Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ung thư tế bào gai vùng giường móng ngón tay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.08 KB, 4 trang )

UNG THƯ TẾ BÀO GAI
VÙNG GIƯỜNG MÓNG NGÓN TAY
Vũ Hồng Liên,
Ngũn Xn Anh
Khoa phẫu thuật bàn
tay,
Bệnh viện FV,
TP Hồ Chí Minh

TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Ung thư biểu mô tế bào gai (Squamous cell carcinoma – SCC) giường móng
ngón tay là loại ung thư hiếm gặp, tiến triển tại chỗ chậm và hiếm di căn nhưng cần thiết
phải cắt cụt ngón nếu phát hiện muộn và có tổn thương xương. Chúng tôi trình bày một
trường hợp ung thư tế bào gai vùng giường móng ngón cái, phẫu thuật lấy bỏ rộng toàn bộ
tổ chức móng, màng xương và tái tạo vùng khuyết tổ chức bằng vạt da.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Một bệnh nhân với tổn thương vùng móng ngón
cái tay phải, sau sinh thiết chẩn đoán là SCC giường móng đã được phẫu thuật lấy bỏ toàn
bộ cấu trúc móng và màng xương. Sau khi kết quả giải phẫu bệnh xác nhận không còn tế
bào SCC tại diện cắt, khuyết tổ chức lộ xương được che phủ bằng vạt cánh diều.
Kết quả: Bệnh nhân được theo dõi sau 2 năm, kết quả thẩm mỹ và chức năng ngón cái
tốt, không có dấu hiệu tái phát.
Kết luận: SCC giường móng thường phát hiện muộn do chẩn đoán nhầm với các bệnh
lý lành tính khác. Chẩn đoán sớm bằng sinh thiết trên đối tượng có nguy cơ cao cho
phép tiết kiệm tối đa tổ chức phải lấy bỏ, phòng tránh di căn. Lấy bỏ rộng tổn thương
kèm tái tạo khuyết tổ chức bằng vạt da cho phép đạt được kết quả khả quan nhất về
chức năng và thẩm mỹ.1
Từ khóa: ung thư biểu mô tế bào gai, giường móng tay, di căn

SQUAMOUS CELL CARCINOMA (SCC) OF THE DISTAL PHALANX
OF THE THUMB
Vu Hoang Lien,


Nguyen Xuan Anh

Abstract
Introduction: Squamous cell carcinoma (SCC) of the nail bed is an uncommon malignant
neoplasm, slow-growing locally and rarely metastasizing, but the patients with this
lesion have the risk of needing finger amputation if there is late diagnosis and bone
involvement. We report a presentation of SCC of the distal phalanx of the right thumb in
which local wide excision and soft tissue reconstruction by skin flap was done.
Patient and Method: Presentation of one patient with a nail complex’s lesion of his right
thumb; diagnosis nail bed SCC was confirmed after biopsy. Wide local excision was
perfomed with removal of all the nail complex and periostium, and a kite flap was used
for reconstruction .
Results: At 2 years follow up, satisfactory cosmetic and functional result were noted
without sign of tumor recurrence.

1

Khoa phẫu thuật bàn tay, Bệnh viện FV, 6 Nguyễn Lương Bằng, TP Hồ Chí Minh

Ung thư tế bào gai vùng giường móng ngón tay
37


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ 1/2012

Conclusion: SCC of the nail bed is often misdiagnosed with other benign diseases. Biopsy is necessary
in high-risk groups, such as all chronic or recurring nail lesion, in order to preserve tissues and prevent
metastasis. Wide local excision of the lesion and reconstruction by skin flap gives the most satisfactory
functional and cosmetic result.
Key words: Squamous cell carcinoma, nail bed, metastasis


Đặt vấn đề
Ung thư biểu mơ tế bào gai (Squamous cell
carcinoma – SCC) phát triển từ phức hợp móng ngón
tay là loại u ác tinh hiếm gặp, được Velpeau mơ tả
lần đầu tiên năm 1850 [9]. Tác nhân gây bệnh được
cho là: tiếp xúc hóa chất, nhiễm trùng mãn tính, viêm
da do bức xạ, tia xạ, bỏng, chấn thương, tác nhân siêu
vi đặc biệt là human papilloma virus [7,11]…2
SCC vùng móng ngón tay có thể phát triển từ biểu
mơ giường móng, khn móng, rãnh móng hoặc từ
kẽ móng bên [1]. Các dấu hiệu lâm sàng khơng đặc
hiệu nên bệnh thường phát hiện ṃn.
Điều trị phụ tḥc mức đợ lan tỏa của u, từ lấy
bỏ tởn thương đến cắt cụt ngón nếu có tởn thương
xương [8].

ĐỚI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Mơ tả ca lâm sàng:
Bệnh nhân nam 60 tuổi, thuận tay phải, đi khám
vì loét cạnh móng và biến dạng gần toàn bợ vùng
móng ngón cái tay phải, tiến triển từ 5 năm. Khơng
ghi nhận tiền sử chấn thương, tiếp xúc trực tiếp hóa
chất hay tia xạ. Trên lâm sàng có biến dạng tồn
bộ móng và tổn thương dạng lt ở kẽ móng mé
quay, bờ khơng rõ. Tầm sốt khơng phát hiện thấy
hạch khuỷu và hạch nách. X quang khơng thấy tổn
thương xương.
Sinh thiết: loạn sản tế bào sừng khơng điển hình

kèm ung thư tế bào gai.

H1. Tổn thương lt(a), biến dạng móng ban đầu (b) và ranh giới lấy bỏ SCC (c)

Phương pháp phẫu tḥt:
Phẫu thuật lấy bỏ tồn bộ tổn thương bao gồm
phức hợp móng ngón cái: bản móng, giường móng,
khn móng cùng màng xương của đốt xa, giới hạn
để cắt bỏ mơ lành cách tổn thương là 4mm.
Kết quả giải phẫu bệnh xác định chẩn đốn và
khẳng định khơng có tế bào ung thư ở diện cắt của
bệnh phẩm.
2

38

Phẫu thuật tái tạo che phủ phần mất da, lộ xương
đốt xa ngón cái được thực hiện ngay sau khi có kết
quả giải phẫu bệnh. Vạt cân da mặt lưng khớp bàn
ngón và đốt 1 ngón hai (Vạt cánh diều) đã được sử
dụng như nơi cho sau đó được ghép da dày tồn bộ.
Vạt da được cố định lên vùng mất mơ, phần xa của
vạt được lấy bỏ thượng bì để phù hợp với kích thước
vùng nhận.

Khoa phẫu thuật bàn tay, Bệnh viện FV, 6 Nguyễn Lương Bằng, TP Hồ Chí Minh


H2. Vùng khuyết tổ chức, lộ xương sau khi lấy
bỏ tổn thương.


H3. Tổn thương được che phủ bằng vạt cánh diều .

Kết quả: Đánh giá sau 2 năm cho kết quả tốt cả về chức năng cũng như thẩm mỹ của ngón cái, không
có dấu hiệu tái phát.

H4. Ngón cái sau phẫu thuật 2 năm

Bàn luận
SCC là bệnh lý ác tính hiếm gặp ở vùng móng ngón
tay [11]. Thường gặp ở tuổi 50-60 [1,10]. Hay gặp nhất
ở ngón cái và ngón trỏ, là các ngón thực hiện động tác
chức năng cầm kẹp đồ vật và tiếp xúc nhiều hơn với tác
nhân độc hại từ môi trường [1,7]. Khối u phát triển tại chỗ
trong thời gian dài [4] và hiếm di căn [3].
Triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu với các dấu
hiệu như: đau, sưng tấy khu trú kèm thay đổi một phần
hoặc hoàn toàn cấu trúc móng, khối đóng vẩy loét, bờ đỏ
không rõ ranh giới [6,13], do đó thường chẩn đoán muộn
do nhầm với các tổn thương lành tính như chín mé, nấm
móng, mụn cóc, u hạt ... Tổn thương xương đốt xa trên X
quang gặp từ 17% - 66% [12]. Việc chẩn đoán xác định
chỉ được thực hiện bằng sinh thiết cho tổn thương dù nhỏ

nhất của vùng móng cũng như với những tổn thương mãn
tính nguy cơ cao.
Trước đây điều trị phẫu thuật cho SCC vùng móng
là cắt cụt cho bất cứ tổn thương nào của phức hợp móng
[8,9]. Hiện nay, cắt cụt đốt xa chỉ thực hiện khi có hình
tiêu xương trên X quang hoặc khi phát hiện có xâm lấn

vào màng xương qua giải phẫu bệnh [6,12].
Những tổn thương SCC khu trú là lựa chọn lý tưởng
cho kỹ thuật Mohs [4], thực chất là cắt bỏ khối u có định
hướng rìa diện cắt nhờ giải phẫu bệnh nhằm tiết kiệm tối
đa tổ chức lành. Theo một số nghiên cứu, tỉ lệ tái phát dưới
2% [4,11] nhưng theo một số nghiên cứu khác tái phát có
thể tới 26% sau 2 năm [10], điều này được giải thích do
tồn tại của human papilloma virus gây ung thư tại rìa diện
cắt dù không còn tế bào ung thư. Nhược điểm chính của
Ung thư tế bào gai vùng giường móng ngón tay
39


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ 1/2012

kỹ thuật Mohs là chi phí cao và quá trình điều trị kéo
dài kèm nguy cơ biến dạng móng [1,4]. Peterson áp
dụng kỹ thuật Mohs để giữ phần mặt lòng búp ngón,
nơi có mật độ phân bố thần kinh cảm giác cao để che
phủ mỏm cụt trong trường hợp có tổn thương xương
hoặc xâm lấn màng xương cho phép giữ cảm giác và
độ dài tối đa mỏm cụt [12].
Mới đây, phẫu thuật thuật lấy bỏ tổn thương với
giới hạn rìa diện cắt trên 4mm [5] sau đó vá da hoặc
tạo hình bằng vạt da tại chỗ cho kết quả khả quan về
chức năng cũng như thẩm mỹ. Wong và Figus cho
rằng tạo hình bằng vạt da cho kết quả tốt hơn về thẩm
mỹ, tránh biến chứng nang biểu bì hay gặp sau vá da

[2], sự đa dạng của các vạt da ở cả mặt lưng và mặt

lòng của ngón tay cho phép lựa chọn vạt phù hợp cho
mọi khuyết mô của vùng móng [1,13].

Kết luận
Chẩn đoán sớm SCC giường móng bằng sinh thiết
trên đối tượng có nguy cơ cao: tổn thương mãn tính
hoặc tái phát sau điều trị ban đầu cho phép tiết kiệm
tối đa tổ chức phải lấy bỏ, phòng tránh di căn. Phẫu
thuật lấy bỏ rộng tổn thương SCC kèm tái tạo khuyết
tổ chức bằng vạt da cho phép đạt được kết quả khả
quan nhất về chức năng và thẩm mỹ.

Tài liệu tham khảo
1. A.Figus, S.Kanitkar, D.Elliot,“Squamous
cell carcinoma of the lateral nail fold”, J Hand
Surg,(2006), 31B(2), 216-220.

8. Lee R.Lumpkin,Ted Rosen,Jaime A.Tschen,
“Subungual squamous cell carcinoma”, J Am
Acad Dermatol, (1984), 11, 735-738.

2. A.Lazar, P.Abimelec, C.Dumontier, “Full
thickness skin graft for nail unit reconstruction”,
J Hand Surg, (2005), 30B:2, 194-198.

9. M.Velpeau, “Tumeur cancereuse de la
phalange ungueale de l’indicateur ayant
debute par la matrice de l’ongle.- Amputation.Guerison”, Gazette des Hopitaux de Paris,
(1850), 2, 314.


3. Crawford J.Campbell, Thamrongrat
Keokarn, “Squamous cell carcinoma of the nail
bed in epidermal dysplasia”, J Bone Joint Surg
Am, (1966), 48, 92-99.
4. D.A.R. de Berker, M.G.C. Dahl, A.J.Malcolm,
C.M. Lawrence, “Micrographic surgery for
subungual squamous cell carcinoma ”, British J
Plast Surg, (1996), 49, 414-419.
5. Damon J.Thomas, Alan R.King, Bruce G.
Peat, “ Excision Margins for Nonmelanotic skin
cancer”, Plast.Reconstr. Surg., (2003), 112,
57-63.
6. Hussein Choughri, Federico Villani, Elias
Sawaya, Philippe Pelissier, “Atypical
squamous cell carcinoma of the nail bed with
phalangeal involvement”, J Plast Surg Hand
Surg, (2011), 45, 173-176.
7. Joan Guitart, Wilma F.Bergfeld, R.J.Tuthill,
R.R.Tubbs, R.Zienowicz, E.J. Fleegler,
“Squamous cell carcinoma of the nail bed: a
clinicopathological study of 12 cases”, British J
Der, (1990), 123, 215-222.

40

10. Murad Alam, James B. Caldwell, Yehuda
D.Eliezri, “Human papillomavirus-associated
digital squamous cell carcinoma: Literature
review and report of 21 new cases”, J Am Acad
Dermatol, (2003), 48, 385-393.

11. Rachel H.Gormley, Caroline M.Groft,
Christopher J.Miller, Carrie L.Kovarichrist,
“Digital squamous cell carcinoma and
assocication with diverse high-risk human
papillomavirus type ”, J Am Acad Dermatol,
(2011), 64, 981-985.
12. S.Ray Peterson, Ernest G.Layton, Aaron
K.Joseph, “Squamous cell carcinoma of the
nail unit with evidence of bony involvement:
A multidisciplinary approach to resection and
econstruction”,Dermatol Surg, (2004), 30,
218-221.
13. TC Wong, FK Ip, WC Wu,“Squamous cell
carcinoma of the nail bed: three case reports”, J
Ortho Surg, (2004),12(2), 248-252.



×