Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

Phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính dành cho khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại TNHH MTV đại dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.99 KB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

HỒ THỊ THANH THƢƠNG

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH DÀNH
CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI TNHH MTV ĐẠI DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

HỒ THỊ THANH THƢƠNG

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH DÀNH
CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI TNHH MTV ĐẠI DƢƠNG
Chuyên nghành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN ANH TÀI

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được
công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụng kết
quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung
trong trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các ấn
phẩm, tạp chí và website theo danh mục tham khảo của luận văn.

Tác giả luận văn

Hồ Thị Thanh Thƣơng


LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ứng dụng những kiến
thức đã học của học viên vào thực tế ứng dụng. Để hoàn thành được luận văn không
chỉ nhờ vào sự cố gắng của tác giả, mà còn có sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô
giáo và của các đồng nghiệp tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại dương, nơi tác giả
thực hiện đề tài luận văn của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh
tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội, đặc biệt là Quý thầy cô Khoa Quản trị Kinh doanh - Hệ
sau đại học và thầy giáo PGS.TS.Trần Anh Tài, người đã nhiệt tình truyền đạt cho
tôi những kiến thức quý báu và cũng đã nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn
thành luận văn này.
Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn Ngân hàng TM TNHH MTV Đại
dương đã tạo điều kiện cho Tôi thực hiện nghiên cứu đề tài. Đặc biệt Tôi xin cảm

ơn các Anh/Chị thuộc Khối Khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng TM TNHH MTV
Đại Dương đã nhiệt tình giúp đỡ Tôi trong việc thu thập, tìm tài liệu, hỗ trợ đánh
giá, cho Tôi lời những lời khuyên với kinh nghiệm thực tế để đề tài của tôi được
thực hiện tốt và hoàn thiện hơn.
Cuối cùng Tôi xin cảm ơn bạn bè, tập thể lớp 51QTKD1 - Khoa sau đại học
trường Đại học kinh tế, Đại học quốc gia và gia đình đã luôn cỗ vũ động viên giúp
tôi thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!


TÓM TẮT
Luâṇ văn nghiên cứu những tác động của hoạt động phát triển sản phẩm dịch
vụ dành cho Khách hàng doanh nghiệp tại OceanBank giai đoạn 2011-2016 nhằm
tìm hiểu, phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng và tìm ra giải pháp nhằm phát
triển sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Oceanbank trong
tương lai.
Chương 1 trích dẫn các nghiên cứu quan trọng và tài liệu mà dựa vào đó tác
giả đang tiếp tục nghiên cứu cũng như cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm dịch vụ
tài chính dành cho Khách hàng doanh nghiệp trong Ngân hàng.
Chương 2 trình bày các vấn đề liên quan đến phương pháp nghiên cứu, bao
gồm các nội dung về: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng; Địa điểm và thời gian
thực hiện nghiên cứu; Các công cụ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu;
Phương pháp điều tra cũng như phương pháp phân tích số liệu.
Chương 3 trình bày các nghiên cứu thu được thông qua việc thu thập tài liệu
thực tế tại ngân hàng và số liệu mà tác giả thu thập được. Nội dung chương này chủ
yếu đưa ra thực trạng về việc phát triển sản phẩm dịch vụ dành cho Khách hàng
doanh nghiệp tại OceanBank trong giai đoạn nghiên cứu.
Chương 4 đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm
dịch vụ dành cho Khách hàng doanh nghiệp tại OceanBank trong giai đoạn tiếp
theo.



MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................i
DANH MỤC BẢNG........................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH........................................................................................iii
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................1
2. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................3
5. Đóng góp của luận văn................................................................................3
6. Kết cầu luận văn..........................................................................................3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
DÀNH CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI.............................................................................................. 4
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu..............................................................4
1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước........................................ 4
1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài........................................6
1.2 Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ tài chính dành cho Khách hàng doanh
nghiệp tại ngân hàng thương mại......................................................................7
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính dành
cho Khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng...............................................7
1.2.2. Nội dung phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính dành cho khách hàng
doanh nghiệp................................................................................................14
1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng............................19
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển SPDV tài chính của ngân hàng

23
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................... 28
2.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................... 28
2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu...................................................................28
2.3. Phương pháp xử lý, phân tích dữ liêu......................................................30


CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI

CHÍNH DÀNH CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI
OCEANBANK...............................................................................................31
3.1 Khái quát về OCEANBANK....................................................................31
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển..................................................... 31
3.1.2 Cơ cấu tổ chức.................................................................................... 32
3.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh......................................... 33
3.2 Thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ dành cho Khách hàng doanh
nghiệp tại OceanBank.....................................................................................36
3.3.1 Sản phẩm dịch vụ tín dụng:................................................................ 38
3.2.2. Sản phẩm dịch vụ huy động vốn (Hoạt động tiền gửi)...................... 45
3.2.3. Nhóm SPDV tài trợ thương mại.........................................................50
3.2.4 Dịch vụ quản lý dòng tiền...................................................................51
3.3 Đánh giá thực trạng cung cấp sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng
doanh nghiệp tại OceanBank.......................................................................... 53
3.2.1 Thị trường cạnh tranh.........................................................................53
3.3.2 Kết quả đạt được.................................................................................57
3.3.3. Các hạn chế và nguyên nhân.............................................................61
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SPDV TÀI CHÍNH
DÀNH CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI OCEANBANK . 70

4.1. Phướng hướng phát triển của OCEANBANK.........................................70

4.2. Các giải pháp phát triển SPDV tài chính dành cho Khách hàng doanh
nghiệp tại OceanBank.....................................................................................71
4.2.1 Nhóm giải pháp chung........................................................................71
4.2.2 Nhóm giải pháp chuyên biệt............................................................... 77
4.3 Kiến nghị...................................................................................................81
4.3.1 Đối với chính phủ................................................................................81
4.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước.............................................................. 82
KẾT LUẬN....................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................84


STT

Ký hiệu

1

DVNH

2

KHDN

3

MTV

4

NHNN


5

SPDV

5

TM

7

TNHH

8

TCTD

9

TMCP

i


DANH MỤC BẢNG
STT

B

1


Bản

2

Bản

3

Bản

4

Bản

5

Bản

6

Bản


ii


DANH MỤC HÌNH
STT


Hình

1

Sơ đồ 2.1

2

Sơ đồ 3.1

3

Sơ đồ 3.2

4

Biểu đồ 3.1

5

Biểu đồ 3.2

6

Biểu đồ 3.3


iii



iv


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Ngân hàng là một nghành kinh doanh đặc biệt và có tính cạnh tranh rất cao tại
Việt Nam. Tính đến nay tại Việt Nam có hơn 100 ngân hàng đang hoạt động, chưa kể
có rất nhiều ngân hàng nước ngoài đang bắt đầu tìm cơ hội đầu tư, mở rộng. Cùng với
sự phát triển và hội nhập quốc tế, thị trường đã mở ra thêm nhiều cơ hội nhưng cũng
đầy thách thức cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Với tiềm lực tài chính, công nghệ
hiện đại, hệ thống rộng lớn, kinh nghiệm lâu năm các Ngân hàng, tổ chức tài chính đa
quốc gia đang có những lợi thế rất lớn trong cuộc cạnh tranh giành thị phần. Các ngân
hàng Việt Nam muốn tiếp tục tồn tại, phát triển đồi hỏi phải có chiến lược phù hợp,
tập trung đẩy mạnh đầu tư công nghệ và sản phẩm dịch vụ cung cấp.
Việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ dành cho Khách hàng doanh nghiệp tại các
Ngân hàng ở Việt Nam hiện nay gần như bão hòa, các sản phẩm của các ngân hàng
hầu như không có tính khác biệt hoặc sự khác biệt nhỏ không đáng kể. Tại Ngân hàng
TM TNHH MTV Đại Dương (Sau đây gọi tắt là OceanBank) cũng không ngoại lệ, hệ
thống sản phẩm của OceanBank dành cho Khách hàng doanh nghiệp còn mang nặng
tính chạy theo thị trường, tính cạnh tranh không cao, nguồn lực còn dàn trải.
Là một ngân hàng nhỏ, lại bị ảnh hưởng rất lớn của công cuộc tái cơ cấu hệ
thống ngân hàng của Ngân hàng nhà nước, thời gian qua OceanBank có rất nhiều
biến động, uy tín sụt giảm, hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ cho Khách hàng bị
ảnh hưởng nặng nề đặc biệt là đối với hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ dành cho
Khách hàng doanh nghiệp. Công cuộc tái cơ cấu tại OceanBank vẫn đang được tiến
hành, toàn bộ hệ thống được xem xét, điều chỉnh để phù hợp hơn với thực tế mới.
OceanBank cần thiết phải có một chiến lược bền vững, tránh dàn trải nguồn lực trong

việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng, đây là cơ sở nền tảng cho hoạt
động kinh doanh chung của OceanBank.

1


Để có thể đứng vững và phát triển được trên thị trường hướng tới đối tượng là
Khách hàng doanh nghiệp đòi hỏi OceanBank phải trả lời được câu hỏi: Làm thế nào
để phát triển được những sản phẩm dịch vụ dành cho Khách hàng doanh nghiệp tại
OceanBank phù hợp với thị trường và có tính cạnh tranh cao?
Để có thể làm được điều đó đòi hỏi OceanBank phải xây dựng và triển khai
được các sản phẩm có tính khác biệt lớn, không chỉ cạnh tranh về giá (Lãi suất,
phí…) mà còn phải đẩy mạnh cạnh tranh về tính tiện ích của sản phẩm, chất lượng
dịch vụ, đảm bảo tính phù hợp với thị trường. Chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài
"Phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính dành cho Khách hàng doanh nghiệp tại
Ngân hàng Thƣơng mại TNHH MTV Đại Dƣơng (OceanBank)" để nghiên cứu.
Trong đề tài nghiên cứu này tác giả đặc biệt hướng tới việc xây dựng các giải
pháp phù hợp, chi tiết nhằm định hướng cho sự phát triển cho sản phẩm dịch vụ tài
chính dành cho Khách hàng doanh nghiệp tại OceanBank.
2.

Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng việc phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính dành cho
Khách hàng
doanh nghiệp tại OceanBank như thế nào?
-

Giải pháp nào để phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính dành cho Khách


hàng doanh nghiệp tại OceanBank?
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính
dành cho Khách hàng doanh nghiệp tại OceanBank qua đó góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh sản phẩm tài chính dành cho KHDN tại OceanBank
Nhiệm vụ:
-

Tập hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm dịch vụ tài

chính dành cho Khách hàng doanh nghiệp.
Đánh giá thực trạng hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính
dành
cho KHDN tại OceanBank.


2


-

Đề ra các giải pháp nhằm phát triển phù hợp và nâng cao năng lực cạnh

tranh sản phẩm tài chính dành cho KHDN tại OceanBank.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Phát triển Sản phẩm dịch vụ tài chính dành cho Khách
hàng doanh nghiệp tại OceanBank
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Hệ thống ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại
Dương
tại

Về thời gian: Tình hình kinh doanh và phát triển sản phẩm dịch vụ

OceanBank giai đoạn 2011 - 2016
5.

Đóng góp của luận văn

Đề ra một số giải pháp có tính thực tiễn, chi tiết và phù hợp với thị trường nhằm
thúc đẩy phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính dành cho Khách hàng doanh nghiệp
của OceanBank.
Là công cụ định hướng để xây dựng các kế hoạch chiến lược trong phát triển
sản phẩm dịch vụ tài chính dành cho Khách hàng doanh nghiệp trong dài hạn tại
OceanBank.
6.

Kết cầu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu theo 4 chương:
Chương 01: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển sản
phẩm dịch vụ tài chính dành cho Khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại
Chương 02: Phương pháp nghiên cứu
Chương 03: Thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính dành cho Khách

hàng doanh nghiệp tại OceanBank
Chương 04: Một số giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính dành cho
Khách hàng doanh nghiệp tại OceanBank.


3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH DÀNH CHO
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1

Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về sản phẩm dịch vụ tài chính ngân
hàng, trong đó có các công trình nghiên cứu mang tính chất tổng thể cũng có một số
công trình mang tính chất chuyên biệt theo từng nghiệp vụ, từng loại sản phẩm hoặc
một nội dung chuyên sâu trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng; Tác giả đã sưu tầm
và nghiên cứu các công trình có liên quan đến đề tài luận văn bao gồm:
(1) Tô Khánh Toàn (2014): Luận án tiến sĩ "Phát triển dịch vụ ngân hàng bán
lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam" - Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí minh: Nghiên cứu trọng tâm là các Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ truyền
thống và hiện đại. Tác giả phân tích số liệu trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến
năm 2013 và tầm nhìn hướng đến năm 2030. Tác giả nghiên cứu toàn bộ các Dịch vụ
mà Ngân hàng thương mại cổ phần công thương cung cấp, trên cơ sở phát triển dịch
vụ ngân hàng bán lẻ là tăng về chất lượng, số lượng dịch vụ, nhằm phát triển dịch vụ
khách hàng tốt nhất nhu cầu Khách hàng.
(2)


Nguyễn Thị Hồng Yến (2015): Luận án tiến sĩ "Phát triển dịch vụ ngân

hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam" – Học viện
ngân hàng: Nghiên cứu trọng tâm các Dịch vụ ngân hàng tập trung vào các dịch vụ:
Hoạt động Huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động bão lãnh, hoạt động thanh
toán, hoạt động kinh doanh ngoại hối và hoạt động thẻ. Luận án thể hiện sự thay đổi
về lượng và chất của dịch vụ được đánh giá thông qua nội dung và hệ thống chỉ tiêu.
Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt
Nam giai đoạn 2010-2014 và định hướng đến năm 2020.

4


(3)

Bùi Thị Xuân Hà (2016): Luận văn thạc sĩ "Giải pháp phát triển dịch vụ

ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh
Trà Vinh - Trường đại học Trà Vinh; nghiên cứu tập trung vào việc phát triển các
dịch vụ ngân hàng tại khu vực tỉnh Trà Vinh. Đánh giá hoạt động của Chi nhánh Trà
Vinh trong giai đoạn từ 2012-2015
(4)

Nông Thị Như Mai (2015): Đề tài "Phát triển bền vững dịch vụ ngân hàng

điện tử ở Việt Nam" - Tạp chí Khoa học trường Đại học An Giang; Nghiên cứu tập
trung về thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn 2007-2013
và xem xét những yếu tố chưa bền vững từ đó đề xuất các giải pháp phát triển bền
vững dịch vụ Ngân hàng.

(5)

Cao Thị Mỹ Phú (2013): Luận văn thạc sĩ "Phát triển dịch vụ ngân hàng

điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam Chi nhánh công
nghiệp phú mỹ tài" - Đại học Đà Nẵng; Nghiên cứu tập trung hệ thống hóa các vấn đề
lý luận cơ bản liên quan đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử các ngân hàng
thương mại. Phân tích đánh giá thực trạng đưa ra các giải pháp về viêc phát triển dịch
vụ Ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP công Thương Việt Nam chi nhánh KCN
Phú tài giai đoạn 2009-2013.
(6) Đào Lê Kiều Oanh (2014): Đề tài "Cơ hội và thách thức đối với hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia vào TPP" - Tạp chí phát triển và hội
nhập; Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng, cơ hội, thách thức đối với hệ thống
ngân hàng việt Nam khi Việt Nam tham gia TPP từ đó đưa ra các việc các Ngân hàng
cần phải làm để nắm bắt các cơ hội và vượt qua thách thức.
(7) Hà Văn Hội, Vũ Quang Kết (2011): Đề tài "Xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - Tạp chí khoa học ĐHQGHN, kinh tế
và kinh doanh; Nghiên cứu tập trung nghiên cứu về thực trạng đưa ra các đánh giá về
xuất khẩu dịch vụ tài chính của các Ngân hàng Việt Nam từ đó đưa ra một số biện
pháp thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng.

5


(9)

Brett Kinh (2014): Bank 3.0 – Tương Lai Của Ngân Hàng Trong Kỷ

Nguyên Số - Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân; Cuốn sách bao gồm những hiểu
biết chuyên sâu về sự phát triển nhanh chóng của các phương thức thanh toán di
động, trong đó có ví điện tử và các phương thức thanh toán không dùng thẻ. Bên cạnh

đó là những điều đang diễn ra với thế giới công nghệ website khi con người đang rời
bỏ các trình duyệt trên máy tính cố định để đến với công nghệ kết nối bằng màn hình
di động. Tiếp đó là ý nghĩa của truyền thông xã hội đối với thương hiệu của các ngân
hàng, cách ngân hàng lôi kéo khách hàng và tác động của nó lên cơ cấu tổ chức của
chính họ. Và cuối cùng tìm kiếm những giải pháp toàn diện cho dịch vụ ngân hàng
thông qua sử dụng các dữ liệu thông minh và sự hợp tác với nhiều ngành kinh doanh
khác.
(10) Lê Thị Mận (2014): Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Nhà xuất
bản Lao
động - Xã hội; Cuốn sách bao gồm các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ ngân hàng; cụ
thể: Hoạt động tín dụng, hoạt động huy động, nghiệp vụ phi tín dụng, thanh toán ....
(11) PGS. TS Phan Thị Thu Hà (2013); Giáo trình Ngân hàng thương
mại
Trường đại Học Kinh tế quốc dân - NXB Đại học kinh tế Quốc Dân; Cuốn sách bao
gồm các kiến thức cơ bản về ngân hàng thương mại...
1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài
(1) Andras Bethlendi (2009): Luận án tiến sĩ “Studies on the Hungarian
credit
market, market trend, macroeconomic and financial stability consequences” (Nghiên
cứu về thị trường tín dụng Hung-ga-ry, xu hướng, các hệ quả ổn định kinh tế vĩ mô và
tài chính) - Budapest University of Technology and Economics. Đánh giá hệ thống
ngân hàng Hungary và thị trường tín dụng những thay đổi cơ bản sau khi chuyển đổi
sang hệ thống ngân hàng hai cấp từ giữa những năm 1990. Hoạt động tín dụng đã mở
rộng hơn cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp Hungary.
(2) Valeria Arina Balaceanu (2011) - Luận án tiến sĩ “Promoting banking
services and products” (Thúc đẩy sản phẩm và dịch vụ ngân hàng) - Romanian


6



cademy national institute of economic research “Costin C. Kiritescu”. Luận án tập
trung phân tích các yếu tố của các Dịch vụ ngân hàng, sự phát triển của dịch vụ ngân
hàng và thị trường, tình hình cung cấp các Dịch vụ ngân hàng, các tác động của toàn
cầu hóa đến các Dịch vụ ngân hàng ở Ru-ma-ni,,…Tác giả đã phân tích cho toàn bộ
các sản phẩ, dịch vụ ngân hàng từ đó đề xuất các chiến lược Marketing và quan điểm
về đa dạng hóa Dịch vụ ngân hàng
1.2 Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ tài chính dành cho Khách hàng
doanh nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính dành
cho Khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng
1.2.1.1 Ngân hàng thƣơng mại
a) Định nghĩa
Hiện nay trên thế giới có nhiều Khái niệm khác nhau về Ngân hàng thương mại.
Tại Mỹ, Ngân hàng thương mại được định nghĩa: "Ngân hàng thương mại là công ty
kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong nghành
công nghiệp dịch vụ tài chính" còn Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) định nghĩa:
"Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên
là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức
khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín
dụng và tài chính".
Tại Việt Nam, Theo luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ban hành ngày
16/06/20110 định nghĩa: Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng được thực
hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan". Luật này
cũng định nghĩa "Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ
ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp
tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán".

7



Như vậy, Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng
trong nền kinh tế. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được
huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng để có thể cho vay phát triển kinh tế, đồng thời
cung cấp các dịch vụ thanh toán đa dạng khác cho Khách hàng.
b) Các hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thƣơng mại
-

Hoạt động huy động vốn

Đây là một trong nhưng hoạt động cơ bản và quan trọng nhất trong Ngân hàng
thương mại. Vốn được ngân hàng huy động dưới nhiều hình thức khác nhau cụ thể
như hình thức tiền gửi, đi vay hay phát hành giấy tờ có giá. Hiện nay hoạt động huy
động vốn của các Ngân hàng ngày càng mở rộng và đặc biệt được chú trọng.
Với hoạt động Huy động vốn, các Ngân hàng thương mại có thể sử dụng các
chiến lược, phương pháp, công cụ khác nhau để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong
nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn và sau đó đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế
-

Hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động sử dụng vốn được đánh giá là nghiệp vụ trực tiếp và mang lại lợi
nhuận lớn cho Ngân hàng. Ngày nay rất nhiều ngân hàng xem hoạt động này là hoạt
động cốt lõi, khi hoạt động sử dụng vốn hiệu quả thì uy tín của Ngân hàng được tăng
cao, thương hiệu đẩy mạnh, nguồn lợi nhuận thu về lớn. Hoạt động sử dụng vốn có
thể chia bao gồm ba hoạt động chính:
Thứ nhất, hoạt động cho vay. Đây là nghiệp vụ kinh doanh truyền thống của
Ngân hàng thương mại. Là hình thức trong đó ngân hàng cung cấp cho Khách hàng
vay một khoản tiền một mục đích nhất định và cam kết hoàn trả gốc, lãi vào thời gian
nhất định. Đối với hoạt động cho vay có một số hình thức cho vay cụ thể như sau:

Cho vay trực tiếp (Cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng,…); cho vay gián
tiếp (Chiết khấu chứng từ có giá, Bao thanh toán) hay một số hình thức cho vay khác
như: Thấu chi, thẻ tín dụng, dịch vụ bảo lãnh ngân hàng…

8


Thứ hai, hoạt động đầu tư; hình thức này tuy không phổ biến như hình thức cho
vay nhưng đây cũng là một hoạt động đang được các Ngân hàng thương mại tại Việt
nam đẩy mạnh. Có hai hình thức chủ yếu các Ngân hàng thương mại thường tiến
hành đầu tư là: Đầu tư mua bán kinh doanh chứng khoán hoặc đầu tư góp vốn vào
doanh nghiệp, công ty khác hoặc đầu tư vào trang thiết bị, tài sản cố định phục vụ
ngân hàng
Thứ ba, hoạt động ngân quỹ. Ngoài việc cho vay và đầu tư để thu lợi nhuận, các
Ngân hàng thương mại còn phải sử dụng một phần nguồn vốn huy động để dự trữ,
đây là một hoạt động bắt buộc do Ngân hàng nhà nước đề ra nhàm đảm bảo tính rủi
ro và thanh khoản cho Ngân hàng.
-

Hoạt động khác

Nếu trước đây, các ngân hàng chỉ tập trung vào hoạt động huy động vốn và sử
dụng vốn thì ngày nay các Ngân hàng tập trung đẩy mạnh phát triển dịch vụ khác đặc
biệt là các dịch vụ thanh toán. Với vai trò là một trung gian tài chính, ngân hàng có
rất nhiều lợi thế; Ngân hàng đứng ra thay mặt Khách hàng thanh toán giá trị hàng
hóa, dịch vụ dưới rất nhiều hình thức khác nhau như thanh toán qua các kênh điện tử,
ủy nhiệm chi, séc, hoạt động nhờ thu… Mặt khác, ngân hàng thương mại còn tiến
hành các hoạt động mua, bán chứng khoán cho Khách hàng hay làm các đại lý chứng
khoán cho các công ty. Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ ủy thác như ủy
thác đầu tư, ủy thác cho vay, ủy thác giải ngân hay các hoạt động thu hộ, chi hộ, các

hoạt động bán chéo các sản phẩm tài chính bảo hiểm cũng là một xu hướng mới đang
ngày càng phát triển.
1.2.1.2 Khái niệm sản phảm, dịch vụ tài chính
Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO) “Một Dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch
vụ nào có tính chất tài chính, được nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp. Dịch vụ
tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và liên quan đến bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân
hàng và dịch vụ tài chính khác (Ngoại trừ bảo hiểm)”
9


×