưu tầm tranh ảnh tư liệu về bộ đội Trường Sơn, về đồng bào Tây Nguyên tham gia
vận chuyển hàng, giúp đỡ bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn.
III.
Các hoạt động dạy học:
Tên hoạt động
Khởi động

1.
2.

-

GV
Cho hs nghe bài hát:Đêm Trường
Sơn nhớ Bác.
Bài mới:
Từ bài hát giới thiệu bài mới.
a.Giới thiệu bài:
GV ghi tên bài lên bảng.
HĐ1Những nét chính Cho hs đọc đoạn 1.
về đường Trường Sơn. Cho hs thảo luận 4 câu hỏi theo
cặp đôi.
GV và các nhóm nhận xét và chốt
lại kết quả đúng.
GV chỉ đường TS trên bản đồ Việt
Nam.
HĐ2Vai
trò
của Gọi 1 hs đọc SGK từ “ Tính đến
Trường Sơn.

ngày….thì thầm.”
GV hỏi: Tính đến ngày đất nước
thống nhất,đường TS tồn tại bao
nhiêu ngày đêm?
Cho hs xem phim tài liệu.
Y/c hs kể tên một số tấm gương
tiêu biểu trên tuyến đường TS
Cho hs quan sát ảnh những tấm
gương anh hùng…
Giới thiệu về nghĩa trang TS
HĐ3Ý
nghĩa
của Thảo luận cặp 4
đường Trường Sơn:
GV và các bạn nhận xét chốt lại
kq đúng.
Cho 2,3 hs đọc lại.
Cho hs quan sát đường TS ngày
nay.
Cho hs nhận xét về vai trò của
đường TS trong việc xd đất nước
ngày nay.
IV.
Củng cố dặn dò:
Cho HS nhắc lại nội dung chính.
Cho HS chơi trò chơi Cắm cờ chiến thắng.
GV tổng kết trò chơi và nhận xét tiết học.

HS
HS vỗ tay theo lời bài hát


HS đọc.
HS thảo luận 4 phút.
Chia sẻ kq thảo luận .
2 HS lên chỉ lại trên bản
đồ.
HS đọc.
HS trả lời.

HS kể về anh Nguyễn Viết
Sinh và 10 cô gái ngac ba
Đồng Lộc.

Hs thảo luận 2 phút
Trả lời câu hỏi.


C- Kết luận:
Trên đây là chuyên đề dạy học Lịch sử - Đòa lí, nhằm
đổi mới PP, giúp HS tích cực, chủ động sáng tạo trong học
tập, giúp cho các em có thể hình dung có biểu tượng về
các các sự kiện, nhân vật lịch sử, các hiện tượng, đòa lí. Từ những
hiểu biết đó HS có thể trình bày được dưới các hình thức
khác nhau ( nói, viết, vẽ, kể chuyện, đóng vai…)một cách sinh
động và chính xác. Giúp các em vận dụng kiến thức đã
học vào cuộc sống để hiểu và tự hào về lịch sử nước nhà, giữ gìn bản
sắc dân tộc; bảo vệ thiên nhiên môi trường.
Với thời gian có hạn, chúng tôi không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong BGH nhà trường, các đồng
chí đồng nghiệp góp ý, bổ sung để chuyên đề được hoàn

thiện hơn.

V ĩnh Tường, ngày
tháng 2 năm 2017




×