Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.6 KB, 58 trang )

Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bộ môn Hóa học thì Peptit là một chuyên đề khó, đề thi liên tục xuất hiện các câu
hỏi về peptit rất hay, đặc biệt mấy năm trở lại đây, bài tập peptit thuộc mức độ vận dụng cao trong
đề thi THPT Quốc gia, thậm chí ở mức điểm 9, 10. Kiến thức về peptit trong sách giáo khoa lớp
12 còn ít, đọc xong ta rất khó tổng hợp được kiến thức và vận dụng để giải bài tập . Sách tham
khảo đã tương đối nhiều, tuy nhiên một bài toán cũng được khai thác dưới rất nhiều cách giải khác
nhau, nếu không hiểu bản chất thì các em rất khó để giải quyết được trong khi bài tập về peptit lại
rất đa dạng và phong phú.
Khi gặp các bài toán về peptit, tôi nhận thấy học sinh gặp lúng túng trong việc tìm ra
phương pháp giải phù hợp. Với mong muốn khắc phục khó khăn của học sinh và bản thân tôi
muốn giảng dạy có hệ thống bài tập về peptit, tôi làm đề tài “Phân dạng và phương pháp giải bài
tập peptit” để hệ thống hóa các dạng bài tập về peptit từ dễ đến khó và đưa ra phương pháp giải
một cách dễ hiểu, dễ vận dụng, tránh được những lúng túng, sai lầm và nâng cao kết quả trong các
kỳ thi.
2. Tên sáng kiến:
“Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit”
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Đào Thị Liên
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Tam Đảo
- Số điện thoại: 0985476698
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đào Thị Liên
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Hóa học 12, phần peptit chương amin – aminoaxit protein.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 10/10/2017
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1.1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình giảng dạy về peptit tôi thấy học sinh thường hay mắc phải một số khó


khăn sau:
- Khi nhắc tới peptit là học sinh rất sợ khi gặp phải loại toán này
- Học sinh chưa xác định rõ được các dạng bài tập về peptit, chưa có phương pháp giải bài tập về
peptit phù hợp
- Học sinh viết không chính xác phương trình phản ứng nên thường hiểu sai bản chất trong quá
trình giải bài tập. Đặc biệt là phản ứng thủy phân peptit.
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

1


Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

- Học sinh thường lúng túng trong việc chọn phương pháp giải cho bài toán thủy phân peptit, đặc
biệt là đối với bài toán thủy phân không hoàn toàn.
- Học sinh không biết gọi công thức hoặc gọi công thức của peptit cồng kềnh, phức tạp, dẫn đến
việc mất thời gian trong quá trình làm bài tập.
- Xác định tỷ lệ mol giữa peptit và H 2O hoặc NaOH hay với sản phẩm sinh ra trong phản ứng thủy
phân còn chưa chính xác.
- Chưa thành thạo một số công thức tính nhanh như tính khối lượng phân tử, số mol… của peptit.
7.1.2. Mục đích của đề tài
Từ thực trạng khi giảng dạy về peptit, mà tôi có ý tưởng viết chuyên đề “Phân dạng và
phương pháp giải bài tập peptit “ với mục đích: Hệ thống hóa những kiến thức lý thuyết về peptit,
phân loại và giới thiệu các cách giải các dạng bài tập peptit một cách logic, khoa học giúp học
sinh dễ tiếp thu, biết cách giải và giải nhanh được các bài tập peptit.
7.2. Về nội dung sáng kiến

A. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PEPTIT
* Xét các peptit tạo từ các aminoaxit no, mạch hở chứa 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2

I.1. Khái niệm về liên kết peptit, nhóm peptit
- Liên kết peptit: Liên kết của nhóm - CO- với nhóm -NH- giữa 2 phân tử α-amino axit
lieâ
n keá
t peptit

... NH CH C N CH C ...
R1 O H R2 O
- Nhóm peptit: Nhóm  CO  NH  giữa 2 đơn vị  -amino axit

 Phân biệt: Nhóm peptit và nhóm amit
Nhóm peptit
Giống nhau
Khác nhau

+ Tạo ra bởi 2 đơn vị
α-aminoaxit

Nhóm amit
nhóm –CONH–
+Tạo ra bởi 2 đơn vị aminoaxit khác αaminoaxit

+ Polime tạo thành tương ứng là + Polime tạo thành tương ứng là
polipeptit
I.2. Khái niệm về peptit

poliamit

- Peptit là loại hợp chất hữu cơ chứa từ 2 đến 50 gốc α - amino axit liên kết với nhau bởi các liên
kết peptit.

- Một peptit (mạch hở): số liên kết peptit = n -1 (với n: số gốc α - amino axit)
- Phân loại:
+ Oligopeptit: Những phân tử peptit chứa 2, 3, 4,… gốc α-amino axit được gọi là đi, tri,
tetrapeptit.
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

2


Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

+ Polipeptit: trên 10 gốc α-amino axit hợp thành được gọi là polipeptit.
I.3. Cấu tạo, đồng phân, danh pháp
a) CTTQ: Peptit cùng tạo từ 1 aminoaxit no, 1NH2 và 1COOH: CaH2a+1NO2
dat 2 a b
- Đipeptit: H[HN-CnH2n-CO]2OH hay 2*( CaH2a+1NO2) – 1H2O = C2aH4aN2O3 ����


CbH2bN2O3
dat 3 a b
- Tripeptit: H[HN-CnH2n-CO]3OH hay 3*( CaH2a+1NO2) – 2H2O = C3aH6a - 1N3O4 ���



CbH2b-1N3O4
…………
- x peptit: H[HN-CnH2n-CO]xOH hay x*( CaH2a+1NO2) – (x-1)H2O = CaxH2ax +2-xNxOx+1
b) Cấu tạo:
+ Phân tử peptit hợp thành từ các gốc α-amino axit bằng liên kết peptit theo trật tự nhất định
+ Amino axit đầu N còn nhóm -NH2 , amino axit đầu C còn nhóm – COOH

Thí duï: H2N CH2CO NH CH COOH
CH3
ñaà
uN
ñaà
uC

+ Công thức cấu tạo của các peptit có thể biểu diễn bằng cách ghép từ tên viết tắt của các gốc αamino axit theo trật tự của chúng
Ví dụ: Hai đipeptit từ alanin và glyxin là:
Ala-Gly

và Gly-Ala.

c) Đồng phân: Mỗi phân tử peptit gồm một số xác định các gốc α-amino axit liên kết với nhau
theo một trật tự nghiêm ngặt => Việc thay đổi trật tự đó sẽ dẫn tới các peptit đồng phân:
+ Số peptit tạo ra từ x α-aminoaxit chứa tất cả các gốc α-aminoaxit đó là x!
+ Số đi, tri,…n peptit tối đa từ x α-aminoaxit là xn
Ví dụ: Số tripeptit tạo từ Ala, Gly, Val chứa đủ 3 α-aminoaxit là 3! = 6
Số tripeptit tối đa tạo từ Ala, Gly là 23 = 8
d) Danh pháp: ghép tên gốc axit của các α-amino axit bắt đầu từ đầu N, đổi “in” = “yl”, rồi kết
thúc bằng tên của amino axit đầu C (giữ nguyên tên).
Ví dụ: H2NCH2CO-NHCH(CH3)COOH: GlyxylAlanin hay GlyAla
I.4. Tính chất vật lý
- Là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan trong nước
I.5. Tính chất hóa học
Nếu một peptit được tạo nên bởi n gốc α-aminoaxit được ký hiệu là Xn
- Phản ứng thủy phân:
 Trong nước (H+ hoặc OH- xúc tác):
VD: H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH + H2O ��
� 2 H2NCH2COOH


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

3


Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

H2NCH(CH3)CO-NHCH2CO-NHCH(CH3)COOH + 2H2O ��
� 2H2NCH(CH3)COOH + H2NCH2-COOH
hoantoan
TQ: peptit Xn + (n-1)H2O ����
� n  -aa
khonghoantoan
peptit + H2O �����
� peptit ngắn hơn + các  -aminoaxit

* Tính nhanh Mpeptit
MXn = ∑ni.Maa(i) – (n -1).18
VD:

MG2 = 2.75 – 18 = 132
MG2A2 = 2.75 + 2.89 – 3.18 = 324

 Trong môi trường axit:
1 Đipeptit X2

+ H2O +

2HCl ��

� Muối

1 Tripeptit X3 + 2H2O +

3HCl ��
� Muối

TQ: Xn + nHCl + (n-1)H2O → muối
(Nếu trong peptit có Lys thì tăng hệ số cho HCl lên 1 đơn vị)

 Trong môi trường kiềm: Xn + nNaOH → muối + 1 H2O
1 Đipeptit X2 +

2NaOH ��
� 2 Muối + 1H2O

1 Tripeptit X3 +

3NaOH ��
� 3 Muối + 1 H2O

TQ: Xn + n NaOH ��
� n Muối + H2O
(Nếu trong peptit có Glu thì tăng hệ số cho NaOH và H2O lên 1 đơn vị)
- Phản ứng màu biure:


Peptit (trừ đipeptit) + Cu(OH)2  OH
  hợp chất màu tím
- Phản ứng cháy:

Đipeptit: C2aH4aN2O3 hay CnH2nN2O3
CnH2nO3N2 + O2 ��
� nCO2 + nH2O + N2
* Nhận thấy nCO2 = nH2O; npeptit = nN2
Tripeptit: C3aH6a - 1N3O4 hay CnH2n-1N3O4
CnH2n-1O4N3 + O2 ��
� nCO2 + (n – ½)H2O + 3/2N2
* npeptit = nCO2 + nH2O + nN2
Tetrapeptit: C4aH6a - 2N4O5 hay CnH2n-2N4O5
CnH2n-2N4O5 + O2 ��
� nCO2 + (n – 1)H2O + 2N2
* npeptit = nCO2 - nH2O
…….
CaxH2ax +2-xNxOx+1 + O2 ��
� ax CO2 + (ax +1 – x/2)H2O + x/2N2

II. PHÂN DẠNG BÀI TẬP
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

4


Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

1. DẠNG 1: CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1.1. Dạng 1.1: Bài tập liên quan đến khái niệm
1.1.1. Phương pháp giải
Yêu cầu HS nhớ được:
 Khái niệm, danh pháp, mối quan hệ giữa loại peptit và số liên kết peptit và cấu tạo peptit cũng
như tính chất vật lí, tính chất hóa học và cách nhận biết α-aminoaxit:

+ Peptit là loại hợp chất hữu cơ chứa từ 2 đến 50 gốc α - amino axit liên kết với nhau bởi các
liên kết peptit.
+ Một peptit (mạch hở): số liên kết peptit = n -1 (với n: số gốc α - amino axit)
+ Công thức cấu tạo của các peptit có thể biểu diễn bằng cách ghép từ tên viết tắt của các gốc αamino axit theo trật tự của chúng
+Danh pháp: ghép tên gốc axit của các α-amino axit bắt đầu từ đầu N, rồi kết thúc bằng tên của
amino axit đầu C
+ Phản ứng thủy phân


+ Peptit (trừ đipeptit) + Cu(OH)2  OH
  hợp chất màu tím
1.1.2. Bài tập mẫu
a. Mức độ biết
Câu 1: Tên gọi của peptit: HOOC-CH2-NH-CO-CH(CH3)NH2 là:
A. Val-Ala.

B. Ala-Val.

C. Ala-Gly.

D. Gly-Ala.

Giải: Đáp án D đúng
Câu 2: Tripeptit là hợp chất
A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.
B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.
C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.
D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.
Giải: Số liên kết peptit = n -1 (với n: số gốc α - amino axit) => Chọn đáp án D
b. Mức độ hiểu

Câu 3: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ?
A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.
D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
Giải: Đipeptit: có 2 gốc α - amino axit, có 1 liên kết -CO-NH=> Chọn đáp án B
Câu 4: Nhận xét nào sau đây sai?
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

5


Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

A. Polipeptit kém bền trong môi trường axit và bazơ.
B. Liên kết peptit là liên kết của nhóm -CO- với nhóm -NH- giữa 2 đơn vị α-aminoaxit.
C. Cho Cu(OH)2 trong môi trường kiềm vào dung dịch protein sẽ xuất hiện màu tím đặc trưng.
D. Các dung dịch glyxin, alanin, lysin đều không làm đổi màu quỳ tím.
Giải: Lysin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh => Chọn đáp án D
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các amino axit ở điều kiện thường đều là chất rắn dạng tinh thể.
B. Liên kết giữa nhóm -CO- và nhóm -NH- giữa các đơn vị amino axit gọi là liên kết peptit.
C. Các peptit đều có phản ứng màu biure.
D. Trong phân tử hexapeptit có 6 liên kết peptit.
Giải: Theo Tính chất vật lý => Chọn đáp án A
Câu 6: Khi thủy phân tripeptit X:
H2N–CH(CH3)CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH sẽ tạo ra các aminoaxit là:
A. H2NCH2COOH và CH3CH(NH2)COOH .
B. H2NCH2CH(CH3)COOH và H2NCH2COOH.
C. H2NCH(CH3)COOH và H2NCH(NH2)COOH.

D. CH3CH(NH2)CH2COOH và H2NCH2COOH.
xt
Giải: Ala-Gly-Gly + 2 H2O ��
� 1 Ala + 2Gly => Chọn đáp án A

Câu 7: Để phân biệt chất A (Gly-Ala -Gly) với chất B (Gly-Ala) người ta sử dụng hóa chất nào
sau đây
B. Cu(OH)2/OH .

A. Dung dịch AgNO3/NH3.
C. Dung dịch NaOH.

D. Dung dịch Brom.


Giải: Peptit (trừ đipeptit) + Cu(OH)2  OH
  hợp chất màu tím
Gly-Ala –Gly có tính chất này còn Gly-Ala thì không => Chọn đáp án B
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
B. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.
C. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
D. Số liên kết peptit trong phân tử peptit mạch hở có n gốc α-amino axit là n-1.
Giải: số liên kết peptit = n -1 (với n: số gốc α - amino axit) => Chọn đáp án D
Câu 9: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
B. Liên kết của nhóm -CO- với nhóm -NH- giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết
peptit.
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020


6


Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α -amino axit.
D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
Giải: Protein dạng sợi không tan trong nước => Chọn đáp án D
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2/OH- .
B. Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.
C. Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α-amino axit.
D. Tất cả peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
Giải: Đipeptit mạch hở có 1 liên kết peptit => Chọn đáp án B
1.1.3. Bài tập tự giải dạng 1.1.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Peptit mạch hở phân tử chứa hai liên kết peptit -CO-NH- được gọi là đipeptit.
B. Các peptit đều là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.
C. Peptit mạch hở phân tử chứa hai gốc α-amino axit được gọi là đipeptit.
D. Các peptit mà phân tử chứa từ 11 đến 50 gốc α-amino axit được gọi là polipeptit.
Câu 2: Câu nào sau đây là đúng: Tripeptit (mạch hở) là hợp chất
A. mà phân tử có 3 liên kết peptit.
B. mà phân tử có 3 gốc α-amino axit giống nhau.
C. mà phân tử có 3 gốc α-amino axit giống nhau liên kết với nhau bởi 2 liên kết peptit.
D. mà phân tử có 3 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi 2 liên kết peptit.
Câu 3: Tripeptit X có công thức H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH. Tên gọi của X
là?
A. Glyxylalanylglyxyl

B. Glyxylalanylglyxin


C. Alanylglyxylglyxin

D. Glyxinalaninglyxin

Câu 4: Có 4 dung dịch không màu: glucozơ, glixerol, hồ tinh bột, lòng trắng trứng. Hóa chất nào
dưới đây có thể phân biệt cả 4 dung dịch trên ?
A. dung dịch HNO3 đặc, to

B. dung dịch AgNO3/NH3

C. dung dịch I2

D. dung dịch CuSO4, dung dịch NaOH

Câu 5: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Khi cho quỳ tím vào dung dịch muối natri của glyxin sẽ xuất hiện màu xanh
B. Có 3 α-amino axit có thể tạo tối đa 6 tripeptit
C. Mọi peptit đều có phản ứng tạo màu biure
D. Liên kết giữa nhóm NH với CO được gọi là liên kết peptit
Câu 6: Phát biểu đúng là:
A. Anilin là một bazơ, khi cho quì tím vào dung dịch phenylamoni clorua quì tím chuyển màu đỏ.
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

7


Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

B. Khi cho Cu(OH)2 vào peptit thấy xuất hiện phức màu xanh đậm.

C. Có 3 α-aminoaxit khác nhau chỉ chứa một chức amino và một chức cacboxyl có thể tạo tối đa 6
tripeptit.
D. Trong một phân tử tripeptit có 2 liên kết peptit và tác dụng vừa đủ với 2 phân tử NaOH.
Câu 7: Hãy chọn nhận xét đúng:
A. Các amino axit ở điều kiện thường là những chất rắn ở dạng tinh thể.
B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit.
C. Các đisaccarit đều có phản ứng tráng gương.
D. Các dung dịch peptit đều có phản ứng màu biure.
Câu 8: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
B. Tất cả các peptit và protein đều có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit.
D. Oligopeptit là các peptit có từ 2 đến 10 liên kết peptit.
Câu 9: Chọn phát biểu đúng
A. Đipeptit mạch hở là peptit chứa hai liên kết peptit.
B. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
C. Khi thuỷ phân hoàn toàn peptit thu được α-aminoaxit.
D. Hemoglobin của máu thuộc loại protein dạng sợi.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ala–Gly và Gly–Ala là hai đipeptit khác nhau.
B. Trong môi trường kiềm, protein tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng.
C. Hầu hết các enzim đều có bản chất là protein.
D. Các protein ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng tạo thành dung dịch keo.
Câu 11: Cho peptit:

Tên gọi của peptit trên là:
A. Val – Gly – Ala.

B. Ala – Gly – Val.


C. Val – Ala – Gly.

D. Gly – Ala – Val.

1.1.4. Bài tập trong đề thi ĐH-CĐ-THPTQG dạng 1.1
Câu 1 (A-2009): Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

B. dung dịch NaCl.

C. dung dịch HCl.

D. dung dịch NaOH.

Câu 2 (A-2010): Phát biểu đúng là:
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

8


Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

A. Khi thủy phân đến cùng các protein đơn giản sẽ cho hỗn hợp các  -amino axit.
B. Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu xanh đậm.
C. Enzim amilaza xúc tác cho phản ứng thủy phân xenlulozơ thành mantozơ.
D. Axit nucleic là polieste của axit photphoric và glucozơ
Câu 3 (CĐ-2011): Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.
B. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
C. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.

D. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit
Câu 4 (A-2011): Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
B. Liên kết của nhóm -CO- với nhóm -NH- giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết
peptit.
C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α –amino axit.
D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
Câu 5 (CĐ-2012): Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
B. Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit.
C. Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α -amino axit.
D. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
Câu 6 (A-2012): Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
B. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.
D. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai
Câu 7 (B-2012): Cho dãy các chất sau: toluen, phenyl fomat, fructozơ, glyxinvalin (Gly-Val),
etylen glicol, triolein. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit là:
A. 6

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 8: (CĐ- 2014) Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là
A. 2


B. 4

C. 5

D. 3

Câu 9 (A-2014): Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.
C. Anilin tác dụng với nước Brom tạo thành kết tủa trắng.
D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.
Câu 10 (THPTQG 2019 – Mã 204): Phát biểu nào sau đây đúng?
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

9


Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

A. Glyxin là hợp chất có tính lưỡng tính.
B. Phân tử Gly-Ala-Val có 6 nguyên tử oxi.
C. Valin tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa.
D. Đimetyl amin có công thức CH3CH2NH2.
Câu 11 (THPTQG 2019 – Mã 203): Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân tử lysin có một nguyên tử nitơ.
B. Anilin là chất lỏng tan nhiều trong nước.
C. Phân tử Gly-Ala-Ala có ba nguyên tử oxi.
D. Dung dịch protein có phản ứng màu biure.
Câu 12 (THPTQG 2019 – Mã 204): Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Alanin là hợp chất có tính lưỡng tính.


B. Gly-Ala có phản ứng màu biure.

C. Tripeptit mạch hở có ba liên kết peptit.

D. Đimetylamin là amin bậc ba.

1.2. Dạng 1.2: Xác định số đồng phân peptit
1.2.1. Phương pháp giải
Khi thay đổi thứ tự liên kết giữa các mắt xích trong peptit ta được peptit mới
- Với 1 số chuỗi peptit mạch hở có số mắt xích ít ta có thể viết các đồng phân đó ra
- Sử dụng 1 số công thức giải nhanh:
+ Số chuỗi peptit mạch hở có n mắt xích hình thành từ x phân tử α-aminoaxit khác nhau là xn
+ Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau thì số đồng phân loại peptit sẽ là n!
+ Nếu phân tử peptit chứa n mắt xich, có i cặp gốc α-amino axit giống nhau thì số đồng phân chỉ
còn n!/ 2i.
1.2.2. Bài tập mẫu
a. Mức độ hiểu
Ví dụ 1: Tính số tripeptit mạch hở hình thành từ 2 amino axit A, B?
Giải: Số tripeptit thỏa mãn là: xn = 23 = 8
(Cụ thể: A-A-A; B-B-B; B-A-A; A-B-A; A-A-B; B-B-A; B-A-B; A-B-B)
Ví dụ 2: Tính số tripeptit mạch hở hình thành từ 3 amino axit A, B, C mà khi thủy phân một
tripeptit mạch hở bất kì đều thu được 3 amino axit trên?
Giải: Số tripeptit thỏa mãn là: n! = 3! = 6
(Cụ thể: A-B-C; A-C-B; B-A-C; B-C-A; C-B-A; C-A-B)
Ví dụ 3: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều thu được 3
aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin?
A. 6

B. 9


C. 4

D. 3

Giải: Số tripeptit thỏa mãn là: 3!=6
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

10


Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

Ví dụ 4: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ hỗn hợp gồm Gly và Ala là:
A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Giải: Số đipeptit thỏa mãn là: xn = 22 = 4
b. Mức độ vận dụng
Ví dụ 5: Tính số tripeptit mạch hở hình thành từ 2 amino axit A, B mà khi thủy phân một tripeptit
mạch hở bất kì đều thu được 3 amino axit trong đó chứa amino axit A và 2 amino axit B?
Giải: Số tripeptit thỏa mãn là: 3!/21 = 3
Ví dụ 6: Thủy phân hoàn toàn một tripeptit (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm alanin và glyxin
theo tỷ lệ mol là 2 : 1. Số tripeptit thỏa mãn là
A. 1.


B. 3.

C. 2.

D. 4.

Giải: Số tripeptit thỏa mãn là: 3!/2=3
Ví dụ 7: Thủy phân hoàn toàn 1 tetrapeptit X mạch hở thu được 2 mol Gly, 1mol Ala, 1 mol Val.
Số đồng phân cấu tạo của peptit X là:
A. 10

B. 36

C. 18

D. 12

Giải:
Vì 2 Gly giống nhau nên số đồng phân là 4!/ 21 = 12
Ví dụ 8: Thủy phân hoàn toàn 1 tetrapeptit X mạch hở thu được Gly, Ala, Val. Số đồng phân cấu
tạo của peptit X là:
A. 10

B. 36

C. 18

D. 12


Giải:
- Trường hợp 1: X chứa (2 Gly, 1 Ala, 1 Val): Số đồng phân là

4!
= 12
21

- Trường hợp 2: X chứa (1 Gly, 2 Ala, 1 Val): Số đồng phân là

4!
= 12
21

- Trường hợp 3: X chứa (1 Gly, 1 Ala, 2 Val): Số đồng phân là

4!
= 12
21

Như vậy, tổng số đồng phân là 36 => chọn B
1.2.3. Bài tập tự luyện dạng 1.2
Câu 1: Có bao nhiêu loại tripeptit chứa 3 loại gốc aminoaxit khác nhau ?
A. 6.

B. 4.

C. 3.

D. 2.


Câu 2: Từ 3 α-amino axit X, Y, Z có thể tạo thành số tripeptit trong đó có đủ cả X, Y, Z là:
A. 2

B. 3

C. 4

D. 6

Câu 3: Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C 6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa
gốc α-amino axit) mạch hở là:
A. 5.

B. 4.

C. 7.

D. 6

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

11


Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

Câu 4: Khi thủy phân tripeptit có công thức phân tử C 11H21N3O4 thu được 3 aminoaxit: glyxin,
alanin, leuxin. Số đồng phân của tripeptit trên là:
A. 6


B. 4

C. 5

D. 3

1.2.4. Bài tập trong đề thi ĐH- CĐ-THPTQG dạng 1.2
Câu 1(B-2009): Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là
A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 2(A-2010): Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều
thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin?
A. 3.

B. 9.

C. 4.

D. 6.

Câu 3(B-2014): Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khi thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm
gồm alanin và glyxin?
A. 8.


B. 5.

C. 7.

D. 6.

1.3. Dạng 1.3 Xác định công thức cấu tạo peptit dựa vào phản ứng thủy phân
1.3.1. Phương pháp
- Ráp các mắt xích có 1 mắt xích giống nhau thu được từ phản ứng thủy phân không hoàn toàn
theo nguyên tắc ráp đường chéo một cách trật tự
Cụ thể: Thuỷ phân hoàn toàn 1 pentapeptit mạch hở A, thu được các amino axit X, Y, Z, E, F. Khi
thuỷ phân không hoàn toàn A thu được các đipeptit và tripeptit X-E, Z-Y, E-Z, Y-F, E-Z-Y
Ta có: Chuỗi Z-Y và E-Z

Z Y �


� E  Z  Y . Chuỗi E-Z-Y kết hợp với chuỗi Y-F
E Z�
�

E  Z Y �
�
� E  Z  Y  F . Sau đó kết hợp với chuỗi X-E
Y F �


E Z  Y  F �



� X  E  Z  Y  F
X E



Vậy chuỗi pentapeptit A là X-E-Z-Y-F

 Lưu ý: Với dạng câu hỏi này, chú ý xem xét các peptit thu được có trùng nhau không
1.3.2. Bài tập ví dụ
a. Mức độ nhận biết
Ví dụ 1: Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được
tối đa bao nhiêu đipeptit?
A. 1
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

B. 2

C. 3

D. 4
12


Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

Giải:
Gly-Ala-Gly-Ala-Gly
Phân cắt các liên kết peptit ở các vị trí trên thu được 2 đipeptit khác nhau (Gly-Ala và Ala-Gly)
Ví dụ 2: Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở: Gly-Val-Gly-Val-Ala có thể thu được
tối đa bao nhiêu tripeptit?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Giải: -Thực hiện phân cắt các liên kết peptit ở vị trí (1) và (2) thì thu được 2 tripeptit (Gly-ValGly; Gly-Val-Ala)
(1)↓

↓(2)

Gly-Val-Gly-Val- Ala
- Phân cắt đồng thời 2 liên kết theo hướng (3) thu thêm được một tripeptit là: Val-Gly-Val


(3)



Gly-Val-Gly-Val- Ala
Vậy tối đa có thể thu được 3 tripeptit
b. Mức độ hiểu
Ví dụ 3: Thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit X, thu được tripeptit là Ala-Glu-Gly và các
đipeptit là Val-Ala, Glu-Gly và Gly-Ala. Vậy công thức cấu tạo của X là:
A. Ala-Val-Glu-Gly-Ala

B. Gly-Ala-Val-Ala-Glu


C. Val-Ala-Glu-Gly-Ala

D. Ala-Glu-Gly-Ala-Val

Giải: Thuỷ phân không hoàn toàn:
(X)   Ala-Glu-Gly + Val-Ala + Glu-Gly + Gly-Ala

Ala  Glu  Gly �


 Glu  Gly
Ta có:
� Val  Ala

Val  Ala



Val  Ala  Glu  Gly �
 �
� Val  Ala  Glu  Gly  Ala
Gly  Ala




c. Mức độ vận dụng
Ví dụ 4: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở thu được 1 mol glyxin (Gly), 2 mol
alanin (Ala), 2 mol valin (Val). Mặt khác, nếu thuỷ phân không hoàn toàn X thấy thu được sản
phẩm có chứa Ala-Gly và Gly-Val. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là:

A. 2

B. 4

C. 6

D. 8

Giải:
-Thuỷ phân hoàn toàn: (X)   1 Gly + 2 Ala + 2 Val
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

13


Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

-Thuỷ phân không hoàn toàn: (X)   Ala- Gly + Gly- Ala

Ala  Gly �
 �
Ta được:
� Ala  Gly  Val , còn thiếu 1 Ala và 1 Val
Gly  Val �



Như vậy ta có 6 cách sắp xếp như sau:
Ala-Val-Ala-Gly-Val; Val-Ala-Ala-Gly-Val; Ala-Ala-Gly-Val-Val, Ala-Gly-Val- Ala-Val, Ala-GlyVal-Val-Ala, Val-Ala-Gly-Val-Ala
1.3.3. Bài tập tự giải dạng 1.3

Câu 1: Thủy phân hoàn toàn 1 mol A thì thu được các α- amino axit là: 3 mol glyxin, 1 mol
alanin, 1 mol valin. Thủy phân không hoàn toàn A, ngoài thu được các aminoaxit thì còn thu được
2 đipeptit: Ala-Gly; Gly-Ala và 1 tripeptit Gly-Gly-Val. Công thức nào sau đây là của pentapeptit
A?
A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val.

B. Gly- Gly-Ala-Gly-Val.

C. Gly-Ala-Gly-Gly-Val.

D. Gly-Ala-Gly-Val-Gly.

Câu 2: Thủy phân từng phần một pentapeptit thu được các đipeptit và tripeptit sau: X-T, Z-Y, T-Z,
Y-E và T-Z-Y (X, Y, Z, T, E là kí hiệu các gốc α-amino axit).Trình tự các amino axit trên là:
A. X-T-Z-Y-E

B. X-Y-Z-T-E

C. X-Z-T-Y-E

D. X-E-Z-Y-T

Câu 3: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit A thì thu được 3 mol glyxin; 1 mol alanin và 1mol
valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly;
Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit A lần lượt là:
A. Gly, Val.

B. Ala, Val.

C. Gly, Gly.


D. Ala, Gly.

Câu 4: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các α-amino axit còn thu được các
đipetit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là đúng của X ?
A. Val-Phe-Gly-Ala.

B. Ala-Val-Phe-Gly.

C. Gly-Ala-Val-Phe.

D. Gly-Ala-Phe-Val.

Câu 5: Khi thuỷ phân 1 peptit, chỉ thu được các đipeptit Glu-His ; Asp-Glu ; Phe-Val và Val-Asp.
Cấu tạo peptit đem thuỷ phân là
A. His-Asp-Glu-Phe-Val-Asp-Glu.
C. Phe-Val-Asp-Glu-His.

B. Asp-Glu-Phe-Val-Asp-Phe-Val-Asp.
D. Glu-Phe-Val-Asp-Glu-His-Asp-Val-Asp.

Câu 6: Thuỷ phân hoàn toàn polipeptit sau thu được bao nhiêu amino axit?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5


Câu 7: Thủy phân hợp chất:
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

14


Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

thu được các aminoaxit
A. H2N-CH2-COOH; H2N-CH(CH2-COOH)-CO-NH2 và H2N-CH(CH2-C6H5)-COOH
B. H2N-CH2-COOH; HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH và C6H5-CH2-CH(NH2)-COOH.
C. H2N-CH2-COOH; H2N-CH2-CH(NH2)-COOH và C6H5-CH(NH2)-COOH.
D. H2N-CH2-COOH; HOOC-CH(NH2)-COOH và C6H5-CH(NH2)-COOH.
Câu 8: Thuỷ phân hợp chất :
H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH(CH3)2)–CO–NH–CH2–CO–NH–CH2–COOH sẽ
thu được bao nhiêu loại amino axit?
A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 2.

Câu 9: Thuỷ phân hợp chất: sẽ thu được bao nhiêu loại amino axit?
H2NCH(CH3)–CONH–CH(CH(CH3)2)–CONH–CH(C2H5)–CONH–CH2–CONH–
CH(C4H9)COOH.
A. 2.


B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 10: Bradikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nanopeptit có công thức là: Arg –
Pro – Pro – Gly–Phe–Ser–Pro–Phe–Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu
được bao nhiêu tripeptit mà thành phần có chứa phenyl alanin (phe).
A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 11: Khi thủy phân các pentapeptit dưới đây:
(1): Ala–Gly–Ala–Glu–Val

(2): Glu–Gly–Val–Ala–Glu

(3): Ala–Gly–Val–Val–Glu

(4): Gly–Gly–Val–Ala–Ala

Pentapeptit nào dưới đây có thể tạo ra đipeptit có khối lượng phân tử bằng 188?
A. (1), (3)

B. (2),(3)


C. (1),(4)

D. (2),(4)

Câu 12: Arg, Pro và Ser có trong thành phần cấu tạo của nonapeptit brađikinin. Thủy phân
brađikinin sinh ra Pro-Pro-Gly, Ser-Pro-Phe, Gly-Phe-Ser, Pro-Phe-Arg, Arg-Pro-Pro, Pro-GlyPhe, Phe-Ser-Pro. Cho biết trình tự các amino axit trong phân tử brađikinin ?
A. Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg
B. Ser-Pro-Phe-Arg-Arg-Pro-Pro-Gly-Phe
C. Pro-Phe-Arg-Gly-Phe-Ser-Arg-Pro-Pro
D. Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg-Arg-Pro
Câu 13: Thủy phân octapeptit mạch hở X: Gly-Phe-Tyr-Lys-Gly-Phe-Tyr-Ala thì thu được tối đa
bao nhiêu tripeptit có chứa Gly ?
A. 4.

B. 3.

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

C. 5.

D. 6.

15


Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

Câu 14: Thủy phân hoàn toàn 1 mol Pentapeptit(X) thu được 3 mol Gly; 1 mol Ala; 1 mol Phe.
Khi thủy phân không hoàn toàn (X) thu được hỗn hợp gồm Ala-Gly; Gly-Ala và không thấy tạo ra

Phe-Gly. Xác định công thức cấu tạo của Pentapeptit?
A. Gly-Ala-Gly-Phe-Gly

B. Gly-Gly-Ala-Phe-Gly

C. Gly-Gly-Ala-Gly-Phe

D. Gly-Ala-Gly-Gly-Phe

1.3.4. Các bài tập trong đề thi ĐH-CĐ-THPTQG dạng 1.3
Câu 1 (CĐ-2010): Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở: Gly-Ala-Gly-Ala- Gly có
thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit?
A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 2 (A-2010): Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn đều
thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin?
A. 3.

B. 9.

C. 4.

D. 6.


Câu 3 (B-2010): Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol
alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu
được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có
công thức là
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.

B. Gly-Ala-Val-Val-Phe.

C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.

D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.

Câu 4 (B-2011)Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol
alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol Phenylalanin (Phe). Thuỷ phân không hoàn toàn X thu
được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có
công thức là:
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val

B. Gly-Ala-Val-Val-Phe

C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly

D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly

Câu 5 (B-2014): Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khi thủy phân hoàn toàn đều thu được sản
phẩm gồm alanin và glyxin?
A. 8.

B. 5.


C. 7.

D. 6.

Câu 6 (Mã 201-2017): Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1
mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là
A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 1.

Câu 7 (Mã 201-2017): Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 3 mol Gly, 1 mol Ala
và 1 mol Val. Nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có AlaGly, Gly-Ala, Gly-Gly-Ala nhưng không có Val-Gly. Amino axit đầu N và amino axit đầu C của
peptit X lần lượt là
A. Ala và Gly.

B. Ala và Val.

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

C. Gly và Gly.

D. Gly và Val.

16



Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

Câu 8 (Mã 202-2017): Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở, thu được 3 mol
glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Mặt khác, thuỷ phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp
sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Val. Cấu tạo của X là
A. Gly-Ala-Gly-Gly-Val.

B. Ala-Gly-Gly-Val-Gly.

C. Gly-Gly-Val-Gly-Ala.

D. Gly-Gly-Ala-Gly-Val.

Câu 9 (Mã 201-2018): Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 1 mol
Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và
các peptit (trong đó có Ala-Gly và Gly-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là
A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 5.

Câu 10 (Mã 202-2018): Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 2
mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit
và các peptit (trong đó có Gly-Ala-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là
A. 5.

B. 4.


C. 3.

D. 6.

2. DẠNG 2: BÀI TẬP XÁC ĐỊNH LOẠI PEPTIT
2.1. Phương pháp giải
Tính khối lượng mol phân tử peptit:

M X  �(M A1  A2  A3 ... An )  (n  1) M H 2O

Ví dụ: M(Gly-Ala-Ala) = (75 + 89.2) - 2.18 = 217 g/mol
Công thức 1 số aminoaxit

Phân tử

Tên thông thường

Kí hiệu

Glyxin
Alanin
Valin
Axit glutamic
Lysin

Gly
Ala
Val
Glu

Lys

khối
H2N-CH2-COOH
75
H2N-CH(CH3)-COOH
89
CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH
117
HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
147
H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH
146
 Phản ứng thủy phân hoàn toàn (H+là xúc tác):


H
Xn + (n-1) H2O ��
� n (α - amino axit)

 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng (ĐL BTKL), tỉ lệ mol
mpeptit + mnước = m aa; npeptit = naa - nnước
2.2. Bài tập mẫu
a. Mức độ biết
Ví dụ 1: Khối lượng phân tử của Gly-Ala-Gly-Ala-Val là ?
A. 445 đvC.

B. 373 đvC.

C. 391 đvC.


D. 427 đvC.

Giải: Mpeptit = 75.2 + 89.2 +117 – 4.18 = 373 đvC
Ví dụ 2: Peptit nào có khối lượng phân tử là 358 đvC ?
A. Gly-Ala-Gly-Ala.
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

B. Gly-Ala-Ala-Val.
17


Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

C. Val-Ala-Ala-Val.

D. Gly-Val-Val-Ala.

Giải: M1 = 75.2 +89.2 – 3.18 = 274; M2 = 75+89.2+117 – 3.18 = 316;
M3 = 89.2 +117.2 – 3.18 = 358; M4 = 344
b. Mức độ hiểu
Ví dụ 3: Cho peptit X chỉ do n gốc glyxin tạo nên có khối lượng phân tử là 303 đvC. Peptit X
thuộc loại nào?
A. tripeptit.

B. đipeptit. C. tetrapeptit. D. pentapeptit.

Giải: n.Gly → (X) + (n-1) H2O
Áp dụng ĐL BTKL ta có: 75.n = 303 + (n-1)18 => n = 5.
Vậy (X) là pentapeptit

Ví dụ 4: Cho peptit X chỉ do m gốc alanin tạo nên có khối lượng phân tử là 231 đvC. Peptit X
thuộc loại ?
A. tripeptit.

B. đipeptit.

C. tetrapeptit.

D. pentapeptit.

Giải: m.Ala → (X) + (m-1)H2O
+Áp dụng ĐL BTKL ta có: 89.m = 231 + (m-1)18 → m = 3.
Vậy X là tripeptit.
c. Mức độ vận dụng
Ví dụ 5: Cho một peptit (X) được tạo nên bởi n gốc glyxin và m gốc alanin có khối lượng phân tử
là 274 đvC. Peptit (X) thuộc loại?
A. tripeptit.

B. đipeptit.

C. tetrapeptit. D. pentapeptit

Giải: n.Gly + m.Ala → (X) + (n + m - 1) H2O
+Áp dụng ĐL BTKL ta có: 75.n + 89.m = 274 + (n + m -1)18
=> 57.n + 71.m = 256. Chỉ có cặp n=2, m=2 thõa mãn.
Vậy X là tetrapeptit.
Ví dụ 6: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc Glyxin và m gốc Alanin có khối lượng phân
tử là 203 đvC. Trong (X) có ?
A. 2 gốc Gly và 1 gốc Ala.


B. 1 gốc Gly và 2 gốc Ala.

C. 2 gốc Gly và 2 gốc Ala.

D. 2 gốc Gly và 3 gốc Ala.

Giải: n.Gly + m.Ala → (X) + (n + m -1) H2O
+Áp dụng ĐL BTKL ta có: 75.n + 89.m = 203 + (n + m-1)18
=> 57.n + 71.m =185. Chỉ có cặp n = 2, m = 1 thỏa mãn.
Vậy trong (X) có 2 gốc Gly và 1 gốc Ala. (X) thuộc loại tripeptit.
Ví dụ 7: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin và m gốc alanin có khối lượng phân tử
là 345 đvC. Peptit (X) thuộc loại ?
A. tripeptit.
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

B. đipeptit.
18


Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

C. tetrapeptit.
Giải:

D. pentapeptit.

n.Gly + m.Ala → (X) + (n + m-1)H2O

+Áp dụng ĐL BTKL ta có:
75.n + 89.m = 345 + (n + m-1)18 → 57.n + 71.m = 327

Chỉ có cặp n = 2, m = 3 thỏa mãn. Vậy X là pentapeptit.
Ví dụ 8: Khi thủy phân hoàn toàn 20,3 gam một oligopeptit (X) thu được 8,9 gam alanin và 15
gam glyxin. (X) là ?
A. tripeptit.
Giải:

B. tetrapeptit.

C. pentapeptit.

D. đipeptit.

nAlanin= 0,1 (mol) ; nGlyxin = 0,2 (mol)

+ Áp dụng ĐL BTKL ta có: nnước =(malanin + malanin - mX) :18 =
= (8,9 + 15 – 20,3) :18 = 0,2 mol
X + (n + m-1)H2O → n.Gly + m.Ala
Ta có:

n  m 1 n
m


=> n=2, m=1
0, 2
0, 2 0,1

2.3. Bài tập tự giải dạng 2.
Câu 1: Peptit nào có khối lượng phân tử là 217 đvC ?
A. Ala-Gly-Ala.

C. Val-Ala-Ala-Val.

B. Ala-Ala-Val.
D. Gly-Val-Ala.

Câu 2: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc glyxin có khối lượng phân tử là 303 đvC.
Peptit (X) thuộc loại ?
A. tripetit.

B. đipetit.

C. tetrapeptit.

D. pentapepit.

Câu 3: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 160 đvC. Peptit
(X) thuộc loại ?
A. tripetit.

B. đipetit.

C. tetrapeptit.

D. pentapepit.

Câu 4: Cho một peptit (X) được tạo nên bởi n gốc glyxin có khối lượng phân tử là 189 đvC.
Peptit (X) thuộc loại ?
A. tripeptit.

B. đipeptit.


C. tetrapeptit.

D. pentapepit.

Câu 5: Cho một peptit (X) được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 302 đvC. Peptit
(X) thuộc loại ?
A. tripeptit.

B. đipeptit.

C. tetrapeptit.

D. pentapeptit.

Câu 6: Cho một peptit (X) được tạo nên bởi n gốc valin có khối lượng phân tử là 315 đvC. Peptit
(X) thuộc loại ?
A. tripeptit.

B. đipeptit.

C. tetrapeptit.

D. pentapeptit.

Câu 7: Khối lượng phân tử của glyxylalanylglixin( Gly-Ala-Gly) là ?
A. 203 đvC.

B. 211 đvC.


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

C. 239 đvC.

D. 185 đvC.
19


Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

Câu 8: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi n gốc alanin và m gốc glyxin có khối lượng phân tử
là 217 đvC. Trong peptit (X) có ?
A. 2 gốc glyxin và 1 gốc alanin.

B. 1 gốc glyxin và 2 gốc alanin.

C. 2 gốc glyxin và 2 gốc alanin.

D. 1 gốc glyxin và 3 gốc alanin.

Câu 9: Cho 13,2 gam peptit (X) do n gốc glyxin tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường
axit loãng thu được 15 gam glyxin (là aminoaxit duy nhất). (X) thuộc loại ?
A. tripeptit.

B. đipeptit.

C. tetrapeptit.

D. pentapeptit.


Câu 10: Cho 30,3 gam peptit (X) do n gốc glyxin tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi
trường axit loãng thu được 37,5 gam glyxin (là aminoaxit duy nhất). Số gốc Gly có trong (X) là ?
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 11: Cho 9,24 gam peptit (X) do m gốc alanin tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi
trường axit loãng thu được 10,68 gam alanin (là aminoaxit duy nhất). Số gốc Ala có trong (X) là ?
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 12: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một peptit X thu được 22,25 gam alanin và 56,25 gam
glyxin. X là
A. tripeptit.

B. tetrapeptit.

C. pentapeptit.

D. đipeptit.


2.4. Bài tập trong đề thi ĐH- CĐ- THPTQG dạng 2: không
3. DẠNG 3: BÀI TẬP VỀ THỦY PHÂN KHÔNG HOÀN TOÀN PEPTIT
3.1 . Phương pháp giải
 Tính khối lượng mol phân tử peptit:

M X  �( M A1  A2  A3 ... An )  (n  1) M H 2O

Ví dụ: M(Gly-Ala-Ala) = (75 + 89.2) - 2.18 = 217 g/mol
Có thể giải toán theo 1 hoặc nhiều cách. Tuy nhiên ở đây chúng ta chủ yếu:
Áp dụng bảo toàn số mol mắt xích mỗi peptit
 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng (ĐL BTKL)
mpeptit + maxit phản ứng + mnước = m muối
mpeptit + mkiềm phản ứng = m muối + mnước
npeptit = naa - nnước

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

20


Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

3.2 . Bài tập mẫu
Mức độ vận dụng
Ví dụ 1: Thủy phân hoàn toàn m gam tetrapeptit tạo từ Ala thu 0,18 mol tripeptit, 0,16 mol
đipeptit và 1,04 mol Ala. Tính m?
Giải: Bảo toàn gốc Ala ta có:

n


tetrapeptit

 (0,18.3  2.0,16  0,86) : 4  0,475 mol

=> Khối lượng của Peptit là: 0,475.(89.4- 3.18) = 143,45(gam)
Ví dụ 2: Thủy phân 101,17 gam một tetrapeptit mạch hở: Ala-Ala-Ala-Ala thu được hỗn hợp gồm
42,72 gam Ala; m gam Ala-Ala; 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là:
A. 40,0 gam

B. 59,2 gam

Giải: nAla= 42,72: 89 = 0,48 mol;

C. 24,0 gam

D. 48,0gam

nAla-Ala-Ala = 27,72 : 231 = 0,12 mol

n Ala-Ala-Ala-Ala = 101,17 : 302 = 0,335 mol
+ Đặt nAla-Ala = a (mol)
Áp dụng bảo toàn số mol gốc Ala:
4. 0,335 = 1. 0,48 + 2. a + 3. 0,12 => a = 0,25 mol => m = 160. 0,25 = 40 (gam)
Ví dụ 3: Thủy phân m gam một tetrapeptit mạch hở Ala-Ala-Ala-Ala thu được hỗn hợp gồm
28,48 gam Ala; 32 gam Ala-Ala; 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Tính m?
Giải: Mtetrapeptit = 302 g/mol; MAla-Ala = 160 g/mol; MAla-Ala-Ala = 231g/mol
nAla = 0,32 mol; nAla-Ala = 0,2 mol; nAla-Ala-Ala = 0,12 mol;
Áp dụng bảo toàn số mol gốc Ala:
nAla-Ala-Ala-Ala = (nAla + 2. nAla-Ala + 3. nAla-Ala-Ala ) : 4 = 0,27 (mol)
=> mtetrapeptit = 0,27. 302 = 81,54 (g)

Ví dụ 4: Thủy phân một lượng tetrapeptit X mạch hở chỉ thu được 14,6 gam Ala- Gly; 7,3 gam
Gly-Ala; 6,125 gam Gly-Ala-Val; 1,875 gam Gly; 8,775 gam Val; m gam hỗn hợp gồm Ala-Val và
Ala. Giá trị của m là:
A. 29,006 gam B. 38,675 gam

C. 34,357 gam

D. 29,925 gam

Giải: + Số mol các sản phẩm:
n Ala- Gly = 0,1 mol; nGly-Ala= 0,05 mol; n Gly-Ala-Val = 0,025 mol;
nGly = 0,025 mol; nVal = 0,075 mol
+ Đặt nAla-Val = a mol; nAla= b mol
+ Từ hỗn hợp sản phẩm, áp dụng dạng 2 ta dễ dàng ghép mạch peptit ban đầu là: Ala-Gly-Ala-Val
(x mol)
Áp dụng bảo toàn số mol mắt xích mỗi peptit
- Bảo toàn gốc Gly, ta có:
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

21


Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

x.1 = 0,025. 1 + 0,025 . 1 + 0,05 . 1 + 0,1 . 1 => x = 0,2 mol
- Bảo toàn gốc Val, ta có:
0,2 .1 = 0,025.1 + 0,075.1 + a.1 => a = 0,1 mol
- Bảo toàn gốc Ala, ta có:
0,2.2 = 0,1.1 +0,05.1 + 0,025.1 + a.1 + b.1 => b= 0,125 mol
Vậy m= 0,125.89 + 0,1.188 = 29,925 (gam) => Chọn D

Ví dụ 5: (Đề thi thử chuyên ĐH Vinh lần 4 – 2012) Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo ra từ
một aminoaxit X mạch hở (phân tử chỉ chứa 1 nhóm -NH 2). Phần trăm khối lượng Nitơ trong X
bằng 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m(g) hỗn hợp M, Q (có tỉ lệ số mol 1:1) thu được
0,945(g) M; 4,62(g) đipeptit và 3,75 (g) X. Giá trị của m?
A. 4,1945(g).

B. 8,389(g).

C. 12,58(g).

D. 25,167(g).

Giải:
+Ta có %N =

14 18,667

� M X  75 => X là Glyxin
MX
100

+Số mol các sản phẩm:
n Gly = 0,05 mol; nGly-Gly = 0,035 mol; nGly-Gly-Gly = 0,005 mol;
+ Đặt nHep = x mol
- Bảo toàn gốc Gly, ta có:
x.7 = 0,05. 1 + 0,035 . 2 + 0,005 . 3 => x =
=> m (M,Q) =

0,135
mol

7

0,135
. 435 = 8,389 (g)
7

Ví dụ 6: X là 1 tetrapeptit mạch hở cấu tạo từ amino axit A, trong phân tử A có 1 nhóm -NH 2 và 1
nhóm -COOH, no, mạch hở. Trong A, oxi chiếm 42,67% khối lượng. Thủy phân không hoàn toàn
m gam X thì thu được 28,35 gam tripeptit; 79,2 gam đipeptit và 101,25 gam A. Giá trị của m là:
A. 184,5 gam B. 258,3 gam C. 405,9 gam D. 202,95 gam
Giải: +Từ % khối lượng oxi trong A ta có:
42,67 =

MO
.100 => MA = 75 => A: Glyxin
MA

=> Tetrapeptit là H[NHCH2CO]4OH với M= 75.4 – 3.18 = 246g/mol
+ Tính số mol: Tripeptit là : 28,35: 189 = 0,15(mol)
Đipeptit là : 79,2 : 132 = 0,6 (mol)
Glyxin: 101,25 : 75 = 1,35(mol).
+ Áp dụng bảo toàn số mol gốc Gly: Đặt nX = a (mol)
a.4 =0,15. 3 + 0,6.2 + 1,35.1=> a= 0,75 (mol) => m= 0,75. 246 = 184,5 (gam)

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

22


Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit


Ví dụ 7: (Đề thi thử chuyên Nguyễn Huệ -HN-lần 2 -2011): X là một tetrapeptit cấu tạo từ một
amino axit (A) no, mạch hở có 1 nhóm –COOH; 1 nhóm –NH 2. Trong A có %mN = 15,73%. Thủy
phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 92,56
gam A. Giá trị của m là:
A. 149 gam.

B. 161 gam.

C. 143,45 gam.

D. 159 gam.

Giải:
+ Đặt X là H2N-R-COOH. Vì %mN = 15,73% nên suy ra R = 28
 X là H2N-C2H4-COOH: Alanin.
+ Gọi x là số mol X. Theo giả thiết ta có sơ đồ:

�Ala : 1,04 mol

� �Ala  Ala : 0,16 mol
Ala – Ala – Ala – Ala: x mol ��
�Ala  Ala  Ala : 0,18 mol

+ Vì số mắt xích Ala được bảo toàn nên:
4x = 1,04 + 0,16.2 + 0,18.3  x = 0,475 mol
 m = 0,475(4.89 – 3.18) = 143,45 gam
Ví dụ 8: (HSG Thái Bình - 2013): Thực hiện tổng hợp tetrapeptit từ 3,0 mol glyxin; 4,0 mol
alanin và 6,0 mol valin. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng tetrapeptit thu được là
A. 1510,5 g.


B. 1120,5 g.

C. 1049,5 g.

D. 1107,5 g.

Giải :
+ Tổng khối lượng hỗn hợp ban đầu = 117.6 + 4.89 + 3.75 = 1283 gam.
+ Ta có : 4 mol α-aminoaxit → 1 mol tetrapeptit + 3 mol H2O
 số mol H2O = 3.(3 + 4 + 6)/4 = 9,75 mol
+ Áp dụng ĐLBTKL ta có : mtetrapeptit = 1283 – 9,75.18 = 1107,5 gam.
3.3. Bài tập tự giải dạng 3
Câu 1: Thủy phân m gam tetrapeptit Ala-Gly-Ala-Gly thu được hỗn hợp gồm 21,7 gam AlaGly-Ala, 14,6 gam Ala–Gly và 7,5 gam Gly. Giá trị của m là
A. 42,16 gam. B. 43,8 gam.

C. 41,1 gam.

D. 34,8 gam.

Câu 2: Thủy phân m gam pentapeptit A tạo bởi phân tử amino axit (glyxin) thu được 0,3 gam
Glyxin; 0,792 gam đipeptit Gly-Gly; 1,701 gam tripeptit Gly-Gly-Gly; 0,738 gam tetrapeptit GlyGly-Gly-Gly và 0,303 gam A. Giá trị của m là:
A. 4,545 gam.

B. 3,636 gam. C. 3,843 gam. D. 3,672 gam.

Câu 3: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp oligopeptit gồm Ala-Val-Ala-Gly-Ala và Val-Gly-Gly
thu được x gam Ala; 37,5 gam Gly và 35,1 gam Val. Giá trị của m, x lần lượt là
A. 99,3 và 30,9.


B. 84,9 và 26,7.

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

C. 90,3 và 30,9.

D. 92,1 và 26,7.

23


Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

Câu 4: Khi thuỷ phân m gam tetrapeptit Ala-Gly-Val-Gly (H + xúc tác) thu được 0,5 mol Ala-Gly,
0,3 mol Gly-Val, 0,4 mol Ala, còn lại là Gly và Val với tổng khối lượng là a gam. Giá trị của a là
A. 177,3 gam. B. 142,5 gam. C. 145,2 gam. D. 137,7gam.
Câu 5: Thủy phân một lượng pentapeptit mạch hở X chỉ thu được 3,045 gam Ala-Gly-Gly; 3,48
gam Gly-Val; 7,5 gam Gly; 2,34 gam Val; x mol Val-Ala và y mol Ala. Tỉ lệ x : y là
A. 11 : 16.

B. 7 : 20.

C. 2 : 5.

D. 6 : 1.

Câu 6: Thủy phân hết 1 lượng pentapeptit X trong môi trường axit thu được 32,88 gam Ala–Gly–
Ala–Gly; 10,85 gam Ala–Gly–Ala; 16,24 gam Ala–Gly–Gly; 26,28 gam Ala–Gly; 8,9 gam Alanin
còn lại là Gly–Gly và Glyxin. Tỉ lệ số mol Gly–Gly:Gly là 10:1. Tổng khối lượng Gly–Gly và
Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là

A. 27,9 gam.

B. 28,8 gam. C. 29,7 gam. D. 13,95 gam.

Câu 7: A là một hexapeptit mạch hở tạo thành từ một α-amino axit X no, mạch hở (phân tử chứa 1
nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Biết rằng phần trăm khối lượng của oxi trong X là 42,667%.
Thủy phân m gam A thu được hỗn hợp gồm 90,9 gam pentapeptit; 147,6 gam tetrapeptit; 37,8 gam
tripeptit; 39,6 gam đipeptit và 45 gam X. Giá trị của m là:
A. 342 gam.

B. 409,5 gam. C. 360,9 gam. D. 427,5 gam.

Câu 8: Thủy phân hoàn toàn tetrapeptit X chỉ thu được aminoaxit Y (no, mạch hở, phân tử chứa 1
nhóm NH2 và 1 nhóm COOH). Trong Y nguyên tố N chiếm 18,67% theo khối lượng. Khi thủy
phân không hoàn toàn 25,83 gam X thu được 11,34 gam tripeptit; m gam đipeptit và 10,5 gam Y.
Giá trị của m là:
A. 2,64 gam.

B. 6,6 gam.

C. 3,3 gam.

D. 10,5 gam.

Câu 9: X là 1 pentapeptit cấu tạo từ 1 amino axit no mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –
NH2 (A), A có tổng phần trăm khối lượng oxi và nitơ là 51,685%. Khi thủy phân hết m gam X
trong môi trường axit thu được 30,2 gam tetrapeptit; 30,03 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và
88,11 gam A. m có giá trị là
A. 149,2 gam.


B. 167,85 gam.

C. 156,66 gam.

D. 141,74 gam.

3.4. Bài tập trong đề thi ĐH, CĐ, THPTQG dạng 3
Câu 1 (A-2011): Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp
gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 90,6.

B. 111,74.

C. 81,54.

D. 66,44.

Câu 2 (A-2013): Cho X là hexapeptit, Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-GlyGlu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam
glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là
A. 77,6

B. 83,2

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

C. 87,4

D. 73,4

24



Phân dạng và phương pháp giải bài tập peptit

4. DẠNG 4: BÀI TẬP THỦY PHÂN HOÀN TOÀN PEPTIT TRONG MÔI TRƯỜNG AXIT,
KIỀM
4.1. Phương pháp giải
 Phản ứng thủy phân hoàn toàn:
+ Trong môi trường axit: Xn + n HCl + (n -1) H2O → n muối (nếu H+ dư)
+ Trong môi trường kiềm: Xn + n NaOH → muối + 1 H2O
 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng (ĐL BTKL), tỉ lệ mol
mpeptit + maxit phản ứng + mnước = m muối
mpeptit + mkiềm phản ứng = m muối + mnước
npeptit = naa - nnước
4.2. Bài tập ví dụ
Mức độ vận dụng
Ví dụ 1: Tripeptit X có công thức sau : Gly-Ala-Ala. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400
ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là
A. 28,6 gam.
Giải:

B. 22,2 gam.

C. 35,9 gam.

Gly-Ala-Ala + 3NaOH ��
� Muối +

D. 31,9 gam.
H2O


+ Áp dụng ĐL BTKL: mpeptit + mkiềm phản ứng = m muối + mnước
=> mrắn = 217.0,1 + 0,4.40 - 0,1.18 = 35,9 (g)
Ví dụ 2: Lấy 21,7 gam một đipeptit X mạch hở chứa đồng thời Lysin và Alanin cho tác dụng vừa
đủ với dung dịch HCl 0,5M, đun nóng. Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng là
A. 0,2 lít

B. 0,6 lít

C. 0,1 lít

D. 0,8 lít

Giải: X + 3HCl + 1H2O → muối
MLys-Ala = 146 + 89 - 18 = 217 g /mol => nX = 0,1 mol => nHCl = 0,3 mol
V dung dịch = 0,3: 0,5 = 0,6 (lít)
Ví dụ 3: Tripeptit X mạch hở có công thức C 8H15O4N3. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong
400ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là:
A. 31,9 gam

B. 35,9 gam

C. 28,6 gam

D. 22,2 gam

Giải: X + 3NaOH→ chất rắn + 1H2O
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH = m chất rắn + mnước
=> m chất rắn = 217.0,1 + 0,4.40 - 0,1.18 = 35,9 gam
Ví dụ 4: Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ,

thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 1,46 gam

B. 1,36 gam

C. 1,64 gam

D. 1,22 gam

Giải: + Ta có: Gly-Ala + 2KOH→ muối + 1H2O
+ Gọi nGly-Ala = a mol, ta có: 146a + 56. 2a = 2,4 + 18.a => a = 0,01 mol
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 - 2020

25


×