Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BTHK LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ. Phân tích điểm khác biệt giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.99 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
1. Phân tích điểm khác biệt giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công
nghiệp?
2. Công ty TNHH Thực Phẩm Quốc Anh tại Đà Nẵng đã được Cục sở hữu
trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu số 47452 cho sản phẩm rượu “Hồng Đào”
năm 2006.
Năm 2007, Công ty cổ phần thương mại Ngọc Linh ở Quảng Nam gửi đơn
khiếu nại đến Cục sở hữu trí tuệ yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhẵn
hiệu rượu “Hồng Đào” với lý do “Hồng Đào” là chỉ dẫn địa lý gắn liền với sản
phẩm nổi tiếng ở Quảng Nam. Mặc dù “Hồng Đào” không phải là một địa danh
của Quảng Nam nhưng rượu Hồng Đào được cho là gắn liền với xứ Quảng Nam
theo như câu ca dao: “Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm. Rượu Hồng Đào chưa
nhấm đã…say”. Vì vậy, việc công ty TNHH Thực Phẩm Quốc Anh độc quyền sử
dụng nhãn hiệu này là bất hợp lý, gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của địa
phương Quảng Nam.
Dựa vào các quy định của pháp luật, anh (chị) cho biết quan điểm về việc
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Hồng Đào” có bị hủy hay không? Tại sao?


NỘI DUNG
1. Phân tích điểm khác biệt giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công
nghiệp?
Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp là những bộ phận chính trong
chế định quyền sở hữu trí tuệ. Bởi đó, giữa hai quyền này có những điểm tương
đồng với nhau, cụ thể: Đều là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí
tuệ được quy định tại Luật SHTT; Đều là những quyền của các chủ thể sáng tạo
hoặc chủ thể sở hữu các sáng tạo đó; Bảo hộ cho quyền và lợi ích của các chủ thể
có quyền và tránh các hành vi xâm phạm đến chủ thể có quyền được bảo hộ. Tuy
nhiên, bên cạnh những điểm tương đồng đó thì quyền tác giả và quyền sở hữu
công nghiệp cũng có sự khác biệt được hệ thống hóa bằng bảng sau:
Khái niệm



Quyền tác giả
Quyền sở hữu công nghiệp
Quyền tác giả là quyền của Quyền sở hữu công nghiệp là
tổ chức, cá nhân đối với tác quyền của tổ chức, cá nhân đối
phẩm do mình sáng tạo ra với sáng chế, kiểu dáng công
hoặc sở hữu (Khoản 2 Điều nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích
4 Luật SHTT)

hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí
mật kinh doanh do mình sáng
tạo ra hoặc sở hữu và quyền
chống cạnh tranh không lành
mạnh (Khoản 4 Điều 4 Luật

Đối tượng

SHTT)
Đối tượng quyền tác giả bao Đối tượng quyền sở hữu công


gồm tác phẩm văn học, nghệ nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu
thuật, khoa học; đối tượng dáng công nghiệp, thiết kế bố
quyền liên quan đến quyền trí mạch tích hợp bán dẫn, bí
tác giả bao gồm cuộc biểu mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên
diễn, bản ghi âm, ghi hình, thương mại và chỉ dẫn địa lý
chương trình phát sóng, tín (Khoản 2 Điều 3 Luật SHTT)
hiệu vệ tinh mang chương
trình được mã hoá (Khoản 1

Căn cứ

Điều 3 Luật SHTT)
Quyền tác giả phát sinh kể Quyền sở hữu công nghiệp phát

phát sinh

từ khi tác phẩm được sáng sinh tại từng thời điểm khác
tạo và được thể hiện dưới nhau tùy thuộc vào đối tượng
một hình thức vật chất nhất được bảo hộ.
định, không phân biệt nội
dung, chất lượng, hình thức,
phương tiện, ngôn ngữ, đã
công bố hay chưa công bố,
đã đăng ký hay chưa đăng
ký (Khoản 1 Điều 6 Luật

SHTT)
Cơ chế bảo Bảo hộ hình thức thể hiện Bảo hộ nội dung ý tưởng sáng
hộ

của sự sáng tạo, không bảo tạo và uy tín thương mại; một
hộ nội dung

số đối tượng phải được đánh
giá và công nhận, một số đối
tượng khác được xác định bảo
hộ thông qua các vụ tranh chấp
(Tức là quyền sở hữu công



nghiệp bảo hộ cả về hình thức
Hình thức

và nội dung)
Theo cơ chế bảo hộ tự động Một số đối tượng bắt buộc phải

xác lập

(Không cần phải có văn đăng ký, phải được cấp văn

quyền

bằng bảo hộ)

bằng mới được bảo hộ (ví dụ:
sáng chế, kiểu dáng công

Thời hạn

nghiệp, nhãn hiệu…)
Không xác định được rõ Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu

bảo hộ

ràng: thường là suốt cuộc công nghiệp có xác định được
đời tác giả và 50 (hoặc 60, và thường ngắn hơn so với thời
70) năm sau khi tác giả qua hạn bảo hộ quyền tác giả, tùy
đời; một số quyền nhân thân thuộc vào từng đối tượng được
của tác giả được bảo hộ vô bảo hộ. (Cụ thể: 5 năm đối với

thời hạn (đặt tên tác phẩm, kiểu dáng công nghiệp, 10 năm
đứng tên thật hoặc bút danh, đối với nhãn hiệu, 20 năm đối
nêu tên thật hoặc bút danh với sáng chế – có thể gia hạn
khi tác phẩm được công thêm một khoảng thời gian

Mục đích

bố…)
tương ứng với từng đối tượng)
Thỏa mãn mặt phục vụ tinh Mang tính kinh tế thương mại

sáng tạo
Phạm vi

thần
Được bảo hộ tại các quốc Phải đăng ký tại các nước khác

bảo hộ

gia khác

mới được bảo hộ

*Đánh giá chung: Thông qua một số điểm khác biệt như trên chúng ta có
thể thấy Quyền sở hữu công nghiệp không thể xác định được thông qua các đặc
điểm vật chất của đối tượng sở hữu công nghiệp mà nó phải được thể hiện thông
qua một dạng vật chất hữu hình hoặc một cách thức cụ thể nào đó để có thể bảo
vệ được. Ngược lại Quyền tác giả là quyền của tổ chức, các nhân đối với tác



phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc... Từ
đó cho thấy nếu đối tượng của quyền tác giả luôn mang mang tính sáng tạo, được
bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật thì đối tượng
của quyền sở hữu công nghiệp luôn gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, pháp luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức chứa đựng
tác phẩm khi nó được tạo ra và thể hiện dưới hình thức nhất định mà không bảo
hộ nội dung sáng tạo tác phẩm. Còn đối với sở hữu công nghiệp bảo hộ độc
quyền cả về hình thức lẫn nội dung với điều kiện bảo hộ khắt khe hơn đó là đòi
hỏi phải có tính mới, tính sáng tạo, tính phân biệt được với các sản phẩm khác.
Không những thế, quyền tác giả được xác lập dựa vào chính hành vi tạo ra
tác phẩm của tác giả, không phụ thuộc vào thể thức, thủ tục nào. Nhưng đối với
quyền sở hữu công nghiệp, được xác lập dựa trân quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thông qua việc xét và cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu
các đối tượng đó (trừ các đối tượng sở hữu công nghiệp được xác lập một cách
tự động như bí mật kinh doanh, tên thương mại) 1. Và việc đăng ký đối với quyền
tác giả chỉ mang tính khuyến nghị, còn đối với quyền sở hữu công nghiệp thì
mang tính bắt buộc. Thêm vào đó theo như luật định thì quyền tác giả thường có
thời hạn bảo hộ dài hơn so với quyền sở hữu công nghiệp.
2. Giải quyết tình huống
*Tại Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT có nêu: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng
để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau” 2. Và nhãn hiệu
được cấp văn bằng bảo hộ phải đồng thời đáp ứng hai tiêu chí quy định tại Điều
72 Luật SHTT. Đó là:
1 Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ
2 Xem: Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT năm 2009


- Tiêu chí bảo hộ thứ nhất, nhãn hiệu phải hội tụ đủ hai yếu tố: Thứ nhất, là các
dấu hiệu có thể nhìn thấy được, có thể “tri giác” được; thứ hai, các dấu hiệu cụ

thể xem xét là nhãn hiệu được tồn tại dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh…(theo
khoản 1 Điều 72 Luật SHTT). Theo quy định của pháp luật đặc điểm thứ nhất
của nhãn hiệu là các dấu hiệu có thể nhìn thấy được, có nghĩa là con người có thể
nhận thức được, nắm bắt được về chúng qua khả năng thị giác của con người.
- Tiêu chí bảo hộ thứ hai: Nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của
chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác (theo khoản 2 Điều
72 Luật SHTT và Khoản 1 Điều 74 Luật SHTT).
Như vậy, căn cứ theo Điều luật nêu trên thì công ty TNHH Thực Phẩm
Quốc Anh được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho sản phẩm rượu
“Hồng Đào” là đúng theo quy định của pháp luật. Bởi vì đáp ứng được đầy đủ
các điều kiện về bảo hộ nhãn hiệu và không thuộc các trường hợp quy định tại
Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT. Bên cạnh đó, công ty TNHH Thực Phẩm Quốc
Anh khi được cấp văn bằng bảo hộ đối với sản phẩm của mình không có hành vi
xâm phạm nhãn hiệu quy định tại Điều 129 Luật SHTT.
*Trong điều kiện nền kinh tế hiện đại ngày nay thì chỉ dẫn địa lý là một
vấn đề được quan tâm đặc biệt không chỉ từ nhà sản xuất hàng hóa mà còn cả từ
phía người tiêu dùng. Một hàng hóa với các ưu thế độc đáo về chất lượng, chỉ
duy nhất có được từ một vùng lãnh thổ địa phương nhất định bao giờ cũng chiếm
vị trí nổi bật so với các hàng hóa cùng loại khác trên thị trường và chỉ dẫn địa lý
là cách thức để truyền đạt một cách trung thực các thông tin đó từ nhà sản xuất
đến người tiêu dùng. Vì vậy, chỉ dẫn địa lý được coi là một loại tài sản sở hữu trí
tuệ có giá trị thương mại lớn. Tại Khoản 22 Điều 4 Luật SHTT có nêu: “Chỉ dẫn
địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương,


vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể” 3. Như vậy, chỉ dẫn địa lý giúp cho người tiêu
dùng biết được hàng hóa đó đến từ khu vực nào với những nét đặc thù riêng của
khu vực đó như thế nào trong quá trình lựa chọn sản phẩm4.
Đặc biệt một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là một đối tượng sở hữu công
nghiệp nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 79 Luật SHTT:

“1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương,
vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ
yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương
ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định”5.
Căn cứ theo quy định nêu trên thì một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp
ứng được các điều kiện sau:
Thứ nhất, chỉ rõ nguồn gốc của sản phẩm: Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu (có
thể là tên gọi, biểu tượng hoặc hình ảnh) nhưng dấu hiệu đó phải thỏa mãn các
yêu cầu như:
- Phải gắn với một khu vực, địa phương cụ thể hay nói cách khác tên gọi, biểu
tượng hình ảnh đó phải có thực và chỉ thuộc về khu vực địa phương đó mà thôi.
- Phải được dùng với mục đích duy nhất chỉ rõ sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc
sản xuất từ khu vực địa phương đó chứ không phải gắn trên hàng hóa hay bao bì
của hàng hóa nhằm mục đích trang trí cho đẹp hay vì bất kỳ mục đích nào khác.
Thứ hai, mối quan hệ giữa danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm
với điều kiện địa lý: Có mối liên hệ phụ thuộc giữa chất lượng đặc thù, danh
3 Xem: Khoản 22 Luật SHTT năm 2009, tr.12
4 Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, tr. 145
5 Xem: Điều 79 Luật SHTT năm 2009, tr. 66


tiếng của hàng hóa với môi trường địa lý được chỉ rõ trong chỉ dẫn địa lý đó.
Hàng hóa, sản phẩm đó phải có ít nhất có một tính chất đặc thù về chất lượng
hoặc có danh tiếng liên quan đến điều kiện địa lí tự nhiên, con người của địa
phương đó. Như vậy, yêu cầu tối thiểu là phải chỉ ra được bằng chứng về đặc
tính của hàng hóa có sự liên quan phụ thuộc với điều kiện tự nhiên, con người
hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó của khu vực, địa phương cụ thể. Và vấn đề này
được quy định cụ thể tại Điều 81, 82 Luật SHTT năm 2009.
Xét tình huống đầu bài đưa ra, dưới một góc độ nào đó theo như lý do ghi

trong đơn khiếu nại của Công ty cổ phần thương mại Ngọc Linh gửi đến Cục sở
hữu trí tuệ có thể thấy “Hồng Đào” đã được biết đến rộng rãi thông qua câu ca
dao: “Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm. Rượu Hồng Đào chưa nhắm đã…
say”. Bởi vậy, có thể nói rằng rượu “Hồng Đào” vốn đã nổi tiếng một cách
khách quan, vô tư thừ khi công ty TNHH Thực Phẩm Quốc Anh tại Đà Nẵng có
ý tưởng sản xuất loại rượu này. Nhìn từ khía cạnh đó, nhiều người cho rằng
“Hồng Đào” với danh tiếng như vậy đã gián tiếp truyền tải những thông tin đến
người tiêu dùng trong cả nước cũng như quốc tế về nguồn gốc địa lý của hàng
hóa, gián tiếp chỉ dẫn đến chất lượng và đặc tính của hàng hóa này được sản xuất
từ vùng đất Quảng Nam. Và công ty TNHH Thực Phẩm Quốc Anh chưa đủ sức
để đưa sản phẩm nổi tiếng đến như vậy với thương hiệu Hồng Đào, mà sự nổi
tiếng này là do thừa hưởng lợi, danh tiếng vốn có của nó gắn với vùng đất Quảng
Nam thông qua câu ca dao trên.
Tuy nhiên, điều quan trọng mà chúng ta xét đến ở đây đó là “Hồng Đào”
không phải là một địa danh của đất Quảng Nam. Do đó, “Hồng Đào” ở đây sẽ
không được xác định là khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý theo Điều 83 Luật
SHTT: “Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một
cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ”. Căn cứ theo Điều luật này mặc dù


“Hồng Đào” được xác định là từ ngữ nhưng nó không được xác định và thể hiện
trên bản đồ hành chính của vùng đất Quảng Nam. Do vậy, “Hồng Đào” không
được coi là chỉ dẫn địa lý, là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm nổi tiếng ở Quảng
Nam. Bởi nó không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa
lý được bảo hộ như đã phân tích ở trên và được quy định tại Điều 79 Luật SHTT.
Cụ thể đó là rượu “Hồng Đào” không phải tên gọi của bất kỳ một khu vực, địa
phương trên đất Quảng Nam mà nó chỉ được biết đến thông qua câu ca dao gắn
liền với xứ Quảng Nam điều đó không chứng minh được rằng khi nhắc đến
“Hồng Đào” người tiêu dùng sẽ liên tưởng đến xứ Quảng Nam. Thông qua câu
ca dao nổi tiếng đó người tiêu dùng cũng có thể nghĩ rằng “Hồng Đào” là một

loại nguyên liệu dùng để sản xuất ra rượu mà không mang tính chất chỉ nguồn
gốc được xuất xứ tại vùng đất Quảng Nam hoặc ngược lại khi nhắc đến xứ
Quảng Nam người ta chỉ nhớ đến câu ca dao đó như trong tác phẩm văn học.
Như vậy, cũng theo khoản 1 Điều 96 Luật SHTT quy định thì văn bằng
bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp:
“a) Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển
nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí,
nhãn hiệu;
b) Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời
điểm cấp văn bằng bảo hộ”6.
Căn cứ theo quy định của Điều luật này và những phân tích ở trên thì công ty
TNHH Thực Phẩm Quốc Anh tại thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ cho sản
phẩm rượu “Hồng Đào” đã đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo luật định. Và
“Hồng Đào” theo như trong câu ca dao mà công ty cổ phần thương mại Ngọc
Linh đã khiếu nại không phải là chỉ dẫn địa lý. Do đó, việc Công ty cổ phần
6 Xem: Khoản 1 Điều 96 Luật SHTT năm 2009


thương Mại ở Quảng Nam yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ hủy bỏ giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu rượu “Hồng Đào” của công ty TNHH Thực Phẩm Quốc Anh
là không có căn cứ. Vì vậy, theo quan điểm của em giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu “Hồng Đào” sẽ không bị hủy và vẫn có hiệu lực bảo hộ.
KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ hướng giải quyết bài tập của em. Do kiến thức còn
hạn chế nên bài làm còn nhiều thiếu xót. Kính mong quý thầy (cô) góp ý để bài
tiểu luận của em đượ hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình “Luật sở hữu trí tuệ”, NXB

Công an nhân dân, Hà Nội, 2009;
2. Luật sở hữu trí tuệ năm 2009;
3. />



×