Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.12 KB, 18 trang )

Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân
hàng Dầu Khí Toàn Cầu

2.1 Tổng quan về ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu, với tiền thân là
ngân hàng Thương mại nông thôn Ninh Bình được thành lập tháng 11/1993 với
tổng tài sản là 300 tỷ đồng. Vào đúng ngày Việt Nam trở thành thành viên thứ
150 của đại gia đình WTO 7/11/2006 ngân hàng thương mại nông thôn Ninh
Bình – một ngân hàng cổ phần địa phương đã chính thức chuyển đổi thành một
ngân hàng đô thị đa năng - ngân hàng Thương mại cổ phần Toàn Cầu (G.Bank),
cùng với sự gia nhập của cổ đông chiến lược là tổng công ty Dầu khí Việt Nam
(Petro Việt Nam) chiếm tới 20% cổ phần G.Bank đã nâng vốn điều lệ lên tới
500 tỷ đồng, tổng tài sản trên 1.600 tỷ đồng và mở thêm 4 phòng giao dịch tại
Hà Nội.
Năm 2006 ngân hàng Thương mại cổ phần Toàn Cầu đổi tên thành ngân
hàng Thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu theo công văn số 372/QĐ –
NHNN của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Viết tắt tiếng Việt là Ngân hàng
Dầu khí Toàn Cầu. Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Global Petro Commercial Joint
Stock Bank với tên giao dịch tiếng Anh viết tắt: GB.Bank. Với 35 phòng giao
dịch trên toàn quốc, tổng tài sản đạt 2000 tỷ đồng ngân hàng Dầu Khí Toàn cầu
đang dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam.
Tháng 12/2007 GB.bank đã nâng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng bằng việc
phát hành chứng khoán ra công chúng. Đây là năm khởi đầu thắng lợi và khẳng
định tiềm năng phát triển mạnh mẽ của GP.Bank, với tất cả các mặt hoạt động
đều đạt và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Với số vốn điều lệ 1000 tỷ đồng,
lợi nhuận thu về đạt 101 tỷ đồng. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ
của GP Bank đạt 19,44%, GP.Bank cũng đã xây dựng được một đội ngũ 500
nhân viên trẻ trung, chuyên nghiệp, làm việc trong hệ thống mạng lưới gồm 5
chi nhánh và 24 phòng giao dịch GP.Bank trên toàn quốc tại các tỉnh/thành phố
kinh tế trọng điểm: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Hải Phòng, Vũng Tàu,


Đà Nẵng,…
Cuối năm 2009, tổng tài sản của GP.Bank đạt gần 18.000 tỷ đồng, tổng
huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt trên 9.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau
trích dự phòng đạt 174 tỷ đồng. Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán, ngày 11/01/2010 GP.Bank đã chính thức
thông báo hoàn thành việc nâng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng.
Đây là lần thứ 6 GP.Bank tăng vốn điều lệ. Tính đến hết ngày 31/12/2009, các
chỉ tiêu thực hiện của GP.Bank đều tăng xấp xỉ 200% so với thời điểm
31/12/2008. Tổng tài sản của GP.Bank đạt gần 18.000 tỷ đồng, tổng huy động
vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt trên 9.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau trích dự
phòng đạt 174 tỷ đồng.
Đến ngày 31/7/2010, tổng tài sản của GP.Bank đạt trên 19.000 tỷ đồng,
tổng huy động vốn tăng 71% so với cuối năm 2009. Lợi nhuận trước thuế và
trích lập dự phòng rủi ro đạt gấp 8 lần so với cùng kỳ năm trước. Doanh số của
các hoạt động dịch vụ đều tăng trưởng ở mức cao, đạt gấp 2 lần so với cùng kỳ
năm trước. Hiện nay, mạng lưới của GP.Bank không ngừng được mở rộng với
65 chi nhánh/phòng giao dịch trên toàn quốc. Ngày 11/8/2010, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam (NHNN) đã có công văn số 6079/NHNN-TTGSNH thông báo ý
kiến của Thống đốc NHNN về việc tăng vốn điều lệ năm 2010 của Ngân hàng
thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu. Theo đó, Thống đốc NHNN chấp thuận
việc GP.Bank tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.018 tỷ đồng theo phương
án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông GP.Bank thông qua ngày
26/3/2010.
Qua năm tháng phát triển, cùng với sự tăng lên không ngừng của vốn
điều lệ là sự tăng lên của tổng số chi nhánh, phòng giao dịch và hội sở chính.
GP.Bank không chỉ vững mạnh về tài chính mà còn luôn bám sát mở rộng thị
trường, tăng cường lực lượng cán bộ công nhân viên.
Là một ngân hàng mới, GP.Bank có những thế mạnh cũng như lợi thế
nhất định. Với cơ cấu gọn nhẹ, tính chuyên nghiệp hóa và chuyên môn hóa cao,
đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, kinh nghiệm, chuyên môn đào tạo tốt,

Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu hứa hẹn là một trong những Ngân hàng
Thương mại cổ phần đầy tiềm năng.
Khối giám sátPhòng quán lý rủi roPhòng xử lý nợPhòng kiểm tra kiểm soátKhối hỗ trợPhòng quản lý nhân sựPhòng hành chính và xây dựng cơ bảnPhòng sản phẩm dịch vụPhòng quản lý tín dụng
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Khối vận hànhPhòng thanh toán trong nướcPhòng thanh toán quốc tếPhòng quan hệ công chúngPhòng nguồn vốn – ngoại hối
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu
• Đại hội đồng cổ đông:
Khối tài
chính kế toán
• Phòng kế
toán tổng
hợp
• Phòng tài
chính kế
toán
Văn phòng HĐQT
Hội đồng đầu tư
Phòng kiểm toán
Ban kiểm soát
Uy ban
về vấn
đề quản
lý rủi ro
Ủy ban
về vấn
đề nhân
sự
Phòng
pháp

chế
• Phòng tin dụng
• Phòng thẩm
định
• Phòng hành
chính
• Phòng quan hệ
Ban tín dụng
Chi nhánh/sở giao
dịch
Phòng giao dịch
• Bộ phận dịch vụ khách hàng
• Bộ phận hỗ trợ kinh doanh
Ban giám đốc
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyết định cao nhất của GP.Bank. Đại hội đồng cổ đông có quyền:
- Thông qua định hướng phát triển của ngân hàng.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của Hội đồng quản trị, ban
kiểm soát.
- Quyết định về điều lệ ngân hàng, tổ chức ngân hàng.
• Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản trị của GP.Bank có toàn quyền nhân danh GP.Bank
quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của GP.Bank trừ những vấn đề
thuộc Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền:
- Quyết định chiến lược kế hoạch phát triển kinh doanh hằng năm của
GP.Bank.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đông trong việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Giám sát, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc.

- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý của GP.Bank.
• Văn phòng Hội đồng quản trị:
Văn phòng Hội đồng quản trị là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản
trị và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng quản trị
• Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát là cơ quan giám sát gồm các thành viên do Đại hội đồng cổ đông
bầu ra, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm
soát thực hiện việc giám sát các hoạt động của GP.Bank bảo đảm tuân thủ các
quy định của pháp luật và Điều lệ của GP.Bank, đánh giá chính xác hoạt động
và thực trạng tài chính của GP.Bank.
• Phòng kiểm toán nội bộ:
- Kiểm tra, đánh giá, xác nhận tính đung đắn và hợp lý của các tài liệu,
thông tin.
- Tư vấn các giải pháp để khắc phục các sai sót, vi phạm, cải tiến và hoàn
thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu
quả hoạt động của GP.Bank.
• Phòng pháp chế:
Phòng pháp chế là bộ phận giúp việc cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc về
mặt pháp lý trong công tác quản trị, điều hành hoạt động của GP.Bank nhằm
tuân thủ các quy định của pháp luật.
• Ủy ban về vấn đề nhân sự:
Ủy ban về vấn đề nhân sự có chức năng:
- Tham mưu cho Hội đồng quản trị về quy mô và cơ cấu Hội đồng quản trị,
Ban giám đốc.
- Tham mưu về xử lý các vấn đề về nhân sự.
- Tham mưu trong việc ban hành các quy định nội bồ của GP.Bank về chế
độ tiền lương, tiền thưởng, tuyển chọn, đào tạo nhân sự.
• Ủy ban về vấn đề quản lý rủi ro:
Là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị trong việc quản lý, giám
sát, phòng ngừa tất cả các rủi ro trong quá trình hoạt động của GP.Bank.

• Hội đồng đầu tư:
- Hội đồng đầu tư là cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định các
khoản đầu tư thuộc thẩm quyền theo phân cấp và ủy quyền của Hội đồng
quản trị.
- Giám sát việc thực hiện các quyết định đầu tư.
- Quyết định phương hướng đầu tư của GP.Bank theo từng giai đoạn.
• Ban giám đốc
- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công
ty.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của
GP.Bank.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong ngân
hàng, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức.
- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong ngân
hàng, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc,
Tổng giám đốc.
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ ngân
hàng và quyết định của Hội đồng quản trị.
• Phòng thanh toán trong nước:
Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc tổ chức và quản lý hệ thống thanh toán
trong nước và thực hiện các giao dịch tiền gửi và mua bán ngoại tệ phát sinh của
phòng Nguồn vốn – ngoại hối.
• Phòng kế hoạch:
Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch,
chiến lược phát triển; Tổng hợp thông tin và lập các báo cáo theo yêu cầu của
cơ quan quản lý Nhà nước và phục vụ công tác quản lý của Ban giám đốc.
• Phòng quản lý rủi ro:
Tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc trong việc tổ chức và quản lý phòng

ngừa hạn chế các rủi ro phát sinh trong tổ chức và hoạt động của GP.Bank; bao
gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro hoạt
động và các rủi ro khác; đảm bảo hoạt động của GP.Bank an toàn hiệu quả và
đúng pháp luật.
• Phòng tài chính – kế toán:
Tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc về các hoạt động tài chính, kế toán và
ngân quỹ của ngân hàng nhằm tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định
của Ngân hàng.
• Phòng nguồn vốn – ngoại hối:

×