Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Giao trinh Bao luc gia dinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.26 KB, 59 trang )

MỤC LỤC
1. Một số khái niệm cơ bản...................................................................................4
1.1. Khái niệm về gia đình và thành viên gia đình............................................4
1.2. Khái niệm về bạo lực và bạo lực gia đình..................................................7
2. Các hình thức bạo lực gia đình..........................................................................8
2.1. Bạo lực thân thể..........................................................................................8
2.2. Bạo lực tinh thần........................................................................................8
2.3. Bạo lực kinh tế............................................................................................9
2.4. Bạo lực tình dục........................................................................................10
2.5. Sao nhãng.................................................................................................10
3. Một số yếu tố tác động đến bạo lực gia đình...................................................11
3.1. Phong tục, tập quán..................................................................................11
3.2. Tâm lý.......................................................................................................11
3.3. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................12
3.4. Định kiến giới...........................................................................................12
3.5. Trình độ dân trí.........................................................................................13
4. Hậu quả của bạo lực gia đình..........................................................................13
4.1. Đối với người gây bạo lực gia đình..........................................................13
4.2. Đối với nạn nhân......................................................................................13
4.3. Đối với gia đình........................................................................................15
4.4. Đối với xã hội...........................................................................................15
4.5. Hậu quả đối với trẻ em.............................................................................16
Bài 2: CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN BẠO LỰC GIA ĐÌNH...........19
1. Tổng quan về bạo lực gia đình ở Việt Nam và Thế giới..................................19
1.1. Bạo lực gia đình trên thế giới...................................................................19
1.2. Bạo lực gia đình ở Việt Nam....................................................................20
1.3. Đối tượng và nguyên nhân.......................................................................23
2. Một số dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.............................................28


2.1. Chăm sóc y tế...........................................................................................28


2.2. Tư vấn tâm lý, pháp luật...........................................................................30
2.3. Hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu.....................................................................31
2.4. Bố trí nơi tạm lánh và giữ bí mật nơi tạm lánh.........................................31
CÂU HỎI ƠN TẬP.............................................................................................31
Bài 3: PHỊNG NGỪA HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH.................................32
1. Những ngun tắc cơ bản trong phịng, chống bạo lực gia đình.....................32
1.1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp tun truyền giáo dục, hịa giải, góp ý
phê bình...........................................................................................................32
1.2. Ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi bạo lực.....................................33
1.3. Bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân........................................................................33
1.4. Trách nhiệm của gia đình và cộng đồng...................................................33
2. Các biện pháp phòng ngừa chung...................................................................34
2.1. Nâng cao nhận thức..................................................................................34
2.2. Hòa giải tranh chấp, mâu thuẫn của các thành viên trong gia đình..........35
2.3. Tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng.................................................35
2.4. Lồng nghép vào chương trình phát triển kinh tế xã hội...........................36
3. Phát hiện và ngăn chặn bạo lực gia đình.........................................................37
3.1. Tố giác, tin báo.........................................................................................37
3.2. Ngăn chặn, bảo vệ....................................................................................38
3.3. Các chủ thể tham gia phịng ngừa bạo lực gia đình..................................39
Bài 4: CƠNG TÁC XÃ HỘI VỚI BẠO LỰC GIA ĐÌNH..................................41
1. Vai trị của nhân viên công tác xã hội trong công tác giải quyết bạo lực gia
đình......................................................................................................................41
1.1. Người tạo khả năng..................................................................................41
1.2. Người điều phối - kết nổi dịch vụ.............................................................42
1.3. Người giáo dục.........................................................................................42
1.4. Người biện hộ...........................................................................................43
2. Các hoạt động hỗ trợ người bị bạo lực gia đình..............................................45



2.1. Các chính sách, pháp luật hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.....................45
2.2. Các dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực gia đình ở Việt Nam........................45
3. Phương pháp công tác xã hội với người bị bạo lực gia đình...........................47
3.1. Phương pháp cơng tác xã hội cá nhân......................................................47
3.2. Phương pháp Cơng tác xã hội nhóm........................................................52


Bài 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH

1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm về gia đình và thành viên gia đình
1.1.1. Khái niệm gia đình
Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là tế bào của xã hội. Khơng
giống bất cứ nhóm xã hội nào khác, gia đình có sự đan xen các yếu tố sinh học,
kinh tế, tâm lý, văn hóa... Những mối liên hệ cơ bản của gia đình bao gồm vợ
chồng, cha mẹ và con, ông bà và cháu, những mối liên hệ khác: cơ, dì, chú, bác
với cháu, cha mẹ chồng và con dâu, cha mẹ vợ và con rể... Mối quan hệ gia đình
được thể hiện ở các khía cạnh như: có đời sống tình dục, sinh con và nuôi dạy
con cái, lao động tạo ra của cải vật chất để duy trì đời sống gia đình và đóng góp
cho xã hội. Mối liên hệ này có thể dựa trên những căn cứ pháp lý hoặc có thể
dựa trên những căn cứ thực tế một cách tự nhiên, tự phát.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình của các nhà khoa học
nghiên cứu ở từng góc độ khác nhau, ở đây theo Luật Hơn nhân và gia đình Việt
Nam năm 2014 định nghĩa “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do
hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các
quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này” (Khoảng 2
điều 3 Luật Hơn nhân gia đình năm 2014)
Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, gia đình được chia thành rất
nhiều dạng thức khác nhau: gia đình hiện đại và gia đình truyền thống; gia đình
hạt nhân và gia đình đa thế hệ; gia đình khuyết thiếu và gia đình đầy đủ…

1.1.2. Các chức năng cơ bản của gia đình
Gia đình đóng vai trị, vị trí hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của loài người. Gia đình được sinh ra, tồn tại và phát triển có sứ mệnh đảm
đương những chức năng đặc biệt mà xã hội và tự nhiên đã giao cho, không thiết
chế xã hội nào có thể thay thế được, đó là các chức năng cơ bản sau:
- Chức năng kinh tế
Đây là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình nhằm tạo ra của cải, vật
chất, là chức năng đảm bảo sự sống cịn của gia đình, đảm bảo cho gia đình
được ấm no. Chức năng này bao quát về nhu cầu ăn, ở, tiện nghi, là sự hợp tác
kinh tế giữa các thành viên trong gia đình nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống.
Trong bất cứ thời đại nào kinh tế gia đình vẫn giữ vai trị quyết định cho
sự phát triển bền vững của gia đình. Kinh tế gia đình phát triển, giàu có đảm bảo
cuộc sống và sinh hoạt của mỗi cá nhân sẽ giúp cho gia đình có điều kiện thực
hiện tốt các chức năng khác đồng thời cũng là điều kiện thực hiện tốt hạnh phúc
gia đình.
Trong xã hội nơng nghiệp lạc hậu, gia đình là đơn vị sản xuất, một đơn vị
kinh tế độc lập mọi người trong gia đình cùng chung lưng đấu cật cùng làm cùng


hưởng...Trong xã hội công nghiệp hiện đại kinh tế gia đình được chuyển hố
dưới dạng hồn tồn khác. Trước kia gia đình là một đơn vị sản xuất nên chức
năng kinh tế của gia đình được thể hiện qua sự điều hành, tổ chức sản xuất, kinh
doanh ngay trong gia đình. Trong xã hội cơng nghiệp hiện đại mỗi thành viên
trong gia đình lại tham gia hoạt động ở một cơ sở sản xuất, kinh doanh khác
nhau. Họ chỉ còn lệ thuộc với nhau bằng sự góp tiền để tạo ra ngân sách chi tiêu
trong gia đình, nhằm thoả mãn những nhu cầu chung của mọi thành viên trong
gia đình và nhu cầu sống của mỗi cá nhân và như vậy là chức năng kinh tế của
gia đình chuyển từ đơn vị sản xuất sang đơn vị tiêu dùng và điều phối các chức
năng cịn lại của gia đình.
Để có kinh tế của mỗi gia đình ngày càng được cải thiện và nâng cao,

ngồi những thành viên đang cịn ở độ tuổi trẻ em thì những thành viên đang ở
độ tuổi lao động cần có một cơng việc, một mức thu nhập ổn định. Ngồi ra cịn
cần có nguồn thu nhập thêm để có thêm nguồn thu chi trả cho những chi phí lặt
vặt hàng ngày. Mỗi gia đình cần ln có ý thức phấn đấu làm giàu và làm giàu
một cách chính đáng, đồng thời biết cách hài hịa giữa đời sống vật chất và tinh
thần. Bên cạnh đó xã hội cũng cần phải có trách nhiệm chăm lo chung cho mọi
gia đình bằng cách phát triển kinh tế, văn hóa có như vậy thì chức năng kinh tế
của gia đình mới có thể hồn thiện được.
- Chức năng tái sinh sản, duy trì nịi giống
Là một trong những thiết chế cơ bản của xã hội. Gia đình đảm nhận chức
năng tái sản xuất ra con người, tái tạo bảo dưỡng sức lao động cho xã hội. Trong
sự phát triển của lịch sử, các chức năng của gia đình đã có nhiều biến động một
số chức năng của gia đình truyền thống đã bị mai một hay bị thay thế bằng các
chức năng khác phù hợp hơn khi xã hội chuyển từ xã hội nông nghiệp chuyển
sang xã hội công nghiệp. Nhưng chức năng tái sản xuất ra con người vẫn luôn
luôn và bao giờ vẫn là chức năng quan trọng nhất của gia đình. Bởi nó là chức
năng cố hữu đặc thù không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được. Nó
thực hiện việc duy trì nịi giống, chuyển giao văn hố từ thế hệ này sang thế hệ
khác và do đó nó là một trong hai nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của
lịch sử nhân loại.
- Chức năng giáo dục
Đây là chức năng hết sức quan trọng của gia đình, quyết định đến nhân
cách của con người, dạy dỗ nên những người con hiếu thảo, trở thành người
cơng dân có ích cho xã hội bởi gia đình là trường học đầu tiên và ở đó cha mẹ là
những người thầy đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người: Cha mẹ có nghĩa vụ
và quyền thương u, trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để
con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu
thảo của gia đình, cơng dân có ích cho xã hội.. Mỗi gia đình đều hình thành tính
cách của từng thành viên trong xã hội Gia đình là mơi trường xã hội hóa đầu tiên

của con người và là chủ thể của sự giáo dục.


Chức năng giáo dục của gia đình chịu tác động trực tiếp của các yếu tố
khách quan và chủ quan. Sự thay đổi lớn trong các chính sách kinh tế xã hội,
những biến đổi trong lĩnh vực văn hóa, thơng tin, lối sống, sự thiếu hụt kinh
nghiệm, ý thức dạy con trong những gia đình trẻ… đó là những yếu tố ảnh
hưởng đến chức năng giáo dục của gia đình.
Để chức năng này được thực hiện một cách có hiệu quả thì gia đình phải
có phương pháp giáo dục, răn đe một cách đúng đắn. Ai sai thì nhận sai và sửa
chữa chứ đừng vì cái tơi, cái sĩ diện và tính bảo thủ của mình mà cố chấp khơng
thay đổi.
Tuy việc giáo dục ở gia đình chỉ là một khía cạnh nhưng đó vẫn là cái
gốc, con người sẽ trở nên hồn thiện hơn khi có sự kết hợp giáo dục cả ở gia
đình, nhà trường, xã hội và hơn nữa là ý thức tự giác tu dưỡng rèn luyện từ phía
mỗi người…
- Các chức năng khác
Ngồi ba chức năng cơ bản trên thì gia đình cịn có chức năng thoả mãn
nhu cầu tinh thần, tình cảm và chăm sóc sức khỏe. Đây là chức năng có ý nghĩa
quan trọng trong việc chia sẻ tình u thương gắn bó giữa các thành viên của gia
đình, đặc biệt là tình u hạnh phúc lứa đơi. Tổ ấm gia đình vừa là điểm xuất
phát cho con người trưởng thành, vững tin bước vào cuộc sống xã hội, đồng thời
cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trước những rủi ro, sóng gió cuộc
đời. Càng về cuối đời, con người càng trở nên thấm thía và khao khát tìm về sự
bình ổn, thoả mãn nhu cầu cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm trong sự chăm
sóc, đùm bọc của gia đình; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo cho việc chăm sóc sức
khỏe của các thành viên tron gia đình.
1.1.3. Các thành viên gia đình
Thành viên gia đình có thể được hiểu là những người gắn bó với nhau
bằng quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; hoặc cũng có quan điểm cho

rằng thành viên gia đình là những người cùng được ghi tên trong một sổ hộ
khẩu; hoặc là những người cùng sống trong một gia đình…
Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa truyền thống là tất cả những người
trong cùng dịng họ, trong một đại gia đình từ cụ, kỵ, ông bà, cha mẹ, vợ chồng,
con cái, cháu chắt… (bao gồm cả con dâu, con rể, cháu dâu, cháu rể…)
Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa hiện đại là những người sống trong
cùng một gia đình, có đời sống chung về mặt vật chất và tinh thần như cha mẹ
và con cái, vợ và chồng, những người khác sống cùng như người giúp việc, giữa
những người đã từng là con dâu với cha mẹ chồng, đã từng là con rể với cha mẹ
vợ, giữa những người sống chung với nhau như vợ chồng. Những người này có
một khoảng thời gian sống chung với nhau ổn định, có sự quan tâm chia sẻ với
nhau những công việc của gia đình và xã hội, từ đó hình thành nên mối liên hệ
đặc biệt về tâm lý, tình cảm, tạo nên cách ứng xử giữa họ với nhau. Theo chúng
tôi, đây là quan niệm đúng đắn về thành viên gia đình, có thể áp dụng trong các
quan hệ pháp lý bởi vì sự điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và


gia đình cần xuất phát từ mối quan hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau giữa
những cá nhân là thành viên gia đình chứ khơng đơn thuần xuất phát từ những
quan hệ như hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
1.2. Khái niệm về bạo lực và bạo lực gia đình
1.2.1. Khái niệm bạo lực
Bạo lực là việc đe doạ hay dùng sức mạnh thể chất, quyền lực đối với
người khác hoặc một nhóm người, một cộng đồng gây ra hoặc làm tăng khả
năng tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển, gây ra
sự mất mát.
Bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội
nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo
lực cũng rất phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng
góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực khơng nhìn thấy được; bạo lực

với phụ nữ, với trẻ em…
1.2.2. Khái niệm bạo lực gia đình
Có nhiều khái niệm khác nhau về bạo lực gia đình, trong giáo trình này,
chúng tôi xin đưa ra 2 khái niệm về “bạo lực gia đình” dưới quan điểm quốc tế
và Việt Nam:
+ Bạo lực gia đình là ngược đãi bằng tình cảm, thể xác hay tình dục của
thành viên gia đình bằng một thành viên khác.
+ Luật Phịng, chống bạo lực gia đình năm 2007 định nghĩa: “Bạo lực gia
đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây
tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.
Bạo lực trong gia đình là hiện tượng một hay nhiều thành viên dùng
quyền lực và bạo lực trong cả một quá trình để thực hiện hành vi làm cho thành
viên khác trong gia đình đau đớn về thể xác, bị khủng hoảng về tinh thần và bị
bế tắc về mặt xã hội nhằm khuất phục, khống chế và kiểm sốt người đó. Mặt
khác, bạo lực gia đình là hành vi cố ý. Mục đích của nó là để thiết lập và duy trì
quyền lực và sự kiểm sốt đối với người khác. Bạo lực được dùng để đe dọa, hạ
nhục hoặc khiến nạn nhân sợ hãi.
Bạo lực gia đình có thể là một hành vi bạo lực đơn lẻ; hoặc là tổng hợp
của nhiều hành động thông qua việc sử dụng các hành vi tấn cơng, kiểm sốt.
Bạo lực gia đình là hình thức cưỡng chế và kiểm sốt mà một người hành
xử đối với người khác. Bạo lực gia đình khơng chỉ là sự tấn cơng cơ học thậm
chí khơng buộc phải là hành động tác động đến thể chất của nạn nhân. Nó
thường là việc lặp đi lặp lại một phương thức bao gồm nhiều hành động như đe
dọa, tước đoạt về kinh tế, cô lập, lạm dụng bạo hành về tinh thần và tình dục.
Một số hành vi mà kẻ gây ra bạo lực sử dụng đã khiến nạn nhân bị tổn thương cả
về thể chất và tinh thần. Ngồi ra cịn có các hành vi dẫn đến tổn thương về tâm
lý, tinh thần cho nạn nhân. Mặc dù những hành vi này không để lại những


thương tật trên cơ thể nạn nhân nhưng nó vẫn để lại những tổn thương sâu sắc

trong tâm hồn họ.
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực trong xã hội. Nó là việc các
thành viên trong gia đình sử dụng sức mạnh để xử lý các vấn đề gia đình. Gia
đình là tế bào xã hội, là một thiết chế xã hội đặc biệt, là hình ảnh một xã hội thu
nhỏ thì bạo lực gia đình cũng là hình ảnh thu nhỏ và đặc trưng cho bạo lực xã
hội. Sự khác biệt giữa bạo lực gia đình và bạo lực xã hội là ở chỗ, bạo lực gia
đình diễn ra giữa những người thân thiết, giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái...
Chính vì bị bạo lực trong môi trường vốn được coi là tổ ấm nên nạn nhân của
bạo hành phải chịu cả những nỗi đau về thể chất và tinh thần rất nặng nề.

2. Các hình thức bạo lực gia đình
2.1. Bạo lực thân thể
* Khái niệm: Gồm những hành vi bạo lực mà người gây ra bạo lực thường
sử dụng sức mạnh cơ bắp (tay, chân) hoặc cơng cụ (thậm chí cả vũ khí) gây nên
sự đau đớn về thân thể đối với nạn nhận.
* Biểu hiện:
Mức độ nhẹ như: ngắt véo gây đau, đánh đau, gây thương tích ở khu vực
khó phát hiện, xô đẩy, kiềm xiết, giật kéo lắc mạnh, rứt tóc cho đến hình thức tát
đấm đá, bóp cổ, ném đồ vật vào nạn nhân.
Đến mức độ nặng là: Đánh đập nặng gây thương tích (gãy xương, chấn
thương nội tạng), quăng ném nạn nhân, đánh đá vùng bụng gây sảy thai hoặc
sinh non, sử dụng hung khí có sẵn trong nhà để tấn cơng nạn nhân. Gây thương
tích nặng khơng cho nạn nhân chữa trị. Dùng phương tiện có dự định như dao
súng hoặc huỷ hoại làm biến dạng hình thể (dùng acid, cắt xẻo…). Hình thức
nặng nhất có thể giết chết nạn nhân.
Đối với trẻ em: Thay đổi đột ngột về hành vi hoặc học lực giảm sút; thái độ
cảnh giác, dị xét, lo sợ điều gì đó; vẻ phục tùng, thụ động, thu rút…
2.2. Bạo lực tinh thần
2.2.1. Khái niệm: bao gồm những hành vi dùng lời nói, thái độ, hành vi
ngược đãi hoặc sỉ nhục của một hoặc nhiều thành viên trong gia đình làm tổn

thương tới nhân phẩm, sức khỏe, tâm thần của một hay nhiều thành viên khác.
Bạo lực tinh thần cũng còn là sự áp đặt, chỉ đạo hoặc xâm phạm tới nguyện
vọng, ý thích, thị hiếu riêng của mỗi người.
2.2.2. Biểu hiện:
Bỏ rơi, khơng quan tâm, thiên lệch tình cảm: Một trong những thiên chức
của người làm cha mẹ đó là chăm sóc và dạy dỗ con cái, tuy nhiên trong cuộc
sống kinh tế thị trường ngày nay, khơng phải ai cũng có thời gian để chăm sóc
cho con cái của mình, họ phó mặc cho người giúp việc, cho ơng bà, cho thầy cơ
giáo, nhà trường và xã hội; có những gia đình lại q khó khăn, khơng có điều


kiện kinh tế để ni con, để chăm sóc con, họ khơng quan tâm đến chúng, bỏ rơi
chúng. Điều đó vơ hình chung làm cho mối quan hệ giữa các thành viên trong
gia đình xa cách. Người con khơng được quan tâm, thậm chí bị cha mẹ bỏ rơi sẽ
có tâm lý hụt hẫng, thiếu thốn tình cảm, chán nản, trầm cảm, khơng thích giao
tiếp, … có khi sẽ sa vào những tệ nạn trong xã hội.
Cũng phải nói đến một mặt nữa, đó là mặt thiên lệch tình cảm: khi người
ông, người bà, người cha, người mẹ hay anh chị, họ hàng có thái độ phân biệt
đối xử với những người con, người cháu, ghét con này, quý con kia… sẽ khiến
cho trẻ em sẽ hụt hẫng tình cảm, trở nên bướng bỉnh, khó gần, khó bảo… dẫn
đến tự ti, mặc cảm và có xu hướng tâm lý tiêu cực.
Nhục mạ, xúc phạm nhân phẩm, đe doạ, dằn vặt: Đây là hiện tượng phổ
biến trong bạo lực tâm lý trẻ em. Nhiều người lớn cho rằng đây là cách dạy con
phù hợp nhất. “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, và không tiếc
những lời mắng chửi con cái, khiến con cái bị xúc phạm nhân phẩm, xấu hổ, tự
ti, chán nản.. khi con cái mắc lỗi lầm thì nhắc đi nhắc lại để dằn vặt con cái, có
khi tức giận điều gì đó ở bên ngồi, khi trở về nhà thì mắng chửi, trút lên đầu của
đứa trẻ….
Đòi hỏi quá cao so với lứa tuổi: đặc biệt trong thời đại ngày nay, rất nhiều
gia đình bắt con cái phải học hành quá sức, không phân bố đồng đều giữa chơi

và học, khiến cho con cái mệt mỏi, chán nản, càng học thiếu hiệu quả hơn. Việc
người làm cha mẹ đòi hỏi con quá nhiều, bắt con phải giỏi, phải trở thành hình
tượng nào đó cũng là bạo lực tâm lý, hành hạ tâm lý trẻ.
Liên quan và là hệ quả của những bạo lực khác: Khi nạn nhân bị bạo lực thể
chất, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế… sau khi bị bạo lực họ ln có trạng thái
tâm lý vơ cùng hoảng loạn, họ đau đớn, xót xa, buồn phiền, suy nghĩ tiêu cực, xa
lánh mọi người, tự ti, mặc cảm, xấu hổ… bạo lực thường không chỉ xảy ra một
lần, mà là nhiều lần hay một chuỗi dài những tháng năm, người bị bạo lực dù bị
bạo lực về thể chất, tình dục, hay kinh tế cũng sẽ thường xuyên bị doạ nạt, bị dằn
vặt, họ sẽ rất sợ hãi và suy nghĩ tiêu cực. Đó chính là hệ quả của những bạo lực
khác.
2.3. Bạo lực kinh tế
2.3.1. Khái niệm: là việc dùng sức mạnh để đe dọa, áp đặt hoặc lừa mị
nhằm bóc lột lao động, chiếm giữ và kiểm sốt tài chính của một hoặc một nhóm
người với một hoặc một nhóm người khác trong gia đình.
2.3.2. Biểu hiện:
- Tịch thu tiền, của cải và khi cần phải cầu xin
- Kiểm sốt mọi tài sản, tiền bạc tư nhân .
- Khơng cho sử dụng tài sản chung
- Kiểm soát thu nhập tạo ra sự phụ thuộc
- Chiếm đoạt hoặc phá huỷ tài sản


- Buộc đóng góp tài chính vượt q khả năng.
Một điều tra nhỏ về hình thức bạo lực kinh tế đã được thực hiện tại Việt
Nam. Dữ liệu thu được từ trung tâm tư vấn thuộc Bệnh viện Đức Giang – Hà
Nội cho thấy 11% bệnh nhân đã từng bị bạo hành về kinh tế.
2.4. Bạo lực tình dục
2.4.1. Khái niệm: là những hành vi cưỡng ép hoặc dùng bạo lực để thỏa
mãn tình dục của một người hoặc nhóm người đổi với một người hoặc một

nhóm người khác. Hành vi này có thể diễn ra một lần hoặc lặp đi lặp lại nhiều
lần và diễn ra cả trong quan hệ vợ chồng hoặc bạn tình.
2.4.2. Biểu hiện:
Ép quan hệ tình dục khi bạn đời khơng muốn
Hành vi loạn ln giữa cha và con gái, hoặc mẹ và con trai, giữa anh chị
em... cũng được xếp vào loại này.
Không cho người bạn tình biết mình làm gì trong khi quan hệ tình dục
Đánh đập trong khi quan hệ tình dục
Buộc vợ sinh con hoặc phá thai
Xao nhãng.
Quấy rối tình dục: có hành vi vuốt ve, sị mó, phơi bày bộ phận sinh dục
Khiêu dâm, kích dục: bắt xem tranh ảnh, đọc những ấn phẩm đồi truỵ
Ép tham gia đóng phim có cảnh sex, chụp ảnh khoả thân.
2.5. Sao nhãng
2.5.1. Khái niệm: Sao nhãng là hành động đối xử tồi tệ như bỏ qua, khơng
quan tâm chăm sóc, khơng cung cấp đầy đủ điều kiện cần thiết cho sự tồn tại, sự
phát triển về tình cảm, thể chất của thành viên trong gia đình.
2.5.2. Biểu hiện:
- Những hành vi đối xử có khả năng dẫn đến việc gây hại sức khoẻ hoặc
sự thay đổi về mặt tâm lý của nạn nhân
- Không cho ăn uống đầy đủ
- Không cung cấp chỗ trú ngụ an tồn, đảm bảo vệ sinh mơi trường
- Không giám sát hay bảo vệ (đặc biệt là trẻ em, ngƣời già) khỏi những
tình huống có nguy cơ gây tổn thương. (ví dụ như nhốt trẻ, để trẻ tiếp cận với
những nguy cơ gây thương tích…)
- Bỏ mặc khơng chăm sóc


3. Một số yếu tố tác động đến bạo lực gia đình
3.1. Phong tục, tập quán

Ở Việt Nam, tư tưởng gia trưởng cịn nặng nề, điều này có ảnh hưởng rất
lớn tới vấn đề bạo lực gia đình. Tính gia trưởng được chấp nhận trong gia đình
và ngồi xã hội đã tạo ra một vị trí đặc biệt cho những người đàn ơng trong gia
đình: họ có “quyền” quyết định những vấn đề quan trọng, quyết định thái độ ứng
xử với các thành viên khác, họ có quyền “dạy dỗ” vợ con theo ý mình. Thậm chí,
có người coi việc sử dụng bạo lực là ứng xử cần thiết để đảm bảo hạnh phúc gia
đình. Đi cùng với đó là tư tưởng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, “vợ chồng đóng cửa
bảo nhau” nên những việc trong gia đình thì những người khác thường không
muốn can thiệp vào. Đây là những yếu tố gây ra khó khăn rất lớn trong cơng tác
phịng, chống bạo lực gia đình hiện nay.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những truyền thống tốt đẹp như: kính
già yêu trẻ, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ hay những triết lý Nho giáo tiến bộ
“phu thê cung kính như khách” đã và đang có những tác động tích cực tới việc
bảo vệ những thành viên yếu thế trong các gia đình: người già được kính trọng,
trẻ con được yêu thương, vợ chồng tôn trọng lẫn nhau… Những tư tưởng này
nếu được phát huy và áp dụng phù hợp với xã hội hiện nay thì sẽ góp phần quan
trọng, tích cực trong phịng, chống bạo lực trong các gia đình Việt Nam.
3.2. Tâm lý
Yếu tố tâm lý của từng thành viên trong gia đình với tư cách là cha, mẹ,
con, anh, chị, em…với nhau có tác động khơng nhỏ tới vấn đề bạo lực gia đình.
Tâm lý của mỗi cặp vợ chồng nói chung vẫn là: “Phu xướng phụ tùy”, đề
cao vai trò tự chủ của đàn ơng trong gia đình. Điều này có lúc đã làm mất đi
quyền tự vệ của người vợ trước những hành vi bạo lực của chồng mình. Điều
này đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam: vợ đánh chồng
luôn bị coi là hành vi xấu, bị cả xã hội lên án; còn người chồng đánh vợ thì mặc
nhiên được gọi là “biết dạy vợ”; hành vi “địi hỏi” của người chồng ln được
coi là chính đáng và người vợ có nghĩa vụ phải phục tùng theo… Hơn thế nữa,
với người đàn ông, việc sử dụng sức mạnh thể chất để khẳng định mình dường
như đã là một thói quen, một điều khơng thể thiếu; và thực sự khả năng kiềm chế
của họ cũng không bằng phụ nữ nên rất dễ “động chân động tay” khi phải giải

quyết các mâu thuẫn trong gia đình. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng:
trong suy nghĩ của một số phụ nữ, việc đay nghiến, chì chiết chồng là hồn tồn
bình thường, mà khơng hề nghĩ đó là hành vi bạo lực, gây ra những tổn thương
về tinh thần cho người chồng.
Cha mẹ ln dành những tình cảm yêu thương, trân trọng cho con cái mình.
Song quan niệm về giáo dục của phần đông người Việt vẫn là “ u cho roi cho
vọt”. Chính vì vậy, việc cha mẹ đánh đập, mắng mỏ con cái được coi là bình
thường, thậm chí là cần thiết và khơng thể thiếu để dạy con thành người. Những
đứa con trong gia đình phải chấp nhận sự giáo dục này, và cuối cùng cũng cảm


thấy đó là bình thường để chịu đựng. Bên cạnh đó, nhiều bậc cha mẹ vẫn có suy
nghĩ con cái là “của mình”, nên mình có quyền đối xử tùy ý, người khác không
được can thiệp vào.
Với các thành viên khác trong gia đình, tâm lý “kính già u trẻ”, “kính trên
nhường dưới” vẫn được đề cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn
hóa, sự áp đặt của những thành viên lớn tuổi với các thành viên nhỏ hơn trong
gia đình là khá phổ biến và thường xun vì quan niệm “khơn khơng đến trẻ,
khỏe khơng đến già”. Trong xã hội hiện nay, điều này thường làm phát sinh tư
tưởng chống đối ở giới trẻ khiến các mối quan hệ trong gia đình trở nên căng
thẳng, dễ làm phát sinh bạo lực gia đình.
3.3. Điều kiện kinh tế xã hội
Điều kiện kinh tế xã hội luôn là yếu tố tác động mạnh tới các mối quan hệ
trong gia đình và ngồi xã hội. Kinh tế khó khăn thường gây nên sự căng thẳng,
tranh chấp trong gia đình, là nhân tố dẫn tới các hành vi bạo lực về thể chất, tinh
thần khơng đáng có. Việc thiếu thốn về vật chất cũng làm cho các thành viên
trong gia đình khơng có điều kiện giao lưu, học tập, tiếp cận những tri thức tiến
bộ cũng như không được định hướng về cách ứng xử trong gia đình, khiến tình
trạng bạo lực càng dễ có nguy cơ xảy ra.
Ở rất nhiều gia đình, dù điều kiện vật chất đầy đủ nhưng vẫn có hiện tượng

bạo lực gia đình. Điều này có thể được lý giải như sau: khi kinh tế phát triển, các
thành viên trong gia đình có xu hướng thỏa mãn các lợi ích cá nhân mà thiếu đi
sự quan tâm chăm sóc tới nhau; hoặc vì q ham mê các lợi ích kinh tế mà phát
sinh tranh chấp giữa những người thân trong gia đình. Ở những gia đình này, bạo
lực về tinh thần có xu hướng phát triển hơn bạo lực về thể chất, kinh tế hay tình
dục bởi vì những nhu cầu này đều có thể được đáp ứng phần nào bằng tiền bạc.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn hóa bên ngồi, xu hướng
bạo lực có chiều hướng gia tăng trong xã hội Việt Nam: mọi người đều dễ dàng
tìm đến việc sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh. Ngoài ra, sự
suy giảm các giá trị truyền thống cũng làm gia tăng những hành vi bạo lực gia
đình vốn hiếm gặp trước đây: Vợ đánh chồng, con cái đánh đập, mắng chửi bố
mẹ, bạo lực tình dục trong gia đình, đặc biệt là với trẻ em…
3.4. Định kiến giới
Định kiến giới là nhận định của mọi người trong xã hội về những gì mà phụ
nữ và nam giới có khả năng và các loại hoạt động mà họ có thể làm, với tư cách
họ là nam hay nữ. Có nhiều biểu hiện khác nhau của định kiến giới, song phổ
biến hơn cả là những quan niệm về đặc điểm, tính cách và khả năng của phụ nữ
và nam giới.
Quan niệm trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam
từ hàng ngàn năm nay và thực sự đã và đang cướp đi nhiều quyền lợi chính đáng
của người phụ nữ. Người vợ, người mẹ thường khơng có được sự tơn trọng xứng
đáng trong gia đình, khơng được hưởng những quyền lợi về vật chất, về tinh thần


và thường xuyên phải chịu những tổn thương: bị đánh đập, bị xúc phạm danh dự,
bị cưỡng ép tình dục… Ngay cả với trẻ em, quan niệm “con gái là con người ta”
cũng khiến nhiều bé gái bị thiệt thòi hơn so với bé trai. Sự bất bình đẳng về giới
này được cả xã hội chấp nhận, thậm chí cả chính những người phụ nữ cũng coi
đó là bình thường. Điều này cũng là nguyên nhân trực tiếp nhất dẫn tới nạn bạo
hành với người phụ nữ trong gia đình.

3.5. Trình độ dân trí
Những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới việc phịng, chống bạo lực gia đình
nêu trên đều có thể được giải quyết phần nào bằng việc nâng cao trình độ dân trí.
Khi được tiếp xúc với những tri thức tiến bộ, được hiểu biết về vai trò của gia
đình, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình cũng như những quy
định của pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình thì hành vi vi phạm trong
lĩnh vực này sẽ giảm xuống. Như đã phân tích ở trên, những yếu tố như tâm lý,
phong tục tập quán, quan điểm giới… đã làm cho những người có hành vi bạo
lực gia đình, nạn nhân và những người xung quanh, thậm chí cả những cơ quan
có thẩm quyền cho rằng hành vi đó là đúng, là được phép và không phải chịu bất
cứ trách nhiệm nào. Chính vì vậy mà tình trạng bạo lực gia đình vẫn phổ biến và
không được ngăn chặn một cách hiệu quả. Nhưng nếu trình độ dân trí được nâng
cao, vị trí của gia đình và mỗi thành viên gia đình được khẳng định, kiến thức
pháp luật được cung cấp đầy đủ thì những hành vi bạo lực sẽ khó có cơ hội phát
triển: nạn nhân hiểu rõ quyền của mình và có thể áp dụng những biện pháp tự
bảo vệ cần thiết; người có hành vi bạo lực biết tính chất sai trái của hành vi và
những hậu quả có thể phải gánh chịu, do đó sẽ phải cân nhắc kỹ càng; những
người xung quanh, những cơ quan có thẩm quyền khi biết được nghĩa vụ và
quyền lợi của mình sẽ tham gia phịng, chống bạo lực gia đình một cách tích cực,
chủ động hơn.

4. Hậu quả của bạo lực gia đình
4.1. Đối với người gây bạo lực gia đình
Phá hỏng mối quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, ông bà-cháu, cảm
thấy cô đơn ngay trong gia đình, gây thiệt hại về kinh tế, bị truy cứu trách nhiệm
hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân, gây đổ vở hạnh phúc gia
đình.
4.2. Đối với nạn nhân
Nạn nhân bạo lực gia đình là một trong những người chịu ảnh hưởng của
bạo lực gia đình lớn nhất. Dù bạo lực gia đình ở bất cứ hình thức nào thì họ cũng

bị ảnh hưởng về thể chất, tinh thần hay xã hội khiến cho họ gặp nhiều khó khăn
trong cuộc sống, trong lao động và quan hệ xã hội. Với trẻ em bạo lực gia đình
cịn gây nên ảnh hƣởng tiêu cực tới quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách
của các em sau này.


- Về thể chất: Do những hành vi bạo lực gia đình như đánh đập, quăng
ném, khơng cho ăn, mặc đảm bảo, sử dụng hung khí để hành hạ... nên nạn nhân
bạo lực gia đình có thể bị giảm khả năng về ăn, ngủ, nghỉ, bị tổn thương thực thể
từ nhẹ như bị bầm tím, xây xước, chảy máu... tới nặng hơn như bị thương tật
làm giảm hoặc mất khả năng lao động thậm chí là tử vong. Riêng với phụ nữ,
trẻ em gái do những ép buộc tình dục họ còn bị ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản
như: mang thai ngoài ý muốn, bị các bệnh hay biến chứng sản khoa, bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục.
- Về tâm lý: Ảnh hưởng tới tinh thần của nạn nhân bạo lực gia đình mặc
dù khó nhận biết nhưng lại có ảnh hưởng và mang tính tiềm tàng nhiều nhất. bạo
lực gia đình thường để lại những dư âm tới nạn nhân bạo lực gia đình và hậu quả
của nó thường dai dẳng hơn nhiều so với ảnh hưởng về thể chất. Những tổn
thương về thể chất ở nạn nhân bạo lực gia đình cịn có thể khắc phục được bởi
can thiệp y tế nhưng tổn thương về tinh thần của họ khơng dễ gì can thiệp và can
thiệp nhanh chóng được. Nạn nhân bạo lực gia đình thường chịu ảnh hưởng tới
tâm lý như sau:
+ Cảm giác sợ sệt, lo lắng, đặc biệt với phụ nữ, họ không chỉ sợ cho bản
thân mà cịn ln lo sợ cho tính mạng của con cái mình.
+ Cảm giác tội lỗi, xấu hổ. Nạn nhân bạo lực gia đình thường hạ thấp giá
trị của mình, cảm thấy như mình có tội lỗi, và xấu hổ trước những người khác.
+ Có những nạn nhân bạo lực gia đình bị tổn thương tâm lý trầm trọng tới
mức họ có những rối loạn tâm lý như trầm uất, hoang tưởng.
+ Họ sẽ trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào người có hành vi bạo lực gia
đình và từ đó khiến họ ngày một thụ động, không dám đưa ra ý kiến, đề xuất hay

quyết định trong gia đình họ. Sự phụ thuộc và thụ động ở nạn nhân bạo lực gia
đình đặc biệt là phụ nữ khiến cho người có hành vi bạo lực gia đình càng trở nên
thống sối, kiểm sốt họ và gia đình họ.
+ Một số người phụ nữ bị bạo lực trong gia đình có thể giảm khả năng
làm bổn phận của người mẹ, gặp khó khăn trong chăm sóc giáo dục con cái.
+ Với trẻ em bạo lực gia đình đã khiến cho các em hoặc có xu hướng thụ
động thu mình hoặc có hành vi q khích, chống đối lại bạn bè, nhà trường.
Những trẻ em bị bạo lực gia đình hay chứng kiến bạo lực gia đình dễ có xu
hướng bị bạo lực sau này hoặc bạo lực với người khác ở gia đình, làng xóm hay
trường học. bạo lực gia đình làm giảm kết quả học tập của trẻ bởi trẻ giảm khả
năng chú ý, tăng sự kích động, thái độ chán nản.
- Quan hệ xã hội: bạo lực gia đình đã ảnh hướng khá lớn tới các mối quan
hệ xã hội và cách thức quan hệ xã hội của nạn nhân bạo lực gia đình.
+ Tự cơ lập, thu mình, lảng tránh khơng giao tiếp với người khác do tâm
lý xấu hổ, mặc cảm bởi bị bạo lực gia đình. Phụ nữ thì thu mình trong khuôn
viên căn nhà của họ. Trẻ em tới lớp không vui chơi với bạn bè, chỉ ngồi, đứng
một mình, ở nhà cũng không chơi với chúng bạn.


+ Không muốn tham gia vào các hoạt động xã hội bởi họ có cảm giác phụ
thuộc, tâm lý thụ động do bị bạo lực, sợ sệt người có hành vi bạo lực gia đình
khơng cho tham gia.
+ Giảm quan tâm tới hình thức bên ngồi như ăn mặc, chăm sóc bản thân
để giao lưu với người khác.
+ Các mối quan hệ xã hội bị thu hẹp: do sự tự cơ lập, do mặc cảm bản
thân, hoặc bị cấm đốn nên nạn nhân bạo lực gia đình khơng tham gia các hoạt
động xã hội, từ đó các mối quan hệ xã hội của họ ngày một thu hẹp.
+ Cũng có người sau khi bị bạo lực gia đình họ có xu hướng có hành vi
kích động với người xung quanh.
4.3. Đối với gia đình

Bạo lực gia đình khơng chỉ ảnh hưởng tới bản thân nạn nhân bạo lực gia
đình mà còn ảnh hưởng tới nhiều thành viên khác trong gia đình nói riêng và
tồn bộ gia đình nói chung.
Bạo lực gia đình ảnh hưởng tới cuộc sống như sinh hoạt hàng ngày, tới
kinh tế cũng như tới mối quan hệ trong và ngồi gia đình. Cụ thể như sau:
Gia đình phải chi phí cho việc chữa trị và phục hồi sức khoẻ nạn nhân bạo
lực gia đình. Tài sản của gia đình bị giảm sút do sự đập phá, tiêu tán bởi hành vi
bạo lực gia đình.
Thu nhập của gia đình giảm bởi khả năng lao động của nạn nhân bạo lực
gia đình (mà phần nhiều là phụ nữ) bởi sức khoẻ của họ bị giảm sút, họ phải
nghỉ làm việc. Bản thân người có hành vi bạo lực gia đình cũng có trường hợp
sau khi gây bạo lực gia đình khơng thực sự chú tâm tới cơng việc nên hiệu suất
lao động của họ bị giảm sút.
Ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ gia đình như giữa vợ và chồng, cha
và con: phe phái trong gia đình xuất hiện, mâu thuẫn gia đình tăng lên, các thành
viên gia đình giảm trách nhiệm, sự quan tâm chăm sóc nhau.
Vấn đề trong gia đình khơng được các thành viên gia đình cùng bàn bạc
giải quyết.
Quan hệ của gia đình với bên ngồi xã hội bị thu hẹp: những gia đình có
bạo lực thường co cụm lại bởi bản thân họ khơng muốn gia đình khác biết về
tình trạng bạo lực trong gia đình họ, mặt khác do tự ti, mặc cảm nên họ khơng
muốn giao lưu với các gia đình khác và xã hội bên ngoài.
Con trẻ bị cộng đồng cô lập, né tránh.
4.4. Đối với xã hội
Bạo lực gia đình khơng phải là vấn đề riêng của gia đình mà nó là vấn đề
chung của xã hội bởi gia đình là tế bào của xã hội. Những tác động tiêu cực của
bạo lực gia đình tới thành viên hay tồn bộ gia đình cũng sẽ tạo nên ảnh hưởng
tiêu cực tới xã hội ở cả góc độ kinh tế và xã hội.



- Về khía cạnh kinh tế: Gây áp lực lên hệ thống y tế trong xã hội. Bệnh
viện phải đón tiếp, chi phí kinh phí cho những bệnh nhân là nạn nhân bạo lực
gia đình, chi phí cho bảo hiểm xã hội vì nghỉ việc với lý do bị bạo lực gia đình.
Xã hội phải chi phí nhiều cho can thiệp bạo lực gia đình, như hệ thống dịch vụ
tư vấn, nhà tạm lánh, tạm nuôi với trẻ bị bạo lực gia đình hay cha mẹ có bạo lực
gia đình và những can thiệp, phòng chống khác. Khả năng lao động của cá nhân,
gia đình có bạo lực gia đình bị giảm sút từ đó đóng góp cho xã hội giảm sút.
- Về khía cạnh xã hội: Nguy cơ gia tăng của những hành vi lệch chuẩn, tội
phạm trong xã hội. Ảnh hưởng đối với kế hoạch hóa gia đình. Ảnh hưởng đối
với cơng tác phịng, chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và
HIV/AIDS. Ảnh hưởng tới nỗ lực phịng, chống sự bất bình đẳng giới trong xã
hội.
4.5. Hậu quả đối với trẻ em
- Về thân thể
Theo quan niệm của nho giáo, hệ tư tưởng đã hằn sâu trong ý thức của
người dân Việt Nam nói riêng và người phương đơng nói chung là cha mẹ có
quyền dạy con cái “dạy con từ thủa còn thơ” bằng mọi hình thức kể cả roi vọt.
Dân gian cũng có câu “yêu cho roi cho vọt” và cho rằng đó cũng chính là cách
giáo dục hữu hiệu nhất để con cái phục tùng mọi ý kiến của bố mẹ và có thể sửa
chữa được sai lầm.
Cho đến nay nhiều cha mẹ vẫn cho rằng việc đánh đập, hành hạ con mình
hoặc sử dụng nhiều hình phạt dã man vẫn là quyền của họ. Khi trẻ có lỗi họ
đánh, khi họ có những chuyện khơng vui ngồi xã hội về họ cũng đánh, khi họ
đang có những buồn bực, mâu thuận với những người khác trong gia đình hay cơ
quan họ cũng đánh.
Khi đánh con nhiều người tỉnh táo thường nhắc nhau: có đánh thì đừng đánh
vào chỗ “phạm” để cho chúng khơng bị nguy hiểm đến tính mạng. Thường cha
mẹ hay đánh con vào Mông hoặc chân tay nơi trẻ mà họ cho là an toàn. Nhiểu kẻ
mù quáng khi lên cơn họ đã đánh con mình vào bất cứ chỗ nào, bằng bất cứ thứ
gì họ có trong tay.

Nhiều các ông bố bà mẹ đã đánh con mình rất dã man như: cắt chân tay con,
cắt gân con, đổ nước sôi lên người con, cởi hêt quần áo bắt con nhịn đói cho đến
khi cơ quan cụ thể về tình trạng trẻ em bị đánh đập, hành hạ dã man.
Khi vợ, chồng mâu thuẫn, người mẹ đã vơ tình trút giận với chồng lên
những đứa trẻ vô tội.
Theo Báo cáo của các trung tâm y tế, các bệnh viện thì hàng năm có rất
nhiều trẻ em phải đến bệnh viện cấp cứu, khám, điều trị vì các tổn thương do bạo
lực gia đình. Đặc biệt có một số trường hợp bị thương rất nặng, tử vong.
- Về tâm lý


Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học thì trẻ em cũng có những sợ hãi
như người lớn, nhưng không phải lúc nào các em cũng mô tả được sự sợ hãi đó.
Các em có cảm giác sợ hãi, stress, lo lắng, buồn, tủi thân, có em sống khép mình
và thiếu tự tin về bản thân.
Nỗi khổ sở đó đeo đẳng theo suốt các em cho tới khi các em lớn, nếu em đó
sống trong một gia đình ít tình thương yêu nhiều bạo lực.
Một đứa trẻ bị bạo lực sẽ sống trong nỗi sợ hãi và đau đớn liên tục. Những
vết thương trên thân xác có thể được chữa lành, nhưng những vết thương tâm
hồn sẽ kéo dài suốt cuộc đời các em. Khi lớn lên đứa trẻ sẽ dễ trở thành một
người luôn dùng bạo lực, hoặc chúng có thể trở thành những nạn nhân vì việc sử
dụng bạo lực.
Trẻ em gái thường tỏ ra rất mặc cảm trước mặt mọi người, khơng thích giao
tiếp, hoặc khơng dám kết thân với người khác, thiếu tự tin trong cuộc sống, và
ln có tư tưởng bỏ học. Nếu tình trạng bạo lực gia đình kéo dài, các em sẽ dần
rơi vào trạng thái lãnh cảm. Nếu nạn nhân là trẻ em trai thì em có thể trở nên
ương bướng, khó bảo, dễ gây gổ với người khác, học hành kém và rất nhiều em
đã trở nên hư hỏng. Những trẻ gái nếu phải sống trong một môi trường bạo lực,
khi trưởng thành sẽ khó đặt niềm tin vào những người đàn ông khác và họ
thường gặp trắc trở trong hơn nhân. Họ có niềm hồi nghi q mức đối với

người phối ngẫu vì những lý do bắt nguồn từ việc chứng kiến các hành vi bạo
lực giữa cha mẹ hoặc đã xảy ra cho chính bản thân. Ngược lại, các trẻ trai, trong
tương lai có thể bắt chước những hành vi bạo lực đối với những người vợ.
Ngoài ra, do những ảnh hưởng của sự bạo hành, cha mẹ đã dần dần đẩy con
cái vào các trường hợp chống đối, chúng dễ có những hành vi bất kính và bất
hiếu. Trẻ ln cần cảm nhận được sự an tồn và được yêu thương trong gia đình.
Con đường tốt nhất cho cuộc sống của trẻ là được cung ứng một sự chăm sóc
đầy u thương có tính cách đồng nhất và đầy tin tưởng. Việc cha mẹ liên hệ với
con cái trong gia đình như thế nào có lẽ là phương tiện hữu hiệu nhất để ảnh
hưởng đến cá tính của con trẻ.
Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến hành vi của trẻ: Khi các em là nạn
nhân của bạo lực gia đình các em có các rối nhiễu như: thốt li, khơng muốn đến
trường, tỏ ra hoặc là rất hung hãn hay thụ động, đái dầm hoặc gặp ác mộng, thể
hiện những hành vi khơng kiểm sốt được, học hành thì sa sút…Nhiều em trong
hồn cảnh phải chứng kiến bạo lực trong hoàn cảnh ấy các em cảm thấy buồn và
thất vọng, sa vào con đường tội lỗi, nhiều em đã tìm đến cái chết, coi đó là một
sự giải thốt.
Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến tình cảm của trẻ: Trẻ em cảm thấy tội
lỗi, thương tiếc cho gia đình và sự mất mát, có những cảm xúc không tốt về cha
mẹ, bị trầm cảm, cảm thấy vơ vọng và xấu hổ về gia đình mình.
Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến quan điểm của trẻ: Trẻ em tin là các
em không phải chịu trách nhiệm về hành vi bạo hành; đổ lỗi cho ngời khác về


những hành vi của mình, tin là việc đánh ai đó có thể chấp nhận được; tỏ sự tức
giận của mình; tỏ ra mình có quyền lực; khơng tin vào ngời khác.
Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến sự phát triển nhân cách: Nhân cách
của con người được được hình thành cùng với sự phát triển và hình thành của cơ
thể. Trong mơi trường gia đình hịa thuận, êm ái, đầm ấm một môi trường xã hội
trong sáng, văn minh con người sẽ phát triển tốt, khỏe mạnh về thể chất và tinh

thần. Như vậy chúng ta thây rẳng những đứa trẻ sống trong môi trường bạo lực
chắc chán không thể không tránh khỏi những tập nhiễm bạo lực.
- Về xã hội
Đối với trẻ em nhu cầu giao tiếp với nhóm bạn bè ở cùng lứa tuổi rất lớn, trẻ
ham thích những những điều mới lạ nhưng lại chưa biết phân biệt đúng sai, tốt
xấu một cách chính xác rõ ràng, chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng lại muốn
khắng định mình là người lớn, nên sự quan tâm, quản lí đúng mực của bố mẹ là
rất cần thiết.
Trong nhiều trường hợp người ta thấy rằng trong gia đình xảy ra bạo lực gia
đình thì con cái thường hay có tâm lý buồn chán, đi theo các bạn bè xấu nhiều
các ơng bố bà mẹ khi biết con mình nghiện mới biết rõ về trách nhiệm của mình.
Bạo lực gia đình đã khiền cho nhiều trẻ em thụ động, khơng muốn quan
tâm đến việc tham gia các hoạt động xã hội và có xu hướng khép mình.
Cuộc điều tra về trẻ em lang thang của Hà Nội đã cho thấy trong số các trẻ
em bỏ đi lang thang nguyên nhân chủ yếu từ phía gia đình. Hầu hêt chúng cảm
thấy đau khổ và buồn chán khi bố mẹ bỏ nhau và ước muốn có cuộc sống hịa
thuận bên nhau.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân biệt bạo lực và bạo lực gia đình.
2. Phân tích các hình thức bạo lực gia đình.
3. Phân tích các yếu tố tác động đến bạo lực gia đình.
4. Phân tích hậu quả của bạo lực gia đình.


Bài 2: CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Mục tiêu của bài:
- Nắm bắt được các kiến thức cơ bản các chính sách, pháp luật liên quan
đến bạo lực gia đình.
- Một số dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.
- Tích cực ghi chép và phân biệt các chính sách, pháp luật và các dịch vụ

hỗ trợ cho người bị bạo lực gia đình.
Nội dung:

1. Tổng quan về bạo lực gia đình ở Việt Nam và Thế giới
1.1. Bạo lực gia đình trên thế giới
Bạo lực gia đình đang xảy ra ở khắp nơi trên thế giới với nhiều dạng thức
tinh vi không phân biệt dân tộc, màu da, tầng lớp, lứa tuổi, trình độ văn hóa, địa
vị xã hội. Ngay ở những nước được coi là phát triển và văn minh ở châu Âu,
châu Mỹ vẫn có khơng ít người phải chịu đựng nạn này.
Năm 2013, Kết quả thống kê của WHO dựa trên số liệu của 81 quốc gia
trên thế giới cho thấy 30% phụ nữ trên thế giới từng bị bạo hành gia đình. Tỷ lệ
bạo hành cao nhất trong số 81 quốc gia này là ở châu Á, với các nước
Bangladesh, Đông Timor, Ấn Độ, Myanmar, Sri Lanka, Nhật Bản, Hàn Quốc và
Thái Lan.
Năm 2014, Ngân hàng Thế giới (WB) cơng bố báo cáo với nhan đề
"Tiếng nói và Năng lực" cho biết, hơn 700 triệu phụ nữ trên toàn thế giới là nạn
nhân của tình trạng bạo lực gia đình, phần lớn trong số họ hầu như khơng có khả
năng bảo vệ. Báo cáo mới nhất mang tính bao quát của WB cho biết tình hình
nghiêm trọng nhất xảy ra tại khu vực Nam Á và châu Phi, nơi có hơn 40% phụ
nữ từng là nạn nhân của hành động bạo lực gia đình.
Trên tồn cầu, tính trung bình, cứ 3 phụ nữ thì ít nhất có 1 người trong đời
từng bị đánh, bị ép buộc quan hệ tình dục hoặc bị bạo lực theo hình thức khác
bởi chồng/bạn tình. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, phụ nữ tuổi từ 15 - 44
có nguy cơ bị hãm hiếp và bạo lực gia đình cao hơn nguy cơ bị ung thư, tai nạn
xe máy, chiến tranh và bệnh sốt rét. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trên thế gii,
khong ẳ n ẵ ph n tng b chng/bn tỡnh bạo lực. Một vài nghiên cứu trên
thế giới cho thấy ½ trong tổng số phụ nữ bị sát hại đã thiệt mạng dưới tay chồng
hoặc bạn tình hiện tại hoặc trước kia của họ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ở
Australia, Canada, Israel, Nam Phi và Mỹ, 40% - 70% số phụ nữ nạn nhân của
các vụ giết người đã bị sát hại bởi chồng/bạn tình của mình. Ở nhiều nước, trong

các tiêu chí phân loại phụ nữ đến điều trị ở các phòng cấp cứu của bệnh viện thì
nạn nhân của bạo lực gia đình là đơng nhất.
Theo điều tra năm 2001, ở Mỹ số người chết do bạo lực gia đình là


691.710 người, trong đó có 588.490 nạn nhân là phụ nữ chiếm 85%, chỉ có
103.220 nạn nhân là nam giới chiếm 15%. Hậu quả của bạo lực do chồng/bạn
tình gây ra ở Mỹ vượt quá US$5,8 tỉ đô la mỗi năm: $4,1 tỉ đơ la chi phí trực
tiếp cho y tế và chăm sóc sức khỏe, cịn thiệt hại về năng suất lao động là gần
$1,8 tỉ đô la.
Ở Canada, một nghiên cứu năm 1995 đã ước tính rằng chi phí trực tiếp
hàng năm do bạo lực với phụ nữ là 684 triệu đô la Canada cho hệ thống tư pháp
hình sự, 187 triệu đơ la cho cảnh sát và 294 triệu đơ la cho chi phí tư vấn và đào
tạo, tổng cộng hơn $1 tỉ đô la Canada mỗi năm.
Trung Quốc theo báo cáo của Chính phủ có tới 30% gia đình có bạo lực;
Hàn Quốc 40-60% phụ nữ bị bạo lực, Nhật Bản 60% phụ nữ được hỏi cho là đã
từng bị bạo lực; Thái Lan 20%, Malaxia 39% (K.Soin, 2001).
Đông Nam Á: Theo số liệu đƣa ra tại hội thảo khu vực ASEAN về nhạy
cảm giới và các dịch vụ hỗ trợ ngăn ngừa bạo lực gia đình tháng 11/2006. Riêng
tại ASEAN có 56% nạn nhân của các vụ đánh đập gây thương tích hay các vụ án
mạng và 33% thường xuyên bị hãm hiếp và đe doạ tình dục.
1.2. Bạo lực gia đình ở Việt Nam
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực trong xã hội. Nó là việc các
thành viên trong gia đình sử dụng sức mạnh để xử lý các vấn đề gia đình. Gia
đình là tế bào xâ hội, là một thiết chế xã hội đặc biệt, là hình ảnh một xã hội thu
nhỏ thì bạo lực gia đình cũng là hình ảnh thu nhỏ và đặc trưng cho bạo lực xã
hội. Sự khác biệt giữa bạo lực gia đình và bạo lực xà hội là ở chỗ, bạo lực gia
đình diễn ra giữa những người thân thiết, giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái...
Chính vì bị bạo lực trong môi trường vốn được coi là tổ ấm nên nạn nhân của
bạo hành phải chịu cả những nỗi đau về thể chất và tinh thần rất nặng nề.

Bạo lực gia đình bao gồm bạo lực thể chất, bạo lực tình dục, bạo lực kinh
tế và bạo lực tinh thần. Các dạng thức của bạo hành gia đình đã tồn tại từ rất lâu
trong gia đình Việt Nam tuy không được đề cập công khai do những đặc thù văn
hóa. Trong thời gian gần đây, các hiện tượng bạo lực gia đình đã được cơng bố
trên các phưomg tiện truyền thông đại chúng.
Ở Việt Nam, năm 2006, nghiên cứu cấp quốc gia về gia đình do Bộ Văn
hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, UNICEF, IFGS phối họp tiến hành
cho thấy: Trong 21% các cặp vợ chồng đều có ít nhất một loại bạo lực gia đình
gồm thể chất, tình dục, kinh tế, tinh thần. Bạo lực thể chất là loại bạo lực được
báo cáo với tần suất cao nhất, dù số liệu thu thập này chưa đầy đủ và khác xa so
với số liệu thực tế. Năm 2005, theo báo cáo của Bộ Công an, trên tồn quốc cứ
khoảng 2-3 ngày có 1 người bị giết liên quan đến bạo lực gia đình. Các nghiên
cứu mới nhất cũng đã chứng minh bạo lực gia đình tồn tại ở khắp mọi miền đất
nước, đối tượng gây ra có thể ở bất cứ nhóm tuổi nào, thuộc mọi tầng lớp, nhưng
nạn nhân thường là các thành viên yếu thế trong gia đình như phụ nữ, trẻ em, bố
mẹ già phải phụ thuộc vào con cái. Trong năm 2005, có 14% số vụ giết người
liên quan đến bạo lực gia đình (151/1113). Theo báo cáo của Tịa án nhân dân tối


cao, từ 1/1/2000 đến 31/12/2005 các tòa án địa phương trong cả nước đã thụ lý
và giải quyết sơ thẩm 186.954 vụ ly hơn do bạo lực gia đình, bạo lực gia đình
chiếm 53,1% dẫn đến ly hơn.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 9 tháng
đầu năm 2011, tồn quốc có 33.904 vụ bạo lực gia đình, mới xử lý được 4.185
vụ (hơn 12%). Có những trường họp bạo hành của chồng đối với vợ rất nghiêm
trọng nhưng chưa được xử lý. Có những trường hợp chồng xích vợ, lột quần áo
và đánh vợ bằng gậy, điếu cày, xích...
Theo một cuộc nghiên cứu trên quy mô cả nước của Vụ Thống kê xã hội
và môi trường, Tổng cục Thống kê, trong sỗ 5000 phụ nữ tuổi từ 18-60, đa sổ
phụ nữ có nguy cơ bị bạo hành gia đình. Thậm chí, ở một sổ vùng nghiên cứu

cho thấy cứ 10 phụ nữ có tới 4 người thấy khơng an tồn trong chính ngơi nhà
của mình, họ có thể bị bạo hành bất cứ khi nào người chồng muốn. Ngay cả phụ
nữ mang thai cũng có tới 5% từng bị bạo lực thể xác ít nhất trong một lần mang
thai.
Đáng nói, hầu hết chị em bị bạo hành đều câm lặng, nín chịu vì suy nghĩ
“xấu chàng hổ ai”. Thực tế, có tới 87% phụ nữ bị bạo lực chưa từng bao giờ
nghĩ tới việc trình báo chính quyền để được giúp đỡ. Thậm chí, nhiều người cịn
cho rằng thỉnh thoảng bị chồng bực tức mắng, bạo lực bằng vũ lực là điều “bình
thường” và chấp nhận được. Họ thường chấp nhận và nói dối về những vết thâm
trên gưong mặt, cơ thể khi được hỏi...vì xấu hổ với hàng xóm, họ hàng, bạn bè,
đồng nghiệp và để giữ sự êm ấm trong gia đình.
Ở Việt Nam, khi nhắc đến bạo lực gia đỉnh, người ta thường nghĩ ngay
đến việc đánh vợ, đánh con chứ chưa thực sự hiểu đúng. Bạo lực gia đình cịn
bao gồm bạo lực về tình dục, kinh tế, tinh thần. Do đó, những hành vi hãm hiếp,
cưỡng ép quan hệ tình dục trong hơn nhân giữa vợ và chồng; thậm chí lạm dụng
tình dục giữa cha và con gái đã và đang tồn tại và có chiều hướng gia tăng.
Theo kết quả từ nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở
Việt Nam năm 2010, đơn vị Quản lý là Tổng cục Thống kê với sự hỗ trợ và điều
phối chung của WHO (đây là một hoạt động trong chương trình chung về Bình
đẳng giới giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc) (MDGF - 1694). Nghiên
cứu trên số mẫu gồm 4838 phụ nữ, đại diện cho phụ nữ từ 18-60 tuổi trên cả
nước được phỏng vấn trong thời gian từ 12/2009 đến 2/2010. Thực hiện trên 3
tỉnh: Hà Nội, Huế và Bến Tre, đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Bạo lực đổi với phụ nữ do đối tượng khác không phải chồng gây ra:
Khoảng 10% phụ nữ cho biết từng bị bạo lực thể xác với một người khác không
phải chồng kể từ khi 15 tuổi. Tuy nhiên có sự phân biệt khá lớn giữa các vùng
với khoảng dao động từ 3% đến 12%. Người gây bạo lực chủ yếu là các thành
viên trong gia đình (65% phụ nữ bạo lực là do thành viên trong gia đình gây ra).
Khoảng 2% tổng số phụ nữ được hỏi cho biết bị bạo lực tình dục kể từ sau 15
tuổi. Hầu hết phụ nữ cho rằng người gây bạo lực là người lạ và bạn trai và hiếm

khi là các thành viên trong gia đình. Khoảng 3% tổng phụ nữ cho biết bị lạm
dụng tình dục trước khi đến tuổi 15. Hầu hết phụ nữ nói rằng người lạm dụng là


người lạ và một số trường hợp là thành viên gia đình và “người khác”.
Tỉ lệ bạo lực thể xác do người chồng gây ra cho phụ nữ Việt Nam từng kết
hôn như sau: 32 % bị bạo lực thể xác trong cuộc đời và 6 % bị bạo lực thể xác
trong vòng 12 tháng trước điều tra (bạo lực hiện tại). Đổi với bạo lực tình dục:
trong số những người phụ nữ từng kết hôn, tỷ lệ bạo lực trong cuộc đời và trong
12 tháng trước điều tra lần lượt là 10% và 4%. Đối với bạo lực tinh thần trong số
những người phụ nữ từng kết hôn, tỷ lệ bạo lực trong cuộc đời và trong 12 tháng
trước điều tra lần lượt là 54% và 25 %. Kết hợp 2 loại bạo lực thể xác và bạo lực
tình dục, 34% phụ nữ từng kết hôn cho rằng họ bị bạo lực thể chất và bạo lực
tình dục do chồng gây ra ít nhất là một lần trong đời, trong khi đó 9% cho biết bị
bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục trong vịng 12 tháng trước điều tra. Việc
phụ nữ bị đồng thời cả bạo lực thể xác và bạo lực tình dục là phổ biến: hầu hết
phụ nữ bị bạo lực tình dục cũng bị bạo lực thể xác và những người bị cả bạo lực
thể xác và bạo lực tình dục thì thường họ bị bạo lực tình dục nghiêm trọng hơn.
Các hành vi bạo lực thường là không phải một lần mà là những hành vi
lặp đi, lặp lại. Bạo lực tình dục và thể xác đối với phụ nữ thường bắt đầu sớm
trong mối quan hệ của người phụ nữ. Bạo lực tình dục và tinh thần có xu hướng
tiếp diễn trong nhiều năm hơn là bạo lực thể xác.
Những hành vi bạo lực về tinh thần bao gồm đe dọa, lăng mạ, chửi rủa,
kiểm soát, ngăn cấm phụ nữ tham gia các hoạt động cũng ở mức đáng báo động.
Theo nghiên cứu của UNFPA năm 2007 cho thấy mức độ dao động của bạo lực
tinh thần là từ 19% đến 55%. Nghiên cứu được tiến hành năm 2006 với 2000
phụ nữ có chồng cho thấy 25% số họ từng chịu bạo lực tinh thần trong gia đình
mình .
Ngồi ra, thực trạng bạo lực kinh tế cũng tồn tại trong xã hội. Có rất ít sổ
liệu về loại bạo lực này. Các ví dụ về bạo lực kinh tế là khi người chồng khơng

đóng góp cho việc chăm sóc gia đình; kiểm sốt, ngăn cản việc chi tiêu của vợ.
Ngồi bạo hành xảy ra giữa nam và nữ, cịn có khơng ít nam giới chịu bạo
hành từ vợ. Tuy chiếm phần thiểu số nhưng hiện nay, rất nhiều ông chồng chịu
các bạo hành từ thể chất, tinh thần, tình dục và thậm chí kinh tế từ người vợ của
mình.
Ở Việt Nam, tình trạng bạo lực gia đình vẫn đang tồn tại, số vụ bạo hành
gia đình gây hậu quả nghiêm trọng bị phát hiện vẫn tăng cao trong đó nạn nhân
chủ yếu là phụ nữ, trẻ em và người già. Theo kết quả thống kê của Vụ Gia đình
– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong giai đoạn 2011 – 2015, cả nước
có 157.859 vụ bạo lực gia đình được phát hiện, nạn nhân là phụ nữ (từ 16-59
tuổi) chiếm tới 117.206 trường hợp (74,24%), 17.586 trường hợp là trẻ
em (11,14%) và 14.017 trường hợp là người cao tuổi (8,91%).
Trong vịng 5 năm (từ 2011-2015), trung bình mỗi năm xảy ra hơn 31.500
vụ bạo lực gia đình. Năm 2012 thậm chí xảy ra tới 50.766 vụ bạo lực gia đình,
gấp hơn 1,5 lần con số bình quân hàng năm.
Như vậy, từ năm 2011 tới 2015, cứ mỗi ngày ở Việt Nam lại có 64 phụ


nữ, 10 trẻ em và 7 người cao tuổi là nạn nhân của bạo hành gia đình. Chỉ tính
riêng trong 6 tháng đầu năm 2016, theo con số thống kê chưa đầy đủ, đã có hơn
20 phụ nữ và trẻ em thiệt mạng do bạo lực gia đình.
1.3. Đối tượng và nguyên nhân
1.3.1. Đối tượng của bạo lực gia đình
Bạo lực giữa vợ, chồng với nhau: Bạo lực giữa người chồng đối với người
vợ trong gia đình có thể thấy là dạng bạo lực phổ biến nhất trong gia đình. Hành
vi người chồng gây ra chủ yếu và lớn nhất là bạo lực về thể chất, đây là dạng dễ
nhận thấy và bị lên án mạnh mẽ nhất. Sỡ dĩ đa phần người đàn ông sử dụng
“nắm đấm” để dạy vợ là do họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là
vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, khơng phải tất cả hành vi bạo lực của người
chồng đều là bạo lực về thể chất mà có những lúc, họ dùng tới nhiều cách khác

để gây ra những tổn thương về tâm lý cho người vợ: mắng mỏ, chửi bới, xúc
phạm danh dự…; hoặc có những hành vi cưỡng bức về tình dục, kiểm sốt về
kinh tế…
Bên cạnh đó, trong xã hội ngày nay, hiện tượng người vợ sử dụng bạo lực
đối với chồng cũng không phải là hiếm. Không chỉ dừng lại ở những lời lẽ chửi
bới, những cách ứng xử thơ bạo mà họ cịn trực tiếp gây ra những tổn thương về
thể chất hoặc tính mạng của người chồng.
Bạo lực giữa cha mẹ và con cái: Với tâm lý, truyền thống, thói quen của
người Việt, thì vấn đề bạo lực giữa cha mẹ với con cái thì được xã hội chấp nhận
và khá phổ biến. Có thể dễ dàng nhận thấy đó là những hành động “dạy bảo”
con cái xuất phát từ cái quan niệm gọi là “Yêu cho roi cho vọt – Ghét cho ngọt
cho ngào” và giáo dục thì cần phải nghiêm khắc. Rất nhiều ông bố bà mẹ coi
việc đánh đập, chửi mắng con cái khi chúng mắc lỗi là cần thiết để chúng nhận
ra sai lầm và sửa chữa; hay coi việc mạt sát, trách móc là động lực để chúng
phấn đấu. Trên thực tế chúng ta đều có thể nhận thấy, cách làm này phần nào
phù hợp với tâm lý của người Việt và đạt được những kết quả nhất định. Tuy
nhiên, trong xã hội ngày nay, khi những chuẩn mực tiến bộ về quyền con người
đã và đang phổ biến trên thế giới thì những tư tưởng, cách làm này cần được
sớm loại bỏ. Đặc biệt, là những trường hợp bạo lực với con cái vượt ra ngoài
phạm vi giáo dục - một tình trạng ngày càng gia tăng thì cần phải bị trừng trị
nghiêm khắc.
Bên cạnh những hành vi từ phía cha mẹ đối với con cái, thì bạo lực gia
đình xuất phát từ người con đối với cha mẹ mình cũng đang ngày càng gia tăng.
Một số trường hợp người trẻ tuổi gây ra những tổn thương về cả vật chất, tinh
thần cho cha mẹ do sự thiếu kiềm chế, do đua đòi hư hỏng hoặc một vài lý do
khác. Tuy nhiên, không thể bào chữa, biện hộ cho những người con đã khôn lớn
trưởng thành dưới bàn tay yêu thương, nuôi dạy của cha mẹ nhưng lại bỏ bê,
khơng chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, thậm chí hơn là đánh đập, chửi mắng, xỉ
nhục những người đã có cơng sinh thành, ni dưỡng mình. Chúng ta có thể dễ
dàng nhìn thấy nguyên nhân đơn giản dẫn đến hành vi trên là do: những người



già thì sức khỏe yếu, khơng cịn sức lao động nên cần có người chăm sóc; trong
khi những đứa con không đủ yêu thương nên không muốn tốn kém tiền của, thời
gian, cơng sức của mình cho cha mẹ, đúng như câu ca dao xưa mà người đời hay
đọc “Cha mẹ nuôi con bằng trời bể - Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”. Điều
này chứng tỏ một sự xuống cấp đạo đức nghiêm trọng của một bộ phận giới trẻ
hiện nay, nó hồn tồn đi ngược lại với truyền thống đề cao chữ “hiếu” của dân
tộc Việt Nam.
Bạo lực giữa các thành viên khác trong gia đình: Bạo lực gia đình giữa
các thành viên khác trong gia đình với nhau cũng đã tồn tại từ lâu nhưng chiến
tỷ lệ khơng lớn, vì mức bộ phụ thuộc giữa các thành viên này không cao như
giữa vợ chồng hay cha mẹ với con. Nạn nhân chủ yếu của loại bạo lực này là
phụ nữ và trẻ em khi mà các thành viên này muốn tham gia vào sự “giáo dục”
những người làm dâu, làm con trong gia đình. Ngồi ra, những mâu thuẩn trong
gia đình khơng tìm được cách giải quyết cũng dẫn tới nạn bạo lực giữa các thành
viên khác: anh em, chú cháu đánh nhau vì xích mích, mâu thuẫn trong cuộc
sống, vì tranh chấp tài sản, chị em mắng chửi, nói xấu nhau….
1.3.2. Nguyên nhân bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình chính là một biểu hiện của sự bất bình đẳng giới, là sản
phẩm của chế độ gia trưởng. Các yếu tố khác như tệ nạn xã hội, kinh tế, mâu
thuẫn gia đình, ngoại tình… được xem là nguyên nhân trực tiếp của bạo lực, làm
gia tăng nguy cơ của bạo lực gia đình. Điều đáng tiếc là một bộ phận không nhỏ
phụ nữ và nam giới khơng cảm nhận được sự bất bình đẳng này cũng như sự cần
thiết phải thay đổi nó.
* Nguyên nhân chủ quan
- Do nhận thức về giới và sự bình đẳng giới cịn hạn chế: Bạo lực gia đình
đã tồn tại từ lâu trong xã hội và nó đặc biệt xảy ra đối với phụ nữ trong gia đình.
Một trong những ngun nhân chính của bạo lực gia đình đối với phụ nữ là bất
bình đẳng giới, có nghĩa là cách đối xử khác nhau đối với nam giới và nữ giới.

Bất bình đẳng giới - đó là sự đối xử khác biệt với nam và nữ về cơ hội, sự
tham gia, sự tiếp cận và kiểm soát và sự thụ hưởng các nguồn lực. Sự phân biệt
đối xử giữa nam giới và phụ nữ, tư tưởng trọng nam khinh nữ có thể: xem như
yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hành vi bạo lực gia đình với phụ nữ. Những quan
niệm xã hội về thân phận người phụ nữ là tài sản của người đàn ông hay mọi
quyền lực thuộc về đàn ông đã khiến cho nam giới xem như cách ứng xử của họ
với phụ nữ thế nào là quyền của nam giới trong gia đình. Với tính gia trưởng,
nam giới tự cho mình có quyền “dạy vợ”, nam giới có quyền địi hỏi vợ con
phục vụ, thực hiện những yêu cầu của mình. Người phụ nữ với vị thế lệ thuộc,
phải phục tùng, làm theo. Nếu trái ý hoặc chậm trễ họ dễ bị người chồng đối xử
thô bạo, xúc phạm nhân phẩm. Thực tế phụ nữ cũng như đàn ông, họ sinh ra, lớn
lên đều là con người. Họ cần được bình đẳng với nam giới về nhiều khía cạnh.
Khơng có sự khác biệt gì giữa nam và nữ ở góc độ giới, nếu có chăng thì chỉ là
sự khác biệt về giới tính. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên
lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trị, về năng lực của nam hoặc nữ vì vậy


định kiến giới cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bạo lực gia đình.
Xã hội phong kiến với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã đề cao vai trò và địa vị
của nam giới, hạ thấp vai trò của phụ nữ. Người phụ nữ bị trói buộc trong phạm
vi gia đình và hồn tồn bị lệ thuộc vào nam giới. Tư tưởng trọng nam khinh nữ
trong định kiến giới đã hình thành nên tính gia trưởng của nam giới khiến cho họ
tăng thêm cho mình uy quyền ngồi xã hội và uy lực trong gia đình khi đối xử
với phụ nữ. Các định kiến giới nhiều khi đã trở thành áp lực đối với hai giới và
cản trở các cá nhân thực hiện cơng việc mà người đó có đủ khả năng đảm nhận.
Ví dụ: quan niệm cho rằng nội trợ là việc của phụ nữ, không phải việc của nam
giới.
- Nhận thức của chính bản thân của người phụ nữ bị bạo lực: Sự nhìn
nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước bạo hành gia đình cịn hạn chế, thiếu
thẳng thắn, còn cam chịu; họ mang tư tưởng: “xấu chàng hổ ai”, họ sợ: “vạch áo

cho người xem lưng”, hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười…
- Cộng đồng, xã hội coi vấn đề bạo lực gia đình là chuyện thơng thường,
chuyện riêng của mỗi gia đình: “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự can thiệp, lên án
của cộng đồng, làng xóm, chính quyền địa phương chỉ mang tính chất nhất thời,
mờ nhạt. Do đó, bạo lực gia đình vẫn có điều kiện tồn tại và phát triển.
* Khách quan
- Trình độ học vấn, năng lực nghề nghiệp, đặc biệt là tình trạng chênh lệch
về nghề nghiệp giữa vợ và chồng là một trong những yếu tố khách quan gây nên
nạn bạo hành trong gia đình.
- Bạo lực gia đình là do rượu và ma túy: Khi sử dụng các chất kích thích
như rươu, ma túy… nam giới thường có nguy cơ giải quyết những khó khăn
bằng hành vi bạo lực, chẳng hạn như nhiều người thường lấy cớ say rượu, thua
bạc để đánh đập, hành hạ vợ con, bắt vợ phải đưa tiền để đi uống rượu và chơi
cờ bạc. Tuy nhiên, không ai lý giải được tại sao những người có hành vi bạo lực
đấy chỉ thực hiện với vợ, con mà không phải với những người khác.
- Bạo lực gia đình thường xảy ra trong những gia đình có điều kiện kinh tế
khó khăn: Những cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống thường có
sự căng thẳng về thần kinh hơn và do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh
cãi trong gia đình và cuối cùng nam giới thường sử dụng quyền và sức mạnh của
mình để gây ra bạo lực với vợ. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi cho nghèo đói vì
nhiều gia đình khá giả vẫn có bạo lực và nhiều gia đình kinh tế khó khăn nhưng
vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp.
1.3.3. Hành vi chủ yếu
Căn cứ vào hành vi bạo lực gia đình được liệt kê tại Điều 2 của Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình, có cụ thể hóa ra những hành vi bạo lực gia đình
thường xảy ra trên thực tế như sau:
- Dùng vũ lực hành hung, đánh đập gây thiệt hại tới tính mạng hoặc
sức khỏe cho thành viên gia đình.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×